1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Kế Toán Cho Vay Tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Lệ Quyên
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Luyện
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán – kiểm toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 215,61 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán cho vay (9)
    • 1.1.1. Vai trò của kế toán cho vay (9)
    • 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay (10)
  • 1.2. Những chuẩn mực kế toán áp dụng trong kế toán cho vay (10)
    • 1.2.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (0)
    • 1.2.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế (20)
  • 1.3. Các công cụ sử dụng trong kế toán cho vay và phương pháp hạch toán các hình thức cho vay (0)
    • 1.3.1. Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay…………………………………….99 1.3.2. Tài khoản sử dụng…………………………………………………………..t 1.3.3 Hệ thống sổ sách và báo cáo sử dụng trong kế toán cho vay………………. 1.3.3.1. Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán cho vay……………………….. 1.3.3.2. Hệ thống báo cáo dùng trong kế toán cho vay…………………………. 1.3.4. Phương pháp hạch toán các hình thức cho vay (26)

Nội dung

Vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán cho vay

Vai trò của kế toán cho vay

Kế toán cho vay là quá trình công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và theo dõi toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó giám đốc chặt chẽ số tiền đã cho khách hàng vay đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng.

Kế toán cho vay là một trong những công cụ để quản lý tín dụng, ngăn ngừa rủi ro do đó nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò của kế toán được thể hiện trên các khía cạnh sau:

 Kế toán cho vay cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, những thông tin liên quan đến quá trình cho vay, thu nợ và thu lãi, thời hạn hoàn trả… một cách kịp thời, chính xác Từ đó giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình cho vay, thu nợ, thu lãi… để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, chỉ đạo điều hành cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

 Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế Thông qua số liệu kế toán cho vay ngân hàng có thể biết được phạm vi hoạt động, phương hướng đầu tư, theo dõi được hiệu quả sử dụng vốn vay của các nhà đầu tư từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp Đồng thời cũng đánh giá được tình hình tài chính, khả năng hấp thụ vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn, xu thế vận động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định vay cho phù hợp.

 Kế toán cho vay là công cụ đắc lực đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định thu nhập của ngân hàng.

 Thông qua nghiệp vụ kế toán cho vay, ngân hàng đã đưa một khối lượng tiền lớn ra lưu thông để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hoá cho toàn bộ nền kinh tế.

 Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhiệm vụ của kế toán cho vay

Để phát huy vai trò của kế toán cho vay, kế toán cho vay cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

 Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay.

 Quản lý hồ sơ chứng từ kế toán cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ kịp thời.

 Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời.

 Giám sát tình hình tài chính của các khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay Phát hiện kịp thời những khách hàng có khả năng tài chính không lành mạnh, trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của kế toán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng.

Như vậy công tác quản lý kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ tín dụng nói riêng của ngân hàng là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả mọi mặt hoạt động nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Nghiệp vụ này cần được ngày càng quan tâm đổi mới hoàn thiện hơn nữa để hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả.

Những chuẩn mực kế toán áp dụng trong kế toán cho vay

Chuẩn mực kế toán quốc tế

Vũ Thị Lệ Quyên KTA – K8 K8

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay chưa có các chuẩn mực liên quan đến các vấn đề về công cụ tài chính nên phải dựa vào chuẩn mực kế toán quốc tế số 32, 39

Chuẩn mực số 32- Các công cụ tài chính: Công bố và trình bày

Một tài sản tài chính là bất kỳ tài sản nào là:

+ Một quyền theo hợp đồng để thu được tiền mặt hoặc tài sản tài chính (ví dụ: một khoản thu nợ).

+ Quyền theo hợp đồng đem trao đổi công cụ tài chính theo các điều kiện có lợi tiềm tàng.

+ Một công cụ vốn cổ phần của doanh nghiệp khác.

Do đó các khoản cho vay cũng là một tài sản tài chính vì dựa vào hợp đồng tín dụng, ngân hàng cho vay thu được các khoản tiền lãi cho vay, phí…

- Đối với từng loại khoản vay phải công bố:

+ Thông tin về mức độ và bản chất, bao gồm các điều khoản và điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới số lượng, thời gian và tính chắc chắn của dòng lưu chuyển tiền tệ trong tương lai của các khoản vay đó.

