TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Khái niệm, chức năng và nguyên tắc hoạt động của TTCK
Thị trường chứng khoán trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.
TTCK là 1 bộ phận của thị trường tài chính Trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ, công cụ tài chính trên thị trường vốn.
Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời Đó có thể là thị trường tập trung hoặc thị trường phi tập trung.
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất Hình thái điển hình của TTCK tập trung là
Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange) Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter) Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử Giá trên thị trường được hình thành theo phương thức thoả thuận 1.1.2 Chức năng của TTCK
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình
Chứng khoán
Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong 1 thời hạn nào đó
1.2.1 Một số đặc điểm của chứng khoán
- Tính thanh khoản (liquidity): Các tài sản tài chính đều rất dễ chuyển nhượng cho nhau.
- Tính sinh lợi: chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai.Thu nhập này được đảm bảo bằng lợi tức được chia và việc tăng giá của chứng khoán trên thị trường
- Tính rủi ro: Việc nắm giữ các tài sản tài chính này luôn kèm theo yếu tố rủi ro
Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro lãi suất Rủi ro thị trường Rủi ro sức mua Rủi ro tỷ giá
Rủi ro kinh doanh Rủi ro tài chính Rủi ro quản lý
1.2.2 Phân tích rủi ro của chứng khoán
1.2.2.1.Khái niệm và phân loại
Rủi ro là khả năng (xác suất) xẩy ra những biến cố bất ngờ không lường trước được làm thu nhập thực tế thay đổi so với thu nhập dự tính.
Khi nói đến đầu tư tài chính và nhất là đầu tư chứng khoán thì yếu tố rủi ro trên thị trường được biểu hiện rõ nhất là khả năng thay đổi giá cả của những chứng khoán là rất lớn trong khi thu nhập khi đầu tư chứng khoán phụ thuộc vào giá thị trường của chứng khoán đang sở hữu Rủi ro được phân loại phụ thuộc vào những yếu tố gây ra rủi ro, rủi ro được phân thành 2 bộ phận chính: rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống.
Biểu 1 – Phân loại rủi ro
+ Rủi ro hệ thống (systematic risk): là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất…Nó chính là phần bù rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường (market risk) và được đo bằng hệ số bêta.
+ Rủi ro phi hệ thống ( unsystematic risk): là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm tài sản.
1.2.2.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Rủi ro là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, xét trên tổng thể thị trường và trong dài hạn Song mỗi cá nhân người đầu tư hay tổ chức đầu tư có thể áp dụng một hay nhiều trong số những biện pháp sau đây để giảm thiểu rủi ro của việc đầu tư cổ phiếu:
+ Lựa chọn những cổ phiếu riêng lẻ: quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào là kết quả của quá trình thu thập và phân tích vô số thông tin.
+ Thiết lập danh mục đầu tư hoặc mua chứng chỉ quĩ đầu tư: khi phối hợp nhiều cổ phiếu (hoặc cổ phiếu và trái phiếu hay các công cụ khác) trong cùng một danh mục thì hiệu ứng tổng thể là rủi ro của danh mục đầu tư sẽ giảm xuống Đó là phương pháp quản lí rủi ro hữu hiệu Tuy nhiên, với những nhà đầu tư có số vốn không đủ lớn thì đây là phương pháp không phù hợp. Khi đó có thể thay thế bằng cách là mua chứng chỉ quĩ đầu tư thay vì thiết lập danh mục.
+ Sử dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai… Một trong những chức năng kinh tế của các công cụ phái sinh là rào chắn rủi ro bảo vệ lợi nhuận của những tài sản cơ sở.
Rủi ro hệ thống là rủi ro liên quan đến tổng thể, rủi ro này tác động đến tất cả các đối tượng mà không có một biện pháp hữu hiệu nào nhằm hạn chế. Trong khi đó, rủi ro phi hệ thống là rủi ro mang tính cục bộ hoàn toàn có thể giảm thiểu thông qua việc đầu tư đa dạng Yếu tố rủi ro hoàn toàn có thể đo lường được.
Chỉ số này phản ánh mức độ sai lệch của thu nhập thực tế so với mức kỳ vọng của nhà đầu tư hay mức thu nhập bình quân trong quá khứ của nhà đầu tư Độ lệch chuẩn:
Chỉ tiêu này đo mức độ biến thiên theo đơn vị đo, tuy nhiên mức độ tuyệt đối của rủi ro không nói lên được mối tương quan giữ rủi ro và thu nhập, có lúc nhà đầu tư chấp nhận mức rủi ro cao nhưng kỳ vọng thu nhập lại lớn, vì vậy rủi ro còn được đo lường thông qua chỉ số rủi ro tương đối : Độ lệch chuẩn của biến thu nhập σ i
Tỷ lệ thu nhập kì vọng E(R)
Chỉ số này dùng để so sánh các khoản đầu tư khác nhau với các tỷ lệ thu nhập, độ lệch chuẩn khác nhau Ứng với mỗi đơn vị rủi ro thì khả năng về thu nhập tương ứng là bao nhiêu giữa những phương án đầu tư khác nhau. Trong đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán riêng lẻ mà đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, như vậy sẽ xuất hiện rủi ro chung của danh mục chứng khoán Cũng giống như từng chứng khoán riêng lẻ, rủi ro tổng thể của danh mục được xem là khả năng biến động thu nhập trong tương lai về kết quả thu được từ việc đầu tư vào danh mục
* Đa dạng hoá làm giảm thiểu rủi ro phi hệ thống của danh mục đầu tư.
* Tuy nhiên, đa dạng hoá không thể triệt tiêu rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư, vì rủi ro hệ thống là rủi ro bao trùm toàn bộ thị trường, mọi đối tượng nào trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng Ví dụ như rủi ro chính trị, chúng ta chỉ có giảm thiểu khi đầu tư vào các quốc gia khác nhau.
1.2.3 Một số nguyên lý cơ bản
- Nguyên lý đa dạng hoá trong đầu tư :
Nếu như trên thị trường tài chính có n tài sản để các nhà đầu tư lựa chọn và tạo lập các vị thế (long position or short position) và trong số các tài sản có giá hoặc lợi suất tương quan âm (ngược chiều) thì để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, nhà đầu tư nên lựa chọn các tài sản đầu tư theo danh mục.
