1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Cửu Long

156 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 35,56 MB

Nội dung

Trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin nói riêng, yêu cầu quan trọng nhất của người học đó chính là thực hành. Có thực hành thì người học mới có thể tự mình lĩnh hội và hiểu biết sâu sắc với lý thuyết. Với ngành mạng máy tính, nhu cầu thực hành được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện còn thiếu thốn về trang bị như hiện nay, người học đặc biệt là sinh viên ít có điều kiện thực hành. Đặc biệt là với các thiết bị đắt tiền như Router, Switch chuyên dụng

Trang 1

DAI HOC HUE TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYEN THỊ KIM CƯƠNG

QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HOC

CUA GIANG VIEN TRUONG DAI HOC CUU LONG

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO DINH HUONG UNG DUNG

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC PGS.TS PHUNG DINH MAN

'Thừa Thiên Huế, năm 2018

Trang 2

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và

kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong

bắt kỳ một công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Cương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến:

PGS.TS Phùng Đình Mẫn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Quý Thầy/Cô khoa Tâm lý Giáo dục, Quý Thầy/Cô phòng Đào tạo Sau

đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

tham gia khóa học và bảo vệ luận văn

Quý Thầy Ban Giám hiệu trường Đại học Cửu Long đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi được tham gia khóa học

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn chắc chắn không thể không có

thiếu sót, rất mong Quý Thầy/Cô tận tình góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn

Chân thành cám ơn

Tran trong./

TAC GIA LUAN VAN

Nguyễn Thị Kim Cuong

iii

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA 2222222222222222222272.22 re LỜI CAM ĐOAN

KHÁCH THÊ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CUU

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA

GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC se TÍ

1.1 KHÁI QUAT VE LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ

1.2.2 Hoạt động NCKH của giảng viên trường đại học _ l6 1.2.3 Quản lý hoạt động NCKH của GV trường đại học —¬ < 1.3 HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 18 1.3.1 Tầm quan trọng của NCKH đối với giảng viêt I8

1.3.2 Các quy định về NCKH đối với giảng viên se 1§

1.3.3 Các hình thức NCKH đối với giảng viên 22 - E9 1.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học 20 1.3.5 Các bước thực hiện cơ bản trong nghiên cứu khoa học 20

1.4 QUAN LY HOAT DONG NCKH CUA GIANG VIEN TRONG TRƯỜNG DAL HOC oe Tre "Ă ỒÔ

Trang 5

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

1.4.2 Kế hoạch hóa nhiệm vụ NCKH của giảng viên

1.4.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động NCKH của GV 31

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN I LY HOAT DON NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG 34

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN TRƯỜNG

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

2.3.1 Nhận thức của giảng viên về công tác NCKH và tầm quan trọng của hoạt

„48 2.3.3 Kết quả hoạt động NCKH của giảng viên trong những năm qua 49 2.4 THUC TRANG VE QUAN LY HOAT DONG NCKH CUA GV TRUONG

2.4.1 Thực trạng về kế hoạch hóa hoạt động NCKH của GV 52 2.4.2 Thực trạng về công tác tổ chức hoạt động NCKH của GV

2.4.3 Thực trạng về công tác lãnh đạo hoạt động NCKH của GV 64 2.4.4 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của GV 65

2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG

Trang 6

2.5.3 Nguyên nhân các mặt hạn chế, tồn tại

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT DONG» NCKH CUA GIANG VIEN

3.1 NGUYÊN TÁC XÂY DUNG BIEN PHAP QUAN LY HOAT BONG NCKH

3.1.1 Định hướng xây dựng nguyên tắc cu 69

3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN

3.2.1 Nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động

3.2.2 Tăng cường thực hiện quy chế quản W hoạt động N NCKH của giảng viên,

chú trọng đến chính sách khuyến khích, động viên giảng viên tham gia hoạt động

323 Đi mới nội dung và quy trình quản ý hoạt động NCKH của giảng viê T5

3.2.5 Xây dựng kế hoạch chiến lược NCKH, định hướng hệ thống đề tài bám

sát thế mạnh và mục tiêu phát triển của trường ¬ 3.2.6 Tăng cường bồi dưỡng năng lực NCKH cho giảng viên 78

3.2.7 Đảm bảo các điều kiện (nhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất)

3.3 MỖI QUAN HỆ TƯỜNG QUẦN GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 82 3.4 KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VE TINH CAN THIET VA TINH KHA THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÈ XUẤT "

3.4.2 Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89

KET LUAN CHUONG 3 94 KET LUAN VA KHUYEN NGHI "¬¬ _ 95

PHY LUC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT

TT CÁC CHU VIET TAT NOI DUNG DAY DU

Phòng Quản lý khoa học — Sau dai hoc

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

BANG

Bảng 2.1 Thống kê số lượng CB-GV cơ hữu của trường ĐHCL „36

Bảng 2.2 Các chuyên ngành đào tạo tại trường ĐHCL - .37

Bảng 2.3 Thông tin về đối tượng được khảo sát đánh giá công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trường ĐHCL - 40 Bang 2.4: Két quả khảo sát lý do GV trường ĐHCL tham gia hoạt động NCKH 42

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát ý kiến những thuận lợi mà GV trường ĐHCL có được khi tham gia hoạt động NCKH 2-22:22272 71- 7.77 4 Bảng 26: Kết quả khảo sát ý kiến những khó khăn mà GV trường DHCL gặp phải khi tham gia hoạt động NCKH 4

Biểu đồ 2.2 Thái độ của GV trường ĐHCL khi tham gia hoạt sat dong NCKH 45

Bang 2.7 Tình hình hoạt động NCKH của GV trường ĐHCL từ 2012 ~ 2017 50

Bang 2.8 Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động NCKH tại trường ĐHCLL 52

Bảng 2.9: Những thuận lợi của nhà trường trong quản lý hoạt động NCKH của GV 54

Bảng 2.10: Những khó khăn của nhà trường trong quản lý hoạt động NCKH của GV 54

Bảng 2.11: Thống kê nguồn kinh phí dành cho hoạt động KHCN từ 2012 đến 2017 S8 Bang 2.12: Thống kê kinh phí các đề tài, dự án NCKH sử dụng ngân sách nhà nước 59

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát những yếu tố tác động đến kết quả đánh giá trong công tác xét duyệt và nghiệm thu dé tài ở trường ĐHCL 66

Bảng 3.1: Những vấn đề nhà trường cần quan tâm để hoạt NCKH ở nhà trường được tốt hơn os 72 tượng được khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi cua

các biện pháp đê xuất 7 soos 83 Bang 3.3: Két qua khao sat tinh cấp thiết của các biện pháp để xuât ¬ -

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đẻ xuắt 89

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỎ, BIÊU ĐỎ

SƠ ĐÒ

Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý hoạt động NCKH tại trường › ĐHCL ĐHCL 60

BIEU DO

Biểu đồ 2.1 Mức độ cần thiết của hoạt động NCKH đối với GV trường ĐHCL .41

Biểu đồ 2.2 Thái độ của GV trường ĐHCL khi tham gia hoạt động NCKH 45

Biểu đồ 2.3 Tác động của các chế độ, chính sách hiện hành của nhà trường đến việc

Biểu đồ 2.4 Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động NCKH của GV oe)

Biểu dé 2.5 Mức độ gắn kết hai hoạt động giảng dạy và NCKH của GV 49

Biểu đồ 2.6 Mức độ chặt chẽ của công tác quản lý tài liệu, kết quả các đề tài

doanh nghiệp trong hoạt động NCKH ở nhà trường 3

Trang 10

vào hoạt động giảng dạy và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Sở đĩ nói GV là lực lượng nòng cốt là bởi ở bậc đại học, người GV đồng thời

phải thực hiện hai nhiệm vụ: giảng đạy và NCKH Hai nhiệm vụ này có quan hệ

chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau, nếu chỉ thực hiện được một trong hai nhiệm vụ ấy

thì có nghĩa người GV đó chưa hoàn thành đủ nhiệm vụ của mình Như vậy, NCKH

là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi GV, nhất là với mục tiêu mỗi

trường đại học là một viện nghiên cứu

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, mỗi trường luôn muốn tự làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trước xu thế phát triển ngày càng sâu và rộng

của quá trình hội nhập, muốn luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí và vai trò của khoa

nguôn nhân lực, nhất là nguôn nhân lực chất lượng cao tập trung vào vi

căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguôn nhân

lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ [14] Trên thế giới va kể cả ở Việt Nam, việc thực hiện hoạt động NCKH là một trong những tiêu chí cơ bản để

đánh giá chất lượng của một trường đại học, cao đẳng

Trong điều lệ trường đại học, cao đẳng và trong quy định chế độ làm việc của

GV, người GV ngoài nhiệm vụ giảng dạy còn có “Niệm vụ nghiên cứu khoa học

và chuyển giao công nghệ, bao gồm: chủ trì hoặc tham gia tỏ chức, chỉ đạo, thực

hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công

nghệ Nghiên cứu khoa học và công nghệ dé phục vụ xây đựng chương trình đào tao, béi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học” [I]