+ Chế độ kế toán bao gồm các tiêu chí ghi nhận và phương pháp tính toán như các phương pháp và giả định cho việc ước tính giá trị thực tế cho từng loại khoản vay. Các khoản nợ có thể đánh giá bằng phương pháp đánh giá các dòng tiền tương lai được chiết khấu theo lãi suất hiện hành.

+ Việc các khoản lỗ, lãi khi tính toán lại các khoản vay có thể đem bán được tính vào lỗ hoặc lãi trong kỳ hay được ghi nhận trực tiếp vào vốn cổ phần.

+ Việc cách thức thông thường mà các khoản mua, bán các khoản cho vay được kế toán vào ngày giao dịch hoặc thanh toán cho từng loại cho vay.

- Đối với từng loại khoản vay mà công bố thông tin về giá trị thực tế của chúng:+ Giá trị thực tế của các khoản cho vay Các khoản cho vay khác với các công cụ tài chính khác nên các khoản cho vay không dựa vào giá chào mua, giá chào bán để xác định giá trị thực tế được Các khoản cho vay phải dựa vào dư nợ, số dự phòng đã trích lập cho của từng khoản nợ để xác định giá trị của chúng

+ Khi việc xác định giá trị thực tế một cách đáng tin cậy không áp dụng được trong thực tiễn thì sự việc đó phải được công bố cùng với thông tin về các đặc điểm chính của các khoản cho vay cơ bản tương ứng với giá trị thực tế.

- Khi các khoản cho vay vượt quá giá trị thực tế: Đối với những khoản cho vay được kết chuyển với giá trị cao hơn giá trị thực tế thì phải công bố:

+ Giá trị kết chuyển và giá trị thực tế riêng từng khoản cho vay hoặc theo nhóm tương ứng của những khoản cho vay này Nếu một hoặc một nhóm các khoản vay được đánh giá lại là có khả năng thu hồi được do tình hình kinh doanh của khách hàng đã ổn định trở lại, do thị trường lại ổn định,… tức là các khoản vay có giá trị cao hơn so với giá trị kết chuyển thì ngân hàng phải công bố cả giá trị kết chuyển và giá trị thực tế của các khoản cho vay đó.

+ Lý do không giảm số kết chuyển, bao gồm bằng chứng chứng minh cho khả năng thu hồi số lượng đó.

- Đối với các khoản lãi, lỗ từ việc tính toán lại các khoản cho vay dành để bán đã được ghi nhận vào vốn:

+ Số được tách khỏi vốn cổ phần sang lỗ/ lãi ròng của cả kỳ.

- Các khoản mục quan trọng về thu nhập, chi phí, lợi nhuận, lỗ từ các khoản cho vay:

+ Thu nhập, lãi và chi phí lãi được trình bầy riêng Thu nhập từ việc mua bán nợ, bán tài sản thế chấp cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, chiết khấu tài sản cho thuê tài chính được tập hợp vào các tài khoản thu từ việc mua bán nợ, tiền thu từ việc bán nợ, tài sản đảm bảo hoặc khai thác tài sản đảm bảo, còn chênh lệch giữa giá mua và giá bán các giấy tờ có giá được hạch toán như thu lãi vay còn chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ như chi phí đầu tư, nâng cấp, sửa chữa tài sản đảm bảo,… thì được tập hợp riêng vào một tài khoản khác là chi phí xử lý TSĐB, chi phí cho hoạt động kinh doanh khác Sau đó đối chiếu giữa thu và chi để xác định lãi hay lỗ trong việc mua bán nợ, bán tài sản thế chấp từ đó phân bổ vào các tài khoản phù hợp.

+ Giá trị đã thực hiện và chưa thực hiện được trình bày riêng.

+ Các khoản lợi nhuận và lỗ sau khi thôi ghi nhận được trình bầy tách riêng với các khoản sau khi điều chỉnh giá trị thực tế.

