Khái niệm thành phẩm, bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng
1.1 Khái niệm thành phẩm và phân biệt thành phẩm và sản phẩm
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp tiến hành hoặc thuê ngoài gia công chế biến và đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và đã nhập kho thành phẩm. Sản phẩm của quá trình sản xuất là kết quả của quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, bao gồm: Thành phẩm, nửa thành phẩm và dịch vụ đã cung cấp.
1.1.2 Phân biệt giữa thành phẩm và sản phẩm.
Xét về mặt giới hạn:
- Thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất và gắn với một quy trình công nghệ sản xuất nhất định trong phạm vi một doanh nghiệp.
- Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ.
Xét về mặt phạm vi:
- Thành phẩm duy nhất chỉ là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất.
- Sản phẩm bao gồm thành phẩm và nửa thành phẩm.
Bán hàng (còn gọi là tiêu thụ sản phẩm) là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra (do DN mua vào) cho khách hàng đồng thời doanh nghiệp thu được tiền hoặc quyền thu tiền
Bán hàng là một phần của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện chu trình T-H-SX-H-T ’ nên có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
1.3 Ý nghĩa của công tác bán hàng
Quá trình bán hàng là quá trình DN cung cấp những sản phẩm đã sản xuất hoàn thành, cung ứng dịch vụ cho khách hàng và thu được những khoản tiền tương ứng với giá trị sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp Thực chất của quá trình bán hàng là quá trình trao đổi quyền sở hữu tạo ra sự chuyển hoá từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bán hàng là một khâu quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp Bán được hàng mới tăng được vòng quay của vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Qua hoạt động bán hàng thực hiện được giá trị, giá trị sử dụng của sản phẩm. Sau khi tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp không những thu được các khoản chi phí bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận Đây cũng là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp.
Bán hàng là hoạt động quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công tác bán hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và phát triển, mở rộng thị trường. Để có thể phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tiêu thụ ngày càng nhiều hơn khối lượng sản phẩm, không những ở thị trường hiện tại mà còn ở trên thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Mở rộng thị trường là một trong những điều kiện để doanh nghiệp tiêu thụ và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hoạt động bán hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bán hàng có tác động tích cực tới quá trình tổ chức quản lý, sản xuất thúc đẩy áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Công tác bán hàng mang lại vị thế và độ an toàn cho doanh nghiệp.
Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường có thể đánh giá thông qua tiền tệ phần trăm doanh số hàng hoá, sản phẩm bán ra của doanh nghiệp so với tổng giá trị hàng hoá, sản phẩm bán được tiêu thụ trên thị trường Tỷ trọng này càng lớn thì vị thế của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
Mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình một uy tín, gây được ấn tượng tốt về sản phẩm của mình dưới con mắt của khách hàng.
Các phương pháp xác định giá gốc của thành phẩm, hàng hoá, vật tư
2.1 Nguyên tắc ghi sổ kế toán thành phẩm
Giá trị thành phẩm theo nguyên tắc phải được ghi nhận theo giá gốc (trị giá thực tế), trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì giá trị thành phẩm phải phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Trong thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều mặt hàng và hoạt động nhập, xuất thành phẩm trong doanh nghiệp luôn có sự biến động lớn do nhiều nguyên nhân, để phục vụ cho việc hạch toán hàng ngày kịp thời, kế toán thành phẩm còn có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép vào phiếu nhập, phiếu xuất và ghi sổ kế toán chi tiết thành phẩm
2.2 Giá gốc thành phẩm nhập kho
Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được ghi nhận theo giá thành sản xuất thực tế bao gồm: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để sản xuất thành phẩm.
Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được ghi nhận theo giá thành thực tế gia công chế biến, bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi giao, nhận gia công.
2.3 Giá trị thành phẩm xuất kho
Phải tuân theo nguyên tắc tính theo giá gốc, nhưng do thành phẩm được nhập từ các nguồn nhập và là hoạt động trong quá khứ của các kỳ kế toán khác nhau Do đó để xác định giá gốc của thành phẩm xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng tồn kho:
Phương pháp tính theo giá đích danh (giá thực tế của từng lô nhập).
Phương pháp bình quân gia quyền (sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ).
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).
