1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Ốm Đau Của Người Dân Tại Hai Xã Có Và Không Trồng, Chế Biến Thuốc Lá Tại Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
Người hướng dẫn Tiến Sỹ Kim Bảo Giang
Trường học Trường Đại Học Y Hà Nội
Chuyên ngành Y Tế Cộng Đồng
Thể loại luận văn thạc sỹ
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,07 MB

Cấu trúc

  • Chương I: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÁ (13)
      • 1.1.1. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe (13)
      • 1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với môi trường (19)
      • 1.1.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với kinh tế - xã hội (22)
    • 1.2. TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÁ (25)
      • 1.2.1. Tình hình trồng và chế biến thuốc lá trên thế giới (25)
      • 1.2.2. Tình hình trồng và chế biến thuốc lá ở Việt Nam (29)
    • 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRỒNG THUỐC LÁ VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG THUỐC LÁ (31)
      • 1.3.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài (31)
      • 1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước (33)
  • Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (38)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (38)
      • 2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu (40)
      • 2.3.4. Quy trình thu thập số liệu (40)
      • 2.3.5. Công cụ thu thập số liệu (41)
      • 2.3.6. Xử lý và phân tích số liệu (41)
    • 2.4. CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN (42)
    • 2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU (45)
    • 2.8. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU (45)
    • 2.9. HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU (46)
  • Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.2. THÔNG TIN VỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÁ (52)
    • 3.3. THỰC TRẠNG ỐM ĐAU CỦA NGƯỜI DÂN 2 XÃ (58)
      • 3.3.1. Tình hình mắc các triệu chứng cấp tính (58)
      • 3.3.2. Tình hình mắc các bệnh mãn tính (61)
    • 3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ỐM ĐAU VỚI TRỒNG, CHẾ BIẾN THUỐC LÁ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ DÂN SỐ, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HÀNH VI (64)
  • Chương IV: BÀN LUẬN (75)
    • 4.1. Thực trạng ốm đau của người dân 2 xã có và không trồng, chế biến thuốc lá (76)
    • 4.2. Mối liên quan giữa ốm đau và một số yếu tố dân số, kinh tế, văn hóa xã hội và hành vi (0)
  • KẾT LUẬN (85)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TỔNG QUAN

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÁ

1.1.1 Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe

Thuốc lá là lá của cây nicotinana tabacum hay các loại cây tương tự được phơi khô, dùng hút, nhai hoặc làm thuốc hít Thuốc lá được tìm ra ở Châu Mỹ từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX thuốc lá đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe con người mới được phát hiện [15]

Theo điều tra, hiện nay trên thế giới có trên 33 triệu người làm việc trong ngành trồng cây thuốc lá Bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho những người này là bệnh “say lá thuốc” hay còn gọi là hội chứng thuốc lá xanh (green tobacco sickness-GTS), là một dạng nhiễm độc nicôtin qua da do chạm phải lá cây thuốc lá còn ướt trong quá trình chăm sóc cây trồng Do nicôtin là loại alkaloid dễ hòa tan trong nước nên thường tích tụ trong các hạt sương hoặc nước mưa đọng trên lá cây, khi người công nhân chạm phải các lá cây còn ướt, họ sẽ hấp phụ nicôtin trực tiếp qua da của mình Các triệu chứng nhiễm độc xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc và giảm dần sau 1 - 3 ngày, các triệu chứng thường thấy gồm đau bụng, buồn nôn, nôn oẹ, tiêu chảy, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt cảm lạnh, tăng tiết nước bọt và mồ hôi, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp tim [30] Theo báo cáo của McBride JS và cộng sự, GTS xuất hiện ở 1-10% người trồng thuốc lá tại Mỹ [45] Nghiên cứu của NIOSH tiến hành phỏng vấn 40 người bệnh làm việc trong ngành trồng thuốc lá bị GTS thấy rằng thời gian trung bình từ khi làm việc đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng là 10 tiếng (từ 3-17 giờ), cũng theo báo cáo thì tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng là: mệt mỏi (100%), buồn nôn (98%), nôn (91%), hoa mắt chóng mặt (91%), đau bụng (70%), đau đầu (60%), khó thở (60%), thời gian xuất hiện các triệu chứng trung bình là 2,4 ngày [45] Ngày nay GTS đang trở thành vấn đề của toàn cầu mà việc sản xuất thuốc lá phải đối mặt, TCYTTG đang đi đầu trong nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe, xã hội và môi trường dưới tác động của việc phát triển thuốc lá trong mối liên quan đến sự phát triển của thế giới, trong đó GTS là một yếu tố cần được tính đến [58].

