1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hội nông dân phường thượng thanh quận long biên thành phố hà nội

118 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Hoạt Động Của Hội Nông Dân Phường Thượng Thanh Quận Long Biên Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Tú Anh
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại bài luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 296,56 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1 Lời nói đầu (1)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (3)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (3)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (3)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (4)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài (4)
  • PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (5)
    • 2.1 Lý luận về bộ máy hành chính và các hoạt động của Hội nông dân (5)
      • 2.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, Đảng cộng sản Viêt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội nông dân (5)
      • 2.2.2. Khái niệm nông dân (9)
      • 2.2.3 Hội Nông dân Việt Nam (9)
      • 2.2.4 Hội Nông dân ở cơ sở (14)
      • 2.2.5 Nội dung nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân (30)
    • 2.2 Lý luận thực tiễn (35)
      • 2.2.1 Địa phương trong nước liên kết với tổ chức nước ngoài (35)
  • PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37 (37)
    • 3.1 Đặc điểm địa bàn Phường Thượng Thanh (37)
      • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (37)
      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội (38)
      • 3.1.3 Đánh giá chung (44)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (45)
      • 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin (45)
      • 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu (46)
    • 3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (47)
      • 3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Hội (47)
      • 3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ Hội (48)
  • PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (49)
    • 4.1 Thực trạng hoạt động của hội nông dân trên địa bàn phường Thượng Thanh (49)
      • 4.1.1 Thực trạng bộ máy quản lý của Hội Nông dân Phường Thượng Thanh (49)
      • 4.1.2 Thực trạng năng lực cán bộ Hội (54)
    • 4.2 Một số hoạt động chính của Hội Nông dân phường Thượng Thanh (64)
      • 4.2.1 Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng (64)
      • 4.2.2 Công tác giúp nông dân phát triển kinh tế - xã hội (71)
    • 4.3 Kết quả một số hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh (80)
      • 4.3.1 Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng (80)
      • 4.3.2 Công tác xây dựng tổ chức Hội (81)
      • 4.3.3 Các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội (82)
    • 4.4 Đánh giá một số kết quả hoạt động, công tác của Hội nông dân phường Thượng Thanh (88)
      • 4.4.1 Nội dung các hoạt động, công tác của Hội (88)
      • 4.4.2 Chỉ tiêu đánh giá (98)
      • 4.4.3 Đánh giá chung về kết quả hoạt động cho vay vốn và công tác kiểm (99)
    • 4.5 Một số giải pháp tăng cường hoạt động Hội Nông dân phường Thượng Thanh (102)
      • 4.5.1 Phương hướng (102)
      • 4.5.2 Giải pháp tăng cường kết quả công tác xây dựng tổ chức Hội (103)
      • 4.5.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội Nông dân phường (107)
    • V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (112)
      • 5.1 Kết luận (112)
      • 5.2 Kiến nghị (113)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

Đặc điểm địa bàn Phường Thượng Thanh

3.1.1 Điều kiện tự nhiên a, Vị trí địa lý

BẢN ĐỒ KHU ĐÔ THỊ MỚI THƯỢNG THANH

Phường Thượng Thanh có diện tích đất tự nhiên là 484,4ha Có địa hình phức tạp, chạy dài từ Cầu Đuống đến ga Gia Lâm.

Phía Bắc giáp sông Đuống.

Phía Đông giáp phường Đức Giang

Phía Nam giáp phường Ngọc Lâm

Phía Tây giáp phường Ngọc Thụy. b, Địa hình Địa hình phường thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp của sông Đuống là chủ yếu Địa hình tương đối bằng phẳng. c, Khí hậu

Phường Thượng Thanh thuộc vùng châu thổ sông Hồng nên khí hậu mang nét tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.

Và do tác động của biển, có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu ở đây là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng

3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông [13]

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội a Tình hình sử dụng đất

Theo điều tra thống kê của phòng địa chính phường năm 2012 thì tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 484,4 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 25,1% ( 121,6 ha) , đất thổ cư chiếm 35,5% ( 172 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 12,08% ( 58,5 ha), đất chưa sử dụng chiếm 3,1%(15ha), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 5ha chiếm 1,03%

* Tình hình sản xuất nông nghiệp, nông dân của Hội viên Hội Nông dân phường Thượng Thanh.

- Thực hiện chỉ đạo của Hội Nông dân Quận, Nghị quyết của Đảng bộ phường Thượng Thanh, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn quận giai đoạn 2010-2015 tiếp tục theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái gắn với thị trường, đa dạng hóa cây trồng như : sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản nhằm tăng giá trị thu nhập trên một diện tích đơn vị canh tác Hội đã phối hợp vận động chuyển đổi 3,8ha diện tích trồng lúa sấng trồng cây ăn quả, 1,5 ha đất bãi sàn trồng rau an toàn, đẩy mạnh phong trào nông dân giúp đỡ nhau sản xuất tăng giàu, giảm nghèo… thu nhập từ cây lúa giảm, ướn ttinhs thu nhập từ rau, cây ăn quả từ 120-180 triệu đồng/ha/năm, tăng hơn so với trồng lúa Nông dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ sâu bệnh

Bảng 2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2013 Đơn vị: Ha

Khu vực Tổng diện tích (ha)

Diện tích cây ăn quả

(Số liệu từ hội Nông dân phường) Qua bảng 4.3 ta thấy diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp của các cụm dân cư trong phường là khác nhau trong đó Thượng Cát cao nhất với 36,37 ha thấp nhất là khu Xóm Lò 8,32 ha Ở bảng trên ta cũng có thể thấy toàn phường hiện nay diện tích trồng lúa là thấp nhất nguyên nhân là do trồng lúa kém hiệu quả năng suất không cao, vất vả người dân không còn mặn mà với việc trồng lúa chỉ có một phần diện tích nhỏ ở Đức Hòa là bà con vẫn trồng lúa do ở đây đất màu mỡ, thủy lợi thuận tiện Hội Nông dân cùng phối hợp với Hội Khuyến nông phường đã chuyển hướng cho người dân từ trồng lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn

- Cùng với trồng trọt chăn nuôi gia súc gia cầm có bước phát triển đáng kể Riêng trâu bò để sử dụng làm sức kéo ngày càng giảm ( do cơ khí hóa khâu làm đất), năm 2011 có 255 con đến năm 2013 còn 160 con, chăn nuôi lợn nạc được thực hiện năm 2001, có hướng phát triển ở một số trang trại và hộ gia đình Nuôi thả có được thực hiện ở những khu vực trũng chi thuê thầu trên diện tích 30ha

- Do tác động của kinh tế thị trường, sản xuất thủ công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển với nhiều ngành như bóc đóm, ép gỗ có đầu tư trang bị máy móc, thuê nhân công lao động tại chỗ ở Thanh Am Các nghề mộc, nề, may, hàn, vận chuyển dịch vụ thương mại mở rộng ở khắp các khu phố Đến năm 2012 trên toàn địa bàn Thượng Thanh có trên 200 xe ô tô chở hàng và vận chuyển hành khách , 500 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, một số có điều kiện buôn bán trong các khu trung tâm thành phố 1047 hộ với 2173 lao động làm các ngành nghề ngoài sản xuất nông nghiệp.

