1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định giá doanh nghiệp tiểu luận định giá công ty cổ phần fpt

44 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Trong đó với ngành dịch vụ phần mềm thuê ngoài,Việt Nam có vị trí số 1, và đồng thời đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong 6 nướcphát triển nhất trong khu vực ASEAN.. Hiện na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA TÀI CHÍNH

-ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TIỂU LUẬN: ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

GVHD: TS NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN

SINH VIÊN: NGUYỄN HỮU THUẬN MSSV: 211111125

SĐT: 0888821388 Email: thuannguyen.211111125@st.ueh.edu.vn

Tháng 04/2022

Trang 2

Danh mục các bảng 1

Danh mục biểu đổ 1

Chương 1 Giới thiệu tổng quan 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

Chương 2 Phân tích nghành công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2021 2

2.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của nghành 2

2.2 Phân tích đặc điểm của nghành 4

2.3 Phân tích tiềm năng, triển vọng của nghành 4

2.4 Phân tích tốc độ tăng trưởng của nghành 5

2.5 Phân tích nguồn nguyên liệu của nghành 6

2.6 Phân tích năng lực sản xuất 7

2.7 Phân tích mức độ cạnh tranh của nghành 8

Chương 3 Phân tích tình hình tài chính và định giá công ty cổ phần FPT 10

3.1 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần FPT giai đoạn 2019-2021 10

3.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần FPT 10

3.1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 10

3.1.1.2 Nghành, lĩnh vực kinh doanh của công ty 13

3.1.1.3 Các thành tựu đạt được của công ty 14

3.1.1.4 Các dòng sản phẩm, và nhãn hiệu nổi tiếng của công ty 14

3.1.1.5 Hệ thống phân phối của công ty 15

3.1.1.6 Phân tích năng lực quản trị của công ty 15

3.1.1.7 Lợi thế kinh tế của công ty 16

3.1.1.8 Chiến lược kinh doanh của công ty 17

3.1.1.9 Rủi ro kinh doanh của công ty 18

3.1.2 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần FPT giai đoạn từ 2019-2021 18

3.1.2.1 Phân tích tổng quan tình hình của công ty qua các chỉ số tài chính 18

3.1.2.2 Phân tích dòng tiền của công ty 27

3.1.2.3 Phân tích khả năng sinh lợi 29

3.2 Định giá công ty 32

3.2.1 Dự phóng kết quả kinh doanh của công ty 33

3.2.2 Ước tính lãi suất chiết khấu cho công ty 34

3.2.3 Định giá công ty 40

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC 42

Trang 3

1 Danh mục các bảng

Bảng 1: Nhóm các chỉ số thanh toán – Liquidity Ratio 20

Bảng 2: Nhóm tỷ số hoạt động – Activity Ratio 21

Bảng 3: Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios) 23

Bảng 4: Nhóm tỷ số sinh lợi (Profitability ratios) 25

Bảng 5: Nhóm các chỉ tiêu đo lường giá trị thị trường (Market Value Measures) 26

Bảng 6: Nhóm các chỉ tiêu đo lường dòng tiền 27

Bảng 7: Nhóm tỷ số sinh lợi (Profitability ratios) 29

Bảng 8: Xác định EBIT*(1-T) 33

Bảng 9: Xác định mức tái đầu tư 33

Bảng 10: Xác định RIR và ROC 34

Bảng 11: Xác định cơ cấu nợ vốn 34

Bảng 12: Mô hình hồi quy ước lượng β (Phụ luc 1) 37

Bảng 13: Kết quả phát hành trái phiếu Chính Phủ đượt 57,58,59,60 năm 2022 38

Bảng 14: Dữ liệu giá trị phần bù rủi ro và chênh lệch mặc định các quốc gia của giáo sư Damodaran 39

Bảng 15: Xác định WACC giai đoạn tăng trưởng bền vững 40

Bảng 16: Giá trị công ty cổ phần FPT 40

Danh mục biểu đổ Hình 1: Năm 2021, ngành TT&TT tăng trưởng 9 so với năm 2020, gấp từ 3,6 - 4,5 lần so với mức dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia (Nguồn: Bộ TT&TT) 6

Hình 2: Nhu cầu tuyển dụng của nghành IT và nhân lực IT năm 2019-2021 7

Hình 3: Danh sách 10 công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng năm 2021 9

