1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tân hiệp, tỉnh Kiên Giang

111 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 23,03 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYEN QUOC HUY

QUAN LY HOAT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO CUA HOC SINH 6 CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỬ

HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO DINH HUONG UNG DUNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẤN VĂN HIẾU

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và

kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ một công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với những tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý Thầy Cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm ~ Đại học Huế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, cùng quý Thầy Cô giáo các trường THCS huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên

Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Trần Văn Hiếu,

người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời

gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và cũng như

trong quá trình làm luận văn

Tuy có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của quý Thảy, Cô trong Hội đồng khoa

học

“Xin chân thành cảm ơn!

“Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỤC LỤC

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐỎ, SƠ ĐÔ MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu 7 Phạm vỉ nghiên cứu § Cấu trúc luận văn NỘI DUNG Trang iii 10 10 10 10 " H " 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ HOAT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO CUA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CO SO

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

1.2 Một số khái

1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục

liệm cơ bản

1.2.2 Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.2.3 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.3 Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh THCS

143.1.Tả

quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.3.2 Các yếu tố của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trang 5

1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THCS 30

1.4.2 Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với HĐTNST 3

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh THCS 35

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 35

1.5.2 Các yếu tố khách quan 36

Tiểu kết chương L 37

Chương 2 THỰC TRANG QUAN LY HOAT DONG TRAI NGHIEM

SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN HIỆP,

TINH KIEN GIANG 38

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Tân

Hiệp, tỉnh Kiên Giang 38

2.1.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 38

2.1.2 Đặc điểm về giáo dục và đào tạo 39

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 40

2.2.1 Mục đích khảo sát 40

2.2.2 Địa bàn khảo sát 40

2.2.3 Thời gian 40

2.2.4 Đối tượng khảo sái 40

2.2.5 Nội dung khảo sát 40

2.2.6 Phương pháp khảo sát 4l

2.3 Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường THCS huyện Tân

Hiệp, tinh Kiên Giang severe ll

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 41 2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

sắng tạo ae 44

2.3.3 Thực trang về cơ sở vật chat va tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm

sing tạo 4

2.3.4 Thực trạng về các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo 48

2.3.5 Thực trạng về việc đánh giá kết quả tô chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trang 6

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường THCS huyện

Tan Higp, tinh Kiên Giang 50

2.4.1 Thực trang quản lý xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động trải nghiệm

sáng tạo 50

2.42 Thực trạng quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 52 2.4.3 Thực trang quản lý việc sử dụng kinh phí và cơ sở vật chắt 34 2.4.4 Thực trang quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục 86 2.4.5 Thực trang quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo 57

2.4.6 Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng các lực lượng làm công tác giáo dục hoạt

động trải nghiệm sáng tạO - 21 22211121111011.arooo.8)

2.5 Đánh giá chung vẻ thực trạng 60

2.5.1 Những kết quả đạt được trong quản lý HĐTNST 60

2.5.2 Những tồn tại và khó khăn trong quản lý HDTNST 61 2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng soonest

Tiểu kết chương 2 "`

‘Chuong 3 BIEN PHAP QUAN LÝ HOẠT ĐỌNG TRÁI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG 65 3.1 Những định hướng xác lập biện pháp .65 3.2 Các nguyên tắc xác lập biện pháp 66 3.2.1 Nguyên tắc bảo đảm tính pháp lý 66 3.2.2 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu giáo dục 66 3.2.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ 66

3.2.4 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn _

3.2.5 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và phát triển 67

3.2.6 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 7 7 7 67

3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo 67 3.3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và học

sinh về vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 67

3.3.2 Xây dựng các chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng phát

Trang 7

3.3.3 Đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phủ hợp với nhu cầu của học sinh, hoàn cảnh nhà trường và địa phương, 72

3.3.4 Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục

vụ cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo _.-

3.3.5 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, công đồng và gia đình trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ses 75 3.3.6 Tăng cường kiểm tra, đánh gia kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo 77

3.3.7 Tổ chức bồi dưỡng, tập huắn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo cho đội ngũ giáo viên, học sinh $0

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở

trường THCS 83

3.5 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi cua cae biép phap 83

3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 83

3.5.2 Đối tượng khảo nghiệm : 7 keo

3.5.3 Phương pháp khảo nghiệm 2222 222.88

3.5.4 Thời gian khảo nghiệm 84

Trang 8

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBỌL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và dao tạo Gv Giáo viên

GVBM Giáo viên bộ môn

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 9

ĐANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐỎ, SƠ ĐÒ

Trang Bảng

'Bảng 2.1 Số lượng phiếu thăm dò ý kiến phát ra và thu vào 41

Bang 2.2 Khảo sát ý kiến về sự cần thiết của HĐTNST 42

Bang 2.3 Tác dụng của HĐTNST đối với sự phát triển nhân cách của HS 44

Bảng 2.4 Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST 45

Bang 2.5 Khảo sát ý kiến về hiệu quả tổ chức HĐTNST 46

Bang 2.6 Khảo sát về CSVC phục vụ cho HĐTNST 41

Bảng 2.7 Công tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc

tổ chức các HĐTNST 49

Bảng 2.8 Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐTNST 31

Bang 2.9 Quan ly viée t6 chire HDTNST 3

Bang 2.10 Quan ly co sé vat chất, kinh phí cho việc tổ chức HĐTNST 54

Bảng 2.11 Tổ chức quản lý lực lượng tham gia HĐTNST 56 Bảng 2.12 Khảo sát công tác kiểm tra, dnh gi HDTNST 58 Bang 2.13 Những thuận lợi trong quá trình t6 chic HDTNST 60

Bảng 2.14 Những khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTNST 62

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm 85

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Khảo sát ý kiến về vai trò của HĐTNST 4

Biểu đồ 2.2 Khảo sát ý kiến về kinh phí phục vụ HĐTNST 7

Sơ đồ

So dé 1.1 Diễn tả khái niệm quản lý 17

Trang 10

MO DAU

1 LY DO CHON DE TAL

Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ

thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi giáo dục phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp HS phát

triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thé chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ ban, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các

em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và

bảo vệ quê hương đắt nước

Điều 27, luật giáo dục 2005 đã nêu: “Äfục tiếu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẻ chất, thẩm mỹ và các kĩ

năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chú nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm

công dân; chuẩn bị cho học sinh học tiếp lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham 3 quốc” [32, tr.25]

Chiến lược phát triển giáo dục (2011-2020) của thủ tướng chính phủ nêu rõ

gia xây dựng và bảo vệ

mục tiêu cụ thể của giáo dục phô thông: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng

cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỳ năng sống, pháp luật ngoại

ngữ, tin học” “Đến năm 2020, tỉ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học

phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học” [6, tr 8-9]

Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 cua Trung

ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng

"Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn

diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực

tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hột” [12,

t2] Trong đó các phẩm chất và năng lực của HS (bao gồm năng lực chung và năng

lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và

hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới

Trang 11

thông là tập trung phát triển trí tuệ, thẻ chắt, hình thành phẩm chất, năng lực công

dân, phát hiện và bôi dưỡng năng khiêu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng

cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thông văn

hóa, lịch sử, đạo đức, lối sông, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,

vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích

+ "Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển

toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỳ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư dụp độc lập: da dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng

cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và [13]

'Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới [3], các mục tiêu của

truyền thông: giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hụ

hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là HĐTNST Như vậy, HĐTNST sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục

của giai đoạn mới Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9 Ở giai

đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các

phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia,

kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân,

điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có

trách nhiệm Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi HS cũng bắt đầu xác định được năng

lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và

người công dân có trách nhiệm Khi HS được tự hoạt động, tự trải nghiệm khám

phá các em sẽ tự chiếm lĩnh các kỹ năng sống hết sức quan trọng trong học tập và trong cuộc sống của bản thân HS HĐTNST đối với HS THCS có nhiều thú vị

nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đán, lôi

cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tỉnh thần tập

thể, ý thức tổ chức kỷ luật Vì vậy, có thể nói HĐTNST giữ vị trí đặc biệt quan

trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho HS;

Trang 12

thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bên cạnh việc giúp các em HS bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp còn phải hình thành cho HS thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các

kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức,

pháp luật Tuy nhiên trên thực tế, các giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được thực hiện không đúng mục đích, có khi biến thành giờ chơi của HS hay giờ hoạt động tập thể GV tổ chức hoạt động cho HS nhưng không rõ hoạt động đó sẽ hướng tới hình thành những năng lực gì của các em, các hình thức tổ chức còn chưa phong phú HS thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động, không

phải tất cả HS đều được tham gia, GV không giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS

trong từng hoạt động và cũng không bao quát được toàn bộ HS tham gia

Huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, hệ thống sông ngòi chẳng chịt;

mật độ dân số khá cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chưa mạnh và đồng bộ,

các tệ nạn xã hội đang bùng phát Bên cạnh đó ngành giáo dục địa phương từng

bước phát triển, có nhiều thành tích nhưng cũng gặp nhiều khó khăn từ nhiều tác động và nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vật chất, về phương

tiện dạy học, về nhận thức mà nhiều trường THCS còn xem nhẹ công tác giáo

dục toàn diện trong đó có HĐTNST

Trong thời gian gần đây một số trường THCS trên địa bàn huyện Tân Hiệp,

tỉnh Kiên Giang đưa một số HĐTNST vào chương trình giáo dục Cùng với những

tri thức từ các bộ môn khoa học khác, HĐTNST không chỉ giúp cho HS có thêm kỹ

năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người mới Song, những tiến bộ đó cũng chỉ là bộ phận, thiếu tính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm

năng của CBQL, GV, HS và các lực lượng giáo dục khác Do đó, với vai trò vừa là

đối tượng vừa là chủ thể hoạt động của HS nhiều khi bị mờ nhạt; nội dung hoạt

động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu da dạng, dễ gây nhằm chán trong hoạt động của HS, không hắp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo HS, không tạo

được sân chơi lành mạnh, sinh động dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp

Ngoài ra việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 13

và phẩm chất cá nhân HS Điều đó không phù hợp với một chương trình định hướng

phát triển phẩm chất và năng lực HS, cần phải thay đổi Nhận thức được những điểm yếu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện tại và hiểu được ý nghĩa,

vai trò của HĐTNST trong chương trình giáo dục phô thông mới, tôi chọn đề tài

“Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CÚT

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý

hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở các trường THCS huyện Tân Hiệp,

tỉnh Kiên Giang, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục “THCS trong giai đoạn hiện nay

3 KHÁCH THÊ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng ở các trường THCS, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐTNST của HS ở các trường THCS huyện Tân Hiệp,

tỉnh Kiên Giang

4 GIA THUYET KHOA HOC

HĐTNST ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản lý của Hiệu trưởng

còn nhiều hạn chế, bất cập Do đó nếu phân tích, đánh giá đúng thực trạng

HĐTNST và công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THCS, trên cơ sở đó

xác lập và thực hiện đồng bộ hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện

thực tiễn thì hiệu quả HĐTNST ở các trường THCS có thể được nâng cao

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTNST ở trường THCS

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐTNST của HS

ở các trường THCS huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTNST của HS ở các trường THCS

Trang 14

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân

loại tài liệu có liên quan đến đẻ tài nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn

đề quản lý HĐTNST của HS ở các trường THCS huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp quan sát sư phạm, điều tra giáo dục, tổng kết kinh

nghiệm nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về việc quản lý HĐTNST của HS ở

các trường THCS huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

6.3 Phuong pháp thống kê toán hoc

Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu, xác định các thông số cần thiết như: xác

suất, tỷ lệ %, giá trị trung bình 7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu thực trang chung quản lý HĐTNST của HS tại 10 trường

THCS trên đại bàn huyện Tân Hiệp, tinh Kiên Giang năm học 2017-2018, bao gồm:

THCS Thạnh Đông, THCS Thị trấn Tân Hiệp, THCS Thạnh Đông A, THCS Tân

Hiệp B2, THCS Thạnh Trị, THCS Tân Hiệp A3, THCS Tân Hiệp A5, THCS Tân

Hội, THCS Tân Thành, THCS Tân Hòa

8 CÁU TRÚC LUẬN VĂN: Luận văn gồm ba phần PHAN MO DAU

Giới thiệu khái quát về đề tài: lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách

thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

PHAN NOI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học

sinh ở trường THCS

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm sáng ở các trường THCS huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường THCS huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

Trang 15

NỘI DUNG Chương

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Mạc Tử (475-390 TCN) cho rằng: mục đích giáo dục phải tạo nên lớp người

“Kiém di” la những người lao động sống bằng chính sức lao động của mình Từ đó,

ông đưa ra nguyên tắc giáo dục “học phải mang tính thực tiễn của mọi người, học đi

đôi với hành và miệng nói đi đôi với tay làm” [20, tr4]

Khéng Tir (551-479 TCN) thông qua tư tưởng giáo dục của mình, đào tạo

lớp người “7w thân, Tẻ gia, Trị quốc, Bình thiên hạ” luôn gắn học với hành Ông

đưa ra quan điểm của mình: "Đọc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc hành: chính không làm được, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp Học kiểu như vậy chẳng có ích gỉ” [36, tr.12]

J.A Cômenxki (1592-1670) được coi li

có nhiều đóng góp lớn cho nền giáo dục thế giới Trong đó, ông chú trọng đến việc

“ông tổ của nên sư phạm cận đại” đã

kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngồi lớp nhằm thốt khỏi hình thức học tập

“Giam ham trong bốn bức tường” của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cô

Ong khẳng định: “học rập không phải là lĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà

còn Tinh hội kiến thức từ bằu trời, mặt đắt, từ cây sỗi, cây để" [7, tr.93]

.C Mác (1818-1883) và F.Anghen (1820-1895) đã có nhiều đóng góp lớn cho nền giáo dục hiện đại: cung cấp cho khoa học giáo dục một phương pháp luận khoa

học vừng chắc để xây dựng khoa học giáo dục, vạch ra quy luật tất yếu của xã hội

tương lai là đảo tạo con người phát triển toàn diện Muốn vậy, phải kết hợp giữa

giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục, và lao động trong việc thực hiện giáo dục kĩ thuật

tổng hợp, trong hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội [36, tr 12],

