1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về thương mại

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 182,12 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA (8)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) (8)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành WTO (8)
      • 1.1.2. Mục đích hoạt động của WTO (9)
      • 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của WTO (10)
        • 1.1.3.1. Thương mại không phân biệt đối xử (10)
        • 1.1.3.2. Nguyên tắc tự do hoá thương mại (11)
        • 1.1.3.3. Nguyên tắc bảo hộ bằng hàng rào thuế quan (11)
        • 1.1.3.4. Nguyên tắc ổn định trong thương mại (12)
        • 1.1.3.5. Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng (12)
        • 1.1.3.6. Nguyên tắc không hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu 13 1.1.3.7. Quyền được khước từ và được tự vệ trong trường hợp khẩn cấp (13)
        • 1.1.3.8. Nguyên tắc tôn trọng các tổ chức quốc tế khu vực (13)
        • 1.1.3.9. Nguyên tắc dành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển và chậm phát triển (13)
      • 1.1.4. Hệ thống các hiệp định của WTO (14)
    • 1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA WTO (15)
      • 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá (15)
      • 1.2.1. Quy định cụ thể về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia (16)
        • 1.2.1.1. Đối xử Tối huệ quốc (MFN) (16)
        • 1.2.1.2. Đối xử quốc gia (NT) (17)
      • 1.2.3. Những quy định về thuế quan của WTO (18)
        • 1.2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế quan (18)
        • 1.2.3.2. Quy định về thuế quan (18)
      • 1.2.4. Những quy định về các biện pháp phi thuế quan của WTO (21)
        • 1.2.4.1. Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (22)
        • 1.2.4.2. Hạn ngạch (22)
        • 1.2.4.3. Cấp phép nhập khẩu (23)
        • 1.2.4.4. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (25)
        • 1.2.4.5. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (26)
      • 1.2.5. Những quy định về các lĩnh vực cụ thể khác của WTO (28)
        • 1.2.5.1. Định giá hải quan (28)
        • 1.2.5.2. Giám định trước khi gửi hàng (30)
        • 1.2.5.3. Quy tắc xuất xứ (31)
        • 1.2.5.4. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (32)
        • 1.2.5.5. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (35)
        • 1.2.5.6. Quy định về chống bán phá giá (37)
        • 1.2.5.7. Các biện pháp tự vệ trong thương mại (39)
      • 1.2.6. Những quy định về một số lĩnh vực riêng biệt của WTO (40)
        • 1.2.6.1. Lĩnh vực dệt may (40)
        • 1.2.6.2. Lĩnh vực nông nghiệp (43)
  • CHƯƠNG 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT (48)
    • 2.1. SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM (48)
    • 2.2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA (50)
      • 2.2.1. Về Đối xử Tối huệ quốc (MFN) (50)
        • 2.2.1.1. Về nội dung nguyên tắc MFN (50)
        • 2.2.1.2. Về các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc MFN (52)
      • 2.2.2. Về Đối xử quốc gia (NT) (53)
        • 2.2.2.1. Về nội dung nguyên tắc NT (53)
        • 2.2.2.2. Về các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc NT (55)
    • 2.3. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN (55)
    • 2.4. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN (59)
      • 2.4.1. Về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (59)
      • 2.4.2. Về hạn ngạch (62)
      • 2.4.3. Về cấp phép nhập khẩu (64)
      • 2.4.4. Về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (67)
      • 2.4.5. Về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (69)
    • 2.5. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ KHÁC (71)
      • 2.5.1. Về định giá hải quan (71)
      • 2.5.2. Về giám định trước khi gửi hàng (72)
      • 2.5.3. Về quy tắc xuất xứ (73)
      • 2.5.4. Về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (74)
      • 2.5.5. Về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (76)
      • 2.5.6. Về quy định chống bán phá giá (79)
      • 2.5.7. Về các biện pháp tự vệ trong thương mại (81)
    • 2.6. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC RIÊNG BIỆT (82)
      • 2.6.1. Lĩnh vực dệt may (82)
      • 2.6.2. Lĩnh vực nông nghiệp (83)
  • CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIA NHẬP WTO (86)
    • 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (87)
      • 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (87)
        • 3.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo (87)
        • 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển (89)
      • 3.1.2. Quan điểm, nguyên tắc và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO (91)
        • 3.1.2.1. Quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện (91)
        • 3.1.2.2. Các tiêu chí hoàn thiện (94)
    • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TIẾN TỚI (95)
      • 3.2.1. Hoàn thiện Luật Thương mại Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO (95)
        • 3.2.1.1. Kiến nghị chung về khả năng xử lý, giải quyết sự khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với các chế định của WTO (95)
        • 3.2.1.2. Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện Luật Thương mại Việt (96)
      • 3.2.2. Hoàn thiện quy định về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia (99)
      • 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về thuế quan (100)
      • 3.2.4. Hoàn thiện những quy định về các biện pháp phi thuế quan (101)
        • 3.2.4.1. Về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (102)
        • 3.2.4.2. Về hạn ngạch (102)
        • 3.2.4.3. Về cấp phép nhập khẩu (103)
        • 3.2.4.4. Về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (104)
        • 3.2.4.5. Về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (105)
      • 3.2.5. Hoàn thiện những quy định về các lĩnh vực cụ thể khác (106)
        • 3.2.5.1. Về định giá hải quan (106)
        • 3.2.5.2. Về giám định trước khi gửi hàng (107)
        • 3.2.5.3. Về quy tắc xuất xứ (108)
        • 3.2.5.4. Về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (108)
        • 3.2.5.5. Về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (109)
        • 3.2.5.6. Về quy định chống bán phá giá (110)
        • 3.2.5.7. Về các biện pháp tự vệ trong thương mại (110)
      • 3.2.6. Hoàn thiện những quy định về một số lĩnh vực riêng biệt (110)
        • 3.2.6.1. Lĩnh vực dệt may (110)
        • 3.2.6.2. Lĩnh vực nông nghiệp (111)
  • KẾT LUẬN (114)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (115)

Nội dung

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA

TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm

1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).

GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.

Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn,nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.

Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948.

Trong quá trình hoạt động của mình từ tháng 1/1948 đến tháng 1/1995, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán 4 chủ yếu về thuế quan Tuy nhiên, từ thập kỷ

70 của thế kỷ XX và đặc biệt từ Vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Vòng đàm phán Uruguay 5 , các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hợp quốc và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Tính đến tháng 12 năm 2003, WTO đã có 146 nước và lãnh thổ là thành viên chính thức, 26 nước và vùng lãnh thổ cùng 7 tổ chức quốc tế được hưởng quy chế quan sát viên tại WTO 6

1.1.2 Mục đích hoạt động của WTO

WTO chỉ là một thiết chế quốc tế liên quan đến các quy tắc của thương mại giữa các quốc gia Hạt nhân của thiết chế này là các Hiệp định của WTO được các quốc gia tham gia quan hệ thương mại quốc tế xây dựng và cam kết thực hiện Các Hiệp định này đã tạo lập một khung pháp lý vững chắc cho thương mại đa biên, là khuôn khổ ràng buộc chính phủ các nước duy trì chính sách thương mại của mình phù hợp với kỷ cương đã được định lập Cho dù các Hiệp định đó do chính phủ các

4 Xem thêm Phụ lục 1: Tóm tắt các vòng đ àm phán c m phán c ủa GATT

5 Xem thêm Phụ lục 2: Tóm tắt th nh qu àm phán c ả của Vòng đ àm phán c m phán Uruguay (1986-1994)

6 Xem thêm Phụ lục 3: Danh sách th nh viên chính th àm phán c ức v các chính ph àm phán c ủ nước, tổ chức quốc tế được hưởng quy chế quan sát viên tại WTO

10 nước đàm phán và ký kết với nhau, nhưng đích cuối cùng của chúng là trợ giúp các nhà sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong điều chỉnh các hành vi thương mại, kinh doanh của họ.

WTO có 3 mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất, giúp cho dòng thương mại càng tự do được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Để làm được như vậy, người ta cố gắng để mọi cái có thể rõ ràng mà không trừu tượng, có thể nhận biết và dự báo trước được Điều đó có nghĩa WTO phải phấn đấu để bảo đảm cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ các nước hiểu rằng các quy tắc thương mại là thống nhất trên toàn thế giới và không một nước nào được đột nhiên thay đổi chính sách thương mại mà không một cá nhân, tổ chức của nước khác biết trước Nói một cách khác là các quy tắc thương mại phải “trong sáng, rõ ràng” và có thể lường trước được mọi thay đổi.

Thứ hai, thực hiện chức năng của trung tâm dàn xếp, thương lượng và thoả thuận các chính sách, quy tắc thương mại đa biên.

Thứ ba, trung tâm để giải quyết các bất đồng, các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế.