Vũ Thị Lệ Quyên KTA – K8 K8

+ Giá trị thu nhập lãi được tích luỹ từ các khoản nợ xấu được trình bầy riêng Đối với các khoản nợ xấu thì khả năng thu hồi là rất khó do vậy giá trị các khoản thu nhập từ lãi được tích luỹ từ các khoản nợ xấu phải được trình bầy riêng chứ không được gộp chung vào thu nhập lãi giống như các khoản nợ thông thường khác Khi ngân hàng chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá, TSĐB, cho thuê tài chính mà đến hạn khách hàng không đến mua lại các giấy tờ có giá đó, không đến trả lãi cho thuê tài chính thì các khoản vay này được coi là nợ xấu Tuỳ theo thoả thuận mà ngân hàng có thể bán giấy tờ có giá hoặc giữ lại theo giá trị hợp lý thì chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá mua ban đầu có thể hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí Nhưng những khoản thu nhập này phải được trình bầy riêng.

- Bên cho vay phải công bố:

+ Giá trị thực tế của khoản đảm bảo được chấp nhận và được cho phép bán hoặc thế chấp lại.

+ Giá trị thực tế của khoản đảm bảo được bán hoặc được xử lý.

+ Bất kỳ điều kiện quan trọng nào liên quan đến việc sử dụng TSĐB. Để đảm bảo cho lợi ích của khách hàng khi đem tài sản của mình đi cầm cố, thế chấp thì ngân hàng phải công bố giá trị thực tế của các TSĐB đó Khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên thì ngân hàng được phép đem bán, sử dụng TSĐB đó thì phải công bố về giá trị thực tế của TSĐB tại thời điểm đó Giá trị thực tế của các khoản cho vay bằng cách chiết khấu giấy tờ có giá chính là giá trị của giấy tờ có giá mà ngân hàng mua vào còn giá trị thực tế của khoản đảm bảo mà khách hàng đảm bảo cho ngân hàng khi thuê tài chính của ngân hàng chính là giá trị ký quỹ đảm bảo cho thuê tài chính.

Chuẩn mực số 39- Các công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường

Các khoản cho vay là khoản tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trên bảng cân đối kế toán của TCTD, được hình thành chủ yếu qua hoạt động cấp tín dụng của các TCTD Ngoài ra các khoản cho vay cũng có thể hình thành từ hoạt động mua bán nợ, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chình…

Theo IAS 39- Công cụ tài chính thì việc ghi nhận và xác định giá trị các khoản cho vay là tài sản tài chính khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Với những khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định

- Không được báo giá trên thị trường sôi động

- Không bị lỗ do các rủi ro không phải là rủi ro thất thoát do đối tác (rủi ro tín dụng).

Các khoản cho vay là loại hình tài sản tạo nguồn thu nhập chủ yếu của TCTD- thu nhập lãi, đồng thời cũng là nguồn tạo ra rủi ro chính của ngân hàng- rủi ro tín dụng.

Các công cụ sử dụng trong kế toán cho vay và phương pháp hạch toán các hình thức cho vay

Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay…………………………………….99 1.3.2 Tài khoản sử dụng………………………………………………………… t 1.3.3 Hệ thống sổ sách và báo cáo sử dụng trong kế toán cho vay……………… 1.3.3.1 Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán cho vay……………………… 1.3.3.2 Hệ thống báo cáo dùng trong kế toán cho vay………………………… 1.3.4 Phương pháp hạch toán các hình thức cho vay

Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những loại giấy tờ có giá trị về mặt pháp lý để chứng minh cho việc cho vay của TCTD Ngược lại chính là để thể hiện người vay nhận nợ với TCTD.

+ Đơn xin vay vốn: Là giấy do khách hàng lập trình bày lý do và các nội dung có liên quan đến việc đề nghị TCTD cho vay Giấy này có các yếu tố: Tên, địa chỉ người vay, số tiền cần vay, mục đích vay và sử dụng tiền vay, cam kết trả nợ, lãi, cam kết khác, chữ ký, con dấu.

