SKKN: Giúp trẻ khám phá khoa học
Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP TRẺ KHÁM PHÁ
KHOA HỌC
Trang 2Như chúng ta đã biết trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay,
9
nhìn những giọt mưa rơi tí tách Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Cây xanh có từ đâu? Vì sao nó sống được? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu? Tối nó có đi ngủ không như mình không?
Trang 3Trẻ em sinh ra đã có tính tò mò, ham hiểu biết, điều đó thôi thúc trẻ tích cực hoạt động, phát triển óc tìm tòi ham hiểu biết của trẻ.Vì vậy hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non mới, nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất, nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác , tri giác, tư duy, tưởng tượng Các năng lực hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận
Từ trước đến nay, trong trường Mầm Non vẫn dạy trẻ “ Tìm hiểu môi trường xung quanh” “ Hoặc làm quen với môi trường xung quanh” Trong thực
tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng,
đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn
đề mà trẻ dự đoán
Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo
vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng
và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra
2 Lý do chủ quan:
Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Trẻ em chơi mà học,học mà chơi” là phù hợp với trẻ Việc sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán
Trang 4Vì vậy, việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo “Khám phá khoa học” ở lớp đã theo hướng đổi mới đóng một vai trò quan trọng cần thiết dối với trẻ, và bản thân đã được dự giờ một vài giờ hoạt động khám phá khoa học của đồng nghiệp tổ chức
Nhận thức được vấn đề này, tôi và đồng ngihiệp đã tích cực tìm tòi, học hỏi làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với chương trình mới được tốt hơn Những suy nghĩ, câu hỏi đó đã làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động của “Khám phá khoa học” để tôi và trẻ lớp tôi cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả đó các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa tìm được
2 Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài:
Nhằm giúp các cháu tiếp xúc và nhận thức thế giới xung qunh một cách nhanh chống ,dễ dàng ,làm nền tảng ban đầu cho trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất
3 Đối tượng nghiên cứu:
Các cháu học sinh lớp lá 2 thuộc trường Mẫu giáo Hoa Lan - Xã EaTóh-Krông Năng
Phụ huynh của các cháu: để dễ dàng trao đổi về tình hình của trẻ những lúc ở nhà cũng như ở trường
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Vì điều kiện thời gian có hạn, nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu về việc tiếp thu của trẻ hiện đang học tại lớp lá 2 thuộc Trường MG Hoa Lan- Xã EaTóh-Krông Năng
5 Phương pháp nghiên cứu:
Việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp trực quan ,phương pháp
trò chơi,phương pháp đàm thoại, phương pháp thí nghiệm đơn giảng
Trang 5Luôn luôn tạo cho trẻ sự hứng thú ,kích thích tính tích cực hoạt động,phát triển tính tò mò,ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi.phát triển óc quan sát ,phán đoán của trẻ
II: PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Việc thực hiện đề tài trên là nhằm tổ chức cho trẻ phát huy được tính ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ xung quanh mà trẻ chưa được biết, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta cần phải tìm tòi, tự nghiên cứu, tự điều chỉnh để tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với hoạt động học “Khám phá Khoa học”
Từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú khi cho tự làm quen với hoạt động này
a) Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục, sở giáo dục và vụ giáo dục, đã mở nhiều lớp chuyên đề tập huấn về chương trình mầm non mới tạo điều kiện cho giáo viên trường học tập thêm để nâng cao tay nghề
Là một giáo viên đứng lớp trực tiếp trong công tác chăm sóc giáo dục tôi
có gặp nhiều thuận lợi:
Trang 6Trường nằm ngay trung tâm xã EaToh - là đơn vị đạt chuẩn văn hóa cấp Huyện năm 2007,
Tuy trường còn thiếu giáo viên , nhưng các phong trào của phòng đề ra thì trường Mầm Non Hoa Lan luôn luôn đạt những thành tích cao như:
Ví dụ: Năm học 2009-2010 đạt giải Nhất hội thi “ Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Liên đoàn lao động huyện tổ chức
Ví dụ: Năm học 2010-2011 đạt giải Nhì cấp huyện và huy chương Đồng cấp Tỉnh môn Đá Cầu do hội thao toàn nghành giáo dục phát động
Trong năm học 2010-2011 được sự quan tâm của phòng Giáo dục Huyện Krông Năng, Lãnh đạo phòng đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho trường Mầm Non Hoa Lan – xã EaTóh đã tiếp cận với chương trình mới
Được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh về nguyên vật liệu
Ví dụ: Những đồ dùng, đồ chơi của các cháu ở nhà đã được chơi nhiều lần
mà các cháu không thích chơi nữa , như máy bay, xe, búp bê,… thì phụ huynh mang đến lớp cho cô giáo ,để cô giáo bổ sung vào đồ chơi của lớp cho phong phú thêm
