1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du Lịch, Đà Nẵng, Du Khách, Thương Hiệu.docx

176 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,84 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH (0)
    • 1.1. Thương hiệu (16)
      • 1.1.1. Khái niệm (16)
      • 1.1.2. Thương hiệu và sản phẩm (17)
      • 1.1.3. Vai trò của thương hiệu (20)
      • 1.1.4. Giá trị thương hiệu (23)
    • 1.2 Thương hiệu điểm đến du lịch (26)
      • 1.2.1. Điểm đến du lịch (26)
        • 1.2.1.1. Khái niệm (26)
        • 1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch (0)
      • 1.2.2. Thương hiệu điểm đến du lịch (29)
    • 1.3. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch (30)
      • 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch. 30 1.3.2. Tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến (33)
    • 1.4. Duy trì và phát triển thương hiệu điểm đến (39)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU (15)
    • 2.1. Tổng quan về du lịch thành phố Đà Nẵng (41)
      • 2.1.1. Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng (41)
      • 2.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của thành phố Đà Nẵng...........48 2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian (51)
      • 2.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (65)
        • 2.2.1.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch của thành phố Đà Nẵng (65)
        • 2.2.1.2. Nguồn vốn cho công tác xây dựng thương hiệu (74)
        • 2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng thông tin và quản lý hệ thống thông tin phục vụ cho công tác xây dựng thương hiệu (75)
        • 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng chung phục vụ cho công tác xây dựng thương hiệu của thành phố 68 2.2.1.5. Chất lượng sản phẩm du lịch (76)
        • 2.2.1.6. Nhận thức của cư dân địa phương về thương hiệu cho du lịch (77)
        • 2.2.1.7 Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch tại thành phố (77)
        • 2.2.2.8. An ninh, an toàn tại các điểm du lịch trong thành phố (78)
      • 2.2.2. Khảo sát công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố trong thời gian qua (0)
        • 2.2.2.1. Điều tra thị trường và phân tích điểm đến (78)
        • 2.2.2.2. Nhận diện thương hiệu du lịch thành phố (87)
      • 2.2.3. Thực hiện phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua (0)
        • 2.2.3.1. Về website (90)
        • 2.2.3.2. Ấn phẩm du lịch (91)
        • 2.2.3.3. Trạm thông tin du lịch (92)
        • 2.2.3.4. Quầy Thông tin du lịch (93)
        • 2.2.3.5. Tổ chức roadshow, hội chợ tại các thị trường trọng điểm (93)
        • 2.2.3.6. Famtrip, Presstrip (94)
    • 2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (95)
      • 2.3.1. Thành công (95)
      • 2.3.2. Hạn chế (97)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (0)
    • 3.1. Quan điểm, mục tiêu cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến (102)
      • 3.1.1. Quan điểm xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 90 3.1.2. Mục tiêu chung trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu (102)
        • 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát (103)
        • 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể (103)
    • 3.2. Đề xuất giải pháp về công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (104)
      • 3.2.1. Nghiên cứu thị trường (104)
        • 3.2.1.1. Dự báo lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong những năm tới (104)
        • 3.2.1.2. Phân đoạn thị trường (105)
        • 3.2.1.3. Phân đoạn thị trường theo mục đích chuyến đi (108)
      • 3.2.2. Nghiên cứu điểm đến (108)
        • 3.2.2.1. Những điểm du lịch, dịch vụ khách tiêu dùng và mức độ đánh giá 96 3.2.2.2.Đánh giá sự mong đợi về các điểm du lịch thông qua các tiêu chí (108)
        • 3.2.2.3. Cảm nhận của du khách khi tham quan tại các điểm du lịch trong thành phố (112)
      • 3.2.3. Giải pháp nhận diện thương hiệu .................................................. 101 1. Nhóm giải pháp nhận diện sản phẩm du lịch để xây dựng thương hiệu du lịch 101 (113)
        • 3.2.3.2. Nhóm giải pháp thiết kế thương hiệu (114)
      • 3.2.4. Giải pháp giới thiệu thương hiệu (116)
        • 3.2.4.1. Kênh truyền thông trực tiếp (116)
        • 3.2.4.2. Kênh truyền thông gián tiếp (117)
      • 3.2.5. Giải pháp thực hiện thương hiệu (117)
      • 3.2.6. Đề xuất mô hình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng 106 3.3. Giải pháp về phát triển thương hiệu du lịch cho thành phố (0)
      • 3.3.1. Phát triển thương hiệu thông qua các hãng lữ hành (118)
      • 3.3.2. Phát triển thương hiệu thông qua các hình thức trực tiếp đến du khách. 108 1. Các ấn phẩm, tờ rơi (120)
        • 3.3.2.2. Internet (120)
        • 3.3.2.3. Phim quảng cáo trên TV, website (122)
    • 3.4. Các giải pháp hỗ trợ (123)
      • 3.4.1. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng (123)
        • 3.4.1.1. Về sản phẩm chính (124)
        • 3.4.1.2. Về sản phẩm hỗ trợ (125)
      • 3.4.2. Hoàn thiện điều kiện sẵn sàng đón tiếp (127)
        • 3.4.2.1. Rà soát lại hệ thống cơ sở lưu trú (127)
        • 3.4.2.2. Nâng cao chất lượng của các nhà hàng (127)
        • 3.4.2.3. Nâng cao chất lượng phục của nhân lực trong ngành du lịch (128)
        • 3.4.2.4. Nâng cấp và mở lại các đường bay đến Đà Nẵng (128)
      • 3.4.3. Các giải pháp hỗ trợ khác (128)
        • 3.4.3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng (128)
        • 3.4.3.2. Các giải pháp về hạ tầng chung (129)
    • 3.5 Kiến nghị (129)
      • 3.5.1 Đối với UBND thành phố Đà Nẵng (129)
      • 3.5.3. Đối với Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng (130)
      • 3.5.4. Đối với các công ty lữ hành, khách sạn (131)
  • KẾT LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (134)
  • PHỤ LỤC (136)
    • 2.1: Thống kê CSLT tại TPĐN tính đến tháng 12/2009 (0)
    • 2.2: Thống kê phương tiện vận chuyển du lịch trên địa bàn TPĐN tính đến tháng 12/2009 (0)
    • 2.3: Tình hình phát triển lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng (0)
    • 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến Đà Nẵng qua các năm (0)
    • 2.5: Cơ cấu khách quốc tế phân theo quốc tịch tại TPĐN (0)
    • 3.1 Dự báo lượng du khách đến Đà Nẵng qua các năm (0)
    • 3.2 Dự báo quy mô lượng đến Đà Nẵng (0)
    • 3.3 Cảm nhận của du khách thông qua các tiêu chí đánh giá (0)
    • 2. Danh mục biểu đồ 1: Diện tích tự nhiên TPĐN (0)
      • 2.2: Tỷ trọng các loại khách sạn trên địa bàn TPĐN (0)
      • 2.3: Cơ cấu lượng khách quốc tế (0)
      • 2.4: Cơ cấu lượng khách quốc tế & nội địa (0)
      • 2.5: Khách quyết định mua sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng (0)
      • 2.6: Mục đích đi du lịch đến Đà Nẵng của du khách (0)
      • 3.1: Điểm du lịch được khách lựa chọn nhiều nhất (0)
      • 3.2: Khách du lịch có ấn tượng tốt về điểm du lịch (0)
      • 3.3: Suy nghĩ của du khách khi lựa chọn điểm đến ĐN (0)
      • 1.1: Quan điểm về thương hiệu (0)
      • 1.2: Dạng thức của thương hiệu thông qua sản phẩm (0)
      • 1.3: Các khái niệm liên quan đến xây dựng thương hiệu điểm đến (0)
      • 1.4: Mô hình PIB (0)
      • 2.1: Biểu tượng của thành phố Đà Nẵng (0)
      • 2.2: Giao diện trang web của du lịch Đà Nẵng (0)
      • 3.1: Đề xuất logo du lịch Đà Nẵng (0)
    • 4. Danh mục các sơ đồ 1.1: Giá trị thương hiệu (0)
      • 1.2: Tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến (0)
      • 3.1: Đề xuất sơ đồ xây dựng thương hiệu điểm đến (0)

Nội dung

Output file ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ TRÀ NHI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HÀ NỘI, 2010 ĐẠI H[.]

