* Mục tiêu và chính sách chủ yếu Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất 1962-1966 nhằm tạo dựng cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững từ hệ thống kinh tế đã bị phá hủy do chi
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là nghiên cứu của tôi Những
phần tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo.Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa và Học viện
Sinh viên
Ngô Thị Thu
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC PHỤ LỤC vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của khóa luận 2
Chương 1 CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN QUỐC 3
1.1 Giới thiệu chung về Hàn Quốc 3
1.2 Cơ quan lập kế hoạch – Ủy ban Kế hoạch Kinh tế 3
1.2.1 Sự hình thành Ủy ban Kế hoạch Kinh tế 3
1.2.2 Đặc điểm của Ủy ban Kế hoạch Kinh tế 4
1.2.3 Cơ chế hoạt động 5
1.3 Các kế hoạch phát triển lớn của Hàn Quốc 5
1.3.1 Giai đoạn trước kế hoạch 5
1.3.2 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) 6
1.3.3 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971) 10
1.3.4 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972-1976) 14
1.3.5 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư (1977-1981) 17
1.3.6 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ năm (1982-1986) 19
1.3.7 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ sáu (1987-1991) 22
1.3.8 Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế mới (1993-1997) 25
1.3.9 Đánh giá tổng quan các kế hoạch phát triển kinh tế lớn của Hàn Quốc 26
1.4 Cơ chế kế hoạch mới: Khung khổ chi tiêu trung hạn 28
1.4.1 Cơ sở đổi mới kế hoạch 28
1.4.2 Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia 29
1.4.3 Hệ thống lập ngân sách từ trên xuống 30
Trang 31.4.4 Hệ thống quản lý kết quả 30
1.4.5 Hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số 32
Chương 2 CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 33
2.1 Hệ thống kế hoạch hóa 33
2.2 Những chặng đường kế hoạch ở Việt Nam 34
2.3 Quá trình đổi mới kế hoạch ở Việt Nam 39
2.4 Tổ chức bộ máy kế hoạch ở Việt Nam 40
2.5 Các nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển 42
2.6 Công tác kế hoạch hóa 43
2.6.1 Quy trình lập kế hoạch hóa 43
2.6.2 Thực hiện kế hoạch hóa 46
2.6.3 Giám sát và đánh giá 48
2.7 Đánh giá tổng quát kết quả của chiến lược phát triển và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 49
2.7.1 Tăng trưởng kinh tế 49
2.7.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 50
2.7.3 Phúc lợi xã hội và môi trường 52
Chương 3 SO SÁNH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH GIỮA VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC 53
3.1 Điểm tương đồng 53
3.2 Điểm khác biệt 54
3.2.1 Về hệ thống kế hoạch hóa 54
3.2.2 Về cơ quan lập kế hoạch 55
3.2.3 Về mục tiêu kế hoạch 55
3.2.4 Về định hướng chính sách 56
3.2.5 Về quy trình dự thảo ngân sách 57
3.2.6 Về giám sát và đánh giá 58
3.3 Gợi ý cho Việt Nam 59
3.3.1 Về hệ thống kế hoạch hóa 59
3.3.2 Về sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch 59
3.3.3 Về mục tiêu kế hoạch 60
Trang 43.3.4 Về định hướng chính sách 60
3.3.5.Về quy trình dự thảo ngân sách 62
3.3.6 Về giám sát và đánh giá 63
Chương 4 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA
QUỐC GIA 64
4.1 Kế hoạch mang tính chiến lược 64
4.2.Thành lập quỹ đặc biệt cho ngành chiến lược 64
4.3 Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước 65
4.4 Xây dựng sự đồng thuận quốc gia 66
4.5 Kết nối kế hoạch với ngân sách 66
4.6 Phát triển hệ thống Chính phủ điện tử 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71
Trang 5EPB : Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF : Quỹ Tiền tệ thế giới
IT : Công nghệ thông tin
KDI : Viện Phát triển Hàn Quốc
KHPT : Kế hoạch phát triển
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MCRET : Họp báo cáo xu hướng kinh tế
MECEP : Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu hàng thángMOSF : Bộ Chiến lược và Tài chính
MTEF : Khung khổ chi tiêu trung hạn
NFMP : Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia
NICs : Nước công nghiệp mới
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếORBs : Nguồn ngân sách tổng thể
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất 7
Bảng 1.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu trong kế hoạch lần thứ nhất 7
Bảng 1.3 Kết quả của các chính sách trong kế hoạch phát triển lần thứ nhất 9
Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ hai 12
Bảng 1.5 Các kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc (1962-1997) 27
Bảng 1.6 Các nội dung trong Danh mục kiểm tra kết quả ngân sách 31
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành giai đoạn 1990-2010 51
Bảng 3.1 So sánh hệ thống kế hoạch 55
Bảng 3.2 Sự tham gia của các bên trong quá trình lập kế hoạch 55
Bảng 3.3 So sánh các mục tiêu kinh tế 56
Bảng 3.4 So sánh mục tiêu kế hoạch 56
Bảng 3.5 So sánh các định hướng chính sách kinh tế 57
Bảng 3.6 So sánh quy trình dự thảo ngân sách của Việt Nam và Hàn Quốc 58
Bảng 3.7 Các bên tham gia trong quá trình lập kế hoạch ở Hàn Quốc 59
Danh mục biểu đồ Hình 1.1 Cải sách ngân sách “3 + 1” của Hàn Quốc 29
Hình 1.2 Kết nối giữa kết quả thực hiện chương trình, dự án với ngân sách 31
Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch hóa phát triển của Việt Nam 33
Hình 2.2 Tổ chức bộ máy kế hoạch hóa ở Việt Nam 40
Hình 3.1 Quy trình thực hiện kế hoạch 53
Trang 7DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Chiến lược phát triển công nghiệp vàcác ngành công nghiệp mục tiêu
của Hàn Quốc 71
Phụ lục 2 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam, 1995-2000 73
Phụ lục 3 Kế hoạch triển khai xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
thời kỳ 2011-2020 75
Phụ lục 4 Lịch trình các bước chính trong xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 77
Phụ lục 5 Các bước chính trong lịch trình xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2008 78
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đang thựchiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Với lịch
sử hơn 50 năm kế hoạch hóa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể cả vềkinh tế và xã hội: từ một nước nông nghiệp nghèo, bị chiến tranh tàn phá khốc liệt,Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, đời sống nhân dân đượccải thiện rõ rệt Với những yêu cầu mới đạt ra trong bối cảnh kinh tế quốc tế, côngtác KHH cần được đổi mới nhằm bảo đảm cho kế hoạch thực sự là công cụ canthiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, đồng thời chiến lược, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội phải tạo được bước đột phá, thay đổi diện mạo đất nước
Các nước xã hội (Liên Xô cũ, Trung Quốc) và các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển (Pháp, Nhật Bản, Mỹ, các nước NICs và các nước ASEAN) đềucoi kế hoạch hóa quốc gia là cơ chế tổ chức duy nhất giúp họ vượt qua những trởngại to lớn đối với sự phát triển và duy trì tăng trưởng kinh tế cao Sự phát triểnkinh tế nhanh của Hàn Quốc được biết đến trong những năm 1960-1970 cũng là nhờthực hiện thành công các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm Như Peter Druckernhận xét: “Hàn Quốc cho chúng ta một ví dụ quan trọng về một quốc gia kém pháttriển, không có tài nguyên thiên nhiên nhảy vọt thành một xã hội công nghiệp, làmcho chúng ta không thể thảo luận về lịch sử phát triển kinh tế của thế kỷ XX màkhông bàn đến sự phát triển kinh tế kỳ diệu của Hàn Quốc” Tăng trưởng GDP năm
2010 gấp hơn 500 lần, kim ngạch thương mại gấp hơn 300 lần năm 1970; là nướcđầu tiên trên thế giới từ một nước nhận viện trợ trở thành nước viện trợ
Cùng là một đống tro tàn còn lại sau chiến tranh, nhưng nền kinh tế HànQuốc đã vươn lên mạnh mẽ sau 35 năm với 5 kế hoạch phát triển kinh tế Có thểnói, Hàn Quốc ví dụ tiêu biểu để chúng ta học tập kinh nghiệm phát triển kinh tếnói chung và công tác kế hoạch hóa nói riêng.Chính vì vậy, tôi chọn đề tài khóa
luận là: “Kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Với đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS NguyễnThị Ái Liên – Đại học Kinh tế Quốc dân và các anh chị trong ban Tổng hợp – Viện
Trang 9Chiến lược Phát triển, đặc biệt ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã giúp đỡ tôi trong suốtthời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức lập kế hoạchhóa của Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1960-2010
Về mục đích nghiên cứu:
- Cách thức lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra/giám sát, đánh giá kế hoạchcủa Hàn Quốc;
- Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam;
- Trên cơ sở so sánh kế hoạch của Việt Nam và Hàn Quốc để đưa ra những gợi ýchính sách, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kế hoạch ở Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài giới hạn phạm vinghiên cứu công tác kế hoạch hóa củaHàn Quốc và Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu cơ chế lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, kiểm tra/giám sát, đánh giá các kế hoạch phát triển kinh tế lớn
Về thời gian: Kế hoạch hóa phát triển giai đoạn 1960-2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập tài liệu: các tài liệu trong và ngoài nước được tác giảthu thập từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia, thư viện Viện Chiếnlược Phát triển và các tài liệu khác có liên quan…
Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích các tài liệu thu nhậpđược để nhận xét, đánh giá, rút ra nhận định và bài học kinh nghiệm
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1 Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế ở Hàn Quốc
Chương 2 Công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam
Chương 3 So sánh công tác kế hoạch hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Chương 4 Khuyến nghị đối với công tác kế hoạch hóa quốc gia
Trang 10Chương 1.
