BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ `BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG THỊ HIỀN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ RỬA TAY THƯỜNG QUY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆN[.]
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian tiến hành nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bác sỹ và điều dưỡng viên đang công tác tại 6 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Hoè Nhai – Hà Nội
Tiêu chuẩn loại trừ: là những nhân viên không trực tiếp điều trị, chăm sóc Người bệnh (NVYT làm hành chính, nghỉ thai sản, đi học dài hạn)
Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2015
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính
Cỡ mẫu và Phương pháp chọn mẫu
2.3.1.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng
Áp dụng phương pháp mẫu toàn bộ cho điều tra kiến thức, thái độ về rửa tay thường quy: toàn bộ bác sĩ và điều dưỡng trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu, tổng số 90 người
Để đánh giá thực hành rửa tay thường quy của bác sĩ và điều dưỡng trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh, nghiên cứu áp dụng công thức mẫu cho xác định một tỷ lệ Xác định tỷ lệ rửa tay thường quy đúng qui định theo số lần rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng.
Trong đó: o z (1-/2) = 1,96 (độ tin cậy 95%) o p= 0,65 (Tỷ lệ bác sĩ và điều dưỡng rửa tay thường qui đúng tính trên số lần rửa tay). o d = 0,05 o n = 350 lần rửa tay cần quan sát. o Dự trù cho những cuộc quan sát không hoàn thiện toàn bộ quá trình, cỡ mẫu cuối cùng cho tổng số lần rửa tay cần quan sát của nghiên cứu là 360 lần rửa tay.
Với tổng số bác sĩ, điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu là 90, vì vậy mỗi bác sĩ, điều dưỡng sẽ được quan sát 04 lần rửa tay của từng cá nhân trong thời gian triển khai nghiên cứu.
2.3.1.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
Lãnh đạo bệnh viện: 01 người.
Cán bộ phụ trách phòng chống nhiễm khuẩn: 01 người.
Nhóm bác sỹ của 6 khoa lâm sàng: 6 bác sĩ Điều dưỡng trưởng của 6 khoa lâm sàng: 6 điều dưỡng trưởng Điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh: 6 điều dưỡng
2.3.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu định lượng:
Chọn toàn bộ bác sỹ, điều dưỡng tại 6 khoa lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Hoè Nhai (Tổng số 90).
Mỗi bác sĩ, điều dưỡng được mời tham gia vào nghiên cứu sẽ được quan sát 03 lần rửa tay trong quá trình thu thập số liệu.
2.3.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu định tính:
01 lãnh đạo bệnh viện và 01cán bộ phụ trách phòng chống nhiễm khuẩn sẽ được mời tham gia phỏng vấn sâu.
6 Bác sỹ của 6 khoa lâm sàng sẽ được mời ngẫu nhiên theo danh sách để tham gia vào thảo luận nhóm.
6 Điều dưỡng trưởng của 6 khoa lâm sàng sẽ được mời theo danh sách để tham gia vào thảo luận nhóm.
6 Điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh tại 6 khoa lâm sàng,mỗi khoa một người sẽ được mời ngẫu nhiên theo danh sách để tham gia vào thảo luận nhóm.
Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi phát vấn được xây dựng theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế gới (WHO) (phụ lục 1): Bộ câu hỏi bao gồm 28 câu trong đó đánh giá kiến thức về rửa tay gồm 20 câu hỏi tự điền và đánh giá thái độ của NVYT về rửa tay gồm 8 câu
- Bảng kiểm được xây dựng trên bộ công cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ rửa tay của (WHO) (phụ lục 5): Bảng kiểm trong đó có ghi 5 thời điểm cần rửa tay khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân để quan sát xem NVYT có tuân thủ rửa tay tại thời điểm đó hay không và đánh dấu vào phiếu
- Hướng dẫn thảo luận nhóm, (phụ lục 6): Thảo luận nhóm tập trung được thực hiện trên 3 nhóm đối tượng khác nhau
2 cuộc phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu Phó giám đốc bệnh viện và cán bộ phòng điều dưỡng phụ trách công tác nhiễm khuẩn của Bệnh viện.