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu trường Mầm Non Hoa Lan
Đặc điểm của lứa tuổi Mầm Non là sự tò mò, ham hiểu biết những gì mới
lạ nhất
Có nề nếp, thói quen trong học tập
Bản thân được tham gia đầy đủ các chuyên đề cho trường, do phòng, sở
tổ chức, nhưng bên cạnh đó tôi cũng gặp không ít vấn đề khó khăn
Khó khăn:
Bản thân tôi là một giáo viên đã trực tiếp đứng lớp trên 5 năm, trong những năm vừa qua bản thân tôi đã được tham gia giảng dạy chương trình thực nghiệm được 1 năm, đến năm 2010-2011 lại đựoc tiếp cận với chương trình mới
Trang 7Một số trẻ còn nhút nhát, số lượng trẻ khá đông so với yêu cầu của ngành học Bở vì xã EaTóh là một địa bàn rất rộng nhưng mới chỉ có một trường Mầm Non công lập duy nhất
Còn hạn chế những dụng cụ thí nghiệm , đồ dùng , đồ chơi để cho trẻ được thực hành
Môi trường và các đồ dùng đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi khám phá
Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là tranh ảnh, và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn Chưa có máy chiếu để cho trẻ được học
Bản thân trẻ chưa được trải nghiệm qua các hoạt động Khám phá khoa học trên máy
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi vừa thực hành vừa rút ra một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ làm quen với hoạt động này
b, thành công và hạn chế
Thành công:
Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và bộ phận chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học
và đồ chơi của các cháu
Nhà trường đã tạo điều kiện mua sắm cho giáo viên nhiều tài liệu tham khảo Trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động mà cô đưa ra
Tỉ lệ tiếp thu và nhận thức của trẻ trên 90%
Hạn chế:
Do trình độ nhận thức không đồng đều, trong lớp có một số còn rụt rè
,chưa qua lớp mầm và lớp chồi,do đó tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy các cháu
Trang 8Khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong giờ học, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương
Đa số phụ huynh làm nông bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói,phụ huynh nói chuyện với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ không trò chuyện hoặc dạy cho trẻ tiếng phổ thông nên khi tới trường học chung với các trẻ nhút nhát ,rụt rè khi trẻ muốn bày tỏ nhu cầu của mình
Với những hạn chế như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi ,và thường xuyên trao đổi với phụ huynh nhằm giúp trẻ nhận thức một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh
nhu cầu ý muốn của mình khi chơi cùng
Ngoài ra các cháu còn do ít sự quan tâm của phụ huynh
d) Các nguyên nhân, yếu tố tác động :
Thành công:
Từ khi áp dụng giảng dạy theo hướng đổi mới thì hình thức tổ chức các
tiết học cùng với sự yêu nghề mến trẻ tôi đã tận tình dạy dỗ Qua hơn một học
kỳ tôi thấy các cháu có tiến bộ một cách rõ rệt những chủ điểm sau các cháu tiếp
Trang 9thu bài dễ dàng hơn,trẻ ít gặp khó khăn hơn khi bày tỏ nhu cầu của mình với
người khác
Lớp học kiến thức không đồng đều có một số cháu chưa qua lớp 4-5 tuổi, nên nhận thức của trẻ còn hạn chế,
e.) Phân tích ,đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo ra được sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động này, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra các vấn đề mà trẻ chưa biết, chưa trả lời được, chưa giải quyết được, để kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu nơi trẻ, đồng thời đây cũng là cách giáo viên thăm dò những trẻ
có những biểu hiện cá biệt, và cũng phát hiện trẻ bị nói ngọng, nói đớt
Trong quá trình đàm thoại, nếu giáo viên không có biện pháp và thủ thuật xen kẽ thì không khí đàm thoại sẽ trở nên căng thẳng Vì vậy, cô giáo phải tạo tình huống, câu hỏi phải rõ ràng, logic Khi hỏi, không nên áp đặt trẻ trả lời “có” hoặc “ không”
Ví dụ: - Trong chủ đề thế giới thực vật: Cô cho trẻ xem màn hình đã cài
sẵn hình ảnh của các loại trái cây
Trang 10dùm trẻ, và cho trẻ nhắc lại Vì vậy những câu hỏi của cô có khi phải dùng thủ thuật, vì nó có tác dụng kích thích sự tập trung chú ý tự giác đối tượng của trẻ
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với các động vật sống trong rừng: Cô hát những
bài hát có tính cách nổi bật của các con vật, sau đó trẻ đoán và nói tên Cô có thể làm cho quá trình đàm thoại gây hứng thú cho trẻ bằng cách nói về sự sinh sản,
ăn uống, trưởng thành của loài vật đó
Hoặc về chủ đề các con vật nuôi: Đối với lớp mẫu giáo lớn yêu cầu câu hỏi của cô phải cao hơn, tạo cho trẻ sự suy nghĩ nhiều hơn Ngoài việc cung cấp cho trẻ những thông tin cơ bản của con vật như: có mấy chân? Sống ở đâu? Thuộc giống gì? cô cần nâng yêu cầu việc đàm thoại cao hơn
Ví dụ: Những loài vật nào ăn cỏ? Thuộc tính gì? Những loài vật nào ăn
Ví dụ: Về cây xanh, để phát triển thêm lời nói của trẻ, cô tổ chức vừa
chơi nhưng vừa phát triển được ngôn ngữ Yêu cầu lúc này cao hơn Cô có thể
Trang 11đặt những câu hỏi: thế nào là cây dược liệu? Cây nào là cây lấy gỗ? Cây nào là cây cảnh?