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN QUỐC1.1 Giới thiệu chung về Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới thứ hai,Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào năm
1945, Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền Nam –Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản – một đất nước với nguồn tài nguyênnghèo nàn dựa vào nông nghiệp, hầu hết các ngành công nghiệp nặng ở phía Bắc –Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên theo chính thể cộng sản Hai bên đã đốiđầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và kéo dài trong 3năm, làm cho tình hình tồi tệ hơn: cuộc chiến đã phá hủy trực tiếp hầu như tất cảnăng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội, bao gồm các cơ sở sản xuất điện, đườngsắt và các phương tiện viễn thông Do đó, nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc hoàntoàn vào viện trợ nước ngoài để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân, cũngnhư tài trợ để phục hồi nền kinh tế
Từ đống tro tàn của Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc được biết đến với têngọi “Kỳ tích sông Hàn” Tốc độ tăng trưởng GNP từ năm 1961 đến năm 2000 đặt8,7% mỗi năm Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) tăng từ dưới
100 USD (năm 1960) lên gần 10.000 USD (năm 2000) Tăng trưởng kinh tế cao bềnvững biến Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành mộtnước công nghiệp mới năng động; Seoul từ một thành phố đổ nát sau chiến tranh đãhoàn toàn chuyển mình thành một thành phố toàn cầu, một trung tâm kinh doanh vàthương mại lớn ở châu Á có hạ tầng công nghệ tiên tiến Để đạt được những thànhtựu to lớn như vậy, không thể phủ nhận vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế, mộtcông cụ để Chính phủ Hàn Quốc can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục nhữngkhuyết tật của thị trường, đồng thời là công cụ để huy động và phân bổ nguồn lựckhan hiếm cùng hướng tới mục tiêu trong những thời kỳ nhất định
1.2 Cơ quan lập kế hoạch – Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
1.2.1 Sự hình thành Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
Khi Tổng thống Park Chung Hee lên nắm quyền vào năm 1961, Hàn Quốc làmột trong những nước nghèo nhất thế giới với gần một nửa dân số sống dưới mứcnghèo khổ tuyệt đối.Mối quan tâm lớn nhất của Tổng thống Park là xóa đói giảm
Trang 11nghèo, ông xác định chỉ có thể đạt được mục tiêu đó nhờ vào tăng trưởng kinh tế.Với những điều kiện ban đầu không mấy thuận lợi, Tổng thống cho rằng để pháttriển kinh tế thì cần thiết phải có sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ trong phân
bổ nguồn lực, tức là, cần có một kế hoạch phát triển (KHPT) do Chính phủ địnhhướng Để lập KHPT và thực hiện kế hoạch hiệu quả, ông bắt đầu cải cách hànhchính nhà nước bằng cách thành lập một cơ quan kế hoạch được gọi là Ủy ban Kếhoạch Kinh tế (EPB) vào năm 1961
EPB là sự kết hợp giữa Văn phòng Ngân sách thuộc Bộ Tài Chính (Bộ TC),Cục Thống kê thuộc Bộ Nội vụ và chức năng lập kế hoạch của Bộ Tái thiết Tổngthống Park trao cho EPB nhiều quyền lực, do đó Ủy ban này có thể ban hành cácchính sách kinh tế và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong công tác KHPT
1.2.2 Đặc điểm của Ủy ban Kế hoạch Kinh tế
Bộ trưởng của EPB đồng thời cũng là Phó Thủ tướng Chính phủ, do đó Bộtrưởng được ủy quyền kiểm soát và phối hợp với các Bộ khác EPB được hỗ trợmạnh mẽ từ phía Tổng thống, khi một vài xung đột xảy ra, Tổng thống sẽ là người
hỗ trợ cho Bộ trưởng EPB
Vai trò của EPB tập trung vào lập kế hoạch và lập ngân sách EPB có thểkiểm soát và phối hợp các quyết định của các Bộ khác nhau thông qua vai trò quản
lý ngân sách quốc gia Và với công cụ ngân sách, EPB có thể làm cho bản kế hoạchthực tế hơn; nếu không có sự hỗ trợ tài chính, những kế hoạch tuyệt vời cũng sẽ cóthể trở nên vô ích
Ngoài ra, EPB là một đơn vị trung lập: cơ quan này không thực hiện bất kỳ
dự án nào, do vậy nó có thể tách rời với các bên liên quan Với vai trò này, EPB cóthể lên kế hoạch tầm nhìn dài hạn
Thành viên của EPB là những cán bộ công chức chuyên nghiệp.Để được làmviệc trong EPB, những ứng viên phải trải qua một cuộc thi tuyển công chức cao cấpđặc biệt.Trong số những ứng viên này, người ưu tú nhất sẽ được làm việc tại EPB
EPB bắt đầu với việc sửa đổi KHPT kinh tế lần thứ nhất, mục tiêu ba nămcuối của kế hoạch là tạo ra những triển vọng kinh tế mới.Các Bộ khác cũng chia sẻcác mục tiêu và chiến lược khi lập KHPT kinh tế lần thứ nhất cùng với EPB.Với
Trang 12Hàn Quốc, EPB là một nhân tố có đóng góp lớn đối với việc thực hiện thành côngmột loạt KHPT kinh tế.
để đối phó với diễn biến thị trường phức tạp
Tổng thống Park đã chủ trì tất cả các cuộc họp của Hội đồng báo cáo xuhướng kinh tế, cung cấp những hỗ trợ chính trị đáng kể cho EPB trong việc thựchiện các KHPT và phối hợp các chính sách kinh tế tổng thể
- Một diễn đàn tương tự khác, Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu hàng tháng(MECEP), cũng được Tổng thống Park chủ trì, góp phần rất lớn vào thúc đẩy xuấtkhẩu và tăng trưởng kinh tế
Nhiệm vụ của Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu là đẩy mạnh các chínhsách định hướng xuất khẩu, phân tích, theo dõi và đánh giá kết quả của cácchính sách này
Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu không chỉ diễn ra trong nội bộ Chính phủ
mà còn cho phép khu vực tư nhân tham gia vào các hoạt động liên quan đến xuấtkhẩu trên thị trường quốc tế
1.3 Các kế hoạch phát triển lớn của Hàn Quốc
1.3.1 Giai đoạn trước kế hoạch
Đầu tháng 3/1959, Chính phủ đã công bố giai đoạn 3 năm đầu tiên của kếhoạch phát triển kinh tế 7 năm (1960-1966) Đây là kế hoạch phát triển dài hạnđầu tiên được Chính phủ Hàn Quốc xây dựng Tuy nhiên, kế hoạch được xâydựng bởi Hội đồng phát triển Công nghiệp và lại được Bộ Tái thiết thực hiện, kếhoạch gần như không thể thực hiện được do khâu chuẩn bị không chu đáo vàCách mạng sinh viên năm 1960
Chính phủ Đảng Dân chủ Hàn Quốc nhậm chức vào tháng 8 đã dành ưutiên hàng đầu để phát triển kinh tế đất nước và đưa ra một kế hoạch dài hạn
Trang 13nhằm phát triển kinh tế dựa vào các dự án chiến lược Kế hoạch 5 năm 1965) này đã bị bỏ rơi sau khi cuộc đảo chính quân sự tháng 5/1961 Tuy nhiên,
(1961-kế hoạch này trở thành cơ sở của KHPT kinh tế 5 năm đầu tiên, được soạn thảobởi Chính phủ Park vào năm 1962
1.3.2 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966)
Hàn Quốc phải đối mặt với nghèo đói và tuyệt vọng sau cuộc nội chiến(1950-1953): hệ thống kinh tế bị tê liệt, thiếu cơ sở hạ tầng công nghiệp, vốn vàcông nghệ Tỷ lệ tiết kiệm nội địa ròng là -2,2%, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vàoviện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc Khi viện trợ nước ngoài giảmdần thì Hàn Quốc phải phát triển nền kinh tế độc lập
Tổng thống Park Chung-Hee lên nắm chính quyền sau cuộc đảo chínhquân sự tháng 5/1961 Chính phủ xác định ưu tiên hàng đầu là phục hồi nềnkinh tế để vượt qua nghèo đói và đặt ra một tầm nhìn mới cho đất nước KHPTkinh tế 5 năm nhằm huy động tối đa nguồn lực quốc gia, khôi phục nền kinh tế,vượt qua đói nghèo
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất (1962-1966) nhằm tạo dựng cơ
sở vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững từ hệ thống kinh tế đã bị phá hủy
do chiến tranh.Kế hoạch nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân7,1%/năm, tăng thu nhập bình quân đầu người và tạo nhiều cơ hội việc làm.Mục tiêu của kế hoạch tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển côngnghiệp và thúc đẩy ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu bằng nguồn vốntrong nước từ năm 1962-1963
Hàn Quốc theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu sửdụng lao động giá rẻ Do vậy, trọng tâm chính sách trong kế hoạch này là:
(1) Tăng các nguồn năng lượng như điện, than;
(2) Tăng thu nhập khu vực nông nghiệp và cải thiện sự mất cân đối trong cơ cấukinh tế;
(3) Xây dựng các ngành công nghiệp lớn và cơ sở hạ tầng xã hội;
(4) Sử dụng các nguồn lực nhàn rỗi, gia tăng việc làm;
(5) Cải thiện cán cân thanh toán thông qua xúc tiến xuất khẩu;
(6) Phát triển công nghệ
Trang 14* Kết quả của kế hoạch
Những thành tựu lớn nhất của KHPT kinh tế lần thứ nhất là tốc độ tăngtrưởng và tốc độ xuất khẩu Trong thời kỳ kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế bìnhquân đã đạt 7,8%/năm, vượt xa mục tiêu ban đầu là 7,1%/năm
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển lần thứ nhất
Nguồn: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế, Hàn Quốc
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 44%/năm, gấp đôi mục tiêu kếhoạch nhờ vào đẩy mạnh xuất khẩu mạnh các mặt hàng công nghiệp Bên cạnh đó,các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia đã được xây dựng như than đá, phânbón, năng lượng và xăng dầu
Bảng 1.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu trong
kế hoạch phát triển lần thứ nhất
Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 55 320
Tỷ trọng trên thị trường thế giới (%) 0,04 0,16
Cơ cấu xuất khẩu theo ngành (%)
Nguồn: Các thống kê tài chính quốc tế, Quỹ tiền tệ thế giới
Tốc độ xuất khẩu tăng đáng kể, bình quân tăng 38,6%/năm, trong khi nhậpkhẩu tăng 18,7%/năm trong cùng thời kỳ Tỷ lệ xuất khẩu/GNP là 2,4% (năm1962)tăng lên 7,4% (năm 1967).Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm côngnghiệp tăng mạnh, sản phẩm sơ cấp giảm trong suốt thời kỳ kế hoạch
Tuy nhiên, đã có một số vấn đề đã xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch.Các mục tiêu được thiết lập quá tham vọng nhằm đáp ứng mong đợi của nhân dân,
Trang 15các phương án đề xuất để huy động nguồn lực tài chính không thực tế và đội ngũcông chức thiếu chuyên môn lập kế hoạch trong khi nguồn dữ liệu thống kê khôngchính xác Do đó, kế hoạch đã được điều chỉnh để khắc phục những vấn đề nảy sinhtrong KHPT kinh tế lần thứ nhất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.