Bộ câu hỏi sẽ được điều tra thử trên 7 NVYT trước khi tiến hành điều tra trên quần thể nghiên cứu, sau đó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu định lượng Đo lường kiến thức và thái độ về rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp phát vấn tự điền theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn Nhóm nghiên cứu được tập huấn về cách sử dụng và chấm điểm bộ công cụ đánh giá kiến thức và thái độ về rửa tay Bộ công cụ cũng được đánh giá thử trước khi thu thập số liệu được tiến hành ở 06 khoa lâm sàng đã được chọn Nghiên cứu viên giải thích rõ cách điền thông tin với các đối tượng nghiên cứu, phát phiếu và giám sát các NVYT tự điền phiếu (không trao đổi trong quá trình điền phiếu) Sau 15 đến 20 phút, khi các đối tượng nghiên cứu hoàn thành phiếu, nghiên cứu viên kiểm tra phiếu để đảm bảo không có thông tin nào để trống. Đánh giá tuân thủ rửa tay theo số cơ hội rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát sử dụng bảng kiểm theo mẫu của WHO (quan sát không tham gia) Nhóm nghiên cứu trong đó có 2 NVYT thuộc mạng lưới KSNK của bệnh viện, là những người có kinh nghiệm trong việc giám sát tuân thủ rửa tay thực hiện quan sát NVYT thực hiện điều trị và chăm sóc người bệnh tại 06 khoa lâm sàng của bệnh viện Các quan sát viên dùng bảng kiểm trong đó có ghi 5 thời điểm cần rửa tay khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân để quan sát xem NVYT có tuân thủ rửa tay tại thời điểm đó hay không và đánh dấu vào phiếu Thời gian quan sát mỗi NVYT kéo dài 15 đến 20 phút để đảm bảo có ít nhất hai cơ hội mà ĐTNC cần rửa tay. Người quan sát chọn vị trí quan sát thích hợp để không gây sự chú ý của đối tượng nghiên cứu nhưng vẫn quan sát được đầy đủ các hoạt động mà đối tượng thực hiện khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân Việc xác định cơ hội rửa tay phải chính xác được trình bày ở Phụ lục 3
Thu thập số liệu định tính
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu trực tiếp với lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ, điều dưỡng được lựa chọn vào nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thông tin sâu, chi tiết hơn về các yếu tố liên quan tới việc tuân thủ, không tuân thủ qui trình rửa tay thường qui của cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Các câu hỏi thảo luận và phỏng vấn được nêu rõ trong “Hướng dẫn thảo luận nhóm” và “Hướng dẫn phỏng vấn sâu” Các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sau sẽ do chính tác giả nghiên cứu thực hiện, nội dung các cuộc thảo luận và phỏng vấn sẽ được ghi âm và ghi biên bản.
2.5 Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềnEpidata Sử dụng phần mền SPSS 16.0 để phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu Kiểm định Khi bình phương χ 2 ; OR được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ RTTQ của NVYT.
Bản ghi âm nội dung thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được gỡ băng, mã hóa và phân tích theo chủ đề để tìm hiểu các yếu tố ảnh hýởng ðến tuân thủ RTTQ.
Cách đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành RTTQ
2.6.1 Đánh giá kiến thức, thái độ tuân thủ RTTQ Đo lường kiến thức và thái độ về rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp phát vấn tự điền bộ câu hỏi , sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức về rửa tay gồm 28 câu hỏi tự điền, trong đó có 20 câu đánh giá kiến thức về rửa tay và 8 câu hỏi đánh giá về thái độ tuân thủ RTTQ. Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là: 20 điểm Kiến thức được đánh giá là Đạt khi số điểm ≥ 13 điểm (≥2/3 số điểm tuyệt đối); Chưa đạt khi số điểm 2/3 số điểm tuyệt đối); Không tích cực khi số điểm
2.6.2 Đánh giá thực hành RTTQ Đánh giá thực hành rửa tay theo số cơ hội rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm theo mẫu của WHO (quan sát không tham gia)
Tuân thủ rửa tay được đánh giá là đạt khi có tuân thủ rửa tay khi có cơ hội rửa tay đồng thời phải rửa tay đúng tức là khi cả 2 cơ hội rửa tay được quan sát phải được thực hiện và phải đúng.
Tuân thủ được đánh giá là không đạt khi có tuân thủ rửa tay nhưng rửa tay không đúng hoặc không tuân thủ rửa tay khi có cơ hội rửa tay.
Rửa tay đúng là rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn/ cồn Trong phạm vi của nghiên cứu này chỉ đánh giá thực hành rửa tay thường quy với dung dịch sát khuẩn có đúng hay không khi có cơ hội rửa tay. Không đánh giá việc thực hiện 6 bước của quy trình RTTQ và thời gian phù hợp cho mỗi lần rửa tay Việc đánh giá 2 tiêu trí này được thực hiện ở nội dung tìm hiểu kiến thức thực hành RTTQ của ĐTNC đã nêu ở trên và đã đưa vào phần hạn chế của nghiên cứu.