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của đất nước như hiện nay, đánh giá một cách khách quan thì đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, lực lượng GV tại

trường Đại học Cửu Long (trường ĐHCL) nói riêng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu

Trang 11

cầu đổi mới căn bản và toàn điện giáo dục đại học (cả về số lượng và chất lượng) để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Để hoạt động NCKH chuyển biến sâu về

mặt chất lượng thì cần phải có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa không những

chỉ trong nhận thức mà phải được chuyên hóa bằng hành động của mỗi cá nhân và đơn vị trong toàn trường

Có thể thấy, thực trạng bức tranh NCKH hiện nay là tình trạng chung không

những đối với trường ĐHCL mà là của hằu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước Trước những nguyên nhân thực tế làm hoạt động NCKH của GV chưa đạt được hiệu quả như mong muốn và phát huy đúng vai trò của nó trong việc nâng cao

chất lượng đào tạo, cũng như thể hiện thương hiệu và sự phát triển của nhà trường,

tác giả mong muốn đề xuất nhiều giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động NCKH của GV trên cơ sở khơi dậy tiềm năng NCKH của đội ngũ GV tại trường ĐHCL

Xuất phát từ thực tế trên tác gid chon dé tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Cửu Long”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt

động NCKH của GV trường ĐHCL, tác giả đề xuất giải pháp quản lý hoạt động

NCKH của GV trường ĐHCL đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục đại học

3 KHÁCH THÊ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động NCKH của giảng viên tại trường Đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên tại trường Đại học Cửu Long

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hoạt động NCKH của GV là một trong những nhân tố quyết định và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của một trường đại học Tầm quan trọng

của hoạt động giảng dạy nghiên cứu luôn được gắn liền với nhau, tuy nhiên hiện nay công tác quản lý hoạt động NCKH tại trường ĐHCL vẫn còn tồn tại một số hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, điều đó đã phần nào ảnh hưởng

đến chất lượng hoạt động NCKH của nhà trường Từ thực tế đó, nếu nhà trường có

định hướng đúng đắn và tìm ra được các giải pháp quản lý phù hợp đối với hoạt

động NCKH của GV thì có thể nâng cao được chất lượng hoạt động NCKH của

Trang 12

GV, giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng NCKH, bên cạnh đó còn đánh giá và xác định vị thé của nhà trường trong công tác giáo dục va nghiên cứu

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của GV trường đại học 5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV tại trường

DHCL, trén cơ sở đó phân tích nguyên nhân dẫn đến những thực trạng này

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của

GV trường ĐHCL trên cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục đại học

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân loại

tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt

động NCKH của GV

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của GV tại trường ĐHCL, và đề ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của GV tại trường ĐHCL

6.3 Phương pháp thống kê toán học, xử lý thông tin

Sử dụng một số công thức toán học, phần mềm MS Excel, phần mềm SPSS để

xử lý số liệu điều tra thu thập được

7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tải luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV trường DHCL

~ Đối tượng khảo sát 151 người (trong đó có 03 thành viên Hội đồng quản trị, BGH nhà trường; 24 lãnh đạo là trưởng/phó các đơn vị; 15 GV thỉnh giảng; 96,

GV cơ hữu; 13 cán bộ quản lý công tác NCKH ở các khoa)

~_ Phạm vi khảo sát: từ 6/2012 đến 12/2017

8 CẤU TRÚC LUẬN VAN

Luận văn gồm 3 phần

PHAN MO DAU

Trang 13

Giới thiệu khái quát về đề tài: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc luận văn, kế hoạch hoàn thành luận văn

PHAN NOI DUNG

Chuong 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên ở trường đại học

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Đại học Cửu Long

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Đại học Cửu Long

KET LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

10

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUAN VE QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN

O TRUONG DAI HQC

1.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN DE

Hoạt động NCKH của GV ở trường đại học là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm và cơ bản của GV Vì thế, nghiên cứu về hoạt động quan trọng này luôn

thu hút các học giả, các nhà quản lý giáo dục ở các viện, các trường đại học không

chỉ ở các nước trên thế giới mà tất nhiên là còn ở các viện, các trường đại học của

Việt Nam

LL

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đều coi giáo dục, khoa học

công nghệ là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, hiện

đại hóa quốc gia của họ

Theo thống kê của Scimago Journal & Country Rank (Trang web bao gồm chỉ

số đánh giá các tạp chí và tình hình khoa học các quốc gia) thì những nước có hoạt

đông NCKH ở các trường đại học diễn ra mạnh mẽ thường là những nước có nền

kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển hàng

thì vấn đề về quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học cũng được đặt ra Các

u thế giới Để có thể đạt được điều này

công trình nghiên cứu liên quan cụ thể như của các tác giả Blackburn va Lawrence trong “Faculty at work: Motivation, expectation, satisfaction” [16], nghiên cứu về đông cơ thực hiện, sự mong đợi và sự thỏa mãn trong công việc của GV qua đó các

ông kết luận rằng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu như tuôi tác,

giới tính, trường đào tao, vi tri nghề nghiệp, môi trường nghề nghiệp và các thay đổi

trong cuộc sống

Điều tương tự cũng có thể được tìm thấy trong nghiên cứu của Azad and

Seyyed trong tác phẩm “Kỹ năng nghiên cứu và đào tạo” [15] với nội dung chủ yếu

là đi tìm động cơ của quá trình nghiên cứu, các quan niệm của cá nhân về ý nghĩa của việc nghiên cứu và đánh giá năng lực của chính bản thân để thực hiện việc

nghiên cứu Môi trường làm việc và tác động của môi trường làm việc đối với kết

quả ngiên cứu

Đối với công trình nghiên cứu “Facrors That Motivate Faculty to Conduet Research: An Expectaney Theory Analysis”" [7, tr.178-1§9] của các tác giả Chen,

Y., Gupta, A., Hoshower thì cho thấy được rằng các GV trong các trường đại học

i

Trang 15

thường có xu hướng đánh giá cao những giá trị vật chất và tinh thần sẽ đạt được sau

khi công trình nghiên cứu được hoàn thành Theo đó, các GV trong biên chế có

hứng thú hơn đối với các phần thưởng vẻ tỉnh thần cho công trình nghi:

họ Còn đối với các GV ngoài biên chế thì ngược lại, họ đòi hỏi một phần thưởng

cứu của

về vật chất là chủ yếu hơn

Qua các công trình nghiên cứu trên ta thấy được nội dung xoay quanh vắt

chủ yếu đó chính là động lực thực hiện các công trình nghiên cứu của GV tại các trường đại học, của các nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu Kết quả nghiên

cứu cho rằng môi trường nghiên cứu giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả

cuối cùng của công trình nghiên cứu đó Các nhân tố như cơ sở vật chất, sự hỗ trợ

từ các nguồn lực khác nhau cũng có thể tác động và cho ra những kết quả nghiên cứu khác nhau Bên cạnh đó, yếu tố chủ quan của chính người nghiên cứu như năng, lực, hành vi cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả nghiên cứu

‘Tom lai các công trình nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở việc tìm ra động cơ

dẫn đến hoạt động NCKH và cho rằng từ động cơ này sẽ cho ra hành động mà không thấy được rằng động cơ muốn dẫn đến thực hiện hành vi phải thông một quá

trình, cũng như hội đủ những điều kiện nhất định mới có thể chuyền hóa thành hành

vi NCKH cụ thể

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Hoạt động NCKH của GV ở các viện, các trường đại học ở Việt Nam đã được

chú trọng và quan tâm nhiều hơn trước Về phương diện quản lý hoạt động NCKH

cũng có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành, cụ thể có thể kể đến một số

giảng viên đại học Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 68; Lê Hữu Ái, Lâm Bá

Hoà (2010), Nghiên cứu khoa học - yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên

trong các trưởng đại học, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 439); Nguyễn Kiều Oanh (2010), Phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học ~ Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia Hà Nội Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26

12

Trang 16

và từ đó tìm giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đáp ứng yêu cầu phát triển của trường

'Vưu Thị Thùy Trang (2012), Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học quốc gia TP HCM Luận văn thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Đại học Bách khoa — Dai học quốc gia TP HCM Trong công trình nghiên cứu này tác giả tập trung tìm hiểu các

yếu tố ảnh hưởng đến GV trường Đại học Bách khoa - Đại học quốc gia TP.HCM

thực hiện nghiên cứu khoa học qua đó so sánh đánh giá GV giữa các nhóm ngành

khoa học khác nhau, GV giữa các nhóm có năng suất nghiên cứu khác nhau, từ đó đề

xuất các giải pháp nhằm cải tiến công tác nghiên cứu khoa học tại trường

Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Nông cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong

các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khu vực phía Bắc

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Học viện Bưu chính Viễn thông Vấn đề

xuyên suốt được để cập đến trong luận văn này đó chính là việc tác giả đi tìm hiểu

và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong các

trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh khu vực phía Bắc, nhằm đáp ứng

những yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh

tẾ của vùng và cả nước

'Về luận án tiền sĩ có:

Vũ Đức Lễ (2017), Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trưởng đại

học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính quốc gia Đây là một công trình nghiên cứu với phạm vi rộng, nhằm mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận về

chính sách phát triên đội ngũ GV đại học công lập Phân tích đánh giá thực trạng

nội dung chính sách, đề xuất giải pháp hoàn thiện các chính sách để có thể phát triển đội ngũ GV ở các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Tuyết (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới, Luận

án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Luận án nghiên cứu cơ sở lý

13

Trang 17

luận và thực tiễn quản lý hoạt động NCKH ở một số trường đại học Việt Nam theo

định hướng bình đẳng giới và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm tăng cường bình

đẳng giới ở các trường đại học Việt Nam trong quản lý hoạt động NCKH Đối

tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp quản lý có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường bình đẳng giới trong quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học Việt Nam

Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguôn nhân

lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Quản lý giáo

dục, Đại học quốc gia Hà Nội Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại

học ở một số quốc gia như ở Đông Á, Hoa Kỳ và Trung Quốc Khảo sát và phân tích các mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số

trường đại học trọng điểm ở nước ta, trong đó nghiên cứu sâu về mô hình ở Đại học

quốc gia Hà Nội trên các phương điện: sự hình thành, hoạt động, kết quả và đánh

giá của sinh viên và cán bộ quản lý về mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao đang thực hiện Điều tra, khảo sát thực tế kiểm chứng giải pháp và kiến

nghị hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở nước ta

Riêng đối với trường ĐHCL trước khi công trình này được thực hiện thì chưa

có luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động NCKH của GV tại trường

Như vậy, trên bình diện tổng thể đã có nhiều công trình liên quan nghiên cứu,

tìm hiểu về quản lý hoạt động NCKH của GV, nó được tiếp cận với nhiều góc độ và

bình điện khoa học khác nhau Thế nhưng, cho dù được tiếp cận với tư cách là chủ

đề chính hay chỉ là một khía cạnh trong công trình nghiên cứu của mình thì nội

dung của những công trình này cũng chỉ dừng lại ở việc xem xét hoạt động quản lý NCKH một cách riêng lề hoặc chỉ xem hoạt động quản lý NCKH là một hoạt động

bộ phận trong trường đại học nói chung

Chính vì vậy, đễ có thể thực hiện tốt việc quản lý NCKH trong trường ĐHCL qua đó thúc đẩy hoạt động NCKH trong đội ngũ CB-GV của trường thì

cứu về vấn để này đồng thời đưa ra những khuyến nghị, đề xuất góp phần hoàn c nghiên

chỉnh hoạt động quản lý và NCKH tại trường ĐHCL là điều có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc

14

Trang 18

1.2 MOT SO KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐÈ TÀI

1.2.1 Nghiên cứu khoa học

4) Khoa học

Là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết

mới, về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có

thể thay thế dần những cái cũ, cái không còn phù hợp Khoa học là hệ thống tri thức

về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự

nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội [5, tr.241]

Phân biệt ra 2 hệ thống trì thức: tri thức kinh nghiệm và trỉ thức khoa học

Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống

hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với

thiên nhiên Quá trình này giúp con người hiéu biết về sự vật, về cách quản lý thiên

nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội

Trí thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong

hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chấ

chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và

con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất

định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành trỉ thức khoa học

Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thông nhờ hoạt

động NCKH, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, trỉ thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Trỉ thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn

khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh hoc,

Đứng ở góc độ hoạt động, khoa học được hiễ

là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của loài người, giống như hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ Mỗi loại hình hoạt động có mục đích và phương thức riêng

Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản chất và các

quy luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống xã hội

5) Nghiên cứu khoa học

Loài người có nhiều dạng hoạt động, trong đó hoạt động nghiên cứu khoa học

là hoạt động đặc biệt phức tạp Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng

tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị

để sử dụng vào cải tạo thế giới

Trang 19

Chủ thể của nghiên cứu khoa học là các nhà khoa học với những phẩm chất trí

tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo Sự sáng tạo khoa học bao giờ cũng

được bắt đầu từ một ý tưởng cá nhân và sau đó được hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu cì

một tập thể, theo ý tưởng định hướng nghiên cứu của người đề xuất Vì vậy có thể

nói chủ thể nghiên cứu khoa học vừa là cá nhân vừa là tập thể

Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận dụng của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng chúng vào sản xuất vật

chất hay tạo ra những giá trị tinh than, dé thỏa mãn nhu cầu cuộc sống con người

Quá trình nghiên cứu khoa học diễn ra phức tạp, luôn chứa đựng những mâu

thuẫn, liên tục xuất hiện những xu hướng, các trường phái lý thuyết, các giả thuyết,

các dự báo khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và kết quả nào phù hợp với hiện thực, đem lại lợi ích cho con người là cái chiến thắng

Nghiên cứu khoa học có chứa những yếu tố mạo hiểm, bởi vì nghiên cứu khoa

học không phải lúc nào cũng thành công Sự thành công sẽ tạo ra giá trị mới cho

nhân loại và có cả những thất bại, rủi ro, đó là sự phải trả giá của khoa học, ít nhất

cũng cho một thông tin có ích dé không lặp lại những sai lầm tương tự

©) Đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài: được thực hiện đề trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thê chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế

Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội Dự án có tính ứng dụng cao, có rằng buộc thời gian và

nguồn lực

Đề

cho một cơ quan tài trợ dé xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ

: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi

chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, dé tài theo yêu cầu của đề án

Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích

xác định, giữa chúng có tính độc lập tương đối cao Tiến độ thực hiện đẻ tài, dự án

trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương

trình thì phải đồng bộ

1.2.2 Hoạt động NCÑH của giảng viên trường đại học

a) Hoạt động NCKH

Hoạt động nghiên cứu khoa học là hành động tim hié

dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được đẻ phát hiện ra bản chất,

quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng

, quan sát, thí nghiệm

16

Trang 20

nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới

có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng)

) Hoạt động NCKH của GV trường đại học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của GV trường đại học là một dạng hoạt động

đặc biệt, dạng hoạt động này có các đặc điềm sau:

Tính mới: Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu

là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi

những điều mới mẻ hơn

Tinh tin cậy: Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng,

kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bắt kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau

nào đều cho một kết quả như nhau

Tính khách quan: Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học Nếu trong nghiên cứu khoa học

mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và

không có giá trị gì cả

Tính rủi ro: Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể

thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn Vì vậy tính rủi

ro của nó là rất cao

Tính kế thừa: Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ

các kết quả đã đạt được trước đó

Tính cá nhân: Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiện nghiên cứu thì vai

trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định

Tỉnh phi kinh tế: Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách

Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể

của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến

17

Trang 21

Theo các thuyết quản lý hiện đại thì quản lý là quá trình làm việc thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn

biến động

Tóm lại: Quản lý là hoạt động mang tinh xã hội, khoa học, nghệ thuật của chủ

thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý, khách thể quản lý một cách có quy luật

thông qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra) trong

một hệ thống xác định, nhằm làm cho hệ thống vận hành đến mục tiêu đã định 5) Quản lý hoạt động NCKH của GV trường đại học

Quản lý hoạt động NCKH là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các chức

năng quản lý đối với hoạt động NCKH, nhằm hướng hoạt động NCKH đạt đến mục

tiêu đã đề ra Quản lý hoạt động NCKH là nhằm kiểm soát được các tác động từ

môi trường đến mục tiêu hoạt động NCKH, quản lý sự thay đổi của hoạt động để có

thể đáp ứng hiệu quả với sự biến động của môi trường, duy trì sự ôn định và phát

triển của hoạt động NCKH

Quản lý hoạt động NCKH là bộ phận của quản lý quá trình đảo tạo ở trường

đại học, cao đăng bao gồm tập hợp các biện pháp của chủ thẻ quản lý tác động đến

khách thể quản lý nhằm tăng cường các tác động tích cực của việc nghiên cứu đến

việc dạy của GV và việc học của sinh viên nhằm đây mạnh hoạt động NCKH của nhà trường

1.3 HOAT DONG NCKH CUA GIANG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.3.1 Tầm quan trọng của NCRH đối với giảng viên

Đối với GV trường đại học, việc chú trọng hoạt động NCKH và điều kiện tiên

quyết để nâng cao năng lực chuyên môn, sáng tạo Thông qua quá trình NCKH người GV có thể mở rộng, tìm hiểu sắc kiến thức chuyên môn, hình thành thói quan phân tích, định hướng sáng tạo

Mặc khác thông qua quá trình NCKH sẽ giúp GV tích lũy thêm nhiề

thức mới, bao gồm cả kiến thức thực tiễn và lý luận, giúp người GV có thể tự nhìn kiến

nhận được những hạn chế về mặt kiến thức đề từ đó có thê kịp thời bổ sung

1.3.2 Các quy định về NCKH đối với giảng viên

Có thể nói rằng các quy định về NCKH đối với GV hiện nay là không thiế

vấn đề này nó vừa được điều chỉnh bởi chính những văn bản pháp luật của Nhà

nước vừa được cụ thể hóa bởi cơ quan chủ quản của cơ sở đảo tạo đại học cũng như của chính cơ sở đảo tạo đại học đó

