LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các chi phí tương ứng Chính vì thế trong một doanh nghiệp sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một kỳ nhất định.
Bản chất của chi phí sản xuất là:
+ Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền với mục đích kinh doanh.
+ Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
+ Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành.
* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và về mặt lượng.
+ Về mặt phạm vi: nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giá thành sản phẩm là xác đinh một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định Ví dụ: khoản chi phí trả trước là khoản chi phí đã chi ra trong kỳ, có tác dụng trong nhiều kỳ, để giá thành sản phẩm ổn định và hợp lý, chỉ một bộ phận chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ còn lại phải phân bổ cho kỳ sau Hay khoản chi phí phải trả thực tế chưa phát sinh trong kỳ này nhưng vẫn được trích trước một phần vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
+ Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Giá thành sản xuất = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành.
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh các chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ Giá thành còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm.
Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận hay không, phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành hay không Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn phải
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
11 được đề cao và giữ vị trí then chốt trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Yêu cầu trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản theo các phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Xác định đối tượng tính giá thành và tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp và khoa học.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và của bộ phận kế toán chi phí, giá thành sản phẩm.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra được quyết định nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.
Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo khoản mục)
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả, các khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí)
Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau: + Chi phí nguyên liệu và vật liệu
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp:là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý
1.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
13 nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…
- Chi phí chung: là những chi phí tổ chức, quản lý, và phục vụ sản xuất mang tính chất chung của toàn phân xưởng , bộ phận sản xuất.
1.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động
Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.
Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn).
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…).
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng của chi phí
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm
- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng; Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất; Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
1.3.2 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất): sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc.
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp.
- Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm.
- Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán. Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm, có thể là từng hạng mục công trình….
1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối liên hệ mật thiết với nhau, trên thực tế có trường hợp:
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng phù hợp với một đối tượng tính giá thành.
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng phù hợp với nhiều đối tượng tính giá thành.
- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng chỉ có một đối tượng tính giá thành.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.1 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được
Theo phương pháp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí Sau đó lựa chon tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:
+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Hệ số phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ + Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Chi phí phân bổ cho đối tượng i = Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i x Hệ số phân bổ
1.4.2 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất
1.4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo công thức:
Chi phí NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ
Trị giá NVLTT còn lại đầu kỳ
Trị giá NVLTT xuất dùng trong kỳ
NVLTT còn lại cuối kỳ
Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Tiêu chuẩn phân bổ được sử dụng có thể là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất,…
Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: phiếu xuất kho, phiếu báo nguyên vật liệu dùng chưa hết đem lại nhập kho, chứng từ phản ánh số lượng, đơn giá phế liệu thu hồi,… Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Kết cấu TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
- Kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631
- Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632;
- Trị giá NVL sử dụng không hết được nhập lại kho.
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
TK 621 không có số dư
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Sơ đồ 1.1: các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
(2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm
(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho
(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi như nghiệp vụ 1)
(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư
(5): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NVLTT cho các đối tượng gánh chịu chi phí.
(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường
1.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
TK 621 TK 152 (611) chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Các tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất ra,…
Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp là: bảng phân bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương,… Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
- Kết cấu TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí NCTT phát sinh trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631.
- Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632.
TK 622 không có số dư.
Sơ đồ1.2: kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất (2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
(3): các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ
(4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT cho các đối tượng gánh chịu chi phí
(5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
1.4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
1.5.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang (giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang)
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Theo phương pháp bình quân:
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Cv: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Qdck: khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ.
Nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như công thức trên
+ Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 2 đến giai đoạn n:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)
Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
(Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ).
Nếu quy trình công nghệ chế biến có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như trên.
+ Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n:
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)
1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm:
- khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)
(mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))
(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht –
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%.
1.5.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của cả quy trình công nghệ
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.6.1 Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)
Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán phải mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các bảng tính giá thành Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
1.6.2 Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất
1.6.2.1 Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Công thức tính giá thành giản đơn:
+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C + Dck
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành.
Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:
Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc.
Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn.
Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành.
Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:
* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An Trình tự tính giá thành được thực hiện:
+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của cả nhóm sản phẩm đã hoàn thành:
Znhóm = Dđk + Ctk - Dck + Bước 2: Xác định tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành Tiêu chuẩn đó có thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế.
Trong đó: TAi: tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i.
Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i
+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)
+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ:
Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
1.6.2.2 Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.:
Trình tự tính giá thành:
- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:
- Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2
ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2 z2 = ZNTP2 / Q2
- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n). Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi sản xuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm trong kỳ theo công thức:
ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn ztp = Ztp / Qtp
Sơ đồ 1.6 : kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm
+ Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP.
Trong đó: Citp: chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm
D đki: chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i.
Ci: chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i
Qi: khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí.