+ Hợp đồng tín dụng: Là một loại hợp đồng kinh tế thể hiện những thỏa thuận quyền lợi và nghĩa vụ giữa TCTD và người đi vay trong quan hệ tín dụng Trong các yếu tố quan trọng của hợp đồng là: Điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng, giải ngân, lãi suất cho vay, thời hạn, phương thức trả nợ, lãi, giá trị tài sản đảm bảo…

+ Hợp đồng thế chấp bảo lãnh, cầm cố tài sản

+ Hợp đồng cho thuê tài chính

+ Hợp đồng mua bán nợ…

+ Phương án sản xuất kinh doanh

+ Kế hoạch vay vốn trả nợ

+ Các báo cáo tài chính của khách hàng đơn vay vốn

Vũ Thị Lệ Quyên KTA – K8 K8

+ Các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn

+ Chứng từ khi giải ngân gồm: Giấy lĩnh tiền mặt (nếu cho vay bằng tiền mặt), các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như ủy nhiệm chi, phát hành séc, phát hành thẻ thanh toán… (nếu cho vay bằng chuyển khoản), tiền vay chuyển thẳng vào tài khoản của người cung cấp.

+ Chứng từ khi thu nợ, lãi gồm: Giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản…

- TK 21- Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước

211- Cho vay ngắn hạn VNĐ

212- Cho vay trung hạn VNĐ

213- Cho vay dài hạn VNĐ

214- Cho vay ngắn hạn ngoại tệ và vàng

215- Cho vay trung hạn ngoại tệ và vàng

216- Cho vay dài hạn ngoại tệ và vàng

Mỗi tài khoản được chi tiết hoá, có các tài khoản cấp III sau:

+ Nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1)

+ Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2)

+ Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3)

+ Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4)

+ Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5)

Kết cấu tài khoản cho vay:

+ Nội dụng: Phản ánh số tiền ngân hàng (TCTD) đang cho khách hàng vay

+ Bên Nợ: Phản ánh số tiền cho vay đối với khách hàng, số nợ chuyển từ nhóm nợ khác sang.

+ Bên Có: Phản ánh số tiền thu nợ từ khách hàng, số tiền chuyển sang nhóm nợ thích hợp

+ Dư nợ: Số tiền khách hàng đang nợ TCTD

- TK 394: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng

+ Nội dung: Phản ánh số lãi dồn tích tính trên các khoản cho vay khách hàng mà chưa đến hạn được thanh toán Có 2 tài khoản cấp 3:

TK 3941: Lãi phải thu từ cho vay bằng VNĐ

TK 3942: Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ

+ Bên Nợ: Số tiền lãi phải thu tính trong kỳ

+ Bên Có: Số tiền lãi khách hàng đã trả

+ Dư nợ: Số lãi phải thu chưa được thanh toán

- TK 702: Thu lãi cho vay

+ Nội dụng: Phản ánh số tiền thu lãi các khoản cho vay khách hàng.

+Bên Nợ: Kết chuyển số dư có vào TK” Lợi nhuận năm nay” khi thực hiện quyết toán.

+ Bên Có: Số tiền thu lãi cho vay.

+ Dư có: Phán ánh số tiền thu nhập về lãi cho vay hiện có tại ngân hàng.

- TK 219: Dự phòng phả thu khó đòi

+ Nội dung: Phản ánh số tiền mà TCTD lập dự phòng và xử lý khoản dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành đối với các khoản cho các tổ chức, cá nhân vay.

+ Bên Nợ: Sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi, hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.

+ Bên Có: Trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay các cá nhân được tính vào chi phí.

+ Dư Có: Phán ánh số dự phòng đối với cho vay, ứng trước còn lại cuối kỳ

- TK 94: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được

+ Nội dung: Phán ánh số tiền lãi cho vay đã quá hạn TCTD chưa thu được Có 2 tài khoản cấp 2:

TK 941: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng VNĐ

TK 942: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngoại tệ

+ Bên nhập: Số lãi quá hạn chưa thu được.

+ Bên xuất: Số lãi đã thu được.

+ Số dư: Phản ánh số lãi cho vay chưa thu được còn phải thu

- TK 994: TS thế chấp cầm cố của khách hàng

Vũ Thị Lệ Quyên KTA – K8 K8

+ Nội dung: Phản ánh các tài sản cầm cố, thế chấp của các cá nhân vay vốn của ngân hàng.

+ Bên nhập: Giá trị tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng giao cho TCTD quản lý để đảm bảo nợ vay.

+ Bên xuất: Giá trị TSTC cầm cố trả lại tổ chức cá nhân vay khi trả được nợ, giá trị TSTC cầm cố đem phát mại để trả nợ vay cho TCTD.

