1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kỹ thuật nghiệp vụ phát hành và thanh toán lc tại lvb

61 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 96,28 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (2)
    • 1.1. THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ (2)
      • 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (2)
      • 1.2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế (2)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (4)
      • 2.1.1. Định nghĩa phương thức tín dụng chứng từ (4)
      • 2.2.2. Quy trình phương thức L/C (5)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT (8)
    • 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT (8)
      • 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Liên Việt (8)
      • 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Liên Việt (9)
      • 2.1.3. Quy trình nghiệp vụ phát hành L/C tại ngân hàng TMCP Liên Việt (10)
      • 2.1.4. Quy trình thanh toán thư tín dụng (28)
    • 2.2. SỐ LIỆU THỰC TẾ CỦA PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT (40)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT (45)
    • 3.1.1. Ưu điểm trong hoạt động phát hành và thanh toán tại LVB (45)
    • 3.1.2. Nhược điểm trong hoạt động phát hành và thanh toán L/C tại LVB (46)
    • 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI LVB (48)
      • 3.2.1. Khắc phục nhược điểm của mô hình ngân hàng tập trung và ảnh hưởng của nó đến phương thức tín dụng chứng từ (48)
      • 3.2.2. Khắc phục những thiếu sót của bản thân quy trình đang được áp dụng (51)
  • KẾT LUẬN (46)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực:kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, du lịch… trong đó quan hệ kinh tế chiếm một vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính Kết thúc từng kỳ, từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ TTQT.

TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.

1.2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế.

1.2.1.1.Đối với nền kinh tế:

Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:

- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như một tổng thể.

- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp

- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.

- Tăng cường thu hút lượng kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.

- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế

Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà XNK cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua hệ thống ngân hàng thương mại với hệ thống mạng lưới chi nhánh cũng như các NHĐL khắp toàn cầu Khi đó ngân hàng đã thực hiện một vai trò quan trọng là trung gian thanh toán là cầu nối giữa người mua và người bán Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng Thực hiện tốt vai trò này là ngân hàng đã nâng cao uy tín của bản thân lên một tầm cao mới không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ quốc gia mà là quốc tế Thông qua vai trò trung gian ngân hàng cung cấp được dịch vụ của mình và thu phí của khách hàng từ đó tăng doanh thu cho bản thân Không chỉ giới hạn ở vai trò trung gian, ngân hàng còn có thể phát triển các dịch vụ các sản phẩm mở rộng khác trong lĩnh vực TTQT như bảo lãnh nhận hàng hay cho vay thanh toán đối với các khách hàng không đủ khả năng thanh toán…

Tóm lại, trong dây truyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: TTQT, tài trợ XNK, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nhận hàng trong ngoại thương… Thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia

XNK, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh XNK

1.2.3.1.Đối với nhà xuất nhập khẩu:

TTQT phát triện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà XNK thâm nhập thị trường thế giới, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng Đồng thời với tiềm năng, thị trường thế giới cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia khác khiến cho doanh nghiệp trong nước phải tìm các hướng đi mới để tăng uy tín, khả năng cạnh tranh của bản thân.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.1.1 Định nghĩa phương thức tín dụng chứng từ:

Tại điều 2, UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.

Thuật ngữ “tín dụng-credit” ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là

“tín nhiệm”, chứ không phải là để chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người NK ký quỹ 100% giá trị của L/C, thì thực chất NHPH không cấp bất kỳ một khoản cho vay nào cho khách hàng, mà chỉ cho khách hàng “vay” sự tín nhiệm của mình Ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề ký quỹ, thì khoản vay tín dụng chỉ thực sự xảy ra khi NHPH tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà nhập khẩu Như vậy, thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức tín dụng chứng từ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng cam kết sẽ trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì ngân hàng có hệ số tín nhiệm cao hơn nhà nhập khẩu.

 Người yêu cầu mở L/C (Applicant): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C Trong đó một số trường hợp, người yêu cầu mở L/C còn được gọi là “opener”, “accountee” hay “principal”

 Người thụ hưởng (Beneficiary): Là bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán L/C Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán(seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu(drawer), người thắng thầu(contractor).

 Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành theo yêu cầu của người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người mở, NHPH được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH NHPH còn có tên gọi khác là ngân hàng mở(Opening Bank).

 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là NHĐL hay một chi nhánh của NHPH ở nước ngoài.

Ngoài ra có thể thêm:

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền củaNHPH.

(Advising bank) Ngân hàng phát hành

(Beneficiary) Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant)

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do.

- Ngân hàng chiết khấu (Negotiation Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị chiết khấu

- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank)

- Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank)…

2.2.2.1.Quy trình cơ bản nghiệp vụ L/C:

(1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình.

(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo cho người thụ hưởng.

(3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì sẽ tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng.

(5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán

(6) Ngân hàng này nếu là ngân hàng được chỉ định thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì thanh toán cho người xuất khẩu(trả tiền ngay, chiết khấu bộ chứng từ hay chấp nhận trả tiền)

(7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang NHPH đòi tiền.

(8) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán.

(9) NHPH báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.

(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng Trong trường hợp người nhập khẩu không thực hiện thì ngân hàng sẽ không trao bộ chứng từ cho họ.

Trên đây là quy trình cơ bản của hình thức tín dụng chứng từ Từ quy trình trên ta nhận thấy một ngân hàng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong phương thức tín dụng chứng từ VD: NHPH, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng được chỉ định… trong đó ta nhận thấy vai trò NHPH là vai trò quan trọng nhất và có tính mấu chốt trong phương thức này.

Vì không có NHPH thì mọi ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận hay ngân hàng được chỉ định đều không thể tồn tại Hơn thế nữa với vai trò của một NHPH, bản thân ngân hàng đã tăng sự rủi ro của mình khi cam kết thanh toán cho người xuất khẩu miễn là bộ chứng từ xuất trình phù hợp mà không thể chắc chắn rằng người nhập khẩu có thể thanh toán cho mình

Phần tiếp theo của bài ta sẽ nghiên cứu về Ngân hàng phát hành và hai hoạt động chính của một ngân hàng phát hành là phát hành và thanh toán thư tín dụng.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Liên Việt

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập của LienVietBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) Hiện nay, với số vốn điều lệ 3.650 tỷ đồng, LienVietBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

LienVietBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Đại hội cổ đông

Ngân hàng điện tử Sở giao dịch Công ty con Trung tâm kinh doanh

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Liên Việt

Kiểm tra và phê duyệt bước 1

Chuyển lưu hồ sơ sang NHĐL, Lưu hồ sơ

Kiểm tra, tiếp nhận hoặc từ chối

N Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ và hạch toán

2.1.3.Quy trình nghiệp vụ phát hành L/C tại ngân hàng TMCP Liên Việt

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng và hạch toán

A, Trường hợp thanh toán bằng vốn tự có, ký quỹ 100%:

- Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ tương đương hợp đồng: 01 bản sao(sao y bản chính)(nếu cần CVKH/CVTT yêu cầu mang hợp đồng gốc đến đối chiếu)

- Giấy phép XNK nếu có, hạn ngạch được cấp đối với lô hàng nếu là hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ

- Các ủy quyền ký duyệt của lãnh đạo công ty(nếu có)

B, Các trường hợp ký quỹ dưới 100% và thanh toán bằng vốn tự có hoặc L/C trả chậm thanh toán bằng vốn tự có hoặc thanh toán bằng vốn vay

- Các giấy tờ yêu cầu tại mục a, nói trên

- Các giấy tờ hồ sơ khác nhau theo quy định tại quy trình thẩm định tín dụng hiện hành.

1.2 Kiểm tra và thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng

CVKH/CVTT kiểm tra và xác định rõ tính đầy đủ tính rõ ràng của yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng, so sánh với hợp đồng ngoại để kịp thời lưu ý khách hàng khi có mâu thuẫn

CVKH chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng có đủ điều kiện để phát hành, điều chỉnh thư tín dụng hay không theo các quy định hiện hành về thẩm định khách hàng tại LVB

Sau khi kiểm tra, thẩm định, CVKH được phê duyệt xong sẽ chuyển sang cho trưởng bộ phận QHKH/TTQT phê duyệt bước 1 và giám đốc hay người được ủy quyền phê duyệt bước 2 Sau đó, CVKH sẽ chuyển hồ sơ choTTTT để làm thủ tục phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng theo quy định.

- Yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng kèm các giấy tờ cần thiết (bản gốc),

- Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ tương đương(1 bản sao y hệt bản chính),

- Tờ trình mở hoặc sửa đổi thư tín dụng đã được chi nhánh phê duyệt. 1.3 Tính phí, đề nghị tính quỹ:

CVKH/CVTT tại chi nhánh thực hiện đề nghị ký quỹ và tính phí liên quan đến việc phát hành hoặc điều chỉnh Thư tín dụng chứng từ theo quy định của biểu phí hiện hành tại LVB Sau đó chuyển sang cho bộ phận kế toán hạch toán Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ tiền để ký quỹ và thu phí, CVKH/CVTT phải thông báo và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản.

CVKH/CVTT tại chi nhánh xác định phí điều chỉnh Thư tín dụng do ai chịu, nếu do khách hàng chịu thì sẽ trích tài khoản của khách hàng để thu phí, nếu do người hưởng lợi chịu thì ghi lại để khấu trừ vào khoản tiền sẽ thanh toán

Việc hạch toán cụ thể theo chế độ kế toán hiện hành của LVB

BIỂU PHÍ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

STT Khoản mục Biểu phí

Mức phí Tối thiểu Tối đa

I THƯ TÍN DỤNG NHẬP KHẨU

1.2 Ký quỹ dưới 100% 0,1% 30USD 400USD

2.1 Sửa đổi tăng tiền a Khách hàng trong nước chịu phí Theo 1 và 2, tính trên số tiền tăng thêm b Khách hàng nước ngoài chịu phí 100 USD/lần

2.2 Sửa đổi khác a Khách hàng trong nước chịu phí 10 USD/lần b Khách hàng nước ngoài chịu phí 20 USD/lần

3 Tra soát L/C theo yêu cầu của người xin mở

10USD/lần (+ phí ngân hàng nước ngoài nếu có)

4 Hủy L/C theo yêu cầu của người xin mở 15 USD/lần

5 Kiểm tra chứng từ và thông báo 5 USD/lần

6 Ký hậu vận đơn/Cargo Receipt 5 USD/lần

Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C, phát hành thư ủy quyền nhận hàng theo

8 Phí sai biệt chứng từ(người thụ hưởng) 50 USD/lần

9 Chấp nhận thanh toán L/C trả chậm

9.2 Ký quỹ dưới 100% 30USD a Đối với số tiền đã ký quỹ 0,05%/tháng b Đối với số tiền chưa ký quỹ 0,1%/tháng

10 Thông báo chấp nhận thanh toán L/C/

Thông báo từ chối thanh toán L/C 20 USD/lần (+ cước phí thực tế)

11 Thông báo thanh toán L/C cho ngân hàng nước ngoài 20 USD/lần

12 Chuyển trả chứng từ cho ngân hàng nước ngoài

20 USD/bộ chứng từ (+ cước phí thực tế)

Các phí ngân hàng xác nhận(nếu có)

II THƯ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

1 Thông báo sơ bộ L/C Miễn phí (thu phí của bên thứ 3, nếu có)

2 Thông báo chính thức L/C 20 USD (thu phí của bên thứ 3, nếu có)

3 Chuyển tiếp L/C tới ngân hàng khác 15 USD (thu phí của bên thứ 3, nếu có)

4 Thông báo sửa đổi L/C 10 USD (thu phí của bên thứ 3, nếu có)

5 Chuyển tiếp sửa đổi L/C tới ngân hàng khác 10 USD (thu phí của bên thứ 3, nếu có)

6 Nhận xử lý và kiểm tra chứng từ 10 USD/bộ

7 Gửi chứng từ hàng xuất Thu theo thực tế phát sinh

8 Tra soát theo yêu cầu của người thụ hưởng 15 USD

9 Chứng từ bị hoàn trả do không được thanh toán Thu phí của bên thứ 3 (nếu có)

12 Dịch vụ tư vấn lập bộ chứng từ xuất khẩu 30 USD/bộ

Bước 2: Kiểm tra và phe duyệt bước 1:

Trưởng bộ phận CVKH/CVTT tại chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ cần phát hành, điều chỉnh thư tín dụng, hạch toán liên quan do CVKH/CVTT thực hiện Nếu có sai sót , không phù hợp thì chuyển trả lại CVKH/CVTT để kịp thời chỉnh sửa Nếu đồng ý thì kí phê duyệt chuyển lên Giám đốc người được ủy quyền phê duyệt.

