TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN *** BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THANH VÂN Hà Nội, tháng 4 năm 2023 Mục Lục[.]
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THANH VÂN
T HÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
- Tên công ty: Công ty TNHH Thanh Vân
- Tên nước ngoài: THANH VAN COMPANY LIMITED
- Địa chỉ công ty : xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Địa chỉ văn phòng đại diện: số 44 thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Đại diện pháp lý : Ông Ngô Văn Nguyên – Giám Đốc
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0900218104, do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần 5 ngày 08 tháng 5 năm 2009.
- Vốn điều lệ : 40.000.000.000 (bốn mươi tỷ đồng)
L ỊCH SỬ THÀNH LẬP , PHÁT TRIỂN
Ngày 04/11/2001: Công ty TNHH Thanh Vân được thành lập tại thi trấn Yên
Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Năm 2003: Công tychính thức thành lập và chuyển công ty chính về Thôn Liêu Trung, Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Công ty TNHH Thanh Vân chuyên cung cấp các loại vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các vùng lân cận xung quanh
Với số vốn đầu tư ban đầu lên tới 40 tỷ đồng, công ty được trang bị hệ thống dây truyền sản xuất hiện đại bậc nhất: trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt công suất 120 - 150 tấn/ giờ, trạm trộn bê tông thương phẩm công nghệ Đức công suất 120m³/ giờ đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công theo yêu cầu của khách hàng.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, công ty chuyên sản xuất và thi công các sản phẩm từ bê tông như: cống tròn kích cỡ D300 mm - D6000 mm, cống hộp kích cỡ 1000 mm - 3000 mm, bê tông thương phẩm, bê tông asphalt, cọc dự ứng lực, cọc bê tông cốt thép, gia công cơ khí, các cấu kiện bê tông (hố ga, đế cống, ống cống ) phục vụ cho dự án khắp các tỉnh thành miền Bắc.
Cùng với cơ chế chính sách thông thoáng, đơn giản thuận tiện, công ty đã tạo được niềm tin của rất nhiều đối tác trên toàn quốc Chính vì thế, với hơn 20 năm hoạt động công ty đã có được những thành công nhất định Và cho đến thời điểm hiện tại công ty vẫn luôn đổi mới công nghệ thiết bị để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu mới của khách hàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư, sở hữu hơn 100 đầu thiết bị máy móc công nghệ hiện đại như: máy rải thảm, máy cào bóc mặt đường, robot ép cọc tự hành… và hơn 100 xe vận tải các loại.
C ÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT , KINH DOANH CHÍNH
Tại công ty TNHH Thanh Vân ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký bao gồm:
- Chủ đầu tư các dự án khu đô thị, văn phòng, khu chung cư, tổ hợp thương mại.
- Xây dựng các công trình giao thông như: đường làng, ngõ xóm,…
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Kinh doanh bê tông thương phẩm, các sản phẩm bê tông Asphalt, cấu kiện đúc sẵn, công trình xây dựng,.
C Ơ CẤU TỔ CHỨC , CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG , BAN
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng, ban
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức phòng, ban
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
1.4.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ từng phòng ban
+ Là cơ quan có quyền cao nhất trong cơ cấu tổ chức của Công ty Nhiệm vụ bao gồm: Quyết định cơ cấu tổ chức; Xây dựng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ hoạt động của Công ty; Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; phương thức đầu tư và dự án đầu tư.
+ Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch kinh doanh của công ty; ký kết các hợp đồng nhân danh công ty; tuyển dụng lao động, lập các phương án cơ cấu tổ chức công ty.
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng quản lý sản xuất
Phòng hành chính tổng hợp
- Phòng hành chính tổng hợp
Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc trong công tác phụ trách bộ máy tình hình nhân sự, bố trí sắp xếp lao động phù hợp với năng lực của họ. Giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý hành chính và nguồn nhân lực của công ty.
+ Xây dựng bộ máy tổ chức công ty và bố trí nhân sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của công ty. +Xây dựng quy hoạch cán bộ để phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ cấp bậc kỹ thuật, nhằm phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, việc bố trí, điều động, phân công cán bộ, nhân viên, công nhân viên đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị công tác trong công ty.
+ Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho công tynhư : sơ kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, họp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm, hội nghị khách hàng,
+ Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ chính sách liên quan đến vấn đề nhân sự - lao động – tiền lương ( tuyển dụng, hợp đồng lao động, nghỉ việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, thi đua khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, ).
+ Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính, con dấu và quản lý tài sản, thực hiện công tác lưu trữ các loại hồ sơ tài liệu.
- Phòng kinh doanh tiếp thị
+ Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về định hướng chiến lược phát triển dự án và các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các phương án, cơ hội kinh doanh theo hướng mới, đề xuất, tư vấn và lập kế hoạch kinh doanh, marketing trình ban lãnh đạo công ty.
+ Là người có trình độ chuyên môn, giúp việc cho Giám đốc và được Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ khác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được giao Trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức kinh doanh, tìm phương án kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
+ Nghiên cứu kỹ thuật khoa học sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, thành phần theo đúng quy định của Nhà nước
+ Giao nhận hàng hóa, tài liệu hồ sơ theo lịch phân công và theo yêu cầu của cấp trên; kiểm tra hàng hóa, hồ sơ sau đó ký phiếu xuất và sổ giao nhận; thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan đảm bảo hàng hóa, tài liệu hồ sơ được giao đầy đủ, đúng thời hạn; tiếp nhận và giải quyết những vấn đề liên quan đến xe vận chuyển như hỏng hóc, bảo dưỡng, Nâng cấp hoặc thay thê các trang thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, giám sát các hoạt động đầu tư máy móc.
+ Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, nghiên cứu tài chính của công ty Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách và tính được chi phí, doanh thu trong kỳ Kiểm tra chất lượng, định lượng vật tư, hàng hóa trước khi nhập kho, kiểm kê vật tư, hàng hóa theo dõi thành phẩm, vật tư Chịu trách nhiệm trước công tyvà các cơ quan chức năng về công tác, chế độ kế toán được áp dụng.
Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin để nắm bắt được tình hình toàn công tycũng như các phòng ban khác để phát trển một cách toàn diện, giúp công typhát triển theo một thể thống nhất Ta có thể thấy cơ cấu công ty TNHH Thanh Vân được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp, mỗi phòng ban là một mắt xích không thể thiếu của công ty với từng nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo lên nhau, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn hiệu quả.
C Ơ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH T HANH V ÂN
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán
+ Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kế toán và hạch toán kế toán công tytheo quy chế sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quản lý của nhà nước.
+ Thực hiện các chế độ về công tác tài chính kế toán, kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng.
+ Là người tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán, tài chính trong công tyvà thống kê các thông tin kinh tế và các chế độ hạch toán để kịp thời báo cáo lên cấp trên.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí và giá thành:
+ Có nhiệm vụ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, so sánh đối chiếu, tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán, thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, lập các báo cáo tài chính.
- Kế toán công nợ, thanh toán:
+ Thực hiện việc theo dõi chi tiết từng khách hàng về giá trị tiền hàng, thời hạn thanh toán và tình hình thanh toán công nợ của từng khách hàng.
+ Theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo hành, các giấy tờ có giá trị
Kế toán công nợ, thanh toán
Kế toán trưởng như tiền để thực hiện mua hàng, thanh toán chậm của khách hàng.
+ Ngoài kế toán thanh toán còn phải theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp, kiển tra tính hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản phải thu, phải trả khác.
+ Có trách nhiệm quản lý thu chi quỹ tiền mặt, cập nhật số dư các tài khoản tiền tệ và hàng ngày thực hiện ghi chép, đối chiếu sổ quỹ với sổ sách kế toán.
1.5.1 Đặc điểm hình thức, chế độ kế toán tại công ty
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (đã kiểm tra), kế toán phần hành ghi vào các bảng kê, bảng phân bổ có liên quan Riêng các chứng từ có liên quan đến tiền mặt còn phải ghi vào sổ quỹ; liên quan đến sổ, thẻ kế toán chi tiết thì ghi trực tiếp vào sổ, thẻ kế toán chi tiết Căn cứ vào các bảng kê lấy số liệu vào sổ nhật ký chung có liên quan Đồng thời, cộng các bảng kê, sổ chi tiết, lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung liên quan.
Cuối tháng, cộng các bảng kê, sổ chi tiết lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung có liên quan Sau đó, cộng các nhật ký chung, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật ký chung có liên quan rồi lấy số liệu từ các nhật ký chung ghi vào các sổ Cái Định kỳ (năm) lập báo cáo kế toán.
