PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Từ bao đời nay trong tâm thức người Việt, văn học dân gian được coi như là một di sản, một kho tàng quý giá tích lũy những gì mà loài người đã biết được nhờ vào sự trải nghiệm hàng thế kỉ Trong đó ca dao được coi như là một viên ngọc mà sự lung linh, kì ảo của nó đã lặn sâu vào trong kí ức con người như một ảnh tượng của quê hương ngàn đời.
Sở dĩ ca dao có một sức hấp dẫn kì lạ, một sức sống lâu bền trong tâm hồn người Việt, bởi nó là những sáng tác diệu kì của người bình dân Cho nên tìm về với ca dao là tìm về với những nét đẹp trong cuộc sống, những nét đẹp văn hóa mang màu sắc xứ sở, những phong tục tập quán từ nghìn đời, tinh thần lạc quan yêu đời, yêu người thiết tha mà vượt qua mọi sức công phá của thời gian, ca dao gìn giữ lại cho muôn đời.
Cũng vì lẽ đó, những tác phẩm chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ này cho đến nay đã giành được vô vàn sự quan tâm, chắt lọc và nâng niu tìm kiếm của những người “nặng lòng” với ca dao Những tưởng ca dao sẽ ngày càng trở nên bó hẹp lại, và những giá trị của nó sẽ ngày một hạn chế Nhưng dường như những giá trị của ca dao sẽ chẳng bao giờ là hữu hạn, mà ngược lại mỗi công trình nghiên cứu lại góp phần đem đến những diện mạo mới cho thể loại văn học bình dân này.
Với lòng yêu thích và khao khát muốn tìm hiểu thêm những nét đẹp trong cội nguồn văn hóa dân tộc, qua đề tài “Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt” người viết hi vọng sẽ giúp cho mình và những người quan tâm được cảm nhận những nét đẹp tinh tế và độc đáo, mang bản sắc riêng của một trong những phong tục giàu văn hoá của người Việt Đồng thời cảm nhận được chất bình dị, trong sáng, sự vui tươi, hóm hỉnh, thông minh trong tâm hồn người dân Việt
Hơn nữa, đề tài này cũng nhằm hướng tới ý nghĩa nghiệp vụ đối với một giáo viên dạy văn sau này Trước đây trong chương trình THPT đã có đưa vào giảng dạy bài ca dao “Tát nước đầu đình”, gần đây theo chương trình Ngữ văn lớp 10 (tập 1) sách giáo khoa cải cách mới có trích giảng thêm bài ca dao hài hước về đề tài cưới hỏi.
Mặt khác, khoá luận này cũng là cơ sở để củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được học, cho nên người viết sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Nhưng bằng tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình, người viết đã cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé của mình vào hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong kho tàng văn hoá của dân tộc.
Lịch sử vấn đề
Ca dao từ lâu được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với những giá trị riêng.Nói là nhiều nhưng sẽ không bao giờ là hết và trọn vẹn được Bởi thế mà có những vấn đề còn mới lạ và cũng có những vấn đề chỉ được nhắc tới thoáng qua, chưa được khai thác triệt để vẫn còn đọng lại nhiều điều mới mẻ, lạ lẫm, thôi thúc những người có tâm huyết “chắt lọc” và
Hôn nhân nói chung và cưới hỏi nói riêng là một trong những vấn đề cốt lõi trong giá trị nhân bản của con người Tồn tại như một quy luật tất yếu của cuộc sống, của bất kì những ai đã đến độ “xuân chín” và “tình chín”, nó đã đi vào trong văn hóa, văn học và tồn tại như những di ảnh đầy giá trị. Đứng trên bình diện văn hóa học, xã hội học ta nhận thấy, các nhà văn hóa học, xã hội học đã dành sự quan tâm và đem tới rất nhiều những công trình khoa học bổ sung thêm những tri thức văn hóa về phong tục tập quán này của người Việt Đồng thời nó như lời gửi gắm đến một trong những giá trị tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (Bên cạnh các phong tục văn hóa ma chay, tế lễ, lễ hội )
Cuốn sách văn hoá đầu tiên phải kể đến đó là cuốn “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính (Trích trong Đông Dương tạp chí số 24 đến 49
(1913-1914) Sài Gòn Khai Trí 1973), trong cuốn sách này tác giả không chỉ phản ánh riêng về phong tục cưới hỏi mà còn giới thiệu rất nhiều những phong tục khác Cưới hỏi được đặt dưới nhan đề “Giá thú” nằm ở phần mở đầu “Phong tục trong gia tộc”.
Cùng với cuốn sách trên có rất nhiều cuốn sách khác cũng đều in dấu ấn văn hóa này Cuốn “Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” – Tân Việt (NXB Văn hóa dân tộc 1994), cưới hỏi là một trong tổng số 7 mục của cuốn sách (cùng với sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu, tang lễ ) Trong phần cưới hỏi, tác giả cũng trình bày khá cụ thể những nghi thức và ý nghĩa của chúng trong cưới hỏi.
Cuốn “Văn hóa phong tục” – Hoàng Quốc Hải (NXB Văn hóa thông tin
2000), sau khi khái quát chung về văn hóa Việt Nam ,đều giới thiệu về phong tục cưới hỏi – một trong những phong tục đậm chất văn hóa của Việt Nam.
Xuất hiện gần đây và cũng khá thu hút sự quan tâm của mọi người vì sự phản ánh phong tục gần với cuộc sống hiện tại, cuốn “Tục cưới hỏi”(Nxb Văn Hoá – Thông Tin 2003) của hai tác giả Bùi Xuân Mĩ và Phạm Minh Thảo Tác giả đi sâu giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, bao gồm những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu như: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kì, nạp tệ, thân nghinh và phân tích chi tiết, cụ thể các nghi lễ Sau khi giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, tác giả còn mở rộng phản ánh phong tục này ở một số dân tộc ít người như: Tục cưới hỏi của người Mường Bi(Hòa Bình), người Nùng, người Khmer, mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng độc đáo riêng
Có thể nói văn học chính là phương tiện quan trọng ghi lại dấu ấn văn hóa, do đó “Văn học như là một bộ phận tạo thành của văn hóa dân tộc” Vì thế bàn về Phong tục cưới hỏi trong ca dao - một khía cạnh của văn hóa, ta cũng phải tìm đến với những công trình nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ văn học
Cuốn “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1956) là một tuyển tập về tục ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam Sách chia làm 6 phần, trong phần III Quan hệ xã hội gồm các mục: Tình yêu nam nữ, Hôn nhân gia đình Sau khi nghiên cứu kĩ ta nhận thấy, tác giả bao quát ở phạm vi rộng về vấn đề hôn nhân gia đình, cụ thể chỉ ra quan hệ vợ chồng với những nỗi khổ đau của người phụ nữ do chế độ phong kiến gây nên qua ca dao
Cuốn sách “Văn học dân gian” – Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên,
Võ Quang Nhơn, NXB Giáo dục là cuốn sách tái bản trên cơ sở các cuốn giáo trình Văn học dân gian (tập 1 và tập 2) của tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, in vào những năm 1972 - 1977 Trong phần II “Lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả nghiên cứu hai đề tài: Đề tài trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình; Đề tài trong đời sống xã hội Trong đề tài đời sống riêng tư và đời sống gia đình thì ca dao dân ca về “tình yêu nam nữ” là quan trọng nhất Tác giả phản ánh được các cung bậc của tình yêu, có cả sự đau khổ mà chủ yếu do cuộc sống nghèo khổ, tục lệ khắt khe trong xã hội phong kiến và một trong những tục lệ đó chính là tục thách cưới, nộp cheo, tác giả đã dẫn những bài ca dao phản ánh điều này
Cuốn “Văn học dân gian” của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (NXB Giáo dục, Hà Nội 1990), các tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu văn học dân gian theo lịch sử và phương pháp loại hình đã phân chia ca dao, dân ca thành 3 loại: Ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục;
Ca dao, dân ca gắn với các hoạt động lao động sản xuất; Ca dao, dân ca trữ tình sinh hoạt Trong đó đáng chú ý nhất là phần ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục, tác giả có giới thiệu những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và trong sinh hoạt gia đình như: hát mừng thọ, mừng nhà mới và đặc biệt là hát mừng đám cưới.