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của WTO 7

Hệ thống các hiệp định của WTO khá lớn và đồng bộ, bao quát cả một phạm vi rộng lớn các hoạt động thương mại Các hiệp định đó liên quan đến nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, vô tuyến viễn thông, mua sắm của chính phủ, các tiêu chuẩn công nghiệp, đến sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực khác Tuy vậy, các nguyên tắc cơ bản, các nguyên tắc nền tảng của WTO xuyên suốt toàn bộ các hiệp định Các nguyên tắc đó là cơ sở của hệ thống thương mại đa biên Có thể nêu lên một số nguyên tắc cơ bản sau đây của WTO:

1.1.3.1 Thương mại không phân biệt đối xử

Thương mại thế giới phải được thực hiện một cách công bằng, không có sự phân biệt đối xử, với nội dung sau:

Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN), tức là chế độ đãi ngộ ở các lĩnh vực mình dành cho hàng hoá của một

7 Xem thêm Việt Nam v các t àm phán c ổ chức kinh tế quốc tế, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB

CTQG, 2000, trang 18-24 v Thông tin khoa h àn qu ọc pháp lý Chuyên đề về: ASEAN, APEC, WTO - Một số vấn đề pháp lý về tổ chức v h àm phán c ợp tác, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 10/1998, trang 46-51 nước bạn hàng này tới mức nào thì cũng phải dành cho hàng hoá của các nước bạn khác chế độ đãi ngộ như vậy, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào.

Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ Đối xử quốc gia (NT), tức là chế độ không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước, khi hàng nhập khẩu được đưa vào thị trường trong nước Các quốc gia có chính sách đối xử như thế nào đối với hàng hoá sản xuất trong nước thì cũng phải đối xử như vậy đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên WTO. Chế độ MFN và chế độ NT chủ yếu dành cho hàng hoá khi áp dụng các chính sách ở lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, thanh toán, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm… cả trong thương mại đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, và đều có những trường hợp ngoại lệ Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng quốc tế đang tích cực vận động để mở rộng chế độ MFN, NT đối với cả thương nhân, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại dịch vụ và các thể nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

1.1.3.2 Nguyên tắc tự do hoá thương mại

Xu thế chung của các quốc gia là luôn luôn xác định thương mại là yếu tố mang tính quyết định hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, trong đó thị trường là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Do vậy, cộng đồng thương mại quốc tế mà đại diện là WTO luôn xác định tự do hoá thương mại là mục tiêu hàng đầu phải nỗ lực thực hiện.

Nội dung cốt lõi của nguyên tắc tự do hoá thương mại này là cắt giảm dần từng bước hàng rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tương lai sẽ xoá bỏ hoàn toàn, mở đường cho thương mại phát triển Tự do hoá thương mại gắn với việc dỡ bỏ hàng rào thương mại thông qua đàm phán song phương và đa phương phù hợp với pháp luật, thể lệ và khả năng cụ thể của từng nước. Đến nay hầu hết các nước đều hưỏng ứng chủ trương tự do hoá thương mại của WTO để tranh thủ khả năng và cơ hội hợp tác, liên kết kinh tế ở các mức độ khác nhau, tham gia vào phân công lao động quốc tế, thâm nhập vào thị trường quốc tế ngày càng sâu sắc hơn.

1.1.3.3 Nguyên tắc bảo hộ bằng hàng rào thuế quan

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA WTO

1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc cơ bản nhất của

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (gồm 9 nguyên tắc) Đó được coi là những nguyên tắc nền tảng nhằm điều chỉnh và chi phối mọi quy định, mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của WTO từ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ đến sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp… Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực cụ thể, WTO lại có một số nguyên tắc cơ bản điều chỉnh riêng cho lĩnh vực đó Trên cơ sở như vậy,chế định thương mại hàng hoá đồ sộ của WTO bao gồm Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT 1994) cùng 12 Hiệp định và rất nhiều Phụ lục, Quyết

16 định, Các văn bản diễn giải liên quan kèm theo được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:

 Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ sử dụng thuế quan để bản hộ nền sản xuất trong nước Theo nguyên tắc này, trong khi thừa nhận các nước cần theo đuổi chính sách thương mại mở và tự do nhưng đồng thời cũng cho phép các nước bảo hộ nền sản xuất trong nước tránh sự cạnh tranh của nước ngoài, miễn là sự bảo hộ này chỉ được thực hiện thông qua thuế quan và chỉ ở mức thấp Để đạt được điều đó, nguyên tắc này nghiêm cấm các nước sử dụng các hạn chế định lượng, trừ những trường hợp ngoại lệ Nguyên tắc chống hạn chế định lượng đã dh củng cố thêm tại Vòng đàm phán Uruguay.

 Nguyên tắc thứ hai: Cần giảm thuế quan và cam kết ràng buộc không tăng thêm Nguyên tắc này quy định về việc giảm và xoá bỏ thuế quan và các rào cản thương mại khác thông qua đàm phán đa phương Mức giảm thuế quan được liệt kê trên cơ sở dòng thuế quan trong Danh mục nhượng bộ của mỗi nước Mức thuế trong Danh mục nhượng bộ này còn được gọi là mức thuế ràng buộc Các nước không được phép nâng thuế suất vượt quá mức thuế ràng buộc ghi trong Danh mục.

 Nguyên tắc thứ ba: Thương mại theo quy chế Tối huệ quốc Nguyên tắc này yêu cầu các nước tiến hành buôn bán mà không được phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu hoặc giữa các nước nhập khẩu hàng hoá đó Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong quy định về Đối xử Tối huệ quốc (MFN) Trường hợp ngoại lệ đặc biệt của nguyên tắc này là thoả thuận ưu đãi khu vực.

 Nguyên tắc thứ tư: Đối xử quốc gia Nguyên tắc này yêu cầu các nước không được đánh thuế nội địa như thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng vào các sản phẩm nhập khẩu, sau khi hàng hoá đó đã vào thị trường nội địa và nộp thuế nhập khẩu tại biên giới, theo mức thuế cao hơn mức thuế đánh vào sản phẩm nội địa tương tự.

1.2.1 Quy định cụ thể về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia

1.2.1.1 Đối xử Tối huệ quốc (MFN)

Theo Điều I Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT 1994), chế độ Đối xử Tối huệ quốc (MFN) yêu cầu một nước thành viên phải áp dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác nhau (hoặc hàng hoá xuất khẩu tới các nước thành viên khác nhau) một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử Điều đó có nghĩa là nếu một nước thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các nước thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện

Hơn thế nữa, nghĩa vụ đối xử Tối huệ quốc không chỉ hạn chế ở thuế quan mà còn áp dụng đối với: (i) bất kỳ khoản phí nào liên quan tới nhập khẩu và xuất khẩu; (ii) phương pháp đánh thuế và các khoản phí nói trên; (iii) những quy tắc và thủ tục liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu; (iv) thuế và phí nội địa đối với hàng nhập khẩu và các luật lệ, quy định, điều kiện ảnh hưởng đến việc bán hàng.

Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ đối với nguyên tắc này Điều XXIV GATT

1994 quy định các trường hợp ngoại lệ đối với thương mại giữa các nước thành viên của các liên minh thuế quan hoặc khu vực thương mại tự do, hay các nước có chung đường biên giới, được hưởng thuế suất ưu đãi hay được miễn giảm thuế Một ngoại lệ khác tạo ra qua Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Theo hệ thống này, các nước phát triển áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc miễn giảm thuế cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển, nhưng lại áp dụng thuế suất MFN cho hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác Điều XX của GATT 1994 quy định về các ngoại lệ chung, theo đó nguyên tắc này không áp dụng trong các trường hợp để bảo vệ đạo đức công cộng; sức khoẻ và cuộc sống của con người, động thực vật; di sản quốc gia; nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt; nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với quy định của Hiệp định; nhằm phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại một địa phương; nhằm bảo vệ an ninh và bí mật của quốc gia; hoặc liên quan đến lao động tù nhân.

1.2.1.2 Đối xử quốc gia (NT)

Như trên đã nêu, nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc yêu cầu các thành viên không phân biệt đối xử giữa các nước Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) bổ sung cho đối xử Tối huệ quốc Theo nguyên tắc NT quy định tại Điều III GATT 1994,một mặt hàng nhập khẩu sau khi đã đi qua biên giới và đã trả các khoản thuế quan cũng như các khoản phí khác sẽ không bị đối xử kém ưu đãi hơn so với các sản phẩm nội địa tương tự Nói cách khác, nguyên tắc này yêu cầu các nước thành viên đối xử với các hàng nhập khẩu trên cùng cơ sở như hàng sản xuất trong nước

Vì vậy, các nước không được phép đánh các khoản thuế nội địa (ví dụ thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng VAT) với mức thuế suất cao hơn mức áp dụng cho các sản phẩm nội địa tương ứng đối với hàng nhập khẩu sau khi nó đã thanh toán các khoản thuế quan tại biên giới Tương tự như vậy, các quy định tác động đến việc mua bán sản phẩm tại thị trường trong nước cũng không thể áp dụng nghiêm ngặt hơn đối với hàng nhập khẩu.

1.2.3 Những quy định về thuế quan của WTO

1.2.3.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế quan

Thuế quan là loại thuế lấy vật phẩm xuất khẩu qua biên giới quốc gia hay quá cảnh làm đối tượng thu thuế, tạo thành khoản thu nhập thuế của Nhà nước do hải quan thực hiện.

Mục đích thu thuế quan trong thời kỳ xã hội phong kiến và trước đó chủ yếu là để tăng thu nhập tài chính quốc gia Sau khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, thuế quan không chỉ là nguồn thu tài chính, mà còn là công cụ thực hiện chính sách kinh tế thương mại của các nước cận và hiện đại.