Giám đốc hoặc người có ủy quyền chịu trách nhiệm phê duyệt nội dung của yêu cầu phát hành điều chính thư tín dụng hạch toán Nếu đồng ý thì phê duyệt chấp nhận và chuyển lại cho CVKH/CVTT để chuyển lên TTTT, nếu không đồng ý thì từ chối phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng và chuyển bộ hồ sơ cho CVKH/CVTT để hoàn thiện hồ sơ hoặc chuyển tra lại khách hàng.

Lưu ý : Yêu cầu phát hành L/C là một căn cứ quan trọng đối với không chỉ khách hàng mà nó còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với ngân hàng Ngân hàng một khi phát hành L/C là đã cam kết thanh toán cho người thụ hưởng miễn là bộ chứng từ xuất trình phù hợp dù người yêu cầu phát hành L/C có hay không thể thanh toán cho ngân hàng(trong trường hợp ký quỹ dưới 100%) Khi đó yêu cầu mở L/C của khách hàng là căn cứ pháp lý cho ngân hàng được phép đòi tiền người yêu cầu phát hành khi đã thanh toán cho bộ L/C

Nhận biết được điều này LVB đã thực hiện xây dựng một mẫu yêu cầu mở (phát hành) thư tín dụng không hủy ngang một cách chặt chẽ và chi tiết để đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng trong quá trình phát hành và thanh toán L/C Để hiểu rõ hơn về điều này ta theo dõi một mẫu yêu cầu mở thư tín dụng không hủy ngang của một doanh nghiệp XNK thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt.

TÊN ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

YÊU CẦU MỞ THƯ TÍN DỤNG KHÔNG HUỶ NGANG

KÍNH GỬI: Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt

Với mọi trách nhiệm về phần mình, chúng tôi đề nghị Ngân hàng mở thư tín dụng không huỷ ngang theo các chỉ thị dưới đây (đánh dấu x khi phù hợp) With all our obligations we hereby request you to issue your irrevocable L/C for our account in accordance with the instructions below (mark X where approriate):

(50) Applicant (Full name and address):

Ha Viet Trading Co., Ltd Add: 5 th Fl, No.48, Lane 102, Truong Chinh

Rd, Dong Da Dist., Ha Noi, Viet Nam.

Agriculural Bank of Chia, Linyi

Add: No.4668A Yimeng Road Linyi

(59) Beneficiary (Full name and address):

Shandong Xingang Group Add: Nanfang Town, Linyi city, Shandong Province, China.

(31D) Date and place of expiry (when and where documents must be presented):

(32B) Currency, amount in figures and words:

USD 17,030.16 Seventeen thousand and thirty dollars and sixteen cents only.

 Drafts not required  Draft required

 At … days after date of ( B/L  Other…) Trade term as per INCOTERMS 2000:

(44A) Shipment from: Qingdao port, China (44B) Shipment to: Haiphong port, VietNam

(45A) Description of goods and/or services:

Mẫu số 01LCN/TTQT-LIENVIETBANK/2008

Film faced Plywood, Finland Brown Film, Poplar core melamine WBP Glue

(W)x(L)x(T)MM Pieces Pallet (M3) (USD/M3) (USD)

√ Signed commercial invoice showing L/C no, date in 03 originals by beneficiary.

√ Full (3/3) set of original clean “shipped on board” Ocean Bill of Lading made out to order of issuing bank showing L/C no., date container no., marked "Freight Prepaid " and notify the applicant.

Clean Airway bill consigned to showing flight number, flight date and number of credit and marked "Freight Prepaid/Collect" and notify in originals and … copies.

√ Certificate of Origin issued by CIQ or CCPIT.