Bên cạnh đó, bộ phận kế toán sử dụng phần mềm kế toán Misa để hạch toán các nghiệp vụ hạch toán hàng ngày và lưu trữ thông tin chứng từ.
1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
+ Áp dụng quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
+ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/ 01/ 2021 đến ngày 31/ 12/ 2021.+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
+ Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt Nam đồng: Theo tỷ giá ngân hàng thông báo tại thời điểm hạch toán (dùng tỷ giá thực tế).
+ Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Phương pháp giá thực tế đích danh.
+ Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song.
Đ ÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ CÔNG TY
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính:VND
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.017.590.
Lợi nhuận kế toán trước thuế (63.621.81
(Nguồn: Báo cáo tài chính đơn vị giai đoạn 2020- 2022)
- Nhận xét chung về tình hình hoạt động của đơn vị
Qua bảng trên ta nhận thấy, doanh thu công ty giai đoạn 2020 – 2022 tuy có nhiều biến động, nhưng nhìn chung là có xu hướng dần phục hồi và đi lên Doanh thu năm 2022 tăng 701.142.040 VND (tương ứng tăng 10,53%) so với năm 2021 và tăng 3.341.775.542 VND (tương ứng tăng 83,18%) so với năm 2020.
Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty cũng có xu hướng đi lên trong giai đoạn trên Cụ thể, năm 2022 lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng 401.538.237 (tương ứng tăng 631,13%) so với năm 2020.
Năm 2020, doanh thu và lợi nhuận của công ty đồng loạt giảm sút, nguyên nhân chính là do hậu đại dịch COVID- 19, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động bất động sản cũng như nghành xây dựng sản xuất và cung cấp dịch vụ liên quan đến xây dựng.
Từ bảng trên dễ dàng nhận thấy rằng chi phí giá vốn sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, dẫn đến lợi nhuận thu được không được như mong muốn Chính vì vậy, ban Giám đốc tại công ty rất coi trọng việc tìm ra giải pháp giảm thiểu chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, góp phần đem lại doanh thu cho tổng doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
Đ ẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Công ty tnhh Thanh Vân là một cơ sở đơn vị sản xuất với 2 sản phẩm kinh doanh chính là thành phẩm từ bê tông như cọc, ống bê tông và bê tông thương phẩm Với đặc điểm riêng của sản phẩm mà trong quá trình sản xuất công ty sử dụng các chủng loại nguyên vật liệu đặc thù như: xi măng, cát nghiền, đá các loại, tro bay, thép, và các loại nguyên liệu phụ gia như: phụ gia Bifi,
Bảng 2.1: Bảng thống kê vật liệu và nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Nguồn cung cấp Cách vận chuyển về công ty
Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam Xi măng Quang Sơn
Xe xi téc chuyên dụng
2 Cát Cát sông Lô Công ty TNHH
3 Đá Công ty TNHH đầu tư Anh
4 Nước Công ty tnhh Minh Hoàng và nguồn nước giếng khoan
Hệ thống bơm và lọc của công ty
5 Phụ gia Phụ gia bifi dạng thùng Xe tải
6 Thép Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Đông Anh
(Nguồn: Phòng Kế toán) Để tiến hành sản xuất sản phẩm, công ty phải sử dụng tương đối nhiều chủng loại nguyên vật liệu phụ thuộc vào thành phẩm theo đơn đặt hàng. Công ty thường đáp ứng các đơn hàng sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn với năng suất yêu cầu là 97.000 m³/năm.
2.1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại công ty
2.1.2.1 Thủ tục thực hiện nhập kho hàng hóa như sau:
- Trong đó, quy trình kiểm nghiệm nguyên vật liệu thu mua đầu vào bao gồm:
Chứng từ thông thường bao gồm:
◦ Giấy giao hàng/ phiếu xuất kho của nhà cung cấp.
◦ Phiếu cân hàng/ Biên bản niêm phong kẹp chì (Nếu có).
◦ Biên bản giao nhận và phiếu nhập kho.
B1 Căn cứ vào thông tin đơn đặt hàng, phòng vật tư lập kế hoạch mua hàng.
Sau khi tham khảo báo giá các nhà cung cấp, nhân viên phòng vật tư
B2trình giám đốc phê duyệt và tiếp hành đặt hàng.