Ngoài ra, có nhiều bài phân tích, bình giảng những bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi như “Tát nước đầu đình” và một số báo cáo khoa học của sinh viên cũng bước đầu nghiên cứu về vấn đề này.
Như vậy qua quá trình tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu ta thấy vấn đề phản ánh phong tục cưới hỏi dành được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng nó được nghiên cứu trên bình diện văn hóa học, xã hội học hoặc bình diện văn học Nó hoặc được đề cập ở phạm vi rộng hơn thuộc về hôn nhân gia đình, hoặc mới chỉ được nhắc tới thoáng qua; có một số những báo cáo khoa học đã bước đầu nghiên cứu nhưng chưa đi sâu vào khảo sát, thống kê và phân tích một cách có hệ thống trong kho tàng ca dao Việt Nam Vì thế với đề tài “Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt” người viết hi vọng sẽ có những đóng góp một cách cụ thể và hệ thống, đồng thời khơi gợi, chắt lọc thêm được những tinh hoa trong nền văn hóa dân tộc và những đặc trưng bản chất của thể loại trữ tình bình dân này.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hệ thống ca dao trữ tình người Việt rất phong phú, đa dạng Tuy nhiên trong khóa luận này, người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu mảng ca dao phản ánh chủ đề phong tục cưới hỏi – một hệ thống nhỏ nhưng khá hấp dẫn và độc đáo, không mang tham vọng nghiên cứu ở phạm vi rộng như một đề tài về hôn nhân gia đình Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát những câu ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi với những đặc trưng nổi bật trong các nghi lễ mang tính thuần phong mĩ tục của dân tộc, từ đó nghiên cứu những giá trị nội dung biểu đạt và những phương diện nghệ thuật mang đặc trưng của thể loại trữ tình dân gian này như kết cấu, ngôn ngữ, lối nói.
Nghiên cứu đề tài này người viết chỉ khảo sát phong tục cưới hỏi trong
Tư liệu khảo sát về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi trong cuốn
“Kho tàng ca dao người Việt” (4 tập) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên cùng nhiều tác giả khác, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1995.
Ngoài ra để nguồn tư liệu thêm phong phú, khóa luận có tham khảo thêm trong các cuốn:
- “Tục ngữ, ca dao, dân ca” của Vũ Ngọc Phan.
- “Tổng tập văn học dân gian người Việt” (tập 16).
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng một số những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại tư liệu.
Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai theo 3 chương:
Chương I: Giới thuyết vấn đề và khảo sát tư liệu ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt.
Chương II: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc nhìn văn hóa.
Chương III: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc nhìn văn học.
PHẦN NỘI DUNG
ÁNH PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1 Quan niệm về phong tục
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng mang âm vang và điệu hồn dân tộc mình Bản sắc văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp của cư dân vùng sông Hồng với nghề lúa nước cha truyền con nối Đó là cơ sở để khẳng định “Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp” [24] Do đó cái nôi giữ gìn và kết lắng những tinh hoa của một nền văn hóa là làng quê – mảnh đất gần gũi tự nghìn đời.
Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình, người nông dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn Sự cố kết cộng đồng trong khó khăn, hoạn nạn đã sớm hình thành những truyền thống cộng đồng làng xã, hình thành những phong tục tập quán tốt đẹp mang màu sắc riêng của một xứ sở anh hùng.
Phong tục có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, là một vấn đề thuộc về bản chất xã hội, là hiện thực về tình trạng văn hóa của một cộng đồng, của một tầng lớp xã hội hay của cả một dân tộc Một dân tộc văn minh là phải tạo ra được nhiều phong tục đẹp và độc đáo để tạo nên được bản sắc riêng của dân tộc mình Việt Nam – một xứ sở với biết bao phong tục tập quán vừa quen lại lạ, hấp dẫn kích thích bao người tìm tòi và khám phá như: tục nhuộm răng, ăn trầu, tục ma chay, cưới xin, lễ hội Những phong tục thuần hậu mang nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc Việt được bắt nguồn từ nếp sống đẹp, nếp sống văn hóa của những cư dân nông nghiệp,thật thà và chất phác.
GIỚI THUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU CA
Giới thuyết vấn đề
1.1 Quan niệm về phong tục
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng mang âm vang và điệu hồn dân tộc mình Bản sắc văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp của cư dân vùng sông Hồng với nghề lúa nước cha truyền con nối Đó là cơ sở để khẳng định “Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp” [24] Do đó cái nôi giữ gìn và kết lắng những tinh hoa của một nền văn hóa là làng quê – mảnh đất gần gũi tự nghìn đời.
Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình, người nông dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn Sự cố kết cộng đồng trong khó khăn, hoạn nạn đã sớm hình thành những truyền thống cộng đồng làng xã, hình thành những phong tục tập quán tốt đẹp mang màu sắc riêng của một xứ sở anh hùng.
Phong tục có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, là một vấn đề thuộc về bản chất xã hội, là hiện thực về tình trạng văn hóa của một cộng đồng, của một tầng lớp xã hội hay của cả một dân tộc Một dân tộc văn minh là phải tạo ra được nhiều phong tục đẹp và độc đáo để tạo nên được bản sắc riêng của dân tộc mình Việt Nam – một xứ sở với biết bao phong tục tập quán vừa quen lại lạ, hấp dẫn kích thích bao người tìm tòi và khám phá như: tục nhuộm răng, ăn trầu, tục ma chay, cưới xin, lễ hội Những phong tục thuần hậu mang nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc Việt được bắt nguồn từ nếp sống đẹp, nếp sống văn hóa của những cư dân nông nghiệp,thật thà và chất phác.
Phong tục đã dành được sự quan tâm rất lớn của các nhà văn hóa học, dân tộc học Và theo đó những quan niệm về phong tục cũng khác nhau.
Theo “ Đại từ điển tiếng Việt” nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì:
“Phong tục là: “Lối sống, thói quen đã thành nề nếp được mọi người công nhận tuân theo”.
Theo lời mở đầu của tác giả Tân Việt trong sách: “ Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” - Nxb văn hóa dân tộc, 1994 thì: “Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời “Phong tục có thể trở thành luật tục ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật”.
Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn sách “Việt Nam phong tục” (Trích trong Đông Dương tạp chí từ số 24 đến 49 (1913 – 1914) có viết: “Mỗi nước có một phong tục riêng Phong tục ấy kì thủy hoặc bởi tự một vài người mà bắt chước nhau thành ra thói quen Hoặc bởi phong thổ mà thành ra Hoặc bởi phong trào ở nước ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiêm nhiễm thành tục.
Nhưng đại để tục gì cũng vậy, phải trải qua lâu tháng lâu năm mới thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở Duy chỉ bởi tai mắt người ta đã quen, lòng người ta đã tín dùng, thì dẫu có người biết là dở mà cũng không sao đổi ngay đi được”.
Nhìn nhận lại những quan niệm trên đây, mặc dù mỗi người đứng ở những góc độ nhìn nhận vấn đề và theo những tiêu chí riêng nhưng họ đều có quan điểm thống nhất: Phong tục chính là những gì thuộc về tinh thần, phi vật chất Trải qua lâu tháng, lâu năm, có thể là hàng nghìn năm, hay hàng trăm năm, đã trở thành quy ước, thành những hình thức mang tính cố định chi phối tới nếp cảm, nếp nghĩ của con người, không phải mỗi lúc mà có, cũng không phải một lúc mà mất được
Phong tục là một khía cạnh quan trọng trong đời sống con người từ xa xưa Nó có vai trò quan trọng trong việc giữ nước và dựng nước Nó là sức mạnh tiềm ẩn để con người cố kết nhau lại, để cả cộng đồng cùng trường tồn.