- Nguyên lý không có cơ lợi (no arbitrage):
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới TTCK Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000, thực hiện phiên giao dịch đầu tỉên vào ngày 28/07/2000 (HoSTC) Năm năm sau, ngày 8/3/2005 thị trường giao dịch bảng II-sàn giao dịch Hà Nội (HaSTC) ra đời tạo bước ngoặt cho sự phát triển vượt bậc cho TTCK Việt Nam.
Trong những năm qua, TTCK đã từng bước phát triển về nhiều mặt trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế Từ chỗ trong suốt 10 năm trời chỉ có vài chục cổ phiếu, chứng chỉ được đưa lên sàn thì đến nay theo thống kê có gần 200 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của các công ty và quỹ đầu tư niêm yết trên TTGDCK thành phố HCM và Hà Nội với tổng giá trị vốn hoá đạt trên 13.8 tỷ USD (bằng 22.7% GDP cao hơn so với kế hoạch dự kiến đến năm 2010 là 15% GDP) và 5 tỷ USD giá trị trái phiếu, tính tổng giá trị bằng25% GDP, chiếm 1/5 tổng số tài chính của cả nước Tính đến cuối tháng12/2006, TTCK Việt Nam tăng 139.84%, được đánh giá là mức tăng cao nhất trên thế giới vượt qua mức tăng của TTCK Thượng Hải và Thâm Quyến-Trung Quốc (111.95%) TTCK Việt Nam đã trở thành một hiện tượng với mức tăng trưởng hàng năm đạt trung bình 19% trong suốt giai đoạn 2002-
2005 Trong suốt mấy tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 TTCK đã đạt mức tăng trưởng 19%, một con số chưa từng có trên thị trường thế giới Khép lại năm 2006 với phiên giao dịch cuối cùng ngày 29/12, VN-Index đã tăng 166.39% Tiếp tục đà tăng trưởng nóng của thị trường, hai tháng đầu năm
2007, ở sàn HCM chỉ số VN-Index đã tăng thêm hơn 45%, ở sàn HN, HASTC-Index đã tăng thêm đến 77% VN-Index đã đạt mức cao nhất tại phiên ngày 12/03 là 1.170,67 điểm, khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân 10-11 triệu chứng khoán với giá trị trên dưới 1000 tỉ đồng.
Sự phát triển quá nóng của TTCK đã bộc lộ nhiều bất ổn như: điều kiện hạ tầng quá kém và quá tải trước sự tăng trưởng của thị trường, xuất hiện những tình huống nghi ngờ là giao dịch nội gián, việc thế chấp bất động sản để vay vốn đầu tư chứng khoán, việc cầm cố chứng khoán để vay tiền đầu tư trở lại vào TTCK đã làm tăng mối lo ngại về sự an toàn vốn của ngân hàng, gây rủi ro dây chuyền cho nền kinh tế, mối lo về hiện tượng “ bong bóng”…
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TOÁN TÀI CHÍNH
Lý thuyết về kinh tế lượng: chuỗi thời gian
* Chuỗi thời gian là một biến số được quan sát theo trình tự thời gian Yt : giá trị quan sát của chuỗi ở thời điểm t.
* Chuỗi Yt được gọi là chuỗi dừng nếu thoả mãn :
Phương sai của chuỗi: Var(Yt) = σ 2
Kì vọng của chuỗi: E(Yt) = μ
Hiệp phương sai: COV(Yt,Yt-1) = γ
* Mô hình ARIMA, ARCH, GARCH:
- Quá trình tự hồi quy AR bậc p :
Yt = 0+ 1Y t-1+ 2Yt-2+…+ pYt-p+ ut ut: nhiễu trắng Điều kiện để quá trình AR(p) là chuỗi dừng: -1< i 0; αi ≥ 0 và Σiαi ≠ 0
- Mô hình GARCH : Rt = μt + ut ut = t* t σt 2 = α0 + Σiαi.ut-i 2 + Σjβj.σt-j 2 i = 1,…, m; j = 1,…, s
< 1 (điều kiện để phương sai không có điều kiện dương, hữu hạn).
Lý thuyết mô hình định giá tài sản tài chính
2.2.1 Mô hình chỉ số thị trường (mô hình chỉ số đơn)
- Mô hình chỉ số thị trường là mô hình hồi quy giản đơn.
- Đối với thị trường VN, ta sẽ sử dụng chỉ số VN-Index làm chỉ số thị trường Chỉ số này được tính đơn giản như sau:
+ Tính giá trị của toàn bộ cổ phiếu ở thời điểm 0 bắt đầu: VA0
VA0 = Σi S0 i ki 0 i = 1,…, K trong đó : ki 0 là số lượng cổ phiếu i niêm yết trên thị trường ngày 0.
S0 i là giá của cổ phiếu i ngày 0.
+ Tính giá trị của toàn bộ cổ phiếu ở thời điểm t: VAt
VAt = Σi St i.ki t i = 1,…, K ki t là số lượng cổ phiếu i giao dịch trong ngày t
+ Chỉ số VN-Index kí hiệu là It= (VAt/ VA0)*I0
- Kí hiệu lợi suất của VN-Index là R_VNI
- Mô hình: R_i = αi + βi.IR_VNI + εi trong đó : R_i là lợi suất của cổ phiếu i. βi.I là hệ số β của cổ phiếu i đối với chỉ số thị trường I. εi là yếu tố ngẫu nhiên đặc thù cho cổ phiếu i, với :
Ta có : nếu βi.I > 1 thì cổ phiếu được đánh giá là cổ phiếu năng động, nghĩa là mức biến động của cổ phiếu i so với mức biến động chung của thị trường là mạnh hơn. nếu βi.I < 1 thì cổ phiếu được đánh giá là cổ phiếu thụ động, nghĩa là mức biến động của cổ phiếu i so với mức biến động chung của thị trường là yếu hơn.
2.2.2 Mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn)
Mô hình định giá tài sản vốn cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng, mô hình cung cấp một lợi suất chuẩn dùng để đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư, giúp phán đoán lợi suất kỳ vọng đối với những tài sản chưa được giao dịch trên thị trường Mô hình định giá tài sản vốn đưa ra những giả định mang tính chất kế thừa học thuyết quản lý danh mục đầu tư của Markowitz, đồng thời đưa ra những giả định về thị trường vốn:
- Các nhà đầu tư là nhà đầu tư e ngại rủi ro
- Mục tiêu là tối đa hoá lợi ích kì vọng.
- Các nhà đầu tư đều là các tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trrên thị trường.