Ngoài nguy cơ nhiễm độc nicôtin, người trồng thuốc lá còn phải đối mặt với một nguy cơ về sức khỏe khác, đó là các loại hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong ngành trồng cây thuốc lá Trong một vụ thuốc lá, người ta phải sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhiều lần; ở một số nơi tại Kenya (châu Phi) con số đó là 16 lần Trồng và chăm sóc cây thuốc lá tốn rất nhiều công sức và thường là phải làm bằng tay Một héc ta trồng cây thuốc lá cần tới 3000 giờ công lao động, trong khi đối với cây ngô chỉ cần 265 giờ công Càng cần nhiều giờ công lao động có nghĩa là thời gian phải tiếp xúc với cây thuốc lá và các loại hóa chất bảo vệ thực vật tăng lên Trên thế giới, các loại hóa chất bảo vệ thực vật như: aldicarb, chlorpyrifos, và 1,3 - dichloropropen (1,3-D) thường được sử dụng cho cây thuốc lá Ngoài ra, chất acephat cũng được sử dụng nhiều Aldicarb là loại thuốc trừ sâu diệt được cả rệp và giun có hại; triệu chứng nhiễm độc cấp tính aldicarb là chóng mặt, tiêu chảy, nôn mửa, mắt mờ và thở dốc Chlorpyrifos là hóa chất bảo vệ thực vật gốc photpho hữu cơ, có thể gây chứng đau đầu, mắt mờ, rớt nước dãi, làm yếu cơ bắp và loạn nhịp tim Chất 1,3 - D được dùng để diệt giun có hại; triệu chứng nhiễm độc 1,3 - D là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đường thở bị kích thích Theo một cơ quan nghiên cứu, 1,3-

D có thể gây ung thư Acephat là hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ có thể gây các triệu chứng như: co giật, đau đầu, chảy nước dãi, tiêu chảy, khó thở, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong Mặc dù acephat không có độc tính cao nhưng Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) lại xếp nó vào loại hóa chất có thể gây ung thư Đối với cây thuốc lá, người ta cũng dùng maleic hyđrazit để kích thích cho chồi phát triển; chất này cũng có thể gây kích thích da và mắt.

Các thống kê ở Braxin cho thấy, trong thời gian từ 1979 đến 1995 tỷ lệ các trường hợp tự tử ở nông dân trồng thuốc lá cao gấp 7 lần so với mức trung bình của cả nước này Tuy nhiên, người ta chưa có một bằng chứng cụ thể nào về mối liên hệ giữa những trường hợp tự tử nói trên với việc bị nhiễm độc bởi các hóa chất bảo vệ thực vật. Để bảo đảm an toàn cho người lao động làm việc trong ngành trồng cây thuốc lá, việc quan trọng là phải huấn luyện an toàn lao động cho họ, khuyến khích việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật ít độc hại hơn như imidacloprid, clomazon và acephat, đồng thời giảm lượng sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật đến mức thấp nhất [17].

Theo một nghiên cứu mới cho thấy, lá thuốc lá có chứa hàng trăm chủng vi khuẩn khác nhau, trong đó có nhiều loại gây bệnh, nhất là bệnh phổi và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp [55]

Theo các nghiên cứu, trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất, có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, trong đó có 43 chất gây ung thư, bao gồm các chất khí kích thích, axit hữu cơ, kim loại và các chất hoá học [5], [49] Các chất hoá học trong khói thuốc lá tồn tại dưới hai dạng: dạng khí và dạng hạt Dạng hạt bao gồm các chất gây nghiện điển hình là nicôtin, chất quyết định mấu chốt của việc gây nghiện và phụ thuộc vào thuốc lá, nicôtin là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí, nicôtin được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi [5],

[20] Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Mỹ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain [9] Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicôtin trên các cấu trúc não Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine Dopamine là một hóa chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày) [20]

Các chất độc ở dạng khí của khói thuốc lá gồm có Monoxit carbon (khí CO), khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy Với người hút trung bình một bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8% Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy- hemoglobine dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch Ngoài ra trong khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí khác như: amoniac, diethylnnitrosamin, formaldehyt, hydrogen, cyanide,v.v các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển [5], [16].Trong khói thuốc lá còn có trên 40 chất gây ung thư, trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư, các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá [10], [27].

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic tạiRochester, Mỹ, đã nghiên cứu hơn 1.500 tài liệu thu thập từ các công ty lớn sản xuất thuốc lá của nước này và phát hiện ra các công ty sản xuất thuốc lá lớn của Mỹ trong đó có Phillip Morris (sở hữu thương hiệu Marlboro), RJ

Reynolds (sở hữu Camel), British American Tobacco (sở hữu State Express

555 và Dunhill, tất cả đều là những thương hiệu hiện diện và một số rất phổ biến ở Việt Nam) trong suốt 40 năm qua đã che giấu việc trong lá thuốc, điếu thuốc và khói thuốc của các sản phẩm do họ sản xuất có chất Polonium 210 (210Po) Polonium 210 là một chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm và không ổn định, đến mức người ta cấm sử dụng nó trong các hoạt động y tế Nó đọng lại ở các nhánh phế quản và từ đó gây ra ung thư, tại Mỹ, nó là nguyên nhân của 1% các ca ung thư phổi Sở dĩ Polonium 210 hiện diện trong khói thuốc là do người ta sử dụng phân bón giàu phốt phát khi trồng thuốc lá, loại phân bón này được lấy từ các mỏ apatít, một thứ đá có chứa radium và polonium Chính loại phân bón này góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lá [44].