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Thương hiệu

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ cho rằng: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tuợng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh” [1, 17]

Thương hiệu theo định nghĩa này có thể được hiểu là các dấu hiệu báo cho khách hàng biết nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ khách hàng và nhà sản xuất từ các công ty đối thủ cung cấp các sản phẩm đồng loại Định nghĩa trên cũng nêu rõ một thương hiệu là một dấu hiệu, một cái tên hay một biểu tượng làm cho công ty này dễ phân biệt với công ty khác.

Khái niệm thương hiệu đồng nghĩa với khái niệm nhãn hiệu hàng hóa Tuy nhiên, khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhãn hiệu bởi vì thương hiệu có thể là bất kỳ những cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ làm cho nó dễ dàng được nhận biết, không bị nhầm lẫn với các sản phẩm dịch vụ cùng loại.

Thương hiệu: (Brand name) là thuật ngữ Marketing để chỉ bất cứ yếu tố gì (tên gọi, biểu tượng, mùi vị, âm thanh, biểu ngữ,…) dùng để chỉ định sản phẩm, dịch vụ của mình hoặc chính mình trên thị trường Nó có thể là cả những yếu tố không được pháp luật bảo hộ và những yếu tố được pháp luật bảo hộ nhưng không dưới danh nghĩa nhãn hiệu như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,…

Nhãn hiệu: (Trademark) là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ các yếu tố bên trong hoặc bản thân thương hiệu được pháp luật thừa nhận và có thể bảo hộ độc quyền. Để rõ hơn về vấn đề này, tác giả tóm tắt ba điểm khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu và thương hiệu

(nhãn hiệu đã đƣợc cầu chứng)

Hiện diện trên văn bản, tài liệu in ấn Hiện diện trong tâm trí khách hàng

Là phần xác Là phần hồn Đăng ký là có được Khách hàng công nhận, quyết định

1.1.2 Thương hiệu và sản phẩm

Có nhiều quan điểm về thương hiệu Có thể chia ra thành hai quan điểm chính, đó là quan điểm truyền thống và quan điểm tổng hợp Đối với quan điểm truyền thống, theo tác giả Bennett PD - Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ thì cho rằng: “Thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh” 1 [26,27]

Quan điểm này tồn tại trong một thời gian dài, đến cuối thế kỷ 20 quan điểm về thương hiệu đã có nhiều thay đổi, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cho rằng quan điểm này không thể giải thích được vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt.

Do đó, quan điểm thứ hai ra đời – quan điểm này còn gọi là quan điểm tổng hợp về thương hiệu Quan điểm cho rằng: “Thương hiệu không chỉ là một cái tên hay biểu tượng mà nó phức tạp hơn nhiều” 2 Nó là tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi Quan điểm này cho thấy sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho người tiêu dùng và nó chỉ là một thành phần của sản phẩm Các thành phần như sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và chiêu thị cũng chỉ là thành phần của một thương hiệu [9,10] Hai quan điểm về thương hiệu trên được minh họa qua hình:

1 Bennett, P.D (1995), Dictionary of Marketing Terms, LLLinnois: American Marketing Association phẩmSản

Hình 1.1: Quan điểm về thương hiệu

QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI

(Nguồn: Aaker , D A (1996) “Branding strong brands”) 3 Nói một cách khác, khi một sản phẩm cụ thể với chất lượng được cam kết thể hiện đúng “giữ lời hứa” và được “người mua” tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu, tức sản phẩm trở thành thương hiệu Hai thực thể này bản thân của nó không khác nhau, nhưng sản phẩm được khách hàng công nhận thì nó trở thành thương hiệu Mặt khác, thương hiệu hình thành từ gốc nhìn của “khách thể”, sản phẩm là khái niệm từ “chủ thể”, đối với một “vật thể” hay “một tập hợp các lợi ích”.

Thật ra “đỉnh cao của sản phẩm chính là thương hiệu” 4 Thương hiệu thật ra là một dạng thức mới của sản phẩm trong quá trình tiến hóa của nhân loại Quá trình phát triển này có thể được mô tả vắn tắt như sau:

Sản phẩm đơn lẻ, tự sản xuất, tự tiêu dùng Không đảm bảo về chất lượngThương hiệu (Brand)

Hàng hóa (Commodity)Thương phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm tri thức và thẩm mỹ.

Bảo đảm chất lượng cả về lý tính và cảm tính.

Xác lập giá trị Thương hiệu Thương phẩm, sản xuất để kinh doanh, bảo đảm về chất lượng.

Hình 1.2: Dạng thức của thương hiệu thông qua sản phẩm

Dạng thức 1: Sản phẩm cơ bản

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ đồ đá mới, loài người đã tạo ra rất nhiều công cụ từ đá và kim loại đồng Những công cụ này giúp cho con người chuyển từ săn bắt hái lượm sang giai đoạn biết trồng trọt và chăn nuôi, tức là bắt đầu quá trình làm ra sản phẩm.

Dạng thức 2: Sản phẩm hàng hóa

Khi năng lực sản xuất được nâng cao, hình thành những ngành nghề sản xuất ra sản phẩm với mức độ đồng đều cao và nhằm mục đích kinh doanh trao đổi hơn là tự cung tự cấp Khi đó hình thành dạng thức hàng hóa

Dạng thức 3: Sản phẩm thương hiệu

Sản phẩm hàng hóa giúp gia tăng quá trình buôn bán trao đổi Từ quá trình này hình thành những cam kết chất lượng hay uy tín của sản phẩm Chính động thái này đã hình thành những khái niệm sơ khai nhất về thương hiệu: “Thương hiệu là sự cam kết chất lượng”, “Thương hiệu là sự bảo đảm uy tín sản phẩm” Ở dạng thức này sản phẩm đã khẳng định một khái niệm mới: “Thương hiệu chính là một sản phẩm đỉnh cao” trong quá trình phát triển văn minh nhân loại.

1.1.3 Vai trò của thương hiệu

Nếu nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm kia thì thương hiệu giúp phân biệt nhãn hiệu nào là nhãn hiệu tốt, có uy tín.

Nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người tiêu dùng thiên vị hẳn về phía sản phẩm có nhãn hiệu mà họ đã từng biết, từng nghe nói đến nhiều hơn Một cuộc khảo sát gần đây trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa dịch vụ cho thấy có đến 90% người tiêu dùng Việt Nam quyết định mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua thương hiệu Hay nói khác đi, theo cảm nhận của khách hàng thì cứ “có thương hiệu” thì chất lượng nhất định phải tốt.

Cảm nhận của người mua về chất lượng của một sản phẩm không nhất thiết liên quan đến sự hiểu biết thật sự về những công năng, quy cách của sản phẩm đó. Chất lượng cảm thấy được là những gì người mua cho rằng nó là chất lượng Ví dụ: một khóa học cao thì chất lượng giảng viên sẽ tốt hơn; một phòng nghỉ tại khách sạn sang trọng thì chất lượng phục vụ và mức độ hài lòng của khách sẽ cao hơn….và một khi khách hàng đã hài lòng với một thương hiệu nào đó thì họ sẽ trở nên trung thành và không dễ gì thay đổi. Điều này có nghĩa là vai trò của thương hiệu có thể giúp những nhãn hiệu có thâm niên tạo ra các “hàng rào phòng thủ” để chóng chọi lại sự tấn công của các nhãn hiệu mới Và để duy trì được vấn đề này đòi hỏi chất lượng thật sự của các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó phải luôn được cải tiến, tu bổ vì cuối cùng khách hàng cũng cần phải thấy sự khác biệt về chất giữa một nhãn hiệu có tiếng và một nhãn hiệu bình thường.