“Bằng chứng là cả ngàn năm bị đế quốc Trung Hoa thống trị, nhưng dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng, khiến cho kẻ thù không thể Hán hóa được” [9]
Trong thế kỉ XXI, Việt Nam đang căng mình thu nhận những văn minh thế giới, trong đó có cả những tinh hoa văn hóa bởi “Văn hóa Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập Nó không chối từ những đóng góp của những yếu tố bên ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp và dung hóa mạnh những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa ngoại lai”
[24] và phong tục cũng vậy, đang tiếp thu những phong tục tích cực bài trừ những hủ tục, làm cho thế giới thấy rõ bản chất của đất nước giàu truyền thống anh hùng, tâm hồn người Việt Nam thuần hậu Làm giàu cho nền văn hóa dân tộc, góp thêm những phong tục tập quán đẹp vào trong kho tàng văn hóa của nhân loại.
Quan niệm về phong tục cưới hỏi
2.1 Những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người Đi ngược dòng thời gian để viết lên lịch sử, và nhìn nhận về lịch sử là điều hấp dẫn và thú vị đối với con người, sự kì thú có thể nằm trong những điều sơ khai mông muội cho đến những bước tiến văn minh hiện đại.
Sự sản sinh và hình thành của loài người gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội, gắn liền với các hình thái xã hội Theo đó mọi diễn biến trong quá trình phát triển của loài người đều phản ánh đặc điểm lịch sử xã hội, ngay cả trong vấn đề nguồn gốc hôn nhân gia đình Ăng- ghen đã dành tâm huyết của mình nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình và chỉ ra rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động Nó không đứng yên mà tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao hơn” Như vậy, Ăng-ghen đã nhấn mạnh tới tính chất phụ thuộc của sự phát triển gia đình với sự phát triển xã hội và theo đó ta nhận thấy loài người đã trải qua các hình thái hôn nhân khác nhau.
Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy – tập đoàn sớm nhất của loài người Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn Tình trạng hôn nhân xưa nhất đó gọi là “Tạp hôn” (Loạn hôn), “trong đó mỗi người đàn bà thuộc về nhiều người đàn ông và ngược lại Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em đều không có sự hạn chế tính giao nào Trong tình hình đó, con cái chỉ biết đến mẹ và đương nhiên việc nuôi dậy con cái là công việc chủ yếu của người mẹ” [21].
Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự phát triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những tập đoàn khác nhau của loài người Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối giữa các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là
“Quần hôn” “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết hôn trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần thể khác” [1] Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn chế được hậu quả xấu do việc hôn phối cùng quần thể gây nên.
Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức sản xuất phát triển rõ rệt Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là tiền đề cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết Mối giây liên hệ, ràng buộc các tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại Dòng máu đó được sản sinh bởi sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc Do đó, những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại tộc” ra đời “Hôn nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau. Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn với một đối tượng ở thị tộc khác” [1] Chế độ hôn nhân này là một bước tiến vô cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên trong cùng thị tộc, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì nòi giống cho muôn đời sau.
Trong xã hội thị tộc mẫu hệ phát triển, trình độ phát triển sản xuất ngày càng lớn mạnh Lúc này đời sống vật chất khá ổn định, nhu cầu tinh thần nhất là về tình cảm của con người lại càng đòi hỏi cao hơn Trong quá trình cùng nhau lao động sản xuất, tình cảm giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở Và nhất là nữ giới họ bắt đầu có khao khát được ở bên cạnh một người đàn ông để được chia sẻ và cùng gánh vác công việc, hình thái hôn nhân
“Đối ngẫu” dần được hình thành Đó là sự kết hợp của một cặp đôi tương đối xác định “Hình thái quá độ này đã đánh dấu bước chuyển biến từ chế độ quần hôn sang chế độ đối ngẫu hôn là sự “chuộc tội” của đàn bà: người ta chuộc mình ra khỏi trạng thái cộng chồng thời cổ và giành lấy quyền chỉ hiến thân cho một người mà thôi [21] Tức là lúc này hình thức hôn nhân một nam một nữ đã được hình thành, tạo nên hình ảnh “bạn đời trăm năm” đầy ý nghĩa.
“Hôn nhân đối ngẫu là một cuộc cách mạng lần thứ nhất về hôn nhân của loài người” [1] Nếu trước đây trong các hình thức hôn nhân “mông muội”, người con sinh ra không biết mặt cha, không nhận được sự dưỡng dục từ cha thì nay nó ra đời trong vòng tay yêu thương ấm áp của cả cha và mẹ Đồng thời nó còn đảm bảo duy trì nòi giống cho thế hệ sau thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Như vậy nhìn lại lịch sử, ta đón nhận được biết bao điều kì thú, thấy được từng bước phát triển để hiểu thêm được những điều đang diễn ra trong cuộc sống ngày hôm nay.
2.2 Từ hôn nhân một vợ một chồng đến cưới hỏi là một bước tiến văn minh.
Vào thời kì cuối của chế độ “Thị tộc mẫu hệ” sức sản xuất phát triển rất lớn đã kéo theo sự phát triển của kinh tế, kéo theo sự thay đổi địa vị của
1 2 chính là mấu chốt của sự chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền Cùng với quá trình chuyển đổi này “hôn nhân đối ngẫu” cũng phát triển thành “hôn nhân một vợ một chồng”
Khi địa vị xã hội cũng như địa vị trong lao động của người đàn ông thay đổi, thì người phụ nữ trở về với bản chất mà tạo hóa ban cho mình, đó là sự mềm yếu, cần được che chở và thương yêu Còn người đàn ông cũng khao khát được đem sức cường tráng của mình để che chở cho những người phụ nữ Trong quá trình lao động vất vả, tình cảm luyến ái giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở Đặc biệt lúc này nhận thức đã phát triển cao độ, họ muốn tất cả chỉ là của riêng mình Do đó, họ muốn có một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết, để hai người chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng một cuộc sống riêng, bền vững và lâu dài Theo đó hình thức hôn lễ hay còn gọi là cưới hỏi ra đời.
Hình thức cưới hỏi ước đoán “được ra đời vào thời kì quá độ từ chế độ
“Tòng phụ cư” sang chế độ “Tòng phu cư” [1].
Trong thời kì “Mẫu quyền” thì hôn lễ được tổ chức ở nhà gái do người con trai phải đến đó ở rể Sau đó khi xã hội chuyển sang chế độ “Phụ quyền” thì người đàn ông lúc này liên hệ mật thiết với gia tộc của mình, dựa vào địa vị xã hội quan trọng mới giành được để đập tan trật tự hôn nhân của chế độ
“mẫu quyền, đưa vợ về nhà mình ở Và điều này đã trở thành quy luật trong cưới hỏi ngày nay.
Sự thay đổi địa vị lao động nhưng không phải người phụ nữ không còn sức lao động Họ vẫn đem lại những giá trị lao động lớn trong những ngành thủ công Do vậy, khi gia tộc có người đi lấy chồng, theo lệ thường, đòi nhà trai một khoản bồi thường nhất định Đó chính là dấu ấn về các khoản tiền cheo, tiền cưới trong lễ nghi cưới hỏi ngày nay. Ăng-ghen đã nói: “Cái trước sở dĩ quan trọng hơn cái sau là vì nó có ý nghĩa giải phóng loài người, lần đầu tiên nó khiến loài người khống chế được sức tự nhiên, do đó mà thoát ly hẳn giới động vật” Đúng vậy, những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người từ “Tạp hôn”, “Quần hôn” đến
Khảo sát chung về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi người Việt
Người viết đã tập hợp thống kê khảo sát 11.825 bài ca dao trong cuốn
“Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên NXB Văn hóa thông tin,1995) đã tìm thấy 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt (chiếm 1,37%) (cần chú ý đây chưa phải là con số cuối cùng) nhưng nó cũng không phải là quá ít để có thể trở thành một nguồn tư liệu phản ánh một phong tục mang nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc.