Theo những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại và gọi tên thuế quan theo nhiều cách Ví dụ: theo hướng lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu có thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu, thuế quá cảnh; theo phương pháp đánh thuế có thuế quan tính theo giá, thuế quan tính theo lượng, thuế quan hỗn hợp; theo mức ưu đãi có thuế quan thông thường, thuế quan ưu đãi, thuế quan ưu đãi đặc biệt, thuế quan đãi ngộ Tối huệ quốc Mặc dù có thể phân ra nhiều loại thuế như vậy nhưng thuế quan nói chung có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Tạo nguồn thu cho ngân sách

- Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển.

- Cản trở sự phát triển của thương mại

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, WTO, cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế khác, luôn coi mục tiêu quan trọng của mình là tự do thương mại, huỷ bỏ hoặc cắt giảm rào cản thương mại, trong đó có thuế quan.

1.2.3.2 Quy định về thuế quan

WTO thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, còn các hàng rào phi thuế phải được bãi bỏ Sở dĩ như vậy là do thuế quan là biện pháp bảo hộ ít bóp méo thương mại nhất và cũng là biện pháp mang tính minh bạch hơn cả.

 Thuế hoá: chỉ sử dụng thuế quan

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT

SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM

Thứ nhất, mức độ khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với các chế định của WTO nói chung và chế định thương mại hàng hoá nói riêng là khá lớn do mục đích và phạm vi điều chỉnh của chúng rất khác nhau:

- Xét về mặt mục đích, Luật Thương mại Việt Nam được ban hành nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùng đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài; góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ văn minh 11 Trong khi đó, các chế định của WTO nói chung và chế định thương mại hàng hoá nói riêng được xây dựng nhằm hỗ trợ cho dòng thương mại càng tự do được nhiều hơn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, bảo đảm cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ các nước hiểu rằng các quy tắc thương mại quốc tế là thống nhất trên toàn thế giới và không một nước nào được đột ngột thay đổi pháp luật pháp luật và chính sách thương mại mà không một cá nhân, tổ chức nào của nước khác được biết trước Các chế định của WTO cũng còn được thiết lập nhằm thực hiện chức năng của các căn cứ pháp lý vững chắc để các nước thương

11 Xem lời nói đầu của Luật Thương mại Việt Nam 1997 lượng, dàn xếp, thoả thuận các chính sách, quy tắc thương mại đa biên, giải quyết các bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế 12

- Xét về mặt phạm vi điều chỉnh, Luật Thương mại Việt Nam chủ yếu điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam 13 Các hành vi thương mại theo quy định của Luật (Điều 45 Luật Thương mại) là khá hẹp, bao gồm 14 nhóm hành vi thuộc tư pháp thương mại Các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam cũng chỉ được xây dựng trên nền tảng triết học Pháp quyền và kinh tế chính trị XHCN, mức độ mở ra với bên ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế là khá khiêm tốn Trong khi đó, phạm vi điều chỉnh các chế định của WTO là khá rộng, bao quát mọi vấn đề mang bản chất thương mại thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế về thương mại Các vấn đề được điều chỉnh ở đây là thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và thương mại liên quan đến đầu tư, là những vấn đề ở Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Như vậy, sự khác biệt ở đây đã là sự khác biệt về chất, có tính nguyên tắc và trên các cấp độ điều chỉnh khác nhau.

Thứ hai, sự khác biệt giữa các quy định có tính công pháp của Luật Thương mại Việt Nam với các chế định của WTO nói chung và chế định thương mại hàng hoá nói riêng tập trung chủ yếu ở Chương I (Những quy định chung) 14 Điểm thiếu sót lớn của Luật Thương mại Việt Nam là chưa thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng các nguyên tắc cơ bản của WTO và hệ thống thương mại toàn cầu, đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế thông qua quy chế MFN, NT; nguyên tắc thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán; tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại; tăng cường cạnh tranh công bằng; và tạo thuận lợi hơn cho các nước kém phát triển về mặt kinh tế Trong thực tiễn lập pháp và hành pháp của nước ta thời gian qua đã có nhiều cố gắng để xử lý vấn đề này Tuy vậy, mức độ xử lý cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

12 Xem Ho ng Ph àn qu ước Hiệp, Tổ chức Thương mại Thế giới v m àn qu ột số vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức n y T àn qu ạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 (2/2000) tr 35 - 36, số 4 (4/2000) tr 34 - 44

13 Xem Điều 1 Luật Thương mại Việt Nam

14 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam vớiHiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ v các ch àn qu ế định của WTO” - TS Ho ng Ph àn qu ước Hiệp (trưởng nhóm), Quyền Vụ trưởng Vụ pháp luật quốc tế v H àn qu ợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp

Việc ban hành Pháp lệnh Đãi ngộ Tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 hoặc Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 là cần thiết, nhưng đó là giải pháp tình thế, không thể thay thế được các quy định của Luật bởi vì xét về mặt thức bậc pháp luật thì luật có giá trị pháp lý cao hơn pháp lệnh.

Thứ ba, phải thừa nhận rằng, các quy định của WTO là khá phức tạp, hội tụ nhiều ngôn ngữ pháp lý khác nhau và dã được kiểm nghiệm trong thực tiễn thương mại quốc tế Việc hiểu biết một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nội dung các cam kết trong WTO cũng như cơ chế vận hành của các quy định trong các văn kiện pháp lý đó trong thực tiễn và tác động của chúng vào sự phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam là công việc không đơn giản việc đánh giá và định hướng điều chỉnh các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam nói chung, sửa đổi bổ sung LuậtThương mại Việt Nam nói riêng sẽ còn phức tạp hơn nhiều do phải đối mặt với các vấn đề rất mới liên quan đến hội nhập và mở cửa của Việt Nam, phát huy nội lực để xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam Sự khác biệt trên thực tế rất lớn trong hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật giữa ViệtNam với các thành viên của WTO cũng như khác biệt về suy nghĩ, cách làm ăn và ý thức chấp hành pháp luật Sự khác biệt này được thể hiện rõ nét qua cách làm luật của Việt Nam - phải có chương quản lý Nhà nước về thương mại (Chương V - LuậtThương mại Việt Nam) và một số quy định ở Chương I (Điều 10 - Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước, Điều 16 - Chính sách ngoại thương).

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA

2.2.1 Về Đối xử Tối huệ quốc (MFN)

2.2.1.1 Về nội dung nguyên tắc MFN

Theo quy định trong Điều I - Hiệp định GATT 1994 của WTO, Nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc yêu cầu các bên ký kết phải dành ngay lập tức và vô điều kiện mọi sự đãi ngộ đối với các khoản thuế, phương thức thanh toán, mọi luật lệ, thủ tục, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ dành cho sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ phải dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hoặc giao tới mọi bên ký kết khác.

Quy định này cũng được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ tại Điều I, Chương I và có lộ trình thực hiện.

Tại Việt Nam, nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Thương mại; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Hải quan; Pháp lệnh MFN và NT; và Một số văn bản khác

- Điều 3 Khoản 1 Pháp lệnh MFN và NT quy định khái niệm MFN, theo đó

MFN trong thương mại hàng hoá là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt

Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba

- Điều 6 Pháp lệnh MFN và NT quy định Việt Nam dành MFN trong trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định áp dụng MFN.

- Điều 7 Pháp lệnh MFN và NT quy định MFN trong thương mại hàng hoá được áp dụng đối với: Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Phương thức thanh toán và chuyển tiền; Thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; Thuế và các loại phí trong nước; Hạn chế định lượng và cấp phép; Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước.

Ngoài ra, Luật Thương mại, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Hải quan của Việt Nam còn có quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật Việt Nam, cụ thể là:

+ Khoản 1 Điều 4 Luật Thương mại quy định “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

+ Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng quy định “ Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo điều ước quốc tế”.

+ Khoản 1 Điều 5 Luật Hải quan quy định “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này (Luật Hải quan) thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Tuy đã có quy định về chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc trong Pháp lệnh MFN và

NT, song quy định này còn rất chung chung Các quy định khác trong các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá nhìn chung không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá của nước nhập khẩu vào Việt Nam.

Về mặt hình thức, Pháp lệnh MFN và NT đã quy định thủ tục pháp lý cho việc thực hiện cam kết về MFN trong WTO Tuy nhiên, về mặt nội dung cần đối chiếu, xem xét thêm các quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác của Việt Nam vì đôi khi vẫn còn chưa hoàn toàn phù hợp.

2.2.1.2 Về các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc MFN

(1) Điều XXIV của GATT 1994 quy định Đãi ngộ Tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với: (i) Ưu đãi dành cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi vùng biên; (ii) Các nước thuộc liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do.

Ngoại lệ này cũng đã được quy định trong Điều 1 Khoản 3 Chương I của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

Trong khi đó, Điều 8 Pháp lệnh MFN và NT của Việt Nam quy định Đối xử Tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với: (i) Nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở Hiệp định song phương; (ii) Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Như vậy, các quy định của Việt Nam về trường hợp ngoại lệ này đã tương đồng và phù hợp với quy định của WTO Tuy nhiên khái niệm liên kết kinh tế trong Pháp lệnh MFN và NT cần được cụ thể hoá cho phù hợp với WTO hơn nữa

(2) Điều XX của GATT 1994 quy định về các ngoại lệ chung, theo đó nguyên tắc này không áp dụng trong các trường hợp để bảo vệ đạo đức công cộng; sức khoẻ và cuộc sống của con người, động thực vật; di sản quốc gia; nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt; nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với quy định của Hiệp định; nhằm phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại một địa phương; nhằm bảo vệ an ninh và bí mật của quốc gia; hoặc liên quan đến lao động tù nhân.