- Các nhà đầu tư đều đồng nhất trong việc đánh giá các thông tin, các chỉ số trong phản ánh hoạt động của thị trường Từ đó đồng nhất trong việc đánh giá lợi suất kì vọng cũng như độ dao động của các lợi suất.
+ Về thị trường: Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo:
- Mọi thông tin trên thị trường được cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư.
- Không hạn chế về khối lượng các tài sản, về điều kiện bán khống.
- Không có các chi phí liên quan đến giao dịch tài sản, không có thuế. + Về tài sản:
- Có tài sản rủi ro và phi rủi ro. p
Rf Đường hiệu quả tuyến tính Đường hiệu quả biên trong mô hình Markowitz Đ ờng hiệu quả biên trong mô hình Markowitz B
- Các tài sản có số lượng cố định, có thể chia nhỏ khối lượng tuỳ ý.
- Đối với tài sản rủi ro thì lợi suất của các tài sản này có phân bố chuẩn.
Danh mục thị trường: là một danh mục đầu tư bao gồm tất cả những tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường và mỗi tài sản trong danh mục này chiếm một tỷ lệ đúng bằng giá trị thị trường của tài sản đó trong tổng giá trị của toàn thị trường Tỷ lệ của mỗi cổ phiếu trong danh mục đầu tư thị trường được xác định bằng cách lấy tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đó chia cho tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Đường thị trường vốn (CML)
Qua học thuyết Markowitz, ta đã biết các nhà đầu tư luôn muốn tăng thu nhập dự tính và giảm rủi ro (giảm độ lệch chuẩn) khi đầu tư vào các danh mục tài sản rủi ro nên họ chỉ quan tâm đến những danh mục nằm trên đường hiệu quả biên Tuy nhiên, vấn đề là trên thị trường còn có một số tài sản được xem là phi rủi ro như tín phiếu kho bạc Do vậy, vấn đề lựa chọn danh mục đối với nhà đầu tư sẽ không còn hoàn toàn như phân tích trong học thuyết Markowitz Ap dụng mô hình trên, nếu thị trường tồn tại loại chứng khoán phi rủi ro với lãi suất Rf và giả thiết rằng các nhà đầu tư có thể vay mượn không hạn chế trên cơ sở lãi suất này thì kết quả về lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư sẽ như hình vẽ sau:
Rf Đường biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập kỳ vọng và rủi ro với thước đo là độ lệch chuẩn giờ là một đường tuyến tính thay vì là một đường cong như ban đầu Như vậy, ta kết luận danh mục T là danh mục thị trường M Khi đó đường hiệu quả tuyến tính trên hình vẽ nối điểm Rf và M gọi là đường thị trường vốn CML với phương trình:
E(R_P) = Rf + P [E(R_M) - Rf] / M Đường TTCK (SML):
Trong mô hình CAPM, độ rủi ro của mỗi chứng khoán không được đo bằng độ lệch chuẩn đã bị triệt tiêu do đa dạng hoá danh mục đầu tư Khi các chứng khoán tham gia vào danh mục đầu tư thì triệt tiêu bớt phần rủi ro phi hệ thống, danh mục thị trường được coi là đa dạng hoá hoàn hảo Vì vậy, rủi ro phi hệ thống của từng chứng khoán được triệt tiêu hết, chỉ còn lại phần rủi ro hệ thống được đo bằng tích sai lệch của chứng khoán đó với danh mục thị trường Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất đối với mỗi chứng khoán riêng lẻ được gọi là đường TTCK được thể hiện như sau: Đồ thị biểu diễn đường SML
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) như sau:
E(R_i) = Rf + i [E(R_M) - Rf ] Đây chính là mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính của từng chứng khoán riêng lẻ được thể hiện dưới dạng phương trình Phương trình này cho thấy với giả thiết về thị trường vốn nếu trên, lợi suất kỳ vọng của mỗi chứng khoán có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số rủi ro hệ thống Chứng khoán có hệ số bêta càng cao thì yêu cầu lợi suất phải càng cao SML được coi là một tiêu chí chuẩn mực để đánh giá một phương án đầu tư Với việc chấp nhận một độ rủi ro nhất định đối với một phương án đầu tư SML cho chúng ta biết lợi nhuận thu được của phương án đầu tư đó phải là bao nhiêu mới có thể bù đắp được rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu.
Như vậy, mô hình định giá tài sản vốn là một học thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính Nói cách khác, đây là mô hình định giá cho những chứng khoán có nguy cơ rủi ro CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm đối với các nhà đầu tư vì chúng không thể loại bỏ được bằng biện pháp đa dạng hoá đầu tư Có nhiều những lý thuyết khác nhau được sử dụng trong việc nghiên cứu đầu tư theo danh mục đầu tư, nhưng mấu chốt của việc đầu tư theo danh mục là việc chúng ta nghiên cứu những đặc trưng của tài sản tài chính những cách thực dùng để xác định rủi ro mà tài sản đó đem lại và việc xác định xem liệu một tài sàn tài chính đang được đánh giá đúng giá trị hay trên giá trị hoặc ngược lại Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố cấu thành nên một danh mục đầu tư, những đặc trưng của việc đầu tư vào một danh mục so với việc đầu tư vào những tài sản tài chính riêng lẻ.
E( R_i) = Rf + β i [E(R_M) – Rf ] trong đú: E( R_i ) là lợi suất kì vọng của cổ phiếu i.
Rf là lợi suất phi rủi ro trên thị trường.
E(R_M) là lợi suất kì vọng của danh mục thị trường. βi là thước đo về mức độ rủi ro βi = COV(R_i, R_M) / VAR(R_M)
[E(R_M) - Rf ] là phần bù rủi ro của danh mục thị trường.
Trên thực tế, có thể thay thế danh mục thị trường M bằng một chỉ số có tính chất đại diện cho toàn bộ thị trường Đối với thị trường VN, ta sẽ sử dụng chỉ số VN-Index.