Cụ thể theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012 thì cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc

18

Trang 22

tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, cũng như hợp tác với các tô chức kinh tế,

giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài [II]

VỀ phía cơ quan chủ quản các cơ sở giáo dục đại học, cụ thể ở đây là Bộ Giáo

dục và Đào tạo cũng đưa ra những quy định đối với cơ sở giáo dục đại học mà mình

quản lý Dựa trên 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học [4], Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm

2014 quy định chế độ làm việc đối với GV, cụ thê tại Điều 7 quy định như sau:

1) Giảng viên phải dành ít nhất 1⁄3 tông quỹ thời gian làm việc trong năm

học đề làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

2) Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho GV phải phù hợp

với điều kiện, tiềm lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa học và công

nghệ của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của GV Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao cụ thể nhiệm vụ NCKH cho GV của đơn vị 3) Mỗi năm, GV phải hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm Kết quả NCKH của GV được

đánh giá thông qua các sản phẩm NCKH cụ thể, tối thiểu là một đề tài NCKH cấp

cơ sở hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bồ trên tạp chí khoa học có phản biện hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành

4) Đối với những GV không hoàn thành nhiệm vụ NCKH theo quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thé dé xem xét khi đánh

giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế

đô, chính sách liên quan [3]

Như vậy, nhiệm vụ của GV không chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức mà GV còn phải có nhiệm vụ tham gia các hoạt động về NCKH Thực hiện nhiệm vụ

NCKH sẽ giúp GV không ngừng nâng cao trình độ của bản thân mà còn góp phần

phát triển kinh tế xã hội khi vận dụng các thành quả NCKH vào trong cuộc sống

1.3.3 Các hình thức NCKH đối ng ví

Hình thức phổ biến nhất đó chính là chủ trì hoặc tham gia thực hiện các

chương trình, đề án, đề tài NCKH, phát triển công nghệ Hoặc GV có thể tham gia

vào việc nghiên cứu bằng cách xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tham gia

xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ

công tác đào tạo, bồi dưỡng: cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá

19

Trang 23

môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đảo tạo, bồi dưỡng được phân

công giảng dạy

Một hình thức phổ biến khác là viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa

học, viết các chuyên đẻ, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa

học được phân công Hay, thực hiện quá trình đánh giá kết quả NCKH của học

viên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng [2]

‘Tom lai, tùy thuộc vào tính chất, nội dung của các công trình NCKH cụ thể cũng như năng lực khả năng nghiên cứu của bản thân mà người GV sẽ lựa chọn

hình thức nghiên cứu sao cho phủ hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt

đông nghiên cứu

1.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Cấu trúc của phương pháp luận NCKH bao gồm luận đẻ, luận chứng và luận cứ

Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh, nhằm

trả lời câu hỏi “chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu

Luận chứng là phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa

luận cứ với luận đề, nhằm trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”

Luận cứ là những số liệu, dữ liệu thu thập từ các thông tin, tải liệu tham khảo,

quan sát, điều tra hay thực nghiệm, nhằm trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì”

1.3.5 Các bước thực hiện cơ bản trong nghiên cứu khoa học

Trình tự nghiên cứu khoa học gồm 6 bước cơ bản sau:

1) _ Quan sát sự vật, hiện tượng

Là quan sát, theo đði một cách khách quan sự vật, hiện tượng, quy luật của sự

vận động, mối quan hệ của thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các quy luật vận động và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng

Quan sát sự vật, hiện tượng là quá trình giúp cho ý tưởng phát sinh, là cơ sở hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu

2) _ Phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu

Là phát hiện vấn đề và tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình

nghiên cứu Có nhiều phương pháp phát hiện vấn đề, như phân tích theo cấu trúc

logic của các tài liệu thu thập được; nhận dạng những bắt đồng trong tranh luận tại

các hội nghị thảo luận; nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; lắng nghe lời phản nàn của những người

không am hiểu; những câu hỏi bắt chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào

20

Trang 24

Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước

những mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tr thức hiện có với các yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn

3) Đặt giả thuyết nghiên cứu (hay luận đề)

Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra,

là hướng nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc điều tra thực nghiệm để chứng minh hay bác bỏ đối tượng nghiên cứu

~_ Tiêu chí xem xét một giả thuyết là giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở

quan sát, không được trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng

~_ Bản chất logic của giả thuyết là một phán đoán, nằm ở vị trí luận đề trong

cấu trúc logic của chuyên khảo khoa học và chính là điều mà người nghiên cứu phải

~_ Kiểm chứng giả thuyết là khẳng định hoặc phủ định giả thuyết và được thực

hiện nhờ vào các thao tác logic chứng minh hoặc bác bỏ

~_ Chứng minh, hay bác bỏ một giả thuyết là sự vận dụng các quy tắc logic và

các phương pháp thu thập và xử lý thông tin (luận chứng), tìm kiếm cơ sở lý thuyết

hoặc thực nghiệm khoa học (luận cứ) để khẳng định tính đúng đắn, hay tính sai luận

của giả thuyết

4) Xây dựng luận chứng (tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn - Thu thập thông tin hay dữ liệu)

Nội dung cơ bản của xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử

lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát; dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm

~ Các loại thông tin bao gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối

tượng nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của những người thực hiện trước; sự kiện

hoặc số liệu; tài liệu thống kê

~ Các dạng tồn tại của thông tin:

21

Trang 25

+ Tài liệu thành văn: tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí, các báo cáo khoa học, tài liệu trên giấy, vải, gỗ, đá, kim loại + Nhân chứng

+ Hiện vật: dạng tồn tại trong thực tế của vật chất

-_ Các phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin: nghiên cứu tài liệu hoặc

đối thoại trực tiếp; quan sát trên đối tượng khảo sát; thực nghiệm trực tiếp trên đối

tượng khảo sát hoặc trên những vật mô phỏng

~_ Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là sự khởi đầu của quá trình tiếp xúc với đối tượng nghiên

cứu, là sự đi trước của tư duy trước khi bắt tay thực hiện những thao tác cụ thể của

quá trình thu thập thông tin

Tiếp cận thu thập thông tin bao gồm: tiếp cận hệ thống có cấu trúc; tiếp cận định tính và định lượng; tiếp cận tất nhiên và ngẫu nhiên; tiếp cận lịch sử và logic;

tiếp cận cá biệt và so sánh; tiếp cận phân tích và tổng hợp,

~_ Phương pháp nghiên cứu tải liệu: mục đích là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu

vấn đề, nắm bắt những nội dung người di trước đã làm, không mắ

thời gian lặp lại những công việc người đi trước đã thực hiện Nội dung phân tích có thể bao gồm: phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu

~ Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự

quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, trên cơ sở đó phát hiện quy luật

của sự vật hoặc hiện trượng Trong phương pháp phi thực nghiệm, người nghiên cứu

chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bắt cứ sự can thiệp nào gây biến đôi

trạng thái của đối tượng nghiên cứu Phương pháp phi thực nghiệm bao gồm: quan sát

khách quan; phỏng vấn; phương pháp hội đồng; điều tra bằng bảng hỏi

~_ Phương pháp thực nghiệm: chủ yếu được sử dụng trong các ngành khoa học thực nghiệm Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách quan sát trong điều

kiện có gây biến đồi đối tượng khảo sát một cách chủ định

Bằng cách thay đổi tham số, người nghiên cứu có thể thu được những kết quả

mong muốn, như: tách riêng từng phần thuần nhất của đối tượng nghiên cứu để

quan sát; biến đổi các điều kiện tồn tại của đối tượng nghiên cứu; rút ngắn được thời

gian tiếp cận trong quan sát; tiến hành những thực nghiệm lặp lại nhiều lần để kiểm

tra lẫn nhau; không bị hạn chế về không gian và thời gian

5) Xử lý thông tin, phân tích

Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng: Định tính và định lượng (các số

2

Trang 26

liệu) Các sự kiện và số liệu cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, làm bộc lộ các

quy luật, phục vụ việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết

Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những sai lệch đã mắc phải trong quan sát,

thực nghiệm, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thê

chấp nhận trong kết quả nghiên cứu

6) Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị

Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả nghiên cứu

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của kết quả nghiên cứu

Khuyến nghị khả năng áp dụng kết quả va định hướng tiếp tục nghiên cứu hoặc chấm dứt sự nghiên cứu

1.4 QUẦN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG

ĐẠI HỌC

Theo John Taylor, trình bày trong công trình “Quản lý nghiên cứu trong các trường đại học chuyên sâu về nghiên cứu ” [19, tr.125] thì “nghiên cứu là một hoạt