Thực tế, kế hoạch thu hút 2,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài dường như đãkhông đạt được do cắt giảm viện trợ của Mỹ Để vượt qua khó khăn này, Chính phủ
đã đưa ra một hệ thống đảm bảo khả năng thanh toán của Chính phủ vào năm 1962.Với hệ thống này, Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp cáccông ty nhà nước không thể trả nợ
Hàn Quốc đã ban hành chính sách định hướng xuất khẩu, bằng cách tăngxuất khẩu và hạn chế nhập khẩu; huy động vốn đầu tư nước ngoài và điều nàylàm cải thiện cán cân thanh toán.Cùng với chính sách này, Hàn Quốc đã tăngcường hỗ trợ đầu tư các ngành cơ bản để xây dựng một đất nước độc lập về kinh
tế Chính sách chống lạm phát cũng được đưa ra khi giá tiêu dùng tăng mạnhtrong nửa đầu thập niên 1960 do khối lượng đầu tư và các khoản vay lớn cũngnhư tín dụng ngân hàng được mở rộng
Trang 16Bảng 1.3 Kết quả của các chính sách trong kế hoạch phát triển kinh tế
lần thứ nhất
Ban hành chính sách định
hướng xuất khẩu và hệ
thống thu hút vốn đầu tư
nước ngoài
- Cải thiện cán cân thanh toán thông qua tăng xuấtkhẩu và hạn chế nhập khẩu (phát triển các ngànhcông nghiệp thay thế nhập khẩu)
- Là công cụ hiệu quả để Hàn Quốc có nền kinh tếđộc lập
Tăng cường hỗ trợ đầu tư
phát triển các ngành công
nghiệp cơ bản nhằm xây
dựng nền kinh tế độc lập
- 48% tổng vốn đầu tư được phân bổ vào các dự
án cơ sở hạ tầng công nghiệp
- Phát triển “kế hoạch ngân sách đầu tư quốc gia”,trong đó mô tả các khoảng chi tiêu hàng năm của
cả khu vựcnhà nước và tư nhân
- Cải cách thuế diễn ra mạnh mẽ
Ban hành tỷ giá hối đoái thả
nổi (tháng 3/1965) và chuẩn
hóa lãi suất (tháng 9/1965)
- Các nguồn lực tài chính được đảm bảo
- Đẩy mạnh xuất khẩu
- Phát triển kinh tế đi kèm với lạm phát trong quátrình phát triển
Nguồn: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế, Hàn Quốc
* Đánh giá kế hoạch
Kế hoạch 5 năm đầu tiên thiếu thời gian chuẩn bị, chuyên môn và dữ liệu sẵn
có, kế hoạch không nhất quán trong giai đoạn lập kế hoạch Kế hoạch gặp khó khănngay từ đầu chủ yếu do cải cách tiền tệ và mất mùa vào năm 1962, do đó, vào năm
1964, kế hoạch ban đầu đã được điều chỉnh đáng kể
Mặc dù cò nhiều thiếu sót, nhưng KHPT kinh tế 5 năm đầu tiên đã có nhữnghiệu ứng tích cực: (1) Những nỗ lực và hành động của Chính phủ nhằm đạt đượchiệu quả kinh tế đã được đề cập trong bản kế hoạch; (2) Công chức Chính phủ vàngười dân Hàn Quốc bắt đầu thấy khả quan về sự phát triển của nền kinh tế; (3) Cáccông chức Chính phủ tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lập kếhoạch và hoạch định chính sách; (4)Công chức Chính phủ đã thấy được tầm quan
Trang 17trọng của thu thập, xử lý dữ liệu và các thông tin khác; (5) Kế hoạch đầu tiên đã đặtnền móng cho xây dựng kế hoạch sau này.
1.3.3 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971)
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ hai (1967-1971) đã được chuẩn bị
kỹ lưỡng hơn và có sự tham gia của các Bộ ngành liên quan, các thành viên của Hộiđồng kinh tế và khoa học, đại diện các Viện nghiên cứu kinh tế, các Hiệp hội kinhdoanh khác nhau và các nhà tài trợ nước ngoài Kế hoạch 5 năm lần thứ hai nhấnmạnh việc thu thập và xử lý dữ liệu; sử dụng mô hình đầu vào - đầu ra để kiểm tratính nhất quán của kế hoạch tổng thể và dự báo nhu cầu đầu tư và nhu cầu nhậpkhẩu của ngành
Nguồn ngân sách tổng thể (ORBs) được giới thiệu vào năm 1967, đã xem xéthiệu quả đầu tư trước đây; thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, phân bổ ngân sách vàxây dựng các chính sách thích hợp.Nguồn ngân sách tổng thể với vai trò như là kếhoạch thực hiện hàng năm.Kế hoạch 5 năm được chia nhỏ thành các kế hoạch hàngnăm và được gắn kết với ngân sách hàng năm.Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ
3, nguồn ngân sách tổng thể đã góp phần đáng kể thực hiện hiệu quả kế hoạch hàngnăm và kế hoạch ngân sách
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1977-1981), nguồn ngân sách tổng thể đã đượcthay thế bằng kế hoạch cuốn chiếu
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Sự đột phá của KHPT kinh tế 5 năm lần thứ 2 là mở rộng các cơ sở côngnghiệp để thực hiện chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu và xúc tiến xuấtkhẩu (phương pháp tiếp cận 2 tầng) Vào thời điểm đó, khu vực bên ngoài đãtrở thành mối quan tâm lớn của kế hoạch.Hàn Quốc thực hiện chiến lược hướng
ra thị trường quốc tế,hay nói cách khác, mục tiêu xây dựng quốc gia dựa vàohoạt động xuất khẩu
Mục tiêu chính của kế hoạch này là: hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp và xâydựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ
Chính sách chủ yếu để đạt mục tiêu kế hoạch là:
(1) Tự lực trong sản xuất lương thực và phát triển lâm nghiệp, thủy sản;
(2) Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp;
Trang 18(3) Cải thiện cán cân thanh toán với mục tiêu xuất khẩu 70 triệu USD;
(4) Tăng việc làm, thực hiện KHH gia đình và kiểm soát dân số;
(5) Đa dạng hóa các loại cây trồng và tăng thu nhập cho nông dân;
(6) Cải tiến công nghệ và năng suất thông qua thúc đẩy khoa học công nghệ và pháttriển nguồn nhân lực
KHPT kinh tế lần thứ hai dựa trên ba kế hoạch trụ cột đó là Kế hoạch tổngthể, Kế hoạch ngành công nghiệp và Kế hoạch vốn đầu tư Kế hoạch tổng thể dựatrên mục tiêu thu nhập quốc dân, tài chính, ngân hàng và các tài khoản thương mại
kế hoạch ngành công nghiệp được phát triển bằng cách phân loại tất cả các ngànhcông nghiệp thành các ngành chi tiết và bằng cách dự kiến mức sản lượng dựa trênBảng cân đối đầu vào – đầu ra Kế hoạch vốn đầu tư đã được phát triển bằng cáchkiểm tra tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, hiệu quả biên của giá trị gia tăng và hiệuquả biên của tài khoản thương mại
Trong thời kỳ kế hoạch, Tổng thống Park đã chủ chì các Họp báo cáo xuhướng kinh tế và Họp mở rộng xúc tiến xuất khẩu tổ chức hàng tháng.Hai cuộchọp này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch và tạo ra sự đồngthuận quốc gia về phát triển kinh tế.Các cuộc họp là một không gian cho phépgiao lưu cởi mở giữa Chính phủ và khu vực tư nhân cũng như giữa các quanchức cấp cao và cấp dưới
* Kết quả của kế hoạch
Sự đồng thuận quốc gia đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế HànQuốc Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,7%/năm, cao hơn chỉ tiêu kếhoạch là 7%/năm Trong KHPT 5 năm lần thứ hai, chiến lược phát triển tập trungvào các ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác mỏ và công nghiệp chế biến -chế tạo, kết quả là tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 19,9% (vượt mục tiêu banđầu là 10,7%), trong khi đó tốc độ tăng trưởng dịch vụ là 12,6% và nông – lâm –ngư nghiệp chỉ tăng 1,6%
Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ hai
1967 1968 1969 1970 1971 BQ Tốc độ tăng trưởng (%) 5,9 11,3 13,8 8,8 8,6 9,7
Trang 19Tài khoản vãng lai
-Nguồn: Ủy ban Kế hoạch Kinh tế, Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu đã đạt kỷ lục 1,13 tỷ USD vào năm 1971 nhờ vào mộtchính sách định hướng xuất khẩu mạnh mẽ Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu tănglên 2,18 tỷ USD, chủ yếu do sự gia tăng nhanh chóng của nhập khẩu nguyên liệuthô Do đó, cán cân thanh toán bị thâm hụt nghiêm trọng Xuất khẩu trong thời kỳ
kế hoạch tăng bình quân 33,8%/năm,trong khi nhập khẩu tăng 25,8%/năm
Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch rõ rệt: tỷtrọng công nghiệp chiếm từ 15,1% (năm 1967) lên 20,9% (năm 1971)
Để tăng vốn đầu tư của địa phương từ 73% (năm 1965) đến 92%, Hàn Quốc
đã tăng tỷ lệ tiết kiệm địa phương lên 3,5 lần, trong khi vẫn giữ tốc độ tăng tiết kiệmnước ngoài ở mức 26% Điều này dẫn đến phụ thuộc nặng nề vào vốn đầu tư nướcngoài.Mặc dù tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế Hàn Quốc chịu nhiều áp lực từ cáckhoản nợ nước ngoài (40% vốn đầu tư là nguồn vốn từ nước ngoài)