Trong quá trình thống kê khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhân vật trữ tình trong ca dao cưới hỏi được biểu hiện thông qua lời của các nhân vật:
Bảng 1 Nhân vật trữ tình Số bài Tỉ lệ (%)
Lời của nam Lời của nữ Lời của cả nam và nữ Lời mang tính chất chung tính
Kết quả khảo sát trên cho ta thấy có sự chênh lệch về lời của nam và nữ (Tuy tỷ lệ chênh lệch không quá lớn) nhưng đó cũng là điều cần phải chú ý
Sau một thời gian tìm hiểu, tình yêu của hai người ngày càng trở nên sâu sắc, mặn nồng, đó cũng là lúc những khao khát được gắn kết, hòa hợp trọn vẹn không những về tâm hồn mà cao hơn còn là khao khát về sự bảo tồn và phát triển giống nòi – một ý nghĩa có thể nói là quan trọng hàng đầu của cưới hỏi Khao khát đó nhiều khi không kìm nén được, nó được thốt lên từ con tim đang căng tràn khao khát và tận hiến của nhân vật nam:
- “Em về thưa với mẹ cha Cho anh bán tử một nhà cho vui”
- “Em về thưa mẹ cùng thầy
Có cho anh cưới tháng này anh ra”
Ngược lại với người con trai, người phụ nữ thường ít bộc lộ cảm xúc riêng tư Nhưng với mong muốn bộc lộ tình cảm chân thành của mình, bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi, khát vọng hòa hợp họ cũng tự thốt lên nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng cũng có phần mạnh mẽ, quyết liệt:
- “Anh ơi anh hãy mau mau Buồng cau con lợn cưới nhau cho rồi”
- “Anh về cho em về theo Tiền cưới mặc họ, tiền cheo mặc làng”
Thẳng thắn, mạnh mẽ nhưng có lúc các cô lại trở lên bất lực trước những rào cản quá lớn từ cha mẹ - những người đại diện cho chế độ phong kiến, khiến họ ngậm ngùi, xót xa:
- “Anh đừng lên xuống uổng công Tai nghe thầy mẹ nói không đi rồi”
Có khi không còn là lời của riêng ai nữa, mà cả chàng trai và cô gái đều tham gia vào cuộc thoại Những bài ca dao thuộc nhóm này là những bài hai người cùng bộc lộ khát khao sánh duyên và bàn về sính lễ cho đám cưới với sự thông cảm, chân thành của người con gái chốn thôn quê:
- “Anh về liệu lấy trăm mâm Để cho hai họ tri âm một nhà”
- “Trăm mâm là bốn trăm người Nhà thời nhà chật biết ngồi vô mô”
- “Nói thời nói rứa thôi mà Năm ba đọi (bát) gạo con gà cũng xong”
Do ảnh hưởng bởi môi trường diễn xướng, tính chất “đổi vai dễ dàng xảy ra trong khi đối đáp Cho nên, có những lúc ta khó có thể xác định được chủ thể trữ tình là trai hay gái, số bài ca dao mang tính chất chung tính trong ca dao cưới hỏi là 34 bài Nó thường xuất hiện dưới dạng “đôi ta”, “đôi mình”, “hai ta”
- “Têm trầu bỏ đãy kim nhung Đôi mình ước được chào chung mẹ thầy”
- “Ai làm cho bến xa thuyền Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa nhau Cha mẹ sao chẳng nghĩ sâu Để thương, để nhớ, để sầu cho cả hai ta”
Khát khao kết duyên, hòa hợp trong hạnh phúc cũng như những lời trách móc, bùi ngùi không còn là của riêng ai, của nam hay nữ, nó là những lời tâm sự biểu hiện tâm trạng chân thực và những ước mơ sâu kín của những người bình dân.
Trong ca dao do đặc trưng bản chất thể loại là tính truyền miệng và tính tập thể, bởi vậy mà lối nói được những người bình dân rất quan tâm trong khi diễn xướng, đối đáp Ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi nổi bật lên với những lối nói đầy thú vị:
Lối nói Số bài Tỉ lệ %
Lối nói cụ thể, trực tiếp 120 74,07%
Lối nói bóng gió, gián tiếp 42 32,09%
Lối nói phóng đại, hài hước 33 16,66%
Lối nói chân thành, giản dị 129 79,62%
Lối bộc lộ trực tiếp là cách bày tỏ trực tiếp trạng thái tình cảm thậm chí cái khó nói nhất là tỏ tình cũng được bộc lộ một cách hết sức tự nhiên, dễ hiểu, chân thành tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ Các chàng trai, cô gái không khép lòng mình mà có thể bày tỏ thẳng thắn điều mình muốn:
- “Anh về sắm nón sắm quai Sắm giường, sắm chiếu ngày mai em về”
- “Anh về anh bảo mẹ cha Bắt lợn để cưới, bắt gà để cheo Bầu leo thì bí cũng leo Một trăm quan quý quyết đeo cô mình”
Trước những mong muốn thẳng thắn của các chàng trai, các cô gái cũng đưa ra những lễ vật thách cưới một cách rõ ràng, thẳng thắn:
- “Anh về mua gỗ đóng giường Mua tre làm vạc, mua luồng làm song Mua thêm đôi chiếu, cỗ mồng Rồi ra em vợ anh chồng mới nên”
Chàng trai cũng không ngần ngại bộc bạch tâm sự của mình:
- “Anh là con trai nhà nghèoNàng mà thách thế anh liều anh loCưới em anh nghĩ cũng loCon lợn chẳng có, con gà thì không ”
Bộc bạch trực tiếp, chân thành, thẳng thắn thể hiện cái chất phác, mộc mạc và nhân sinh quan lành mạnh của những con người lao động Nó là cách biểu cảm nhanh và hiệu quả nhất, là một nét đẹp trong ứng xử của người Việt.
Nhưng người bình dân cũng có khi rất e dè, tình tứ, kín đáo trong chuyện tình cảm Vì thế cách thể hiện gián tiếp cũng trở thành một thói quen trong ứng xử của họ Mong muốn “kết tóc xe tơ” với người mình yêu, các chàng trai cô gái thường tìm cách bày tỏ tế nhị, khéo léo đòi hỏi phải có sự liên tưởng mới hiểu được:
- “Anh về cưa ván đóng thùng Mua men nấu rượu cho em buôn chung một hàng”
Cách thể hiện những suy nghĩ, trạng thái tình cảm, cung bậc cảm xúc làm cho người nghe không hề cảm thấy nhàm chán, khô cứng mà ngược lại vừa cảm nhận được cái chất phác, mộc mạc trong tâm hồn người chân quê, lại vừa phải vận động tư duy liên tưởng để hiểu những gì mà họ nói, đó chính là tài năng mà những người chân quê ấy đem lại cho mỗi người khi thưởng thức những áng thơ dân gian trữ tình nói chung và ca dao cưới hỏi nói riêng.
PHONG TỤC CƯỚI HỎI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Những quan niệm mang tính tập tục trong cưới hỏi của người Việt biểu hiện trong ca dao
1 Quan niệm về vai trò của cha mẹ trong hôn nhân thể hiện qua ca dao người Việt
Việc lập giá thú xưa kia được coi là công việc của cha mẹ, của những bậc huynh trưởng trong nhà Do đó, cha mẹ đóng vai trò quyết định tất cả
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con cái không có bất kì một sự lựa chọn nào. Vấn đề trai gái tìm hiểu nhau và đến với nhau bằng tình yêu tuyệt nhiên không được đặt ra Mà thay vào đó là những vấn đề về “Môn đăng hậu đối”,
“Hợp gia cảnh” được đặc biệt coi trọng Khảo sát trong 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi người Việt có 24 bài ca dao (chiếm 14,81%) phản ánh vai trò của cha mẹ trong cuộc “trăm năm” của con cái.