1 Deway là người đưa ra quan điểm “học qua làm, học bắt đầu từ làm” Theo

ông, quá trình sống và quá trình giáo dục không phải là hai quá trình mà là một quá

trình Giáo dục tốt nhất phải là sự học tập trong cuộc sống Trong quá trình sống,

Trang 16

‘Theo Bourassa, Serre và Ross để chiếm lĩnh được kiết thức và các năng lực

mới, trước tiên con người phải sống trong sự trải nghiệm của chính mình và sau đó

phải suy ngẫm về sự trải nghiệm đó Sự trải nghiệm không những là nguồn gốc của kiến thức mà cũng là môi trường kiểm chứng kiến thức thu được và đảm bảo được

sự đúng đắn và chính xác của kiến thức mà người học đã học được [24, tr.54]

Ngày nay, cùng với xu thế hội nhập và sự phát triển của các quốc gia, giáo

dục của các nước đang có những định hướng cơ bản nhằm tạo ra một thế hệ năng động, sáng tạo, thích nghỉ với hồn cảnh sống ln thay đổi

HĐTNST được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp

cận chương trình giáo dục phô thông theo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống

Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ

thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thơng tồn bộ chương trình của các

nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật

Netherlands: Thiét lép trang mang nhằm trợ giúp những HS có những sáng

tạo làm quen với nghề nghiệp HS gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang

mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi HS nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình

Vuong quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong

phú cho HS và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương

trình, cho phép HS sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức

khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cắp cho HS các cơ hội sáng tạo, đôi mới,,

dám nghĩ, dám làm

Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong

đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình

Nhật Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình

thành một cơ sở vững mạnh đề khuyến khích trẻ sáng tạo

Hàn Quốc: Mục tiêu HĐTNST hướng đến con người được giáo dục, có sức

Trang 17

1.1.2 Các nghiên cứu trong mước

Hồ Chủ tịch cũng từng khăng định: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc quan trọng Nếu không có đạo

đức cách mạng thì có tài cũng võ dụng Đạo đức cách mạng là triệt đễ trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [27, tr235]

Kế từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) thực hiện đường lối đổi

mới cho đến nay, vai trò của giáo dục đã được xác định một cách đầy đủ và toàn

diện hơn, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là điều kiện cơ bản để thực

hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước Do đó, giáo dục có

điều kiện tốt hơn để tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng Tuy

nhiên giáo dục nước ta vẫn còn có nhiều bắt cập hạn chế:

“Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời ký mới Sự phát triển quy mô giáo dục ở các cấp học, ngành nghề và trình độ đào tạo trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cẩu học tập của

nhân dân, nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế

xã hội của đất nước và còn thắp so với trình độ của các nước tiên tiễn trong khu

vực và trên thế giới Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát

triển số lượng với nâng cao chất lượng ° [1, tr.Š]

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch

giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hep) Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng dé chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động day học các môn học Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt

động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm:

Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên

“Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học

phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và định hướng

nghề nghiệp

Trang 18

động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành và phát

triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng

công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơn giản

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tô chức theo các chủ đề giáo dục Trong lĩnh vực này một số nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu đã đề cập tới àu lĩnh vực khác nhau của HĐGDNGLL như:

Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2001), “oạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

trường Trung học cơ sở" [19]

Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Trần Van Hiéu, Thiéu Thi Hudng (2005), “76 chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp & truéng THPT” [25]

Nguyễn Dục Quang (2006), “Tai liệu bồi dưỡng giáo viên Hoạt động giáo

” [29]

'Và đã có nhiều luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục nghiên cứu

về HĐGDNGLL

Trong chương trình giáo dục phô thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các

đục ngoài giờ lên li

môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và HĐTNST; hoạt động giáo

dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và HĐTNST

HĐTNST là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với

hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bé sung, hỗ trợ cho hoạt động day học Thông qua các hoạt động thực hành,

những việc làm cụ thể và các hành động của HS, HĐTNST là các hoạt động giáo

đục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát

triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự

lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh Thông qua việc tham

gia vào các HĐTNST, HS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân

Trong lĩnh vực này một số nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu đang đẻ cập

tới nhiều lĩnh vực khác nhau của HĐTNST như:

Trang 19

Đặng Văn Nghĩa, “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học

phát triển năng lực cho học sinh” [26]

Đỉnh Thị Kim Thoa, “Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh

giá trong hoạt động trái nghiệm sáng tạo " [33],

Đỗ Ngọc Thống, “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế vài vấn đề của Việt Nam” [34]

'Và luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục nghiên cứu về HĐTNST: “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường THCS thuộc quận Lê Chân

thành phố Hải Phòng ” của tác giả Bùi Tố Nhân, năm 2015 [28||

Các công trình và các luận văn thạc sỹ trong thời gian qua đã tập trung giải

quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn cụ thể ở một số địa bàn nghiên cứu khác nhau,

đối tượng và khu vực khác nhau về HĐTNST Hoạt động này còn mới ở các trường

“THCS chưa được đưa vào chương trình chính khóa ở phô thông, nhưng nó vẫn tồn

tại ở dạng HĐGDNGLL Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài trên là cần thiết và phù

hợp với công tác quản lý giáo dục trong nhà trường hiện nay ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục 1.2.1.1 Quản lý

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của

ao động Quản lý là một hiện tượng có thuộc tính lịch sử, nó là nội tại của mọi quá

trình lao động Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm

Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con

người Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc

dân, hoạt động của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp đến một

tập thể thu nhỏ như tổ sản xuất, tổ chuyên môn bao giờ cũng có người quản lý và đối tượng được quản lý

Khái niệm quản lý là khái niệm rất chung và tổng quát Trong quá trình phát

triển lý luận quản lý có rất nhiều quan niệm khác nhau do các nhà nghiên cứu lý

luận cũng như thực hành đưa ra Dưới đây trình bày một số quan niệm có tính chất

Trang 20

Ở góc độ tâm lý học: "Quán lý là sự tác động có định hướng, có mục đích,

có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [9, tr.25]

“Theo Trần Kiểm: “Quán lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiễu người sao cho

mục tiêu của từng người biến thành những thành tựu của xã hội” [21, t.15]

Theo Đỗ Hoàng Toàn: “Quản jý là sự tác động có tổ chức, có định hướng

của chủ thẻ quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiém

năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” [35, tr42]

Theo Nguyễn Kỳ: “Quản 1ý là hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ

thống và mỗi trường, do đỏ quản lý được hiễu là việc đảm bảo hoạt động của hệ

thống trong iện có sự biến đồi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thải mới thích ứng với hoàn cảnh mới" [23, tr.6]|

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch

của chủ thể quản lý đến tập thê những người lao động nói chung là khách thể quản ý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [30, tr.24]

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, nhưng các khái niệm về quản

lý khác nhau đó đều có thê hiểu một cách khái quát: “Quản lý là một quá trình tác