2.2.3 Các phân tích lý thuyết về giá cổ phiếu
2.2.3.1 Học thuyết về tính ngẫu nhiên (Random Walk)
Một cách khái quát, người ta có thể thấy rằng: bất cứ một thông tin nào được sử dụng để dự đoán diễn biến của cổ phiếu đã được phản ánh hoàn toàn trong giá của cổ phiếu đó Nếu như còn những thông tin khác chỉ ra rằng giá của cổ phiếu đang bị đánh giá dưới giá trị thực tế của nó, các nhà đầu tư sẽ ngay lập tức sẽ bổ sung thêm cổ phiếu đó vào danh mục đầu tư của mình, cung về cổ phiếu tăng dẫn đến giá của nó được đẩy lên ở mức hợp lí Tại mức giá hợp lí này, lợi suất của nó đúng bằng lợi suất bình thường đủ để bù đắp rủi ro cho nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu Nếu còn có những thông tin chỉ ra giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao vựơt quá giá thực của nó, nhà đầu tư cũng sẽ nhận ra rằng mình đang nắm giữ cổ phiếu rủi ro cao hơn lợi ích kỳ vọng Họ sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu đi làm giá cổ phiếu giảm xuống trở về mức giá hợp lí.
Nhưng giả thiết rằng tất cả những thông tin ta đều có thể tiếp cận, giá của cổ phiếu chỉ tăng hay giảm khi xuất hiện những thông tin được coi là mới. Những thông tin mới là những thông tin không thể dự đoán được Nếu là loại thông tin dự đoán đựơc thì dự đoán đó đã sẵn sàng phản ánh trong giá cổ phiếu ngày hôm nay Chẳng hạn, thời điểm cuối tháng ba đầu tháng tư hiện nay đang là “mùa” đại hội cổ đông của các công ty niêm yết nhưng các thông tin chia cổ tức thưởng cổ phiếu với tỷ lệ cao cũng không làm cho cổ phiếu của một doanh nghiệp nào thoát khỏi đợt điều chỉnh giá của thị trường Điều này khác hẳn với diễn biến tháng 2, chỉ cần một tin dự đoán công ty chia, thưởng cổ phiếu giá sẽ tăng kịch trần liên tục Sở dĩ như vậy vì thông tin đó không còn là mới nó đã được dự đoán và đã được phản ánh vào giá của cổ phiếu trước đó rồi. Đây là cốt lõi của lý luận cho rằng giá của cổ phiếu diễn biến một cách ngẫu nhiên.
Tính ngẫu nhiên của việc thay đổi giá khác với tính không hợp lý trong mức giá Nếu giá được xác lập một cách hợp lý thì chỉ những thông tin mới mới tạo ra thay đổi giá Vì vậy, tính ngẫu nhiên sẽ là kết quả tất yếu của giá khi giá này đã bao hàm tất cả những thông tin hiện tại Nếu giá của cổ phiếu có thể dự đoán được thì đây là bằng chứng của thị trường không hiệu quả bởi các thông tin chưa được phản ánh vào trong giá Như vậy, một thị trường được coi là thị trường hiệu quả nếu giá của cổ phiếu phản ánh tất cả các thông tin hiện có trên thị trường.
2.2.3.2 Những yếu tố quyết định giá chứng khoán
Không có một công thức chính xác để xác định khả năng thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường Nhưng có thể xác định được các yếu tố có khả năng tác động đến giá cổ phiếu gồm ba nhóm: cơ bản, kỹ thuật và trạng thái thị trường.
Các yếu tố cơ bản
Lý thuyết về tính thanh khoản
2.3.1 Khái niệm về tính thanh khoản (liquidity)
* Tính thanh khoản hay tính lỏng, tính lưu động trong tài chính chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ.
Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.
* Tính thanh khoản của chứng khoán (liquidity for stock) được hiểu khả năng đổi thành tiền mặt Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn trên thị trường cho việc mua đi bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thuỷ
Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét đến khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu.Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn Điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán sở hữu của họ thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư Tính lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao.
* Giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ Những cổ phiếu giao dịch sôi động thường là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (nó được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức) Đây là những cổ phiếu có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
* Liquidity còn có thể được hiểu là khả năng sẵn sàng chuyển thành tiền mặt của chứng khoán với mức lỗ tối thiểu Những chứng khoán ngắn hạn, như trái phiếu kho bạc, dễ dàng được bán cho các nhà đầu tư với độ chênh lẹch giữa giá mua vào và giá bán ra (spread) tương đối thấp, và được mua bán với khối lượng tương đối lớn thì được coi là có tính thanh khoản lớn.
Bernardo Bortolotti, Frank De Jong, Giovanna Nicodano, Ibolya Schinde khi đề cập đến khả năng thanh khoản thị trường ở mỗi nước đã sử dụng chỉ số ILLIQ là tỉ lệ của trị tuyệt đối lợi suất trên lượng giao dịch Chỉ số ILLIQ càng thấp thì khả năng thanh khoản càng cao Ta có, khi chỉ số ILLIQ = 3 thì có nghĩa là trị tuyệt đối của lợi suất là 3% trong 1 ngày thì lượng giao dịch là1% Tiêu chuẩn của phương pháp này để tính chỉ số ILLIQ cho từng tháng là tính trung bình của tỉ số:
ILLIQt = D -1 Σd { |Rdt| / TURNOVER dt } trong đó :
: trị tuyệt đối lợi suất của ngày d tháng t
D : số ngày giao dịch của tháng t
TURNOVERdt : lượng giao dịch ngày d tháng t.
TURNOVER TVOLUME MVALUE với TVOLUMEd : tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch ngày d
MVALUEd : tổng giá trị vốn hoá thị trường ngày d
Trong tất cả các thị trường, chỉ số ILLIQ đang giảm theo thời gian cho biết rằng tính thanh khoản đang được cải thiện kèm theo đó là mức tăng đáng kể của lượng giao dịch trên thị trường.
Kết luận: Sau khi tìm hiểu về lý thuyết của toán tài chính ta thấy thế mạnh của toán tài chính là các mô hình toán Do đó, khi đưa ra các kết luận sẽ có bằng chứng thuyết phục hơn, sẽ có cách nhìn khách quan hơn về những biến động của thị trường Từ những mô hình trên, sau đây tác giả luận văn sẽ sử dụng số liệu của một số chứng khoán đang được niêm yết trên Trung tâm giao dịch Hồ Chí Minh phân tích thực tế để đưa ra đánh giá về biến động giá cũng như khả năng thanh khoản của các cổ phiếu này.
PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI VÀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ CỔ PHIẾU TRÊN TTCK VIỆT NAM
Phân tích sơ bộ về các cổ phiếu được chọn
3.1.1 Lựa chọn cổ phiếu và số liệu tính toán
* Trong luận văn này, tác giả luận văn sử dụng bốn cổ phiếu là cổ phiếu của những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai thác; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng được niêm yết trên trung tâm giao dịch HCM:
- BMC : công ty khoáng sản Bình Định.