Hình 4: Cơ cấu cổ đông hiện tại của FPT (2/2022) 10

Hình 5: Dòng tiền lưu chuyển của FPT giai đoạn 2019-2021 17

Trang 4

Chương 1 Giới thiệu tổng quan

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với việc mở cửa nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và đang gia nhậpsâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn và những thách thức không hề nhỏđối với các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh việc chú trọng mở rộng quy mô sản xuất, chấtlượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tối thiểu hóa chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận, để nâng caonăng lực cạnh tranh trên thị trường, thì việc phân tích và công bố tình hình tài chính của cácdoanh nghiệp rất quan trọng Phân tích tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn baoquát hơn về tài chính của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, phân bổ hợp lý cácnguồn lực đang có, vận dụng các đòn bẩy tài chính hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất v.v… màcòn giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh với những biến động trên thị trường Đây là mộtcông việc rất cần thiết, là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời lànguồn dẫn vốn cực kỳ quan trọng, là kênh thông tin để các nhà đầu tư tham khảo trước khithực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp, từ đó mở rộng được quy mô sản xuất, nâng caonăng lực cạnh tranh Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa được đẩy mạnh, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệpchưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư muốn tiếp cận về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp còn khó khăn hoặc không chính xác, từ đó đã đánh mất lợi thế rất lớn trongviệc phát triển của doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng của tất cả các ngành, cáclĩnh vực trong nền kinh tế thị trường, ngành công nghệ thông tin nói riêng ngày nay đóng góprất lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ 4.0 FPT là công ty tiên phong củaViệt Nam và trong khu vực Đông Nam Á thực hiện việc chuyển đổi số và dẫn đầu về tư vấn,cung cấp, triển khai các dịch vụ, giải pháp công nghệ - viễn thông.công ty có chi nhánh tại 26quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu hiện thực hóa chiến lược, mục tiêu phát triển kinhdoanh dựa trên công nghệ Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng khác,công tác phân tích tình hình tài chính của công ty chưa thực sự được coi trọng, còn tồn tại cần

Trang 5

2được hoàn thiện Từ lý do đó, học viên đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chínhtại Công ty Cổ phần FPT” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của mình.

1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận đi sâu tìm hiểu, phân tích về tình hình tài chính củacông ty cổ phần FPT trong giai đoạn 2019 –2021 thông qua các báo cáo tài chính và một số chỉtiêu tài chính Trên cơ sở đó, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, biết được điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng, hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp Qua đó biết được khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp

Từ kết quả phân tích báo cáo tài chính, đánh giá những điểm nổi bật cũng như tồn tạicủa công ty, đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2019-2021

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu và các thông tin liên quan đến đề tài từ nhiều nguồn khác nhau nhưsách, báo, internet

Tập hợp số liệu và so sánh sự thay đổi giữa các năm, đánh giá tăng giảm số liệu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân tíchtheo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ để đưa ra đánh giá

và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty.Phân tích theo chiều ngang là phân tích các khoản mục cụ thể của các báo cáo tài chính quacác năm từ 2019 đến 2021 Phân tích theo chiều dọc là so sánh từng con số cụ thể của cáckhoản mục với nhau Sự so sánh này được báo cáo bằng tỷ lệ phần trăm

Chương 2 Phân tích nghành công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2021.

2.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của nghành

Lịch sử phát triển ngành CNTT có thể chia làm 4 giai đoạn chính bao gồm:

I Thời kì Sơ khai (Trong khoảng 3000 BC->1400 AD)

Trang 6

3Đây được coi là thời kì đầu tiên của công nghệ thông tin Khi mà con người lần đầu tiên họccách giao tiếp, họ đã bắt đầu sử dụng những kí hiệu được khắc lên nền đá để đánh dấu, truyềnthông tin Đây cũng là khoảng thời gian chiếc bảng tính nguyên thủy nhất ra đời sau khi xuấthiện hệ thống chữ số.

II Thời kì Công cụ hóa (Khoảng từ 1450-1840):

Thời kì này ngành Công nghệ thông tin đã có một vài bước tiến rõ ràng hơn, không mơ hồ nhưthời kì Sơ khai Điển hình là chúng ta có thể thấy một ít sự tương đồng của những công nghệthời này với những công nghệ ta đang dùng Khá nhiều công nghệ mới được khám phá ra ởthời kì này, điểm nhấn chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới dùng để tính toán các phéptính cơ bản được phát minh bởi Blaise Pascal vào những năm 1640

III Thời kì Điện tử ( Từ 1840-1940):

 Đây là thời kì được biết đến với rất nhiều phát kiến mang tính cách mạng như mãMorse, điện thoại, radio, v.v, đều là những phát minh vượt xa thời kì trước đó

 Đây cũng là thời kì đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghê thông tin, khoa họcmáy tính với chiếc máy vi tính điện tử số đầu tiên (ENIAC – Electronic NumericalIntegrator And Computer)- một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2,8 mét vàrộng vài mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây

 Bên cạnh đó, Alan Turing với máy Turing (Turing Machine) được dùng trong CTTGthứ 2 nhằm giải mã thông điệp ngầm từ Đức quốc xã, được coi là tiền thân của chiếc máytính hiện đại

IV Thời kì hiện đại ( 1940-nay):

 Máy tính đã phát triển cực kì mạnh mẽ qua 5 thế hệ từ chiếc máy ENIAC thô sơ, cụcmịch bây giờ chúng ta đã có chiếc máy tính nhỏ gọn hơn rất nhiều với khả năng tính hàng

tỷ phép tính/ giây

 Internet được trình làng vào năm 1969 Nhưng nó chính thức được bùng nổ vào năm

1991 khi World Wide Web ra đời khiến Internet trở nên dễ tiếp cận hơn rất nhiều

 Hiện nay công nghệ đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt Có thêm rất nhiềulĩnh vực đầy tiềm năng xuất hiện, điển hình có thể kể đến cryptocurrency, AI ( trí tuệ nhântạo), Big Data đều là những lĩnh vực dẫn đầu kỉ nguyên công nghệ 4.0

Trang 7

4Như vậy có thể thấy, lịch sử hình thành ngành Công nghệ thông tin đã trải qua rất nhiều mốcđặc biệt Đến nay, Công nghệ thông tin đã và đang trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và kích thích năng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế tại cácnước.