Nhìn chung các ngoại lệ thuộc Điều XX của GATT 1994 phần lớn đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như:

(i) Pháp lệnh MFN và NT;

(ii) Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN

Ở nước ta, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành vào năm 1987 để thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương tồn tại trong suốt thời kỳ quản lý theo cơ chế hành chính Đặc điểm của Luật thuế này chỉ áp dụng chủ yếu cho hàng hoá buôn bán giữa Việt Nam và các thành viên khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) Danh mục biểu thuế được ban hành theo danh mục hàng hoá của SEV chứ không phải danh mục hàng hoá HS của Hội đồng hải quan thế giới Từ đó đến nay, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với các quy định của AFTA và WTO Danh mục hàng hoá HS được đưa vào áp dụng trong biểu thuế xuất nhập khẩu thay cho danh mục hàng hoá theo khối SEV.

Ngoài ra theo tinh thần cắt giảm thuế quan, Việt Nam đã có những điều chỉnh hợp lý hơn

Bảng 2: Cơ cấu thuế nhập khẩu của Việt Nam 5/1995 và 1/1999

Số lượng mặt hàng chịu thuế Tỷ lệ(%) Số lượng mặt hàng chịu thuế Tỷ lệ(%)

Nguồn: Trích từ Biểu thuế được công bố bởi Nhà xuất bản Thống kê và theo Quyết định 1802/1998/QĐ-TTg ngày 11/12/1998, có hiệu lực từ 1/1/1999.

Việc tham gia AFTA đã thúc đẩy hơn nữa xu hướng cắt giảm các thuế suất cao của Việt Nam Tháng 1/1996, Việt Nam đã giảm thuế suất cho 1600 mặt hàng (chiếm 50% tổng số dòng thuế) xuống còn 0-5% trên cơ sở ưu đãi cho các thành viên ASEAN Theo các điều khoản gia nhập ASEAN và AFTA, Việt Nam cam kết đến năm 2006 sẽ giảm thuế xuống mức cao nhất là 5% đối với phần lớn hàng hoá. Theo Nghị định 11/1998/QĐ-TTg, việc quản lý hàng nhập khẩu (đặc biệt là hàng tiêu dùng) đã hầu như thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế quan chứ không phải bằng hạn ngạch hay giấy phép như trước đây Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc "chỉ bảo hộ bằng thuế quan" của WTO Mức thuế hiện tại của Việt Nam, theo quan điểm của EU, là thấp so với các nước đang phát triển vì các nghĩa vụ về thuế quan trong ASEAN đã đòi hỏi Việt Nam áp dụng mức thuế thấp đối với phần lớn thương mại của mình Do đó, việc đàm phán về thuế quan với WTO sẽ không phải quá căng thẳng.

Tuy đã có nhiều sửa đổi nhưng chính sách thuế quan của ta vẫn còn nhiều khúc mắc, chưa rõ ràng và tỷ lệ bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước vẫn còn ở mức rất cao.

Biểu thuế của Việt Nam thường xuyên thay đổi và rất ít khi một biểu thuế chính thức và đầy đủ mới được xuất bản Chỉ trong vòng 4 năm từ tháng 4/1994 đến tháng 2/1998 đã có 28 nghị định, quy định liên quan đến việc sửa đổi biểu thuế Vì vậy, để cho các doanh nghiệp có thể theo sát được mức thuế hiện hành thật chẳng dễ dàng chút nào Nhìn chung hệ thống thuế nhập khẩu của Việt Nam được xem là phức tạp và thiếu mạch lạc Những cố gắng để cải tiến hệ thống này đã được thực hiện trong những năm gần đây nhưng cấu trúc thuế suất có độ phân tán cao, có quá nhiều mức thuế khác nhau Hơn nữa trong khi đầu vào cho sản xuất và hàng tư liệu sản xuất được áp dụng thuế suất thấp hoặc không bị đánh thuế thì thuế suất cao lại áp dụng cho hàng tiêu dùng và hàng thành phẩm Điều đó có nghĩa là một số ngành công nghiệp được hưởng mức bảo hộ thực tế cao.

Chế độ thuế nhập khẩu của Việt Nam thưòng rất cao, nhất là đối với hàng xa xỉ và rượu Khi cải cách thuế, nhiều loại hàng hoá đã được giảm thuế suất một cách đáng kể Tuy nhiên, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đã làm mất tác dụng của những cắt giảm này Thuế suất thực tế của một số sản phẩm nhập khẩu không thấp hơn 200%.

Bảng 3: Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng

Mặt hàng Thuế nhập khẩu Thuế TTĐB Thuế suất thực tế

Thuốc lá điếu,xì gà 100% 65% 230%

Nguồn: Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1/1999 Đây hẳn là một biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ nền công nghiệp trong nước và để tăng thu nhập cho ngân sách Khía cạnh bất lợi của biện pháp này không chỉ là sẽ hạn chế nhập khẩu, mà còn sẽ làm cho môi trường chính sách trở nên phức tạp.

Cho đến nay, cơ chế thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn các quy định về việc phân biệt thuế suất theo mục đích sử dụng hay người sử dụng, chứ không theo tính chất hàng hoá.

Bảng 4: Các ví dụ về việc đánh thuế khác nhau theo mục đích sử dụng

Mã HS Mặt hàng Thuế suất

Tấm bản kẽm chụp ảnh và phim loại khác, với một chiều trên 256 mm

- Dùng trong công nghiệp in 20%

3702.1000 Phim chụp ảnh có độ nhạy cao

- Dùng cho phim in ngay

- Dùng để chụp ảnh màu

- Dùng cho y tế, dùng để quay phim điện ảnh

Mũ đội đầu an toàn

Máy thu và phát video

Nguồn: trích từ biểu thuế theo Quyết định 1802/1998/QĐ-BTC ngày 11/12/1998 có hiệu lực từ 1/1/1999

Quy định mức thuế như vậy là không phù hợp với nguyên tắc phân loại và định nghĩa hàng hoá của Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hoà Mô tả và Mã hoáHàng hoá (Harmonised Commodity Description and Coding System - HS) Công ước HS là công ước mà các nước yêu cầu Việt Nam tham gia khi gia nhập WTO.Theo Công ước HS thì "phân loại hàng hoá theo đặc tính của mặt hàng dù là nó chưa hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoàn toàn Nếu hàng hoá được cấu tạo bằng nhiều chất liệu hoặc vật liệu khác nhau thì lấy phần chủ yếu tạo nên vật đó làm chuẩn" Các nhược điểm trên của chính sách thuế quan không những tác động tiêu cực đến quá trình thích ứng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập mà còn gây ra những bất lợi cho chính nền kinh tế trong nước: 1) Mức bảo hộ cao đối với ngành sản xuất thay thế nhập khẩu đang thu hút nguồn lực vào các hoạt động cần nhiều vốn mà kém hiệu quả Điều này có thể hạn chế sự phát triển của xuất khẩu về lâu dài vì các hoạt động sản xuất thay thế nhập khẩu được bảo hộ mang lại nhiều lợi nhuận hơn hoạt động xuất khẩu; 2) Chi phí đầu vào cho nhà sản xuất hàng xuất khẩu có thể tăng vì họ bị ép phải sử dụng các đầu vào sản xuất trong nước với giá cao hơn,hoặc họ phải trả giá cao hơn nhiều so với giá thế giới cho các đầu vào nhập khẩu.Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta trên thị trường thế giới.