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu chuyển dịch kinh tế phường Thượng Thanh trong 3 năm.

(phòng thống kê lưu trữ phường Thượng Thanh)

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất 3 năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

(Số liệu từ phòng lưu trữ phường Thượng Thanh)Qua biểu đồ 3.1 ta có thể thấy rõ cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo nghiệp chiếm 20,3% mang về 16.230 triệu đồng nhưng đến năm 2013 chỉ còn chiếm 15,1% tương đương 11.124 triệu đồng, là do đất sản xuất nông nghiệp của người dân bị thu hồi phục vụ quá trình đô thị hóa Thương mại dich vụ cũng tăng nhanh mức độ tăng trung bình hằng năm là 5,8% , Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp cũng tăng nhẹ trung bình 4,3% Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 18,93% b, Tình hình về nhân khẩu

Tổng số dân phường Thượng Thanh tính đến năm 2011 là 14.253 người Mật độ trung bình là 2.795 người/km 2 với tổng số 4.122 hộ gia đình.

Số người trong độ tuổi lao động là 6.500 người chiếm 45,6%, trước độ tuổi lao đông là 3.273 người chiếm 23%, sau độ tuổi lao động là 4.480 người chiếm 31,4% Tỷ lệ hộ nghèo là 2%, số hộ làm nông nghiệp là 27%. c, Tình hình cơ sở hạ tầng

Hàng năm, phường đã công khai quy hoạch sử dụng đất, dự kiến đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo với quy hoạch Đầu tư xây dựng, nâng cấp các hạng mục công trình đường rãnh tiêu thoát nước tại các cụm dân cư, xây dựng trụ sở các tổ dân phố, trạm y tế, trường học, nâng cấp hệ thống loa truyền thanh. Công tác quản lý đất đai được chỉ đạo sát sao, thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất hàng năm, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân đạt chỉ tiêu kế hoạch quận giao hàng năm.

Trật tự xây dựng đô thị đã có những chuyển biến tích cực, làm tốt công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm trong trật tự xây dựng, tỷ lệ xây dựng sai phép, không phép giảm dần qua từng năm.

Công tác giải phóng mặt bằng: triển khai thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, luôn đảm bảo sự công bằng về chính sách đề bù cho người dân.

Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị được quan tâm tạo dựng kết cấu hạ tầng đô thị của phường đẹp, hiện đại và đồng bộ Hệ thống chợ đường giao thông được mở mang Khu tái định cư, khu trung tâm văn hóa phường, các trường mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở theo tiêu chuẩn quốc gia được đầu tư hàng trăm tỷ đồng Trên 99% đường ngõ được bê tông hóa, hệ thống chiếu sáng được lắp đặt ở tất cả các khu dân cư 100% các hộ dân được dùng nước sạch d, Về văn hóa-xã hội

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Lý do chọn Phường Thượng Thanh.

+ Trước đây là một xã thuần nông nằm ở ngoại ô thành phố nhưng từ năm 2003 khi Đảng và Nhà nước có chủ trương chính sách quy hoach đô thị phát triển kinh tế theo hướng đô thị hóa thì phương hướng phát triển kinh tế có nhiều bước thay đổi tập trung theo hướng thương mại-dịch vụ- nông nghiệp sinh thái.

+ Hơn một nửa số hộ dân làm nồn nghiệp nay bị thu hồi đất, không còn tư liệu sản xuất đời sống trở nên khó khăn vì vậy cần có kế hoạch, phương án giúp hộ có việc làm ổn định cuộc sống

+ Đây là nơi tôi sinh ra và lớn lên, chính vì thế tôi muốn làm gì đó để giúp sức cho quê nhà.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin a, Thông tin thứ cấp

- Thông tin thứ cấp bao gồm : Các tài liệu thống kê hằng năm của địa phương về kinh tế văn hóa Cơ sở hạ tầng…, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, các Nghị định, nghị quyết văn kiện của Hội Nông dân TƯ và cấp cơ sở…

- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp sao chép để thu thập các thông tin trên tử Hội Nông dân phường, qua sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các dữ liệu được thu thập từ các cơ quan như UBND, Hội Nông dân phường, các phòng ban như địa chính, Thương binh và xã hội, thư viện nhà trường… b, Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp bao gồm: Những thông tin về thực trạng hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân Phường, kết quả và hiệu quả các hoạt động của Hội Nông dân Phường trong thời gian qua, ý kiến đánh giá của nông dân về : năng lực của cán bộ Hội, hiệu quả các hoạt động đã tổ chức, sự tham gia đóng góp các hoạt động của Hội của người dân, cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân.

- Các thông tin được thu thập băng phương pháp sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp cán bộ Hội Nông dân

+Lấy ý kiến của người dân địa phương

+ Hội thảo, thảo luận nhóm PRA

+ Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để mô tả những thông tin chung , cơ bản nhất về thực trạng hoạt động của Hội Nông dân Phường.

- Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân để có thể so sánh , đánh giá các kết quả của người dân, của nhà quả lý, chuyên gia với bản tự đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quan hiệu quả hoạt động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Hội

- Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng vận động cán bộ hội viên nông dân thực hiện nghiêm túc đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, Nghị quyết của Hội Nông dân cấp trên tới 100% hội viên.

- Triển khai tới 100% Chi hội, Tổ hội và hội viên thực hiện cuộc vận động 5 tiêu chuẩn người nông dân Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2012 - 2017 phất đấu trên 90% đạt tiêu chuẩn.

- Vận động 80-85% nông dân đăng ký SXKD giỏi các cấp phấn đấu 75- 80% đạt tiêu chuẩn hội viên, gia đình hội viên sản xuất kinh doanh giỏi. Đến năm 2017 có trên 50 % gia đình hội viên tham gia các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

- 100% gia đình hội viên đăng ký thực hiện Chương trình 07-CTr/QU của Quận ủy, Kế hoạch số 13-KH/ĐU của Đảng ủy về nếp sống văn minh đô thị nâng cao chất lượng Tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa gắn với cuộc vận động vì môi trường trong sạch và sức khỏe cộng đồng, Nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường sản phẩm an toàn.

- Tuyên truyền vận động nông dân là nòng cốt trong công tác chuyển đổi cây trồng ở các chi hội Tổ dân phố, phát triển mô hình kinh tế hộ sinh thái hoa, cây cảnh, khôi phục phát triển các nhóm trồng rau theo tiêu chuẩn an toàn.

- Phấn đấu 100% hội viên xây dựng quỹ thăm hỏi có số dư 50.000đ/1 hội viên, quỹ hỗ trợ nông dân có số dư 100 triệu.

- Phấn đấu 90% chi hội nông dân không có người sinh con thứ 3, không phát sinh người nghiện mới và các tệ nạn xã hội như mại dâm - HIV.

- Phát triển hội viên phấn đấu nhiệm kỳ 2012 - 2017, phát triển kết nạp

- Phấn đấu 90% chi hội đạt TSVM, 10% chi hội khá không có chi hội trung bình, Hội Nông dân phường đạt danh hiệu TSVM.