2.6.3 Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tuân thủ RTTQ
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tuân thủ RTTQ được đánh giá bằng phương pháp định lượng và định tính
Phương pháp định lượng tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ với tuân thủ RTTQ
Phương pháp định tính thông qua kết quả thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện Mục tiêu của phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào thúc đẩy NVYT tăng cường tuân thủ RTTQ?
- Yếu tố nào là rào cản?
- Mong muốn của NVYT khi thực hiện RTTQ?
Khung lý thuyết
y tế, được xây dựng trên nền tảng của mô hình lý thuyết thay đổi hành vi của( Precede-Proceed), có chỉnh sửa để phù hợp vơi đề tài nghiên cứu.
Công thức dưới đây được tham khảo từ Tài liệu đánh giá tuân thủ rửa tay của NVYT của WHO[32]
Số lần RT của NVYT trong thời gian quan sát
Tổng số cơ hội phải rửa tay của NVYT trong thời gian quan sát
Rửa tay: Rửa tay dưới bất kỳ hình thức nào đúng hoặc không đúng theo quy trình vệ sinh bàn tay gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn Số: 7517/BYT- ĐTr
Giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
Các yếu tố cá nhân:
Yếu tố tăng cường/củng cố
Quy định Giám sát hỗ trợ Tập huấn Thi đua khen thưởng. Chế tài
Yếu tố tạo điều kiện
Trang thiết bị phục vụ vệ sinh bàn tay:
Có dung dịch sát khuẩn không?
Sự tiếp cận phươn tiện:
Khoảng cách sử dụng ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn.
Thời gian thực hiện vệ sinh tay với nước và xà phòng là khoảng 45 - 60 giây, với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là từ 20 đến 30 giây (theo quy định của Bộ Y tế)
Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu:
(1) Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (động chạm vào NB).
(2) Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
(3) Sau khi tiếp xúc với người bệnh
(4) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể
(5) Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh
Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu được Hội Đồng đạo đức trường ĐH YTCC thông qua
- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của bệnh viện Đa khoa Hoè Nhai,
- Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hoá.
- Nghiên cứu không có tác động nào có nguy cơ gây hại đến đối tượng nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo với Lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng liên quan nhằm cải thiện tình hình vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế ( NVYT) tại Bệnh viện.
Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục
- Nghiên cứu mới chỉ xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quy so với cơ hội/ thời điểm chứ chưa nghiên cứu quy trình kỹ thuật RTTQ (quy trình đúng, đủ các bước)
- Quá trình thu thập số liệu có thể gặp phải một số sai số sau:
+ Sai số do người thu thập số liệu
+ ĐTNC có thể phát hiện ra mình bị quan sát do đó sẽ có ý thức tuân thủ rửa tay tốt hơn tại thời điểm bị quan sát.
- Biện pháp khắc phục sai số:
+ Sai số do người thu thập số liệu: Tập huấn kỹ trước khi thu thập.
+ Để hạn chế ĐTNC có thể phát hiện mình đang bị quan sát, người quan sát nên chọn vị trí thích hợp không để ĐTNC biết mình bị quan sát.
Các biến số nghiên cứu
Bảng 1 Các biến số sử dụng trong nghiên cứu
TT Tên biến số Khái niện biến số Phân loại
1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
1 Tuổi Tuổi dương lịch Liên tục Phát vấn
3 Nghề nghiệp Chức danh công tác Định danh
5 Nơi công tác 5 Khoa đang làm việc hiện nay Định danh Phát vấn
6 Thời gian công tác ở bệnh viện Số năm làm việc tại bệnh viện Rời rạc Phát vấn
2 Kiến thức của CBYT về tuân thủ RTTQ
TT Tên biến số Khái niện biến số Phân loại
7 Kiến thức về các thời điểm RTTQ
Là kiến thức của ĐTNC về 5 cơ hội RTTQ
1 Trước khi tiếp xúc với người bệnh.
2 Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn.
3 Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
4 Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết
5 Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh bệnh nhân.
8 Kiến thức về tác nhân gây NKBV
Là kiến thức của ĐTNC về NKBV bao gồm bàn tay NVYT là tác nhân chính gây NKBV.