Thương hiệu điểm đến du lịch

Khái niệm du lịch không còn xa lạ đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào về du lịch, nhưng để thẩm nhận được những đặc tính vượt trội ở mỗi điểm đến du lịch, nó sẽ là tiền đề gắn kết tạo ra một thương hiệu điểm đến du lịch.

Theo các nhà nghiên cứu về du lịch chỉ ra rằng: “Một điểm thu hút khách du lịch là một nơi cần được quan tâm, nơi khách du lịch đến để tham quan, thông thường là các triển lãm văn hóa giá trị vốn có của nó, mang ý nghĩa lịch sử, hoặc được xây dựng trên vẻ đẹp tự nhiên hoặc có các cơ hội vui chơi giải trí” 9

Tác giả Giuseppe Marzano cho rằng: “Một điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu từ du lịch Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn” 10

Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thoả mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi Có thể phân biệt hai loại nơi đến:

+ Điểm đến cuối cùng (Final destination) thường là điểm xa nhất tính từ điểm xuất phát gốc của du khách và (hoặc) là địa điểm mà người đó dự định tiêu dùng phần lớn thời gian.

+ Điểm đến trung gian (Intermediate destination) hoặc nơi ghé thăm (enroute) là địa điểm mà du khách dành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc viếng thăm một điểm hấp dẫn.

Một điểm đến du lịch có thể được định nghĩa, hay được hiểu theo nhiều cách khác nhau Khái niệm tổng quát đầu tiên về một điểm đến du lịch xem nó như một không gian vật chất mà trong đó diễn ra các hoạt động về du lịch.

Từ quan điểm này, khách du lịch là người tích cực tham gia vào việc xây dựng các không gian du lịch, tích cực hoạt động trong không gian du lịch, tác động đến không gian du lịch và đóng góp để không gian du lịch được duy trì.

Một điểm đến du lịch có thể được xem là một hỗn hợp của sản phẩm, tiện nghi và dịch vụ tạo nên sự trải nghiệm du lịch Do đó, điểm đến du lịch chỉ là một phần của sản phẩm du lịch và bản thân nó không được xem là một sản phẩm Đơn giản, nó chỉ là một khu vực địa lý trong đó các sản phẩm du lịch được mua và bán.

Theo tác giả Bodlender et al đưa ra một định nghĩa về điểm đến du lịch là tập hợp các yếu tố vật chất và dịch vụ cùng với sự kết hợp các biểu tượng nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng Các điểm đến du lịch vừa là các không gian giải trí dành cho khách, không gian ở và làm việc của các cơ sở cung ứng dịch vụ 11 Các cách tiếp cận khác nhau để hiểu khái niệm điểm đến du lịch được tóm tắt tại định nghĩa của UNWTO (2004): “Một điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn” 12

11 Giuseppe Marzano Relevance of power in the collaborative process of destination branding School of Tourism and Leisure Management The University of Queensland, Ipswich, Queensland, Australia

12 World Tourism Organization (2004) Indicators of sustainable development for tourism destinations: A guidebook Madrid

Như vậy, để kết luận cho vấn đề này tác giả gói gọn lại vấn đề điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm cung cấp cho du khách khi lưu trú và dừng chân tham quan tại một điểm du lịch của địa phương, làm bàn đạp cho sự tăng trưởng và phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn, đủ để cạnh tranh, đó không chỉ là lời phản ánh, một lời hứa kinh nghiệm của điểm đến mà còn chứng minh khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch.

1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành của điểm đến du lịch a Điểm hấp dẫn du lịch

Các điểm hấp dẫn của một nơi đến dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm của du khách Các điểm hấp dẫn thường là lĩnh vực bị lãng quên của ngành du lịch bởi tính đa dạng và hình thức sở hữu phân tán của chúng. b Giao thông đi lại (Khả năng tiếp cận nơi đến)

Sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của các điểm đến du lịch. c Nơi ăn nghỉ

Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản địa phương. d Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ

Du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại nơi đến du lịch Khả năng cung cấp tiện nghi và các dịch vụ hỗ trợ biểu lộ bản chất đa ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch.

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

Xây dựng thương hiệu điểm đến được xem là chiến lược chọn lựa và xây dựng một hình ảnh tích cực nhằm tạo lập và nhận dạng duy nhất để phân biệt một điểm đến với các đối thủ cạnh tranh 15 , sau đó tiến hành định vị hình ảnh đó trong tâm trí khách du lịch nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý trên diện rộng của đông đảo du khách đến điểm du lịch.

Thực tế là các điểm đến du lịch thường có các đối thủ cạnh tranh hết sức gay gắt, do vậy mỗi điểm đến du lịch đều phải xây dựng thương hiệu riêng và tổ chức hoạt động xúc tiến nhằm giúp điểm du lịch không bị lãng quên Thậm chí các nhà nghiên cứu còn nhận xét rằng xây dựng thương hiệu chính là vũ khí quyền lực nhất có thể có được của các chuyên gia làm xúc tiến điểm đến ngày nay 16

Xây dựng thương hiệu điểm đến bao gồm nhiều tác nhân hơn là nhận diện và cảm nhận được nó qua logo hay slogan, thay vì phải nắm bắt các yếu tố khác biệt của điểm đến trong các thương hiệu và giao tiếp những yếu tố này thông qua các

15 thành phần thương hiệu như: nhận dạng, bản chất, tính cách, hình ảnh, tính cách văn hóa…

Mục đích của việc xây dựng thương hiệu các điểm đến mang trọng tâm tạo ra một hình ảnh thích hợp, đó là tính hấp dẫn, chất chứa những nội dung trung thực nhất trong từng phong cách Xây dựng thương hiệu của một sản phẩm không chỉ phân biệt các sản phẩm cạnh tranh mà còn phục vụ như là phương tiện nhận thêm giá trị cho sản phẩm Nên một hình ảnh của một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra một bản sắc mạnh mẽ cho sản phẩm và dịch vụ Các biểu hiện có thể nhìn thấy trong một thị trường cạnh tranh và mong muốn tạo ra một lợi thế cạnh tranh để củng cố sản phẩm và dịch vụ, do đó tạo sự khác biệt là điều vô cùng quan trọng.

Xây dựng thương hiệu Lợi thế cạnh tranh bền vững

Những hình ảnh Xây dựng thương hiệu

Sự lựa chọn điểm đến

Hình 1.3: Các khái niệm liên quan đến xây dựng thương hiệu điểm đến

Hình 1.4: Mô hình PIB (Positioning – Image – Branding) 17

Xây dựng thương hiệu điểm đến được xem là một tổng thể tạo ra sự hợp tác, năng động, cam kết quản lý danh tiếng dựa trên những giá trị cốt lõi của các điểm đến và các bên liên quan trên cả hai phương diện cung và cầu, để xây dựng một lời hứa duy nhất gắn liền với điểm đến.

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch Tạo dựng thương hiệu là sự phối hợp tất cả các sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục….liên quan tới điểm đến du lịch Mục tiêu chính là để nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất Hơn nữa, thương hiệu được sử dụng để chào bán những giá trị độc đáo này tới khách du lịch tiềm năng Tạo dựng thương hiệu điểm đến du lịch có thể giảm rủi ro cho khách du lịch khi quyết định lựa chọn địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ của họ. Khách du lịch sẽ cảm thấy tin tưởng với một thương hiệu mạnh vì nó cung cấp kiến thức, thông tin, an ninh và sự chắc chắn.