3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ Hội

- Trình độ chuyên môn: lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế, nông học…

- Trình độ tin học, ngoại ngữ, tỷ lệ cán bộ được đào tạo tin học văn phòng, ngoại ngữ…

- Kinh nghiệm công tác: số năm công tác trong hội.

- Tỷ lệ cán bộ được đào tạo phương pháp, nghiệp vụ.

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: tỷ lệ cán bộ được đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, tham gia xây dựng kế hoạch xây dựng Hội hàng năm.

- Kỹ năng thuyết trình: tỷ lệ cán bộ được đào tạo kỹ năng thuyết trình, cán bộ tự đánh giá khả năng thuyết trình, mức độ thường xuyên thuyết trình trước đám đông, mức độ tự tin khi thuyết trình.

- Kỹ năng tiếp cận và làm việc với các bên liên đới: Tỷ lệ cán bộ phối hợp với các bên liên đới như: UBND phường, xã, HTXNN, CLBKN, Hội Chữ thập đỏ Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh….

- Phẩm chất đạo đức: lối sống, tác phong làm việc, lòng yêu nghề, mức đọ bằng lòng với công việc, các nguyên nhân chưa bằng lòng…

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng hoạt động của hội nông dân trên địa bàn phường Thượng Thanh

4.1.1 Thực trạng bộ máy quản lý của Hội Nông dân Phường Thượng Thanh

Nông dân phường Thượng Thanh được thành lập năm 1955 với tên gọi Hội nông dân xã Thượng Thanh thuộc Hội Nông dân huyện Gia Lâm, từ năm

2003 sau khi thành lập Quận Long Biên xã Thường Thanh đổi thành phường Thượng Thanh

Ban chấp hành hội Nông dân phường Thượng Thanh gồm 15 ủy viên ban chấp hành Phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành tham gia các tiểu ban

- Tiểu ban tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật- kinh tế- xã hội : gồm 11 đồng chí

- Tiểu ban kiểm tra gồm 3 đồng chí

- Tiểu ban tổ chức gồm 3 đồng chí.

Toàn phường có 31 tổ dân phố chia làm 4 cụm dân cư là Thượng Cát, Gia Quất, Thanh Am, Đức Hòa- Xóm Lò, các cụm đều thành lập chi hội nông dân có 1 Chi hội trưởng và 2 chi hội phó. a, Ban chấp hành

Ban chấp hành Hội Nông dân phường Thượng Thanh do Đại hội đại biểu Nông dân phường bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành hoạt đông dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự chỉ đạo của Hội Nông dân quận Long Biên.

- Nhiệm vụ của Ban Chấp hành:

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ phường, nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp và nghị quyết ĐH Nông dân phường.

+ Chỉ đạo hướng dẫn các chi hội thực hiện các chủ trương nhiệm vụ công tác của cấp ủy địa phương và của Hội cấp trên

+ Kiểm tra giám sát và đề xuất với Đảng, chính quyền và các ngành những vấn đề liên quan đến quyền lợi, đời sống của nông dân

+ Hướng dẫn nông dân tiếp thu các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, chấp hành pháp luật của nhà nước, chăm lo quyền lợi chính đáng của hội viên.

+ Tăng cường củng cố kiện toàn tổ chức hội, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội, đáp ứng yêu cầu trong tình mới của địa phương

+ Chuẩn bị nội dung chương trình và Nghị quyết triệu tập, tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân phường các kỳ ĐH tiếp theo. b, Ban Thường vụ

- Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo các nhiệm vụ của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội và chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Điều hành các công việc hành ngày của hội theo chương trình công tác và sự chỉ đạo trực tiếp cảu Đảng ủy.

- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động công tác của chi hội đến cấp phường.

- Chuẩn bị các nội dung kì họp BCH và quyết định triệu tập BCH thường kỳ hoặc bất thường khi cần thiết.

- Quyết định phân công nhiệm vụ các đồng chí ủy viên BCH thực hiện các cương trình công tác của Hội

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch , tổ chức triển khai đến các chi hội thực hiện chương trình công tác Hội, đề xuất với cấp ủy, phối hợp vói các ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của hội viên

- Theo dõi thi đua, vận động khen thưởng các chi hội, báo cáo kết quả công tác thường xuyên , định kỳ với Hội cấp trên và Đảng ủy phường. c, Các tiểu ban

- Chỉ đạo hướng dân kiểm tra, đông đốc các hoạt động của hội tư phường đến các chi hội theo chương trình công tác của tiểu ban đã được phân công.

Nhiệm vụ của các đồng chí ủy viên do đồng chí trưởng tiểu ban phân công chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về những nhiệm vụ được giao.

4.1.1.2 Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các cơ quan, bộ phận khác trong phường. a, Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội:

Hội Nông dân phường Thượng Thanh với 3 tổ chức chức chính trị - xã hội là : Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc… của phường đã phối hợp với nhau tổ chức nhiều hoạt động đến các hội viên nông dân Đặc biệt trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, các buổi tập huấn kiến thức về làm ăn kinh tế trong thời kì mới đã tổ chức được nhiều buổi với sự tham gia đầy đủ của người dân là hội viên của hội viên hội nông dân. Nhiều hội viên đã trở thành tấm gương điểm hình trong sản xuất kinh doanh và là những tuyên truyền viên đắc lực Ngoài ra Hội Nông dân phường còn phối hợp với các đoàn thể để tổ chức các hội thi Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hội thi nhà nông đua tài đã có tác động lớn đến đời sống tinh thần cũng như vất chất cho hội viên hội nông dân.

Tuy nhiên vẫn còn một số những điểm khó khăn sau:

- Thiếu địa điểm tổ chức, Cán bộ hội rất lúng túng khi tìm địa điểm thực hiên cho hội viên.

- Điều kiện làm việc còn kém, bàn ghế đã sử dụng lâu năm có dấu hiệu mối mọt, trang thiết bị chiếu sáng, quạt mát không được đầy đủ, các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn chưa được hỗ trợ giảng viên còn phải nói chay nhiều.

- Hội viên được phát giấy mời họp đầy đủ song họ chỉ chọn các buổi tập huấn mà họ cho là cần thiết với các buổi chỉ để tuyên truyền cho nghị quyết, hiến pháp mới của Đảng họ rất ít quan tâm Theo kết quả điều tra 93 người là hội viên nông dân đã từng tham gia thì có 15 người đến nghe các buổi tuyên truyền về chính trị- tư tưởng chiếm 16,1%, có 73 người sẽ đến nghe các buổi về pháp luật chiếm 78,2% b, Sự phối hợp với các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp khác

Một số các cơ quan khác như Chi cục bảo vệ thực vật Thành phố, Chi cục thú y, cục chăn nuôi… cũng đến để phối hợp cùng Hội triển khai một số nội dung như hướng dẫn hội viên trồng rau sạch hay gặp mặt bàn hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi như hiện nay Được hội viên ủng hộ rất nhiệt tình đi, đi đầy đủ không bỏ sót buổi nào.