Nền kinh tế tăng trưởng quá nóng đã gây ra nhiều vấn đề Lạm phát cao trởthành một trở ngại nghiêm trọng kiềm hãm thực hiện chính sách kinh tế ở tất cả cáckhu vực kinh tế Trong thời kỳ kế hoạch, tỷ lệ lạm phát là 14,9% Năng suất của khuvực nông nghiệp giảm mạnh; các phong trào Công đoàn yêu cầu tăng lương đã đedọa đến lợi thế về giá của Hàn Quốc
Trọng tâm của công nghiệp hóa trong thời kỳ này là tập trung vào lĩnh vựcthép, máy móc và hóa chất.Các ngành phi nông nghiệp được kỳ vọng sẽ có tốc
độ tăng trưởng cao hơn (bình quân 8%/năm) ngành nông - lâm - thủy sản (bìnhquân 5%/năm), tỷ trọng ngành khai khoáng và chế biến/GNP dự kiến tăng từ22% đến 27% Trong năm 1972, ngành công nghiệp khai thác mỏ cuối cùng cũngphát triển mạnh hơn so với các ngành nông - lâm - thủy sản.Chính phủ tập trungvào các ngành công nghiệp xương sống của quốc gia và kết quả là sự thành lậptập đoàn POSCO và đường cao tốc Seoul-Busan đã đi vào hoạt động (năm 1970).Năm 1963 là năm đánh dấu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa và cácchính sách định hướng tăng trưởng Do đó, giai đoạn 1966-1971 được xem nhưmột thời kỳ quá độ để Hàn Quốc trở thành một nước có cơ cấu kinh tế tiến bộ
Trang 20hơn.Nền kinh tế Hàn Quốc đã trải qua quá trình công nghiệp hóa rất nhanh trongsuốt những năm 1960.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tập trung vào phát triển khu vực nông thôn Ví
dụ như, khai hoang và trồng trọt trên các vùng đất trống, đưa ra các dự án đặcbiệt để nông dân kiếm thêm thu nhập, trợ giá sản phẩm nông nghiệp, khuyếnkhích chăn nuôi, các dự án chống xói mòn và trồng rừng, tài trợ cho các khu định
cư, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân thông qua các dự án cải tiến giống Trongthời kỳ này, Hàn Quốc có thể bảo hộ các ngành công nghiệp địa phương và pháttriển kinh tế tương đối dễ dàng do nhận được sự đối xử đặc biệt của GATT đốivới các nước đang phát triển
* Đánh giá kế hoạch
KHPT kinh tế 5 năm lần thứ hai được đánh giá cao, là một kế hoạch có hệthống hơn so với kế hoạch 5 năm đầu tiên Trong quá trình xây dựng kế hoạch,quan chức Chính phủ từ các Bộ liên quan, cán bộ nghiên cứu từ các Viện Chínhphủ khác nhau và các chuyên gia từ giới kinh doanh đã tích cực tham gia.Chuyên gia nước ngoài cũng tham gia vào quá trình chuẩn bị kế hoạch.Thu thập
và phân tích dữ liệu đã thành công; bảng cân đối đầu vào - đầu ra và các mô hìnhkinh tế đã được sử dụng
Chính sách ngoại thương đã chuyển từ thay thế nhập khẩu sang thúc đẩyxuất khẩu Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, vai trò đầu tư của Chính phủ vào
cơ sở hạ tầng xã hội trở lên rất quan trọng Sở thuế quốc gia được thành lập (năm1966) để cải cách thu thuế, đã góp phần đáng kể vào tăng doanh thu thuế và tiếtkiệm của Chính phủ; bên cạnh đó Luật Thuế năm 1967 và năm 1971 cũng đượcsửa đổi phù hợp
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai, tốc độ tăng trưởng thực tế vượt tốc độtăng trưởng dự kiến và kế hoạch này đã thành công Tất cả các nhà kinh tế vàngười dân bắt đầu có niềm tin trong lập và thực hiện kế hoạch; nền kinh tế HànQuốc những năm 1976 là kết quả của thực hiện thành công hai kế hoạch 5 nămliên tiếp Vào cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Hàn Quốc đã là một trongnhững nước công nghiệp mới
1.3.4 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972-1976)
Trang 21Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ ba là ít nhiều giống kếhoạch thứ hai Tuy nhiên, trong kế hoạch 5 năm thứ ba, đã có sự chuyển đổi môhình và nhấn mạnh vào tính nhất quán đối với hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.Trọng tâm là làm thế nào để xây dựng chính sách nhằm phân bổ có hiệu quả cácnguồn lực khan hiếm, phân tích tập trung vào hệ thống chính sách khuyến khích vàvai trò của Chính phủ như một chất xúc tác.Mỗi Bộ chuẩn bị kế hoạch ngành từKHPT của quốc gia, việc lập kế hoạch bắt đầu được phân cấp trong Chính phủ.
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Định hướng chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ kế hoạch lầnthứ 3 đến lần thứ 5 là "tăng trưởng và ổn định" Mục tiêu cụ thể của kế hoạch lầnthứ 3 là:
(1) Tăng trưởng hài hòa, ổn định và công bằng;
(2) Đạt được một cơ cấu kinh tế độc lập thông qua chuyển dịch cơ cấu công nghiệp,cải thiện cán cân thanh toán và tự cung cấp được lương thực, thực phẩm (ngũ cốc);(3) Phát triển cân đối giữa các khu vực
Để thực hiện được mục tiêu đó, các chính sách lớn nhấn mạnh vào:
(1) Tự cung cấp lương thực, thực phẩm;
(2) Cải thiện môi trường sống tại các vùng nông thôn và vùng biển;
(3) Cải thiện cán cân thanh toán với mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD;
(4) Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa dầu;(5) Phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực;
(6) Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nước;
(7) Phát huy tối đa nguồn lực;
(8) Cải thiện môi trường và nâng cao phúc lợi người dân
* Kế hoạch phát triển công nghiệp nặng, hóa dầu
Năm 1973, Chính phủ đã công bố kế hoạch phát triển công nghiệp nặng vàhóa dầu với tổng vốn đầu tư khoảng 9,6 tỷ USD để xây dựng 6 ngành công nghiệpnặng và hóa dầu Các ngành công nghiệp chiến lược là đóng tàu, ô tô, thép, máymóc, kim loại và hóa dầu Chiến lược cũng bao gồm chương trình xây dựng cáccụm công nghiệp lớn như khu phức hợp Chanwon, khu phức hợp khí hóa Yocho,Khu phức hợp Điện tử Kumi
Trang 22Chính phủ đã chi một khoản vốn lớn để xây dựng các cụm công nghiệp vàphát triển công nghiệp nặng, hóa dầu bởi Chính phủ cho rằng khó có thể xuấtkhẩu hàng hóa thâm dụng lao động sang thị trường các nước đang phát triển, domức thuế nhập khẩu cao và tiền lương trong nước tăng nhanh.Hơn nữa, pháttriển ngành công nghiệp quốc phòng sẽ tăng cường khả năng tự vệ của HànQuốc.Và nhằm cải thiện cán cân thanh toán (do nhập khẩu hàng hóa trung gian
có thể làm thâm hụt cán cân vãng lai)
Tuy nhiên, vấn đề cơ bản để thúc đẩy các dự án là việc huy động các nguồnlực cần thiết như vốn, công nghệ, nhân lực kỹ thuật vào các ngành công nghiệpnặng và hóa dầu Do vậy, phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và cácchính sách thay thế nhập khẩu đã được thực hiện đồng thời (một hệ thống hai cấp)
Chiến lược phát triển công nghiệp nặng và hóa dầu dẫn đến thay đổi cơ cấusản lượng sản xuất và xuất khẩu Tỷ trọng của công nghiệp nặng và hóa dầu trongtổng giá trị sản xuất tăng từ 26% (năm 1961) lên 55% (năm 1979) Năm 1970, xuấtkhẩu sản phẩm công nghiệp nặng và hóa dầu chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản phẩmxuất khẩu, đã tăng lên nhanh chóng và đạt 43% vào năm 1979
* Kết quả của kế hoạch
Tốc độ tăng trưởng GNP bình quân theo kế hoạch là 8,6%/năm, nhưng tốc
độ tăng trưởng thực tế đạt 9,2%/năm Tỷ lệ đầu tư cao và xuất khẩu tăng trưởngnhanh chóng mặc dù môi trường quốc tế đầy biến động (khủng hoảng dầu mỏ vàsuy thoái kinh tế thế giới)
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai thác mỏ và chế biến – chế tạo bìnhquân đạt 20%/năm Tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ và chế biến – chế tạo chiếm31% vào năm 1976
Năm 1976, Hàn Quốc đã tạm thời tự cung cấp được thực phẩm (lúa gạo).Chính phủ cũng đã nỗ lực rất lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhưnhà máy phát điện, viễn thông,đường sắt và đường cao tốc bằng cách đầu tư tàichính và các khoản vay
Xuất khẩu bắt đầu giảm từ khoảng năm 1970, chủ yếu do suy thoái kinh tế và
do chính sách bảo hộ ở các nước phát triển Các công ty Hàn Quốc đối mặt với tìnhtrạng thiếu hụt vốn lưu động và lãi suất cao Tổng thống Park đã ban hành Nghị
Trang 23định khẩn cấp về “Ổn định kinh tế và tăng trưởng” vào ngày 3 tháng 8 năm 1972.Mục tiêu chính của Nghị định là cải thiện cơ cấu tài chính của các công ty HànQuốc bằng cách giảm các khoản vay trên thị trường phi chính thức và cung cấp cáckhoản vay ưu đãi đối với ngành công nghiệp cụ thể và giảm lãi suất ngân hàng.