Tuy nhiên để xây dựng thành công một thương hiệu điểm đến du lịch cần đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và mất nhiều năm Bên cạnh đó, cần phải phân tích được những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến công tác này, vì nếu những yếu tố này làm ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu điểm đến cũng sẽ làm chậm tiến trình phát triển thương hiệu của điểm đến đó, thậm chí giảm khả năng thu hút khách.

Các yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến như sau:

* Bộ máy lãnh đạo và cơ chế quản lý

Nếu các nhà lãnh đạo chưa xác định được một tầm nhìn dài hạn, cũng như đường lối phát triển đất nước đúng đắn cho ngành kinh tế trọng điểm, thì xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố không thể mong đợi có kết quả như mong muốn.

Việc phát triển nguồn vốn; huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích cho quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến đòi hỏi cần có sự đồng thuận và rõ ràng, tránh việc đầu tư xây dựng thương hiệu và đầu tư không hiệu quả do nhiều nguyên nhân như: quan liêu, tham nhũng dẫn đến lãng phí nguồn lực vốn.

* Trình độ công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin và quản lý hệ thống thông tin ở trình độ thấp tạo ra những rào cản lớn trong việc quản trị hữu hiệu hình ảnh của điểm đến.

* Cơ sở hạ tầng chung và riêng để phục vụ các thị trường khác nhau như: khu công nghiệp, điểm đến du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, bệnh viện, trường học… nếu còn lạc hậu, chưa đồng bộ, không hiệu quả, chưa phù hợp với mục tiêu tăng trưởng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình xây dựng thương hiệu du lịch.

*Sự hạn chế về trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của đội ngũ công chức, viên chức đang là một rào cản cho sự sáng tạo và cải tiến, nhằm theo kịp thời đại.

* Chất lượng sản phẩm du lịch

Chúng ta biết rằng, năng lực cốt lõi của thương hiệu điểm đến là một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém, chưa tốt trong khâu sử dụng và khai thác là lý do kéo theo sự thụt lùi của một hình ảnh điểm đến.

* Dân cư Được xem là yếu tố cốt lõi của quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến.Dân cư và cách sống của họ tạo nên tâm hồn bản sắc cốt lõi cho thương hiệu điểm đến Trong đa số các trường hợp: văn hóa, lối sống, tập tục, thái độ hiếu khách… của người dân luôn có sức hút, sức hấp dẫn cực kỳ mạnh mẽ Tuy nhiên, nếu không chuyển tải các chủ đích và cách nhận thức đúng đắn của người dân về các tài nguyên sẵn có, việc bảo vệ môi trường….thì quá trình xây dựng sẽ không thành công vì sự nhận thức không đúng đắn lợi ích của nó mang lại.

* Bảo vệ môi trường tự nhiên Đang là một vấn đề nổi cộm không chỉ riêng các nước có ngành du lịch phát triển, mà đây là đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu trên thế giới Thiên nhiên bị tàn phá, nạn ô nhiễm môi trường nặng nề…là vấn đề đáng quan ngại cho công tác xây dựng, xúc tiến, thương hiệu điểm đến, không phải một sớm một chiều có thể cải tạo một cách nhanh chóng.

* An ninh, an toàn điểm đến

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Tổng quan về du lịch thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 1555đến 1614vĩ Bắc, 10718đến 10820kinh Đông Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

- Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa.

- Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

- Có thiên nhiên đa dạng, cảnh quan phong phú, thời tiết khí hậu ôn hòa, với đầy đủ các loại tài nguyên du lịch như: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho sự phát triển các loại hình du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, sự đầu tư vẫn chưa ngang tầm với điều kiện phát triển du lịch hiện có, việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch còn ở mức thấp, loại hình du lịch còn ít, sản phẩm du lịch nửa vời, thiếu hẳn yếu tố đặc trưng độc đáo.

2.1.1 Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng

2.1.1.1 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên a Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 0 C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30 0 C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23 0 C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 0 C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng

1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Với những ưu thế do thiên nhiên mang lại tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của thành phố. b Hệ thống sông ngòi Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ Mặt khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú, đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km 2 , có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là 1.136.1 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%) Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, MỹKhê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km 2 ) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km 2 ). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm…. c Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Về tài nguyên du lịch sông biển: Đà Nẵng là thành phố biển xinh đẹp, thơ mộng với nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng, nước trong xanh với dải cát trắng mịn màng, cảnh quan đẹp như: Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Xuân Thiều, Bãi Nam, Bãi Bắc Với tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, lại được tạp chí Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, càng tạo thêm sức hấp dẫn và ấn tượng cho thành phố Chảy giữa lòng thành phố là sông Hàn, tạo nét đẹp riêng cho thành phố Đà Nẵng và rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sông nước.

- Vùng Trung du phía Tây thành phố: Bà Nà - Suối Mơ là vùng có cảnh quan kỳ thú nằm cách Đà Nẵng không xa, khoảng 30km về phía Tây, có diện tích 8.838 ha, khí hậu mát mẻ, trong lành, nhiệt độ trung bình 18C, hệ động thực vật phong phú với 544 loài thực vật bậc cao, 256 loài động vật rừng Bà Nà rất phù hợp với việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, nghiên cứu, săn bắn.

- Hồ Đồng Nghệ - Suối nước nóng Phước Nhơn: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 24km về hướng Tây Nam, là hồ nước nhân tạo Nằm giữa vùng đồi núi, có suối nước khoáng Phước Nhơn lộ thiên, tự chảy với nhiệt độ 43C, thích hợp cho việc xây dựng khu du lịch tham quan và chữa bệnh.

- Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - Non Nước: Ngũ Hành Sơn là một cụm núi đá vôi cẩm thạch, nằm trên một dải cát dài 2km, rộng 800m thuộc Quận Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với các hang động như: Huyền Không, Hoa Nghiêm, Linh Nham, Vân Thông, Tàng Chơn, Âm Phủ, Quan Âm, Huyền Vi, Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài và các chùa chiền cổ tự, các di sản văn hóa lịch sử khác.

- Đèo Hải Vân có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ được mệnh danh là "đệ nhất hùng quan" hiện là một điểm dừng chân tuyệt vời của du khách trên tuyến du lịch Đà Nẵng - Huế Khu bảo tồn Hải Vân có diện tích 10.850ha, có 501 loài thực vật bậc cao, 205 loài chim thú, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch leo núi, săn ảnh, ngắm cảnh.

Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng

Với một lợi thế rất lớn là nằm giữa tam giác di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời Đà Nẵng đang sở hữu những thắng cảnh riêng có của mình như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng điêu khắc Chăm cùng những bãi tắm đẹp, hệ thống cở sở hạ tầng phục vụ khách tương đối tốt, các dịch vụ du lịch phát triển đa dạng tạo điều kiện để thu hút khách du lịch Thành phố đã đạt được những kết quả trong việc tạo dựng một hình ảnh điểm đến lý tưởng, xứng tầm với các nước trong khu vực.

- Qua các sự kiện đã được tổ chức thành công như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2010 với chủ đề “Huyền thoại Sông Hàn”; các chương trình hoạt động du lịch hè “Đà Nẵng biển gọi 2010” đã góp phần quảng bá thế mạnh của du lịch nghỉ dưỡng của Đà Nẵng trong và ngoài nước.