Qitp: khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
Chi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần)
Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sang
Giá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang
Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2
Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2 Giá thành thành phẩm
Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1
Sơ đồ 1.7 : kết chuyển song song để tính giá thành :
Bước 2: kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp chi phí và tính giá thành của thành phẩm.
Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy
trong điều kiện áp dụng kế toán máy
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán trên máy có những đặc điểm nổi bật sau:
- Mã hoá đối tượng cần quản lý cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.
- Xây dựng một hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Xây dựng một hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục
CPSX của giai đoạn n theo khoản mục
CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm
Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)
- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu, từ các phần hành kế toán có liên quan và từ chương trình có thể tập hợp tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng khoản mục chi phí
- Sau khi kế toán nhập dữ liệu về số lượng thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, chương trình có thể xác định chi phí phát sinh trong kỳ tính cho thành phẩm hoàn thành Đối với các phần mềm kế toán nói chung, để phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất, tập hợp chi phí cho việc tính giá thành thì ngay ở khâu nhập dữ liệu người dùng cần chú ý: Các chi phí phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để tập hợp chi phí chi tiết theo khoản mục, bao gồm ba khoản mục chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với khoản mục chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, vì vậy, khi phát sinh chi phí phải chỉ ra đối tượng chi phí
Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu Khi nhập phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất, còn trị giá xuất là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt ở biến hệ thống của chương trình.
Với khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như sau: Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, Sổ chi tiết và sổ cái TK 621, Sổ nhật ký, chứng từ ghi sổ….
* Chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào phương thức tính lương của doanh nghiệp mà khoản chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, nếu không thực hiện được thì phải tiến hành phân bổ.
Với các phần mềm cho phép người dùng tự tạo ra bảng tính lương theo ý muốn và thực hiện việc tính lương, định khoản cho các bút toán phản ánh chi phí nhân công một cách tự động thì xây dựng phương thức tính lương tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và tiện ích của phần mềm.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Nhập dữ liệu: Sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một số mục như ngày công, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tính toán.
- Sổ sách, báo cáo: với khoản chi phí nhân công yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như sau: Bảng tính lương và các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ tiền lương, Sổ chi tiết và sổ cái TK 622, Sổ nhật ký, chứng từ ghi sổ…
* Kế toán chi phí sản xuất chung
Các khoản mục chi phí thuộc về chi phí sản xuất chung có liên quan trực tiếp đến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình Vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác do chương trình sẽ tự động liên kết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương,…
Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc các đối tượng tính giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí cụ thể Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng chi phí thì cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành Do đó, phải xây dựng và cài đặt tiêu thức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh.
Sau khi xử lý nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung, có thể xem in báo cáo: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, Sổ chi tiết và sổ cái TK 627, Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung, Sổ nhật ký chung, chứng từ ghi sổ…
* Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ
Các phần mềm có thể thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang TK 154.
Với các phần mềm sử dụng chứng từ để kết chuyển thì người dùng phải tự tính toán và nhập dữ liệu kết chuyển.
Với phần mềm thiết kế menu kết chuyển thì việc kết chuyển và phân bổ chi phí rất thuận tiện và đơn giản, chương trình tự tổng hợp số liệu để thực hiện đưa vào các bút toán kết chuyển chi phí Người dùng chỉ phải thực hiện chọn nhóm kết chuyển và phân bổ, các nhóm này đã có chứa tham số quy định việc kết chuyển, phân bổ như định khoản kết chuyển, kết chuyển chi tiết theo danh mục nào, phân bổ
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
37 cho danh mục nào, điều kiện lọc dữ liệu trước khi tiến hành việc kết chuyển, phân bổ…
* Tính giá thành sản phẩm
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐÚC CƠ KHÍ VIDPOL
Tổng quan về Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
Công ty Liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL (gọi tắt là "Công ty") được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 47/GP-HP ngày 28/01/2003 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 47/GPĐC-HP ngày 09/8/2004 do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp và đến ngày 13/3/2007, Công ty được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 021022000023 theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Tên doanh nghiệp : Công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL Địa chỉ : Km 22 Đường 10 Xã An Hồng – An Dương – Hải Phòng Điện thoại : 0313 628 502
Vốn điều lệ : 24.416.584.355 VND, tương đương 1.558.004 Đô la Mỹ (USD).
Các bên tham gia thành lập:
Bên Việt Nam: Ông Vũ Thanh Hà, quốc tịch Việt Nam, chứng minh nhân dân số 030931735 do Công an Thành phố Hải Phòng cấp ngày 14/6/2000, góp 1.229.683 USD (chiếm 78,92% vốn điều lệ) bằng phương tiện vận tải và tiền mặt.