động cực kỳ cá nhân, phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng và khả năng tưởng tượng của

một cá nhân hay một nhóm nghiên cứu ” Đồng thời, cũng theo Iohn Taylor “Hoạt

động nghiên cứu gắn kết tuyệt đối với niềm tin cơ bản về tự do học thuật và cơ hội

thách thức những định kiến đã tôn tại từ lâu Hơn thế nữa, nghiên cứu, từ trong bản

tới

chat của nó, là một hoạt động không thể nào dự đoán trước được Nó có thể

những phương hướng mà ta không thấy trước được và mang lại những hệ quả có thể ta không ngờ tới hay không mong đợi Chính sự không thể dự đoán trước ấy lại

thường khi mang đến những kết quả quan trọng nhất và bởi vậy được hoan nghênh

thay vì bị kìm chế ” Và bởi thể, hoạt động nghiên cứu là một hoạt động phức tạp có những ràng buộc đòi hỏi phải áp dụng ít nhiều hình thức quản lý

Thực tế tại các cơ sở giáo dục, quản lý hoạt động NCKH thường được thực hiện theo những trình tự nhất định, đảm bảo chặt chẽ và hệ thống từ việc lập kế

hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động

'Việc quản lý hoạt động NCKH cũng bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố khác quan và

chủ quan, bởi thế việc quản lý hoạt động NCKH nhằm kiểm soát được các tác động

của các yếu tố đó đến mục tiêu của hoạt động NCKH, quản lý sự thay đôi của hoạt động NCKH để từ đó có thể xử lý có hiệu quả sự biến động của môi trường bên

trong và bên ngoài, duy trì sự ôn định và phát triển của hoạt động NCKH

Việc quản lý hoạt động NCKH còn phải quản lý cả về chất lượng và số các hoạt động NCKH Xem xét cụ thể việc quản lý hoạt động nghiên cứu, Bland and Ruffin (1992) xác định 12 đặc điểm của một môi trường nghiên cứu tốt như sau:

23

Trang 27

- Có những mục tiêu rõ ràng nhằm phục vụ chức năng phối hợp

- Nhắn mạnh hoạt động nghiên cứu

- Văn hóa nghiên cứu đặc bi

- Không khí làm việc nhóm tích cực

- Cơ chế quản trị có sự tham gia của nhiều bên, khuyến khích sự tự khẳng định

- Tổ chức được phân quyền

- Giao tiếp thường xuyên

- Có những nguồn lực có thể tiếp cận được (đặc biệt là nguồn lực con người)

- Có quy mô vừa đủ, có các nhóm nghiên cứu đa dạng và bao gồm nhiều lứa tuổi

- Có chế độ khen thưởng thích hợp

- Tập trung vào việc tuyển dụng và lựa chọn nhân sự

- Lãnh đạo với sự am hiểu sâu sắc về hoạt động nghiên cứu và có kỹ năng khởi xướng một cấu trúc tổ chức thích hợp cũng như thực thi quan lý theo cách đảm bảo cho nhiều bên tham gia vào quá trình ra quyết định

'Bên cạnh đó, muốn làm tốt công tác quản lý hoạt động NCKH mỗi nhà trường

và bộ phận quản lý phải làm tốt các công tác sau

- Xác định rõ rằng sứ mạng của nhà trường

- Xác định rõ những lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên

- Xác định rõ những chính sách nhằm cân đối nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng

- Xác định rõ những chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của địa phương

- Xác định rõ những chính sách về minh bạch mọi hoạt động và trách nhiệm giải trình với xã hội trong việc sử dụng tài chính

Nhằm phân tích sự đáp ứng của các trường trong việc quản lý NCKH trước

những thách thức nảy sinh do môi trường giáo dục đang thay đổi Chúng ta cần

nhắn mạnh 3 vấn đề trọng tâm: [19]

- Chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa việc quản lý NCKH, bao gồm việc

bổ nhiệm cả những cán bộ quản lý và người làm khoa học vào những vị trí quản ly

khoa học cụ thê và nâng cắp năng lực đội ngũ trong cả trường nhằm quản lý tốt hơn

hoạt động nghiên cứu

- Lập kế hoạch chiến lược cho hoạt động nghiên cứu dựa trên kế hoạch tổng

thể của nhà trường, trong đó có việc thiết lập những ưu tiên nghiên cứu và xây dựng

kế hoạch nghiên cứu của nhà trường, phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu, đánh giá chất lượng nghiên cứu, cả đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên ngoài, tạo ra khuôn

24

Trang 28

khổ đạo đức nghiên cứu cho nhà trường và quyết định nhà trường sẽ đi xa đến đâu

trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu

- Nhắn mạnh sự nghiệp nghiên cứu là trách nhiệm của nhà trường, trong đó có

các chương trình đào tạo sau đại học, có các cơ chế hỗ trợ cho những người nghiên cứu trẻ mới vào nghề, có việc bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ, xây dựng định hướng nghiên cứu cho những trường chưa có nhiều thành tích, và thúc đây mô hình liên ngành

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCKH của giảng viêm

Hoạt động NCKH của GV trong trường đại học cần phải được quản lý một

cách có hiệu quả, và việc quản lý hoạt động NCKH của GV nhằm đạt đến những

mục tiêu nhất định Tuy việc NCKH là hoạt động của cá nhân hay của một nhóm người nào đó thì cuối cùng nó cũng phải tuân theo những chuẩn mực nhất định,

những chuẩn mực cần phải có nơi tổ chức mà cá nhân hay nhóm người đó làm việc

Đồng thời, việc quản lý hoạt động NCKH của GV sẽ đảm bảo phát huy được thế mạnh của trường Điều này là tắt yếu vì không phải bắt kỳ trường đại học nào cũng mạnh đều ở

cả các lĩnh vực, có trường sẽ có ưu thế ở lĩnh vực khoa học này nhưng sẽ hạn chế ở lĩnh vực khoa học khác Vì thế, quản lý hoạt động NCKH còn

có ý nghĩa xác định ưu tiên cho phát triển và tác động đến việc triển khai nguồn lực

[19, tr.125], cũng như hiệu quả của các công trình nghiên cứu

'Về phương diện cá nhân, điều dễ dàng mà ta có thể nhận thấy ngay được rằng

quản lý hoạt động NCKH của GV sẽ nhằm đảm bảo chất lượng cho chính công

trình nghiên cứu đó Đồng thời, quản lý hoạt động NCKH góp phần thúc đây mạnh

mẽ để nâng cao chất lượng giảng dạy, là thước đo trình độ, năng lực của GV Kết

quả của những công trình nghiên cứu mới sẽ là nguồn bổ sung kiến thức mạnh mẽ,

thay đổi nội dung nhận thức của GV trong quá trình truyền đạt cho sinh viên

Hoạt động giảng dạy của GV ở mỗi trường đại học sẽ trở nên nghèo nàn nếu họ không tham gia hoạt động NCKH Có thể nói rằng, hoạt động NCKH và giảng dạy ở

môi trường đại học có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là sự gắn bó giữa lý

thuyết và thực tiễn, giữa môi trường học thuật và môi trường thực tế của xã hội

Cuối cùng, quản lý hoạt động NCKH nhằm mục tiêu đưa ra những định hướng

phù hợp cho sự phát triển của trường đại học Cũng như việc tô chức định hướng

đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực GV của chính trường đại học

đó Phát huy được tối đa năng lực cá nhân để phục vụ cho sự phát triển của chính cá

nhân GV của trường đại học và xa hơn nữa đó là sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, thúc đây kinh tế xã hội phát triển

25

Trang 29

1.4.2 Kế hoạch hóa nhiệm vụ NCKH của giảng viên

Xây dựng chiến lược và kế hoạch hóa nhiệm vụ NCKH của GV là một yêu

cầu cần thiết và nhất thiết phải làm Có định hướng chiến lược và kế hoạch cụ thể

thì chúng ta mới có thể tập trung sắp xếp nhân lực và cơ sở vật chất phù hợp để

phục vụ cho mục tiêu và kế hoạch được đặt ra đó Tuy nhiên, không thẻ đặt ra kế hoạch, mục tiêu định hướng NCKH dựa trên những cảm tính chủ quan mà việc đó

cần phải dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất định

Trước tiên, để xây dựng chiến lược và kế hoạch NCKH cho GV trong các

trường đại học thì chúng ta cần phải dựa vào kế hoạch tổng thể của chính phủ trong việc định hướng phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trên phạm vi cả nước Theo định hướng của chính phủ thì mục tiêu tông quát phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 là phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lục then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số

lĩnh vực đạt trình độ tiên tiền, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới Cụ thể, đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái

cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công

nghệ cao đạt khoảng 45% GDP, giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình 15 - 17%/năm Đồng thời, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 11 - 12 người trên một vạn dân; đảo tạo và sát hạch theo

chuẩn quốc tế 10.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyển sản

xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước đến

năm 2020 [12],

Dựa trên kế hoạch tổng thê chung đó, các trường đại học, các viện nghiên cứu

sẽ xây dựng kế hoạch mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển cho chính đơn vị mình sao cho phù hợp với định hướng phát triển của chính phủ, của các Bộ, Ngành

có liên quan đến hoạt động NCKH Việc xây dựng này phải dựa trên đặc điểm của

trường, thế mạnh vốn có vẻ lĩnh vực nghiên cứu, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật

phục vụ việc nghiên cứu, và đặc biệt quan trọng nhất đó chính là nguồn lực con

người có khả năng, trình độ thực hiện NCKH

Từ cơ sở định hướng, chiến lược phát triển NCKH của nhà trường, nhà trường

sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan, các cá nhân

có khả năng NCKH xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho riêng mình phù hợp với

chiến lược nghiên cứu của trường, của bộ ngành chủ quan da dé ra

26

Trang 30

'Bên cạnh đó, nhà trường cần tô chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động NCKH, như:

~ Có chính sách động viên, khích lệ đội ngũ giảng viên tham gia và hoàn thành

tốt nhiệm vụ NCKH

Lãnh đạo các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu cũng như các cơ quan chủ

quản có liên quan xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong NCKH Điều

này là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú hoạt động

NCKH cho mọi người, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH và đảm

bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị

7 tr43-51] Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, đặc biệt là có những hình

thức khuyến khích về tài chính [9, tr.4-10] để GV yên tâm nghiên cứu mà không

phải bận tâm đến những vấn đề không liên quan khác

Lãnh đạo trường đại học nên dành nhiều kinh phí cho công tác NCKH, tùy

theo từng đề tài ứng dụng cụ thể để cấp kinh phí cho GV thực hiện, không nên đánh

đồng kinh phí chung cho tắt cả các đề tài nghiên cứu, cần tập trung những lĩnh vực

ru tiên, lĩnh vực thế mạnh của mình

Ngoài ra, công tác NCKH còn phụ thuộc vào tính nhận thức và tự nguyện của

các GV, vì vậy Lãnh đạo Nhà Trường cũng cần có cơ chế khen thưởng và chế tài

hợp lý đối với công tác NCKH Trước mắt, nếu tính tự nguyện của GV chưa cao,

nên có các quy định mang tính chất bắt buộc để GV thực hiện Tuy nhiên, việc này

chỉ có thể thực thi trong điều kiện GV đại học được trả lương xứng đáng với lao

động của họ

Bên cạnh việc hỗ trợ về tài chính thì cơ sở nghiên cứu cũng cần phải hỗ trợ về

cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH của GV, cơ sở vật chất kỹ

thuật hỗ trợ tốt thì người nghiên cứu mới thực hiện tốt công việc của mình và cho ra

nghiên cứu chính xác nhất Và đôi khi cơ sở vật chất phục vụ việc nghiên cứu lại

đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công trình nghiên cứu khoa học đó

Do vậy, bên cạnh yếu tố con người thì yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần

phải được chú trọng

~ Tổ chức các lớp bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng NCKH

Với tư cách là cơ quan chủ quản và là đơn vị sử dụng các GV thì trường đại học có nhiệm vụ phải đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng NCKH cho giảng viên Đầu

tư bồi dưỡng cho GV cũng là đầu tư cho chính trường đại học, điều đó càng có ý

nghĩa hơn trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay khi mà giữa các trường đại học cũng có sự cạnh tranh quyết liệt, và có đội ngũ NCKH mạnh sẽ là một ưu thế cho trường đại học [8, tr.107-1 11]

27

Trang 31

Theo đó, trường đại học cần phải quy hoạch đội ngũ GV và dành một khoản kinh phí riêng dùng vào việc đảo tạo đội ngũ GV nghiên cứu khoa học Việc đào

tạo, bồi dưỡng không chỉ được thực hiện ở các trường uy tín trong nước mà còn

phải đưa GV đi đào tạo ở nước ngoài, ở các trường uy tín về học thuật và nghiên cứu trên thế giới Đồng thời, mời các chuyên gia uy tín, có phẩm chất và năng lực chuyên môn ở trong nước cũng như nước ngoài tham gia giảng dạy, đào tạo đội ngũ GVNCKH

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trường đại học thì bản thân mỗi

GV tham gia hoạt động nghiên cứu phải tích cực hoàn thiện bản thân mình, tích cực học hỏi, trao dồi kinh nghiệm trong hoạt động NCKH Hoàn thiện các kỹ năng

nghiên cứu độc lập, xác định thế mạnh và mong muốn của bản thân khi tham gia

vào hoạt động nghiên cứu

1.4.3 Tổ chức, triển khai kế hoạch NCKH

Dựa trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch định hướng NCKH đã đề ra các trường đại học

phải tiến hành tô chức triển khai kế hoạch đó sau cho mang lại hiệu quả cao nhất Tổ

chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của GV, tổ chức hội

thảo, tập huấn cho cán bộ quản lý, GV về các quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức

hoạt động, phương pháp NCKHI, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ Chuan bi

là nguồn dữ liệu đã có và có thể được khai thác phục vụ cho dự án nghiên cứu Cấp nguồn tài chính cần thiết phục vụ cho hoạt động NCKH được tiến hành, tập trung kinh phí và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

nguồn kinh phí phục vụ cho mục đích phát triển và NCKH

'Bên cạnh đó, cần phải sắp xếp hoàn thiện bộ máy nhân sự sao cho phù hợp với

nguồn tài liệu là các tài liệu, số

nhiệm vụ NCKH đã đặt ra Phân bổ nguồn lực trong kế hoạch nghiên cứu: đề có thể

phân bô nguồn lực một cách phù hợp, hoạt động nghiên cứu cần được phân chia

thành những hoạt động nhỏ hơn, từ đó hình thành các giai đoạn kế tiếp nhau trong hoạt động nghiên cứu Tuỳ vào tính chất của các hoạt động mà mỗi giai đoạn được phân bổ khoảng thời gian phù hợp, có cân đối với hoạt động của các giai đoạn khác

“Trong mỗi giai đoạn cũng cần xác định rõ người thực hiện, các chỉ phí và phương

tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động cần thực hiện và đầu ra dự kiến cho mỗi giai đoạn

“Tiến hành tuyên chọn các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ, hội đồng tuyển

chọn phải chon đúng người trong số nhiều ứng viên phù hợp với công trình nghiên cứu

sắp được tiến hành [10, tr.42] Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ GV, đặc biệt là

GV có năng lực và kinh nghiệm NCKH, GV đã hướng dẫn sinh viên NCKH, GV đã

thực hiện đề tài NCKH ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống

28

Trang 32

Thành lập hội đồng quản lý khoa học bao gồm những cá nhân có trình độ năng

lực và phẩm chất để có thể đánh giá một cách khách quan hiệu quả các công trình

NCKH Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hi

nhiệm vụ NCKH định kỳ báo cáo, cũng như giải quyết kịp thời những vướng mắc

phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động NCKH

1.4.4 Chỉ đạo hoạt động NCKH

Chỉ đạo hoạt động NCKH thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi

và kiểm tra các đơn vị trong trường thực hiện kế hoạch, tiến độ và nội dung nghiên

\g kết các hoạt động khoa học theo từng học kỳ và năm học; đề xuất

cứu; sơ k

khen thưởng các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực NCKH Lãnh đạo trường đại

học và đặc biệt là bộ phận chuyên môn trực tiếp của trường (Đối với trường Đại học

Cửu Long là Phòng Quản lý khoa học - Sau đại học và Hợp tác quốc tế ) cần tạo ra

một cơ chế phối hợp thật sự linh hoạt với các Khoa, Phòng, Bộ môn, ngành tuỳ theo

đặc điểm của từng ngành học đào tạo cụ thể, đặc biệt là nên gặp gỡ và tiếp xúc với

những chuyên gia đầu ngành trong NCKH đề GV của trường có điều kiện học hỏi

kinh nghiệm, phương pháp, cách tạo định hướng, lựa chọn đề tài, cách tìm kiếm, thu

thập tài liệu, thông tin có liên quan dé thực hiện đề

Trong quá trình nghiên cứu gặp trở ngại, lãnh đạo trường và bộ phận quản lý:

tài nghiên cứu

chuyên môn cần phải nắm bắt được thông tin để đưa ra những chỉ đạo giải quyết

phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho người thực hiện hoạt động nghiên cứu, làm cầu nối

trung gian giúp cho người nghiên cứu liên hệ được với cơ quan, đơn vị khác có liên

quan đến đề tài nghiên cứu

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, lãnh đạo nhà trường mà trực tiếp là bộ

phan quản lý khoa học chuyên môn tiến hành rà soát, theo đõi tiến trình nghiên cứu,

đảm bảo thời gian, tiến độ Bên cạnh đó cũng cần phải khuyến khích, động viên,

khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích đạt kết quả cao trong quá trình nghiên cứu