Phương pháp nhập trước - xuất trước:
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng sản xuất trước hoặc mua trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho tại thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Sử dụng phương pháp này sẽ cho phép tính toán trị giá vốn hàng xuất bán tương đối hợp lý trong điều kiện giá cả ổn định và có xu hướng giảm Tuy nhiên phương pháp này áp dụng cho từng doanh nghiệp, khối lượng tính toán nhiều Vì vậy phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp tổ chức kế toán chi tiết theo dõi chặt chẽ, đầy đủ cả về số lượng và đơn giá của hàng nhập kho.
Phương pháp tính theo giá đích danh:
Giá trị thực tế của vật tư, thành phẩm, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nào thì được tính theo giá của lô hàng đó Áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ vật tư, thành phẩm, hàng hoá, có giá trị lớn và có thể nhận diện được.
Sử dụng phương pháp này cho phép phản ánh kịp thời, chính xác trị giá thực tế của hàng hoá, thành phẩm Phương pháp này tuy tính toán đơn giản nhưng chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Phương pháp nhập sau - xuất trước:
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì đựơc xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đượcc mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Sử dụng phương pháp này khi tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán luôn phản ánh được trị giá của hàng ở thời điểm xuất bán và đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tính toán nhiều, phải theo dõi được đơn giá từng lần nhập Phương pháp này thích hợp trong điều kiện có sự tăng giá của hàng hoá, thành phẩm trên thị trường.
Phương pháp bình quân gia quyền:
Giá trị của loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ (bình quân gia quyền cuối kỳ) Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình doanh nghiệp (bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập).
Giá trị thực tế Số lượng vật tư, Đơn giá vật tư, thành phẩm = thành phẩm, hàng * bình quân hàng hoá xuất kho hoá xuất kho gia quyền
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính một trong các phương án sau:
Phương án 1: Tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ ( còn gọi là giá bình quân gia quyền toàn bộ luân chuyển trong kỳ).
Đơn giá bình Giá trị thực tế TP, + Giá trị thực tế HH, TP quân gia quyền = HH tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ cả kỳ dự trữ Số lượng TP, HH + Số lượng TP, HH tồn kho trước khi nhập nhập kho của từng lần nhập
Phương án 2: Tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (còn gọi là giá bình quân gia quyền liên hoàn).
Đơn giá Giá trị thực tế VT, TP, HH + Giá trị thực tế, TP, HH bình quân tồn kho trước khi nhập nhập kho của từng lần nhập gia quyền sau = Số lượng VT, TP, HH + Số lượng VT, TP, HH mỗi lần nhập tồn kho trước khi nhập nhập kho của từng lần nhập
Khái niệm doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng
3.1 Khái niệm doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hoá mua vào.
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán , như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511) dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong 1 kỳ kế toán:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu thêm ngoài giá bán( nếu có).
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
3.2 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu
Trong quá trình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải chấp nhận các khoản làm giảm trừ doanh thu, như: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại Đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước dưới các hình thức thuế như: thuế giá trị gia tăng (tính theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Vì các loại thuế này đã được tính vào giá bán nên doanh thu thực tế của doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn doanh thu ghi nhận ban đầu.
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua các hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Thuế tiêu thụ đặc biệt TK sử dụng: TK 3332: Phản ánh tình hình nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước.
Thuế xuất nhập khẩu TK sử dụng: TK 3333: Phản ánh tình hình nộp thuế xuất, nhập khẩu cho nhà nước.
Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp TK sử dụng: TK 3331: Phản ánh tình hình nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho NN.
Các phương thức bán hàng, các phương thức thanh toán
4.1 Các phương thức bán hàng
Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp.
Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) của DN Khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua, doanh nghiệp đã nhận được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua, giá trị của hàng hoá đã được thực hiện vì vậy quá trình bán đã hoàn thành, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận.
Kế toán bán hàng theo phương thức gửi hàng đi cho khách hàng.
Phương thức gửi hàng đi là phương thức bên bán gửi hàng đi cho khách hàng theo các điều kiện của hợp đồng kinh tế đã ký kết Số hàng gửi đi vẫn thuộc quyền kiểm soát của bên bán, khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì lợi ích và rủi ro được chuyển giao toàn bộ cho bên mua.