- Thành phố đã đầu tư, nâng cấp, phát triển các sản phẩm du lịch và đưa vào khai thác các loại hình sản phẩm mới Cụ thể, Bán đảo Sơn Trà đã đưa vào sử dụng hê ̣thố ng nướ c giai đoaṇ 1 và thông đường ra Bãi Bắc ; các dự án Sơn Trà spa , Bãi Bắc đang triển khai ; các tour du lịch hoang dã Sơn T rà và lặn biển ngắm san hô ; khám phá Sơn Trà bằng xe Jeep đươc̣ đưa vào khai thác ; thành phố đã xây dựng bãi biển kiểu mâũ ở Mỹ Khê và công viên biển , đưa vào hoaṭ đôṇ g baĩ tắ m đêm taị khu vưc̣ biển

Phaṃ Văn Đồ ng ; Các khu du lịch Xuân Thiều , Biển Đông đưa vào môṭ só hoạt động giải trí thể thao trên biển như mô tô nước , caneoing, lăṇ biển ngắm san hô, câu mưc̣ vào ban đêm ; khu du lic̣ h Bà Nà – Suố i Mơ đư a vào hoaṭ đôṇ g hê ̣ và tăng cường các dịch vụ karaoke, massage, các trò chơi cho trẻ em; khu khách sạn

Bà Nà Hills xây dựng theo kiến trúc Pháp đã đi vào hoạt động phục vụ cho nhu cầu đi nghỉ của người dân Khu Bà Na By night đươc̣ mở rôṇ g vườ n lan và hầm rươụ;

Phát triển các tuyến du lịch tại Sơn Trà , Bà Nà và tour du lịch sinh tái Hòa Bắc ; Phát triển các tour du lịch đường sông ; Thành phố kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành để khai thác chương trình city tour, kết nố i các điểm tham quan du lic̣ h đăc̣ sắc như Sơn Trà , Ngũ Hành Sơn , Đèo Hải Vân , Bà Nà, Bảo tàng điêu khắc Chăm và các điểm tham quan, mua sắm, các món ăn đăc̣ sản củ a Đà Nẵng.

- Môi trườ ng du lic̣ h đươc̣ quan tâm và đầu tư chiều sâu Tình hình chính trị ổn định, cùng với các chính sách của thành phố nhằm thiết lập nếp sống văn hóa , văn minh đô thi ̣ , Chỉ thị 02/2007/CT-UBND ngày 11/01/2007 của UBND TP về tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn đã taọ ra môṭ môi trườ ng du lic̣ h an toàn là điều kiêṇ cần thiết để khách công vu ̣ lưạ c hoṇ làm điểm tổ chức hội họp, hôị nghi.̣

* Nguyên nhân kết quả đạt được

Chính quyền thành phố đã và đang nổ lực cải thiện môi trường đầu tư cho du lịch, lấy du lịch là mục tiêu hàng đầu cho phát triển kinh tế Đồng thời, thành phố Đà Nẵng được đánh giá là điểm đến hấp dẫn về cảnh quan, ổn định chính trị, an toàn về xã hội, giá cả các mặt hàng phù hợp với túi tiền, đấy là một trong những lý do hấp dẫn không những dành cho các thương nhân, các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cả khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó sự đồng thuận của người dân là một tính tất yếu khẳng định thế mạnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố vẫn chưa có một chiến lược cụ thể được xây dựng có cơ sở khoa học, có kế hoạch hoạt động cụ thể và dài hơi để tạo ra những hiệu ứng phát triển, giúp khách du lịch có thể nhận dạng được ngay khi di lịch lần đầu tiên Hay nói cách khác, hiện nay du lịch Đà Nẵng vẫn chưa xác định được thị trường mục chưa có sự phối hợp đồng bộ sâu sắc giữa các cấp chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hầu như, công tác xây dựng, phát triển, xúc tiến du lịch Đà Nẵng chỉ mới làm những gì có thể trong từng thời điểm chứ chưa xây dựng được một kế hoạch có phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, phối hợp và tạo được nhịp điệu.

Mặc dù công tác truyền thông, cổ động nhằm phát triển du lịch, đưa hình ảnh của thành phố được bạn bè trong nước và quốc tế đón nhân, với một Đà Nẵng trẻ trung, năng động, nhiệt huyết nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm đối với những công việc đòi hỏi phải chuyên sâu hơn và chưa được đào tạo bài bản.

Mặt khác, với biểu tượng của thành phố hầu như chưa đủ hấp dẫn, mà song hành cùng biểu tượng chung của thành phố, chứ chưa có biểu tượng riêng cho chính ngành của mình.

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc quảng bá và khuếch trương thương hiệu đã và đang trở thành một nhiệm vụ sống còn Quảng bá để xây dựng một hình ảnh ăn sâu vào tâm trí khách hàng là mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Đối với một địa phương cũng vậy, việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của mình với bạn bè trong nước và quốc tế, thậm chí đối với cả người dân địa phương là một nhiệm vụ không thể thiếu để khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đưa hình ảnh của thành phố đến với bạn bè khắp nơi, làm cho bạn bè hiểu và có những ấn tượng tốt đẹp về thành phố, nâng cao vị thế của thành phố trong khu vực và trên thế giới và tăng hiệu quả công tác kêu gọi hợp tác, đầu tư, thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu hầu như là thông qua kênh truyền thông, cổ động về du lịch thành phố Đà Nẵng là chủ yếu, vẫn nhận thấy rằng chưa đạt hiệu quả như mong muốn và chưa thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch. Nhiều người dân Đà Nẵng không nắm được những thông tin rất cơ bản như số dân, số quận huyện, các khu công nghiệp… Bạn bè quốc tế biết rất ít về Đà Nẵng (nói đến Việt Nam, họ chỉ biết Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế hay Hội An) Tài liệu quảng bá chưa thống nhất, chưa đồng bộ, còn sơ sài Hình thức truyền thông, cổ động chưa đa dạng, chưa có sản phẩm đặc trưng và ít có hoạt động tạo tiếng vang lớn Đối tượng quảng bá chưa được xác định rõ và chưa có trọng tâm, trọng điểm.

Thực tế này đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là làm sao để chính người dân Đà Nẵng hiểu và nắm đầy đủ thông tin về Đà Nẵng để mỗi người Đà Nẵng là một kênh quan trọng quảng bá cho thành phố phải làm sao để bạn bè quốc tế biết đến một Đà Nẵng trẻ trung, năng động và đầy tiềm năng phải làm sao để Đà Nẵng thực sự trở thành một “thương hiệu” trong bối cảnh hội nhập ngày nay.

Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng đã được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch thành phố đã tập trung khai thác và đã làm được trong thời gian qua Nghiên cứu dưới gốc độ phân tích những sự kiện du lịch, phân tích mục đích đi du lịch của du khách đến ĐàNẵng, phân tích sự quyết định lựa chọn điểm đến là Đà Nẵng Các công tác khảo sát xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của thành phố để từ đó giúp cho du lịch Đà Nẵng có hướng đi cụ thể, nhất định, thích hợp với xu thế hiện nay.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐÀ NẴNG.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Quan điểm, mục tiêu cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến

3.1.1 Quan điểm xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng sẽ là đô thị hạt nhân, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với các địa phương vùng KTTĐ miền Trung và cả nước; phát triển trong thế chủ động, tiến mạnh ra biển và hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch

Duy trì, phát huy tối đa những thành quả đã đạt được của ngành du lịch trên toàn thành phố Đồng thời, nhìn nhận và khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp thu những kinh nghiệm, cách làm mới của những điển hình trong nước và nước ngoài, luôn có những hướng đi đúng tạo dựng một thương hiệu du lịch vững chải cho thành phố. Đảm bảo huy động và kết hợp tối đa nội lực du lịch thành phố, duy trì và cũng cố các hoạt động truyền thống Đồng thời, phát triển các mô hình hoạt động mới đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần và vật chất của nhân dân Tăng cường sự nhận thức đúng đắn và có ý thức trách nhiệm cao về thương hiệu, đó là vấn đề sống còn của du lịch thành phố.