Và để kích thích thêm vốn từ của trẻ, tình yêu của trẻ đối với cây xanh, cô
có thể cho trẻ đọc thơ “Cây Bàng”: là cây xanh thân yêu và gần gũi với trẻ nhất trong những giờ hoạt động ngoài trời
Hoặc khi đàm thoại về các mùa trong năm, cô kể cho trẻ nghe về mùa xuân và mùa hè Sau đó cô hỏi trẻ còn mùa nào trong năm mà cô chưa kể để phát triển thêm tư duy, trí nhớ của trẻ và trẻ sẽ dùng lời nói để kể lại những gì
mà mình biết
Ngoài những biện pháp trên giáo viên cần chọn thêm những nội dung đàm thoại về một câu chuyện, một bài hát, một bài thơ hoặc lời độc thoại của trẻ để giúp trẻ biểu đạt ra bên ngoài những suy nghĩ, sự hiểu biết của mình về các đối tượng nhằm củng cố tri thức và phát huy lời nói mạch lạc cho trẻ
3: Các giải pháp, biện pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp ,biện pháp:
Tận mắt nhìn thấy các đối tượng xung quanh, điều đó có tác dụng làm chính xác những biểu tượng đã được hình thành trong đầu óc trẻ Đối với trẻ mẫu giáo, phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện
Nhờ có trực quan, trẻ nhận biết đối tượng hứng thú hơn, dễ dàng hơn, chính hơn, trực quan cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp, rõ ràng, không gây nguy hiểm đối với trẻ
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ,biện pháp
Bằng những dụng cụ trực quan thật hấp dẫn của giáo viên, quá trình tri giác của các đối tượng sẽ làm nảy sinh tính ham hiểu biết, khám phá và phát hiện đối tượng của trẻ
Việc lựa chọn đồ dùng trực quan phải phù hợp và phải tuân theo qui luật của tự nhiên của chính bản thân đối tượng
Trang 12Ví dụ: Trong chủ đề “Trường Mầm non”, cô cho trẻ hoạt động trực tiếp
nhìn vào đồ dùng đồ chơi ở sân trường cầu tuột, xích đu, hoặc đồ chơi các góc ở trong lớp,
sau đó cô dùng thủ thuật của mình để “biến” đối tượng đã quan sát này thành một đề tài hấp dẫn, dẫn dắt trẻ từ những cái trẻ không biết để đi đến cái trẻ
sẽ biết như những đồ dùng này đến làm từ đâu? Chất liệu như thế nào? Vì sao để ngoài trời mà không bị hỏng? Hoặc cho trẻ xem, học những đồ dùng trẻ đã sử dụng hàng ngày ở nhà cũng như trong lớp,như: khăn lau mặt, chén ăn cơm, bàn chải đánh răng, ly nước Từ những vật thân thuộc trẻ sử dụng hàng ngày, cô sẽ tạo ra một buổi hoạt động học “Khám phá Khoa Học” trên những đồ dùng của trẻ, từ đó trẻ sẽ có ý thức hơn khi sử dụng đồ dùng cá nhân của mình
Cô có thể kích thích trẻ tự khám phá qua sách, tranh ảnh, qua xem ti vi cho trẻ tham quan trực tiếp hình ảnh mà giáo viên muốn truyền đạt để tạo cơ hội cung cấp, cũng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú, hài lòng của trẻ, tạo những động cơ mới để tạo cơ hội cho trẻ nắm chắc về bộ môn này
Vì vậy, việc luôn chọn dụng cụ trực quan quen thuộc rất quan trọng Trước khi tổ chức cho trẻ quan sát, cô giáo cần xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động học Mục tiêu là cái cần phải đạt được của hoạt động, còn yêu cầu là mức độ cần đạt được của mục tiêu Tuỳ theo mục tiêu và yêu cầu đã xác định, cùng với tình hình thực tế của mỗi địa phương, cô giáo nên luôn chọn dụng cụ