Kế toán bán hàng đại lý, ký gửi (theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng)
Phương thức bán hàng gửi đại lý, ký gửi là phương thức bên giao đại lý (chủ hàng) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi để bán hàng cho DN Bên nhận đại lý, ký gửi phải bán hàng theo đúng giá bán đã quy định và được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng.
Kế toán bán hàng trả chậm (hoặc trả góp).
Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng.
Phương thức bán hàng đổi hàng là phương thức bán hàng doanh nghiệp đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá khác không tương tự của khách hàng Giá trao đổi là giá hiện hành của hàng hoá, vật tư tương ứng trên thị trường.
4.2 Các phương thức thanh toán
Thanh toán ngay bằng tiền mặt: Phương thức thanh toán này được áp dụng với những khách hàng mua khối lượng nhỏ, không thường xuyên hoặc những khách hàng đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngay Phương thức này đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn ngay, hạn chế được tình trạng chiếm dụng vốn.
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: Phương thức này áp dụng đối với những khách hàng thanh toán chuyển khoản.
Thanh toán trả chậm: Những khách hàng có quan hệ thanh toán thương xuyên, giữ được uy tín với doanh nghiệp có thể được doanh nghiệp chấp nhận cho trả chậm tiền hàng Phương thức thanh toán này giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn Doanh nghiệp luôn quản lý tốt các khoản phải trả, phải thu do đó không có tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn.
Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng.
Phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình thực tế.
Xác định chính xác kết quả quá trình bán hàng.
Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm.
Yêu cầu của công tác quản lý thành phẩm đặt ra là phải quản lý về cả hiện vật và giá trị.
Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh. Để quản lý chặt chẽ thành phẩm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, tiến hành phân phối kết quả kinh doanh đảm bảo các lợi ích kinh tế, kế toán cần hoàn thành nhiệm vụ sau:
Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hoá về các mặt số lượng, quy cách, chất lượng và giá trị.
Theo dõi, phản ánh, kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác Ghi nhận đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí và thu nhập của từng địa điểm kinh doanh, từng mặt hàng, từng hoạt động.
Xác định chính xác kết quả của từng hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh và kiểm tra, giám sát tình hình phân phối kết quả kinh doanh Đôn đốc, kiểm trâ tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin liên quan Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế hoạt động bán hàng, kết quả kinh doanh va tình hình phân phối lợi nhuận.
Chứng từ kế toán và các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm
Mọi nghiệp vụ làm biến động thành phẩm đều phải được ghi chép, phản ánh vào chứng từ ban đầu phù hợp và theo đúng những nội dung và phương pháp ghi chép chứng từ kế toán đã quy định theo chế độ Các chứng từ kế toán chủ yếu gồm:
Phiếu nhập kho – Mẫu 01 VT/BB
Phiếu xuất kho – Mẫu 02 VT/BB
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ – Mẫu 03 VT/BB
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý – Mẫu 04 – XKĐL
Hoá đơn bán hàng – Mẫu 02/GTTT
Hoá đơn giá trị gia tăng – Mẫu 01/GTKT
Sổ chi tiết thành phẩm
6.2 Các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm (Sơ đồ kế toán)
Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết TP, HH theo phương pháp thẻ song song
Chứng từ nhập 3 Chứng từ xuất
Bảng tổng hợp N – X – T Ghi hàng ngày
Sổ tổng hợp Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ trình tự kế toán TP, HH theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập (3) Sổ đối chiếu (3) Bảng kê xuất luân chuyển (5)
Sổ kế toán tổng hợp Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp Sổ số dư (1) (1)
Chứng từ nhập Thẻ kho chứng từ xuất (2) (4) (2) Bảng giao nhận Sổ số dư Bảng giao nhận Chứng từ nhập (6) chứng từ xuất Sổ tổng hợp (3) nhập xuất tồn (3)
7 Kế toán tổng hợp thành phẩm.
7.1 Tài khoản sử dụng: TK 155 – Thành phẩm
Kế toán sử dụng TK 155 – Thành phẩm, để phản ánh giá gốc thành phẩm hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong kho của DN.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 155 – Thành phẩm.
- Trị giá thực tế của TP nhập kho – Trị giá thực tế của TP xuất kho.
- Trị giá của TP phát hiện thừa khi _ Trị giá của TP thiếu hụt phát hiện kiểm kê khi kiểm kê.