- HBC : công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình.
- MCV : công ty Cavico VN khai thác mỏ và xây dựng
- SJS : công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông Đà
Bốn cổ phiếu này được lựa chọn vì:
- HBC, MCV, SJS là những công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Thị trường bất động sản đã có một thời gian dài “đóng băng”, cùng thời gian đó thị trường chứng khoán bắt đầu được giới đầu tư quan tâm và có một số bước phát triển mạnh mẽ Như vậy, liệu những cổ phiếu của các công ty hoạt động về bất động sản có được quan tâm và biến động giá của nó có theo xu hướng chung của thị trường hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả luận văn quyết định chọn 3 công ty hoạt động trên lĩnh vực này để phân tích biến động giá và xem xét khả năng thanh khoản của nó.
- BMC: diễn biến giá của cổ phiếu BMC là một bất ngờ đối với các nhà đầu tư Không một ai có thể ngờ chỉ là cổ phiếu của một công ty khai thác khoáng sản có vốn điều lệ chỉ 13 tỷ đồng đến từ một tỉnh lẻ lại có tốc độ tăng đến chóng mặt trở thành một cổ phiếu blue-chip với thị giá nhanh chóng chiếm ngôi đầu bảng trong bảng niêm yết BMC đang được tất cả các nhà đầu tư quan tâm Phân tích để đưa ra các nhận xét về diễn biến giá của BMC trong giai đoạn tiếp theo là mục đích khi tác giả luận văn chọn cổ phiếu này.
* Số liệu được sử dụng
- Chuỗi số liệu của cổ phiếu BMC được lấy từ ngày 12/1/2007 đến hết ngày 12/4/2007.
- Chuỗi số liệu HBC được lấy từ ngày 27/12/2006 đến hết ngày 12/4/2007.
- Chuỗi số liệu MCV được lấy từ ngày 13/12/2006 đến hết ngày 13/4/2007.
- Chuỗi số liệu SJS được lấy từ ngày 4/10/2006 đến hết ngày 13/4/2007. + Cổ phiếu BMC
(Nguồn: http:// www.bsc.com.vn)
- Nhìn vào đồ thị chuỗi số liệu về giá đóng cửa của cổ phiếu BMC, một cách trực quan ta thấy giai đoạn từ ngày 12/1/2007 đến 12/4/2007 giá có xu hướng biến động khá ổn định, sau đó có xu hướng biến động tăng giảm với biên độ khá lớn Sau các giai đoạn biến động với biên độ lớn thì có xu hướng quay về dao động với biên độ thấp hơn.
- Sau tháng 4, khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng mạnh Bước đầu có thể thấy tính thanh khoản của cổ phiếu vào tháng 5 tăng Như vậy, chỉ số ILLIQ có xu hướng giảm dần.
(Nguồn: http:// www.bsc.com.vn)
- Nhìn vào đồ thị chuỗi số liệu về giá đóng cửa của cổ phiếu HBC và chuỗi loga giá, một cách trực quan ta thấy giai đoạn từ ngày 27/12/2006 đến
12/4/2007 giá có xu hướng biến động khá ổn định, sau đó có xu hướng biến động tăng với biên độ khá lớn Sau các giai đoạn biến động với biên độ lớn thì có xu hướng quay về dao động với biên độ thấp hơn.
- Sau tháng 4, khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng mạnh Bước đầu có thể thấy tính thanh khoản của cổ phiếu vào tháng 5 tăng Như vậy, chỉ số ILLIQ có xu hướng giảm dần.
(Nguồn: http:// www.bsc.com.vn )
- Một cách trực quan ta thấy, giai đoạn từ 13/12/2006 đến 13/4/2007, giá các phiên giao dịch lúc đầu có xu hướng tăng giảm với biên độ khá lớn sau đó có xu hướng quay về dao động với biên độ thấp và khá ổn định.
(Nguồn: http://www.bsc.com.vn)
- Nhìn vào đồ thị chuỗi số liệu về giá đóng cửa và chuỗi loga giá của cổ phiếu SJS, một cách trực quan ta thấy giai đoạn từ ngày 4/10/2006 đến 13/4/2007 giá có xu hướng biến động khá ổn định, sau đó có xu hướng biến động tăng với biên độ khá lớn Sau các giai đoạn biến động với biên độ lớn thì có xu hướng quay về dao động với biên độ thấp hơn.
- Sau tháng 4, khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng mạnh Bước đầu có thể thấy tính thanh khoản của cổ phiếu vào tháng 5 tăng Như vậy, chỉ số ILLIQ có xu hướng giảm dần.
3.1.2 Sử dụng mô hình chỉ số thị trường
3.1.2.1 Kiểm định tính dừng của các cổ phiếu
Các số liệu phân tích dựa trên lợi suất của các cổ phiếu Lợi suất là chuỗi thời gian do giá cổ phiếu là chuỗi thời gian.
Lợi suất của cổ phiếu được tính bằng :
Rt = ln [St/St-1] trong đó: Rt là lợi suất của cổ phiếu tại thời điểm t.
St là giá đóng cửa của cổ phiếu ngày t.
St-1là giá đóng cửa của cổ phiếu ngày t-1 (hay là giá mở cửa của cổ phiếu ngày t)
Chuỗi lợi suất của cổ phiếu BMC kí hiệu là R_BMC
Theo tiêu chuẩn ADF, chuỗi lợi suất cổ phiếu BMC là chuỗi dừng
Theo tiêu chuẩn ADF, chuỗi lợi suất cổ phiếu HBC là chuỗi dừng.
Kiểm định nghiệm đơn vị cho kết quả chuỗi lợi suất của cổ phiếu MCV là chuỗi dừng.
Theo tiêu chuẩn ADF, chuỗi lợi suất của cổ phiếu SJS là chuỗi dừng.
3.1.2.2 Áp dụng mô hình chỉ số thị trường
R_i = αi + βi.I R_VNI + εi trong đó: R_i là lợi suất của cổ phiếu i
R_VNI là lợi suất của VNIndex βi.I là hệ số β của cổ phiếu i đối với chỉ số thị trường I(VNIndex) εi là yếu tố ngẫu nhiên đặc thù cho cổ phiếu i
R_BMC = αBMC + βBMC.I R_VNI + εBMC Ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS ta thấy giá trị P-value tương ứng với giá trị của hệ số biến độc lập là bằng 0 với mức ý nghĩa 5% Nghĩa là, với mức ý nghĩa 5%, biến R_VNI không có ảnh hưởng đến biến R_BMC.