Tuy nhiên sau khi đi nghe tập huấn rất ít người dân được hướng dẫn kĩ càng về công việc mình làm, khi có khó khăn, thắc mắc hội viên không biết hỏi ai nên thường bỏ giuẫ chừng hoặc không mặn mà với các công việc như hội đã tuyên truyên mà vẫn giữ nguyên các việc làm cũ của mình.

4.1.1.3 Sự tham gia của hội viên nông dân trong các phong trào.

Bảng 4.2 Tình hình tham gia các hoạt động của Hội viên Nông dân năm 2013

Thanh Am- Xóm Lò ( 453) Đức Hòa (111)

Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ

Tuyên truyền tư tưởng đường lối, CS Đăng

Tập huấn sản xuất trông trọt chăn nuôi

Tư vấn, chăm sóc sức khỏe

Tham quan kết hợp học tập

Xay dựn nếp sông văn minh gia đình văn hóa

220 100% 246 100% 453 100% 111 100% Đăng kí hộ sản xuất kinh doanh giỏi

(Theo số liệu thống kê của hội nông dân phường)

Nhận xét: Qua bảng 4.2 Ta thấy được người dân ở 4 cụm dân cư nhìn chung rất chịu khó tham gia các hoạt động của hội nông dân song với một số hoạt động hội viên rất ít tham gia như hoạt động tuyên truyền tư tưởng của Đảng chỉ chiếm từ 35% đến 50% nguyên nhân do khi đến dự các buổi này người dân cảm thấy mết mỏi do phả nghe thuyế trình quá nhiều, hội viên chỉ đến tham gia các buổi mà họ cho thấy là cần thiết với họ như các buổi tiếp xúc cử tri, hội nghị sửa đổi hiến pháp….

- Ngoài ra hội viên rất quan tâm và tới tham gia dự các buổi tập huấn về trồng trot chăn nuôi, hay hội thảo xác định hướng đi mới cho hội viên nông dân trong thời kì hiện nay, các buổi tư vấn về chăm sóc sức khỏe.

- Có tới 100% hội viên đồng ý tham gia xay dựng gia đình văn hóa, gia đình không sinh con thứ 3, không tệ nạn xã hội…

- Tỉ lệ hội viên tham gia chương trình sản xuất kinh doanh giỏi còn thấp.

4.1.2 Thực trạng năng lực cán bộ Hội

4.1.2.1 Đặc điểm cán bộ Hội Nông dân phường Thượng

Một số hoạt động chính của Hội Nông dân phường Thượng Thanh

4.2.1 Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng

4.2.1.1 Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền ở cơ sở làm nhiệm vụ phổ biến, giải thích cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; về các chủ trương công tác của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhiệm vụ của Hội để hội viên, nông dân hiểu đúng và tự giác thực hiện có hiệu quả Đồng thời,công tác tuyên truyền cần phổ biến, giải thích để nông dân hiểu rõ về tổ chức hội tự nguyện xin vào Hội: tự giác tham gia sinh hoạt và thực hiện các chương trình công tác của Hội.

4.2.1.2 Tuyên truyền, cổ vũ hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Công tác tuyên truyền ở hội đã tổ chức phổ biến các chương trình, kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, của hội các cấp; phát động phong trào nông dân thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; vận động hội viên, nông dân định canh, định cư, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, bảo vệ môi trường sinh thái như trồng rừng, không chặt phá rừng, giữ vệ sinh chung, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng trường học, trạm xá, điện, đường giao thông, Cán bộ cơ sở hội đã phổ biến, giải thích cho hội viên, nông dân hiểu rõ ý nghĩa những việc họ phải làm và tạo điều kiện cho họ tham gia bàn bạc, kiểm tra, giám sát Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Hội Đặc biệt, cán bộ hội phải là gương mẫu tự giác thực hiện và cổ vũ, động viên mọi người cùng thực hiện.

4.2.1.3 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ dân trí khoa học kỹ thuật, công nghệ và kiến thức quản lý kinh tế cho hội viên, nông dân

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, việc nâng cao dân trí, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến đã trở thành một nhu cầu tất yếu, cấp bách Do vậy, tùy theo điều kiện của mỗi vùng miền, mỗi địa phương cần tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tiếp thu tri thức mới về công nghệ sinh học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi về công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ sao cho phù hợp, có hiệu quả Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, trước hết cơ sở hội cần quan tâm tổ chức học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ, hội viên, nông dân ở cơ sở mình Trước mắt, cơ sở hội cần tập trung tham gia tích cực vào việc xóa mù chữ và chống cái mù chữ cho hội viên nông dân Tích cực vận động hội viên, nông dân cho con em đến trường, không được để trẻ em thất học mù chữ.

4.2.1.4 Tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam

Giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân là một nội dung rất quan trọng trong công tác tuyên truyền của Hội Nông dân Việt Nam Giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, nông dân mỗi vùng, miền, mỗi dân tộc nói riêng đều có truyền thống cách mạng vô cùng quý báu Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng kiên cường, lòng tự tôn, ý chí tự cường dân tộc; là đức tính cần cù lao động, tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Cán bộ hội đã tuyên truyền cho hội viên, nông dân hiểu rõ và đầy đủ những truyền thống tốt đẹp đó để họ giữ gìn, phát huy Đồng thời, cần khơi dậy cho cán bộ,hội viên nông dân lòng biết ơn cách mạng Đặc biệt là lòng biết ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ, các thương, bệnh binh, các gia đình có công với cách mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay Công tác tuyên truyền của Hội cần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết,nhân ái và đạo đức lối sống lành mạnh cho hội viên, nông dân; đấu tranh chống những biểu hiện trái đạo đức, lối sống xấu xa, lạc hậu, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan góp phần tích cực vào việc xây dựng người nông dân có văn hóa phát triển toàn diện, hài hòa, có trí tuệ, tâm hồn cao thượng, trong sáng, có thể lực và bản lĩnh vững vàng; góp phần tích cực vào xây dựng thôn, ấp, bản, làng văn hóa.

4.2.1.5 Tuyên truyền cho hội viên, nông dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, nhất là ra sức lôi kéo kích động đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có đạo theo chúng để chống phá cách mạng Một mặt, chúng xuyên tạc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Mặt khác, chúng tiến hành bôi nhọ, nói xấu chế độ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm cho hội viên, nông dân giảm lòng tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, cán bộ cơ sở hội phải nắm chắc tình hình hoạt động của kẻ xấu, kịp thời tuyên truyền giải thích cho hội viên nông dân hiểu rõ để họ không nghe, không tin, không theo và đấu tranh chống lại chúng.

 Các hình thức tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền

 Các hình thức tuyên truyền:

Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền mà phương thức chủ yếu được tiến hành thông qua sự giao tiếp bằng lời nói trực tiếp giữa người nói (nhà tuyên truyền) với người nghe (đối tượng tuyên truyền) mà không có sự ngăn cách nào, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố và xây dựng niềm tin, cổ vũ mọi người suy nghĩ và hành động theo những yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra.