Trong quá trình cùng nhau lao động tình yêu của nam nữ nảy nở nhưng không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, dù ở gần nhau nhưng lại rất khó đến được với nhau, vẫn có sự ngăn trở vô hình Tưởng như họ luôn ở hai phía mà ở giữa là ranh giới, là đập chắn của mẹ cha khó có thể dung hòa:
- “Chim manh manh bay quanh vòng cỏ Qua với nàng hiểu rõ mấy năm Tình yêu vẫn giữ âm thầm Đợi quyền cha mẹ sắt cầm định phân”
Những rào cản đó khiến cho hai người yêu nhau nhưng luôn trong trạng thái e dè, ngập ngừng khó nói được lời yêu:
- “Anh thấy em anh cũng muốn chào
Nắm quyền trong tay, các bậc cha mẹ kén chọn thay cho con mình, họ không cần biết đến cơ sở của hôn nhân là cần phải có một tình cảm chân thành từ trái tim đến với trái tim Họ chọn lựa dựa theo gốc gác, giống nòi:
- “Mua thịt thì chọn miếng mông Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi”
Nhưng có lẽ điều mà họ quan tâm hơn cả trong khi kén chọn đó là “môn đăng hộ đối”, là “hợp gia cảnh” Họ chỉ chú ý tới những vật chất đầy giá trị trước mắt mà không cần biết tới số phận, hạnh phúc tương lai của con mình:
-“Tham giầu mẹ ép gả em ra Tưởng là mẹ chính, hóa ra mụ hầu”
-“Cha mẹ đòi ăn cá thu
Gả con xuống biển mù mù tăm tăm”
“gả con xuống biển” - một tín hiệu xa xôi, mù mịt, vô hình trước mắt như báo hiệu sẽ chẳng bao giờ còn có hi vọng trở về quê nhà
Tìm kiếm hạnh phúc trăm năm là quyền lợi chính đáng của con người, vậy mà họ không được sở hữu, họ phụ thuộc vào quyền cha mẹ “sắt cầm định phân”, họ không bao giờ biết trước được điều gì sẽ đến, cuộc đời họ mịt mờ như gắn với “mười hai bến nước” , bến nước thì nhiều nhưng không biết bến nào đục, bến nào trong Tương lai cuộc đời họ thật vô định mà hạnh phúc tưởng như quá xa vời và mong manh, khiến các cô gái thốt lên thật xót xa khi tủi với phận mình như một trái cây đang bi đe dọa trước cơn bão táp:
- “Bớ thảm! Bớ thiết ơi! Bớ bạn tình nhân ơi!
Thân em như cái quả xoài trên cây Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cànhMột mai vô tình rụng xuống biết vào tay ai”
Sức mạnh quá lớn của “trở lực gia đình” đã ngăn cản, chia rẽ biết bao đôi lứa, có những lúc họ cùng nhau thốt lên những lời oán trách thật da diết, thở than cho duyên phận lỡ làng, cho những đau khổ mà mình phải gánh chịu:
-“Ai làm cho bến xa thuyền Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa nhau Cha mẹ sao chẳng nghĩ sâu Để thương, để nhớ, để sầu cho cả hai ta”
Sự áp đặt của cha mẹ đối với con cái, khiến cho ngay cả người bạn đời của mình thế nào họ cũng không được hay, để đến khi đã yên bề gia thất thì nó mới là một bi kịch lớn đối với người con gái:
“Mẹ em tham gạo tham gà Bắt em để bán cho nhà cao sang Chồng em thì thấp một gang Vắt mũi chưa sạch ra đàng đánh nhau Nghĩ mình càng tủi càng đau Trách cha, trách mẹ tham giàu tham sang”
Có thể nói vai trò của cha mẹ trong chuyện “hạnh phúc trăm năm của con cái là quá lớn Từ bao đời nay, nó đã tồn tại trong hôn nhân của con người trở thành sự áp đặt, rào cản, trở lực lớn khiến cho họ không đủ sức để tìm kiếm hạnh phúc cho mình Những bài ca dao không chỉ phản ánh một quan niệm mang tính tập tục trong cưới hỏi mà còn mang ý nghĩa xã hội chống lại lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và quan niệm kết hôn phân chia theo đẳng cấp sang hèn.
2 Quan niệm dân gian về ông Tơ bà Nguyệt
Lâu nay trong dân gian ta luôn tâm niệm “cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”, nam nữ đến tuổi trưởng thành, bắt đầu có khát khao kết duyên thì ngoài việc nảy nở những “dấu hiệu tình yêu” với nhau thì quan trọng hơn là còn phải có duyên có số với nhau nữa.
Cái “duyên” cái “số” ấy không phải ắt tự nhiên có được, mà từ bao đời nay nó đã được thực hiện bởi một “vị thần mai mối” Bắt nguồn “từ một chuyện ngày xưa bên Tàu, có một người tên là Vi Cố Một bữa đi chơi trăng, gặp một ông già đang xe các sợi dây đỏ ở dưới bóng trăng Hỏi thì ông ấy nói rằng: ta là Nguyệt lão coi việc se duyên cho vợ chồng nhân gian, ta đã buộc sợi dây này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau Vì thế ta cho việc vợ chồng là có Nguyệt lão định trước ” [20] Đi vào trong dân gian ta tồn tại như một tâm niệm, coi đó là điều không thể thiếu được trong những mối lương duyên của con người Nó tồn tại với những tên gọi: ông Tơ, bà Nguyệt, Nguyệt lão, Trăng già Và hình thành một lễ nghi quan trọng trong cưới hỏi của người Việt – lễ “Tế tơ hồng”.
Biểu hiện của nghi thức cưới hỏi qua ca dao người Việt
1 Nghi thức thách cưới, đưa sính lễ cưới hỏi ơ
Một trong những nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi đó là thách cưới với những đồ sính lễ Nó như là những tiền đề cơ sở đảm bảo tính hợp pháp để hôn nhân được thực hiện “Bởi chỉ cần nhà gái đồng ý nhận sính lễ thì cho dù chưa có hôn thư thì chuyện hôn nhân xem như đã được xác định
[1] Sính lễ còn được gọi là “sính tài” vì vậy nó cũng như một sự thử thách tài năng đối với những người con trai Nhưng điều quan trọng nhất nó như là những thủ tục nghi lễ bắt buộc thể hiện bản sắc riêng, phong vị riêng của xứ sở nông nghiệp.
Tục thách cưới với những đồ sính lễ không biết có từ bao giờ nhưng có thể từ thời kì đầu của xã hội thị tộc mẫu hệ với hình thức hôn nhân ngoại tộc, người phụ nữ được coi như những nhân lực chính trong lao động, đảm bảo việc điều tiết cuộc sống trong gia đình Vì thế khi người con gái đi lấy chồng, sang một thị tộc khác, họ coi như mất đi một lao động chính, cho nên người ta đã yêu cầu nhà trai phải có những đồ lễ vật mang đến coi như phần nào bù đắp lại.
Tục thách cưới với những đồ sính lễ phải chăng cũng bắt rễ từ đời Hùng Vương thứ 18 (trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh), khi kén chồng cho Mị Nương, để thử thách tài năng của các chàng rể đức vua đã đưa ra những yêu cầu về lễ vật “Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao ”
Khảo sát 162 bài ca dao cưới hỏi ta thấy “thách cưới” được nhắc tới
16 lần và những đồ sính lễ có tần số lặp lại nhiều lần, điều đó cho thấy thách cưới và sính lễ là nghi thức vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định chuyện tơ hồng của con người.