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thé quản lý trong

một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đẻ ra” Chủ thẻ quản lý + Myc tigu Khách thể quản lý Đối tượng quản lý Sơ đồ 1.1 Diễn tả khái niệm quản lý 1.2.1.2 Quan lý giáo dực Quản lý giáo dục là hoạt động tất yếu, tồn tại trong xã hội từ khi có loài

người và ngày càng được khẳng định là một trong những nhân tố của sự phát triển

Trang 21

‘Theo Phạm Minh Hạc: “Quản jý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo

đục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định" [14, tr61]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận

hành theo đường lỗi, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tỉnh chất của nhà

trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo

dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiễn lên trạng thái mới về chất” 80,35] Tác giả Trần Kiểm xét ở góc độ vĩ mô: “Quản ý giáo dục được hiểu là ng, hop quy luật) của chủ thê quản lý đến tắt cả các mắt xích của hệ thống (từ cắp cao nhất đến những tác động tự giác (có ÿ thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ

các cơ cở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cẳu của xã hội” [21, tr.10],

Xét ở góc độ vì mô: *Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác

(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chú thể quản lý' đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực

lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [22, tr.12]

Như vậy, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến

khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết

Trang 22

1.2.2 Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.2.2.1 Trải nghiệm sắng tạo

* Trải nghiệm

'Qua nghiên cứu các tài liệu triết học, ta có thể thấy được một số cách để định

nghĩa về trải nghiệm:

‘Trai nghiệm là một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt

động của con người ở mọi mặt, như một thẻ thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa

‘Trai nghiém là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự thống

nhất của hoạt động tình cảm — nhận thức

“Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm

giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối

tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỷ niệm, xúc động

“Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng

nghiên cứu Trải nghiệm dưới góc nhìn sư pham được hiểu theo một số ý nghĩa sau

“Trải nghiệm trong đảo tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được

trong quá trình giáo dục và đảo tạo chính quy

Trai nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo

dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham

khảo không được giảng dạy trong nhà trường,

Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương

pháp đảo tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, đẻ thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cu thé

Sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế

giới khách quan Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt

động và phát triển thế giới khách quan

Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế, là thẻ thống nhất bao gồm

Trang 23

* Sáng tạo

Sáng tạo là một đặc trưng nỗi bật nhất của tâm lý người Thời đại kinh tế tri

thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kéo theo sự chuyên động, đổi thay đáng kể tâm lý con người, nhất là năng lực thích nghỉ và sáng tạo

"Những dấu hiệu sáng tao được xác định dựa trên những hoạt động sau đây của học sinh:

Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các tương,

tác khác (cấu trúc lai, kết hợp với các thiết bị khác),

Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng

với các tương tác khác (phân tích, thay đổi trong tư duy), mà không làm thay đổi

cách tiếp nhận

Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con

đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng

Có được kiến thức và kĩ năng, con người có thé sáng tạo Tuy nhiên, dù có được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng không thể đám bảo sự

phát triển khả năng sáng tạo của con người được

Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu trì thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ

sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo

Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự

nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các quy luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại,

tính độc đáo và tính duy nhất

Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tổn tại như một tiềm năng ở con người “Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn

cảnh sống cụ thể

1.2.2.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tao

HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng HS được trực tiếp hoạt động

thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà

giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm

riêng của cá nhân Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn

Trang 24

học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến

thức, kỹ năng khác nhau [3, tr.Š]

HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tô chức của

nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn

khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là

chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiểm năng sáng tạo của cá nhân mình

1.2.2.3 Hoạt động trải nghiệm sảng tao trong nhà trường

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động,

cơ, có đối tượng đề chiếm lĩnh, được tô chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được

thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường Đối tượng

để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được

kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết

vấn để, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết

được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối

tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương

pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề

1.2.2.4 Hoạt động trải nghiệm sáng tao trong day học

thức đã

học và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào HDTNST trong dạy học các môn học được hiểu là sự vận dụng đó, giúp HS phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả Các hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bat ky địa

điểm nào phù hợp

Các em có thể tổ chức học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm để trải nghiệm

hoạt động trong các mơn Tốn, Vật lý, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh Cuối mỗi chủ để học tập đều có các tiêu chí đánh

giá về sản phâm và về hoạt động đề các em tự đánh giá mức độ hoàn thành của bản

thân và của nhóm học tập

Trang 25

1.2.3 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.2.3.1 Quản lý hoạt động giáo dục

“Theo tác giả Nguyễn Gia Quy: “Quan ý giáo dục là sự tác động của chi thể

quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định

trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống

ắc dan” (32, tr.12]

1.2.3.2 Quản lý hoạt động trái nghiệm sáng tao

giáo dục qI

Quản lý HĐTNST là một bộ phận quản lý trường học, bao gồm hàng loạt những hoạt động như: lựa chọn, tổ chức, các nguồn lực, các tác động của tập thể sư phạm, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch và chương trình giáo dục trong khuôn khổ thời gian ngoài chương trình chính khóa và ngoài giờ học

trên lớp nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết HĐTNST là do nhà

trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp với sự tham gia của các lực lượng

xã hội (theo chương trình, kế hoạch dạy học), được tiến hành xen kẽ hoặc nói tiếp

chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội

HĐTNST được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi

‘Tom Iai quản lý HĐTNST là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến tập

thể GV và HS được tiến hành ngoài giờ lên lớp theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục HS một cách toàn diện

1.3 Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh THCS

1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.3.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sảng tạo với việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới

HĐTNST là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp và có mối

quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học HĐTNST có nội dung rất đa dạng

va mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh

vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng

sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thâm mĩ, giáo dục thể chất, giáo

Trang 26

dục lao động, giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục môi trường, giáo dục phòng

chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội

Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của

mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi HĐTNST có thể tổ

chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có

ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, không tốn kém, mắt ít thời gian, HS tham

gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho HS

hơn HĐTNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng

giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GVCN, GVBM, TPT Đội, Ban giám hiệu

nhà trường, Cha mẹ HS, Chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ,

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ

chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương

1312

phát triển nhân cách học sinh

im quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc hình thành và HĐTNST giúp HS trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị của bản thân mình, thiết lập được các quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân

khác, với môi trường học và môi trường sống Sự trải nghiệm có ý nghĩa sẽ huy

đông tổng thể các giá trị của cá nhân từ cảm xúc đến ý thức và hành động Sự trải nghiệm huy động toàn bộ năng lực hành động, sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội

HĐTNST giúp HS tăng cường sự hiểu biết và tiếp thu các giá trị truyền

thống của dân tộc và những giá trị tốt đẹp của nhân loại; nâng cao ý thức trách

nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; ý thức định hướng nghề nghiệp mdi HS

'Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cu thé và các hành động của HS, HĐTNST là các hoạt động giáo dục có mục đích, có 16 chức được thực

hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ

Trang 27

tới những người xung quanh Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, HS được

phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em được chủ động tham gia vào tắt cả các khâu của quá trình hoạt động: từ

thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp

với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trải nghiệm, được bày

tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện,

tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản

thân, của nhóm mình và của bạn bè Từ đó, hình thành và phát triển cho các em

những giá trị sống và các năng lực cần thiết HĐTNST về cơ bản mang tính chất

của hoạt động tập thể trên tỉnh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển

khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể

1.3.2 Các yếu tố của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.3.2.1 Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo * Mục tiêu chung

HĐTNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực

tâm lý - xã hội ; giúp HS tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiểm năng

sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và

cuộc sống hạnh phúc sau này

* Mục tiêu của

đoạn giáo dục cơ bản

Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9 Ở giai đoạn giáo dục

cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành

các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân,

điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có

trách nhiệm Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi HS cũng bắt đầu xác định được năng

lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm

Bậc THCS: Ở bậc THCS, HĐTNST nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch,

tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân và tích cực tham gia các

hoạt động xã hội

Trang 28

* Mục tiêu của giai đoạ dục định hướng nghề nghiệp

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục phát

triển thành tựu của giai đoạn trước, chương trình HĐTNST nhằm phát triển các

phẩm chất và năng lực liên quan đến người lao động; phát triển năng lực sở trường,

hứng thú của cá nhân trong lĩnh vực nào đó, năng lực đánh giá nhu cầu xã hội và

yêu cầu của thị trường lao động từ đó có thể định hướng lựa chọn nhóm

ngh/nghề phù hợp với bản thân

1.3.2.2 Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Nội dung HĐTNST gồm phần bắt buộc (bao gồm cả các hoạt động tập thể) và tự chọn (TC3), được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, hoặc đồng tâm kết hợp

với tuyến tính Nội dung HĐTNST được xây dựng thành các chủ để mang tính chất

mở và tương đối độc lập với nhau dựa trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản

xuất, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hoá, chính trị xã hội của địa phương,

vùng miễn, đất nước và quốc tế để HS và nhà trường lựa chọn, tô chức thực hiện

một cách phù hợp, hiệu quả [3, tr.26]

Cé thể phân chia nội dung HĐTNST thành các nội dung chính sau:

Hoạt động chính trị-xã hội: Đó là những nội dung hoạt động có liên quan đến

dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị-xã hội trong nước và quốc tế, những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, nội quy nhà trường, các hoạt động nhân

đạo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tinh nguyện giúp đỡ bạn Những hoạt động này giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, sự quan tâm của mình

với các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước, vận dụng những kiến thức đã học của

các môn học vào cuộc sống thực tiễn

Hoạt động khoa học-kỹ thuật: Đây là những hoạt động thể hiện tính sáng tạo của HS Đó là những hoạt động của các câu lạc bộ theo chuyên dé: sinh vật biển, thiên văn, môi trường tự nhiên, sáng tạo rô bốt, thế giới quanh ta; ngoài ra, cdc em còn có thể tham quan các cơ sở sản xuất- các công trình khoa học

Hoạt động văn hóa-nghệ thuật: Giúp HS tìm hiểu và khám phá về văn hóa,

nghệ thuật từ đó bước đầu giúp các em phát hiện ra năng lực, tố chất và sở thích,

khả năng, năng khiếu thực sự của bản thân để có thể tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, hứng thú Có thể xem lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật bao gồm: văn

Trang 29

học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, âm nhạc Hoạt động vui chơi-giải trí: Đáp ứng nhu cầu về việc nghỉ ngơi, thư giãn của

HS ding thời phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS phổ thông Bên cạnh chức năng

thư giãn, giải trí còn chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý bao

gồm các hoạt động: ca hát, nhảy múa, các vở kịch, tiểu phẩm hài, các trò chơi vận động, trò chơi dân gian

Hoạt động lao động công ích: Giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó các em biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình

công cộng Bao gồm: vệ sinh sân trường và lớp học; trồng cây, chăm sóc vườn hoa,

cây xanh; vệ sinh các công trình công cộng

Hoạt động TDTT: Giúp HS nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn

ngừa các loại bệnh tật, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần, rèn luyện bản thân và

giúp HS phát triển chiều cao, có sức khỏe để học tập tốt hơn Bao gồm các hoạt

động: thể dục giữa giờ, thể dục nhịp điệu, trò chơi tập thể, bóng đá, bóng bàn, cờ

vua, điền kinh

Hoạt động định hướng nghề nghiệp: Giúp HS có cơ sở để nhìn lại khả năng

của bản thân, từ đó điều chỉnh việc lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện

vọng của bản thân và phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội Bao gồm: Tìm hiểu các ngành nghề truyền thống; tìm hiểu xu hướng phát triển các ngành nghề: tư vấn,

tham vấn hướng nghiệp cho HS

HDTNST trong các môn học giúp HS biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống HĐTNST gồm nhiều chủ đề học tập gắn liền với thực tiễn cuộc sống của HS Mỗi chủ đề được thiết kế chỉ tiết, cụ thể theo từng bước của hoạt động học tập trải nghiệm để các em có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình:

Lớp 6: Chế tạo thước đo; Tỉ số phần trăm; Chưng cắt nước; Ươm mầm giá

đỗ; Mô hình hệ thống báo cháy ở chung cư; Sân khấu hóa chuyện dân gian; Tôi là

nhà văn; Kể truyện lịch sử bằng tranh; Tôi yêu nước sạch; Thiên nhiên quanh ta;

Tết Holiday; Phòng tránh và giảm nhẹ thương tích do động dat [15]

Lớp 7: Đo chỉ số BMI của học sinh THCS; Trò chơi với hình tam giác; Phòng

chống tiếng ồn; Khám phá về giun đất, Xây dựng số quản lý điểm của lớp bằng excel;

Trang 30

lgười thắp lên ngọn lửa tâm hồn”; Nếu tôi là hiệu trưởng; Khám phá thiên

nhiên châu Phi; Lăng kính yêu thương; Bảo tồn di sản văn hóa vùng đất Kinh bắc;

Our Traditional Food; Dé thi cỗ Thăng Long - Kẻ Chợ và Hội An [16]

Lớp 8: Trục đối xứng; Diện tích đa giác; Chế tạo tủ sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời; Pha chế nước muối sinh lí; Oxy-Sự cháy và sự sống; Phòng chống

còi xương ở tuôi thiếu niên; Học mà chơi - chơi mà học với thuật toán; Tiếng Việt

muôn màu; Danh lam thắng cảnh Việt Nam; Khám phá nét tương đồng và sự khác

biệt của các quốc gia Đông Nam Á; Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nửa

cuối thế kỷ XIX; Khám phá nét đẹp trong trang phục của một số dân tộc Việt Nam;

Kỹ năng sơ cứu trong những tai nạn thường gặp; Peoples of Vietnam [17]

Lớp 9: Đường Parabol; Hình lăng trụ đứng - Hình trụ; Chế tạo pin điện hóa

; Chất béo và sản xuất xà phòng; Thiết kế phương án phòng và thoát hiểm

ngô độc khí cacbon oxit khi đốt than; Bảo vệ môi trường; Thiết kế công cụ tìm kiếm

thông minh dành cho người Việt; Người lính hoạt động ngoại khóa; Phụ nữ xưa và nay; Điện Biên Phủ trên không đánh bại Pháo dai bay của Mĩ; Truyền thông về dân

số và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9; Cho đi và nhận lại; Chế tạo sản phẩm từ nguyên liệu phế thải trong gia đình và trường học; National

costumes [18]