√ Detailed Packing list in 03 originals by beneficiary showing total N, W, G, W, the number of pieces of each pallet and the total number of pieces.

 Certificate of quality/quantity issued by in originals and … copies.

√ Test report issued by beneficiary in 03 originals.

 Marine / Air Insurance Policy or Certificate in assignable form and blank endorsed for 110% invoice value covering showing claim payable at in invoice currency in originals and … copies.

 Copy of cable advising accountee of particulars shipment.

SỐ LIỆU THỰC TẾ CỦA PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT

Biểu đồ về giá trị phát hành và thanh toán L/C của ngân hàng từ năm 2008 đến hết năm 2010:

Nhận xét: Ta thấy giá trị tổng số L/C được phát hành và thanh toán của ngân hàng có xu hướng tăng dần theo các năm (không tính năm 2008 vì giữa năm ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động) Dù trong năm 2009 và năm 2010 nền kinh tế kém phát triển do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nhưng điều này thể hiện sự phát triển của ngân hàng nói chung và bộ phận TTQT nói riêng.

Ngoài 2 nghiệp vụ phát hành và thanh toán L/C ngân hàng Liên Việt còn có các nghiệp vụ khác liên quan như hủy L/C, thông báo L/C, chiết khấu bộ chứng từ, ký hậu vận đơn và bảo lãnh nhận hàng

Phát hành và thanh toán L/C

Doanh số cụ thể của LVB thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 như sau:

Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2009

Nghiệp vụ Số món Doanh số(USD)

Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2010

Nghiệp vụ Số món Doanh số(USD)

Tổng cộng 871 268,673,157.93 Để thấy rõ hơn tính ưu việt của phương thức tín dụng chứng từ ta so sánh tổng giá trị thanh toán được thực hiện bằng từng phương thức thanh toán trên tổng giá trị thanh toán toán quốc tế tại LVB: Đơn vị: USD

Trước hết ta thấy được sự gia tăng đáng kể về số lượng giao dịch cũng như về giá trị thanh toán từ năm 2009 đến năm 2010(từ 182,350,912.87

=>457,088,318.98) tương đương tăng 150% tổng giá trị thanh toán Trong đó phương thức tín dụng chứng từ tăng 158,067,920.64 tương đương 143%. Phương thức nhờ thu cũng tăng trên 100% và phương thức chuyển tiền có tốc độ tăng lớn nhất là 406% Sự tăng lên nhanh chóng này do:

- Khả năng hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới thúc đẩy sự mua bán quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

- Ngân hàng không chỉ giữ được các khách hàng truyền thống mà còn phát triển được rất nhiều khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực mua bán quốc tế Các hoạt động thanh toán của những khách hàng được thực hiện liên tục qua hệ thống thanh toán của LVB.

- Sau 3 năm hoạt động, uy tín của LVB được nâng cao trong giới ngân hàng cũng như đối với khách hàng trong và ngoài nước Từ đó các hoạt động liên quan đến TTQT được khách hàng cũng như các NHĐL chấp nhận dễ dàng hơn

Ta có biểu đồ tỷ trọng từng phương thức thanh toán trong 2 năm 2009 và 2010:

Qua 2 biểu đồ trên ta thấy được tổng số tiền được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm đến 60% tổng giá trị TTQT hàng năm. Con số này chưa phản ánh hết được ưu thế của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(theo thống kế các hoạt động TTQT tại Việt Nam thì phương thức tín dụng chứng từ chiếm đến 80%)

Sở dĩ có điều này do phương thức này chưa là thế mạnh của ngân hàng. Ngoài ra do LVB mới được thành lập do đó uy tín (tín dụng) của ngân hàng còn hạn chế chưa thể so sánh với các ngân hàng lâu đời khác tại Việt Nam.

Xem xét biểu đồ ta nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ của phương thức nhờ thu trong cơ cấu TTQT của ngân hàng từ 7% => 14% Sự tăng lên rõ nét này là do hệ thống NHĐL phát của LVB được mở rộng và phát triển mạnh mẽ đặc biệt trong năm 2010 LVB đã có quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng trên thế giới và 53 ngân hàng trong nước.