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba cũng nảysinh nhiều vấn đề, đó là: (1) Sự mất cân đối giữa các ngành công nghiệp xuất khẩu
và công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước; (2) Sự mất cân bằng giữa nông nghiệp
và công nghiệp; (3) Nới lỏng khoảng cách giữa các công ty lớn và công ty vừa/nhỏ;(4) Thâm hụt cán cân thanh toán do cuộc khủng hoảng dầu 1973-1974; (4) Cuộckhủng hoảng dầu đã trì hoãn việc thực hiện các dự án công nghiệp nặng và hóadầu.Để giải quyết những vấn đề phát sinh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiệnmột loạt các biện pháp nhằm:Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và thị trường; Thâmnhập vào thị trường xây dựng Trung Đông; Tăng vốn đầu tư nước ngoài để tăng thunhập và tăng trưởng kinh tế
* Đánh giá kế hoạch
Sau thành công của hai kế hoạch liên tiếp, quy mô nền kinh tế Hàn Quốc đã
mở rộng và khu vực tư nhân đã phát triển nhanh chóng.Kế hoạch đã chuyển đổisang nhấn mạnh cơ chế thị trường và kích thích hoạt động của khu vực tư nhân vớicác chính sách ưu đãi khác nhau
Trong kế hoạch lần thứ 3, Chính phủ chuẩn bị Nguồn ngân sách tổng thể đểduy trì chỉ đạo thực hiện kế hoạch và phản ứng nhanh chóng với thay đổi của môitrường; đồng thời tăng cường "hệ thống đánh giá đầu tư" để tối đa hóa hiệu quả sửdụng các nguồn lực và liên kết các mục tiêu kế hoạch với quá trình thực hiện kếhoạch Chính phủ cũng đã nhấn mạnh vai trò của công tác lập kế hoạch và hoạtđộng khảo sát để nâng cao chất lượng thống kê, phối hợp hợp lý giữa kế hoạch,chính sách và thực hiện kế hoạch
Tuy nhiên, chỉ tiêu của kế hoạch thứ ba không thể đạt được như dự đoán chủyếu là do khủng hoảng dầu mỏ và thay đổi đột ngột của môi trường nội bộ và thếgiới Để đối phó với những thay đổi đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các chínhsách như:Nghị định khẩn cấp về “Ổn định kinh tế và tăng trưởng” (3/8/1972); Luậtbình ổn giá (năm 1973); Nghị định khẩn cấp của Tổng thống: “Ổn định cuộc sốngcủa nhân dân" (năm 1974); “Giải pháp kinh tế đặc biệt " (năm 1974); và các giải
Trang 24pháp đặc biệt khác về tài chính; tất cả các biện pháp này đều liên kết chặt chẽ với hệthống hỗ trợ phát triển công nghiệp nặng và hóa dầu.
Tuy nhiên, việc giới thiệu đột ngột các biện pháp chính sách đặc biệt trongquá trình thực hiện kế hoạch làm mất liên kết giữa xây dựng kế hoạch và triển khai
kế hoạch Do đó, nó có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hàn Quốc và ảnhhưởng đến chức năng của thị trường trong dài hạn
1.3.5 Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ tư (1977-1981)
Kế hoạch 5 năm lần thứ tư đã được chuẩn bị tương tự như kế hoạch 5 nămthứ ba, nhưng nhấn mạnh hơn vào thủ tục phân cấp Có 22 nhóm, mỗi nhóm do mộtquan chức Chính phủ cao cấp từ một Bộ liên quan lãnh đạo Mỗi nhóm bao gồm cácquan chức Chính phủ từ các Bộ liên quan và các chuyên gia từ các Viện nghiên cứu,các ngân hàng, hiệp hội doanh nghiệp Các cán bộ của Ủy ban Kế hoạch Kinh tếhoạt động như thư ký cho mỗi nhóm
Phần lớn các phân tích kinh tế được thực hiện bởi Viện Phát triển Hàn Quốc(KDI), thành lập vào năm 1971
Các nhóm xây dựng kế hoạch chi tiết cho lĩnh vực của mình theo hướng dẫnchuẩn bị của EPB và chịu sự giám sát của Ủy ban Thảo luận Kế hoạch Kinh tế dưới
sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Kế hoạch thứ tư nhằm đạt các mục tiêu cơ bản như xây dựng một cơ cấukinh tế tăng trưởng tự lực và tăng cường vốn chủ sở hữu thông qua phát triển xãhội Các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch là: (1) Đạt được một cấu trúc tăng trưởngbền vững; (2) Thúc đẩy bình đẳng thông qua phát triển xã hội; (3) Đổi mới côngnghệ và nâng cao hiệu quả trong mục tiêu "tăng trưởng, công bằng và hiệu quả"
Để thực hiện mục tiêu đó, các chính sách lớn hướng vào: (1) Huy động vốnđầu tư trong nước; (2) Duy trì cân bằng cán cân thanh toán; (3)Chuyển dịch cơ cấucông nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước; (4) Mở rộng cơ hộiviệc làm và phát triển nguồn nhân lực; (5) Mở rộng phong trào làng mới; (6) Cảithiện đời sống thông qua việc thúc đẩy phát triển xã hội; (6) Tăng đầu tư cho khoahọc – công nghệ; (7) Tăng cường quản lý kinh tế và cải thiện thể chế
Trang 25* Kết quả của kế hoạch
Kế hoạch thứ tư có hiệu quả thấp nhất, mà nguyên nhân chủ yếu là do: trong
kỳ thứ hai của kế hoạch, Hàn Quốc trải qua cuộc khủng hoảng dầu thứ hai, suythoái kinh tế thế giới và suy thoái thương mại thế giới; ngoài ra, do bất ổn chính trị -
xã hội (năm 1981 xảy ra ám sát Tổng thống Park); mất mùa trong nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến là 9,2%/năm, tỷ lệ lạm phát khoảng9%/năm Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thực tế là 5,8%/năm, thấp hơn nhiều somức tăng trưởng mục tiêu và thâm hụt tài khoản vãng lai do cú sốc dầu lần thứhai, lạm phát trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu và tăng nghĩa
vụ nợ Năm 1981, kim ngạch xuất khẩu là 20,881 triệu USD trong khi nhập khẩu
là 24,299 triệu USD Tỷ lệ lạm phát tăng lên 11,6% (năm 1978) và 18,8% (năm1979) Với tác động của các cuộc khủng hoảng dầu thứ hai, tỷ lệ lạm phát đãtăng lên 38,9% (năm 1980)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn chậm và sảnxuất lương thực giảm do mất mùa
Nhiều vấn đề đã phát sinh trong thời gian này đã làm kế hoạch bất khả thitrước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong và ngoài nước.Ngay từ năm
1977, sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng và hóa dầu kèm theo các chínhsách tiền tệ và tài khóa mở rộng làm lạm phát gia tăng nhanh chóng Việc đầu tưquá mức vào các dự án khu công nghiệp nặng và hóa dầu đã bóp méo sự phân bổnguồn lực và sản xuất, nhiều công ty phá sản Các công ty xuất khẩu gặp khó khănvới thị trường thế giới
Vì vậy, Chính phủ chuyển từ chính sách tăng trưởng tối đa sang chính sáchbình ổn kinh tế để kiềm chế lạm phát cao và thâm hụt cán cân thanh toán Cuốicùng, ổn định kinh tế và khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán đều đạt được trongthời gian kế hoạch Tuy nhiên, các dự án cơ sở hạ tầng xã hội (cảng, sân bay, nhàkho và đường giao thông…) đều không thực hiện được trong năm 1980
* Đánh giá kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ tư nhấn mạnh vai trò của cơ chế thịtrường trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường, đa dạng cơ cấu
Trang 26kinh tế và các hoạt động kinh doanh trong khu vực tư nhân cũng đã được mởrộng đáng kể.