Khi hàng được giao tới kho, nhân viên kho tiến hành kiểm tra trọng lượng thực tế của lô hàng, dưới sự chứng kiến của bảo vệ và nhân viên
Kế toán nhận chứng từ giao nhận hàng và phiếu cân hàng, tiến hành đối
Kế toán lập phiếu nhập kho 3 liên, 1 liên lưu tại quyển, 1 liên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và 1 liên thủ kho giữ để lập thẻ kho.
Kiểm tra loại NVL được giao và số hiệu phương tiện vận tải giao nhận.
B2 Kiểm tra khối lượng thực tế giao nhận bằng cân điện tử của công ty.
B3 Kiểm tra chứng từ giao nhận hàng hóa đã có xác nhận đầu đủ.
2.1.2.2 Cơ sở vật chất lưu trữ NVL tại đơn vị
Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho ngoài trời có mái che với diện tích đủ lớn, thoáng mát, phù hợp với yêu cầu bảo quản, lưu trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Các kho được nối liền với nhau và mỗi kho đều được thiết kế một cửa rộng và cao, thuận tiện cho việc vận chuyển nhập xuất kho nguyên vật liệu với khối lượng lớn Nền nhà kho được xây cao hơn nền đất ngoài trời và làm bằng xi măng rắn chắc, khô ráo Mái nhà kho được lợp mái chắc chắn, giúp bảo quản nguyên vật liệu trước thời tiết khắc nghiệt.
Tất cả các kho đều do một thủ kho trực tiếp theo dõi Hệ thống thiết bị trong kho tương đối đầy đủ gồm cân, xe đẩy, các thiết bị phòng chống cháy nổ… nhằm bảo đảm an toàn một cách tối đa cho nguyên vật liệu trong kho.
K Ế TOÁN CHI TIẾT NHẬP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH T HANH V ÂN 19
2.2.1 Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc kết hợp giữa bộ phận kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của nguyên vật liệu.
Phòng Kế toán đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
+ Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
+ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.2.2 Tài khoản sử dụng hạch toán Để quản lý được chặt chẽ, hạch toán được chính xác tình hình nhập xuất vật liệu, tồn kho vật liệu đảm bảo kịp thời vật liệu phục vụ cho sản xuất, công ty đã tiến hành phân loại vật liệu như sau:
+ Nguyên vật liệu chính (TK 1521): bao gồm xi măng, thép, cát nghiền, đá,…
+ Vật liệu phụ (TK 1522): bao gồm tro bay, phụ gia Bifi,…
Ngoài ra, nhằm dễ dàng quản lý số lượng NVL theo từng phân xưởng,
TK 152 còn có thể chia nhỏ tới các TK 152_phân xưởng X.
Chứng từ xuất Thẻ kho
Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn
2.2.3 Chứng từ kế toán sử dụng
Thực tế những chứng từ kế toán thường được công ty sử dụng trong phần hành kế toán nguyên vật liệu bao gồm:
+ Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
+ Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 03-VT)
+ Hóa đơn GTGT (mẫu số 01-GTKT-3LL)
Bên cạnh những chứng từ đó thì những sổ kế toán chi tiết mà công ty dùng là:
+ Thẻ kho (Mẫu số S12-DN)
+ Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu (mẫu số S10-DN)
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu (Mẫu số 07 – VT)
2.2.4 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu
- Đối với nguyên vật liệu nhập kho.
Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm ở công ty bê tông Hà Thanh Vĩnh Phúc chủ yếu là mua ở trong nước và đa số là mua ngoài Nguyên vật liệu được tính theo nguyên tắc giá thực tế (giá gốc) theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành Việc phản ánh thanh toán được theo dõi trên các tài khoản trong sổ nhật ký chung và trên phần mềm kế toán Misa. Để đánh giá nguyên vật liệu được chính xác và thống nhất, hàng ngày kế toán sử dụng giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho để ghi sổ Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá thực tế NVL nhập kho
+ Các chi phí mua thực tế
- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá + Giá mua ghi trên hóa đơn là giá mua chưa có thuế GTGT
+ Chi phí thu mua thực tế bao gồm các chi phí trong quá trình thu mua vật liệu: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí kiểm nhận nhập kho… + Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại được hưởng là những khoản được giảm trừ khi mua hàng phát sinh sau khi phát hành hóa đơn.