2.2 Phân tích đặc điểm của nghành

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển

đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin Người làm việc trong ngành nàythường được gọi là dân CNTT hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp

CNTT không chỉ là một ngành, mà đang được coi là “siêu ngành” vì sự phát triển xuyên suốttrong toàn bộ các ngành kinh tế - công nghiệp khác Tại Việt Nam, CNTT là một trong nhữngngành đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất với tốc độ trên 10 mỗi năm Cuộc cách mạng công nghiệplần thứ tư đã và đang mang đến cho các doanh nghiệp công nghệ những động cơ tăng trưởngmới Đi kèm với đó là thị trường công nghệ phần mềm thế giới và Việt Nam đang ngày càngtăng trưởng trở nên hấp dẫn Việt Nam đang ngày càng có vai trò lớn hơn trong ngành côngnghệ phần mềm thế giới khi liên tục cải thiện thứ hạng và lọt Top 30 thế giới về gia công phầnmềm Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam phần lớn cho 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật (theoVinasa)

Việt Nam chủ yếu vẫn ở cấp thấp trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu Tuy nhiên trong mấynăm gần đây Việt Nam đã nỗ lực để bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của ngànhphần mềm “Vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã và đang mở rộngkinh doanh, đưa sản phẩm, giải pháp phần mềm của Việt Nam sang thị trường các nước đangphát triển Một số doanh nghiệp tiêu biểu phải kể đến như: FPT IS, MISA, ViniCorp, TinhVân”

2.3 Phân tích tiềm năng, triển vọng của nghành

Sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin đã thúc đẩy nhiều ngành nghề mới có giá trị giatăng cao đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm Ngoài ra, Công nghệ thông tin còn là ngành nghềđóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và cũng là nhân tố quan trọng, cầu nốitrao đổi giữa các thành phần của xã hội và của toàn cầu

Trang 8

Với những vai trò, bước tiến nhanh và sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT, Việt Nam đã

có thứ hạng cao trên bản đồ CNTT thế giới Trong đó với ngành dịch vụ phần mềm thuê ngoài,Việt Nam có vị trí số 1, và đồng thời đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong 6 nướcphát triển nhất trong khu vực ASEAN

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư công nghệ cao và có một

số doanh nghiệp CNTT được thế giới biết đến như: Viettel, FPT, VNPT… Nhân lực CNTTtrên toàn cầu đang đến giai đoạn bùng nổ với nhu cầu rất lớn Trong khi đó tại Việt Nam, nhânlực ngành này lại đang thiếu trầm trọng về cả chất lượng và số lượng

Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT, nhiều trường Đại học, Caođẳng trên toàn quốc đã không ngừng đẩy mạnh đào tạo kỹ sư CNTT Tập đoàn nghiên cứu và

tư vấn Gartner đánh giá Việt Nam là 1 trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệtoàn cầu

2.4 Phân tích tốc độ tăng trưởng của nghành

Năm 2021, doanh thu các doanh nghiệp trong ngành TT&TT đạt 3.462.170 tỷ đồng, cơbản hoàn thành 100 kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9 so với năm 2020, mức tăng trưởng gấp từ3,6-4,5 lần so với mức dự báo tăng trưởng 2 -2,5 GDP của quốc gia

Nhìn lại lịch sử năm 2000, đóng góp của công nghiệp CNTT - TT chỉ khoảng 0,5 GDPcủa Việt Nam, với doanh thu 300 triệu USD và số lao động chỉ chiếm khoảng 0,11 tổng số laođộng của Việt Nam Và ngành công nghiệp CNTT - TT được coi là ngành kinh tế (cấp 2) nhỏ,thua kém các ngành khác như nông nghiệp, dầu khí, thương mại, xây dựng Tuy nhiên sau 20năm, công nghiệp CNTT - TT đã có bước phát triển nhảy vọt Doanh thu năm 2019 là 120 tỷUSD, gấp 400 lần năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37 /năm trong suốt 19năm Số lao động là 1.030.000 người, gấp 20 lần năm 2000, chiếm 1,88 tổng số lao động ViệtNam Năng suất lao động gấp 7,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước Ðóng góp 14,3vào GDP của Việt Nam, gấp 28 lần năm 2000 (0,5 GDP) Xuất khẩu giá trị 89,2 tỷ USD, chiếm33,7 xuất khẩu của Việt Nam Giá trị xuất khẩu mà một lao động tạo ra trong một năm gấp 18lần bình quân cả nước Từ chỗ là một ngành công nghiệp nhỏ bé của Việt Nam, sau 20 năm,công nghiệp CNTT - TT đã trở thành ngành kinh tế (cấp 2) lớn nhất của Việt Nam, có mứctăng trưởng cao nhất, có năng suất lao động cao nhất và giá trị xuất khẩu lớn nhất Lao động