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN

2.4.1 Về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Quan điểm của WTO là triệt tiêu chung các hạn chế số lượng, việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu phải bị loại bỏ hoàn toàn Việt Nam hiện nay đang áp dụng quy định cấm xuất, nhập khẩu với một số mặt hàng Tuy nhiên, phần lớn đều có thể biện minh được theo các trường hợp ngoại lệ của WTO như sau:

Bảng 5: Sự phù hợp của quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đối với một số mặt hàng

Mặt hàng Lý do Cơ sở

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự Đảm bảo an ninh quốc gia Điều XXI - GATT

1994 Các loại ma tuý Bảo vệ sức khoẻ con người và đạo đức xã hội Điều XX.(a) và (b) -

GATT 1994 Hoá chất độc Bảo vệ sức khoẻ con người và an ninh quốc gia Điều XX.(a) và Điều

XXI - GATT 1994 Đồ cổ Bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ Điều XX.(f) - GATT 1994

Các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động

Bảo vệ đạo đức xã hội Điều XX.(a) - GATT

1994 Pháo các loại Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội

Bảo vệ sức khoẻ con người và đạo đức xã hội Điều XX.(a) và (b) - GATT 1994 Ô tô có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyển đổi tay lái trước khi nhập vào Việt

Bảo vệ sức khoẻ con người Điều XX.(b) - GATT 1994

Nguồn: Các vấn đề liên quan tới những biện pháp phi thuế quan trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại

Trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng, các loại ma tuý, hoá chất độc, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, thuốc lá điếu, các mặt hàng cấm nhập khẩu khác thay đổi luôn luôn Ví dụ: ô tô dưới 12 chỗ ngồi, ô tô tay lái nghịch, xe hai bánh gắn máy, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng từ năm 1991 đến nay, lúc thì cấm nhập, lúc thì không Đặc biệt, trong Thông báo số 5071/TM/XNK ngày 6/5/1997,Chính phủ cấm nhập khẩu 12 loại hàng đó là: giấy viết và giấy in các loại; thép tròn xây dựng; kính trắng xây dựng có độ dày từ 1-7 mm; xi-măng; ô tô du lịch nguyên chiếc dưới 12 chỗ ngồi; xe gắn máy nguyên chiếc; đường; bia; nước giải khát; bánh kẹo; xe đạp; quạt điện Tuy nhiên, sau 2 tháng, quy định cấm này đã được dỡ bỏ mà không có thông báo rộng rãi Cụ thể, thông báo số 7681/TM/XNK ngày 23/7/1997) nêu như sau: "Việc huỷ Thông báo số 5071/TM/XNK sẽ không được thông báo rộng rãi, không được truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh tình hình phức tạp và tác động bất lợi cho quan hệ đối nội và đối ngoại" Những thay đổi trên làm chính sách thương mại của Việt Nam trở nên kém minh bạch và không dự đoán trước được.

Theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, những mặt hàng sau thuộc loại cấm xuất, nhập khẩu:

(1) Hàng cấm xuất khẩu: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự; Đồ cổ; Các loại ma tuý; Các loại hoá chất độc; Gỗ tròn, gỗ xẻ; củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; Các loại động vật hoang dã và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên; Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ Nhà nước.

2) Hàng cấm nhập khẩu: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; Các loại ma tuý; Các loại hoá chất độc; Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục, nhân cách, đến trật tự, an toàn xã hội; Pháo các loại; Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng); Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; Ô tô có tay lái nghịch, trừ các loại phương tiện tự hành chuyên dùng; Hàng đã qua sử dụng: phụ tùng, máy, động cơ đốt trong, khung, săm lốp của các loại ô tô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy; khung gầm có gắn động cơ ô tô các loại; Sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole; Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ Nhà nước.

Trừ các mặt hàng vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, ma tuý, hoá chất độc, đồ cổ, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, pháo, đồ chơi trẻ em cá ảnh hưởng xấu, ô tô có tay lái nghịch có thể biện minh được theo các trường hợp ngoại lệ, các mặt hàng còn lại đều vi phạm các nguyên tắc của WTO Trước tiên là cấm nhập khẩu thuốc lá điếu.

Có thể Việt Nam sẽ biện minh theo Điều XX.(b) - GATT 1994 là để bảo vệ sức khoẻ con người Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lá và các doanh nghiệp sản xuất trong nước được hoạt động Các doanh nghiệp này đã đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước Do đó chỉ có thể lập luận là cấm nhập khẩu thuốc lá để bảo hộ cho ngành sản xuất non trẻ trong nước Các mặt hàng khác như hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, ô tô đã qua sử dụng,cũng bị cấm nhập khẩu với lý do tiết kiệm ngoại tệ song vẫn cho phép lưu thông

62 trong nước, vi phạm nguyên tắc NT Có lẽ lý do chính xác là để tránh cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Hầu hết các quy định cấm xuất khẩu đều phản ánh mục tiêu an ninh và văn hoá Nhưng về mặt kinh tế, ngay cả khi như vậy cũng không thể tránh khỏi những tác động bảo hộ công nghiệp Việc cấm xuất khẩu những hoá chất độc hại có thể làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất hoá chất độc và lại hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước có sử dụng các hoá chất này Cấm xuất khẩu những sản phẩm gỗ có thể tạo ra sự hỗ trợ cho các nhà sản xuất hàng hoá có sử dụng các sản phẩm này. Một tác động không mong muốn, không dự tính trước của việc cấm này là khuyến khích buôn lậu, làm suy giảm cả nguồn thu và sự bảo hộ.

2.4.2 Về hạn ngạch Điều XI GATT 1994 quy định: "Không một nước thành viên nào được sử dụng một biện pháp cấm hay hạn chế nào trừ thuế quan, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm vào việc nhập khẩu từ bất kỳ một nước thành viên khác" (Điều XI.1 - GATT 1994).

Tuy vậy, WTO cũng vẫn cho phép được sử dụng hạn ngạch trong một số trường hợp ngoại lệ: đảm bảo an ninh lương thực (Điều XI.2.a); áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại, xếp hạng, tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế (Điều XI.2.b); triển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng đối với nông sản (Điều XI.2.c); bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán (Điều XII); và các ngoại lệ chung: để bảo vệ đạo đức xã hội; để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật, thực vật; để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập với các quy định của GATT; để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ (Điều XX) hay để bảo vệ các quyền lợi thiết yếu tới an ninh, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều XXI).

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định vấn đề này trong các văn bản sau:

(2) Các Nghị định: Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài; Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP;

(3) Các Quyết định: Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Quyết định số 38/2002/QĐ- TTg ngày 14/3/2002 về quản lý sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003-2005; Quyết định số 147/2002/QĐ- TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003-2005;

(4) Các Thông tư: Thông tư số 06/2001/TT-BYT ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xuất, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, trong thời kỳ 2001 - 2005; Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 4/4/2001về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Thông tư số 19/2001/TT-BTM ngày 20 tháng 7 năm 2001 về việc sửa đổi bổ sung mục 2.3 Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001; Thông tư số 06/2001/TT-NHNN ngày 24/8/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 5/6/2001 hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005;

(4) Các Quyết định: Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 2/5/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản chuyên ngành thời kỳ 2001 - 2005; Quyết định số 783/2001/QĐ-BTS ngày 21/9/2001 về việc điều chỉnh quyết định số 344/2001/QĐ- BTS ngày 2/5/2001;

Từ những điểm nêu trên có thể nhận xét như sau:

Ba Phụ lục của Nghị định 57, Nghị định 44, Quyết định 46 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành nêu trên quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép của các Bộ, ngành trong đó có nhiều mặt hàng phù hợp với các ngoại lệ của GATT 1994 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hàng chưa thực sự phù hợp như: cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà và thuốc lá thành phẩm nhưng

64 lại cho phép sản xuất trong nước, cấm nhập khẩu hàng hoá đã qua sử dụng và rất nhiều mặt hàng khác nữa

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ KHÁC

2.5.1 Về định giá hải quan

Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được soạn thảo và ban hành dựa trên nguyên tắc của Hiệp định định giá hải quan (Agreement on Implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994 (“Customs Value Code” - Hiệp định CVA) của WTO Do đó, các quy định của Việt Nam về định giá hải quan hầu như đã tương đồng và phù hợp với các quy định của WTO, cụ thể:

- Các Điều 1-4 của Hiệp định CVA quy định về phương pháp tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự và trật tự áp dụng các phương pháp tính thuế theo trị giá khấu trừ và trị giá tính toán tương ứng với các Điều 2.2, 5,6 và 7 của Nghị định 60/2002/NĐ-CP.

- Các Điều 6-10 của Hiệp định CVA về phương pháp trị giá tính toán, phương pháp suy luận, những khoản chi phí được điều chỉnh, chuyển đổi ngoại tệ, bảo mật thông tin cũng được quy định phù hợp trong Nghị định 60/2002/NĐ-CP của Việt Nam.

- Các Điều 16-17 về quyền của nhà nhập khẩu được giải thích bằng văn bản về cách tính trị giá hải quan và quyền của hải quan không bị hạn chế để xác định ra tính trung thực và chính xác của các thông tin đưa ra trong tính trị giá hải quan được quy định tương ứng trong các Điều 12 và 13 của Nghị định 60/2002/NĐ-CP.

- Điều 12 Hiệp định CVA yêu cầu các luật, quy định pháp lý, quyết định tư pháp và quyết định hành chính có tính chất áp dụng chung có liên quan tới Hiệp định phải được công khai theo Điều X của GATT 1994 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta đã đưa ra các quy định về công khai, minh bạch các quy định pháp luật, tức là đã phù hợp về quy định này.

Tuy nhiên, Nghị định 60/2002/NĐ-CP còn một số điểm chưa phù hợp vớiHiệp định CVA như:

- Các vấn đề đa phương trong WTO quy định trong Điều 18, 19, 20, 23, 24 Hiệp định CVA, chúng ta chưa có quy định điều chỉnh tương ứng Có lẽ vào thời điểm hiện nay, việc tham gia các vấn đề này chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.

- Quyền lấy hàng với khoản bảo lãnh hay đặt cọc nếu có trì hoãn ra quyết định cuối cùng về trị giá tính thuế:

+ Điều 13 Hiệp định CVA quy định: Nếu trong quá trình xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu mà cần phải trì hoãn việc ra quyết định cuối cùng về trị giá hải quan thì người nhập khẩu có thể lấy hàng ra từ hải quan nếu, trong trượng hợp pháp luật yêu cầu, người nhập khẩu đưa ra đầy đủ đảm bảo dưới hình thức bảo lãnh, đặt cọc hay phương tiện nào khác cho việc thanh toán thuế nhập khẩu cuối cùng đối với hàng nhập khẩu đó Pháp luật của mỗi nước thành viên phải quy định về các trường hợp này.