9 Kiến thức về tác dụng của RTTQ
Là kiến thức của về 6 bước của quy trình RTTQ loại bỏ hầu hết các sinh vật thường trú trên da bàn tay.
10 Kiến thức về hóa chất RTTQ
Rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn/ cồn.
Thời gian RTTQ với dung dịch có chứa cồn/ cồn a 5 – 15 giây b.20 – 30 giây c 35 – 45 giây d không biết
12 Kiến thức chung về thực hành rửa tay của CBYT Được đánh giá tổng hợp dựa trên kiến thức về chỉ định rửa tay; về quy trình rửa tay bằng nước và xà phòng; sát khuẩn tay bằng cồn và
TT Tên biến số Khái niện biến số Phân loại
Phương pháp thu thập thời gian thực hiện RTTQ.
3 Thái độ của CBYT về tuân thủ RTTQ
NVYT về mối liên quan giữa
Rửa tay là biện pháp tốt nhất để giảm sự lây truyền của tác nhân gây nhiễm khuẩn có liên quan tới chăm sóc, điều trị y tế.
NVYT về mối liên quan giữa
RTTQ với NKBV Đã mang găng tay thì không cần RTTQ trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân
NVYT về mối liên quan giữa
Nếu tỷ lệ tuân thủ RTTQ của NVYT tăng lên thì tỷ lệ NKBV giảm xuống.
NVYT với việc phải rủa tay nhiều lần trong ngày
Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay Phân loại Phát vấn
Thái độ của NVYT với việc phải rủa tay nhiều lần trong ngày
Rửa tay nhiều lần trong ngày làm tăng tỷ lệ NKBV và ảnh hưởng đến kết quả điều tri bệnh nhân.
Thái độ của NVYT với việc phải rủa tay nhiều lần trong
Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm giảm tỷ lệ NKBV Phân loại Phát vấn
TT Tên biến số Khái niện biến số Phân loại
Phương pháp thu thập ngày
Thái độ của NVYT với sự tuân thủ
RTTQ trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Quan điểm cá nhân khi đồng nghiệp không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn trên người bệnh như đặt kim luồn, đặt nội khí quản…
NVYT với sự tuân thủ RTTQ trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Quan điểm cá nhân khi đồng nghiệp không tuân thủ rửa tay trước khi khám thông thường, kiểm tra vết mổ sạch…
4 Thực hành tuân thủ RTTQ ở CBYT
21 Số cơ hội thực hành rửa tay
Là số cần thực hiện rửa tay khi có cơ hội/chỉ định rửa tay.
Thực hiện rửa tay bằng nước và xà phòng
Là số cần thực hiện rửa tay bằng nước và xà phòng khi có cơ hội/chỉ định rửa tay.
Thực hành kỹ thuật sát khuẩn tay bằng dụng dịch khử khuẩn
Là số cần thực hiện sát khuẩn tay bằng dung dịch khử khuẩn khi có cơ hội/chỉ định rửa tay.
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo các cơ hội/ thời điểm rửa tay trong phạm vi nghiên cứu
TT Tên biến số Khái niện biến số Phân loại
6 Các yếu tố cản trở tuân thủ rửa tay của NVYT
Tình trạng các bồn rửa tay tại các khoa trong BV
Số bồn RT có Lavabo, có nước sạch, có vòi nước có cần gạt, có khăn dùng 1 lần, có dán quy trình rửa tay
Quan sát theo bảng kiểm
Tổng số các phương tiện có trang bị DD sát khuẩn tay
Số xe tiêm, xe thủ thuật, giường bệnh có trang bị Dung dịch sát khuẩn tay
Quan sát theo bảng kiểm
DỰ KIẾN KẾT QUẢ, BÀN LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Thông tin Tần số Tỷ lệ %
Trình độ học vấn Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung học chuyên nghiệp
Thâm niên công tác tại viện
3.1.2 Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu
Phần kiến thức về VSBT gồm 19 câu hỏi, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm, tổng điểm là 19 điểm NVYT Đạt được từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, đạt từ 0 – 10 điểm là không đạt yêu cầu.