Trang 9

của ngành CNTT - TT chỉ 1,03 triệu người, thấp hơn năm ngành cấp 2 khác (thương mại; xâydựng; du lịch, ăn uống; giáo dục đào tạo; vận tải - kho bãi), nhưng đóng góp vào GDP của ViệtNam lớn nhất (14,3 )

Hình 1: Năm 2021, ngành TT&TT tăng trưởng 9 so với năm 2020, gấp từ 3,6 - 4,5 lần so với

mức dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia (Nguồn: Bộ TT&TT)

2.5 Phân tích nguồn nguyên liệu của nghành

Do công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhaunhư phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nênnguồn nguyên liệu cho lĩnh vực này chủ yếu là nhân lực và các linh kiện thiết bị điện tử (chiếmphần nhỏ) do đa phần các công ty CNTT lớn (FPT) làm về phần mền, xây dựng mô hình, liênquan nhiều hơn đến chất xám, con người

Với xu thể chuyển đổi số ở các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực để làm các côngviệc chuyển đổi số cần rất lớn, sự thiếu hụt cơ bản là do nhu cầu của thị trường

Trang 10

Hình 2: Nhu cầu tuyển dụng của nghành IT và nhân lực IT năm 2019-2021

Theo báo cáo thị trường nhân lực CNTT Việt Nam năm 2021 của TopDev, trong 5 nămtrở lại đây, nhu cầu nhân lực CNTT tại Việt Nam không ngừng tăng cao Trong năm 2021, ViệtNam cần 450.000 nhân lực CNTT, tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam hiện là430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần

2.6 Phân tích năng lực sản xuất

Trong thời đại toàn thế giới phát triển theo xu hướng 4.0, ngành CNTT đang ngày càngphát triển Và tại Việt Nam, công nghệ thông tin đã đạt được những thành tựu sáng giá nhấtđịnh

Theo bảng xếp hạng của Tập đoàn Cushman & Wakefield năm 2016, Việt Nam đứng số

1 thế giới về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) Tại báo cáo “Đánh giá các quốcgia về dịch vụ Gia công công nghệ thông tin tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2016”của Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner, Việt Nam được xếp là 1 trong 6 địa điểm hàng đầu

về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương Trong khi đó, kếtquả nghiên cứu mới đây của Công ty cung cấp dịch vụ KPMG so sánh 8 khu công nghệ có quy

mô hàng đầu châu Á thì Công viên phần mềm Quang Trung (Thành phố Hồ Chí Minh) đứng

Trang 11

thứ 3 trong tổng số 8 khu công nghệ về các yếu tố liên quan đến hoạt động như: tỷ lệ lấp đầy,chính sách đãi ngộ, hạ tầng viễn thông… và đứng thứ 4 về các yếu tố liên quan đến quy mô,hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mức thu hút vốn FDI, tay nghề của nguồn nhân lực.Những con số này cho thấy, ngành gia công phần mềm Việt Nam đang có tốc độ phát triểnmạnh nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh, khiến Việt Nam được nhận định là điểm đến hàngđầu châu Á về sản xuất, gia công dịch vụ công nghệ thông tin với nhiều tiềm năng to lớn

2.7 Phân tích mức độ cạnh tranh của nghành

Cho đến nay, các mục tiêu phát triển CN CNTT của Việt nam vẫn đang được xây dựng trênnền tảng cơ sở vật chất (doanh số sản xuất, xuất khẩu, xây dựng các khu công nghiệp tập trung,thu hút vốn đầu tư nước ngoài, số lượng doanh nghiệp, số cơ sở đào tạo, số lao động ) màchưa tính đến yếu tố con người và vị thế cạnh tranh toàn cầu của Việt nam (như chi phí nhâncông, tăng năng xuất lao động, chất lượng, khả năng làm chủ công nghệ nguồn, cơ hội pháttriển thị trường nội địa, quảng cáo và marketing ) Bên cạnh đó, các giải pháp thực thi chínhsách chưa nhắm đến việc tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó chưa phù hợp vớinhu cầu thực tế của doanh nghiệp, được doanh nghiệp quan tâm Điều này chủ yếu là do không

có các nghiên cứu, phân tích cặn kẽ kinh nghiệm các nước, thiếu tầm nhìn về sự cạnh tranhtoàn cầu

Thực trạng CNTT Việt Nam còn nhỏ bé, chậm nhịp, trình độ công nghệ thấp, chưa thuhút được đầu tư, chưa thực hiện được chuyển giao công nghệ hiện đại Công nghiệp phần cứngchủ yếu ở trình độ lắp ráp, hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng thấp Công nghiệp phần mềmmới đạt trình độ cung cấp các giải pháp phần mềm quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao,chưa có giải pháp mạnh với những điều kiện ưu đãi đặc biệt nhằm tạo môi trường hấp dẫn, thuhút các công ty đa quốc gia đầu tư cho phát triển CNTT Đối với một số lĩnh vực cụ thể CNTT

Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực CNTT với các tổ chức, hiệphội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn kinh tếChâu á - Thái Bình Dương (APEC) sẽ phần nào giúp Việt Nam có động lực phát triển, cạnhtranh mạnh mẽ Việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới chắc chắn sẽ đem lại choCNTT thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, cạnh tranh sẽ là một thách thứckhốc liệt đối với nền CNTT Việt Nam còn non trẻ

Trang 12

Mặc dù trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn và là một nước đang phát triển nhưng Việt Namcũng có những thành tựu rất đáng tự hào về mảng CNTT (dịch vụ phần mềm, và chuyển đổisố…) Dưới đây là 10 doanh nghiệp nổi bật của Việt Nam có kết quả kinh doanh tốt, đượccộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận, trong đó FPT là một trong những công ty top đầucủa lĩnh vực này

Hình 3: Danh sách 10 công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng năm 2021

[Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty Công nghệ uy tín năm 2021, tháng 7/2021]

Trang 13

Chương 3 Phân tích tình hình tài chính và định giá công ty cổ phần FPT

3.1 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần FPT giai đoạn 2019-2021

3.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần FPT

3.1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

Công ty cổ phần FPT thành lập ngày 13/09/1988, đến nay, sau gần 26 năm, FPT luôn là công

ty công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam với các mảng kinh doanh cốt lõi làviễn thông, công nghiệp nội dung, phần mềm, các dịch vụ công nghệ thông tin và giáo dục

Cơ cấu sở hữu của FPT hiện tại như sau:

Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần chế biến Thực

phẩm, với 13 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và côngnghệ tự động hóa

Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh

doanh cốt lõi là công nghệ thông tin

Năm 1994: Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu mang sản phẩm công nghệ mới

vào Việt Nam FPT tham gia hoạt động cung cấp máy tính ngay từ những ngày đầu thập niên

Trang 14

90 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trườngViệt Nam

Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm Sau

21 năm, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Việt Nam cả về quy mô nhân lực,doanh số và thuộc danh sách 100 Nhà cung cấp Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100 GlobalOutsourcing) do IAOP đánh giá cùng với sự hiện diện tại 22 quốc gia trên toàn cầu

Năm 2001: Ra mắt VnExpress – Một trong những báo điện tử đầu tiên và uy tin nhất của Việt

Nam

Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành Công ty Cổ phần.

Năm 2006: Mở trường Đại học FPT, gắn liền với thực tiễn và nhu cầu nhân lực của đất nước.

Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán TP HCM (nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM – HOSE), với 60.810.230 cổphiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTTniêm yết và ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường chứng khoán Trongngày đầu tiên chào sàn, cổ phiếu của FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu và làmột trong những công ty niêm yết có giá trị thị trường cao nhất cho đến hiện nay Hiện nay, cổphiếu FPT vẫn duy trì khối lượng giao dịch và thanh khoản ổn định, cổ tức được duy trì ở mứccao

Ngày 1/1/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một

thành viên

Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo JSC) và Công ty

phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore

Năm 2014: FPT mua lại Công ty CNTT RWE IT Slovakia (Đơn vị thành viên của Tập đoàn

năng lượng Châu Âu, RWE)

Năm 2016: Tiên phong đồng hành cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới nghiên cứu và ứng

dụng công nghệ mới thay đổi phương thức hoạt động, mô hình kinh doanh trong nền kinh tế

Trang 15

số FPT là đối tác đầu tiên trong khu vực ASEAN của Tập đoàn General Electric (GE) về nềntảng GE Predix – nền tảng IioT hàng đầu trên thế giới cung cấp dưới hình thức Platform as aService – PaaS (nền tảng được cung cấp như dịch vụ), hướng tới đối tượng chủ yếu là nhữngngành công nghiệp, sản xuất, y tế hay dịch vụ công cộng Theo đó, FPT sẽ cùng hợp tác với

GE Digital (đơn vị thành viên của GE, chuyên tập trung vào Digital), đưa IioT và nền tảngcông nghệ GE Predix của GE vào các thị trường mang tính chiến lược

Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex Technolgy

International Corporation

Năm 2018: FPT mua 90 cổ phần của Intellinet – Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu của Mỹ,

giúp cho tập đoàn nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể vớigiá trị cao hơn và hoàn thiện hơn cho khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số

Năm 2019: Đạt tổng doanh thu 27.717 tỷ đồng, tăng 19,8 Cũng trong năm 2019, lần đầu tiên,