R_HBC = αHBC + βHBC.IR_VNI + εHBC
Với mức ý nghĩa 5%, biến R_VNI không có ảnh hưởng đến biến R_HBC
R_MCV = αMCV + βMCV.I R_VNI + εMCV Ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS ta thấy giá trị P-value tương ứng với giá trị của hệ số biến độc lập là khác 0 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% Với mức ý nghĩa 5%, biến R_VNI có ảnh hưởng đến biến R_MCV
+ Kiểm định các khuyết tật của mô hình :
- Kiểm định giả thiết : H0: phương sai sai số đồng đều
H1: phương sai sai số thay đổi
Sử dụng kiểm định White ta có kết quả :
Chấp nhận giả thiết H0 hay mô hình có phương sai sai số đồng đều.
- Kiểm định giả thiết : H0: không tồn tại tự tương quan bậc 1
H1: có tồn tại tự tương quan.
Sử dụng kiểm định Breusch-Godfrey (BG) :
Mô hình không tồn tại tự tương quan bậc 1.
- Kiểm định giả thiết : H0: dạng hàm đúng
Mô hình có dạng hàm đúng
Như vậy, mô hình ước lượng được là một mô hình chấp nhận được. β
Ta có : MCV.I = 0.0023 < 1 nên cổ phiếu MCV là một cổ phiếu thụ động
R_SJS = αSJS + βSJS.I R_VNI + εSJS Ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS ta thấy giá trị P-value tương ứng với giá trị của hệ số biến độc lập là bằng 0 với mức ý nghĩa 5%.
Nhận xét: - Ba cổ phiếu BMC, HBC, SJS không chịu ảnh hưởng của thị trường.
- Cổ phiếu MCV là cổ phiếu thụ động hay là mức độ biến động của cổ phiếu MCV so với biến động chung của thị trường là yếu hơn.
3.1.3 Sử dụng mô hình CAPM
E(R_i) = Rf + βi[E(R_M) - Rf] trong đú: E( R_i ) là lợi suất kì vọng của cổ phiếu i.
Rf là lợi suất phi rủi ro trên thị trường.
E(R_M) là lợi suất kì vọng của danh mục thị trường. βi là thước đo về mức độ rủi ro βi = COV(R_i, R_M) / VAR(R_M)
[E(R_M) - Rf ] là phần bù rủi ro của danh mục thị trường.
Từ mô hình ta có, phần bù rủi ro hay là phần trội hơn của cổ phiếu i so với tài sản phi rủi ro (ở đây ta sử dụng tài sản phi rủi ro này là trái phiếu chính phủ) được xác định bằng : E(R_i) – Rf
Dựa vào chuỗi lợi suất của 4 cổ phiếu và của chuỗi lợi suất VNIndex ta có các kết quả sau :
+ Bảng các mô tả thống kê :
Sử dụng lợi suất phi rủi ro Rf = 8.55% /năm (theo trái phiếu chính phủ CP061230 kỳ hạn 10 năm).
Phân tích động thái giá của cổ phiếu
3.2.1 Áp dụng mô hình phục hồi trung bình để phân tích diễn biến giá Động thái của quá trình giá cổ phiếu có các đặc điểm :
- Biến động giá tại một thời điểm có liên hệ chặt chẽ với những biến động nhiều kỳ trước đó.
- Do các cú sốc hoặc do ngẫu nhiên, sau khoảng thời gian biến động không ngừng, nhờ sự điều chỉnh quan hệ cung - cầu, các quá trình giá có xu hướng vận động về mức cân bằng dài hạn.
Quá trình giá cả với những đặc điểm diễn biến trên có thể mô hình hoá bằng mô hình ngẫu nhiên phục hồi trung bình (Mean Reversion Process). Với những phân tích sơ bộ ở trên cùng những kiểm định ở phụ lục 2 ta có thể bước đầu nhận định chuỗi giá 4 cổ phiếu này có thể tuân theo mô hình phục hồi trung bình.
* Áp dụng đối với chuỗi giá cổ phiếu
Thực hiện kiểm định và ước lượng các tham số của mô hình : xt = 0 + xt-1 + vt với xt = lnSt
* Chuỗi giá cổ phiếu BMC
- Lược đồ tương quan của chuỗi L_BMC :
Nhìn vào lược đồ tự tương quan ta có các kết quả tính hàm tự tương quan và hàm tự tương quan riêng, với khoảng tin cậy 95% hệ số tự tương quan riêng ρ11 ≠ 0 có ý nghĩa thống kê, các hệ số tương quan ρi giảm dần theo hình sin nên ta có quá trình L_BMC là quá trình AR(1).
- Kiểm định nghiệm đơn vị unit root test :
Theo tiêu chuẩn kiểm định ADF, chuỗi L_BMC là chuỗi dừng.
Giá trị P_value tương ứng với hệ số của biến L_BMC(-1) < 0.05 do vậy có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, quá trình giá cổ phiếu BMC tuân theo mô hình phục hồi trung bình.
- Ước lượng các tham số của mô hình :
Vì chuỗi L_BMC là chuỗi dừng nên ta có thể sử dụng phương pháp OLS để ước lượng các tham số của mô hình.
Các kiểm định được thực hiện ở phụ lục 3 cho thấy mô hình không có khuyết tật như vậy các ước lượng là đáng tin cậy.
Các kết quả ước lượng được:
= 0.02551 : độ dao động của giá
S= 1446.06 : mức giá cân bằng trong dài hạn
* Chuỗi giá cổ phiếu HBC :
- Lược đồ tương quan của chuỗi L_HBC :
Nhìn vào lược đồ tương quan với các hết quả tính toán cho hệ số tự tương quan và hệ số tự tương quan riêng ta thấy L_HBC là quá trình AR(1).
- Kiểm định nghiệm đơn vị : β ¿ ¿ ε σ η ¿ σ β
Kiểm định ADF cho kết quả chuỗi L_HBC là chuỗi dừng, giả thiết H0 bị bác bỏ vì vậy quá trình giá cổ phiếu HBC tuân theo mô hình phục hồi trung bình
- Ước lượng các tham số bằng phương pháp OLS :
Các kiểm định được thực hiện cho thấy mô hình không có khuyết tật như vậy các ước lượng là đáng tin cậy.