+ Số còn lại: Giá trị TSTC, cầm cố của TCTD đang quản lý.

1.3.3 Hệ thống sổ sách và báo cáo sử dụng trong kế toán cho vay

1.3.3.1 Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán cho vay

Mỗi ngân hàng chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

- Sổ kế toán tổng hợp gồm sổ nhật ký, sổ cái: Sổ kế toán tổng hợp không chỉ dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nghiệp vụ cho vay mà dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong ngân hàng.

Cụ thể từng loại sổ như sau:

+ Sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng thời kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó Do đó, bất kỳ một khoản vay nào cũng phải được ghi chép theo đúng thời gian phát sinh nghiệp vụ đó Số liệu kế toán về các khoản cho vay trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên

Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng trong cho vay ở ngân hàng Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán cho vay dùng làm căn cứ ghi sổ, tóm tắt nội dung của nghiệp vụ cho vay phát sinh, số tiền của từng nghiệp vụ cho vay.

+ Sổ cái dùng trong KTCV là để ghi chép các nghiệp vụ cho vay theo dõi cho vay từng khách hàng, phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho ngân hàng Số liệu kế toán trên Sổ Cái dùng trong KTCV phản ánh tình hình cho vay từng khách hàng từ đó tổng hợp tình hình cho vay, tổng dư nợ cho vay, tình hình thu nợ gốc, thu lãi, kết quả hoạt động của nghiệp vụ cho vay của ngân hàng Sổ cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung: ngày, tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán các khoản cho vay dùng làm căn cứ ghi sổ, tóm tắt nội dung của nghiệp vụ

3 0 cho vay phát sinh cũng như số tiền của nghiệp vụ cho vay phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản phù hợp.

- Sổ kế toán chi tiết dùng trong kế toán cho vay gồm sổ, các sổ tài khoản chi tiết các khoản cho vay.

Sổ kế toán chi tiết các khoản cho vay được theo dõi đối với từng món cho vay, dùng để ghi chép các nghiệp vụ cho vay phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Đối với từng khách hàng được theo dõi chi tiết theo từng món vay thông qua sổ kế toán chi tiết của món vay đó Số liệu trên sổ kế toán chi tiết các khoản cho vay cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý nguồn vốn, các khoản thu nhập từ lãi cho vay, các khoản nợ khách hàng trả, chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và sổ Cái.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết dùng trong kế toán cho vay không quy định bắt buộc, các ngân hàng căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của ngân hàng để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết và phù hợp.

Hiện nay các ngân hàng đã thay đổi việc ghi chép sổ sách thủ công bằng các ghi sổ sách trên máy Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán về cho vay, hợp đồng tín dụng, chứng từ thu nợ, thu lãi, đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ để ghi sổ, xác định tài khoản ghi Có, ghi Nợ để nhập dữ liệu vào máy tính theo các quy trình của phần mềm kế toán đã được thiết kế sẵn Theo các quy trình của phần mềm kế toán thì các thông tin về việc trả nợ, trả lãi, của khách hàng được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập các báo cáo về tình hình cho vay, thu nợ, thu lãi của khách hàng Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo sau khi in ra giấy.

Ngày đăng: 30/06/2023, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế toán các ngành kinh doanh đặc biệt- Chủ biên: TS Lê Văn Luyện Khác
2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Khác
3. Báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch I NHCT VN năm 2006, 2007, 2008 Khác
4. Hệ thống các QĐ về kế toán cho vay của NHNN VN Khác
5. Các tài liệu lưu hành nội bộ khác của Sở giao dịch I NHCT VN Khác
6. Báo cáo thường niên của Sở giao dịch I NHCT VN năm 2006, 2007, 2008 Khác
7. Các số liệu lưu tại phòng tín dụng khách hàng và kế toán giao dịch tại Sở giao dịch NHCT VN Khác
8. Các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí ngân hàng, tạp chí kế toán năm 2006, 2007, 2008 Khác
9. Các website như:- NHNN Việt Nam: www.sbv.gov.vn- Thời báo kinh tế: www.vneconomy.com.vn - Trang web tìm kiếm: www.google.com.vn- … Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w