- Kết chuyển trị giá thực tế của TP tồn _ Kết chuyển trị giá thực tế của TP tồn kho cuối kỳ (phương pháp KKĐK) kho đầu kỳ (phương pháp KKĐK)
DCK: Trị giá thực tế của TP tồn kho
7.2 Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX
Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX
Giá thành sản xuất thực tế Trị giá thực tế thành phẩm thành phẩm nhập kho gửi đi bán
Trị giá thực tế thành phẩm Trị giá vốn thực tế thành thừa chưa rõ phẩm bán, trả lương, tặng.
TK 412 TK 111, 334, 138 Đánh giá tăng TS Trị giá thành phẩm thiếu Đánh giá giảm TS
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK
Giá thành sản xuất thực tế của Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm
Thành phẩm nhập kho xuất kho đã bán để tính KQKD
Kết chuyển trị giá vốn thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ hoặc đang gửi bán
Thành phẩm tồn trong kho và đang gửi bán nhưng chưa được chấp nhận thanh toán
8 Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo các phương thức bán.
8.1 TK sử dụng; TK 157, TK 632, TK 511, TK 512, TK 531, TK 532
8.1.1 Tài khoản 157: Hàng gửi đi bán.
Tác dụng: TK 157 dùng để phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, trị giá lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Nội dung và kết cấu:
TK 157 Hàng gửi đi bán
Trị giá hàng hoá thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửi.
Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán.
Kết chuyển cuối kỳ trị giá hàng hoá,thành phẩm đã gửi đi bán được khách hàng chấp nhận thanh toán (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Trị giá hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã được chấp nhận thanh toán.
Trị giá hàng hoá, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
Kết chuyển đầu kỳ trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
8.1.2 Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán.
Tác dụng: TK 632 dùng để phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp, đã bán trong kỳ Ngoài ra còn phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí xây dựng cơ bản dở dang vượt trên mức bình thường, số trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu và nội dung:
TK 632: Giá vốn hàng bán
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
Phản ánh khoản hao hụt mất mát của hàng hoá tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
Phản ánh chi phí tự xây dựng, chế độ TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) chênh lệch giữa số phải trích lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng năm trước.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để xác định kết quả kinh doanh.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản phải lập dự phòng năm trước.
8.1.3 Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tác dụng: TK 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng trong một kỳ kế toán từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Nội dung và kết cấu:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hoặc thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp của hàng bán trong kỳ kế toán.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hoá bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
8.1.4 TK 512: Doanh thu nội bộ.
Tác dụng: TK 512 dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán trong nội bộ doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung:
TK 512: Doanh thu nội bộ
Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp của hàng bán nội bộ trong kỳ kế toán.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán kết chuyển cuối kỳ.
Trị giá hàng hoá bị trả lại kết chuyển cuối kỳ Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịchvụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ không có số dư
TK 512 được chia thành 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm.
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
8.1.5 TK 531: Hàng bán bị trả lại.
Tác dụng: TK 531 dùng để phản ánh doanh thu số hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã bán nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Do vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất, sai quy cách không đúng chủng loại
Kết cấu và nội dung:
TK 531: Hàng bán bị trả lại
Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hàng hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số hàng hoá sản phẩm bán ra
Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo các phương thức
8.1 TK sử dụng; TK 157, TK 632, TK 511, TK 512, TK 531, TK 532
8.1.1 Tài khoản 157: Hàng gửi đi bán.
Tác dụng: TK 157 dùng để phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, trị giá lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Nội dung và kết cấu:
TK 157 Hàng gửi đi bán
Trị giá hàng hoá thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửi.
Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán.
Kết chuyển cuối kỳ trị giá hàng hoá,thành phẩm đã gửi đi bán được khách hàng chấp nhận thanh toán (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Trị giá hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã được chấp nhận thanh toán.
Trị giá hàng hoá, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
Kết chuyển đầu kỳ trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
8.1.2 Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán.
Tác dụng: TK 632 dùng để phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp, đã bán trong kỳ Ngoài ra còn phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí xây dựng cơ bản dở dang vượt trên mức bình thường, số trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu và nội dung:
TK 632: Giá vốn hàng bán
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
Phản ánh khoản hao hụt mất mát của hàng hoá tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
Phản ánh chi phí tự xây dựng, chế độ TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) chênh lệch giữa số phải trích lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng năm trước.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để xác định kết quả kinh doanh.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản phải lập dự phòng năm trước.