Dưới đây là bảng khảo sát:
Sính lễ trong cưới hỏi Số lần Tỉ lệ
- Tiền (vàng, bạc, xu, quan) 42 24,41%
- Trầu, cau hoặc trầu cau 42 24.41%
- Gà, lợn, trâu, bò, dê 72 41,86%
- Chiếu, chăn, lụa là, nhiễu, quần áo 37 21,51%
- Vòng, hoa tai, trằm, xuyến, nhẫn 15 8,72%
Sau khi nhà gái chấp nhận chuyện hôn nhân thì nhà trai đem toàn bộ sính lễ, lễ vật đến nhà gái Sính lễ cưới hỏi rất phong phú, đa dạng tùy theo điều kiện của từng vùng, từng nơi Nhưng đại để nó sẽ không thể thiếu được: trầu cau, rượu, chè, gạo nếp, tiền cưới, gà, lợn, lụa là, vàng bạc Số lượng sính lễ từ xưa không được dân gian ta xác định, nó được quy định theo từng thời kì lịch sử, phải xem xét tới địa vị xã hội, điều kiện kinh tế của từng gia đình
Tục thách cưới in đậm trong ca dao:
“ Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp choGiúp cho một thúng xôi vòMột con lợn béo, một vò rượu tămGiúp cho đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeoGiúp em quan tám tiền cheoQuan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”
Cái khéo léo của chàng trai là nằm ở tấm lòng tốt bụng khi hứa trả công cho cô gái một lễ dẫn cưới thật hậu hĩnh và đầy đủ mọi thứ: Từ trầu cau, đến xôi rượu là những thứ thực phẩm mà nhà trai chuẩn bị góp cùng nhà gái để biện cỗ cưới mời dân làng, lại có cả những đồ trang sức sắm sửa cho cô dâu diện trong ngày cưới và làm vốn sau này, như hứa trước cho cô gái một cuộc sống sung túc, đảm bảo sau này.
Một quy luật mà lâu nay con người đã nhận thức được khi quan sát, đánh giá thế giới khách quan đó là mỗi sự vật, hiện tượng đều mang trong mình hai mặt, có mặt tốt và mặt xấu Và thách cưới cũng như vậy, bản thân nó lâu nay tồn tại trong tâm thức người dân Việt như một chiếc cầu nối tình cảm, đem đến những mối nhân duyên tốt đẹp cho con người Nhưng cũng có lúc nó lại như một đập chắn, ngăn cản hạnh phúc của con người.
Khi vai trò của cha mẹ ở vị trí quá lớn trong chuyện hôn nhân của con cái thì thách cưới vô hình chung có khi lại là cái cớ để ngăn cản hạnh phúc đôi lứa.
Trong mỗi chúng ta hẳn ai cũng nhớ câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, với lời thách cưới của phú ông dành cho anh Khoai “ cứ lên rừng chọn cây tre nào có một trăm đốt chặt mang về đây, lão sẽ cho làm lễ thành hôn. Nếu không có thì lão sẽ gả cho người khác đấy” Đó là trong cổ tích, còn trong ca dao điều này chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy:
- “Muốn lấy con tao Bắc cầu qua bể Làm rể cho lâu Nuôi lợn mười năm Chăn tằm mỏi gối Nhà ngói năm gian Bức bàn cho rộng”
Như những lời phán quyết nghiệt ngã, các ông bố bà mẹ đưa ra những lời thách đố đầy khó khăn, tưởng chừng đó là những điều không tưởng nhằm mục đích ngăn cản chàng trai đến với con gái mình Trong truyện cổ tích, các chàng trai thường được sự trợ giúp của thần linh bằng các yếu tố thần kì. Anh Khoai được Bụt giúp đỡ, tìm được tre trăm đốt, trở về giành được hạnh phúc Nhưng còn đối với những người chân quê của thế giới ca dao thì khó mà thực hiện được bởi “Bắc cầu qua bể” (cho dù là cách nói ước lệ) nhưng nó là một trở lực quá lớn mà chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của thần thánh.
Nếu không là những thử thách mang sự phi thường, kì vĩ thì là những thách đố về vật chất rất lớn khiến cho những chàng trai nghèo khó lòng đáp ứng được:
- “Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum
Lụa thì chín tấm cho dày Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng Nếu không sắm đủ chớ vào làng làm chi”
Cao Huy Đỉnh đã cho rằng: Khi đọc những câu hát lấy lời cô dâu thách cưới chú rể hàng ngàn tấm lụa, hàng trăm con lợn béo, hàng chục vò rượu tăm thì cũng không nên hy vọng đó là những sự thật lịch sử của phong tục đúng một trăm phần trăm Bởi vì rằng đó chỉ là những mô típ khoa trương, phóng đại không những không phải là đề cao thói thách cưới mà trái lại là chống thói thách cưới một cách nhẹ nhàng, dí dỏm Những bài ca dao trên tuy không phải là lời thách cưới của nhân dân ta trong hiện thực, nhưng đó là cách nói ước lệ của nhân dân để kín đáo chống lại sự đòi hỏi quá cao trong thách cưới.
Vì quá mải mê đi lo vật chất mà lúc quay lại chàng trai nghèo đau đớn xót xa khi người mình yêu đã kết duyên với người khác:
“Mình rằng mình quyết lấy ta Để ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền Bước sang tháng chín mù mù mưa rơi Bước sang tháng mười đã đến mùa đông Quanh đi quẩn lại em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu”
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CA
Những nét đẹp trong đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân lao động thể hiện qua ca dao cưới hỏi
1 Tâm hồn khát khao hạnh phúc, hòa hợp trong tình yêu, thủy chung son sắt trong tình nghĩa vợ chồng
Nguyễn Đình Thi từng nói “Muốn biết tinh thần Việt Nam chân chính, muốn biết rõ cái nguồn sông chảy trong máu dân tộc chúng ta phải tìm đến văn chương của dân chúng tuy bình dị nhưng biểu lộ được ý nghĩ, tình cảm và hành động của mọi người” Thật vậy, ca dao là một thể loại nằm trong kho tàng văn chương của dân chúng, là tài sản chung của những nghệ sĩ bình dân vì vậy nó biểu hiện được trọn vẹn nhất tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
Quan điểm này một lần nữa được khẳng định như là khái quát về đặc trưng bản chất của thơ ca trữ tình dân gian “Thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân” [19] Như vậy, thơ ca trữ tình dân gian trong đó có ca dao, là những câu hát đối đáp của những người bình dân trong lao động, nhưng thực chất đó là những câu hát mộc mạc bộc lộ cái điệu tâm hồn, điệu tình cảm của những người bình dân.
Khao khát là một trạng thái tinh thần được nảy sinh khi con người đang bị kìm kẹp, bị trói buộc không được thỏa mãn những cái mà đáng lí người ta phải được hưởng, chủ yếu nó là những giá trị thuộc về tinh thần. Hay nói một cách khái quát: khao khát là lấy lại những gì đã mất, đánh thức những gì đang ngủ quên và sáng tạo những gì chưa có.
Tình yêu là sự hòa nhịp giao cảm tuyệt vời của linh hồn, là cái đẹp mang tiêu chuẩn cao nhất mà con người ước vọng đến bằng say đắm và đam mê Lí tưởng cao nhất của một tình yêu đẹp mà con người luôn hướng đến đó chính là hòa hợp, hạnh phúc Bởi vậy, khao khát có một tình yêu đẹp, đạt được lí tưởng cao nhất của nó đã trở thành một nét đẹp trong tâm hồn những người bình dân.
Mặt khác, để khẳng định “khuôn vàng thước ngọc”, chế độ phong kiến đã đan kết những sợi dây, bóp chết những tình cảm cao đẹp trong sáng và hạnh phúc đích thực của con người khiến họ phải sống trong sự bưng bít, ràng buộc của cái gọi là chuẩn mực “tam cương”, “môn đăng hộ đối” Sự ý thức về bi kịch, khiến cho khát khao về một tình yêu hạnh phúc, hòa hợp luôn là một nét tâm lí thường trực và mãnh liệt trong tâm hồn nhân dân lao động Khao khát đó, hơn tất cả, nó được biểu đạt trong ca dao và ngay cả trong những vần ca dao cưới hỏi người bình dân cũng đã kín đáo gửi gắm điều này.