1.3.2.3 Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tao

* Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành C6 thể nêu một số hình thức tổ chức cơ bản sau

Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo

chủ đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tỉnh trong các

ngày lễ, các ngày kỉ niệm; các hội thi, hội thao; cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể,

các phong trào thi đua toàn trường; sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động

chung của tập thể lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các tổ HS

Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị ~ xã hội: Các

hoạt động Đoàn, Đội (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn, Đội Các hoạt động tập thể có tính chính trị - xã hội:

Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Đội

Trang 31

Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội

thao, hội thỉ (Hội khoẻ Phù Đồng), Các cuộc thỉ văn hoá văn nghệ của thanh, thiếu niên, của HS (thi “Học sinh thanh lịch”, “Tiếng hát học sinh - sinh viên”

Giáo dục thông qua giáo dục lại và tự giáo dục, tự giáo dục, tự tu đưỡng (ghỉ nhật kí, nhóm bạn cùng tiến, thỉ đua vở sạch, chữ đẹp, phong trào Thanh niên làm

theo lời Bác, thanh niên rèn luyện sống, chiến đầu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ )

* Các hình thức HĐTNST theo định hướng chương trình giáo dục phố thông mới

Hình thức có tính khám phá: thực tế, tham quan, đã ngoại, cắm trại

Hình thức có tính triển khai: dự án và nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa

học kỹ thuật, hội thảo, câu lạc bộ

Hình thức các hội thi, cuộc thi: thi viết, thi vẽ, thi tìm hiểu, đố vui, giải ô

chữ, thi tiểu phẩm, thiết kế thời trang, kể chuyện, chụp ảnh, thuyết trình, tạo video clip về một chủ đề nào đó

Hình thức có tính trình diễn: diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, trò chơi Hình thức có tính cống hiến, tuân thủ: thực hành lao động việc nhà, việc

trường, lao động công ích, tổ chức sự kiện, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo - hoạt động tình nguyện vì xã hội

* Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Phuong pháp giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục

nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS Các em được đặt trong tình huống có vấn đẻ, thông qua việc giải quyết vấn dé giúp HS lĩnh hội tri thite, ky

năng và phương pháp Trong tổ chức HĐTNST, phương pháp giải quyết vấn đề thường

được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện

tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động

Phương pháp sắm vai: Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành

cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng

tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà 1S tự xây dựng trong quá trình hoạt động Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu

sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát

Trang 32

"diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là

xử lí tình huồng khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó

Phương pháp trò chơi: Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đẻ hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò

chơi nào đó Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa

chọn chủ đề chơi, phan vai tạo ra tình huồng, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện

thay thể trong các trò chơi sáng tạo, lựa chon các hình thức hành động và phân chia

tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật

Phương pháp làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ

chức đạy học - giáo dục, trong đó GV sắp xép HS thành những nhóm nhỏ tạo ra sự

tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và

cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm

Phương pháp dạy học theo dự án: Dạy học theo dự án là một mô hình dạy và học trong đó việc học tập của HS được thực hiện một cách có hệ thống thông qua một loạt

các thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch, giải quyết vấn đẻ, ra quyết định, tạo sản

phẩm, đánh giá và trình bày kết quả đề từ đó giúp HS phát triển kiến thức và kỹ năng

1.3.2.4 Các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo

HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông Các hoạt động này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động dạy học là con

đường gắn lý luận với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động

Vì vậy, muốn tô chức tốt hoạt động này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

lực lượng giáo dục trong xã hội, có sự thông nhất từ Ban giám hiệu nhà trường tới

các GVCN, tới tập thể HS Các lực lượng tham gia HĐTNST bao gồm

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: GVCN, GV chuyên trách,

'TPT Đội Thiếu niên tiền phong Hỗ Chí Minh, Ban chấp hành liên đội

Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như: cha mẹ HS, các tổ chức chính

quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội, hội khuyến học

1.3.2.5 Những đi

Để tổ chức tốt HĐTNST cần phải có các điều kiện hỗ trợ Điều kiện hỗ trợ là

kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

động lực quan trọng thúc đây hoạt động phát triển Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt

động bao gồm:

Trang 33

'Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, sân bãi, hội trường, âm thanh, loa máy,

nhạc cụ, phòng học, các tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn

'Các văn bản chế định liên quan có tính pháp lý để các thành viên thực hiện

Tạo môi trường thuận lợi; bố trí sắp xép thời gian hợp lý, tránh chồng chéo

làm ảnh hưởng đến quá trình dạy-học trên lớp

Tạo bầu không khí thân mật, dân chủ; động viên, khuyến khích, khen thưởng

kịp thời; góp ý trên tỉnh thần xây dựng lẫn nhau, nhằm tạo điều kiện cho các thành

viên tham gia đóng góp công sức mình cho sự thành công chung của tập thể

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các đối

tượng nhằm nâng cao kỹ năng tô chức hoạt động

1.3.2.6 Kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tao

HS được học từ trải nghiệm giúp các em khắc sâu kiến thức và biết vận dụng

kiến thức đã học để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn, HS

chủ động tham gia hoạt động của trường, của lớp Nhiều bài dự thi vận dụng kiến

thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS nhà trường được giải cấp sở và cấp Bộ

Các HĐTNST phong phú đa dạng, dựa trên khung chương trình nhưng đề

cao tính sáng tạo của GV và HS, tạo nên tính hắp dẫn của hoạt động từ đó thu được

hiệu quả giáo dục cao

HS được mở rộng những kiến thức học tập ở trên lớp; hiểu biết thêm về quê

hương, đất nước từ đó rút ra nhiều bài học bồ ích để rèn luyện đạo đức, hình thành

nhân cách Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện

HS được rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi: kỹ năng giao tiếp,

ứng xử có văn hóa; củng cố, phát triển hành vi, thói quen tốt; tự hòa, tự tôn dân tộc

Nang cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của quê

hương, chuẩn bị hành trang cho những chủ nhân tương lai của đất nước

1.4 Quin lý hoạt động trãi nghiệm sáng tạo của học sinh trường THCS 1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trướng trường THCS

1.4.1.1 Vai trô của Hiệu trưởng

“Theo khoản 1, Điều $4 của Luật Giáo dục (2005) đã quy định: “Hiệu /rướng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà

nước có thẩm quyên bồ nhiệm, công nhận” [32]

Trang 34

Như vậy, trong nhà trường THCS thì Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất

của một trường, chịu trách nhiệm và có quyền quyết định mọi hoạt động của nhà

trường theo khuôn khổ do pháp luật quy định và theo các văn bản chỉ đạo của các

cấp và của ngành GD&ĐT

1.4.1.2 Nhiệm vụ của Hiệu trưởng

Tai Điều 19 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều

cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường,

'b) Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3

Điều 20 của Điều lệ này;

©) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền:

đ) Thành lập các tô chuyên môn, tô văn phòng và các hội đồng tư vấn trong

nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường

trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với GV, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng GV, nhân viên; ký hợp đồng lao

động; tiếp nhận, điều động GV, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

©) Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương

trình tiểu học cho HS tiêu học (nếu có) của trường phô thông có nhiều cấp học và

quyết định khen thưởng, kỷ luật HS;

2) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

'h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, nhân viên,

Ht

công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện ) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;

thực hiện công khai đối với nhà trường;

Trang 35

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và

hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [32] 1.4.2 Nội dung quản lý của Hiệu trướng đổi với HĐTNST

1.4.2.1 Quản lý xây dựng kế hoạch HĐTNST

Kế hoạch hóa là công việc đầu tiên của nhà quản lý, là việc làm cho tô chức

phát triển mục tiêu đã để ra Xây dựng kế hoạch bao gồm: Xây dựng mục tiêu,

chương trình hoạt động, có biện pháp rõ ràng và có các bước đi cụ thể với các điều

kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và

đối tượng được quản lý

Kế hoạch HĐTNST được xây dựng dựa trên nội dung phân phối chương trình do Bộ GD&ĐT quy định cho timg kh

nhà trường, phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, tô chức Đội Thiếu niên

Minh; mặt khác phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để

xây dựng được một kế hoạch hoạt động cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ hay cho cá năm học đối với HĐTNST Việc lập kế hoạch cho HĐTNST sẽ tạo điều kiện

dễ dàng cho việc kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng được khách quan 1.4.2.2 Quản lý việc tổ chức thực hiện các HĐTNST lớp Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của in phong Hỗ Chí

Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến Các kế

hoạch đã phê duyệt cin phai có sự chỉ đạo kịp thời từ phía lãnh đạo nhà trường

Trong quá trình tổ chức hoạt động, Hiệu trưởng nhà trường phải biết chỉ đạo, điều

hành các bộ phận, cá nhân có liên quan đến hoạt động với nhau; huy động các lực lượng tham gia; hướng dẫn, giám sát, động viên, đánh giá, khen thưởng; điều chỉnh

sai lệch, nhắc nhở, phê bình, xử lý vi phạm nếu có

Để có thể hoạt động tốt các HĐTNST theo chương trình của Bộ GD&ĐT thì

trong quá trình xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng phải là người chỉ đạo việc xây dựng

nội dung, kế hoạch sao cho các hoạt động được tiến hành một cách thuận tiện, tránh

sự chẳng chéo, gây cản trở cho hoạt động chung của nhà trường, đồng thời biết khai

thác triệt để các thế mạnh của từng tập thể, cá nhân trong tổ chức hoạt động

Quản lý việc tổ chức thực hiện HĐTNST tập trung vào các công việc cụ thể như sau:

Trang 36

'Vận động các tô chức, lực lượng tham gia HĐTNST

Hướng dẫn quy trình tổ chức HĐTNST

‘Theo doi tiến độ thực hiện để có chỉ đạo uốn nắn kịp thời

Động viên, khích lệ các lực lượng tham gia HĐTNST để đạt hiệu quả cao

1.4.2.3 Quan lý lực lượng tham gia HDTNST

Đề tô chức và chỉ đạo tốt HĐTNST, Hiệu trưởng cần phải nắm vững kha

năng tối đa của các lực lượng trong và ngoài nhà trường Các lực lượng trong nhà trường như: CBQL, GVCN, GVBM, TPT Đội, nhân viên trường học, HS cốt cán

Lực lượng ngoài nhà trường như: cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Cha mẹ HS, Hội khuyến học tham gia phối hợp tổ

chức HĐTNST Quản lý lực lượng tham gia HĐTNST thực chất là quản lý con

người, nó có tầm quan trọng đặc biệt vì nó gắn liền với sự phát triển của tô chức

Nhằm đảm bảo cho lực lượng tham gia HĐTNST luôn được đáp ứng đủ về

số lượng và chất lượng, người Hiệu trưởng phải phân tích tình hình thực tế của nhà

trường dé lựa chọn, bố trí những GV và HS có năng lực tham gia tổ chức HĐTNST, Một nội dung quan trọng trong quản lý lực lượng tham gia HĐTNST của Hiệu trưởng là chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Ban chỉ đạo HĐTNST

1.4.2.4 Quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐTNST

Đề HĐTNST đạt hiệu quả cao, người Hiệu trưởng cần quản lý tốt các điều

kiện hỗ trợ như: CSVC, các trang thiết bị, nguồn tài chính dành cho hoạt động

Trường sở không chỉ đóng vai trò phương tiện vật chất trong việc đào tạo,

giáo dục HS mà còn trở thành một trung tâm văn hóa, tuyên truyền nếp sống văn hóa mới trong mỗi gia đình, trong xóm, ấp ở địa phương góp phẩn thực hiện mục

tiêu giáo dục

Thư viện trường học không chỉ là một bộ phận CSVC trọng yếu của nhà

trường mà còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền góp phần nâng

cao năng lực giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS; mở rộng tầm hiểu

biết của thầy và trò, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu

“Thiết bị giáo dục được coi là một trong các công cụ lao đông của người GV, đồng thời thiết bị giáo dục kích thích hứng thú học tập, tí tò mò và tìm tòi khoa học của HS

giúp cho việc phát triển tư duy độc lập sáng tạo và việc phát triển nhân cách của các em

Trang 37

'Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng phục vụ cho HĐTNST Huy động

và quản lý tốt nguồn lực này là cơ sở để tổ chức HĐTNST đạt hiệu quả Để thực

hiện tốt nội dung này, Hiệu trưởng ngoài việc nắm vững các chế độ, chính sách hiện hành; sử dụng nguồn ngân sách hợp lý thì cần vận động các tô chức cá nhân để đảm

bao nguồn kinh phí cho HĐTNST

Hiệu trưởng cần khai thác tốt các phương tiện, trang thiết bị cho HĐTNST: hiện có Đồng thời, xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo quản và sử dụng

thiết bị hợp lý Khi mua sắm, Hiệu trưởng cần lưu ý các thiết bị phải đảm bao tinh

thâm mỹ, độ bền, độ an toàn và phải có tính giáo dục cao Khi sử dụng thiết bị, Hiệu

trưởng phải yêu cầu cán bộ phụ trách phải có số theo dõi, ghỉ chép tình trạng sử

dụng và phải giao trách nhiệm cụ thể đến GV và HS sử dụng

1.4.2.5 Quản lý kiểm tra, đánh giá HĐTNST

Kiểm tra là đo lường và chắn chinh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các

mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được

hoàn thành Qua kiểm tra chúng ta sẽ rút ra được những nguyên nhân của thành tựu,

hạn chế và bài học kinh nghiệm

Quản lý việc kiểm tra HĐTNST là phát hiện những nhân tổ tích cực hoạt động, phát hiện những mặt mạnh, những mặt yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch, qua đó mà có cách điều chỉnh, bổ sung, phát huy khích lệ những nhân tổ tích

cực, đồng thời cũng mạnh dạn phê phán những mặt hạn chế trong quá trình tô chức

HĐTNST

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đốn vẻ kết quả của cơng việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu

chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,

điều chinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc

Quản lý việc đánh giá HĐTNST cần dựa vào ba tiêu chí sau: đánh giá kiến

thức, đánh giá kỹ năng và đánh giá thái độ

1.4.2.6 Quản lý việc bôi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý HĐTNST

Trong HĐTNST, GVCN có vai trò quan trọng, là người trực tiếp quản lý, giáo dục HS tại một lớp, tổ chức cho HS thực thi mọi yêu cầu giáo dục do nhà

trường đặt ra GVCN còn là người hiểu rõ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của HS,