8.1.3 Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tác dụng: TK 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng trong một kỳ kế toán từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Nội dung và kết cấu:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hoặc thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp của hàng bán trong kỳ kế toán.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hoá bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
8.1.4 TK 512: Doanh thu nội bộ.
Tác dụng: TK 512 dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán trong nội bộ doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung:
TK 512: Doanh thu nội bộ
Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp của hàng bán nội bộ trong kỳ kế toán.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán kết chuyển cuối kỳ.
Trị giá hàng hoá bị trả lại kết chuyển cuối kỳ Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịchvụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ không có số dư
TK 512 được chia thành 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm.
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
8.1.5 TK 531: Hàng bán bị trả lại.
Tác dụng: TK 531 dùng để phản ánh doanh thu số hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã bán nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Do vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất, sai quy cách không đúng chủng loại
Kết cấu và nội dung:
TK 531: Hàng bán bị trả lại
Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hàng hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số hàng hoá sản phẩm bán ra
Kết chuyển trị giá hàng hoá bị trả lại vào bên Nợ TK 511 doanh thu bán hàng hoặc TK 512 doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
Giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
Kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán vào bên Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ hoặc
TK 512: Doanh thu nội bộ
Sơ đồ hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
(1) Ghi nhận doanh thu bán hàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
(1 ’ ) Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế của phương thức bán trả góp.
(2) (3) (4) (5) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu.
(6) Khấu trừ thuế GTGT đầu ra, đầu vào.
(7) Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.
8.2 Kế toán các phương thức bán hàng chủ yếu
8.2.1 Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp
Sơ đồ kế toán bán hàng hóa sản phẩm theo phương thức trực tiếp:
TK 155,154 TK 632 TK 911 TK 511,512 TK 111,112,131 TK 521,531, 532
(1) Giá gốc thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán trực tiếp,
(2) Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
(3) Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
(4) Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
(5) Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần của hoạt động bán hàng
(6) Cuối kỳ kế toán kết chuyển trị giá vốn hàng bán của hoạt động bán hàng.
8.2.2 Kế toán bán hàng theo phương thức gửi hàng đi bán, gửi đại lý, ký gửi
Sơ đồ kế toán tổng hợp phương thức gửi hàng đi bán
TK 154, 155 TK 157 TK 632 TK 911 TK 511 TK 111, 112, 131
(1) Trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán
(2.1) Doanh thu của hàng gửi bán đã thu được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
(2.2) Trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán đã bán
(3) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.
(4) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức gửi đại lý, ký gửi
Tại bên giao đại lý
TK 154,155 TK 157 TK 632 TK 911 TK 511 TK 131 TK 641
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
(1) Trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán đại lý ký gửi.
(2.1) Ghi nhận doanh thu của hàng gửi bán đại lý ký gửi.
(2.2) Trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán đại lý ký gửi đã bán.
(3) Hoa hồng trả cho đơn vị nhận đại lý ký gửi.
(4) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.
(5) Cuối kỳ kết chuyển giá gốc hàng bán để xác định kết quả kinh doanh.
Tại bên nhận đại lý, ký gửi
Giá trị hàng nhận đại lý ký gửi TK 003 Trị giá hàng xuất bán hoặc trả lại cho bên giao đại lý ký gửi.
(2) hoa hồng bán đại lý (1) Số tiền bán hàng đại lý
(3) Trả tiền bán hàng đại lý
8.2.3 Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp
Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp:
TK 911 TK 511 TK 111, 112 Kết chuyển doanh Doanh thu theo giá bán thu tiền
Thu thuần ngay (chưa kể thuế GTGT) Số tiền người
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
Mua trả lần đầu tại
Thuế GTGT phải nộp tính trên Tổng số Thu tiền ở Giá bán thu tiền ngay tiền còn người mua
TK 338 (3387) phải thu các kỳ sau
Lợi tức trả chậm ở người mua
Thực tế công tác kế toán hàng hoá, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần XNK và XD Tân Trường Sơn
Đặc điểm chung của công ty
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tên gọi chính thức Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn.
- Tên giao dịch: Tan Truong Son Import – Export and Construction joint stock company.