Kế hoạch thứ tư được đánh giá cao hơn nhiều so với kế hoạch trước đó vềcác kỹ thuật xây dựng kế hoạch, độ bao phủ và chất lượng của kế hoạch.Tuy nhiên,những thay đổi đột ngột và không thể đoán trước của môi trường bên trong và bênngoài bao gồm cuộc khủng hoảng dầu thứ hai đã cản trở việc thực hiện kếhoạch.Chính phủ buộc phải điều chỉnh kế hoạch thông qua các chính sách ngắn hạn
và bất thường để vượt qua khủng hoảng kinh tế
1.3.6 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ năm (1982-1986)
Năm 1979, thời đại Tổng thống Park đã chấm dứt Chính phủ mới đã xâydựng kế hoạch phát triển mới với tên gọi là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5năm, kế hoạch này không chỉ có nội dung phát triển kinh tế định hướng tăngtrưởng mà còn bao gồm các vấn đề xã hội chung phát sinh trong quá trình pháttriển kinh tế
Một cuộc họp đã được tổ chức dưới sự lãnh đạo của các Bộ liên quan, cácnội dung có liên quan đến các đối tượng trong cuộc họp đều được điều chỉnhtrong kế hoạch Kế hoạch này cũng phản ánh quan điểm của tất cả các bên liênquan như Chính phủ, các Bộ liên quan, khu vực tư nhân, các nhóm cố vấn kinhtế… thông qua tham vấn Điều này có nghĩa là kế hoạch đã được xây dựng dựatrên sự đồng thuận quốc gia
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Một vấn đề đáng lo ngại nhất thời kỳ đó là tăng trưởng kinh tế nhanh trongnhững năm 1970 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là siêu lạm phát Dovậy, mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đạt được sự ổn định, hiệu quả và công bằng:(1) Cải thiện sự ổn định, khả năng cạnh tranh quốc tế và cán cân thanh toán;
(2) Tăng việc làm và thu nhập;
(3) Tăng cường phúc lợi xã hội bằng cách thúc đẩy phát triển cân bằng giữa cáctầng lớp xã hội và các khu vực khác nhau, tất cả đều dựa trên sự ổn định, hiệu quả
và công bằng
Các chính sách chủ yếu hướng vào:
(1) Ổn định kinh tế là ưu tiên hàng đầu với lạm phát mục tiêu là 10%;
Trang 27(2) Thúc đẩy các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh;
(3) Tiếp tục hỗ trợ chiến lược hướng ra thị trường quốc tế;
(4) Cải thiện môi trường sống;
(5) Phát triển xã hội;
(6) Thúc đẩy chức năng thị trường thông qua cạnh tranh;
(7) Đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân và khuyến khích phát triển xã hội
Trong kế hoạch này, Chính phủ có sự phân biệt rõ ràng giữa vai trò của khuvực tư nhân và Chính phủ Đối với khu vực tư nhân, Chính phủ chỉ hướng dẫn vàchỉ đạo; hạn chế can thiệp trực tiếp; và gián tiếp sử dụng nhiều chính sách ưu đãi đểkhuyến khích nỗ lực sáng tạo của khu vực tư nhân Thay vào đó, Chính phủ canthiệp tích cực duy nhất trong lĩnh vực liên quan đến các nhu cầu cơ bản của ngườidân như giáo dục, nhà ở và sức khỏe để bổ sung chức năng của thị trường Đối vớiphát triển công nghệ và nguồn nhân lực, Chính phủ chuẩn bị một kế hoạch đầu tưchi tiết trong ràng buộc ngân sách
Đồng thời, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và cung tiền ổnđịnh, hỗ trợ khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp.Chính sách nàylàm suy yếu đầu cơ vào bất động sản.Hơn nữa, Chính phủ tăng tiết kiệm bằng cách
hỗ trợ tăng của lãi suất thực lên đến một mức hợp lý Những nỗ lực này đã góp phầnlàm thặng dư cán cân thanh toán
Điều đáng chú ý trong kế hoạch này là sự hạn chế can thiệp của Chínhphủ, Chính phủ chỉ can thiệp nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường.Định hướng này đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế thịtrường tại Hàn Quốc
* Kết quả của kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ năm mang lại hiệu quả kinh tếcao nhất trong các kế hoạch trước đó (kế hoạch đã giải quyết thâm hụt cán cânthanh toán kinh niên và lạm phát dai dẳng) Tốc độ tăng trưởng bình quân dựkiến là 7,6%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân 9,8%/năm Tốc độtăng trưởng công nghiệp khai khoáng và chế tạo trung bình là 11,8%/năm Năm
1986, tổng tiết kiệm quốc gia/GNP đạt 32,6%, vượt tổng mức đầu tư/GNP
Trang 28(29,8%) Thặng dư tài khoản hiện hành là 4,617 triệu USD vào năm 1986 (từ2,649 triệu USD năm 1982).
Trong chính sách công nghiệp, Chính phủ đã chọn các ngành công nghiệpchủ động và nếu trước đó Chính phủ hỗ trợ trực tiếp, thì bây giờ Chính phủ chuyểnsang hỗ trợ một cách gián tiếp Phương thức hỗ trợ tập trung vào công nghệ, nguồnnhân lực nhằm nâng cao năng suất
Năm 1981, Chính phủ đã ban hành Luật Quy định độc quyền và Hội chợThương mại; lần đầu tiên Chính phủ quy định cấu trúc độc quyền/độc quyềnnhóm, các hoạt động hạn chế cạnh tranh và các hoạt động giao dịch không lànhmạnh nhằm tạo điều kiện cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả Các cơ quanquản lý đã được thành lập để giải quyết các vấn đề thị trường mới phát sinh trongquá trình phát triển kinh tế
Chính phủ ban hành nhiều Luật và Quy định nhằm thúc đẩy phát triển cáccông ty vừa/nhỏ như: (i) Luật Khuyến khích mua sản phẩm của các công tyvừa/nhỏ (1981), Kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty vừa/nhỏ (1981) Cácluật này đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty vừa/nhỏ; tuy nhiên, các tập đoàn/ các công ty lớn cũng có được những ảnh hưởng tíchcực từ các chính sách này của Chính phủ
Chính phủ từng bước tiến hành tự do hóa tài chính (giai đoạn 1984-1986) baogồm cải cách lãi suất để thúc đẩy chức năng của thị trường trong lĩnh vực tài chính
Mặc dù có hiệu quả cao, nhưng kế hoạch này đã kéo theo một số vấn đề: (1) Các nước tăng cường chính sách bảo hộ đối với các sản phẩm nông nghiệp vàcác nước đang phát triển gia tăng áp lực đối với tự do hóa nhập khẩu;
(2) Chính phủ phải đối mặt với nhiệm vụ cải thiện xã hội phúc lợi nhân dân, ngườilao động và quan hệ lao động;
(3) Chính phủ phải giải quyết thâm hụt thương mại kinh niên với Nhật Bản;
(4) Các ngành nông nghiệp tiếp tục trì trệ do tự do hóa nhập khẩu các sản phẩmnông nghiệp
Và đây là những nhiệm vụ được giao cho kế hoạch phát triển lần thứ sáu
Trang 29* Đánh giá kế hoạch
Sau cuộc khủng hoảng dầu thứ hai, Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạngkinh tế trì trệ và bất ổn chính trị - xã hội Tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm xuốngcòn -5,7% (năm 1980), do đó bình ổn giá là ưu tiên hàng đầu của kế hoạch
Nền kinh tế Hàn Quốc và kinh tế thế giới bắt đầu có xu hướng đi lên, cácđiều kiện cho kế hoạch được tăng cường rất nhiều.Trong hai năm đầu tiên của kếhoạch, bình ổn giá đã đạt được Năm 1983, kinh tế hồi phục và tốc độ tăng trưởng
đã đạt trên 6% Do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đã chậm lại và giádầu đi xuống, nên Chính phủ đã sửa đổi các nội dung của kế hoạch để phù hợp với
sự thay đổi của môi trường bên ngoài
Mặc dù chất lượng cuộc sống người dân có được cải thiện, nhưng đã cónhững lời chỉ trích rằng Chính phủ không tăng cường chức năng phúc lợi, điềuchỉnh chính sách tài chính, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng đểcải thiện phúc lợi và công bằng giữa các tầng lớp xã hội Hơn nữa, tỷ lệ chi tiêuphát triển kinh tế bị giảm, tạo nút cổ chai trong cơ sở hạ tầng xã hội trongnhững năm 1990
Kế hoạch thứ năm nhằm thúc đẩy chức năng của thị trường, để giải quyết vấn
đề đa dạng của phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đáp ứng nhu cầu thay đổi củangười dân Tuy nhiên, Chính phủ đã không đạt được mục tiêu tự do hóa, mở cửa
1.3.7 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ sáu (1987-1991)
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ sáu được xây dựng dựa trên đánhgiá cẩn thận về việc thực hiện kế hoạch thứ năm và các chính sách lớn đã được thựchiện, có tính đến quy mô kinh tế, tăng sự phụ thuộc vào bên ngoài và những thayđổi trong và ngoài nước Chính phủ tiếp tục thực hiện theo một số mục tiêu và chínhsách hiện có; bổ sung và xây dựng những mục tiêu, chính sách mới Kế hoạch thứsáu đã được chuẩn bị thận trọng thông qua sự đồng thuận quốc gia; bằng chứng là
kế hoạch đã tham khảo ý kiến với các chuyên gia trong và ngoài nước, giới họcthuật, các Viện nghiên cứu, các phương tiện truyền thông đại chúng và các bên liênquan Tuy nhiên, kế hoạch thứ sáu được chuẩn bị bởi Chính phủ trước đó và đượcthực hiện bởi Chính phủ mới được bầu năm 1987, do đó có nhiều vấn đề được điềuchỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch
Trang 30Kế hoạch thứ sáu (1987-1991) đã được sửa đổi chủ yếu do thay đổi nhanhchóng của các điều kiện kinh tế như điều chỉnh tỷ giá và giá dầu giảm Nội dungsửa đổi là 17 nhiệm vụ chính sách.
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Các mục tiêu công bằng và phát triển xã hội đã không được nhấn mạnh từ kếhoạch thứ tư tới kế hoạch thứ sáu Vì vậy, trong nửa cuối những năm 1970, vấn đềphân phối thu nhập đã trở nên đáng chú ý hơn bao giờ hết Mục tiêu chính của kếhoạch là phát triển kinh tế và tăng cường phúc lợi của người dân
Các chính sách lớn tập trung vào:
(1) Cải thiện công bằng thuế;
(2) Kiểm soát hoạt động đầu cơ bất động sản và cải thiện hệ thống bất động sản;(3) Bãi bỏ quy định tài chính;
(4) Kiểm soát tập trung kinh tế;
(5) Cải thiện quan hệ kinh doanh lao động;
(6) Phát triển làng chài và nông thôn;
(7) Cải thiện nhà ở và môi trường của những người thu nhập thấp;
(8) Thiết lập hệ thống an sinh xã hội;
(9) Phát triển cân đối giữa các vùng;
(10) Quản lý thặng dư cán cân thanh toán;
(11) Quản lý toàn cầu hóa
* Kết quả của kế hoạch
Tốc độ tăng trưởng trung bình dự kiến là 7,3%/năm, nhưng tốc độ tăngtrưởng thực tế là 10,0%/năm
Mặc dù cán cân thanh toán đã thặng dư kể từ năm 1986, nhưng bắt đầu códấu hiệu thâm hụt vào năm 1990 do áp lực mở cửa thị trường trong nước, tăng nhucầu trong nước và khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp thấp do lương tăng Giátiêu dùng tăng 7,5%/năm do tiêu dùng trong nước tăng và mức lương tăng Từ năm
1988 đến năm 1991, tiền lương sản xuất tăng 20%/năm trong khi chi phí đơn vị tăng18%/năm (1988-1989)
Trang 31Tăng trưởng kinh tế giảm do xuất khẩu và sản xuất tăng chậm Suy thoáikinh tế này chủ yếu là do suy thoái kinh tế toàn cầu và "ba mức thấp" (giá trị củađồng đô la Mỹ thấp, lãi suất thấp và giá dầu thấp) Trong giai đoạn 1988-1990,Chính phủ đã cố gắng kích thích nhu cầu trong nước bằng cách tăng đầu tư cơ sở hạtầng các khu dân cư và toàn xã hội Và các chính sách lớn đã thành công trong việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%/năm trong giai đoạn1990-1991), tuy nhiên, nó đã dẫn đến một sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô nghiêmtrọng với lạm phát tăng cao và thâm hụt thương mại lớn.