Bảng 3.2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT
TT Tác dụng của RTTR Tần số Tỷ lệ % a Bàn tay của NVYT là tác nhân quan trọng trong lây truyền NKBV b NVYT tuân thủ đúng quy trình rửa tay sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân họ. c Rửa tay đúng quy trình là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhưng tốn kém để phòng ngừa NKBV d Tuân thủ RTTQ loại bỏ hầu hết các vi khuẩn thường trú trên da bàn tay e NVYT cần rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân
Bảng 3.3: Tỷ lệ sắp xếp đúng thứ tự các bước trong quy trình rửa tay thường quy
TT Tỷ lệ sắp xếp Tần số Tỷ lệ %
Xếp đúng thứ tự 6 bướcKhông xếp đúng thứ tự 6 bước
3.1.3 kiến thức vệ sinh bàn tay theo các yếu tố
Bảng 3.4 Kiến thức của NVYT về thời gian thích hợp cho một lần RTTQ
Dung dịch rửa tay Thời gian cho một lần
Cồn hoặc dung dịch chứa cồn
Bảng 3.5: Kiến thức của NVYT về dung dịch rửa tay phù hợp nhất
TT Trường hợp/ Thời điểm cần rửa tay Dung dịch phù hợp nhất
Cồn/ dung dịch chứa cồn
Rửa tay trước khi tiêm
Rửa tay ngay sau khi bàn tay bị rủi ro do vật sắc nhọn
Rửa tay vào bất cứ thời điểm nào khi bàn tay nhiễm bẩn
Sau khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân
Rửa tay trước khi đi găng tay sạch
Trước và sau khi tiêp xúc với mỗi bệnh nhân
Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ dính máu, dịch và các chất bài tiết của bệnh nhân
Diệt tốt nhất vi khuẩn trên bàn tay
Bảng 3.6: Phân loại kiến thức chung về rửa tay thường quy của nhân viên y tế
TT Kết quả phân loại Tỷ lệ %
Bảng 3.7: Phân loại kiến thức đúng về rửa tay thường quy của nhân viên y tế theo khoa
Khoa gây mê hồi sức
Khoa Đông y phục hồi chức năng
3.1.4 Thái độ của NVYT về RTTQ
Bảng 3.8: Thái độ của NVYT về vai trò RTTQ trong KSNK
Nhận định được đưa ra Ý kiến của NVYT (n=…)
Rửa tay là biện pháp tốt nhất để giảm sự lây truyền của tác nhân gây nhiễm khuẩn có liên quan tới chăm sóc, điều trị y tế.
Nhận định được đưa ra Ý kiến của NVYT (n=…)
Không ý kiến Đồng ý n (%) n (%) n (%) Đã mang găng tay thì không cần RTTQ trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân
Nếu tỷ lệ tuân thủ RTTQ của NVYT tăng lên thì tỷ lệ NKBV giảm xuống.
Bảng 3.9: Thái độ của NVYT về số lần rửa tay trong ngày
Nhận định được đưa ra Ý kiến của NVYT
Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay
Rửa tay nhiều lần trong ngày làm tăng tỷ lệ
NKBV và ảnh hưởng đến kết quả điều tri bệnh nhân
Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm giảm tỷ lệ NKBV
Bảng 3.10: Thái độ của NVYT về thực hành tuân thủ RTTQ của đồng nghiệp trong chăm sóc, điều trị BN
Không đồng ý Đồng ý Không ý kiến
RTTQ khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn trên BN
RTTQ trước khi khám thông thường, kiểm tra vết mổ sạch
Bảng 3.11: Thái độ chung của NVYT về tuân thủ rửa tay thường quy
Bảng 3.12: Phân loại thái độ của NVYT về tuân thủ RTTQ theo các Khoa
Khoa gây mê hồi sức
Khoa Đông y phục hồi chức năng
Bảng 3.13: Tỷ lệ có RTTQ trong số cơ hội được quan sát
Số cơ hội được quan sát (a)
Số cơ hội có rửa tay (b)
Tỷ lệ % có RTTQ (b/a*100) a Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh b Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn c Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân d Sau khi tiếp xúc với máu và dịch của BN e Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh bệnh nhân
Bảng 3.14: Tỷ lệ RTTQ đúng trong số cơ hội có RTTQ
Số cơ hội có rửa tay (b)
Số cơ hội RTTQ đúng (c)
Tỷ lệ % có RTTQ đúng (c/b*100) f Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh g Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn h Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân i Sau khi tiếp xúc với máu và dịch của
BN j Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh bệnh nhân
Bảng 3.15: Tỷ lệ tuân thủ RTTQ trong tổng số cơ hội được quan sát
Số cơ hội được quan sát (a)