Trường hợp nguyên vật liệu giao tại kho của công ty, trong giá mua (giá thanh toán với người bán chưa có thuế GTGT) đã bao gồm cả chi phí vận chuyển thì:
Giá thực tế NVL nhập kho
= Giá mua ghi trên HĐ (Chưa gồm VAT)
Ví dụ minh họa 1: Ngày 31/3/2023, công ty mua 2.812 kg thép D10 cắt đơn giá mua là 18.455 đồng/kg và 5.114 kg thép D8 thường, đơn giá 18.880 đồng/kg, thuế giá trị gia tăng 10% Hàng được người bán giao tới kho của đơn vị.
Tại công ty giá thực tế của hàng hóa được nhập kho được tính như sau: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên HĐ
Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho Đơn vị:
(Ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 152
- Theo hóa đơn số ngày tháng năm 2021
- Của: Doanh nghiệp Tư nhân Nam Châm
- Nhập kho: công ty TNHH Thanh Vân
T Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ):
- Số chứng từ gốc kèm theo:
Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Đối với nguyên vật liệu xuất kho.
Khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đích danh
Cụ thể, toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng ở công ty được thủ kho theo dõi trên Thẻ kho, trên phần mềm kế toán Misa, theo dõi cả về mặt số lượng và mặt giá trị của từng lần nhập.
Nguyên vật liệu thuộc lô hàng nhập nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho, đơn giá mua thực tế của lô hàng đó lúc nhập kho để tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
Dưới đây là ví dụ về phiếu xuất kho như sau:
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
Công ty TNHH Thanh Vân (Ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO Nợ TK 154
- Tên người nhận hàng: Địa chỉ (Bộ phận):………
- Lý do xuất kho: Xuất kho sản xuất
- Xuất tại kho: ……… Phân xưởng:………
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ):
- Số chứng từ gốc kèm theo:
Người lập Người nhận Thủ kho Thủ trưởng phiếu hàng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.5 Nội dung và phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
- Tại kho: Hàng ngày, thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu về mặt số lượng Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư.
Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật tư.
- Tại phòng kế toán: kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị.
Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển đến kế toán vật tư phải kiểm tra đối chiếu và ghi vào thẻ chi tiết nguyên vật liệu tính ra số tiền Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan.
Chỉ tiêu giá trị của vật liệu nhập trong tháng ở sổ chi tiết của từng loại vật liệu được tính bằng giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng của lô hàng mua vào.
Chỉ tiêu giá trị của vật liệu xuất dùng trong tháng ở sổ chi tiết vật tư được xác định theo giá trị của lô hàng nhập vào.
Cuối tháng kế toán tính ra giá trị tồn kho vật liệu theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật liệu.
Ví dụ 1 (Tiếp tục) Ngày 31/3/2023, công ty mua 2.812 kg thép D10 cắt đơn giá mua là 18.455 đồng/kg và 5.114 kg thép D8 thường, đơn giá 18.880 đồng/kg, thuế giá trị gia tăng 10% Hàng được người bán giao tới kho của đơn vị.
Khi hàng được giao tới kho của đơn vị, đồng thời kế toán sẽ nhận đượcPhiếu xuất kho kiêm phiếu giao hàng như sau:
Biểu số 2.3: Phiếu xuất kho kiêm phiếu giao hàng
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM PHIẾU GIAO
Liên 2: Giao cho người mua
Mẫu số 01GTK Ký hiệu NC/17P
Họ và tên người mua hàng: Công ty TNHH Thanh Vân Địa chỉ (đơn vị/ bộ phận): Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
Lý do xuất kho: Xuất bánTheo đơn hàng/ hợp đồng: Xuất kho tại: Nam Châm
Phương tiện vận chuyển: Ô tô Số xe vận chuyển: 88C – 10770
Tên, quy cách vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Đ ơ n vị tí n h
- Số chứng từ gốc kèm theo:
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi nguyên vật liệu đã chuyển đến công ty, kế toán tiến hành cân hàng và lập Phiếu cân hàng như sau:
Biểu số 2.4: Phiếu cân hàng
: VP_NC Tên ĐV bán hàng
: Công ty TNHH Thép Nam Châm
Mã loại hàng hóa : MHC_THEP Tên hàng : Hàng nhập chung Thép
Trọng lượng tổng : 15.620 kg Thời gian cân tổng : 31/03/2023
Trọng lượng xe : 7.670 kg Thời gian cân bì : 31/03/2023
: 7.950 kg Tỷ lệ quy đổi : 1.000 kg
KL quy đổi : 0.00 kg Đơn giá :
KL thực : 7.926 kg Thành tiền :
Bảo vệ Đơn vị bán hàng Đơn vị mua hàng
(Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) tên) tên)
Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra khối lượng và đầy đủ chứng từ, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho 3 liên (như Biểu số đã nêu trên), 1 liên lưu tại quyển, 1 liên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và 1 liên thủ kho giữ để lập thẻ kho.