Chỉ đạo hoạt động NCKH không chỉ giới hạn trong phạm vi của đơn vị chủ

quản hoạt động nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu còn bao hàm cả vấn đề về

chịu trách nhiệm quản lý, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích và thương mại hóa kết quả NCKH của cán bộ, giảng viên (Tại trường Đại học Cửu Long đơn

vị chịu trách nhiệm là Phòng QLKH-SĐH&HTQT) Tập hợp các kiến nghị, đề xuất

của người NCKH về các chính sách, hợp tác nghiên cứu, định hướng phát triển lên các cơ quản chủ quản là các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động nghiên cứu

29

Trang 33

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động NCKH đó chính là ứng dụng kết quả nghiên

cứu vào trong thực tiễn, áp dụng kết quả nghiên cứu để mang lại những thay đổi

tích cực nào đó mà trước khi chưa được nghiên cứu thì nó còn những hạn chế hay

thiếu xót gì đó Ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn mới có thể làm cho một dé

tài NCKH trở nên có giá trị thật sự và hữu ích, và khi đó giá trị của người nghiên

cứu, người thực hiện đề tài NCKH đó mới được khẳng định

Tuy nhiên, không phải bắt kỳ một ứng dụng hay kết quả NCKH nào mà khi áp dụng vào thực tiễn cũng đạt hiệu quả mong muốn Hay nói cách khác, hoạt động ứng dụng kết quả NCKH với tư cách là một khâu trong quá NCKH, một bước trung

gian để biến lý thuyết thành thực tiễn không đơn thuần là chuyển hoá tất cả những

kết quả nghiên cứu được vào thực tiễn cuộc sống một cách tất yếu và tự nhiên

Do vậy, tổ chức ứng dụng là quá trình lựa chọn, chắt lọc những kết quả nghiên

cứu hoàn chỉnh, có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao nhất để đề xuất khả năng

áp dụng vào thực tiễn Điều đó có cũng có nghĩa là, ứng dụng kết quả NCKH thực

sự cũng là một hoạt động sáng tạo và lựa chọn chứ không hề máy móc, thụ động để chấp nhận tất cả những kết quả đã được nghiên cứu

Ở đây ta có thể thấy được rằng việc lựa chọn kết quả nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn ngoài giá trị khoa học đã được đánh giá qua hội đồng đánh giá nghiệm

thu còn phải đảm bảo giá trị thực tiễn Đây chính là yếu tố thể hiện rõ nhất vai trò

của công tác ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học Do đó, để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao nhất, ngoài yếu tố chất lượng của

các kết quả nghiên cứu còn cần phải có sự phân tích khoa học, khách quan, chính

xác sự vận động và phát triển của xã hội, làm cơ sở cho việc đề xuất phương án áp

dụng kết quả NCKH

Một vấn đề đáng lưu tâm khác đó chính là việc ứng dụng kết quả NCKH không thể thục hiện được do khả năng phát triển [10, tr42] Sự phát triển ở đây đó chính là trình độ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của nền kinh tế hiện tại có thể áp

dụng những kết quả nghiên cứu đó hay không trong trường hợp kết quả nghiên cứu

đó đã đi trước sự phát triển hiện tại của xã hội Thế nên, có một điều đễ nhận thấy

và dễ hiểu rằng ở các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển sẽ có sức hút

lớn đối với các nhà NCKH khi mà tại đó các thành quả nghiên cứu của họ sẽ có cơ

hội được áp dụng nhiều hơn

1.4.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH

Kiểm tra đánh, đánh giá hoạt động NCKH có ý nghĩa vô cùng quan trọng Kết

quả của kiểm tra đánh giá sẽ là cơ sở cho các quỹ nghiên cứu, các nhà tài trợ nghiên

30

Trang 34

thành công của toàn bộ quá trình NCKH Nếu có định hướng phát triển tốt, chiến lược quản lý tốt cũng như cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH tốt nhưng không có chủ

thể thực hiện công trình NCKH tốt thì chắc chắn toàn bộ quá trình NCKH đó sẽ không,

thể nào thực hiện được Do vậy, chủ thể thực hiện các hoạt động NCKH giữ vai trò chỉ phối chủ yếu đến chính sách, định hướng phát triển NCKH

KET LUAN CHUONG 1

Như vậy, song song với nhiệm vụ giáng dạy thi người GV còn có nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác nữa đó chính là nhiệm vụ nghiên cứu Giảng dạy và NCKH là hai hoạt động không thể tách rời trong nhiệm vụ của người GV,

và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ thì xem như người GV chưa thực hiện được

hết chức năng của mình NCKH sẽ góp phần củng có kiến thức, tạo sự gắn kết giữa

u chỉ thực hiện

lý thuyết và thực tiễn, tìm tòi bổ sung kiến thức mới Đồng thời, ứng dụng những

kết quả nghiên cứu vào thực tế cuộc sống, nâng cao trình độ phát triển về khoa học

kỹ thuật của đất nước

Hiện nay, trước xu thế hợp tác mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế thế giới, giáo dục đại học Việt Nam cũng đã không đứng ngoài xu thế đó và có

những bước chuyển biến mạnh mẽ, nhiều trường đại học đã đưa ra những chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của mình

én giáo dục nước nhà nói chung và nền giáo dục đại học nói riêng Và để thực hiện được

Điều này là yêu cầu bức thiết nhưng cũng là một chuyển biến tất yếu của

chiến lược này thì đòi hỏi cơ chế quản lý phù hợp từ các cấp, các ngành có liên quan Đồng thời, các trường đại học phải hoàn thiện đội ngũ quản lý nghiên cứu

khoa học cũng như đầu tư vào đội ngũ GV đảm bảo về chất lượng và số lượng để

thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội

33

Trang 35

Chương 2

THUC TRANG CONG TAC QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH

CUA GIANG VIEN TRUONG DAI HOC CUU LONG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN

TRUONG DAI HQC CUU LONG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Cửu Long (Trường ĐHCL) là trường đại học ngoài công lập đầu

tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập theo Quyết định số

04/2000/QĐ-TTg ngày 05/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ, với nhiệm vụ đảo tạo

đội ngũ có trình độ chuyên sâu về chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có

kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với ngành nghề đào tạo, có năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội cho khu vực tỉnh Vĩnh Long, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành của cả nước Qua 18 năm hình thành và phát triển, nha trường không ngừng nâng cao cơ sở

vật chất, bồi dưỡng lực lượng GV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của

trường Đến nay, Trường đã đào tạo và cung cấp cho xã hội 278 thạc sĩ, hơn 20,000

Kỹ sư, Cử nhân chính quy và 2.500 Kỹ sư, Cử nhân không chính quy (Số liệu này cập nhật đến ngày 28/2/2018 (Nguồn: Phòng Tuyển sinh và Phòng QLKH- SĐH&HTQT, trường ĐHCL) Qua 18 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tao, thương hiệu của Trường ĐHCL đã được xã hội công nhận Tính đến năm 2018, Trường ĐHCL đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 04 ngành Cao học và 21 ngành Đại học chính quy

2.1.2 Sứ mộnh của nhà trường

Là trường đại học ngoài công lập đầu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trường ĐHCL luôn nỗ lực phần đấu với định hướng phát triển thành trường đại học ứng dụng, đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, từng bước mở rộng ngành nghề

đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ xã hội, nâng cao

thương hiệu và uy tín của trường Sứ mạng và mục tiêu được xác định rõ ràng, định

kỳ điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng của trường trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời gắn kết với quy hoạch tông thể phát triển KT - XH vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh

'Vĩnh Long nói riêng Nhà trường tập trung mọi nguồn lực, xây dựng các kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực cụ thé, phủ hợp với sứ mạng và mục tiêu đã xác định

34

Trang 36

2.1.3 Hoạt động của nhà trường

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức

CAC PHONG CAC KHOA CAC TRUNG CAC DOAN THE

|-Phong Té chire, Khoa Coban -TRung tâm Hợp tác _ '-Công đoản trường

¡ Hành chính Quản _ “-Khoa Ngoại ngữ Đảo tạo quốc tế Doan TN Cộng sản

mm -Khoa Liên thông và _+-Trung tâm Ngoại Ho Chi Minh

!-Phòng Kế hoạch Tải j Liên kết đảo tao ngữ - Tin học trường

Ì chính -Khoa Khoa học Xã _ '-Trung tâm Khoahọc i sinh viên trường

|-Phong Tuyén sinh hội va Nhân văn và Công nghệ Cửu _ '-Hội Khuyến học

Phòng Đảo tạo ~Khoa Kế toán - Tài Long trường

Phòng Quản lý khoa ' chính-Ngânhang '-TrungtâmQuảnlý °

học— Sauđạihọc '-KhoaQuảntriKinh ' thônginmạng — °

và Hợp tác quốc tế doanh ~ Trung tâm giảng dạy 7

Phong khao thi va -Khoa Khoa hoc Tiếng Vigtcho 7

đảm bảo chất lượng › Nông nghiệp người nước ngoài |

Phòng Quản lý công '-Khoa KỹthuậtCông '-TrungtâmHồuợ °

tác sinh viên nghệ sinh vign va quan °

Phong Thanh tra dio Khoa Khoa hoc Site ý hệ doanh nghiệp

Sơ đề 2.1 Bộ máy tổ chức trường ĐHCL

2.1.3.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viêm

Nhận thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên (CB-GV) tham gia công tác