+ Trong khi đó, Điều 25 Luật Hải quan quy định về điều kiện thông quan, Điều 23 Luật Hải quan và Điều 12 Nghị định 60/2002/NĐ-CP liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan đều không quy định quyền lấy hàng ra (thông quan) với khoản bảo lãnh hay đặt cọc đủ để thanh toán tiền thuế và các khoản thu khác trong trường hợp có sự trì hoãn ra quyết định cuối cùng về trị giá tính thuế.

2.5.2 Về giám định trước khi gửi hàng

Hiệp định về Giám định hàng hoá trước khi gửi hàng (Ageement on Preshipment Inspection - Hiệp định PSI) của WTO điều chỉnh mọi hoạt động giám định hàng hoá được thực hiện dưới hình thức ký hợp đồng hoặc uỷ quyền của Chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan chính phủ nào của một thành viên (Điều 1 Khoản 1 Hiệp định PSI) Đồng thời, Hiệp định giải thích “Hoạt động giám định trước khi xếp hàng là mọi hoạt động liên quan đến việc thẩm định số lượng, chất lượng và giá cả, kể cả tỷ giá hối đoái và các điều kiện tài chính, và/hoặc phân loại hải quan của hàng hoá xuất khẩu đến lãnh thổ thành viên sử dụng (Điều 1 Khoản 3).

Khái niệm và phạm vi điều chỉnh hoạt động giám định trên cũng được quy định trong Luật Hải quan năm 2001, Chương III về kiểm tra hải quan, Điều 25Khoản 4, Điều 27 Khoản 4 và Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan

Nghĩa vụ của các thành viên nói chung và của các thành viên xuất khẩu nói riêng theo Điều 2, Điều 3 Hiệp định PSI của WTO như không phân biệt đối xử; đối xử quốc gia; về địa điểm giám định; về các tiêu chuẩn; tính minh bạch; việc bảo vệ thông tin bí mật; việc trì hoãn; thẩm định giá; thủ tục phúc thẩm; trợ giúp kỹ thuật đã được quy định tương ứng và phù hợp trong Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử Quốc gia, trong Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan của Việt Nam.

Như vậy, nhìn chung hoạt động giám định hàng hoá được quy định trong Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam đã phù hợp và tương đồng với các quy định tương ứng của WTO Tuy nhiên, còn có một số quy định còn chưa đầy đủ và cụ thể, như về thủ tục rà soát độc lập quy định trong Luật Hải quan chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu như quy định trong Điều 4 Hiệp định PSI Do đó, Việt Nam cần ban hành văn bản để cụ thể hoá các quy định chưa đáp ứng kể trên.

2.5.3 Về quy tắc xuất xứ

Hiệp định về Quy tắc xuất xứ hàng hoá (Agreement on Rules of Origin - Hiệp định ROA) của WTO quy định quy tắc xuất xứ là những luật, quy định dưới luật, quyết định hành chính chung do các Thành viên áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hoá Hiệp định này chỉ áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu trên cơ sở không ưu đãi như hàng hoá nhập khẩu chịu thuế suất tối huệ quốc, hàng hoá bị đánh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, hàng hoá bị áp dụng các biện pháp tự vệ, mua sắm chính phủ, thống kê thương mại Hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi trong các khuôn khổ như AFTA, GSP (Hệ thống thuế quan phổ cập do các nước phát triển dành ưu đãi thuế quan cho các nước đang và chậm phát triển, mức thuế thậm chí bằng không mà không đòi hỏi các nước đang phát triển và kém phát triển phải dành ưu đãi tương tự) không bắt buộc phải tuân thủ Hiệp định này Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến việc kiểm tra xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu còn chưa đầy đủ và ở văn bản pháp quy cấp thấp.

- Thông tư liên tịch số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 của BộThương mại và Tổng cục Hải quan hướng dẫn về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá Thông tư này quy định về việc cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài và kiểm tra (i) hàng hoá có xuất xứ từ nước ngoài

74 được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu hay các chế độ quản lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Hiệp định, thoả thuận quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế mà người nhập khẩu muốn được hưởng các ưu đãi đó; hoặc (ii) đối với các hàng hoá thuộc diện Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường.

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC RIÊNG BIỆT

Mục đích cơ bản của Hiệp định dệt may (Agreement on Textiles and Clothing

- Hiệp định ATC) là nhằm xóa bỏ những hạn chế hiện đang được một số nước phát triển áp dụng để nhập khẩu hàng dệt may Nhằm mục đích đó, Hiệp định đặt ra lộ trình loại bỏ hạn chế việc nhập khẩu hàng dệt may và đưa vào khuôn khổ của GATT bằng cách yêu cầu các nước xoá bỏ những hạn chế qua 4 giai đoạn trong thời hạn 10 năm kết thúc vào ngày 1/1/2005.

Về nghĩa vụ của các thành viên theo Điều 4 Hiệp định dệt may, hạn ngạch hàng năm do các nước thành viên xuất khẩu quản lý Các nước thành viên nhập khẩu không có nghĩa vụ phải chấp nhận lượng hàng vượt quá mức hạn chế đã thông báo Các thành viên khi đưa ra các thay đổi về thông lệ, quy định, thủ tục và phân loại sản phẩm dệt may sẽ không phá vỡ sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên liên quan; không làm ảnh hưởng xấu đối với khả năng tiếp cận thị trường hoặc cản trở việc tận dụng triệt để khả năng tiếp cận thị trường Khi thành viên cần thiết phải thay đổi thì phải thông báo và tham vấn các thành viên bị tác động trước.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về vấn đề này trong các văn bản sau: (i) Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 Về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005, Điều 5 về Xuất khẩu hàng dệt, may vào những thị trường theo hạn ngạch phải thoả thuận với nước ngoài:

1 Căn cứ yêu cầu sản xuất trong nước, căn cứ các thoả thuận đa phương và song phương của Chính phủ về hàng dệt, may hàng năm, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan và các nhà sản xuất lớn của Việt Nam tiến hành đàm phán với các Tổ chức kinh tế quốc tế và các nước, nhằm đẩy nhanh tiến trình bỏ hạn ngạch đối với loại hàng hoá này.

2 Trên cơ sở thoả thuận hàng năm với các Tổ chức kinh tế quốc tế, các nước về hạn ngạch và các điều kiện xuất khẩu hàng dệt, may, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và ban hành các quy định chung thực hiện hạn ngạch hàng dệt, may; công bố tỷ lệ hạn ngạch hàng dệt, may đấu thầu, tỷ lệ này phải tăng hàng năm để thay thế dần cho cơ chế phân giao hạn ngạch, có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

3 Việc phân giao hạn ngạch hàng dệt, may (trừ phần hạn ngạch đấu thầu và hạn ngạch thưởng xuất khẩu) cho các doanh nghiệp thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng do ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo quy định chung Bộ Thương mại thực hiện việc phân giao hạn ngạch hàng dệt, may cho các doanh nghiệp khác.

(ii) Thông tư 03/2003/TT-BTM ngày 5/6/2003 hướng dẫn cấp Visa hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ

(iii) Thông tư liên tịch 08/2002/TTCT-BTM-BKHĐT-BCN ngày 12/8/2002 hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường

EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003, trong đó quy định hạn ngạch cụ thể theo các loại sản phẩm xuất khẩu, thủ tục đăng ký hạn ngạch của doanh nghiệp.

Như vậy, các quy định của Việt Nam về dệt may kể trên đã tương đồng và phù hợp với quy định trong Hiệp định dệt may của WTO

Theo Điều 4 Hiệp định nông nghiệp về thuế hoá và tiếp cận thị trường, các Thành viên sẽ không duy trì, viện đến, hoặc áp dụng lại bất kỳ các biện pháp phi thuế (như hạn chế số lượng nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu tuỳ tiện và các khoản thu khác, các biện pháp phi thuế quan được duy trì thông qua các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, hạn chế xuất khẩu tự nguyện) thuộc loại đã được yêu cầu chuyển sang thuế quan thông thường, ngoại trừ có quy định khác tại Điều 5 và Phụ lục 5 Điều 5 có quy định các trường hợp các bên được áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để bảo vệ hàng nông sản trong nước Phụ lục 5 quy định về đối xử đặc biệt cho phép quy định tại đoạn 2 Điều 4 sẽ không được áp dụng trong một số trường hợp.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định vấn đề này trong các văn bản sau:

(1) Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1998;

(2) Các Nghị định: Nghị định số 57/CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về Hiệp định xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng với nước ngoài (được sửa đổi bằng Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001);

(3) Các Quyết định: Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Quyết định số 55/2001/QĐ- BNN ngày 11/5/2001 công bố danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005; Quyết định số 58/2001/QĐ-BNN-KNKL ngày 23/5/2001 ban hành danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu, danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi được nhập khẩu;

(4) Các Thông tư: Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 hướng dẫn cụ thể Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg; Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 5/6/2001 hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg (sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 72/2001/TT-BNN ngày 9/7/2001).