Biểu số 2.5: Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu Thép D10
Công ty TNHH Thanh Vân (Ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
TK 152 – Tên vật tư: Thép D10
Số lượng Số lượng Số lượng
1/7 Tồn kho đầu kỳ 0 kg
Xuất kho sản xuất 2.812 kg
Tổng cộng phát sinh 2.812 kg
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.6: Trích bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu tháng 3
Công ty TNHH Thanh Vân (Ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG NHẬP – XUẤT – TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU
Mã hàng Tên hàng ĐV
T Đầu kỳ Nhập Xuất Cuối kỳ
Xi măng rời Xuân Thành PCB 40
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
K Ế TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
Kế toán chi tiết vật liệu hàng ngày là cần thiết và quan trọng, bên cạnh đó kế toán tổng hợp vật liệu cũng là công cụ quan trọng không thể thiếu được và rất có ảnh hưởng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Công ty TNHH Thanh Vân hiện nay, công tác kế toán vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Cùng với việc kế toán chi tiết, kế toán cũng đồng thời phải ghi sổ kế toán tổng hợp phản ánh tình hình nhập xuất vật liệu như giá trị thực tế vật liệu nhập kho, giá trị vật liệu xuất kho theo từng đối tượng sử dụng… nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu thong tin kinh tế cũng như phân tích hoạt động kinh tế, đồng thời đảm bảo theo dõi chặt chẽ việc thanh toán với nhà cung cấp…
2.3.1 Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu
Trong công tác kế toán nhập vật liệu, kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ sau:
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu tiền của nhà cung cấp.
- Các chứng từ liên quan đến chi phí thu mua vật liệu.
- Phiếu xuất kho, phiếu chi tiền, séc chuyển khoản. Để thực hiện công tác kế toán tổng hợp nhập vật liệu, công ty sử các tài khoản:
- Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Và công ty mở các tài khoản cấp 2:
+ TK 1521: Nguyên vật liệu chính
+ TK 1522: Nguyên vật liệu phụ.
- Tài khoản 331: Phải trả cho người bán và được mở chi tiết từng người.
- Tài khoản 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Tài khoản 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu kế toán ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu vào sổ Nhật ký chung, từ đó lên Sổ cái tài khoản liên quan.
Biểu số 2.7: Trích sổ nhật ký chung
Công ty TNHH Thanh Vân (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
31/3 PNK02520 31/3 Nhập Thép D10, chưa thanh toán 15
31/3 PNK02521 31/3 Nhập Thép D8 thường, chưa 15 96.552.320 thanh toán 21
31/3 PNK02522 31/3 Nhập bánh đồng, chưa thanh toán
Xuất kho bánh đồng để sản xuất
Xuất kho Thép D10 sản xuất cọc bê tông
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.8: Trích bảng phân bổ nguyên vật liệu
Công ty TNHH Thanh Vân (Ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 3 năm 2023 Ghi Có tài khoản
TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
TK 627 – Chi phí SX chung 15.400.
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.9: Trích sổ cái TK 152
(Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
Nhập Thép D10, chưa thanh toán
Nhập Thép D8 thường, chưa thanh toán
Nhập bánh đồng, chưa thanh toán
7 Xuất kho bánh đồng để sản xuất
7 Xuất kho Thép D10 sản xuất cọc bê tông
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3.6 Kế toán kết quả kiểm kê kho nguyên vật liệu
Tại công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kế toán tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu nhằm mục đích xác nhận chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê Bên cạnh đó, việc kiểm kê còn giúp cho công ty kiểm tra được tình hình bảo quản, phát hiện và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mát đồng thời để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên vật liệu của công ty có số lượng tương đối lớn, nhiều chủng loại song đều được sắp xếp và quản lý khoa học nên quá trình kiểm tra không mất quá nhiều thời gian Vì vậy công ty thường tiến hành kiểm kê theo quý ở tất cả các kho.