Polimpex Co., Ltd có trụ sở đặt tại 7B đường Molodogvarzeixki, 2151, Thành phố Kiev, Ucraina do ông Polishuk Nhikolai Antonovich (quốc tịch Ucraina, hộ chiếu số CH505424 ngày 16/10/2002 do Bộ Ngoại giao Ucraina cấp) làm đại diện, góp 100.000 USD (chiếm 6,42% vốn điều lệ) bằng máy móc, thiết bị và tiền mặt.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
40 Ông Shynskyy Oleg Iosipovich, quốc tịch Ucraina, hộ chiếu số AE421739 ngày 31/5/1997 do Bộ Ngoại giao Ucraina cấp, góp 102.047 USD (chiếm 6,55% vốn điều lệ) bằng tiền mặt. Ông Shynskyy Igor Olegovich, quốc tịch Ucraina, hộ chiếu số AE421738 ngày 31/5/1997 do Bộ Ngoại giao Ucraina cấp, góp 50.000 USD (chiếm 3,21% vốn điều lệ) bằng tiền mặt. Ông Svyatyuk Alechsandr Petrovich, quốc tịch Ucraina, hộ chiếu số AM425910 ngày 18/10/2002 do Bộ Ngoại giao Ucraina cấp, góp 50.000 USD (chiếm 3,21% vốn điều lệ) bằng tiền mặt. Ông Ngô Xuân Bát (người Việt Nam định cư tại nước ngoài), quốc tịch Việt Nam, hộ chiếu số 000062103 ngày 14/4/2001 do Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina cấp, góp 26.274 USD (chiếm 1,69% vốn điều lệ) bằng tiền mặt.
Sản xuất, gia công và kinh doanh các chi tiết hợp kim, gang và nhôm hoàn chỉnh của máy móc thiết bị do Công ty sản xuất từ tháng 1 năm 2006
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
* Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL là một công ty liên doanh chuyên sản xuất, gia công và kinh doanh chi tiết kỹ thuật đúc gang, thép, hợp kim, nhôm hoàn chỉnh của máy móc thiết bị Các sản phẩm của công ty đa phần phục vu cho các ngành công nghiệp như :
- Ngành công nghiệp xi măng;
- Ngành công nghiệp ô tô xe máy ;
- Ngành công nghiệp tàu thủy;
- Bơm van và phụ kiện đường ống;
- Ngành công nghiệp điện lực, khai thác mỏ……
Ngoài ra công ty cũng sản xuất những sản phẩm phục vụ cho dân dụng và nghệ thuật.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL từ ngày thành lập tới nay trải qua 11 năm xây dựng và phát triển, với 3 lần thay đổi đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm và đã tự khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên thị trường bằng việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giá thành tốt Cùng với sự linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty hoà nhập nhanh vào sự phát triển kinh tế của đất nước, luôn chủ động trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tăng tài sản và thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty.
* Quy trình công nghệ sản xuất:
Ngành nghề sản xuất, gia công và kinh doanh của Công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL chủ yếu là cung cấp chi tiết kỹ thuật đúc gang, thép hợp kim, nhôm hoàn chỉnh của các máy móc thiết bị Cũng giống như các công ty khác Công ty VIDPOL tự tìm kiếm khách hàng thông qua website và đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty Thông qua website của công ty, khách hàng xem mẫu hàng hóa và gọi điện đến công ty để đặt hàng hoặc cần tư vấn thêm Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gửi báo giá và xác nhận đặt hàng của khách hàng, chuyển cho bộ phận điều phối hàng hóa cho chuyển và lắp đặt hàng hóa đến cho khách hàng. Với quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam, công ty đã và đang thành lập dây chuyền đúc hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường để chế tạo các thiết bị chất lượng cao có khối lượng từ 0,1 đến 3.000 kg theo công nghệ đúc từ hợp kim sắt cacbon, hợp kim màu với năng suất 3.000tấn/năm Kỹ thuật đúc bằng khuôn hơi trong chân không sử dụng phương pháp nấu chảy kim loại trong điện từ trường đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu là yếu tố chính của công nghệ Việc ứng dụng các thiết bị công nghệ này để đúc cho phép giảm giá thành sản phẩm từ 20 đến 40% so với các công nghệ hiện có sử dụng một lần khuôn cát và kim loại, tiết kiệm năng lương điện không dưới 200-300 kW giờ/tấn, tiết kiệm nguyên liệu đúc 150-200 kg/tấn, giảm từ 8 đến 10 lần nguyên liệu dùng tạo khuôn và các chất thải Giảm chi phí vốn từ 3 đến 4 lần trong khi thời gian chuyển giao công nghệ giảm từ 1 đến 2 năm.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Dự án cho ra đời nhà máy đúc hiện đại, cung cấp các sản phẩm cao cấp cho các ngành công nghiệp của Việt Nam.