Trong chính sách tiết kiệm năng lượng, Chính phủ đã trực tiếp kiểm soátviệc cắt giảm tiêu thụ năng lượng thay vì điều chỉnh gián tiếp thông qua giá nănglượng.Điều này đã trái với chính sách hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vàthúc đẩy chức năng của thị trường Trong quan hệ sản xuất, Chính phủ không thểthiết lập một cơ chế tự nguyện giải quyết tranh chấp lao động, quan hệ lao động,cải thiện cơ cấu tiền lương
* Đánh giá kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ sáu bắt đầu được soạn thảo năm
1985 và được hoàn thành vào năm 1986 Từ năm đầu tiên của kế hoạch (1987), cáncân thanh toán thặng dư chủ yếu do ba mức thấp, dẫn đến lạm phát, tăng giá cổphiếu và tăng giá bất động sản Từ những tác động bất lợi, kế hoạch thứ sáu đã đượcsửa đổi từ năm đầu tiên của kỳ kế hoạch.Theo đó, các mục tiêu kinh tế, chính sáchlớn cũng đã được sửa đổi cho phù hợp
Trong kế hoạch thứ sáu, kế hoạch sửa đổi chủ yếu tập trung vào 17 trong 31
kế hoạch ngành Các mục tiêu của kế hoạch trước đó là:
+ Thiết lập hệ thống, ổn định KT-XH;
+ Cơ cấu lại cơ cấu công nghiệp và cải tiến công nghệ;
+ Phát triển cân đối giữa các khu vực
Tuy nhiên, các mục tiêu này đã được sửa đổi và nhấn mạnh vào:
+ Toàn cầu hóa;
+ Cải thiện phúc lợi xã hội đối với những người có thu nhập thấp và thành lập Hộichợ thương mại bình đẳng Kế hoạch cũng đã nhấn mạnh rằng số liệu thống kê là cơ
sở quan trọng trong quá trình lập kế hoạch Do đó, một chương trình phát triển hệthống thống kê cũng được đưa ra trong kế hoạch thứ sáu
Trang 32Tóm lại, kế hoạch thứ sáu giải quyết được hầu hết các nhiệm vụ chính sáchcần thiết.Nó có thể được coi là một kế hoạch toàn diện.Kế hoạch cũng được đánhgiá là việc lựa chọn mục tiêu và thực hiện chính sách có nhiều hiệu quả hơn so với
kế hoạch trước đó.Tuy nhiên, Chính phủ đã gặp khó khăn khi có quá nhiều nhiệm
vụ đầy tham vọng.Vấn đề phát triển kinh tế đã trở nên phức tạp hơn và giải phápcho những vấn đề này cũng có xu hướng phức tạp hơn.Hơn nữa, nền kinh tế nhạycảm với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, việc xây dựng và thực hiện chínhsách trong kế hoạch sẽ trở nên khó hơn trong tương lai
1.3.8 Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế mới (1993-1997)
Vào tháng 3 năm 1992, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 7(1992-1996) đã được công bố Tuy nhiên, Tổng thống Kim Young Sam mớiđược bầu vào tháng 12 năm 1992 về cơ bản đã bác bỏ kế hoạch này và xây dựng
kế hoạch 5 năm phát triển Kinh tế mới Đây là kế hoạch cuối cùng của KHPTkinh tế 5 năm tại Hàn Quốc.Điểm nổi bật là Tổng thống mới cho rằng chính sáchtăng trưởng được dẫn dắt bởi Chính phủ là một mô hình cũ Để thích ứng với sựthay đổi môi trường quốc tế, hệ thống kinh tế nên được dẫn dắt bởi khu vực tưnhân và quan điểm này đã được chấp nhận rộng rãi
Đây là lý do tại sao kế hoạch phát triển kinh tế mới này bao gồm rất nhiềucải cách chính sách Các cải cách về thể chế bao gồm cả cải cách tài chính (hệ thốngthuế, cơ cấu chi tiêu, hệ thống ngân sách), hệ thống tài chính và hệ thống quy phạm
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Các mục tiêu của KHPT kinh tế mới là:
(1) Tăng cường sự tham gia tích cực của người dân và các ý kiến sáng tạo của khuvực tư nhân đối với hoạt động phát triển KT-XH;
(2) Tăng cường sức mạnh kinh tế nhằm thống nhất đất nước trong tương lai
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Chính phủ công bố "Kế hoạch nền kinh
tế mới 100 ngày" nhằm tái cơ cấu kinh tế và để tạo ra một môi trường cơ sở để tất
cả mọi người dân có thể tham gia vào nền kinh tế mới Đó là một loạt các biện phápngắn hạn phù hợp với kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế mới
Các chính sách lớn trong thời kỳ kế hoạch nhằm:
Trang 33(1) Thực hiện cải cách kinh tế;
(2) Thúc đẩy toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế;
(3) Cải thiện điều kiện sống của người dân
* Kết quả của kế hoạch
Tốc độ tăng trưởng GNP (5%/năm) thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng mụctiêu (7%/năm).Năm 1997, GNP bình quân đầu người được dự kiến 12.305 USD,nhưng chỉ có thể đạt 10.307 USD Tỷ lệ lạm phát hàng năm đã tăng lên 6,6%, gấpđôi so với mục tiêu ban đầu là 3,2% Cán cân thanh toán thâm hụt Kế hoạch 100ngày đã không thành công như mong đợi
Những cải cách phải có được thực hiện cùng với sự tham gia tự nguyện củangười dân tạo nên sự đồng thuận quốc gia, tuy nhiên, sự đồng thuận quốc gia đãkhông được thiết lập trong kế hoạch này.Mặt khác, Chính phủ đã không chuẩn bị tốt
để thực hiện những cải cách và cũng quá vội vàng tham gia OECD Do đó, HànQuốc đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
1.3.9 Đánh giá tổng quan các kế hoạch phát triển kinh tế lớn của Hàn Quốc
Hàn Quốc không có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên, thậm chí trong nhữngnăm 1950-1953, cả đất nước bị tàn phá trong cuộc nội chiến Triều Tiên Nhưngtrong những năm 1960-1970, với các KHPT kinh tế 5 năm, Hàn Quốc đã đạt được
sự phát triển thần kỳ, tốc độ tăng trưởng sản lượng thực tế luôn cao hơn mục tiêu kếhoạch ngoại trừ kế hoạch lần thứ tư
Kết quả này có được là nhờ vào sức mạnh của giới lãnh đạo, việc thực hiệnthành công các KHPT kinh tế 5 năm, chính sách định hướng xuất khẩu, sự sẵn sàngtham gia phát triển kinh tế của người dân, năng lực quản lý hiệu quả của các quanchức Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân
Bảng 1.5 Các kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc (1962-1997)
Trang 34(2) Xây dựng một nền kinh
tế tự cung tự cấp
lớn và cơ sở hạ tầng xã hội (3) Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi (4) Cải thiện cán cân thanh toán
(4) Tăng thu nhập nông nghiệp:
lợi tức cây hoa màu (5) Tăng thực phẩm tự cung tựcấp
7,0%(9,6%)
(4) Tăng cường cơ sở hạ tầng xãhội
(5) Phát triển khoa học công nghệ
và nguồn nhân lực(6) Nâng cao phúc lợi xã hội
8,6%(9,2%)
tăng hiệu quả sản xuất
(1) Tự tài trợ đầu tư (2) Cân bằng cán cân thanh toán (3) Cải thiện cơ cấu công nghiệp/
năng lực cạnh tranh (4) Tăng việc làm (5) Phát triển con người (6) Quản lý kinh tế và cải thiệnthể chế
9,2%(5,8%)
và nâng cao hiệu suất ngành côngnghiệp
(5) Chuẩn bị cho Olypics
7,6%(9,8%)
(2) Tăng trưởng cân bằng và
(1) Công bằng trong đánh thuế (2) Hệ thống an sinh xã hội (3) Công bằng Hệ thống thương mại
7,3%(10%)
Trang 35tế mới
(1993-1997)
(1) Tăng cường sự tham gia
tích cực của người dân và
tạo thế chủ động cho khu
(4) Vốn và thương mại tự do (5) Cải thiện điều kiện sống
7,6%(9,8%)
1.4 Cơ chế kế hoạch mới: Khung khổ chi tiêu trung hạn
1.4.1 Cơ sở đổi mới kế hoạch
Kế hoạch quốc gia của Hàn Quốc chủ yếu giải quyết các chỉ số kinh tế vĩ
mô, định hướng chính sách kinh tế và một số chương trình quan trọng trong thời kỳphát triển kinh tế nhanh ở thập niên 60 và 70 Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanhvào thập niên 80, những vấn đề xã hội chủ yếu như sự bất bình đẳng trong phânphối thu nhập, giáo dục và chăm sóc sức khỏe nổi lên từ các nhóm xã hội khác nhautrong nước Để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu thiết lập một Khung khổ chi tiêutrung hạn (MTEF) được đưa ra trong Chính phủ nhằm phân phối hiệu quả cácnguồn lực công (không chỉ về kinh tế mà còn về xã hội) dựa trên các triển vọngtrung và dài hạn Các kế hoạch thí điểm cho MTEF tiếp tục được nghiên cứu dựatrên góp ý của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) nhưng Chính phủ đã không chính thứcứng dụng các kế hoạch này cho đến năm 2004
Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực đổi mới quy trình ngân sách và cấu trúc ngânsách nhằm mục tiêu phân bổ hợp lý các nguồn lực công do nhu cầu chi tiêu mớitrong xã hội ngày càng tăng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến quản lý nợ công do
nợ quốc gia tăng nhanh kể từ khủng hoảng tài chính năm 1997 Mặt khác là do nhucầu tham gia mạnh mẽ của các nhóm dân sự vào quy trình ngân sách Những thayđổi trong môi trường tài khóa đã buộc Chính phủ phải dành ưu tiên cho MTEF vàcho đổi mới ngân sách
Trang 36Năm 2004, Chính phủ quyết định ban hành cải cách ngân sách thông qua Kếhoạch quản lý tài chính quốc gia (NFMP), Lập ngân sách từ trên xuống, Hệ thốngquản lý kết quả và Hệ thống kiểm toán số Những cải cách này được gọi là các cảicách “3+1” trong hệ thống ngân sách.Các hệ thống liên kết với nhau trong quá trìnhhoạt động nên việc thực hiện đồng thời các hệ thống này rất quan trọng.