Trong thời gian qua, Việt Nam đã bãi bỏ khá nhiều rào cản phi thuế trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật hiện nay vẫn còn quy định một số hạn chế phi thuế quan liên quan đến xuất nhập khẩu, cần được tiếp tục bãi bỏ như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu Đồng thời, chúng ta cũng phải tiếp tục rà soát và xoá bỏ cơ chế quản lý Nhà nước về thương mại thông qua hạn ngạch và giấy phép, chuyển dần các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép sang áp dụng các biện pháp thuế quan.

Theo Điều 6, Điều 7 Hiệp định nông nghiệp quy định cam kết về hỗ trợ trong nước, một thành viên sẽ không trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước vượt quá mức cam kết được nêu tại Mục I, Phần IV trong Danh mục của thành viên đó Các cam kết về giảm hỗ trợ trong nước của mỗi thành viên có trong Phần IV Danh mục của các thành viên đó sẽ áp dụng với tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, trừ các biện pháp hỗ trợ trong nước không phải là đối tượng phải cắt giảm theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều này và tại Phụ lục 2 của Hiệp định này.Hơn nữa, một thành viên cũng sẽ đảm bảo rằng tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước dành cho nhà sản xuất nông nghiệp không phải là đối tượng cam kết cắt giảm vì các biện pháp đó hội đủ các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 2 của Hiệp định này được duy trì phù hợp với các quy định đó.

Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định trong các văn bản sau đây:

(1) Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998;

(2) Các Nghị định: Nghị định số 51/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về công tác khuyến nông; Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại;

(3) Các Quyết định: Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp; Quyết định số

QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIA NHẬP WTO

QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO

3.1.1 Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010

Thứ nhất, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ đường lối và chính sách của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hành lang pháp luật thông thoáng, khuyến khích đầu tư, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo tôn trọng quy luật khách quan đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, về quy chế công vụ, về quyền dân chủ của nhân dân theo các nguyên tắc pháp quyền XHCN.

Phát huy vai trò to lớn của pháp luật là công cụ hữu hiệu thể hiện đầy đủ và thực hiện trên thực tế bản chất nhân dân, dân chủ và công bằng của chế độ ta, bảo đảm dần dần có đủ các đạo luật để tiến tới Nhà nước quản lý đất nước chủ yếu bằng các luật.

Thứ hai, phát triển hệ thống pháp luật phải bảo đảm phát huy cao độ nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hoá, hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan trong thập kỷ này và trong những thập kỷ tới, đòi hỏi Nhà nước ta phải tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu Quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy cao độ nội lực, chủ động hội nhậpkt quốc tế cần được

88 quán triệt sâu sắc trong xây dựng và thực hiện pháp luật Hệ thống pháp luật phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời phải nội luật hoá các cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, phát triển hệ thống pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Xây dựng và phát triển pháp luật phải theo quan điểm thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ văn hoá pháp luật của nhân dân cũng như những tập tục, truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc và bản sắc của nền văn hoá Việt Nam Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới, cần phải tiếp thu, kế thừa sáng tạo, có chọn lọc những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật của nước ngoài, đảm bảo kết hợp hài hoà tính truyền thống và tính hiện đại, tính khả thi và tính dự báo của pháp luật.

Thứ tư, phát triển hệ thống pháp luật phải theo phương châm khẩn trương, vững chắc và cơ bản.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải được tăng tốc nhằm đảm bảo mỗi năm ban hành được số lượng văn bản pháp luật gấp 2 đến 3 lần so với hiện nay Về mặt nội dung, pháp luật phải đi trước một bước nhằm định hướng, tạo hành lang cho quá trình cải cách kinh tế - xã hội, cải cách hành chính và cải cách tư pháp trên cả ba phương diện: thể chế, tổ chức và con người Kế hoạch hành động và các chương trình hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật phải có lộ trình cụ thể với thứ tự ưu tiên hợp lý và chọn đúng các khâu đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc phát huy vai trò của pháp luật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đối với các văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, có ý nghĩa đột phá, mở đường, nắm bắt thời cơ để biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì cần có cơ chế huy động ở mức độ cao các nguồn lực để xây dựng và ban hành kịp thời, chấm dứt tình trạng pháp luật đi sau cuộc sống, vừa rất khó khăn cho việc khắc phục hậu quả, vừa gây lãng phí lớn cho xã hội và nhân dân Đồng thời, phát triển pháp luật phải được thực hiện một cách cơ bản, trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo các vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn sâu sắc nhằm bảo đảm tính ổn định, bền vững của pháp luật.

Thứ năm, phát triển hệ thống pháp luật phải tính đến khả năng thực thi, bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải tự giác, chủ động chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật Khi xây dựng pháp luật phải tính đến một cách đầy đủ, toàn diện các điều kiện về cơ chế, tổ chức, đội ngũ cán bộ, nguồn lực tài chính và điều kiện vật chất khác nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật Cần khắc phục tình trạng chờ đợi, thái độ né tránh, địa phương cục bộ, thiếu phối hợp, ở khâu nào chỉ biết khâu đó, thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, lại thiếu nghiêm minh, tuỳ tiện trong xây dựng, thực hiện pháp luật; phải có những biện pháp vận động, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân, tổ chức tốt công tác thực hiện và áp dụng pháp luật; đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ Xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật.

 Mục tiêu tổng quát Đến năm 2010, hệ thống pháp luật Việt Nam được phát triển, đổi mới một bước căn bản, mà trọng tâm là xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, bảo đảm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật là công cụ chủ yếu, mạnh mẽ để quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàum nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Cải cách căn bản cơ chế thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ, bao quát mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính

90 trị, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Bảo đảm luật giữ vị trí tối thượng trong toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và luật phải là hình thức pháp luật chủ yếu quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội Cùng với việc hoàn thiện các Bộ luật hiện có, thực hiện việc pháp điển hoá mạnh mẽ trong các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, tiến đến năm 2010 và một số năm tiếp theo xây dựng được các Bộ luật thương mại, Bộ luật thuế, Bộ luật đất đai,

Bộ luật bảo vệ môi trường, Bộ luật hành chính, Bộ luật thi hành án 15 …

Thứ hai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ trên xuống dưới, kể cả các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết hoặc tham gia, phải rõ ràng về thứ bậc, chính xác, thống nhất với nhau, minh bạch và có tính khả thi cao Các Luật phải có mức độ điều chỉnh chi tiết, hợp lý để sau khi ban hành có thể đi thẳng vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, khắc phục về cơ bản tình trạng luật, pháp lệnh phải chờ văn bản hướng dẫn.

Việc rà soát, hệ thống hoá, pháp điển hoá trở thành công việc thường xuyên. Tạo dựng được quy trình kiểm tra trước và sau khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính dân chủ, huy động rộng rãi trí tuệ của các chuyên gia, những người trực tiếp tổ chức và thi hành pháp luật Ngôn ngữ pháp lý phải thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện Nội luật hoá đầy đủ và kịp thời các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ ba, các nguồn mang tính quy phạm khác như án lệ của Toà án, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy chế tự quản của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, quy chế tự quản của nhân dân ở cơ sở được khai thác để bổ sung cho pháp luật của Nhà nước.

Thứ tư, cơ chế thi hành pháp luật được cải cách căn bản nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, nhân dân, doanh nghiệp và tổ chức về vị trí tối thượng của luật và ý thức tự giác tuân thủ, tôn trọng pháp luật, xây dựng niềm tin đối với pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TIẾN TỚI

VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TIẾN TỚI GIA NHẬP WTO

3.2.1 Hoàn thiện Luật Thương mại Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO

3.2.1.1 Kiến nghị chung về khả năng xử lý, giải quyết sự khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với các chế định của WTO

Sự khác biệt giữa các quy định của Luật Thương mại Việt Nam với các chế định của WTO nói chung và chế định thương mại hàng hoá nói riêng là đã rõ ràng như đã trình bày ở Chương II khoá luận Theo các chuyên gia của Việt Nam về lĩnh vực này là có nhiều khả năng xử lý, giải quyết sự khác biệt Vấn đề quan trọng là ở chỗ nhà làm luật chọn giải pháp nào, chọn xuất phát điểm lý luận nào để xử lý, giải quyết sự khác biệt đó Có ba khả năng lớn được xem xét để kiến nghị như sau:

- Thứ nhất, khả năng tối đa - Quốc hội làm một Luật chung thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam với WTO Luật này sẽ ban hành sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và sẽ sửa đổi, bổ sung nhiều luật, pháp lệnh khác không phù hợp với quy định mà Việt Nam cam kết với WTO thông qua Nghị định thư gia nhập WTO, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thương mại Việt Nam Trong trường hợp như vậy, Luật Thương mại Việt Nam sẽ là luật nặng về tư pháp thương mại, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ tư pháp thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Các quy định chủ yếu của Luật Thương mại vẫn được giữ lại, chỉ sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với tình hình phát triển quan hệ kinh tế - xã hội của đất nước Riêng về các vấn đề thuộc công pháp quốc tế về thương mại thì phải tuân theo nguyên tắc: Luật chung thực hiện các cam kết quốc tế nói trên là Lex generalis (Luật chơi chung) còn Luật Thương mại (sửa đổi, bổ sung) phải là Lex Specialis, là luật chuyên ngành Quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành tuân theo các quy định của Luật ban hành Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

- Thứ hai, khả năng trung bình - Quốc hội làm các luật khác nhau để giải quyết từng cụm vấn đề của các cam kết quốc tế của Việt Nam theo lộ trình gia nhậpWTO Các luật này có thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật, pháp lệnh liên quan đến thương mại hàng hoá (hoặc liên quan đến một nhóm vấn đề hẹp

96 hơn); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật, pháp lệnh liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế… Trong trường hợp như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại và quan hệ giữa Luật Thương mại (sửa đổi, bổ sung) với các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật, pháp lệnh sẽ vẫn được xử lý như trường hợp Quốc hội thông qua một luật chung thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam đối với WTO như đã nêu trên.