Có thể khái quát sơ đồ quá trình SXKD của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Nghiên cứu bản vẽ và vật mẫu
Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu Đúc thử vật mẫu Kiểm tra vật mẫu
Sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây
Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong những năm đầu phát triển công ty cũng đã gặt hái được không ít những thành công và thu về được một số lợi nhuận nhất định Đến năm 2007 sau khi có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, công ty đã áp dụng công nghệ đúc tiến tiến hàng đầu Việt Nam Tuy nhiên cũng chính vì sự đi đầu này mà những năm trước công ty gặp không ít những khó khăn, thậm chí có những năm lợi nhuận khá thấp.
Mặc dù doanh thu của công ty giai đoạn 2013 – 2011 tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, đó là do tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Trong năm gần đây, khi công ty đã dần hoàn thiện bộ máy sản xuất, lợi nhuận mà công ty đạt đươc đang tăng nhanh Công ty cần có biện pháp tích cực để duy trì việc bán hàng và giảm bớt chi phí tối thiểu Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Bảng2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Cty liên doanh đúc cơ khí
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.876.940.757 12.557.662.279 32.845.746.238
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 86.511.288 308.609.441 874.942.179
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20-
6 Doanh thu hoạt động tài chính 43.544.173 87.679.290 2.669.760
- Trong đó: chi phí lãi vay 3.511.766.321 2.505.898.070 2.504.862.961
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.716.250.018 1.644.086.969 1.567.809.922
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14 Tổng lợi nhuận kế toán tr- ước thuế (500+40) (10.753.509.784) (7.333.020.523) 1.397.161.010
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - -
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60P-
(Nguồn BCTC các năm 2011, 2012, 2013 của công ty liên doanh đúc cơ khí
* Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh thành và tăng cương hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài mà sắp tới là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Trung Quốc…
- Tiếp tục nghiên cứu để mở rộng mặt hàng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong nước cũng như các đối tác nước ngoài
- Đa dạng hóa các mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhằm lôi kéo được nhiều khách hàng hơn.
- áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL :
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
1 Tổng Giám đốc công ty : Là người điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định quản lý điều hành sản xuất của toàn công ty Tổng Giám đốc Công ty có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan Tổng giám đốc phụ trách khối Hành chính của công ty bao gồm các đơn vị:
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch đầu tư
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
2 Giám đốc sản xuất: là người trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty, có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Giám đốc sản xuất phụ trách Khối sản xuất của công ty bao gồm các đơn vị :
Phòng thiết bị và an toàn.
Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong công ty đa dạng gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác nhau.Chúng phát sinh một cách thường xuyên qua các công đoạn khác nhau của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong công ty được chia thành 3 khoản mục: + Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
+ Chi phí sản xuất chung
Mang đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất, sản xuất trên quy trình công nghệ sản xuất khép kín theo kiểu chế biến liên tục, CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm (chiếm khoảng 60 % tổng chi phí) cũng như trong giá thành thành phẩm, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài Vì vây, đây được xác định là trọng tâm quản lý Bên cạnh đó CP NCTT và CP SXC cũng là khoản mục chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm nên rất được công ty quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
Trên cơ sở các sản phẩm của công ty có quy trình sản xuất ổn định, các chỉ tiêu kỹ thuật được nghiên cứu chính xác, công ty đã xây dựng hệ thống định mức đối với từng loại sản phẩm và đăng ký với Bộ y tế, Cục quản lý dược Việt Nam. Thêm vào đó kế hoạch sản xuất sản phẩm cho từng tháng là không giống nhau, do đó:
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất dựa trên hệ thống định mức của từng loại sản phẩm Cách chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất này có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp tới hiệu quả quản lý chi phí và ảnh hưởng tới kế toán tính giá thành thành phẩm cuối cùng.
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng.
- Kỳ tính giá thành là định kỳ tính giá thành theo tháng.
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất
2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí này là căn cứ quan trọng tính giá thành sát thực nhất Xuất phát từ đặc điểm của công ty sản xuất các chi tiết máy gang thép, nhôm , nguyên vật liệu phục vụ bao gồm nhiều loại khác nhau:
Nguyên vật liệu chính gồm có: sắt, thép Crom, phế liệu
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Vật liệu phụ bao gồm: : xi măng, đá, que hàn
Hiện nay tất cả các nguyên vật liệu tại công ty được theo dõi trên cùng một tài khoản duy nhất là Tài khoản 1521- Nguyên vật liệu chính.
- Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Để theo dõi nguyên vật liệu xuất cho các phân xưởng kế toán sử dụng Tk 1521 – Nguyên vật liệu chính.
- Ngoài ra còn một số công cụ dụng cụ : Máy mài, máy hàn, máy khoan, khuôn mẫu,….
Bao gồm: Phiếu xuất kho; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ; Bảng kê phân loại vật tư, bảng kê xuất; Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
* Sổ kế toán sử dụng:
Bao gồm: Thẻ kho; Sổ chi tiết TK 621; Sổ tổng hợp chi tiết TK 621; Sổ cái TK 621.
* Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty:
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, số lượng sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, khi có nhu cầu lĩnh vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm, các tổ sản xuất thuộc các phân xưởng lập Giấy đề nghị xuất vật tư Kế toán vật tư lập Phiếu xuất kho (3 liên) Tại kho nguyên vật liệu, thủ kho căn cứ vào Giấy đề nghị xuất vật tư và Phiếu xuất kho được Giám đốc ký duyệt và tình hình thực tế vật tư tại kho, tiến hành xuất giao vật tư và ghi số thực xuất vào Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho lập thành 3 liên: 1 liên thủ kho nguyên vật liệu giữ, 1 liên Phòng kế hoạch giữ, 1 liên lưu ở Phòng kế toán.
- Công ty thực hiện hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song
Có nghĩa là thẻ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho được lập ở cả kho và phòng kế toán Hàng tháng, kế toán vật tư xuống đối chiếu với Sổ kho của thủ kho.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
- Công ty tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền Căn cứ vào Sổ kiểm kê thực tế tồn đầu kỳ, cuối kỳ và số liệu trên các chứng từ nhập kho để tính trị giá thực tế của vật tư xuất kho trong kỳ.
Công thức tính trị giá vật tư xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền như sau: Đơn giá xuất kho bình quân = Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho X Đơn giá xuất kho bình quân
Ví dụ: Tính trị giá nguyên vật liệu chính Fero crom Cacbon thấp xuất kho để sản xuất trong tháng 12/2013.
Tài liệu tháng 12/2013 của công ty có các thông tin sau (ĐVT: đồng):
- Biên bản kiểm kê số tồn đầu tháng: Nguyên liệu Fero crom Cacbon thấp
+ Khối lượng tồn đầu tháng: 100kg
+ Trị giá tồn đầu tháng: 5.600.000
- Tổng hợp số liệu trên các chứng từ nhập kho trong tháng 12:
+ Khối lượng Fero crom Cacbon thấp nhập kho: 50kg
+ Trị giá Fero crom Cacbon thấp nhập kho: 2.875.000
- Bảng kê tổng hợp xuất trong tháng 12: 18 kg
Căn cứ vào số liệu trên ta tính được:
Trị giá Fero crom Cacbon thấp xuất trong tháng 12 là:
100 + 50 Đối với Nguyên vật liệu công ty sản xuất được như nước cất thì giá thành xuất kho là giá thành sản xuất kế hoạch.
* Phương pháp tập hợp CP NVLTT tại công ty:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm chủ yếu là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà ở đây là cho từng loại sản phẩm sản xuất trên cơ sở các sổ chi tiết CP NVLTT được mở cho từng loại sản phẩm căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo vật tư ở từng phân xưởng sản xuất.
* Trình tự hạch toán CP NVLTT tại công ty như sau:
Khi nhận được phiếu đề nghị xuất vật tư, kế toán lập phiếu xuất vật tư làm căn cứ cho bộ phận sản xuất lĩnh vật tư Phiếu xuất kho được lập hoàn toàn dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm Khối lượng vật tư xuất cho từng phiếu để sản xuất một loại sản phẩm là tương tự nhau do xí nghiệp sản xuất sản phẩm theo từng mẻ, số mẻ sản xuất trong từng lần là cố địn
Bảng 2.2: trích phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính
CÔNG TY LIÊN DOANH ĐÚC CƠ KHÍ VIDPOL Ban hành theo QĐ số
Km 22,xà An Hồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam 15/2006/QĐ-BTC
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
61 ngày20tháng03năm 2006 của Bộ trưởng BTC
Họ tên người nhận hàng: A.Tùng TK nợ: 6211 Địa chỉ: BPSX TK có: 1521
Lý do xuất kho: Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim
Sô lượng Đơn giá Thành tiền
Theo yêu cầu Thực xuất
Số tiền viết bằng chữ: ba trăm sáu mươi hai triệu chín trăm tám mươi mốt nghìn năm trăm bảy mươi ba đồng chẵn./.
Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày…tháng…năm…
Người lập phiếu Người nhập hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Hàng ngày khi phát sinh nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu, căn cứ vào các số liệu kế toán nhập vào các phiếu nhập, xuất vật tư trong tháng, kế toán sẽ chuyển số liệu vào thẻ kho.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Bảng 2.3: trích thẻ kho CÔNG TY LIÊN DOANH ĐÚC CƠ KHÍ VIDPOL
Km 22,xà An Hồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Tên vật liệu, dụng cụ (sản phẩm): Đá mài
Từ ngày 01/12/2013 Đến ngày 31/12/2013 Đơn vị tính: chiếc
Số phiếu Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất Dư đầu kỳ 80.000
01/12/2013 00035 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 20.000 60.000
02/12/2013 00037 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 20.000 40.000
03/12/2013 48873 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 150.000 190.000
07/12/2013 00042 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 20.000 170.000
30/12/2013 1558 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 20.000 60.000
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Đồng thời nghiệp vụ xuất được phản ánh vào sổ chi tiết TK 621, TK 521 ( chi tiết cho từng đối tượng), sổ tổng hợp chi tiết các TK 152, Tk621, sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 621, TK 152.