FPT đã bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp bằng akaBot, với tổng giá trị lên tới 6,5 triệu USD cho một công ty Nhật Bản trong vòng 5 năm

robot-Năm 2020: FPT nâng tầm vị thế trên toàn cầu Với nhiều sản phẩm, giải pháp Made by FPT

như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào danh sách sản phẩm công nghệ uy tín nhấttrên thế giới Gartner Peer Insights Đồng thời, akaBot còn được vinh danh Top 6 nền tảng tựđộng hóa quy trình doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới Ngoài ra, là Tập đoàn đầu tiêntại Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược của Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thếgiới – Mila Vượt hàng trăm Công ty CNTT toàn cầu để tư vấn, triển khai chuyển đổi số toàndiện trị giá hàng trăm triệu USD cho các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Mỹ, Nhật Bản,Malaysia Trong nước, FPT là đối tác tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện của hàng loạtcác tổ chức, tập đoàn hàng đầu các ngành năng lượng, sản xuất, thủy sản, tài chính – ngânhàng, bất động sản,…

Năm 2021: 6 tháng đầu năm của FPT là thương vụ rót vốn chiến lược vào Base.vn Việc FPT

bắt tay Base sẽ cộng hưởng sức mạnh để thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm – dịch vụchuyển đổi số toàn diện cho hơn 800.000 doanh nghiệp Việt Nam Hơn nữa trong năm 2021

Trang 16

13FPT cũng thu về 11 dự án lớn có quy mô trên 5 triệu USD/dự án trong nửa đầu năm 2021, tăngmạnh so với 2 dự án cùng kỳ năm 2020.

3.1.1.2 Nghành, lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ, viễn thông và giáodục Các sản phẩm và dịch vụ của công ty:

- Nghiên cứu và phát triển

- Dịch vụ nội dung trực tuyến

- Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản

2012 Hiện tại Tập đoàn FPT đang đứng ở vị trí thứ 17 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhânlớn nhất Việt Nam, theo VNReport đánh giá và bình chọn

3.1.1.3 Các thành tựu đạt được của công ty

Trang 17

14Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, FPT hiện sở hữu hạ tầngviễn thông phủ khắp 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và đang không ngừng mở rộng hoạt độngtrên thị trường toàn cầu, với hệ thống 48 văn phòng tại 26 quốc gia trên thế giới.

Doanh thu của công ty năm 2019 đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4 so với năm 2018; lợi nhuậntrước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9 so với năm 2018 Doanh thu năm 2020 đạt 29.830 tỷđồng Trong 7 tháng đầu năm 2021, FPT đạt doanh thu 19.000 tỷ đồng, tăng 19 so với cùng kỳ

và lợi nhuận trước thuế đạt 3.428 tỷ đồng, tăng 20 so với cùng kỳ năm ngoái Lợi nhuận sauthuế, sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 2.233 tỷ đồng, tăng 16 so với cùng kỳ năm 2020 Vớitổng số cán bộ nhân viên của công ty hiện nay trên 30.600 người Đồng thời, FPT đang khôngngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới, hội nhập cùng xu thếcông nghệ chung của toàn cầu, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam trêntrường thế giới

Ngoài các thành tựu đạt được trong nước, FPT còn được thế giới biết đến với các thành tích như:

 Top 100 nhà cung cấp dịch vụ ủy thác (IAOP)

 Top 300 công ty Châu Á có hoạt động kinh doanh tốt nhất

 Top 130 công ty có môi trường làm việc tốt nhất khu vực Châu Á

 Giải Vàng và Bạc tại giải thưởng Stevie Awards 2020 khu vực Châu Á – TháiBình Dương

 akaBot, akaChain, Cloud MSP những sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được đưavào danh sách Gartner Pear Insights

 Đối tác kinh doanh phần mềm tăng trưởng tốt nhất của IBM

Ngoài ra, FPT còn rất nhiều giải thưởng tiêu biểu khác tại Việt Nam và trên thế giớikhác Điều đó đã củng cố thêm niềm tin và sự uy tín, chất lượng về các sản phẩm dịch vụ củaFPT mang tới cho khách hàng và đối tác của mình

3.1.1.4 Các dòng sản phẩm, và nhãn hiệu nổi tiếng của công ty

Sản phẩm dịch vụ chính của FPT bao gồm ba mảng chính:

 Công nghệ: gồm 3 mảng chính là Phát triển phần mềm, Tích hợp hệ thống và Dịch vụCNTT

Trang 18

Các sản phẩm nổi bật của FPT Software:

 Nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT AI

 Sản phẩm đầu thu truyền hình FPT Play Box

Ngoài ra, tập đoàn còn nghiên cứu và cho ra mắt nhiều sản phẩm về công nghệ - viễn thôngvới chất lượng cao, liên tục được cải tiến

3.1.1.5 Hệ thống phân phối của công ty

FPT hiện sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và đangkhông ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu, với hệ thống 48 văn phòng tại 26quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam, FPT là đối tác quan trọng cung cấp dịch vụ/giảipháp cho hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có trên 100 khách hàng thuộcdanh sách Fortune Global 500 Đồng thời là đối tác công nghệ cấp cao của các hãng công nghệhàng đầu như GE, Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web Services, SAP…