- Thứ ba, khả năng tối thiểu - Quốc hội không chấp nhận hai khả năng nêu trên mà vẫn theo truyền thống làm luật “case by case”, tức là xem xét sửa đổi, bổ sung từng luật, pháp lệnh cụ thể để thực hiện các cam kết quốc tế Trong trường hợp như vậy, khả năng tối ưu ở đây để xử lý, giải quyết sự khác biệt đã nêu của Luật Thương mại Việt Nam là đưa vào Luật Thương mại (sửa đổi, bổ sung) một chương mới, Chương Quan hệ thương mại quốc tế để điều chỉnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước và các tổ chức quốc tế như kinh nghiệm đã có trong quá trình xây dựng và thông qua Bộ luật dân sự năm 1995 và Luật Hôn nhân và gia định năm 2000.

Dưới đây sẽ là phần trình bày kiến nghị cụ thể việc xây dựng Chương Quan hệ thương mại quốc tế để điều chỉnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong Luật thương mại (sửa đổi, bổ sung).

3.2.1.2 Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện Luật Thương mại Việt Nam phục vụ việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế

Như trên đã trình bày giải pháp đưa vào Luật thương mại (sửa đổi, bổ sung) một chương mới, Chương Quan hệ thương mại quốc tế là giải pháp tối ưu thuộc khả năng tối thiểu trong thực tiễn làm luật của Việt Nam Tuy vậy, muốn giải pháp này được thực hiện thì vấn đề đặt ra là Nhà làm luật phải tuân theo chủ thuyết nào, áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế hay phải chuyển hoá, nội luật hoá (transformation) các quy định của điều ước quốc tế thành các quy định của pháp luật trong nước Chúng ta nên chọn cách thứ hai, tức là phải chuyển hoá các quy định của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật trong nước Đây là thực tiễn pháp luật quốc tế đã được nhiều nước thừa nhận và áp dụng rộng rãi Tuy vậy, mức độ chuyển hoá, nội luật hoá còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, thực trạng pháp luật liên quan của Việt Nam.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến quan niệm về việc quy định nào cần đưa vào luật, quy định nào cần đưa vào văn bản dưới luật hiện hành ở nước ta xác định mức độ và chọn quy phạm điều ước quốc tế để nội luật hoá, chuyển hóa vào pháp luật trong nước là vấn đề phức tạp, phụ thuộc không chỉ vào yếu tố bên trong chủ quan (chính Việt Nam) mà còn cả yếu tố bên ngoài khách quan (WTO và cộng đồng thương mại quốc tế) Xuất phát từ những nhìn nhận đó, luận văn xin được giới thiệu kiến nghị cụ thể của các chuyên gia về Chương Quan hệ thương mại quốc tế như sau 16 :

- Thứ nhất, về tổng quát trong chương này cần thể hiện rõ các quan điểm lý luận của Việt Nam về quan hệ thương mại quốc tế; về quan hệ giữa tự do thương mại và bảo hộ sản xuất trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; về các nguyên tắc cơ bản áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và pháp luật nước ngoài; cũng như một số quy tắc chung trong điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế chuyên biệt (thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sơ hữu trí tuệ, đầu tư quốc tế và một số quan hệ chuyên biệt khác).

- Thứ hai, về cụ thể, chương này có thể bắt đầu từ một điều định nghĩa, khái niệm “Quan hệ thương mại quốc tế” nói trong Luật này:

+ Về mặt nội dung, định nghĩa này có thể thiết kế như định nghĩa “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” trong Điều 826 Bộ Luật dân sự hoặc định nghĩa “tranh chấp có yếu tố nước ngoài” trong Điều 2 điểm 4 Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Phải cố gắng để làm rõ về mặt chủ thể ở đây là quan hệ giữa Việt Nam và các nước, các lãnh thổ (hoặc các nền kinh tế) độc lập và các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực (như ASEAN) và toàn cầu (như WTO) Mục đối tượng điều chỉnh ở đây phải cố gắng để bao quát mọi quan hệ mang bản chất thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư quốc tế.

+ Về mặt kỹ thuật lập pháp, có thể đưa điều định nghĩa này vào Điều 5 Luật thương mại “Giải thích từ ngữ” Tuy vậy, nếu đưa điều này vào Điều 5 Luật thương mại thì mức độ quan trọng của vấn đề thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập có thể bị coi là giảm nhẹ, chưa xứng đáng với tầm vóc thời đại của nó Cách thứ hai

16 Xem Báo cáo nghiên cứu Dự án VIE/01/004 “Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ v các ch àn qu ế định của WTO”, sđd, tr 45 - 47

98 là quy định định nghĩa “Quan hệ thương mại quốc tế” trong một điều riêng Cả hai giải pháp kỹ thuật này đều có thể được xem xét tuỳ thuộc sự lựa chọn của Nhà làm luật.

- Thứ ba, các điều tiếp theo phải là các điều quy định về các nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia

Về nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam, có thể cân nhắc để quy định theo hướng đã định ở Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 hoặc Điều 827 khoản 2, 3, 4 và Điều 828 Bộ Luật dân sự hoặc Điều 4 Luật Thương mại năm 1997

Ngày đăng: 04/07/2023, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, 11/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế
3. Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên. Bộ thương mại, Vụ chính sách thương mại đa biên. NXB Thống kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bộ ngoại giao, Vụ hợp tác kinh tế đa phương, NXB Chính trị Quốc gia, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
5. Các quy định quốc tế về thương mại hàng hoá trong WTO (GATT 1994 và các Hiệp định kèm theo). Bộ phận hội nhập Bộ Ngoại giao 10/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định quốc tế về thương mại hàng hoá trong WTO (GATT 1994 vàcác Hiệp định kèm theo)
6. Hướng dẫn doanh nghiệp về Hệ thống thương mại thế giới. Trung tâm thương mại quốc tế – Ban thư ký khối thịnh vượng chung. NXB Chính trị quốc gia, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn doanh nghiệp về Hệ thống thương mại thế giới
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
7. Từ “Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT” chuyển sang “Tổ chức thương mại thế giới WTO”. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).Hà Nội, ngày 25/02/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ “Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT” chuyển sang “Tổchức thương mại thế giới WTO”
8. Chuyên đề về ASEAN, APEC, WTO – Một số vấn đề pháp lý về tổ chức và hợp tác. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý về tổ chứcvà hợp tác
9. Tìm hiểu Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ & Quy chế thương mại đa phương. Phạm Minh NXB Thống kê 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ & Quy chế thương mạiđa phương
Nhà XB: NXB Thống kê 2001
10. Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (Dự thảo 15), Bộ Tư pháp. Hà Nội, tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (Dựthảo 15)
12. Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. NXB Chính trị quốc gia 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia 2000
13. Tài liệu nghiên cứu: Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và Hiệp định về các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đối kháng. Bộ ngoại giao, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đếnthương mại và Hiệp định về các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đốikháng
15. Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển pháp luật về thương mại và hàng hải quốc gia và quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu vực và thế giớ.Ban chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Mơ, PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết, TS.Mai Hồng Quỳ, LS. Võ Nhật Thăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển pháp luật về thương mại vàhàng hải quốc gia và quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu vực và thế giớ
16. Các tổ chức quốc tế và Việt Nam - Bộ ngoại giao - Vụ các tổ chức quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tổ chức quốc tế và Việt Nam
17. Giáo trình Tư pháp quốc tế - TS. GVC. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) - ĐHQG Hà Nội, Khoa Luật - NXB ĐHQG Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
18. Hội thảo khoa học quốc tế: “Tổ chức Thương mại Thế giới và cải cách pháp luật ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật cùng Bộ Thương mại phối hợp với Trung tâm Trao đổi pháp luật Châu á của Trường Đại học Nagoya Nhật Bản tổ chức ngày 27-28/6/2003 tại Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức Thương mại Thế giới và cải cáchpháp luật ở Việt Nam”
20. Tài liệu hội thảo quốc tế “Việt Nam hướng tới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Chiến lược đàm phán và tiến trình thực hiện” do Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội ngày 5-6/8/2003, được tài trợ bởi New York Life International và Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việt Nam hướng tới gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO): Chiến lược đàm phán và tiến trình thực hiện”
21. Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước - NXB Chính trị quốc gia, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cácnước -
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
22. Tổ chức Thương mại Thế giới - Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp - Bộ thương mại, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức Thương mại Thế giới - Cơ hội và thách thức với các doanhnghiệp
23. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại Việt Nam
Nhà XB: NXB Công an nhân dân

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w