Uy tín của sản phẩm và dịch vụ du lịch là sự bền vững của chất lượng, xác định quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố luôn song hành cùng sự phát triển hình ảnh điểm đến, tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng.

Huy động tối đa lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và không ngừng góp phần bảo vệ, xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn.

Xác định những thể mạnh sẵn có của du lịch, phát triển thương hiệu cho du lịch tạo cơ hội tăng nguồn thu cho thành phố, tạo công ăn việc làm cho người lao động Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển ổn định, bền vững.

3.1.2 Mục tiêu chung trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng

Xuất phát từ các quan điểm trên, du lịch Đà Nẵng đã triển khai những hội nghị quan trọng, vạch ra những kế hoạch hành động cho những năm tới nhằm đưa hình ảnh du lịch Đà Nẵng luôn có mặt trong các tour chương trình du lịch đến Đà Nẵng.

Xây dựng du lịch thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố chuẩn về du lịch Đồng thời, đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố với cơ sở vật chất hiện đại, là một trong những nơi có hệ thống vui chơi, giải trí hiện đại ở miền Trung và trong cả nước Du lịch sẽ là một trong các ngành có mức đóng góp quan trọng vào GDP thành phố.

- Xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố, du lịch Đà Nẵng cần xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng theo phân đoạn thị trường Trong đó tập trung khai thác khách du lịch đến từ các thị trường trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, khách Việt kiều, khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với những sản phẩm mới như: du lịch hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, làm đẹp…

- Về phát triển thương hiệu, với các lợi thế sẵn có du lịch Đà Nẵng cần phát huy thương hiệu du lịch điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và các địa danh nổi tiếng của du lịch trong phạm vi thành phố.

- Đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư hạ tầng cũng như vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.

- Tôn tạo tài nguyên du lịch, nâng cấp các di tích để phát huy khai thác phục vụ du lịch hiệu quả, quy hoạch các công trình kiến trúc có giá trị, phát triển các bảo tàng và các công trình văn hóa lớn phục vụ tham quan du lịch.

- Đầu tư, phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các khu nghỉ dưỡng vùng ven biển, các khu nghỉ dưỡng núi, sân Golf, các khu du lịch tổng hợp, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo.

Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 Bảng 3.1: Dự báo lượng du khách đến Đà Nẵng qua các năm ĐVT: 1000 khách

(Nguồn: Sở VHTT-DL Đà Nẵng)

Đề xuất giải pháp về công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng

3.2.1.1 Dự báo lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong những năm tới

Trên cơ sở thực trạng phát triển nguồn khách đến Đà Nẵng và các hoạt động quảng bá, xúc tiến của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố đã đưa ra dự thảo về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa thể thao và du lịch thành phố ĐàNẵng đến 2010 trong đó dự báo về quy mô nguồn khách đến thành phố năm 2010 như sau: Tổng lượt khách là 1.680.000 lượt Trong đó số lượt khách quốc tế là730.1 lượt, ngày lưu trú bình quân 2.1 ngày, số ngày khách quốc tế 735.000 ngày Số lượt khách nội địa 950.000 lượt, ngày lưu trú bình quân 2 ngày, số ngày khách nội địa 1.900 ngày Dự báo được xây dựng với tốc độ phát triển du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình hiện nay của Đà Nẵng.

Bảng 3.2: Dự báo quy mô lƣợng khách đến Đà Nẵng

Tổng số khách Lƣợt khách 3.200.000 5.000.000

Khách quốc tế Lượt khách 700.000 1.120.000

Tổng số ngày khách quốc tế Ngày 1.610.000 2.800.000

Thời gian lưu trú bình quân Ngày 2,3 2,5

Khách nội địa Lượt khách 2.500.000 3.880.000

Tổng số ngày khách nội địa Ngày 2.500.000 9.312.000

Thời gian lưu trú bình quân Ngày 2,2 2,4

(Nguồn: Sở VHTTDL Đà Nẵng)

Do hạn chế về khả năng thu thập thông tin và do đối với một điểm đến du lịch, phân đoạn thị trường mục tiêu thường rộng nên luận văn chỉ sử dụng tiêu thức phân đoạn theo quốc tịch có kết hợp với nhận xét bổ sung thông qua sự khác biệt về mục đích chuyến đi a Thị trường khách quốc tế.

- Châu Âu (không kể Đông Âu): Khách Châu Âu có tỷ lệ đi du lịch cao nhất thế giới và đặc biệt đối với thị trường khách Pháp, Đức, Anh Đà Nẵng là nơi để lại nhiều dấu ấn của người Pháp do khi xâm chiếm Việt Nam Đây là một thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam nên sức cạnh tranh trong việc khai thác đối tượng khách này rất cao.

- Bắc Mỹ: Trong chiến tranh Việt Nam, công chúng Bắc Mỹ biết nhiều đến Đà Nẵng – Việt Nam, và thị trường Việt Kiều rất đông tại đây, khách Bắc Mỹ sẽ tăng nhanh trong những năm đến do quan hệ kinh tế, thương mại và hàng không giữa Việt Nam - Mỹ được cải thiện đáng kể.

- Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan): Với chính sách kích thích người dân đi du lịch của chính phủ, lượng khách Đông Bắc Á đến Việt Nam ngày càng đông đặc biệt là khách Nhật, Hàn Quốc Họ thường hay đi du lịch theo các đoàn lớn và du lịch tàu biển đang là mốt của họ Với lợi thế về đường biển, Đà Nẵng được xem như là điểm đến hấp dẫn của du khách Đông Bắc Á đặc biệt là khách Nhật.

- Châu Đại Dương: Du khách Châu Đại Dương đến với Đà Nẵng chủ yếu bằng đường biển Những năm qua lượng khách từ Châu Đại Dương đến Đà Nẵng không cao song có khả năng tăng mạnh trong những năm tới Đây cũng là một thị trường tiềm năng của du lịch Đà Nẵng trong tương lai.

- Các nước trong khối ASEAN: Trong những năm gần đây khách du lịch trong khối ASEAN đến Đà Nẵng không cao Tuy nhiên, cùng với nhiều hoạt động miễn Visa du lịch cho toàn ASEAN và các nước thành viên ASEAN cùng nhau xây dựng định hướng phát triển du lịch chung, tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch thì thị trường khách du lịch các nước trong khối ASEAN cũng là một thị trường mới giàu triển vọng Du lịch Đà Nẵng cần có nhiều nỗ lực trong việc thu hút đối tượng khách của các nước này.

- Trung Quốc: Với thị trường hơn 1,2 tỷ dân, trong những năm gần đây mỗi năm có khoảng trên 30 triệu lượt dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài Thị trường Trung Quốc đang được đánh giá là thị trường du lịch lớn nhất trong vài năm tới, cao hơn cả Nhật, Châu Âu và các thị trường khác.

- Khách Đông Âu: Từ khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu không còn nữa, lượng khách từ các nước này đến nước ta không đáng kể, nhưng với việc xây dựng khu công nghiệp dầu khí Dung Quất, các chuyên gia Nga, gia đình của họ và bạn bè đang công tác tại Việt Nam của họ là đối tượng cần được quan tâm khai thác.

- Việt kiều: Đây là một nguồn khách quan trọng của du lịch Đà Nẵng, chiếm 8,5% tỷ trọng khách du lịch quốc tế, trong tương lai với nhiều chính sách mềm dẻo đối với kiều bào nước ngoài, lượng khách này sẽ tiếp tục gia tăng.