- Tên viết tắt: Tan Truong Son Joint Stock Company.
Trụ sở Công ty: Số 3 ngõ 357 – Phố Bạch Đằng – Phường Chương Dương – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc chuyển trụ sở, lập hay huỷ bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty. b) Ngành nghề kinh doanh và thời hạn hoạt động của Công ty.
Công ty kinh doanh và cung cấp các loại máy văn phòng như: máy tính, máy photocopy, máy fax và các loại sản phẩm dùng trong văn phòng Ban đầu thành lập công ty gồm 4 phòng ban hoạt động: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính Sau một thời gian hoạt động, công ty đã phát triển và mở rộng quy mô, các phòng được chia nhỏ thành các tổ chức nhằm đảm bảo bộ máy của công ty hoạt động một cách có hiệu quả Nhằm đáp ứng nhu cầu về các loại máy văn phòng công ty đã mở thêm các chi nhánh, tính đến nay đã có 8 đại lý lớn ở khắp các tỉnh trong nước.
“Công ty cổ phần XNK và XD Tân Trường Sơn” với sự tán thành và ủng hộ của 100% cán bộ công nhân viên của công ty Tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty đều tham gia mua cổ phần, người mua ít nhất là 30 cổ phần, người mua nhiều nhất là 600 cổ phần Tổng vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
Với số vốn như vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, công ty đã tổ chức lại bộ máy quản lý, kế hoạch hoá chi tiết hoạt động kinh doanh nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng tạo điều kiện để Công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước Đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện.
Như vậy, do có những định hướng đúng đắn trong việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh cùng với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, Công ty đã dần khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.
2 Đặc điểm hoạt động của công ty a) Chức năng của công ty.
Hiện nay công ty đang thực hiện ngành nghề cung cấp máy tính, máy photocopy, máy fax, và các sản phẩm văn phòng, cùng với các hoạt động cho thuê máy Mục tiêu của công ty là phân phối các sản phẩm cho các công ty trên thị trường cả nước. b) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Bộ máy của công ty được chia thành các phòng dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc thông qua các trưởng phòng Các phòng có quan hệ phối hợp cộng đồng chặt chẽ cùng nhau chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty Các chi nhánh của công ty hoạt động tự quản, tự hạch toán doanh thu Hơn nưa công ty còn tạo điều kiện cho các đại lý thúc đẩy bằng cách giảm giá, hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật như: lắp đặt, sửa chữa và dịch vụ sau bán (vận chuyển) Đặc biệt trong công tác kinh doanh của mình, công ty lấy dịch vụ sau bán hàng làm đòn bẩy
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh bán hàng, cung cấp nhanh chóng, kịp thời, miễn phí vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa.
3 Đặc điểm tổ chức quản lý
Sơ đồ bộ máy công ty
Bộ máy quản lý của công ty được chia thành các bộ phận khác nhau với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau Cụ thể là:
- 34 - Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị
Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng tổ chức chínhhành Phòng thuậtkỹ nhánhChi Vinh nhánhChi Lâm
HCM Chi nhánh Nam Phòng doanhkinh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
* Đại hội đồng cổ đông: Gồm 600 cổ đông, hầu hết là cán bộ công nhân viên trong công ty Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ theo dõi và giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty thông qua các báo cáo tài chính hàng năm Đại hội đồng cổ đông mỗi năm họp 2 lần.
* Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm 11 thành viên. Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư, tổ chức của Công ty.
* Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng, chính sách của các bộ phận.
* Ban giám đốc gồm 3 người:
- Đứng đầu là giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên hội đồng quản trị, có tư cách pháp nhân trong mọi giao dịch, giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng quản trị về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật.
* Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách công tác kinh doanh và tiến độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh
- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo Công ty phân tích tình hình kinh doanh của Công ty để có những quyết định hợp lý nhằm làm cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất Nhiệm vụ cụ thể của phòng tài vụ là: Mở sổ sách kế toán, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính khấu hao TSCĐ, hạch toán lương, các khoản trích nộp, lập các báo cáo kế toán
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý giấy tờ đi, đến công ty, quản lý con dấu, chịu trách nhiệm về công tác văn thư, in ấn và phát hành các văn bản, công văn, cấp phát văn phòng phẩm, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp khách, quan hệ công tác.