Bảng 2.4: Trích sổ chi tiết tài khoản 621
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
CT Nội dung TKĐ Ư Nợ Có
01/12/2013 00034 Xuất NVL sản xuất trục cơ 1521 119.000.00
01/12/2013 00035 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 126.50045
01/12/2013 00036 Xuất NVL sản xuất tấm ghi làm nguội 1521 169.081
01/12/2013 00037 Xuất NVL sản xuất tấm lót máy nghiền 1521 104.039.00
02/12/2013 00039 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 126.139.00
30/12/2013 1558 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 143.059.46
31/12/2013 1559 Xuất than nấu thanh đạp hợp kim và tám lót máy nghiền 1521 35.481.685
Kết chuyển chi phí từ TK 621 sang
Bảng 2.5: trích sổ nhật ký chung TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2013
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Diễn giải Đã ghi sổ cái
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
00035 01/12/2013 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim X 6211 126.500451
00035 01/12/2013 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim X 1521 126.500451
00036 01/03/2013 Xuất NVL sản xuất tấm ghi làm nguội X 6211 169.081.12
00036 01/03/2013 Xuất NVL sản xuất tấm ghi làm nguội X 1521 1 69.081.129
00037 02/03/2013 Xuất NVL sản xuất tấm lót máy nghiền X 6211 104.039.000
00037 02/03/2013 Xuất NVL sản xuất tấm lót máy nghiền X 1521 104.039.000
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
Bảng 2.6: Trích sổ cái tài khoản 621
TRÍCH SỔ CÁI Tài khoản 621 – CP NVLTT Tháng 12/2013 Năm
5 01/12/2013 Xuất NVL sản xuất trục cơ 1521 119.000.000
6 01/12/2013Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 126.500451
7 01/12/2013Xuất NVL sản xuất tấm ghi làm nguội 1521 69.081.129
8 02/12/2013Xuất NVL sản xuất tấm lót máy nghiền 1521 14.039.000
9 02/12/2013Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 126.139.000
1558 30/12/2013 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 143.059.465
1559 31/12/2013 Xuất NVL sản xuất thanh đập hợp kim 1521 35.481.685
9 31/12/2013Kết chuyển chi phí từ TK 621 sang TK 154 154 3.633.300.730
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Tr ương Thị Thùy Linh
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, các khoản phải trả có tính chất lương
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán lương và bảo hiểm,…
* TK kế toán sử dụng:
- TK 621 – Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 334 – Phải trả cho công nhân viên
- TK 3382 – Kinh phí công đoàn
- TK 3383 – BHXH, BHYT và BHTN
Hiện nay công ty sử dụng một tài khoản chung là 3383 để theo dõi cả BHYT,
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐÚC CƠ KHÍ VIDPOL 92 3.1 Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty liên
3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL đã đạt được một số ưu điểm sau:
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 93 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01
* Về bộ máy kế toán:
Với đội ngũ nhân viên kế toán trong Công ty gồm các cán bộ được đào tạo chính quy, nhiệt tình, có kinh nghiệm nghiệp vụ vững vàng, bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ và hiệu quả cao 5 cán bộ Mỗi nhân viên kế toán chuyên đảm nhận về 1 mảng kế toán khác nhau nhưng vẫn có sự kết hợp nhịp nhàng với các nhân viên trong phòng cũng như các bộ phận cung cấp thông tin nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
* Về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán:
- Công ty sử dụng phương pháp kế toán tổng hợp là phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh là phát sinh thường xuyên và liên tục, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán một cách xác thực nhất khi công ty yêu cầu
- Hệ thống chứng từ sổ sách mà Công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ, đúng với chế độ kế toán và các văn bản pháp lý liên quan, phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
- Việc luân chuyển hệ thống chúng từ kế toán được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ phù hợp với phương pháp kế toán đang áp dụng Điều này giúp công tác tập hợp chi phí và tính giá thành được nhanh chóng và hiệu quả.
* Về hình thức sổ kế toán:
Do số nghiệp vụ trong tháng không phát sinh quá nhiều và phức tạp, nên công ty áp dụng Sổ kế toán theo Hình thức kế toán Nhật ký chung rất phù hợp với đặc điểm công ty mới đi vào sản xuất với quy mô nhỏ Hình thức Nhật ký chung với hệ thống sổ sách tương đối đơn giản giúp Kế toán trong công ty thuận tiện cho việc ghi chép cũng như theo dõi kiểm tra.
* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Xuất phát từ đặc điểm của công ty là sản xuất và kinh doanh các chi tiết kỹ thuật đúc gang, thép, hợp kim, nhôm hoàn chỉnh của máy móc thiết bị, các chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng và giá trị chủ yếu trong tổng giá thành, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được nên công ty đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 94 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01 vật liệu cho từng quy trình sản xuất từng loại sản phẩm cũng như mức tiêu hao của từng loại nguyên vật liệu sản xuất một loại sản phẩm Điều đó đã đơn giản hóa việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm cũng như tình hình sử dụng nguyên vật liệu Từ đó góp phần thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Do công tác sản xuất sản phẩm của công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng tháng sẽ rất thuận lợi; vừa phù hợp với kỳ tổng hợp sản xuất, vừa giúp kế toán kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời
- Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất, giá thành với các bộ phận kế toán khác được vận dụng tốt, đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn Việc lập báo cáo được tiến hành đều đặn, đúng kỳ đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin tài chính được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.
Hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL vẫn bôc lộ một số hạn chế cần hoàn thiện để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán trong thời gian tới.
* Thứ nhất: về hình thức kế toán:
Công ty vẫn áp dụng phương pháp ké toán thủ công Điều này làm hạn chế cũng như tốn kém thời gian và sổ sách trong quá trình thu thập, ghi chép cũng như khó nắm bắt được những thông tin cần thiết Nhất là trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc áp dụng kế toán máy là cần thiết và nó giúp cho việc kiểm soát cũng như thực hiện công tác kế toán trong công ty
* Thứ hai: về công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Kế toán công ty theo dõi nguyên vật liệu theo từng nhóm sản phẩm , điều này gây khó khăn cho việc tập hợp chi phí sản xuất của từng sản phẩm trong một nhóm
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 95 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01 cũng như trong các nhóm khác nhau, gây khó khăn trong công tác tập hợp giá thành.
Bên cạnh đó kế toán công ty hiện đang theo dõi tất cả các loại nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của công ty trên một tài khoản duy nhất TK 1521 – Nguyên vật liệu chính mà không sử dụng TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ Điều này làm cho nguyên vật liệu phụ không đóng vai trò chủ yếu tạo nên giá trị thành phẩm như: cát mẫu, vải amilang, đất sét… cũng phải đươc theo dõi như một nguyên vật liệu chính.
Nó không những gây khó khăn cho công tác phân loại quản lý mà còn phản ánh không chính xác giá trị khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng tới việc quy định định mức tiêu hao đối với nguyên vật liệu chính, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định trong quản trị chi phí.
* Thứ ba: Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo Hình thức trả lương theo thời gian chứ không theo lương sản phẩm, bỏ qua tác động của đòn bẩy sức lao động – nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đồng thời phụ cấp giữa công nhân và các nhân viên trong bộ máy hành chính ko khác nhau nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động chưa cao cần phải được xem xét khắc phục để quản lý tốt hơn nữa khoản mục chi phí này Điều này một phần nào đó gây lãng phí cũng như bất hợp lý trong khoản mục chi phí này
* Thứ tư : Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ:
Khi tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cuối kỳ, Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại thành phẩm theo tiêu thức số lượng thành phẩm hoàn thành nhưng quy trình công nghệ sản xuất mỗi loại sản phẩm không phải đều trải qua các công đoạn hoàn toàn giống nhau Vì vậy chi phí nhân công bỏ ra để sản xuất mỗi loại thành phẩm là không giống nhau nên chọn tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành là không phản ánh đúng đắn chi phí nhân công trong giá thành mỗi loại sản phẩm kéo theo giá thành sản phẩm cũng bị sai lệch.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 96 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL
Sau thời gian thực tập, em thấy công tác tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm ở công ty là tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên để hòa nhập chung với cơ chế thị trường đầu biến động, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vẫn còn một hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện Em xin đề xuất một số ý kiến như sau:
3.2.1 Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán công ty nên chuyển sang theo dõi các nguyên vật liệu phụ sang TK 1522- Nguyên vật liệu phụ giúp cho việc quy định các định mức tiêu hao đối với nguyên vật liệu chính và việc đưa ra các quyết định trong quản trị chi phí được chính xác hơn.
Trong mỗi nhóm sản phẩm được theo dõi như hiện nay công ty nên chia thành những sản phẩm khác nhau để tiện cho quá trình theo dõi chi phí sản xuất cũng như tạo nên mức giá thành chính xác hơn
3.2.2 Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nhân công trực tiếp Công ty nên áp dụng cả hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên hành chính và lương theo sản phẩm với công nhân sản xuất, đồng thời cũng nên chú trọng hơn phần lương phụ cấp. Để áp dụng hình thức trả lương sản phẩm công ty cần xây dựng được đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm dựa theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đó.