Số cơ hội RTTQ đúng (c)
Tỷ lệ % tuân thủ RTTQ (c/a*100)
Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
Sau khi tiếp xúc với máu và dịch của BN
Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh bệnh nhân
Tỷ lệ tuân thủ RTTQ = (Số cơ hội RTTQ đúng/Số cơ hội được quan sát) x 100
Bảng 3.16: Phân bố tuân thủ RTTQ theo địa điểm làm việc (Khoa lâm sàng)
Số cơ hội được quan sát (a)
Số cơ hội RTTQ đúng (c)
Tỷ lệ % tuân thủ RTTQ (c/a*100)
Bảng 3.17: Phương thức RTTQ trong số cơ hội có rửa tay
Bằng nước Bằng nước và xà phòng
Bằng cồn/ dung dịch chứa cồn
Tổng số cơ hội có rửa tay n % n % n % n %
Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
Sau khi tiếp xúc với máu và dịch của BN
Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh BN
Bảng 3.18: Thực hành RTTQ của NVYT
Mức độ Tần suất Tỷ lệ
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành RTTQ của NVYT:.40 1 Mối liên quan đến kiến thức, thái độ RTTQ của NVYT
3.2.1 Mối liên quan đến kiến thức, thái độ RTTQ của NVYT:
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa một số yếu tố kiến thức của NVYT về RTTQ
NVYT Kiến thức chưa đạt Kiến thức Đạt OR
(CI 95%) p Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
3 Trình độ học vấn Đại học và sau đại học
Cao đẳng và trung học
4 Thâm niên công tác tại BV
6 Địa điểm làm việc (Khoa)
NVYT Kiến thức chưa đạt Kiến thức Đạt OR
(CI 95%) p Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Bảng 3.20: Mô hình hồi quy Logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố và kiến thức về RTTQ
Biến độc lập Hệ số hồi quy (B)
OR thô OR hiệu chỉnh Khoảng tin cậy 95% (CI)
3 Trình độ học vấn Đại học và sau đại học
4 Thâm niên công tác tại BV
6 Địa điểm làm việc (Khoa)
Cỡ mẫu phân tích (N)=…; (*) nhóm so sánh; (-) không áp dụng
Biến độc lập Hệ số hồi quy (B)
OR thô OR hiệu chỉnh Khoảng tin cậy 95% (CI)
Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer and Lemeshow Test): 2 =… ; df=….; p=…
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về RTTQ của NVYT
Thái độ Không tích cực
3.2.2 Mối liên quan định lượng giữa thực hành RTTQ và một số yếu tố
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và thực hành RTTQ
Yếu tố cá nhân Thực hành đạt Thực hành chưa đạt
3 Trình độ học vấn Đại học va sau đại học
Cao đẳng và trung học
4 Thâm niên công tác tại BV
Yếu tố cá nhân Thực hành đạt Thực hành chưa đạt
6 Địa điểm làm việc (Khoa)
Bảng 3.23: Phân bố thực hành RTTQ của NVYT theo thời điểm quan sát
Thực hành Đạt Thực hành chưa Đạt
Bảng 3.24: Mối liên quan kiến thức, thái độ và thực hành RTTQ
Yếu tố Thực hành đạt Thực hành chưa đạt
Kiến thức về RTTQ Đạt
Yếu tố Thực hành đạt Thực hành chưa đạt
3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ rửa tay của NVYT
Bảng 3.25: Yếu tố thúc đẩy Bác sỹ và Điều dưỡng tuân thủ rửa tay
Trang thiết bị rửa tay
Bảng 3.26: Các yếu tố cản trở tuân thủ rửa tay của Nhân viên Y tế
Thiếu yếu tố thúc đẩy
Bàn luận
- Thực trạng tuân thủ các cơ hội RTTQ của bác sỹ, điều dưỡng của 6 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Hoè Nhai.
- Thực trạng kiến thức về rửa tay thường quy của Bác sỹ và Điều dưỡng tại 6 khoa lâm sàng của Bệnh viện Hoè Nhai.
- Thái độ của Nhân viên y tế với sự tuân thủ rửa tay thường quy.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ rửa tay của Bác sỹ và Điều dưỡng 6 khoa lâm sàng BV Hoè Nhai
Kết luận
31 Mô tả kiến thức, thái độ thực hành rửa tay thường quy của nhân viên y tế tại 6 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Hoè Nhai năm 2015.
3.2 Xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế tại 6 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa Khoa Hoà Nhai Hà nội năm 2015.
3.3.Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của nhân viên y tế các khoa lâm sàng bệnh viện Hoè Nhai năm 2015
Khuyến nghị
- Đối với tổ kiểm soát nhiễm khuẩn
- Đối với các khoa lâm sàng