Các kết quả ước lượng được :
= 0.04042 : độ dao động của giá
* Chuỗi giá cổ phiếu MCV :
Lược đồ tương quan của chuỗi :
Chuỗi L_MCV là quá trình AR(1). η ¿ σ β
Với mức ý nghĩa 5% bác bỏ giả thiết H0 nên chuỗi L_MCV tuân theo mô hình phục hồi trung bình.
Các kiểm tra cho thấy các ước lượng là đáng tin cậy vì mô hình không có khuyết tật (kiểm tra được thực hiện ở phụ lục 3).
Các kết quả ước lượng được :
= 0.03907 : độ dao động của giá
Chuỗi L_SJS là quá trình AR(1)
Kiểm định ADF cho ta cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 như vậy ta có chuỗi L_SJS tuân theo mô hình phục hồi trung bình.
Các kiểm tra cho thấy mô hình không có khuyết tật nên các ước lượng là đáng tin cậy.
Các kết quả ước lượng:
= 0.09022 : độ dao động của giá ¿ ¿ β β ¿ ¿ ε σ η ¿ σ
3.2.2 Nhận xét về các kết quả
* Phân tích các kết quả ước lượng từ mô hình phục hồi trung bình.
- Độ dao động của giá : 0.02551
- Mức giá cân bằng dài hạn : 1.446.06
Tốc độ phục hồi của giá cổ phiếu BMC là tương đối chậm Độ dao động của giá cổ phiếu giữa các phiên giao dịch trong cả thời kì mẫu không lớn khoảng 2.55% nằm trong giới hạn cho phép 5% của thị trường Xét về dài hạn giá cổ phiếu khá ổn định Mức giá cân bằng dài hạn của cổ phiếu BMC khoảng 1.446.000đ Giá đóng cửa của ngày 12/04/2007 là 531.000đ, nếu không có những biến động đột xuất trên thị trường thì mất khoảng 36 phiên nữa giá mới có thể quay trở lại được nửa quãng đường về tới mức giá cân bằng 1.446.000đ.
- Độ dao động của giá : 0.04042
- Mức giá cân bằng dài hạn : 93.97
Tốc độ phục hồi của giá cổ phiếu HBC là tương đối nhanh, trung bình chỉ mất khoảng 3 phiên giao dịch để giá quay trở về mức giá cân bằng Độ dao động của giá cổ phiếu giữa các phiên giao dịch trong cả thời kì mẫu không lớn khoảng 4.042% nằm trong giới hạn cho phép 5% của thị trường Xét về dài hạn giá cổ phiếu khá ổn định Mức giá cân bằng dài hạn của cổ phiếu β
HBC khoảng 94.000đ Giá đóng cửa của ngày 12/04/2007 là 82.500đ, nếu không có những biến động đột xuất trên thị trường thì sau 4 phiên giao dịch giá mới có thể quay trở lại được nửa quãng đường về tới mức giá cân bằng 94.000đ.
- Độ dao động của giá : 0.03907
- Mức giá cân bằng dài hạn : 49.653
Tốc độ phục hồi của giá cổ phiếu MCV là tương đối nhanh, trung bình chỉ mất khoảng 7 phiên giao dịch để giá quay trở về mức giá cân bằng Độ dao động của giá cổ phiếu giữa các phiên giao dịch trong cả thời kì mẫu không lớn khoảng 3.907% nằm trong giới hạn cho phép 5% của thị trường Xét về dài hạn giá cổ phiếu khá ổn định Mức giá cân bằng dài hạn của cổ phiếu MCV khoảng 49.700đ Giá đóng cửa của ngày 13/04/2007 là 40.900đ, nếu không có những biến động đột xuất trên thị trường thì sau 7 phiên giao dịch giá mới có thể quay trở lại được nửa quãng đường về tới mức giá cân bằng 49.700đ.
- Độ dao động của giá : 0.09022
- Mức giá cân bằng dài hạn : 352.930đ
Tốc độ phục hồi của giá cổ phiếu SJS là tương đối nhanh, trung bình chỉ mất khoảng 8 phiên giao dịch để giá quay trở về mức giá cân bằng Độ dao động của giá cổ phiếu giữa các phiên giao dịch trong cả thời kì mẫu khá lớn khoảng 9.022 % không nằm trong giới hạn cho phép 5% của thị trường Đối với các nhà đầu tư không ngại rủi ro thì đây có thể được coi là một cổ phiếu khá hấp dẫn Mức giá cân bằng dài hạn của cổ phiếu SJS khoảng 353.000đ. Giá đóng cửa của ngày 13/04/2007 là 345.000đ, nếu không có những biến động đột xuất trên thị trường thì sau 8 phiên giao dịch giá mới có thể quay trở lại được nửa quãng đường về tới mức giá cân bằng 353.000đ.
* Hiện nay, thị trường đang có những điều chỉnh giảm, chỉ số VN-Index đang tiếp tục giảm sâu xuống dưới mức 1000 điểm sau giai đoạn tăng trưởng phi mã Các ước lượng trên mới chỉ cho ta một số nhận định về diễn biến giá mang tính xấp xỉ ban đầu.
Phân tích tính thanh khoản của chứng khoán
3.3.1 Sử dụng OLS để tìm hiểu tính thanh khoản của cổ phiếu
Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi khối lượng giao dịch lớn Khối lượng giao dịch là một thước đo của tính thanh khoản.
Do vậy, có thể thực hiện hồi quy khối lượng giao dịch của cổ phiếu (total) theo thị giá của cổ phiếu để tìm hiểu về tính thanh khoản của cổ phiếu đó. TOTALt : Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch ngày t
CLOSEt : Giá đóng cửa của cổ phiếu ngày t
Kiểm định ở phụ lục 4 cho thấy chuỗi giá của cả 4 cổ phiếu đều không phải chuỗi dừng nhưng chuỗi khối lượng của nó lại là chuỗi dừng nên sử dụng phương pháp ước lượng OLS ta có kết quả có thể chấp nhận được.
Thống kê t có giá trị P_value = 0.0693 > 0.05 nên với mức ý nghĩa 5% khối lượng cổ phiếu BMC giao dịch không phụ thuộc vào giá của nó hay tính thanh khoản của BMC không phụ thuộc vào thị giá của nó.
Thống kê t có giá trị P_value = 0.0001< 0.05 nên với mức ý nghĩa 5% khối lượng cổ phiếu BMC giao dịch phụ thuộc vào giá của nó hay tính thanh khoản của BMC phụ thuộc vào thị giá của nó.