Trang 38

kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho các em những hành vi sai trái, giúp các em phát triển

đúng hướng Đối với việc tổ chức HĐTNST, GVCN là người trực tiếp chịu trách

nhiệm trước nhà trường trong việc thực hiện nội dung, chương HĐTNST cho HS

Trong nhà trường TPT Đội có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các

chương trình, kế hoạch hoạt động chung của nhà trường Đội còn có nhiệm vụ quan

trọng nữa là tổ chức các hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí để

có thể củng cố, mở rộng trỉ thức, giao lưu, học tập, trau đồi kinh nghiệm, rèn luyện

kỹ năng sống

'Với những vai trò quan trọng như vậy, Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch, biện

pháp tích cực để bồi dưỡng vẻ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐTNST, về chuyên môn

nghiệp vụ, không ngừng nâng cao năng lực tổ chức HĐTNST cho đội ngũ GV và các

lực lượng tham gia vào HĐTNST Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo TPT Đội phối hợp

'GVCN bồi dưỡng cho HS nòng cốt ở các lớp và nhân rộng ra toàn trường

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hị

động trải nghiệm sáng tạo của học

sinh THCS

1.5.1 Các yếu tổ chủ quan

1.3.1.1 Nhận thức của cán bộ quản li va đội ngũ giáo viên

Nhận thức của các lực lượng giáo dục sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đây

việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả giáo

dục Nếu nhận thức của các lực lượng giáo dục không đúng nó sẽ dẫn tới việc xác

định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình

thức dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp

Tuy nhiên, HĐTNST còn khá mới lạ so với thời điểm hiện nay Nhiều cá nhân, tập thể còn lẫn lộn vai trò giữa HĐTNST với hoạt động ngoài giờ lên lớp, do

đó trong quá trình tô chức, chỉ đạo và quản lí còn nhiều hạn chế Hình thức tô chức

đơn điệu, chưa thể hiện được sự trải nghiệm sáng tạo ở mỗi HS 1.5.1.2 Năng lực của cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên

HĐTNST rất đa dạng và phong phú với nhiều chủ đề khác nhau đòi hỏi

người thực hiện phải có năng lực đặc trưng: hiểu biết nhiều lĩnh vực, năng lực thiết

kế bài học, tìm kiếm các biện pháp tô chức hoạt động, tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, sáng tạo tìm kiếm cái mới

Trang 39

Chính vì vậy, việc bồi dưỡng kĩ năng, năng lực tổ chức HĐTNST cho CBQI

và GV là hết sức cần thiết Hiệu trưởng cần dựa trên kế hoạch chung của nhà

trường, thường xuyên tô chức các buôi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có của đội ngũ, tạo điều kiện cho đội ngũ có thể giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm trong

việc tổ chức HĐTNST, nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho việc tổ chức các hoạt động khác trong nhà trường

1.3.1.3 Động cơ và ý thức của HS

Động cơ học tập không sẵn có mà được hình thành dần dần trong quá trình

hoạt động dưới sự tô chức và điều khiển của thầy Nếu trong HĐTNST, thây tổ

chức cho HS tự phát hiện ra những điều mới lạ, tự giải quyết những nhiệm vụ học

tập, tạo ra những ấn tượng tốt đẹp đối với HĐTNST thì dần làm nảy sinh nhu cầu

hoạt động ở các em Muốn xây dựng động cơ hoạt động cho HS, trước hết cần khơi

dây mạnh mẽ nhu cầu nhận thức Điều đó được bắt đầu từ việc ý thức rõ ràng về

mục đích HĐTNST Để phát huy tiềm năng sáng tạo ở mỗi cá nhân, HS cần phải quyết tâm nỗ lực rất lớn

1.5.1.4 Sự đánh giá HĐTNST của lực lượng giáo dục

Việc đánh giá HĐTNST là việc làm không đơn giản, đánh giá đúng không những sẽ giúp nhà giáo dục nhìn lại được quá trình tiến hành hoạt động giáo dục mà còn có tác dụng khích lệ, động viên thúc đẩy HS hoạt động tích cực và ngược lại

1.5.1.5 Cơ sở vật chất thực hiện chương trình HĐTNST:

'CSVC không những làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động mà còn là điều kiện

để giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao CSVC, trang thiết bị là điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động đạt kết quả cao Ngược lại, nếu CSVC, trang thiết bị không đáp

ứng yêu cầu thì việc tô chức hoạt động sẽ gặp rất nhiều khó khăn

1.5.2 Các yếu tố khách quan

1.3.2.1 Nội dụng chương trinh HDTNST

Nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi, phong phú, đa dạng, cập nhật được các thông tin mở rộng kiến thức cho các môn học sẽ làm cho HS hảo hứng, có tác dụng bỗ trợ kịp thời giờ học trên lớp và giáo dục tư tưởng, kỹ năng sống cho HS Nếu nội dung nghèo nàn, đơn điệu không phủ hợp với lứa tuổi sẽ khó thu hút

các thành viên tham gia hoạt động, kết quả hạn chế

Trang 40

chương trình HĐTNST phải đảm bảo cân đối, phù hợp

với các hoạt động khác của nhà trường Nếu thời gian quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến

“Thời gian thực hi

việc học văn hóa, ngược lại nếu ít sẽ khó hình thành được những phâm chất đạo đức và kỹ năng cần thiết

1.5.2.2 Hình thức tổ chức HĐTNST

Hình thức tổ chức HĐTNST phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác

nhau thê hiện sự hấp dẫn của hoạt động sẽ thu hút HS tham gia nhiệt tình và có hiệu

quả Trong thực tế, việc thực hiện chương trình HĐTNST còn đơn điệu, lặp lại một số hình thức tổ chức đơn giản gây nhằm chán, không tạo được hứng thú cho HS nên ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện chương trình HĐTNST

Tiểu kết chương L

HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động bắt buộc ở nhà

trường phổ thông với nhiều nội dung phong phú, hình thức giáo dục đa dạng, hấp

dẫn phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng lớp, từng trường, từng địa phương

HĐTNST có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học trên lớp tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng

vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự

phát triển nhân cách HS; đồng thời tạo sự thống nhất giữa giáo dục trong và ngoài

nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra

Quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng nhà trường thực chất là quản lý về mục

tiêu giáo dục, quá trình giáo dục; quản lý kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện; công tác kiểm tra, đánh giá; công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện HĐTNST

HĐTNST đã được các nhà giáo dục học trong và ngoài nước nghiên cứu Tuy nhiên, để phát huy tốt vai trò của HĐTNST ở mỗi nhà trường, mỗi địa phương

cụ thể không phải Hiệu trưởng nào cũng thực hiện được nếu không có những biện

pháp quản lý thật hiệu quả và khoa học, không có tầm nhìn chiến lược đề có thẻ tổ

chức, chỉ đạo các lực lượng thực hiện chương trình HĐTNST theo đúng mục tiêu

mà nhà quản lý đề ra

Ngày đăng: 14/01/2024, 02:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w