Do ảnh hưởng của nền kinh tế đặc biệt là cán cân thương mại nên ta có thể thấy rõ trong thanh toán bằng L/C thanh toán L/C hàng nhập chiếm vai trò chủ đạo và một phần là thanh toán L/C hàng xuất Nó phản ánh rõ sự nhập siêu của nên kinh tế nước ta Để thấy rõ hơn điều này ta theo dõi biểu đồ dưới đây

Thấy rõ được điều này sẽ giúp LVB có một chính sách tiền tệ hợp lý đặc biệt là đối với đồng ngoại tệ để ngân hàng có đủ ngoại tệ cho thanh toán.

Thanh toán L/C nhậpThanh toán L/C xuất

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT

Ưu điểm trong hoạt động phát hành và thanh toán tại LVB

 Mô hình tập trung giúp ngân hàng tránh được sự chồng chéo khi xử lý các nghiệp vụ Mội chuyên viên đều có nhiệm vụ riêng của mình dẫn đến chuyên môn hóa cao trong ngân hàng Từ đó hoạt động được diễn ra liên tục và xuyên suốt toàn hệ thống.

 Mô hình tập trung đem lại tính thống nhất cao trong ngân hàng Mọi tình huống đều được xử lý một cách chính xác từ hội sở đến chi nhánh.

 Mô hình tập trung cũng tạo điều kiện thuận lợi khi có nhu cầu tra soát và kiểm tra lại Ta có thể tra soát ngay tại hội sở hoặc chi nhánh nơi thực hiện nghiệp vụ Ngoài ra còn có thể thông qua đối chiếu kiểm tra giữa hội sở và chi nhánh để tìm ra các thiếu sót hoặc sai lầm.

 Thông qua mô hình tập trung, mỗi lệnh được chuyển đi đều được rà soát 1 cách kỹ lưỡng Ta có thể nhận thấy rõ thông qua quy trình phát hành và nhiều cấp từ chi nhánh đến hội sở chính Điều này đặc biệt quan trọng trongTTQT vì đối tượng tiếp xúc của ngân hàng là các ngân hàng nước ngoài,khách hàng nước ngoài khả năng rủi ro là rất cao và khó khắc phục các lỗi đã xảy ra Vì vậy mô hình này đem lại tính an toàn cao cho ngân hàng.

Nhược điểm trong hoạt động phát hành và thanh toán L/C tại LVB

 Trong mô hình này, mọi nghiệp vụ đều được tập trung và xử lý tại một nơi duy nhất, trong TTQT thì nơi đó là TTTT Vì vậy muốn trung tâm có một tốc độ xử lý nhanh cần phải đầu tư lớn về công nghệ và con người để đảm bảo tốc độ xử lý của trung tâm thỏa mãn được toàn hệ thống

 Vì chỉ có một trung tâm xử lý duy nhất nên trong trường hợp trung tâm gặp sự cố thì sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống

 Mô hình đòi hỏi sự xuyên suốt từ thấp tới cao nên đòi hỏi độ chính xác cao, nếu một cấp gặp sự cố hoặc trì trệ sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ xử lý của ngân hàng.

 Do ảnh hưởng về địa lý mà khi áp dụng mô hình này, một số chi nhánh có vị trí địa lý xa với TTTT có khả năng chậm trễ cũng như không thống nhất trong việc xử lý các nghiệp vụ.

Kết luận: Tuy còn cố một số hạn chế nhất định nhưng mô hình ngân hàng tập trung đã thể hiện được nhưng ưu điểm nổi bật của nó Ngày nay do sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng tốc độ xử lý của trung tâm dẫn đến ngày càng nhiều ngân hàng áp dụng mô hình này Ngoài ra, mô hính này đặc biệt được ưa chuộng do khả năng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Đánh giá về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ:

Do ảnh hưởng của mô hình tổ chức của LVB nên quy trình kỹ thuật nghiệp vụ cũng mang các đặc điểm chung về ưu điểm và nhược điểm nói trên Thêm vào đó quy trình phát hành và thanh toán L/C của LVB còn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

 Xét về quy trình phát hành L/C: ta nhận thấy để thanh toán cho ngân hàng khách hàng của LVB có 2 phương án chính là ký quỹ 100% và kỹ quỹ dưới 100% Trong đó phương án ký quỹ dưới 100% thì khách hàng có thể thanh toán bằng vốn vay của chính LVB Điều này khiến quy trình phát hành L/C không chỉ liên quan đến bộ phận TTQT mà còn liên quan đến bộ phận tín dụng của ngân hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận QHKH Do đó đỏi hỏi đến sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của ngân hàng, hơn nữa việc thẩm định khách hàng là một nghiệp vụ đòi hỏi thời gian dẫn đến sự chậm chễ trong việc phát hành L/C.