Hình 1.1 Cải sách ngân sách “3 + 1” của Hàn Quốc
Nguồn: Bộ Chiến lược và Tài chính
1.4.2 Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia
Đây là Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia (NFMP) đưa ra tầm nhìn và địnhhướng chính sách quốc gia cũng như các chương trình chi tiêu cho từng lĩnh vựctrong trung hạn.Kế hoạch này được sửa đổi hàng năm để phù hợp với các chỉ dẫn vềlập ngân sách Kế hoạch quản lý tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các định hướng chính sách quốc gia;
- Dự báo tổng thu nhập;
- Các kế hoạch phân bổ nguồn lực cho các ngành;
- Tầm nhìn về cân đối tài chính trung hạn
1.4.3 Hệ thống lập ngân sách từ trên xuống
Trước khi hệ thống lập ngân sách từ trên xuống được thông qua, cơ quanngân sách trung ương (TW) được giao toàn quyền trong việc phân bổ chi tiêu công.Ngân sách cho mỗi dự án cuối cùng được quyết định bởi cơ quan ngân sách TW.Sau khi thông qua hệ thống lập ngân sách từ trên xuống, quy trình ngân sách đượcchia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên xác định trần ngân sách theo lĩnh vực
Kế hoạch quản lý tài khóa quốc gia(MTEF hay NFMP 5 năm)
Hệ thống quản lý kết quả (Các chỉtiêu và mục tiêu kết quả)
Lập ngân sách từ trên xuống
(Các mức trần của từng khu vực)
Hệ thống kiểm toán và ngân sách kỹ thuật số
(Hệ thống IT)
Trang 37và giai đoạn thứ hai là xem xét các chương trình chi tiết theo Bộ ngành Ngoài ra,việc tái cấu trúc chi tiêu tự động cũng diễn ra tại các Bộ ngành bởi vì các cơ quancũng phải chịu trách nhiệm về các chương trình của họ.
1.4.4 Hệ thống quản lý kết quả
Các thông tin về kết quả trong quy trình ngân sách là cơ sở phân tích đầu racủa chi tiêu công cũng như cho phân bổ nguồn lực Những thông tin này sẽ được sửdụng hiệu quả trong quy trình lập ngân sách năm tiếp theo Việc phân bổ các nguồnlực công được thực hiện dựa trên cơ sở kết quả của kỳ trước.Với mục tiêu đó, mỗi
Bộ sẽ thực hiện các chương trình tự đánh giá.Sau đó Bộ Chiến lược và Tài chính(MOSF) sẽ xem xét lại các chương trình tự đánh giá của các Bộ, ngành; cuối cùng,báo cáo của Chính phủ sẽ được đệ trình lên Quốc hội
Kết quả đánh giá kết quả hoạt động của chương trình được phản ánh trong kếhoạch quản lý tài chính quốc gia và trong lập ngân sách hàng năm Quy trình này sẽtăng cường mối liên kết giữa kết quả thực hiện và ngân sách MOSF sẽ cắt giảmngân sách đối với những chương trình không hiệu quả và đưa ra các khuyến nghịnhằm cải thiện kết quả thực hiện Mặt khác, các Bộ ngành cũng thực hiện phân bổngân sách dựa trên các kết quả đánh giá do MOSF đưa ra
Trang 38Hình 1.2 Kết nối giữa kết quả thực hiện chương trình, dự án với ngân sách
Nguồn: Bộ Chiến lược và Tài chính (2011)
MOSF đã đưa ra một danh mục kiểm tra đạt chuẩn cho báo cáo tự đánhgiá.Danh mục này ứng dụng mô hình I-O quản lý việc xây dựng kế hoạch và tráchnhiệm giải trình kết quả và nó cũng bao gồm các câu hỏi liên quan đến xây dựngchương trình, thực hiện chương trình và kết quả thực tế
Bảng 1.6.Các nội dung trong Danh mục kiểm tra kết quả ngân sách
Xây dựng kế hoạch
(30)
- Mục đích của chương trình
- Sự hợp lý trong chi tiêu Chính phủ
- Sự lặp lại với các chương trình khác
- Hiệu quảthiết kế chương trình
- Sự tương đối giữa các mục tiêu kết quả và các chỉ số
- Sự tương đối của các mục tiêu kết quả
Quản lý (20)
- Các nỗ lực giám sát
- Những trở ngại của việc thực hiện chương trình
- Thực hiện theo kế hoạch
- Cải thiện hiệu quả hay tiết kiệm ngân sách
Kết quả và trách
nhiệm giải trình
- Đánh giá chương trình độc lập
- Kết quả
- Sự thỏa mãn của người dân
- Tính hữu dụng của kết quả đánh giá
Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển
Mỗi chương trình sẽ được xem xét lại sau ba năm:
- Khoảng 1/3 chương trình được xem lại mỗi năm
- Khoảng 300 chương trình nhỏ được xem lại mỗi năm
- Các đơn vị đánh giá thường là các chương trình con và là các đơn vị phân bổ ngânsách của MOSF
Quốc hộiChi tiêu
- Kế hoạch hoạt động hàng năm
- Báo cáo kết quả hoạt động hàng nămđược đệ trình cùng với dự thảo ngân sách
- Kế hoạch hoạt động hàng năm
- Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm được
đệ trình cùng với yêu cầu về ngân sách
Trang 39- Các chương trình hoạt động không hiệu quả sẽ được đề xuất cắt giảm ngân sách.
1.4.5 Hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số
Công nghệ thông tin (IT) và truyền thông của Hàn Quốc đã phát triển đáng
kể từ những năm 1990 Nhờ có sự phát triển của IT, Chính phủ điện tử đã và đangđược áp dụng ở tất cả các khu vực quản lý công Một hệ thống kế toán và ngân sách
kỹ thuật số cũng được áp dụng cùng với sự phát triển của IT theo kế hoạch cải cáchngân sách Có thể nói ngân sách kỹ thuật số cho phép phân tích chính xác hơn các
dữ liệu, thông tin tài chính, cung cấp những hỗ trợ kịp thời cho việc ra quyết định vàhoạch định chính sách
Hệ thống kế toán kỹ thuật số là một hoạt động tài chính của Chính phủ được
áp dụng đối với tất cả các quy trình tài chính, bao gồm lập ngân sách, thực hiện, kếtoán và quản lý kết quả Đây là một hệ thống thông tin tài chính và là một dự ánđược thiết kế dài dạn cho việc đổi mới tài chính quốc gia Người dân đã nhận thấyđược sự cần thiết của hệ thống này và đã đề xuất việc ứng dụng nó.Tuy nhiên, sựthay đổi trong cấu trúc cơ bản của tài chính quốc gia đã gặp phải một vấn đề phứctạp và đã bị trì hoãn gần nửa thập kỷ
Mục đích của việc thiết lập hệ thống kế toán kỹ thuật số là nhằm “xây dựngmột hệ thống kế toán ngân sách để quản lý kết quả hoạt động tài chính trong khuvực công”.Thông qua việc thiết lập hệ thống kế toán kỹ thuật số, ngân sách quốc giađược kỳ vọng sẽ trở nên hiện đại hơn và minh bạch hơn.Hiệu quả của quản lý tàichính sẽ được cải thiện Quản lý kết quả hoạt động của các chương trình và phân bổnguồn lực cho các chương trình ưu tiên hàng đầu có thể đạt được bằng cách sử dụngcác thông tin như thông tin hoạt động, thông tin kết quả và thông tin khả thi khi các
cơ quan chính quyền xây dựng ngân sách của họ Hơn nữa, thông qua hệ thốngphân tích tài chính, các quyết định chính sách sẽ hợp lý hơn và phân bổ nguồn lực
sẽ hiệu quả hơn
Trang 40Chương 2.
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM2.1 Hệ thống kế hoạch hóa
Hệ thống kế hoạch hóa (KHH) phát triển quốc gia bao gồm 3 khâu nối tiếpnhau là chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thường được xây dựng cho thời kỳ 10năm, tầm nhìn từ 20-30 năm; tính chất định tính là chủ yếu và thể hiện kết quả,thành quả và đột phá, ưu tiên
Quy hoạch phát triển tầm nhìn dài hạn từ 10 năm trở lên;thể hiện sự bố tríchiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chứckhông gian.Kế hoạch phát triển được xây dựng cho 5 năm và được bổ sung bằngcác kế hoạch hàng năm
Trong quy trình KHH, nguyên tắc nhất quán phải được áp dụng Các KHPTcấp dưới phải được xây dựng căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra ở các KHPTcấp cao hơn, nhằm đạt được mục tiêu, định hướng phát triển đề ra của KHPT cấpcao hơn cũng như không được trái với các KHPT cấp cao hơn
Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch hóa phát triển của Việt Nam
Chiến lược phát triển
KT-XH
KHPTKT-XH quốc gia
Quy hoạch phát triểnngành, lĩnh vực
KHPT ngành,lĩnh vựchàng năm
KHPTKT-XH quốc gia5
năm
KHPT ngành, lĩnh vực 5năm