Trên cơ sở thực trạng thị trường gởi khách du lịch Châu Âu vốn là một thị trường truyền thống của Đà Nẵng, vẫn là đối tượng mà du lịch Đà Nẵng cần quan tâm trước tiên Tuy nhiên, khách Đông Bắc Á, khách Trung Quốc và khách Bắc

Mỹ là những thị trường đầy tiềm năng, cần phải tìm ra những loại hình du lịch và sản phẩm du lịch phù hợp để khai thác Khách du lịch Đông Nam Á là một thị trường mới có triển vọng Khách châu Đại Dương và Đông Âu là hai thị trường gởi khách bổ sung cần phải tính đến trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của Đà Nẵng Việt kiều cùng gia đình họ cũng là một nguồn khách cần quan tâm để khai thác thị trường khách du lịch quốc tế. b Thị trường khách nội địa.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố thì thị trường khách nội địa trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định Đây là thị trường khách quan trọng cho phép chúng ta khai thác đầy đủ hơn các tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch của thành phố Hơn nữa, đây còn là nhiệm vụ xã hội đối với ngành du lịch Vì vậy, Đà Nẵng cần phải coi trọng việc phát triển nguồn khách này Về khách du lịch trong nước, Đà Nẵng cần phân biệt 3 đoạn thị trường:

- Khách du lịch nội vùng: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, quy mô dân số ngày càng tăng, đặc biệt là tuần làm việc 5 ngày đã làm cho người dân thành phố có nhu cầu đi du lịch ngay tại thành phố vào cuối tuần và các ngày lễ lớn trong năm tăng nhanh cả về số lượng và khả năng chi tiêu Tuy nhiên, hiện nay thành phố vẫn chưa có được những loại hình du lịch và sản phẩm du lịch phù hợp cho đối tượng khách này.

- Khách du lịch từ các địa phương lân cận thuộc miền Trung: So với cả nước, thu nhập của người dân miền Trung chưa cao Nhưng vào các ngày lễ lớn, các cơ quan và doanh nghiệp vẫn thường tổ chức các chuyến tham quan du lịch cho cán bộ công nhân viên của mình Mặt khác, các hộ gia đình, các nhóm thanh niên, các nhóm sinh viên khu vực miền Trung có nhu cầu đi du lịch ngày càng cao. Nhưng thành phố vẫn chưa thực sự quan tâm khai thác nguồn khách này.

Các giải pháp hỗ trợ

3.4.1 Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng

Về mặt nguyên tắc, việc thiết kế sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu thị trường Tuy nhiên đối với sản phẩm du lịch, ngoài việc tuân thủ nguyên lý này, tính độc đáo và riêng có của sản phẩm có thể là điều kiện tiên quyết gợi mở và thu hút du khách.

Thực tế hoạt động kinh doanh và kết quả điều tra cho thấy phần lớn du khách đến Đà Nẵng như là một điểm đến trong tuyến hành trình chung của sản phẩm du lịch Việt Nam hoặc nhỏ hơn là các vùng phụ cận Nhận thức này cho thấy khả năng kéo dài thời gian lưu lại của du khách trên phân đoạn thị trường là điều không hề đơn giản Nên chăng là đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung để kích thích mức chi tiêu của du khách và đặc biệt hơn là tạo ấn tượng tốt để khai thác kênh truyền thông giới thiệu bạn bè, gia đình đến với Đà Nẵng cũng như khích thích khả năng quay lại của chính bản thân du khách. Để đảm bảo sự phát triển du lịch của Thành phố một cách bền vững, vấn đề thiết kế lõi sản phẩm mang tính đặc trưng của Đà Nẵng cần thiết phải tính toán cẩn trọng nhằm thu hút và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách của các phân đoạn thị trường tiềm năng khác nhau.

Do tính đa dạng của nguồn khách với nhiều động cơ du lịch khác nhau do đó việc thiết kế sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng tối đa mong đợi của từng đối tượng khách và điều này chỉ có thể thực hiện khi đánh giá chính xác và sâu sắc nhu cầu trong mối tương quan với nguồn cung du lịch của địa phương Từ cách nhìn nhận như vậy, dựa trên kết quả điều tra, tiềm năng về tài nguyên du lịch và điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách, các sản phẩm và sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng được đề xuất như sau:

Sản phẩm du lịch biển bao gồm tắm biển và các trò chơi giải trí trên biển: ý tưởng này đã được đưa ra từ rất lâu nhưng cho đến nay, du lịch Đà Nẵng đã phát triển được gói sản phẩm du lịch biển thực sự ấn tượng mặc dù tài nguyên biển của Đà Nẵng dồi dào với những bờ biển đẹp và đã được bình chọn là một trong sáu bãi biển tốt nhất hành tinh, tuy nhiên giá thành cao hơn so với Nha Trang, Vũng Tàu. Mặt khác, còn eo hẹp về các trò chơi và giải trí trên biển, khuôn viên còn hẹp, chưa đủ sức hấp dẫn Nhóm sản phẩm này khá phù hợp với nhóm du khách từ ba thị trường Mỹ, Pháp, Nhật, đặc biệt là khách du lịch thanh niên Với sản phẩm này cần chú ý đến tính thời vụ của nguồn cung trong việc thu hút khách.

Sản phẩm nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái: sản phẩm này đã được khai thác trong khoảng thời gian khá dài nhưng dường như chưa hấp dẫn được du khách do hình thức quá đơn điệu và việc thực hiện chưa chuyên nghiệp Tuy nhiên, đây vẫn cần được xem là sản phẩm chủ đạo cần phát triển trong tương lai.

Sản phẩm du lịch công vụ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu các thương gia và các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên Lợi thế này được khẳng định cho Đà Nẵng với tư cách là Trung tâm kinh tế, khoa học-công nghệ, thương mại của khu vực.

3.4.1.2 Về sản phẩm hỗ trợ

Các sản phẩm du lịch văn hoá: là các sản phẩm truyền thống được khai thác từ rất lâu của Đà Nẵng nhưng hiện tại vẫn hấp dẫn đối với du khách Nhiều du khách vẫn mong đợi Đà Nẵng như là điểm có nét văn hoá riêng biệt Việc phát triển nhóm sản phẩm này cần có sự liên kết chặt chẽ với Quảng Nam (với hai di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mỹ Sơn) và Huế (với di sản văn hoá thế giới là kinh thành Huế và nhã nhạc cung đình) Tuy nhiên, ngay cả trong loại hình sản phẩm này, Đà Nẵng cũng cố gắng phát huy vai trò chủ động của mình chứ không chỉ dừng lại ở vai trò cầu nối đơn thuần.

Các sản phẩm du lịch sự kiện: với lợi thế là trung tâm kinh tế-xã hội của miền Trung, sự kiện Hội thi bắn pháo hoa có thể tổ chức hàng năm cùng với nhiều sự kiện văn hoá-thể thao-xã hội khác mang tầm cỡ quốc tế đã và sẽ được tổ chức nhiều hơn nữa ở Đà Nẵng Du lịch sự kiện đang là xu hướng khai thác du lịch cần được coi trọng Đặc trưng của sản phẩm này là chỉ có thể khai thác ở một số thời điểm và vào những thời điểm đó thì cầu có thể cao đột biến khiến việc đáp ứng có nhiều khó khăn nhưng lợi thế là góp phần rất lớn trong việc thu hút khách, mang lại doanh thu cao và khuyếch trương hình ảnh của du lịch Đà Nẵng lên rất lớn Nếu sự kiện được tổ chức mang tính định kỳ thì điều này càng thuận lợi hơn cho việc tổ chức đón khách Loại hình này có thể được tổ chức dựa trên các sự kiện đương đại lẫn các sự kiện mang tính truyền thống như Tết cổ truyền

Các sản phẩm du lịch mua sắm và giải trí để kích thích chi tiêu và tạo ấn tượng tốt cho du khách Việc phát triển nhóm sản phẩm này so với khả năng hiện tại của Đà Nẵng là tương đối khó Tuy nhiên, về lâu dài, việc thu hút khách từ các thị trường trọng điểm gần hơn là thị trường Thái Lan có thể sẽ mạnh mẽ hơn, bền vững hơn nếu chúng ta có thể phát triển loại hình du lịch ít chịu sự tác động của tự nhiên, mà ít nhàm chán với du khách này Rõ ràng, khả năng thay đổi sản phẩm hàng hoá lớn hơn nhiều so với khả năng thay đổi một di sản, một công trình kiến trúc hay một danh lam thắng cảnh.