Kế toán thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa sổ chi tiết nguyên vật liệu với số lượng thực tế trong kho, tìm ra nguyên nhân vật tư bị thừa hay thiếu hụt là do nguyên nhân khí hậu, thời tiết hay do cân đong đo đếm Kết quả kiểm kê được ghi vào Biên bản kiểm kê do phòng quản lý sản xuất lập cuối kỳ kiểm kê, biên bản được gửi lên phòng kế toán, kế toán tập hợp số liệu tính ra giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại rồi tiến hành tính giá trị chênh lệch cho từng loại.
- Để hạch toán thừa, thiếu nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản:
TK 338 (3381) – Phải trả, phải nộp khác.
Kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để tiến hành ghi sổ.
-Nếu phát hiện thừa qua kiểm kê:
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
Có TK 3381 – Phải trả, phải nộp khác.
-Nếu phát hiện thiếu qua kiểm kê:
Nợ TK 1381 – Phải thu khác.
Có TK 152 – Nguyên vật liệu.
MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Đ ÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
Công ty TNHH Thanh Vân trải qua hơn 20 năm thành lập, trưởng thành và phát triển với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bê tông phụ kiện và đang ngày càng phát triển đi lên, đa dạng hóa sản phẩm.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh, bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cũng ngày càng được củng cố và hoàn thiện Với đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất bê tông phụ kiện, chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Do đó, công ty rất quan tâm đến công tác kế toán vật liệu và xác định đây là điểm then chốt để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.
Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán của Công ty TNHH Thanh Vân, em đã có điều kiện tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng, em nhận thấy rằng công tác kế toán tại công ty có những ưu điểm sau:
- Tổ chức kế toán và bộ máy kế toán của công ty được Ban giám đốc rất quan tâm thường xuyên chỉ đạo sát sao.
- Các anh chị nhân viên kế toán tại công ty đều có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững chắc.
- Hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tương đối đầy đủ.
- Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để hạch toán kế toán phù hợp với chế độ quy định.
- Ngoài ra, công ty đã lựa chọn phương pháp hợp lý để theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu: phương pháp thẻ song song Vì vậy, việc theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu trở nên chính xác và thuận tiện.
- Các thủ tục nhập xuất kho đầy đủ với sự xét duyệt kỹ càng của Ban giám đốc và các phòng ban khác theo đúng quy định của công ty cũng như Bộ tài chính Do đó các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu luôn đảm bảo tính kịp thời, hợp lý, hợp pháp.
- Nguyên vật liệu nhập kho được kiểm nghiệm trước của Ban kiểm nghiệm do công ty thành lập nên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng vật liệu.
Như vậy, có thể nói công ty đã tiến hành hạch toán đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mọi chi phí về vật liệu và phản ánh vào hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp thể hiện mọi yêu cầu quản lý cao, chặt chẽ về nguyên vật liệu Công tác kế toán vật liệu hợp lý, chính xác đã giúp cho lãnh đạo của công ty có phương hướng và biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu Đồng thời, thông qua đó cung cấp những số liệu chính xác về tình hình nhập, xuất vật liệu, đối tượng sử dụng… phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, thì trong công tác kế toán vật liệu của công ty còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục như:
- Một là, về chế độ kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
Hiện công ty đang áp dụng Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, làm cơ sở thực hiện công tác kế toán tại đây, các mẫu chứng từ cũng được áp dụng theo quyết định trên.
Thực tế cho thấy rằng, quyết định số 48 BTC đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp và không theo kịp với tình hình phát triển của nền kinh tế hiện nay Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các quyết định, thông tư cập nhật hơn, phù hợp hơn với công tác kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu biểu như Thông tư 200/2014/TT- BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Chính vì vậy, việc thay đổi chế độ kế toán đang áp dụng là điều cần thiết thực hiện ngay trong tương lai gần để góp phần ngày càng hoàn thiện bộ máy kế toán của đơn vị và giúp cho công tác kế toán, quản lý được thuận tiện và khoa học hơn.
- Hai là, về phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Hiện tại, công ty sử dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá nguyên vật liệu xuất kho Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo giá nguyên vật liệu của lô hàng đó lúc nhập kho Việc áp dụng phương pháp này yêu cầu thủ kho và kế toán phải theo dõi cẩn thận chính xác giá thực tế của từng lô hàng nhập kho để có thể tính đúng giá của nguyên vật liệu xuất kho.