3.1.1.6 Phân tích năng lực quản trị của công ty

Với 6 tôn chỉ cốt lõi trong hoạt động của công ty: Tôn trọng, đổi mới, đồng đội, chícông, gương mẫu, sáng suốt Đây được xem bộ GEN tạo nên một FPT, là Tinh thần FPT, là sứcmạnh thúc đẩy lãnh đạo, CBNV của Tập đoàn không ngừng nỗ lực, sáng tạo vì lợi ích chungcủa cộng đồng, khách hàng, cổ đông và các bên liên quan khác

FPT đang từng bước phát triển bền vững với sự đóng góp to lớn của ban quản trị để đưa doanhnghiệp đi đúng hướng

Trang 19

16Việc định hướng đi đúng cho doanh nghiệp đã làm cho FPT trở thành một doanh nghiệp

số và đứng trong Top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi

số toàn diện Nổi bật nhất là việc chuyển đổi số trong đại dịch Covid-19, khi mà bối cảnh kinh

tế - xã hội toàn cầu đang đi xuống thì FPT nổi lên như một công ty tiên phong hàng đầu vềcông nghệ, sản xuất các sản phẩm phần mềm giúp kết nối và truyền dẫn các kênh trong sảnxuất kinh doanh

Các kế hoạch và hành động cụ thể của ban quản trị qua các năm đều tạo dấu ấn lớn khiluôn tạo ra được những thành tựu lớn, lợi nhuận tăng dần qua các năm 2019-2021 và từngbước mở rộng ra trường thế giới

Bằng sự nỗ lực và không ngừng cố gắng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra và làmảnh hưởng mạnh đến kinh tế thế giới, kết quả kinh doanh của Tập đoàn FPT trong năm 2020đạt 445,15 tỷ đồng tăng trưởng 13,23 so với năm 2019 và vượt 14,14 so với kế hoạch đặt ra.Lợi nhuận trước thuế đã được thực hiện năm 2020 đạt 250,25 tỷ VNĐ tăng 7,06 so với năm

2019 và vượt 13,75 so với kế hoạch đặt ra

Báo cáo tài chính của FPT tại thị trường nước ngoài cũng rất ấn tượng Tại thị trườngChâu Á – Thái Bình Dương (APAC) đạt 450 tỷ đồng, đóng góp 16 vào tổng doanh thu củacông ty Tại thị trường Mỹ tăng trưởng 28 , đạt doanh thu 675 tỷ đồng Cuối cùng, ở thị trườngNhật Bản và Châu Âu có mức tăng trưởng lần lượt đạt 19 và 17

Trong 6 tháng đầu năm 2021 đơn FPT đã ghi nhận doanh thu 16.228 tỷ đồng, lợi nhuậntrước thuế là 2.936 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,2 và 20,9 so với cùng kỳ năm ngoái

Nhờ vào nỗ lực của FPT trong việc triển khai các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực Lowcode, Cloud và Blockchain cho khách hàng quốc tế Doanh thu chuyển đổi số của FPT đạt2.116 tỷ đồng, tăng 19,3 so với 6 tháng đầu năm 2020

3.1.1.7 Lợi thế kinh tế của công ty

Công ty cổ phần FPT là một tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, tiên phong trong

xu hướng công nghệ mới, khẳng định vị thế Việt Nam trên toàn cầu

Với kinh nghiệm hơn 30 năm tiên phong chuyển đổi số và dẫn đầu về tư vấn, cung cấp, triểnkhai các dịch vụ, giải pháp công nghệ - viễn thông FPT đã đồng hành cùng khách hàng tại 26

Trang 20

17quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu hiện thực hóa chiến lược, mục tiêu phát triển kinhdoanh dựa trên công nghệ.

FPT sở hữu hơn 100 giải pháp phần mềm được cấp bản quyền trong các lĩnh vựcchuyên biệt, mạng lưới hạ tầng internet phủ rộng khắp tỉnh thành của cả nước FPT tham giavào lĩnh vực giáo dục đào tạo thông qua Trường Đại học FPT, Trường Đại học Trực tuyếnFUNiX - trường đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam Bên cạnh đó, Công ty đầu tư vàocác công ty liên kết trong lĩnh vực phân phối bán lẻ các sản phẩm công nghệ, chứng khoán vàquản lý quỹ đầu tư Trên lĩnh vực viễn thông, FPT năm trong TOP 3 nhà cung cấp dịch vụinternet hàng đầu Việt Nam FPT được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 12/2006

- Sở hữu vị thế vững mạnh đối với khách hàng, là các ngân hàng và định chế tài chínhlớn tại Việt Nam, FPT quyết tâm phát triển tập khách hàng doanh nghiệp trong danh sách 500doanh nghiệp lớn của Việt Nam Trong các năm tới, FPT tiếp tục nâng cao năng lực của nhân

sự trong các công nghệ, dịch vụ mới và liên tục chuyển đổi số nội bộ để gia tăng năng suất laođộng Qua đó, Tập đoàn tiếp tục gia tăng mức thu nhập của nhân sự lên mức cao hơn so với thịtrường để thu hút nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo biên lợi nhuận ở mức tốt