Thống kê t có giá trị P_value = 0.001< 0.05 nên với mức ý nghĩa 5% khối lượng cổ phiếu MCV giao dịch phụ thuộc vào giá của nó hay tính thanh khoản của MCV phụ thuộc vào thị giá của nó.
Thống kê t có giá trị P_value = 0.7396 > 0.05 nên với mức ý nghĩa 5% khối lượng cổ phiếu MCV giao dịch không phụ thuộc vào giá của nó hay tính thanh khoản của MCV không phụ thuộc vào thị giá của nó.
Nhận xét : Hai cổ phiếu có giá giao dịch cao là BMC và SJS thì khả năng thanh khoản không phụ thuộc vào giá Hai cổ phiếu với mức giá trung bình thì tính lỏng của cổ phiếu có phụ thuộc vào giá của nó Điều này cũng khá phù hợp với diễn biến hiện nay trên thị trường Khi chỉ số VN-Index giảm thì những cổ phiếu có thị giá lớn vốn được giao dịch nhiều được coi là có tính thanh khoản tốt lại là những cổ phiếu giảm nhiều nhất và khối lượng giao dịch giảm đi đáng kể
3.3.2 Phân tích biến số TURNOVER
TURNOVER = TVOLUME¿ MVALUE ¿ ¿ ¿ với TVOLUMEd : tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch ngày d
MVALUEd : tổng giá trị vốn hoá thị trường ngày d
MVALUEd = giá đóng cửa ngày d * khối lượng cổ phiếu niêm yết
* Hệ số tương quan giữa lượng giao dịch cuả các cổ phiếu với thị trường ρx,y COV(x, y) σx.σy
Ta có các kết quả : ρBMC,VNI = - 0.228897 ρHBC,VNI = 0.349811 ρMCV,VNI = 0.195254 ρSJS,VNI = - 0.327641
TURN_BMC và TURN_SJS có tương quan âm với TURN_VNI.
TURN_HBC và TURNOVER_MCVcó tương quan dương với TURN_VNI.
* Sử dụng OLS để phân tích :
Kết quả cho thấy : • 5.2394 % sự thay đổi của lượng giao dịch toàn thị trường là do sự thay đổi lượng giao dịch cổ phiếu BMC gây ra
• sự thay đổi lượng giao dịch cổ phiếu BMC có ảnh hưởng đến sự thay đổi chung của toàn thị trường với mức ý nghĩa 10% và là ảnh hưởng ngược chiều Khi lượng giao dịch cổ phiếu BMC tăng 1% thì lượng giao dịch của toàn thị trường giảm 5.65%
Ta thấy : • 12.236 % sự thay đổi của lượng giao dịch toàn thị trường là do sự thay đổi lượng giao dịch cổ phiếu HBC gây ra
• sự thay đổi lượng giao dịch cổ phiếu HBC có ảnh hưởng đến sự thay đổi chung của toàn thị trường và là ảnh hưởng cùng chiều.
Kết quả ước lượng cho thấy: sự thay đổi lượng giao dịch của cổ phiếu MCV ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi chung của thị trường Nếu có sự ảnh hưởng thì đó là sự tác động cùng chiều Có khoảng 3.8124% sự thay đổi lượng giao dịch của toàn thị trường là được giải thích bởi sự thay đổi lượng giao dịch của cổ phiếu MCV.
Nhận thấy : sự thay đổi lượng giao dịch của cổ phiếu SJS ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi chung của thị trường Nếu có sự ảnh hưởng thì đó là sự tác động ngược chiều Có khoảng 1.9808% sự thay đổi lượng giao dịch của toàn thị trường là được giải thích bởi sự thay đổi lượng giao dịch của cổ phiếu SJS.
3.3.3 Áp dụng công thức ILLIQ cho TTCK Việt Nam
ILLIQt = D -1 Σd { |Rdt| / TURNOVER dt } stock Tháng 1/2007 Tháng 2/2007 Tháng 3/2007 Tháng 4/2007
TURNOVER = TVOLUME¿ MVALUE¿ ¿ ¿ Để tính cho toàn thị trường ta có:
TVOLUMEd = ∑i Sd i.Ki trong đó: Sd i là giá đóng cửa của cổ phiếu i ngày d ki là khối lượng cổ phiếu i được giao dịch trong ngày
MVALUEd = ∑i Sd i.Ki trong đó: Ki là khối lượng cổ phiếu i đang niêm yết trong ngày
+ ILLIQ của toàn thị trường: có xu hướng giảm dần cho thấy tính thanh khoản của toàn thị trường đang được cải thiện, lượng giao dịch đang tăng dần. + ILLIQBMC : có xu hướng giảm dần cho thấy khả năng thanh khoản của cổ phiếu BMC đang được cải thiện, lượng giao dịch đang tăng dần.
+ ILLIQHBC : có xu hướng giảm trong 2 tháng đầu năm và tăng vào tháng 3,
4 Điều này cho thấy, lượng giao dịch của cổ phiếu có thể giảm.
+ ILLIQMCV : có xu hướng giảm dần cho thấy khả năng thanh khoản của cổ phiếu MCV tăng dần, lượng giao dịch của cổ phiếu sẽ tăng.
+ ILLIQSJS : có xu hướng tăng dần cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu đang giảm, lượng giao dịch đang giảm dần.
3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa P/E và tính thanh khoản
Như đã trình bày ở trên, giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ Những cổ phiếu giao dịch sôi động thường là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (nó được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức) Đây là những cổ phiếu có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
Tỷ số P/E dưới 20 là hợp lý Đối với các nước đang phát triển, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, người ta lạc quan về bức tranh kinh tế trong tương lai thì tỷ số P/E cũng chỉ dưới 30.
Tỷ số P/E của BMC, HBC, MCV, SJS:
Mã cổ phiếu BMC HBC MCV SJS
(Nguồn: Bản tin thị trường chứng khoán 11/05/2007)
Tỷ số P/E của những cổ phiếu này đều rất cao Tỷ số P/E của BMC và HBC là chấp nhận được khi thị trường chứng khoán VN đang được đánh giá là tăng trưởng nhanh nhưng chỉ số P/E của MCV và SJS cho thấy sức nóng của thị trường là rất lớn Điều này khá phù hợp với với những phân tích về chỉ sốILLIQ ở trên BMC, SJS sẽ có xu hướng tăng dần lượng giao dịch và tính lỏng của 2 cổ phiếu này sẽ được cải thiện rất nhanh.