Bên cạnh xu hướng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và hướng nghĩa trực tiếp, ca dao cũng có nhiều bài đi theo hướng mĩ hóa ngôn từ, hướng tới sự bóng gió hàm ẩn Điều này lí giải vì sao khi bày tỏ tình cảm, và những khao khát trai gái thường náu mình và náu những tình cảm chân thành đó qua những hình ảnh ẩn dụ, ví von so sánh Và suy cho cùng thì nó cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất tâm hồn người bình dân – tế nhị, kín đáo, thâm trầm:
“Anh về cuốc đất trồng cau Cho em trồng ké dây trầu một bên Mai sau trầu nọ lớn lên Cau kia ra trái làm nên cửa nhà” Đọc bài ca dao xong, chúng ta tự hỏi: tại sao cô gái không dặn chàng trai về trồng khoai, trồng cà, trồng đậu đây vốn đều là công việc thuần hậu
4 8 quả cau từ lâu đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong sính lễ cưới hỏi, từ lễ chạm ngõ, ăn hỏi và xin dâu Phải chăng đó hoàn toàn không phải là một lời dặn dò vu vơ, vô tình mà nó đã hàm chứa một ý nghĩa rất sâu xa.
Sự xét đoán, băn khoăn của người đọc có lẽ sẽ được giải tỏa trong hai câu tiếp:
- “Mai sau trầu nọ lớn lên Cau kia ra trái làm nên cửa nhà”
“Trầu nọ lớn lên”, “cau kia ra trái” đó là sức sống căng tràn, sinh sôi nảy nở của cây cối, cũng là kết quả minh chứng cho quá trình lao động đầy tâm huyết của người nông dân Hình ảnh trầu cau mở ra bài ca dao và kết nối suốt bài ca dao đã gửi gắm những ngụ ý sâu sa Trầu cau trở thành cái cớ kí thác cho những khát khao của người con gái, là hình ảnh biểu tượng đẹp nhất, có sức diễn đạt cao nhất cho khát vọng “lập nên cửa nhà” Bài ca dao được sáng lên bằng những động từ “trồng”, “lớn”, đã mang một ý nghĩa gợi tả rất lớn Đó là sự vun vén, ươm trồng tình yêu đôi lứa cho đến ngày nảy nở hạnh phúc là “lập nên cửa nhà” Đó là những khao khát nhỏ bé, giản dị nhưng rất đỗi nhân văn, trở thành một nét đẹp trong tâm hồn người bình dân.
Sống trong xã hội phong kiến, tình yêu và hạnh phúc đối với con người hoàn toàn xa vời, hôn nhân hoàn toàn là sự áp đặt, không hề có dấu hiệu của tình yêu Thêm vào đó là sự tỏa chiết bởi những quan niệm về “môn đăng hộ đối”, khiến cho tình yêu lứa đôi gặp nhiều bất hạnh Sự khao khát có được hạnh phúc trong tình yêu càng trở nên mãnh liệt, họ muốn đến với nhau bằng một tình yêu thực sự, bằng sự hòa nhịp của hai trái tim yêu Vì thế trước khi đến với nhau, đã có những phút giây họ cùng nhau tâm sự, trái tim yêu trải ra để bộc bạch về gia cảnh của mình:
- “Nhà anh chính thực bề ngoàiAnh thì nói toạc móng heo với nàng
Nhà anh chỉ có một gian Nửa toan làm bếp, nửa toan làm buồng”
Với giọng bộc bạch một cách thẳng thắn, “nói toạc móng heo” là cách nói hết sức tự nhiên mà những người “chân quê” hay nói với nhau Chàng trai không hề giấu giếm người yêu về gia cảnh nghèo của mình Những lời tâm sự đó chàng trai muốn hướng đến ở cô gái một sự thông cảm, sự chân thành trong tình yêu Vì chàng trai hiểu, hạnh phúc trong mối lương duyên
“kết tóc xe tơ” chỉ được ươm mầm trên mảnh đất của tình yêu trong sáng, tự nhiên từ trái tim đến với trái tim.
Khát khao hạnh phúc, hòa hợp trong tình yêu còn được thể hiện trong những “công trình kiến trúc” mà chàng trai dự định sẽ thiết kế để đem lại hạnh phúc cho người mình yêu một cuộc sống sung túc, viên mãn:
- “Trong nhà anh lát đá hoa Chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh Cửa bức bàn anh lồng kính thủy tinh Hai bên bức thuận, anh chạm tứ linh rồng chầu ”
Một ngôi nhà được thiết kế vừa độc đáo lại mang sức mạnh và sự vững bền, chất chứa một cuộc sống giàu sang, sung túc “chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh” Ngôi nhà ấy trong ước mơ và trí tưởng tượng của chàng trai thật kiên cố, vững chắc: Cánh cửa mở ra hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc lại được chạm khắc bởi những linh vật biểu trưng cho sức mạnh và sự bình yên “tứ linh rồng chầu”, “lồng kính thủy tinh”, để ngăn cản những bất trắc và phức tạp bên ngoài Sự vững bền của ngôi nhà trong tương lai cũng chính là sự thủy chung, sắt son trong tình nghĩa vợ chồng.
Tài năng và sự khéo léo cùng với tinh thần trách nhiệm và một tấm lòng thủy chung tình nghĩa, son sắt như vậy về gia đình, hạnh phúc của mình trong tương lai chỉ có được ở một tâm hồn khát khao nồng cháy.
Miếng trầu, quả cau là vật gắn chặt với đời sống tâm hồn người Việt.
Một số phương diện nghệ thuật biểu đạt phong tục cưới hỏi trong ca
Trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật ca dao” PGS TS Phạm Thu Yến đã nhận định: một đặc điểm nổi bật của thơ ca truyền thống dân gian có thể thấy đó là dấu ấn của lối đối đáp Ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi là một bộ phận nằm trong thơ ca dân gian, vì vậy nó cũng in đậm dấu ấn này.
Lối đối đáp được sinh ra từ cuộc sống lao động, sinh hoạt tập thể ở chốn đồng quê Tuy cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả anh cày ruộng cô cắt cỏ, anh chèo thuyền cô dệt vải hoặc có thể trong những buổi hội làng, những buổi cùng nhau xem chèo dưới sân đình họ đã nảy sinh tình cảm và thổ lộ cùng nhau những tình cảm đó bằng lối đối đáp
Kết cấu đối đáp có hai hình thức chính: Kết cấu một vế và kết cấu hai vế Có thể căn cứ vào kết quả khảo sát về lời của nhân vật trữ tình: Nam: 64 bài; Nữ: 57 bài; lời của nam và nữ: 17 bài Ta nhận thấy: Kết cấu đối đáp một vế được dùng phổ biến hơn cả Tuy là một vế nhưng nó vẫn in dấu lối trò chuyện giãi bày của nhân vật trữ tình với đối tượng trữ tình.
Chủ thể trữ tình có thể là người con trai đang bày tỏ mong muốn kết duyên với người mình thương đã bấy lâu nay bằng lời dặn dò cô gái trước khi hai người chia tay nhau:
- “Em về thưa với mẹ cha Cho anh bán tử một nhà vui chung”
Cũng có khi chàng trai thổ lộ những tâm sự đang chất chứa trong lòng mình với người yêu về những dự định cho lễ cưới:
- “Anh là con trai nhà nghèo Nàng mà thách thế anh liều anh lo Sớm mai ra hiệu cầm khăn Cầm được đồng bạc để dành cưới em
Một hào thì để mua gà Bẩy xu mua rượu, hào ba đi tàu Sáu xu mua lấy trăm cau Hào tư mua gói chè tàu uống chơi ”
Những lời giãi bày thật chân tình, gợi ra bao xúc cảm trong lòng cô gái Nhưng qua lời giãi bày đó, ta cũng cảm nhận được tài tính toán, lo toan của chàng trai Khiến cô gái càng tự mãn vì mình đã chọn đúng người.
Nhưng cũng có khi nhân vật trữ tình lại là người con gái, trước những tình cảm và khao khát đang dâng trào mãnh liệt cô như đang giãi bày những mong muốn, khát khao của mình với người yêu:
- “Anh ơi anh hãy mau mau Buồng cau con lợn cưới nhau cho rồi” ơ
- “Anh về cưa ván đóng thùngMua men nấu rượu cho em buôn chung một hàng”
Lời thổ lộ, bộc bạch có khi trực tiếp nhưng cũng có khi nói bóng gió xa xôi đòi hỏi chàng trai phải thật thông minh, sắc sảo mới hiểu được ý tình của người yêu mình.