Du lịch tâm linh tín ngưỡng hiện đang là một loại hình du lịch ngày càng phổ biến trong cộng đồng Đây là loại hình du lịch đặc thù, đặc biệt thỏa mãn các nhu cầu thưởng ngoạn, thư giãn và tín ngưỡng của du khách, với Đà Nẵng có đủ khả năng và điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Để phát triển thành công các gói sản phẩm trên, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số giải pháp như:

+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển và xem đó là lõi sản phẩm du lịch của Đà Nẵng.

+ Trước mắt, Đà Nẵng vẫn cần phát huy lợi thế vốn có của mình là cầu nối giữa các di sản văn hoá thế giới Đây là lý do mà nhiều du khách ghé qua Đà Nẵng. Trong hành trình đó, điểm du lịch Bà Nà Núi Chúa và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn; thời gian gần đây là Bán Đảo Sơn Trà là các điểm tham quan rất đặc trưng của Đà Nẵng phải là điểm nhấn riêng biệt của Đà Nẵng Tuy nhiên, để nâng cao vị trí cầu nối đó và cũng để du khách ấn tượng hơn về vai trò cầu nối, cần có sự khai thác sâu hơn hai điểm tham quan này Chẳng hạn ở Bảo tàng Chàm, vào những dịp đặc biệt, nên có những chương trình nghệ thuật làm sống lại các nghi thức tôn giáo mà đã được tiến hành ở các đền tháp để du khách thẩm thấu nhiều hơn giá trị sống của các cổ vật được trưng bày; hoặc có thể cho thấy một hình ảnh khác của bảo tàng vào ban đêm: linh thiêng hơn, huyền ảo hơn bằng các công nghệ tạo ánh sáng Kết hợp vốn văn hóa của người dân vùng biển trong lễ hội Cầu Ngư, vào các dịp lễ hội có thể làm sống dậy bằng nghi thức của người dân vùng biển, biến cái đơn điệu thành điểm dừng chân của du khách.

+ Về lâu dài, việc bổ sung các điểm du lịch mới để làm phong phú thêm các điểm dừng chân cho du khách, kéo họ ở lại lâu hơn với Đà Nẵng và có nhiều động cơ quay lại Đà Nẵng hơn Việc bổ sung này có thể ở nhiều gốc độ: phát hiện thêm các điểm danh thắng tự nhiên, các di sản văn hoá của dân tộc đã bị mai một (LễMục Đồng); hoặc tự tạo ra các điểm thu hút nhân tạo như các điểm vui chơi giải trí phức hợp; các khu du lịch liên hoàn khép kín, tham quan bằng trực thăng

+ Xác định các sự kiện truyền thống lẫn đương đại có thể khai thác một cách chuyên nghiệp cho việc phát triển thương hiệu du lịch thành phố.

+ Phát triển hệ thống thương mại và các điểm vui chơi giải trí quy mô nhỏ để trước mắt thoả mãn nhu cầu giải trí cá nhân của du khách.

+ Phát triển thêm các sản phẩm hỗ trợ cho khách có khả năng chi trả cao, như khai thác loại hình thể thao Golf

3.4.2 Hoàn thiện điều kiện sẵn sàng đón tiếp

Bên cạnh việc phát triển các gói sản phẩm chủ đạo, du lịch Đà Nẵng cũng cần hoàn thiện thêm các yếu tố thuộc điều kiện sẵn sàng đón tiếp của mình.

3.4.2.1 Rà soát lại hệ thống cơ sở lưu trú

Hầu hết các du khách vẫn ưa thích loại hình khách sạn hơn cả và phần lớn là chọn các khách sạn có cấp hạng trung bình đến cao, vị trí thường ở trung tâm thành phố và ven biển Họ vừa ưa thích sự tiện nghi, vừa đòi hỏi sự vệ sinh Như vậy, việc rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú để xác định cân đối cung cầu, đồng thời định hướng cho các cơ sở lưu trú sắp xây dựng là điều cần thiết.

3.4.2.2 Nâng cao chất lượng của các nhà hàng

Ngày đăng: 03/07/2023, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch cho thành phố, NXB Giao Thông Vận Tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch cho thành phố
Tác giả: Nguyễn Văn Dung
Nhà XB: NXB Giao Thông Vận Tải
Năm: 2009
4. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây Dựng Thương Hiệu mạnh, NXB Giao Thông Vận Tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây Dựng Thương Hiệu mạnh
Tác giả: Nguyễn Văn Dung
Nhà XB: NXB Giao ThôngVận Tải
Năm: 2009
5. Nguyễn Thu Hạnh - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Phương pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 6 &7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp xâydựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch
10. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang lược dịch từ tác phẩm “Lòng đam mê thương hiệu và các yếu tố tác động vào nó” của tác giả Barrett (2005), tạp chí Phát triển kinh tế TPHCM số 153: 2-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lòngđam mê thương hiệu và các yếu tố tác động vào nó”
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang lược dịch từ tác phẩm “Lòng đam mê thương hiệu và các yếu tố tác động vào nó” của tác giả Barrett
Năm: 2005
11. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang trích từ Keller, KL (2003)“Understanding Brand, Brand and Brand Equity Intercrative Marketing”, trường Đại học Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Understanding Brand, Brand and Brand Equity Intercrative Marketing”
12. Nguyễn Anh Tuấn, Xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam, Tạp chí du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam
13. Nguyễn Anh Tuấn, Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 8/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch ViệtNam
14. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiêncứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Thống Kê TP.HCM
Năm: 2005
15. Lý Quý Trung (2007), Xây dựng Thương hiệu dành cho Doanh nghiệp Việt Nam đương đại, NXB Trẻ (TPHCM).Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Thương hiệu dành cho Doanh nghiệp ViệtNam đương đại
Tác giả: Lý Quý Trung
Nhà XB: NXB Trẻ (TPHCM).Tài liệu tiếng Anh
Năm: 2007
24. Simon Anholt (2005), The Anholt – GMI city Brands Index, How the world sees the world’s cities, place branding, 18 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How the worldsees the world’s cities, place branding
Tác giả: Simon Anholt
Năm: 2005
1. Báo diễn đàn Doanh Nghiệp – Nguyệt San số tháng 9 (2008), bài nói chuyện giữa chuyên gia Richard Moore, giám đốc công ty TNHH Richard Moore Assosiates với các doanh nghiệp Khác
2. Báo cáo kết quả ngành VHTTDL thành phố Đà Nẵng năm 2009 Khác
8. Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 Khác
9. Quy hoạch phát triển Kinh Tế - Xã Hội thành phố Đà Nẵng năm 2010 Khác
17. Bennett, P.D (1995) Dictionary of Marketing Terms, ILLLinnois, America Marketing Association Khác
18. Cai, L (2002), Cooperative branding for rural destination Khác
19. Cathy Hsu & Liping A. Cai (2009), Brand knowledge, Trust and Loyalty – A Conceptual Model of Destination Branding, University of Massachusetts, Amherst Khác
20. Giuseppe Marzano (2007), Relevance of power in the collaborative process of destination branding, The Unversity of Queensland, Ipswich, Queensland, Australia Khác
21. Fred R. David (2002), Concepts of Strategic Management Khác
22. Morgan M (2005), Destination branding: Creating the unique destination proposition, journal of vacation marketing, ABI/ INFORM Global, p, 87 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w