Như vậy, thực chất của tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền trực tiếp bằng lời nói để thuyết phục người nghe nhằm nâng cao nhận thức,củng cố niềm tin và tổ chức họ hành động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương công tácHội, hình thức này thường được sử dụng trong các bài giảng, báo cáo, bài thuyết trình, trong các buổi kể chuyện, nói chuyện thời sự, qua các buổi trao đổi, tọa đàm, tranh luận, hỏi đáp Khi sử dụng hình thức này, cán bộ hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ trực tiếp nói với hội viên, nông dân trong các lớp học hội nghị; trực tiếp tiếp xúc, trao đổi, thảo luận với các hội viên, nông dân trong sinh hoạt chi hội, tổ hội hoặc đến nói chuyện trao dối với từng gia đình từng người, qua đó, cán bộ hội trực tiếp nghe hội viên, nông dân trao đổi lại Vì thế, hình thức tuyên truyền này có tính chất dân chủ nhất, dễ thực hiện nhất và cũng là hình thức tuyên truyền rẻ nhất, hiệu quả nhất.

- Tuyên truyền thông qua sinh hoá chi hội, tổ hội, qua các câu lạc bộ Hình thức tuyên truyền này được tiến hành theo sinh hoạt định kỳ hoặc theo sinh hoạt chuyên đề, đột xuất Thông qua hình thức tuyên truyền này đồng thời kết hợp với hình thức tuyên truyền miệng, công tác tuyên truyền của Hội đã đến trực tiếp được cán bộ, hội viên, nông dân, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nói chung, của công tác tuyên truyền nói riêng.

- Tuyên truyền thông qua sử dụng hệ thống thông tin đại chúng

Hình thức tuyên truyền này được thực hiện qua hệ thống truyền thông của Đảng, Nhà nước như báo, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và của địa phương; qua báo, tạp chí, thông tin công tác hội của Hội, qua hệ thống loa đài truyền thanh công cộng, v.v Đây là một trong những hình thức tuyên truyền có tính định hướng rất cao, nhất là qua các bài báo, phóng sự, chuyên đề, v.v có chất lượng về các gương điển hình, về các cơ sở địa phương hoạt động tối v.v nên nó có ảnh hưởng sâu rộng dễ tác động đến cán bộ, hội viên, nông dân, có tác dụng khích lệ họ học tập, làm theo.

- Tuyên truyền thông qua hoạt động thư viện, sách báo, tranh ảnh, nhà văn hóa, câu lạc bộ, v.v ; cực hình thức trực quan như khẩu hiệu,panô, áp phích, tờ rơi, v.v

Khi sử dụng hình thức tuyên truyền này, các cán bộ tuyên truyền cần chú ý lựa chọn các biểu tượng, hình tượng, hình ảnh, biểu trưng, v.v có tính cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân Khi đó công tác tuyên truyền sẽ lôi cuốn được đông đảo quần chúng và sẽ đạt hiệu quả cao.

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống Đây là một hình thức tuyên truyền có bề rộng, dễ áp dụng nên cán bộ cơ sở Hội cần triệt để vận dụng hình thức tuyên truyền này, vì nếu được chuẩn bị kỹ, tiến hành thận trọng, khoa học thì hình thức này rất dễ tạo không khí hồ hởi, phấn khởi trong quần chúng tham gia, qua đó công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả cao.

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động tham quan thực tế, báo cáo điển hình, học tập gương người tốt, việc tốt

Hình thức tuyên truyền này sử dụng triệt để phương pháp nêu gương như:

Tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân đi tham quan, học tập những điển hình, mô hình tốt để họ học tập, làm theo Qua đó hướng dẫn, khuyến khích động viên cán bộ, hội viên, nông dân học tập, làm theo gương điển hình, mô hình tiên tiến, đồng thời, hình thức tuyên truyền này còn góp phần thúc đẩy phong trào thi đua hội phát triển Do vậy, trong quá trình công tác, cơ sở hội và Hội cấp trên cần sớm phát hiện, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, những nhân tố mới để tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân.

 Các phương pháp thường được sử dụng trong công tác tuyên truyền:Công tác tuyên truyền của Hội Nông dân thường sử dụng ba phương pháp cơ bản sau đây:

Kết quả một số hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh

4.3.1 Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng

- Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Hội là xác định công tác tuyên truyền giáo dục cính trị tư tưởng cho hội viên nông dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng,nhà nước Hội Nông dân phường phối hợp với chính quyền và các ngành đoàn thể tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền mừng Đảng , mừng xuân, kỷ niệm ngày thành lập Đảng( 3/2), ngày giải phóng miền Nam ( 30/4), quốc tế lao động (1/5) Và đặc biệt là Đại hội Đại biểu Nông dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2008-2013 Vận động gia đình hội viên nông dân treo cờ Tổ quốc trong dịp tết, tích cực tham gia làm tốt các công tác môi trường Tuyên truyền vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , cuộc vận động xây dựng “ Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa” , thực hiện đường lối mới, gia đình lành mạnh: đám tang không để quá 36 giờ, đám cưới trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm thực hiện tốt chính sách giải phóng mặt bằng, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

- Hội Nông dân phường đã tổ chức thực hiện được tốt việc tuyên truyền giáo dục về tư tưởng, pháp luật, truyền thống cách mạng gắn với các sự kiện lớn của đất nước, thủ đô Hội đã phối hợp với UBND phường tổ chức 8 buổi tuyên truyền cho 1256 lượt hội viên, cụ thể: 02 buổi tuyên truyền, lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 1992; 01 buổi tuyên truyền luật bảo hiểm y tế; 01 buổi tuyên truyền về an toàn thực phẩm; 01 buổi tuyên truyền Luật nuôi con nuôi; 01 buổi tuyên truyền luật BHXH.

- Phối hợp với UBND, UBMTTQ thực hiện tốt công tác GPMB, đường

5 kéo dài, các ô quy hoạch hai bên đường, thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; 5 tiêu chuẩn người nông dân HàNội văn minh thanh lịch, cuộc vận động “ vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán các sản phẩm nông nghiệp an toàn”.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về ý thức cách mạng, truyền thống tôt đẹp của dân tộc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước, quy định của địa phương

4.3.2 Công tác xây dựng tổ chức Hội

Ngay từ đầu năm 2013 hội nông dân phường đã triển khai và gửi đến từng chi hội chương trình công tác năm với các nôi dung cụ thể phù hợp và sát với tình hình thực tế địa phương Trong 3 năm toàn phường đã phát triển được 25 hội viên mới Đồng chí chủ tịch Hội đi tập huấn nghiệp vụ do Hội nông dân thành phố tổ chức, 29 cán bộ hôi được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn công tác Hội, công tác vận động nhân dân và tổ chức các phong trào thi đua trong nông dân.

- Công tác tổ chức xây dựng hội được quan tâm chỉ đạo gắn với việc triển khai nhiệm vụ công tác Hội và chương trình thi đua, với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng các hoạt động về chi hội Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh phát triển hội viên, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút hội viên nông dân vào hội Nâng cao trách nhiệm của đội nguc cán bộ, tăng cường kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội tại các cho Hội.