Công thức tính lương theo sản phẩm:
Lương sản phẩm = Số sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn X Đơn giá tiền lương một sản phẩm
Quy trình luân chuyển chứng từ: Hàng ngày các nhân viên phân xưởng sẽ thống kê sản lượng sản phẩm hoàn thành Cuối tháng tập hợp các Bảng chấm công lên cho phòng kế toán Kế toán tiền lương căn cứ vào Phiếu báo sản phẩm hoàn thành nhập kho kèm biên bản đánh giá của bộ phận kiểm soát và định mức đơn giá lương sản phẩm , từ đó tính toán lương công nhân sản xuất từng phân xưởng.
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 97 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01
3.2.3 Kiến nghị về hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Khi đưa vào hình thức trả lương sản phẩm, công ty đã xây dựng được đơn giá lương cho từng loại sản phẩm dựa trên đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm Kế toán chi phí giá thành có thể lấy đây làm tiêu thức tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo công thức:
CPNCTT sản xuất sản phẩm i = Số lượng sản phẩm i sản xuất hoàn thành trong kỳ x Đơn giá tiền lương sản phẩm i
Sau đó chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nhân công trực tiếp Công thức tính:
CPSXC phân bổ cho sản phẩm i = Tổng CPSXC X CPNCTT sản xuất sản phẩm i
Tổng CPNCTT VD: trong tháng 11/2013 công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL có số liệu như sau:
Số lượng sản phẩm thép hợp kim hoàn thành trong kỳ là 23000 kg Đơn giá tiền lương sản phẩm thép hợp kim : 1.087 VND
CPNCTT sản xuất thép hợp kim : 23.000 X 1.087= 25000.000 VND
Theo công thức trên ta có:
- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm thép hợp kim là
CPNCTT sản xuất thép hợp kim = 23.000 X 1.087 = 25.001.000
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho sản phẩm thép hợp kim là:
CPSXC sản xuất thép hợp kim = 310.000.000
3.2.4 Kiến nghị về hoàn thiện hình thức kế toán :
Công ty nên áp dụng hình thức kế toán máy thay thế cho hình thức kế toán thủ công như hiện nay
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 98 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01
Khi áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty, kế toán sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như giảm thiểu được những quá trình không cần thiết, tránh rườm rà thủ tục giất tờ như khi làm kế toán thủ công Mặt khác khi thực hiện việc kế toán máy, các nhà quản trị cũng như kế toán trưởng có thể dễ dàng kiểm soát được thông tin, giúp cho quá trình quản lý công ty được hiệu quả và đưa ra được những quyết định kịp thời.
Định hướng phát triển công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL
Công ty liên doanh đúc cơ khí VIDPOL tuy mới thành lập và phát triển được hơn 10 năm nay nhưng đã gặt hái được một số những thành tựu đáng kể Bên cạnh đó công ty còn đi tiên phong trong quá trình áp dụng công nghệ đúc trong môi trường chân không tiên tiến hàng đầu Việt nam nên gặp không ít những khó khăn. Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục phát triển theo định hướng sau:
- Phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến độ cùng như nhanh chóng ổn định doanh thu hàng năm.
- Mở rộng hoạt động sản xuất và cung cấp các sản phẩm, nghiên cứu mở rộng thị trường hơn nữa, đặc biệt là thị trường nước ngoài
- Phát triển nguồn nhân lực của công ty bao gồm nâng cao trình độ của cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân toàn DN.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào công tác kế toán nhử sử dụng kế toán máy, cung cấp trang thiết bị cẩn thiết cho các nhân viên kế toán.
- Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Để thực hiện các định hướng trên, công ty liên donh đúc cơ khí VIDPOL cần duy trì và phát huy những thế mạnh sẵn có của mình, bên cạnh đó cũng cần có những chiến lược và kế hoạch, cụ thể:
- Lợi dụng ưu thế là công ty liên doanh với nước ngoài công ty nên đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực hoạt động nhằm tạo thế và lực để phát triển và san sẻ rủi ro.
- Tìm kiếm thị trường mới tiềm năng hơn, đẩy mạnh chiến lược marketing giúp đưa đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến sản phẩm của mình.
- Nâng cao công tác quản trị và kiểm soát nội bộ tốt hơn
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 99 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán của công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng ở Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL Tuy nhiên với những vốn kiến thức hạn hẹp của mình, em mong muốn được đóng góp ý kiến cùng với các ý kiến đề xuất để công ty có thể hoàn thiện công tác kế toán một cách tốt nhất, để cung cấp thông tin kế toán chính xác và kịp thời nhất
GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi 100 SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01