quản lý và giảng dạy là một trong những nhân tố quan trọng góp phan tao nén chat

lượng đảo tạo và thương hiệu nhà trường, trường ĐHCL luôn chú trọng nâng cao, bồi dưỡng trình độ CB-GV Về đội ngũ CB-GV cơ hữu, nhà trường có 02 Phó Giáo

sư, 11 Tiến sĩ, 10 Nghiên cứu sinh, 105 Thạc sĩ, 26 cao học và 47 trình độ khác (Xem bảng 2.1) Xét về mặt bằng chung so với quy mô của một trường đại học thì

số lượng CB-GV có học hàm học vị cao ở nhà trường vẫn còn hạn chế, tuy nhiên

nhà trường luôn chủ động trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để cử CB-GV đi

học nâng cao trình độ

35

Trang 37

Bảng 2.1 Thống kê số lượng CB-GV cơ hữu của trường ĐHCL

Trường ĐHCL luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ công tác

giảng dạy, học tập và NCKH CSVC của nhà trường được phát triển ngày cảng hiện

đại và khang trang hơn dé đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và nghiên cứu Nhà

trường đã xây dựng một số khu làm việc và giảng đường, đồng thời đầu tư trang bị các

phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành tốt hơn cả vẻ số lượng và chất lượng

'Với lợi thế diện tích đất sử dụng rộng (22,3 ha), nhà trường đã tiến hành đầu tư xây

dựng 93 phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành với diện tích xây dựng 11.645 mê Các giảng đường lin A, B, C có sức chứa 300 chỗ, 01 hội trường có

sức chứa 500 chỗ, 30 phòng học có sức chứa trên 100 chỗ, 12 phòng có sức chứa 50 đến

dưới 100 chỗ và 02 phòng Lab đa phương tiện với sức chứa 40 người/phòng Bình quân

số mét vuông diện tích phòng học, giảng đường trên số lượng SV chính quy là: 3,65

misv (tổng số lượng SV là: 2.567 SV) Nhà trường có 12 phòng thí nghiệm, 22 phòng thực tập, thực hành, 10 phòng máy vi tính và 01 nông trại thực nghiệm Nông học phục

vụ đào tạo các học phần thí nghiệm, thực hành của hơn 20 ngành đại học, cao đẳng và

sau đại học Số phòng thí nghiệm, thực hành hiện có của nhà trường đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thí nghiệm, thực hành, NCKH của GV, học viên cao học và SV Bình quân

số mét vuông diện tích phòng thí nghiệm, thực hành trên đầu SV là 1,492 m°/sv (số lượng SV và HV cao học là 2.567 SV - Số liệu trích từ báo cáo tình hình cơ sở vật chất của phòng Tổ chức ~ Hành chính quản trị trường ĐHCLL tính đến 28/2/2018)

2.1.3.4 Tình hình đào tạo

Trường ĐHCL đào tạo 21 ngành đại học và 4 ngành cao học Bên cạnh đó nhà

trường còn phối hợp với nhiều trường đại học trong khu vực đào tạo thạc sĩ nhiều

ngành khác nhau (Xem bảng 2.2)

36

Trang 38

Bang 2.2 Các chuyên ngành đào tạo tại trường ĐHCL

BẠC DẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY BAC DAI HOC HE VUA LAM VUA HOC

2- Công nghệ kỹ thuật cơ khí 2-Kếtoán

Với Trường Đại học Sư phạm — Dai học

Huế: Quản lý giáo dục "Với Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà

Nẵng: Ngôn Ngữ Anh

Với Trường Đại học Khoa học - Đại học

Huế: Khoa học máy tính; Khoa học môi

trường; Quản lý tài nguyên môi trường Với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà

Nẵng: Kế toán; Quản lý kinh tế, Kinh tế phát

'Với Trường Đại học Luật = Đại học Huế

1 Luat Kinh té triển

Nguén: Phòng Tuyển sinh trường Đại học Cứu Long (Tên các ngành đào tạo được cập

nhật đến 28/2/2018)

37

Trang 39

'Với chiến lược phát triển nhà trường thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, trường ĐHCL

luôn định hướng xây dựng và đổi mới chương trình đảo tạo để sinh viên, học viên

bắt kịp kiến thức cần và đủ của chương trình học, tạo nền tảng kiến thức bền vững

sau khi tốt nghiệp

3.1.3.5 Tình hình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a/ Tình hình nghiên cứu khoa học (NCKH)

Bên cạnh hoạt động đào tạo, với định hướng phát triển nhà trường thành trung

tâm nghiên cứu và chuyền giao công nghệ, trường ĐHCL rất chú trọng đầu tư cho

hoạt động NCKH Các đề tài các cấp đa dạng về lĩnh vực, giúp người nghiên cứu

có thêm những kiến thức mới trong chuyên môn Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi cho CB, GV tham gia trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm nghiên cứu và học thuật trong hoạt động NCKH

Hoạt động NCKH chú trọng hệ thống các đề tài bám sát vào thế mạnh của nhà

trường, tránh việc phân bô kinh phí dan trai cho những đi

thấp nhằm hạn chế tối đa việc tiêu hao ngân sách không cần th

Nhìn chung, hoạt động NCKH của nhà trường không chỉ gói gọn trong hoạt

động thực hiện dé tai NCKH cấp cơ sở mà còn thể hiện ở các hoạt động như viết

giáo trình, bài giảng, tham gia hội nghị, hội thảo, viết bài báo khoa học, tham gia

các chương trình, dự án các cấp

b/ Tình hình hợp tác quốc tế (HTQT)

Nhận thức rõ tim quan trọng của hoạt động HTQT, liên kết đào tạo quốc tế, trong những năm qua trường ĐHCL đã có kế hoạch triển khai từng bước hoạt động HTQT phù hợp với sứ mạng và mục tiêu phát triển của trường trong từng giai đoạn, thể hiện

rõ nét trong hoạt động HTQT, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị và liên kết đào

tạo Sau những thành công trong công tác giao lưu đối ngoại, nhà trường tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động HTQT phù hợp với tổng thể các chiến lược của nhà

trường nhằm gắn kết công tác HTQT với các hoạt động khác, mở rộng các chương

trình liên kết dao tao không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài

Trường đã được Chương trình Fulbright tại Việt Nam hỗ trợ tình nguyện viên

đến trường giảng dạy tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên ở các năm học 2013-

38

Trang 40

2014, 2014-2015 và 2016-2017 nhằm tạo môi trường học tập năng động và hội nhập Ngoài ra, nhà trường đã thực hiện

đoàn công tác từ các trường đại học, cao đảng và các tô chức từ nhiều quốc gia

như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ Trong khuôn khổ các hoạt động quan hệ

quốc tế, nhà trường tập trung xây dựng mối quan hệ hợp tác với một số cơ sở,

trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản, CHDCND Lào, Hàn Quốc, bên cạnh đó nhà trường cũng đã ký kết các văn bản ghỉ nhớ với một số trường đại học nước ngoài

2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1 Mục tiêu khảo sát

‘Thu thap thông tin thực trạng hoạt động NCKH của GV và công tác quản lý hoạt động NCKH của GV tại trường ĐHCLL

2.2.2 Nội dung khảo sát

Khảo sát tình hình NCKH của GV và tình hình quản lý hoạt động NCKH của

GV tại trường ĐHCL, dựa trên số liệu thu được từ phiếu khảo sát đánh giá công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trường ĐHCLL

Nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề mắu chốt ảnh hưởng đến hoạt động

NCKH của GV nhà trường, trên cơ sở đó đánh giá những mặt mạnh cũng như những,

mặt tồn tại trong quá trình hoạt động NCKH của GV Đồng thời, nêu ý kiến đề xuất để

hoạt động NCKH của GV ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng

2.2.3 Phương pháp khảo sát

Khảo sát thông qua phiếu câu hỏi gửi đến các cấp quản lý và GV trường ĐHCL

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân loại

tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt

công tác HTQT, làm việc với nhiều

động NCKH của GV Sau khi tông hợp được số liệu, đánh giá sơ bộ kết quả, tác giả

lấy ý kiến chuyên gia đề hoàn thiện số liệu điều tra được Sau đó tiến hành sử dụng

một số công thức toán học, phần mềm MS Excel, phần mềm SPSS để xử lý số liệu điều tra thu thập được

2.2.4 Tổ chức khảo sát

Khách thể khảo si

Số phiếu khảo sát phát ra là 151 phi

: 151 người Pham vi khảo sát: từ 6/2012 đến 12/2017

ếu; Số phiếu khảo sát thu về là 151 phiếu;

Số phiếu khảo sát đạt yêu cầu là 149 phiếu Thông tin các đối tượng được khảo sát

được mô tả ở bảng 2.3

39

Ngày đăng: 01/07/2023, 03:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w