- Trong năm, đã cử 40 cán bộ hội dự tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, đ/c Chủ tịch và Phó Chủ tịch đi tập huân nghiệp vụ do Hội Nông dân Thành Phố tổ chức đẩm bảo yêu cầu đào tạo quận hội đã giao, phát triển thêm 01 CLB trồng cây ăn quả, kết nạp thêm mới 18 hội viên, một số chi hội kết nạp được nhiều hội viên như ch hội 23: 04 hội viên; chi hội 12, 20: 03 hội viên … tính đến 30/10/2013, toàn phường có 1030 hội viên, thực hện tốt công tác xây dựng quỹ hội, đến đến nay 26/26 chi hội đều có quỹ, tổng số quỹ tại chi hội là 73.020.000đ chi hội cao nhất là chi hội 21 có 5.000.000đ

Kết quả phân laoij năm 2013: tổng số chi hội dự phân loại: 26

Số chi hội vững mạnh: 26/26 chi hội ( 0%)

4.3.3 Các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội

4.3.3.1 Về sản xuất nông nghiệp

- Ngay từ đầu năm 21 chi hội có sản xuất nông nghiệp đã tập trung vận đông hội viên tích cực chăm sóc, phòng chống rát cho mạ, chuản bị đầy đủ điều kiện phân bón, vật tư các loại, gieo cấy hết diện tích theo kế hoạch kịp thời vụ, tích cực chăm sóc các loại cây trồng Đầu năm 2011 do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm kéo dài nhiều lạo cây trồng, vật nuôi bị chết rét Hội Nông dân và Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp đã kịp thời tìm các loại giống để xã viên gieo trồng lại không để ruộng hoang, kết quả năng suất lúa vụ chiêm xuân đạt 45,15 tạ/ha) Trong trận mưa lịch sử tháng 8/2013, Ban Thường vụ Hội Nông dân phương tham gia đoàn cứu trợ các tổ dân phố bị ngập ứng lập danh sách thiệt hại về nông nghiệp để các cấp chính quyền có kế hoạch hỗ trợ.

- Trong báo cáo thi đua lao đông ssanr xuất kinh doanh giỏi đẫ xuất hiện nhiều cá nhân điển hình xuất sắc như: anh Ngô Xuân Vỹ ( chi hội 26), anh Đỗ Quang Ninh ( chi hội 23), chị Phạm Thị Hậu ( chị hội 5), chị Trần Thị Thắm ( chi hội 20) và rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt ở các chi hội. Năm 2011 đã có 721 hộ nông dân đăng kí sản xuất kinh doanh giỏi, qua đánh giá có 480 hộ đạt, năm 2012 có 735 hộ đăng kí, số hộ đạt là 483, năm 2013 đã có 748 hộ đăng kí , số hộ đạt là 510 hộ đạt

- Về việc thực hiện chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp: hiện nayHội nông dân đang thực hiện mô hình trồng rau sạch 3,2 ha ( đầu tư cơ sở hạ tầng trên 700 triệu) và mô hình trồng đu đủ Đài Loan 0,2ha bước đầu đã có kết quả.

4.3.3.2 Chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình kinh tế tập thể.

- Hội Nông dân phối hợp với phòng Kinh tế quận Long Biên, trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông tổ chức 8 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật đua giống mới có năng suất cao vào thâm canh cho trên 600 lượt người Đặc biệt mỗi năm đều mở 2 lớp IPM quản lí dịch hại tổng hợp rau an toàn tại Ủy Ban nhân dân phường cho 146 hội viên nông dân, cuối khóa có cấp giấy chứng nhận của Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội.

- Ngay từ đầu hội đã đăng kí mô hình trồng rau an toàn với Hội Nông dân quận Long Biên là mô hình kinh tế tập thể có hiêu quả Đến nay, có 100% tổ viên CLB trồng rau an toàn đã xâu dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình có thu nhập cao điể hình là gia đình anh Nguyễn Văn Bát Gia đình chị Trần Thị Thắm, gia điình chị Nguyễn Thị Thanh, gia đình anh Nguyễn Văn Quý. Với tinh thần hiệt huyết, say mê với nông nghiệp, năm 2013 không còn ai trong CLB thuộc hộ nghèo; thu hập bình quân của hội viên từ 2-3 triệu đồng/ tháng.

- Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hội viên nông dân: năm

2013 hội đã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng, Hội LHPN phường tỏ chức 01 lớp cắm tỉa hoa nghệ thuật cho 30 hội viên và con em hội viên tham gia, tư vấn và giới thiệu việc làm cho 32 lao động…

4.3.3.3 Phong trào thi đua sản xuất giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu hộ tăng giàu giảm hộ nghèo, thực hiện chương trình văn hóa xã hội- an ninnh quốc phòng

- Việc triển khai phong trào nông dân SXKD giỏi:

Ngay từ đầu năm Hội Nông dân phường đã triển khai kế hoạch đến các cho hội sau khi nhận được công văn số 11/CV-HNDQ ngày 16/9/2013, Hội Nông dân phường đã triển khai bình xét các chi hội Kết quả:

- Số hộ đạt SXKD giỏi cấp Trung ương : 01 hộ

- Số hộ đạt SXKD giỏi cấp thành phố : 33 hộ

- Số hộ đạt SXKD giỏi cấp Quận : 138 hộ

- Số hộ đạt SXKD giỏi cấp phường : 259 hộ

Đánh giá một số kết quả hoạt động, công tác của Hội nông dân phường Thượng Thanh

4.4.1 Nội dung các hoạt động, công tác của Hội

4.4.1.1 Nội dung hoạt động cho vay vốn hoạt động cho vay vốn

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Ngay sau khi thành lập, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách đã ký với 04 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các Văn bản Liên tịch, Văn bản thỏa thuận về “Thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”- điều kiện để thực hiện uỷ thác cho vay.

4.4.1.1.2 Điều kiện để cho vay ủy thác

- Phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn;

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy ước hoạt động của tổ.

* Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn:

- Được ký với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện “Hợp đồng uỷ nhiệm đối với tổ tiết kiệm và vay vốn”.

- Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn theo đúng Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tổ phải tuân theo sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội và tuân thủ nguyên tắc công khai dân chủ, công bằng.

* Đối với các tổ chức Hội:

- Tổ chức Hội có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội, được ký các văn bản có liên quan, cụ thể:

+ Tổ chức Hội cấp tỉnh, huyện: Ký với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện Văn bản Liên tịch, Văn bản thỏa thuận về thực hiện uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Tổ chức Hội cấp xã ký “Hợp đồng uỷ thác” với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện về nội dung uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Tổ chức Hội có khả năng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

- Có cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, được tập huấn nghiệp vụ để thực hiện các nội dung công việc được ủy thác.