Kết cấu đối đáp một vế trước hết, nó gắn liền với những đặc điểm mang tính đặc trưng của các sáng tác dân gian Nhưng bên cạnh đó nó cũng liên hệ trực tiếp với những đặc điểm về lịch sử xã hội Do quan hệ nam nữ trong xã hội xưa không cho phép chuyện tình cảm được thoải mái nên nhiều tâm sự thầm kín trong lòng có khi không được nói ra một cách trực tiếp mà thường phải kín đáo bộc lộ dấu giếm.
Trong ca dao cưới hỏi còn xuất hiện hình thức kết cấu đối đáp hai vế giữa nam và nữ Có rất nhiều những bài ca đối đáp hay, để lại cho ta nhiều ấn tượng về sự hóm hỉnh, thông minh trong tài ứng khẩu của trai gái khi yêu nhau
- “Anh về bán ruộng cây đa Bán đôi trâu già mới cưới đặng em
- Anh về bán bộ trã giang Bán đôi đũa bếp cưới nàng có dư”
“Lối đối đáp trong ca dao bắt nguồn từ cách hát tập thể trong môi trường diễn xướng Đã đối đáp đòi hỏi phải cảm ứng nhạy và ứng khẩu nhanh Đó là hai yêu cầu bắt buộc phải có ở những người tham gia đối đáp. Điều này dẫn đến trong ca dao xuất hiện rất nhiều những bài ca dao đố đáp, đó là dịp để trai gái thử tài năng của nhau trước khi lựa chọn làm ý trung nhân Để có được khả năng nhanh nhạy, người hát phải có sẵn trong óc một số vốn văn liệu truyền thống và những từ truyền thống để mở bài, chuyển tiếp hay so sánh vận dụng nhanh, sát kịp với đà đối đáp sôi nổi trong buổi hát” [3]
Lối đối đáp khiến cho những bài ca dao tăng phần vui tươi, hồn nhiên. Cái vui tươi đó giúp cho trai gái bộc bạch được ngay cả những điều thầm kín khó nói nhất.
Lối đối đáp “là một kết cấu rất đặc thù của thơ ca truyền thống dân gian, nó liên quan đến “hình thức sống” nghĩa là liên quan đến hình thức diễn xướng ” [18] Điều đó cho thấy đối đáp là một kiểu kết cấu không thể thiếu được trong ca dao Và trong ca dao cưới hỏi, mỗi bài ca dao đối đáp đều gửi gắm một thông điệp nhất định Thông điệp truyền cảm, bộc lộ trạng thái nội tâm, tình cảm háy ước muốn “kết tóc xe tơ” của bản thân cô gái hay chàng trai Nó là những câu chuyện được nói bằng thơ có tính nhạc điệu vui tươi, sôi nổi nên thời nào cũng dùng được.
2 Lối nói hài hước, phóng đại, nhân hóa
“Cười là một đặc tính của người” (Rabole) và “con người không thể sống mà không vui sướng được Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo lên những bài hát vui tươi” (Gorki) Vì thế ca dao chính là sản phẩm văn hóa tinh thần, là những “bài hát vui tươi” để những người bình dân ca hát.
Trong ca dao cưới hỏi lối nói hài hước là một nghệ thuật độc đáo Mỗi bài ca dao, đều gửi gắm trên môi người thưởng thức một nụ cười Có thể chỉ là cái tủm tỉm kín đáo, nhưng cũng có lúc nó bật lên thành tiếng cười đầy sảng khoái
Không phải tự nhiên mà con người phát ra tiếng cười, mà cần phải có những thủ pháp mang tính nghệ thuật cao, trước hết đó là thủ pháp phóng đại Phóng đại là cách dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ.
- “Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò lại sợ nhà nàng co gân ”
KẾT LUẬN
Xuân Diệu từng nói: “Ca dao của dân tộc nào cũng là những kho tàng diễm lệ về hình ảnh và ngôn ngữ, cũng là một kho nhân văn có mồ hôi, nước mắt và nụ cười của bao thế hệ” Thật vậy, ca dao là lời ăn tiếng nói rất đỗi chân thành và tự nhiên của con người bình dân mộc mạc Ca dao cũng như những chứng nhân, ghi lại một thời kì lịch sử đầy nước mắt đau thương nhưng chen lẫn nụ cười rạng rỡ của dân tộc Và ca dao chính là cầu nối đưa ta về với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc để nơi ấy, ta cảm nhận được những nét đẹp trong tâm hồn dân tộc tự ngàn đời.
Tìm về với văn hóa dân tộc qua ca dao như là một “địa hạt không bao giờ cũ mòn”, giúp ta tri nhận được biết bao giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Trở về đó ta như được thả hồn mình vào vô vàn những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Như đã trở thành một giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc - cưới hỏi đi vào trong ca dao như là một nội dung biểu đạt cho pho ngôn ngữ mộc mạc, bình dân Ở đó phong tục cưới hỏi được hiện lên với tất cả những vẻ đẹp như được chắt lọc từ nếp cảm, nếp nghĩ của người Việt
Trên cơ sở những quan niệm về phong tục của các nhà văn hóa mà ta có cái nhìn khái quát và toàn diện về quan niệm phong tục cưới hỏi của người Việt qua những áng ca dao Dưới góc độ văn hóa, những bài ca dao đưa ta trở về với những quan niệm dân gian tự nghìn đời: từ quan niệm vai trò của cha mẹ trong hôn nhân, vai trò của ông Tơ bà Nguyệt – những “vị thần mai mối”, đến những quan niệm về số tuổi trong cưới hỏi Mỗi quan niệm mang những điều hay, tích cực nhưng bên cạnh đó là những tiêu cực cần phải nhìn nhận và loại bỏ Những nghi thức văn hóa như một sự đánh dấu đặc trưng riêng của phong tục: tục thách cưới, nộp cheo, sêu tất cả được các nghệ sĩ bình dân kí thác một cách độc đáo và đặc sắc trong những ca từ mộc mạc nhưng cũng đầy nghệ thuật Đặc biệt là tài năng sử dụng những con số và những hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, ước lệ cao, kí thác
7 4 Đi sâu khám phá những quan niệm, những nghi thức đó ta như được bước vào tâm hồn người dân đất Việt để thấy ở đó biết bao vẻ đẹp, những nét duyên thầm đang lung linh tỏa sáng Đó là vẻ đẹp của lòng khao khát, ước mơ về hạnh phúc trong tình yêu, khát vọng tình vợ chồng tiết nghĩa; đó là lối sống trọng tình nghĩa – một nếp sống đầy nhân văn; một tâm hồn trải qua bao khó khăn vất vả nhưng không hề trai cứng mà lại rất hài hước, hóm hỉnh, lạc quan hướng tới cuộc sống tốt đẹp Cho dù đó chưa phải là tất cả những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn người Việt, nhưng nó đã phần nào tỏa sáng qua ca dao cưới hỏi để khắc sâu vào hồn những người thưởng thức muôn đời.
Lịch sử với những bước đi vô tình của thời gian sẽ khắt khe sàng lọc để loại bỏ những yếu tố không phù hợp và giữ lại những gì tinh túy nhất.Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và những bước đi vội vã của thời gian Ngày nay, phong tục cưới hỏi của dân tộc đã có sự kế thừa những giá trị tốt đẹp và sàng lọc những điều không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại mới Hình thức tổ chức cưới hỏi không còn quá cầu kì, nó đã được tổ chức tiết kiệm và thể hiện lối sống mới Nhưng suy cho cùng, ca dao cưới hỏi vẫn là những thước phim hay và đặc sắc để lại nhiều dư vị khó có thể nào quên trong lòng người bao thế hệ về “hồn quê” và “tình quê”.