3.1.1.8 Chiến lược kinh doanh của công ty

FPT chú trọng vào lợi nhuận, năng suất và đổi mới hướng tới mục tiêu lớn dài hạn là trởthành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 Công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ,giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030

Về khía cạnh Kinh doanh, FPT tập trung vào cung cấp các nền tảng, giải pháp côngnghệ mới như RPA, Lowcode, AI, Blockchain… và các dịch vụ chuyển đổi, quản trị vận hành

hạ tầng CNTT điện toán đám mây, mở rộng nhóm các giải pháp Made by FPT hướng tới mộtnền tảng quản trị duy nhất tất cả trong một và có khả năng kết nối mở rộng với các giải pháp,dịch vụ của bên thứ 3 nhằm tối ưu vận hành

Về khía cạnh Công nghệ, FPT tập trung phát triển theo hai hướng là phát triển các nềntảng, công nghệ lõi và gia tăng trải nghiệm khách hàng, hiệu quả vận hành dựa trên công nghệ

3.1.1.9 Rủi ro kinh doanh của công ty

Trang 21

18Những rủi ro lớn mà FPT đang phải đối mặt hiện nay bao gồm:

[1]Nhóm rủi ro về chiến lược: rủi ro về chiến lược, tầm nhìn, rủi ro suy giảm năng lực cạnh tranh;

[2]Nhóm rủi ro hoạt động: rủi ro về công bố thông tin, rủi ro về nguồn nhân lực, rủi ro về danh tiếng/ thương hiệu, rủi ro bảo mật thông tin và rủi ro an ninh mạng

[3]Nhóm rủi ro tài chính: rủi ro tỷ giá, rủi ro kinh doanh thông thường;

[4]Nhóm rủi ro về luật định: rủi ro liên quan đến các chính sách

FPT hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong đó sự cạnh tranh lớn từ các tập đoàn côngnghệ trong nước và trên Thế giới Về mảng xuất khẩu phần mềm, mặc dù FPT Software gầnnhư không có đối thủ trong nước nhưng lại gặp phải cạnh tranh lớn đến từ các tập đoàn côngnghệ thuộc Ấn Độ - đất nước có hoạt động gia công phần mềm phát triển mạnh mẽ Về mảngviễn thông, FPT phải cạnh tranh thị phần với hai tập đoàn kinh tế nhà nước lớn là VNPT vàViettel Telecom

Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, đặc biệt ngành kỹ sư phần mềm Theo BộTT&TT, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân sự CNTT vào năm 2020, trong khi số nhân sự dựbáo thiếu hụt khoảng 500.000 người Việc thiếu hụt nhân sự chất lượng cao sẽ là rào cản lớncho khả năng tăng trưởng của FPT thời gian tới

3.1.2 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần FPT giai đoạn từ 2019-2021

3.1.2.1 Phân tích tổng quan tình hình của công ty qua các chỉ số tài chính

Dựa vào bảng cân đối kế toán được công bố qua các năm 2019, 2020 và 2021 của công

ty cổ phần FPT trên trang chủ của công ty https://fpt.com.vn/ Chúng ta có thể lập bảng cân đốigiai đoạn 2019-2021 để tiện so sánh và phân tích tình hình công ty qua giai đoạn này (báo cáo

và các số liệu được đính kèm ở phụ lục)

Xét về cơ cấu đầu tư tài sản, từ số liệu ở bảng 2 bên dưới cho thấy: FPT đầu tư chủ yếuvào tài sản ngắn hạn (trên 56.8 ) trong giai đoạn 2019-2021 Về giá trị, tài sản ngắn hạn tăngmạnh nhất vào năm 2020, 2021 (35 và 37.1 ) Tổng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn

Trang 22

192019-2021 tăng đáng kể Năm 2010 tổng tài sản tăng 25 so với năm 2019 , năm 2021 tổng tàisản của FPT tăng 29 so với năm 2020 chủ yếu do tăng tài sản ngắn hạn

Xét về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng trên 48.2 tổng nguồn vốn.Năm 2020 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 53.6 tổng nguồn vốn tăng hơn 5 so với năm 2019, năm

2021 tăng gần 2 so với 2020 Giai đoạn này, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng trên 39.9 tổngnguồn vốn của doanh nghiệp, năm 2019 và 2020 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lần lượt là 50.3 và44.6 tổng nguồn vốn Năm 2020 tỷ trọng của chỉ tiêu này trong nguồn vốn có giảm còn 39.9 do

nợ phải trả tăng cao nhưng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các doanhnghiệp khác trên thị trường Thực tế cho thấy, giá trị vốn chủ sở hữu vẫn tăng qua các năm, cụthể là năm 2020 tăng 11 so với năm 2019, năm 2021 tăng 15 so với năm 2020

a) Nhóm các chỉ số thanh toán – Liquidity Ratio

Doanh nghiệp cần phải duy trì được một lượng vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp cáckhoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh

Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn Đểđánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng các hệ số thanh toán để đánhgiá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Bảng 1: Nhóm các chỉ số thanh toán – Liquidity Ratio

Ngày đăng: 02/07/2023, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w