4.4.1.1.3 Các chương trình cho vay ủy thác qua tổ chức hội

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang ủy thác cho vay các chương trình tín dụng sau:

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ -TTg

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh, định cư

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

- Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/Q2007/QĐ -TTg

- Cho vay giải quyết việc làm (Đối với các dự án Hộ gia đình)

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Đối với mức cho vay đến 30 triệu đồng)

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Cho vay trả chậm nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

(Đối với các thương nhân là cá nhân vay vốn với mức cho vay đến 100 triệu đồng)

4.4.1.1.4 Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm và hoa hồng cho tổ hội a) Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm

- Ngân hàng thực hiện chi trả lãi theo định kỳ vào các ngày 30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi tổ tất toán tiền gửi tiết kiệm theo phương thức nhập lãi vào gốc trên sổ tiết kiệm của tổ Số tiền lãi được làm tròn đến 1.000 đồng, từ 500 đồng trở lên được làm tròn lên 1.000 đồng, dưới 500 đồng không tính lãi

- Thời gian tính lãi: Kể từ ngày tổ trưởng nộp tiền vào Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Phương pháp tính lãi: theo tích số hàng tháng.

Vào kỳ giao dịch trong tháng 1 và 7 hàng năm, khi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đến giao dịch, ngân hàng căn cứ số tiền nhập lãi ghi trên thẻ lưu (tại ngân hàng) để ghi số tiền lãi nhập gốc vào sổ tiết kiệm của tổ, đồng thời gửi cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn bảng kê tính lãi nhập gốc định kỳ (mẫu số 02TK đính kèm) để tổ trưởng làm căn cứ nhập lãi vào phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên. b) Chi trả hoa hồng ủy nhiệm thu tiết kiệm cho tổ tiết kiệm và vay vốn

- Ngân hàng thực hiện chi trả hoa hồng cho các tổ tiết kiệm và vay vốn được ngân hàng ủy nhiệm thu tiết kiệm của tổ viên theo mức phí 0,1%/tháng tính trên tích số số dư hàng tháng tiền gửi tiết kiệm của tổ

- Định kỳ trả hoa hồng thu tiết kiệm: ngân hàng thực hiện chi trả hoa hồng cho ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn theo định kỳ vào các ngày

30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi tổ tất toán tiền gửi tiết kiệm.

4.4.1.1.5 Quyền lợi của tổ chức Hội trong hoạt động tín dụng Được hưởng mức phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả theo quy định hiện hành, công thức tính như sau:

Mức phí uỷ thác Lãi suất cho vay x

Số tiền lãi thực thu x

Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ

- Mức phí dịch vụ ủy thác: Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức Hội (04 cấp) là 0,045% tính trên dư nợ có thu được lãi (mức phí này không cố định, được thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp Coi số phí này là 100%, được phân bổ cho các cấp Hội như sau: cấp TW: 3%, cấp tỉnh: 5%, cấp huyện 8% và cấp xã 84%.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất trong hạn ghi trên sổ khi cho vay.

- Số tiền lãi thực thu: số tiền lãi do người vay hoặc do tổ tiết kiệm và vay vốn nộp vào ngân hàng.

- Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ, được quy định như sau:

Trường hợp 1: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn đến

5% thì tổ chức Hội được hưởng 100% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 2: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 5% đến 7% thì tổ chức Hội được hưởng 80% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 3: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 7% đến 10% thì tổ chức Hội được hưởng 50% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 4: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn trên 10% thì tổ chức Hội không được hưởng phí dịch vụ uỷ thác.

Riêng số dư nợ nhận bàn giao từ các chương trình tín dụng chính sách được thực hiện bằng mức phí hiện hành (không tính đến nợ quá hạn.

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn

(mẫu số 01/TD), gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2: Tổ chức Hội chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu số 03/TD trình uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại phường

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng (Hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD đã được UBND xác nhận)

Một số giải pháp tăng cường hoạt động Hội Nông dân phường Thượng Thanh

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương hướng hoạt động nhằm năng cao chất lượng công tác Hội và phong trào nông dân, hướng hoạt động xuống chi hội, tập trung xây dựng chi hội vững mạnh toàn diện, thực sự là nòng cốt trong phong trào nông dân Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục,

Hoạt động Hội Nông dân chưa hiệu quả

Hạn chế về thể chế

( xác định luật lệ, cơ cấu tổ chức…) Điều kiện làm việc ( Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng xuống cấp )

Chính sách quản lí nhân lực chưa phù hợp

Năng lực chuyên môn, kĩ năng của cán bộ hội còn yếu

Cán bộ còn thiếu kinh ngiệm.

Phương pháp kĩ năng làm việc chưa phù hợp

Vẫn còn quan liêu trong tác phong, thủ tục làm việc rườm rà, không linh hoạt

Suy nghĩ bản thân, lựa chọn cá nhân của hội viên cơ sở hội trước hết là đổi mới các chỉ đạo của cán bộ hội, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước Lắng nghe ý kiến của người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân.

4.5.2 Giải pháp tăng cường kết quả công tác xây dựng tổ chức Hội

4.5.2.1 Giải pháp tăng cường kết quả công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng

+ Tiếp tục đổi mới việc tổ chức quán triệt, học tập, truyên truyền vận động nghị quyết của cấp bộ Đảng, các chính sách pháp luật nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách GBMB,…có liên quan cho cán bộ, hội viên nông dân tăng cường thông tin cho cán bộ, hội viên nông dân về chính sách, pháp luật, khao học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để nâng cao ý thức và kiến thức tàn diện

+ Thực hiện tốt công tác tập huấn khoa học kỹ thuật và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

+ Đẩy mạnh thực hiện phong trào VHVN-TDTT, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do các cấp phát động.

4.5.2.2 Giải pháp tăng cường kêt quả công tác xây dựng Hội

+ Tiếp tục tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, trọng tâm đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng thiết thực hiệu quả hướng mạn về chi hội, đổi mới phong các lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức triển khai thực hiện

+ Đẩy mạnh phát triển hội viên theo hướng đa dạng hóa với điều kiện đô thị hóa

+ Xây dựng quỹ Hội và thu nộp hội phí đầy đủ

+ Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện điều lệ hội, chương trình kế hoạch công tác kiểm tra tại chi hội

+ Tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng và chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng tổ dân phố văn hóa Thực hiện tốt chủ trương của Đảng ủy, pháp luật nhà nước , quy định của địa phương Chủ động tham mưu với Đảng ủy, UBND về các chủ trương chính sách liên quan đến nông dân

- Tổ chức phong trào thi đua trong nông dân

+ Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, cuộc vận động, phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, thủ đô

+ Phát động các phong trao tương thân tương ái, phaan công giúp đỡ các hộ nghèo, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa “ lá lành đùm lá rách” và chính sách hậu phương quân đội.

+ Tiếp tục sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng trong việc thực hiện tốt công tác hội và các phong trào nông dân.

4.5.2.3 Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động của hội nông dân phường.

- Tăng cường việc tiếp xúc với người dân bằng việc đến nhà thăm hỏi tình hình sản xuất, đời sống từ đó đưa ra biết được hoàn cảnh của từng hội viên và đưa ra công tác vận động tham gia các hoạt động của hội hợp lý nhất,

- Khuyến khích từng hội viên nên tham gia các hoạt động của hội điều này sẽ mang đến cho họ những lợi ích gì họ có thể nói, thể hiện những suy nghĩ nguyện vọng của họ ở đây.

- Ngoài ra, Hội nên thiết kế a một cuốn tạp chí, hoặc bản tin như cuốn sổ để hội viên có thể đọc nếu hộ không thể tham gia các hoạt động của hội mà vẫn có thể nắm rõ được các hoạt động của hội.