 Thiếu sót quy trình kiểm tra lại và sửa chữa sai sót sau khi phát hành L/C bằng điện SWIFT Sau khi soạn điện và chuyển cho NHĐL CVTT trước khi lưu hồ sơ cần phải kiểm tra lại điện SWIFT và so sánh nó với L/C đã phát hành, với yêu cầu phát hành thư tín dụng và với bản ACK được nhận từ NHĐL Sau khi tiến hành tra soát không nhận thấy sai sót thì mới được phép lưu hồ sơ Ngoài ra, nếu NHĐL gửi lại thông báo với bản NACK thì cần ngay lập tức kiểm tra lại mọi chứng từ liên quan sửa lỗi và gửi lại sớm nhất cho NHĐL Khi nhận lại được bản ACK thì CVTT tiếp tục kiểm tra lại với các chứng từ đã nêu trên rồi tiến hành lưu hồ sơ.

 Hầu hết các bước kiểm tra và hoàn thiện chứng từ đều được các chuyên viên thực hiện bằng tay Đây là một công việc tốn thời gian đòi hỏi sự chính xác cao nhưng do làm thủ công sẽ làm giảm tốc độ cũng như độ

Ngoài những hạn chế nêu trên, TTQT còn chịu rất nhiều các ảnh hưởng khách quan khách như:

- Yếu tố con người, khả năng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên cũng như hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng

- Hạn chế về chính sách của nhà nước, đặc biệt liên quan đến ngoại hối trong thanh toán Bởi lẽ dự trữ ngoại hối tại Việt Nam là rất thấp, doanh nghiệp và ngân hàng khó khăn trong tìm nguồn cung ứng ngoại hối phục vụ cho thanh toán

- Hạn chế của nền kinh tế và sự mất căn bằng trong cán cân thanh toán Điều này luôn là một vấn đề của Việt Nam một quốc gia luôn nằm trong tình trạng nhập siêu.

- Hạn chế về công nghệ Dù có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật các công nghệ mới nhất cho ngân hàng nhưng Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với nhiều quốc gia về vấn đề này.

- Hạn chế về thị phần, do tỷ trọng TTQT của ngân hàng còn nhỏ so với thị trường TTQT của toàn Việt Nam do đó chưa nhận được đủ sự quan tâm và đầu tư

Hạn chế về danh tiếng và uy tín Do ngân hàng mới được thành lập nên danh tiếng và uy tín của ngân hàng chưa đến được với đầy đủ khách hàng trong và ngoài nước cũng như chưa chiếm

Ngày đăng: 06/07/2023, 11:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Gs. Đinh Xuân Trình, NXB giáo dục, Hà nội 1998 Khác
2. Hướng dẫn áp dụng điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, Nguyễn Trọng Thuỳ, NXB Thống kê Khác
3. Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, Gs.Ts.Nguyễn Văn Tiến, NXB thống kê 2007 Khác
4. Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Gs.Ts.Nguyễn Văn Tiến, NXB thống kê 2009 Khác
5. Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, GS. TS Nguyễn Văn Tiến, NXB thống kê (2005) Khác
6. Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt Khác
7. Những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. PGS. TS Trần Huy Hoàng, Tạp chí kinh tế phát triển Khác
11.Báo cáo thường niên của LVB năm 2009 12.Báo cáo thường niên của LVB năm 2010 Khác
14.Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của LVB năm 2009 15.Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của LVB năm 2010 16.Mẫu yêu cầu mở thư tín dụng không hủy ngang của LVB 17.Danh sách ngân hàng đại lý của LVB Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w