- Ba là, đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc trích trước chi phí nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp Tại công ty, việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là tương đối lớn Thêm vào đó giá cả thị trường luôn biến động nhưng hiện tại kế toán lại không có thao tác trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Điều này có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong việc hạch toán khi trên thị trường thực sự xảy ra việc giảm sút về giá cả nguyên vật liệu tồn kho.
- Cuối cùng, về nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán
Một kế toán tại công ty đồng thời phải đảm nhiệm nhiều phần việc như kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán tiền lương và kế toán tài sản cố định, thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt,… Điều này tạo nên nhiều áp lực lớn hơn cho từng nhân viên, có thể dẫn đến những sự sai sót trong phần việc của từng nhân viên kế toán do khối lượng công việc khá lớn.
M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI C ÔNG TY TNHH T HANH V ÂN
Hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, bằng những kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập tại trường cũng như qua thời gian thực tập tại đây, em thấy được rằng bên cạnh những ưu điểm đáng khích lệ, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Xuất phát từ những hạn chế đã nêu trên, em xin được đề xuất một số giải pháp như sau:
- Giải pháp thứ nhất, kế toán tại công ty nên thay đổi Quyết định số 48 đang áp dụng, tiến tới chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/ TT- BTC.
Hiện nay, tại Việt Nam, thông tư số 200/2014/TT-BTC đang được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng bởi những ưu điểm đáng kể như:
+ Đưa ra các hướng dẫn chi tiết về chế độ kế toán thực hiện trong doanh nghiệp thông qua hướng dẫn chi tiết các bút toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu diễn ra ở doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện công tác thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
+ Tối đa các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế trên nguyên tắc không trái với luật kế toán.
+ Đơn giản hóa các biểu mẫu, nội dung kê khai nộp thuế, giảm thiểu số lần kê khai nộp thuế…
Chính vì những lý do trên, việc áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC là điều quan trọng, cần thiết và hữu ích đối với công tác kế toán nói riêng và việc quản lý tình hình tài chính tại công ty nói chung.
- Giải pháp thứ hai, công ty nên thay đổi phương pháp tính giá NVL xuất kho nhằm thuận tiện hơn cho công tác kế toán
Hiện tại, việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đích danh như hiện nay chưa được thuận tiện cho kế toán Việc theo dõi giá thực nhập của từng lô hàng để xác định đúng giá thực tế cho nguyên vật liệu xuất kho cũng tạo ra khó khăn cho kế toán trong việc ghi chép Thay bằng phương pháp này, bộ phận Kế toán có thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo công thức sau:
NVL xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân trong kỳ
Giá NVL tồn x Số lượng NVL tồn
Giá NVL nhập x Số lượng NVL nhập
Với phương pháp bình quân gia quyền, kế toán chỉ cần theo dõi nguyên vật liệu tồn kho tháng trước, tổng số nguyên vật liệu nhập trong kỳ cả về số lượng và giá trị Từ đó tính ra đơn giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ, kế toán tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất kho Phương pháp này khá đơn giản, gọn nhẹ trong ghi chép tính toán.
- Giải pháp thứ ba, kế toán viên nên trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho sau mỗi kỳ kế toán
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất khi doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ kế toán hàng tồn kho Nhờ vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Tại công ty với các chủng loại nguyên vật liệu như trên, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động việc vật liệu bị giảm giá trị là hoàn toàn có thể xảy ra Phòng Kế toán có thể tham mưu cho Ban giám đốc để thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nguyên vật liệu Việc lập dự phòng sẽ khiến cho công ty có thể chủ động khi giá cả vật liệu biến động lớn, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất kinh doanh.
- Giải pháp thứ tư, công ty nên xây dựng hệ thống danh điểm nguyên vật liệu chi tiết hơn.
Hiện tại, phòng Kế toán tại công ty có sử dụng các tài khoản chi tiết cho nguyên vật liệu như TK 1521, TK 1522, song bởi nguyên vật liệu cho sản xuất bê tông nói riêng rất đa dạng về chủng loại, cho điều này gây trở ngại cho kế toán khi tiếp cận với kế toán máy, thực hiện hạch toán trên MISA.
Kế toán viên nên thực hiện mã hóa chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu hiện có, nhằm tạo điều kiện cho công tác ghi chép hạch toán được gọn nhẹ,thuận tiện, đồng thời cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho việc kiểm tra, đối chiếu và dễ dàng phát hiện được sai sót, giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.