- Nên có các hội thi dành cho hội viên đây là nơi họ có thể vui chơi cũng như xó thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau, kiến hộ có hứng kgoiwir khi tham gia hội hơn.

4.5.2.4 Kế hoạch làm việc, phối kết hợp với các cơ quan khác.

+ Chủ động trong việc tìm địa điểm tổ chức hoạt động hôi như các nhà văn hóa ở các chi tổ, hội trường của phường…

+ Hội nông dân phối kết hợp với UBND, chi hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, hội khuyến nông, ban tư tưởng Đảng chỉ đạo thực hiện các kế hoạch của Đảng bộ chính trị tuyên truyền pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước các kế hoạch phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới

+ Phối hợp các Chi cục như chi cục bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội, Chi cục thú y, công ty giống cây trồng, công ty giống chăn nuôi, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp… tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho người dân về trồng rau an toàn, chăn nuôi có hiệu qủa, mở hướng sản xuất mới trong quá trình đô thị hóa nông thôn.

4.5.2.5 Các biện pháp nâng cao chất lượng hội nghị Ban Chấp hành, ban Thường vụ hội nông dân phường

 Chuẩn bị nội dung hội nghị.

Nội dung hội nghị phải được chuẩn bị chu đáo Thông thường Chủ tịch là người chủ trì việc chuẩn bị Song tuỳ theo yêu cầu, nội dung, có thể phân công Phó chủ tịch hoặc ủy viên Ban Thường vụ cùng chuẩn bị.

Những căn cứ để xác định nội dung hội nghị là:

- Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch công tác của Hội cấp trên.

- Chủ trương của Đảng bộ, chính quyền cơ sở.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hội Nông dân là một tổ chức chính trị xã hội của giai cấp Nông dân Việt Nam là cầu nói giữa Đảng và quần chúng nhân dân để tuyên truyền chiến lược phát triển kinh tế, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân để đề xuất với Đảng chính quyền các cấp nhằm điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với nông dân từng vùng từng thời kì sự phối hợp giữa Hội Nông dân với UBND tạo ra cơ chế đồng bộ thống nhất Trong giai đoạn hiên nay nước ta đang chuyển mình hội nhập với khu vực và trên thế giới thì vai trò của Hội Nông dân càng quan trọng góp phần đưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước

Trong những năm qua phường Thượng Thanh nói chung và hội nông dân Phường nói riêng đã trải qua nhiều các sự kiện quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến bộ máy tổ chức chính quyền, đời sống của nhân dân và đặc biệt là của người nông dân Song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền sở tại đã giúp Hội Nông dân phường vượt qua nhiều khó khăn, kiện toàn bộ máy quản lý là cánh tay trợ giúp đắc lực cho Đảng bộ chính quyền trong việc tuyên truyền các chính sách của Đảng, nhà nước, là cơ quan giúp phối hợp tổ chức nhiều các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trồng trọt chăn nuôi tới nhiều hội viên nông dân Cán bộ của Hội đã theo sát tình hình hoạt động của Hội, đốc thúc hội viên tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội, là những tâm gương sáng cho hội viên nông dân noi theo Chính vì vậy việc tìm hiểu về cơ chế làm việc và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HộiNông dân phường là vô cùng quan trọng.

5.2 Kiến nghị a, Đối với nhà nước

- Ban hành các văn bản quy chế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay.

- Quan tâm chú trọng đầu tư cở sở hạ tầng tạo điều kiện đầy đủ cho các địa phương có phòng họp, loa đài đầy đủ b, Đối địa phương

- Tìm và bồi dưỡng các cán bộ có tài năng, đạo đức để làm việc cho Hội

- Khuyến khích người dân tham gia hội nông dân

- Tạo điều kiện nhất cho Hội Nông dân được hoạt động như bố trí địa điểm tuyên truyền, hội thảo, hội nghị…

Danh sách các bảng xii

Danh sách các từ viết tắt xiii

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Lý luận về bộ máy hành chính và các hoạt động của Hội nông dân 5

2.1.1Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, Đảng cộng sản Viêt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội nông dân 5

2.2.3 Hội Nông dân Việt Nam 9

2.2.4 Hội Nông dân ở cơ sở 14

2.2.5 Nội dung nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân 30

2.2.1 Địa phương trong nước liên kết với tổ chức nước ngoài 35

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.37

3.1 Đặc điểm địa bàn Phường Thượng Thanh 37

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 38

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 45

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 45

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 47

3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Hội 47

3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ Hội 48

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49

4.1 Thực trạng hoạt động của hội nông dân trên địa bàn phường Thượng Thanh 49

4.1.1 Thực trạng bộ máy quản lý của Hội Nông dân Phường Thượng Thanh 49

4.1.2 Thực trạng năng lực cán bộ Hội 54

4.2 Một số hoạt động chính của Hội Nông dân phường Thượng Thanh 64

4.2.1 Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng 64

4.2.2 Công tác giúp nông dân phát triển kinh tế - xã hội 71

4.3 Kết quả một số hoạt động của Hội Nông dân phường Thượng Thanh 80

4.3.1 Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng 80

4.3.2 Công tác xây dựng tổ chức Hội 80

4.3.3 Các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội 82

4.4 Đánh giá một số kết quả hoạt động, công tác của Hội nông dân phường Thượng Thanh 88

4.4.1 Nội dung các hoạt động, công tác của Hội 88

4.4.3 Đánh giá chung về kết quả hoạt động cho vay vốn và công tác kiểm tra của hội Nông dân phường Thượng Thanh 99

4.5 Một số giải pháp tăng cường hoạt động Hội Nông dân phường ThượngThanh……… ……….……102

4.5.2 Giải pháp tăng cường kết quả công tác xây dựng tổ chức Hội 103

4.5.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội Nông dân phường 107

V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112

Bảng 3.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2013 39

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất 3 năm gần đây 41

Bảng 4.1 Tình hình tham gia các hoạt động của Hội viên năm 2013 55

Bảng 4.2 Số lượng cán bộ và hội viên 3 năm gần đây 58

Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu chuyển dịch kinh tế của phường Thượng Thanh trong

Biểu đồ 4.1 Phân loại cán bộ hội theo số năm công tác 60

Biểu đồ 4.2 Tình hình tiếp cận thông tin của cán bộ hội 61

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ cán bộ đào qua đào tạo tin học ngoại ngữ 62

Biểu đồ 4.4 Kỹ năng của cán bộ Hội 63

Biểu đồ 4.5 Mức độ tự tin khi thuyết trình 64

Biểu đồ 4.6 Cán bộ hội tự đánh giá khă năng thuyết trình 65

Biểu đồ 4.7 Các phương pháp tuyên truyền 73

Biểu đồ 4.8 Yêu cầu nội dung thực hiện công tác giúp dân phát triển kinh tế xã hội 73

Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan TW Hội Nông dân Việt Nam 13

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Hội Nông dân các cấp 34

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ cho vay 94

Ngày đăng: 02/07/2023, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w