Khi hút thuốc các chất đó đều được tung vào không khí Ngoài ra các chất độc này còn tỏa ra không khí ngay cả khi trồng trọt, chế biến thuốc lá, do vậy người trực tiếp tham gia quá trình trồng trọt và chế biến thuốc lá cũng chịu ảnh hưởng của các chất độc có trong khói thuốc lá Có 3 kiểu khói thuốc lá: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường [5] Dòng khói phụ có thành phần chất độc hại cao hơn dòng khói chính rất nhiều: nồng độ cacbon monoxyt cao gấp 15 lần, nicôtin cao gấp 21 lần, formaldehyt gấp 50 lần, dimethylnitrosamin cao gấp 130 lần,v.v Chính vì vậy mà những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên phải hít thở trong môi trường có khói thuốc lá (trong đó bao gồm những người tham gia sản xuất thuốc lá)và chịu những tác hại tương tự như những người hút thuốc lá, tuy nhiên dòng khói phụ được pha loãng với không khí nên mức độ gây hại phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan

[40], [41] Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đã xếp khói thuốc lá vào nhóm

A trong bảng danh sách các chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 3.000 ca chết vì ung thư phổi do hút thuốc thụ động [8] Người không hút thuốc nhưng thường xuyên phải hít khói thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 26% so với người không hít phải khói thuốc lá, nghiên cứu còn cho thấy sự tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động của vợ hoặc chồng trong gia đình là nguyên nhân gây bệnh suy mạch vành tim và tăng nguy cơ mắc bệnh này tới 30% [55] Tương tự như vậy theo cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), những người không hút thuốc nhưng thường xuyên phải hít khói thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn từ 20-30% và nguy cơ bị bệnh về tim mạch cao hơn từ 25-30% so với người không hít phải khói thuốc lá [34] Khói thuốc lá thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500g) [43].

Sử dụng thuốc lá có thể gây ra tới 25 bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, các bệnh tim mạch, các bệnh đường hô hấp, v.v.[49], [57] Theo tổ chức Y tế thế giới, ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người chết vì thuốc lá và trong 10 trường hợp người lớn tử vong thì có một trường hợp tử vong nguyên nhân do thuốc lá, ước tính đến năm 2023 con số tử vong do thuốc lá là khoảng 6-10 triệu người/năm Số lượng tử vong do thuốc lá lớn hơn bất kỳ nguyên nhân tử vong nào khác, nhiều hơn cả số tử vong do viêm phổi, lao, tiêu chảy, v.v Nếu gánh nặng do thuốc lá gây ra không giảm thì khoảng 500 triệu người hiện đang sống sẽ chết do thuốc lá, một nửa trong số đó sẽ chết ở độ tuổi trung niên và tuổi thọ giảm mất 20-25 năm Tử vong do thuốc lá trước đây phổ biến ở các nước có thu nhập cao, ngày nay nó đang dần chuyển sang các nước có thu nhập trung bình và thấp [15]. Ở các nước đang phát triển, thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong, khoảng 20% tổng số chết trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở Trung Quốc là do hút thuốc lá trong đó 1/3 tử vong là do ung thư phổi, 1/3 do các loại ung thư khác và 1/3 còn lại do các bệnh khác [35] Dự tính đến năm 2020, khoảng 70% tử vong do thuốc lá sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển so với hiện tại là 50% TCYTTG dự báo sẽ có khoảng 10% dân số Việt Nam ngày nay sẽ tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá và một nửa trong số họ tử vong ở độ tuổi lao động [9].

1.1.2 Ảnh hưởng của thuốc lá đối với môi trường

Cho đến nay, không ít người đã nhận thức được tác hại to lớn của thuốc lá tới sức khoẻ con người, song có lẽ còn chưa đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng xấu của thuốc lá tới môi trường Từ khâu trồng thuốc lá, qua khâu chế biến, sản xuất cho đến khi tiêu thụ, vòng đời của một điếu thuốc lá sản sinh biết bao tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người.

TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÁ

1.2.1 Tình hình trồng và chế biến thuốc lá trên thế giới

Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, cùng với nền văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và một số nơi khác.

Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Romam Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về Năm 1556, Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng thăm Anh và một số quốc gia khác đem về Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở Bungari vào khoảng năm 1687 Tại Đức từ năm 1640 đã có nhà máy sản xuất thuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tại Hamburg Tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18

Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu

Trong thời gian dài, thuốc lá được gọi rất nhiều tên như La Herba Sanena (cây làm thuốc), Herba Panacea (cây thuốc trị mọi bệnh), L’Herbe etrange (cây làm thuốc dị thường), L’Herbe d’Ambassadeur (cây kỷ niệm tên Đại sứ ở Lisbon) Sau đó các tên mất dần chỉ còn lại tên gọi Nicotiana để kỷ niệm tên Jean Nicot, người có công truyền bá trồng thuốc lá ở châu Âu.Ngày nay nhiều nước có tên gọi thuốc lá giống nhau là Tobacco (Anh, Mỹ),Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumania) Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L

Thuốc lá được trồng rộng rãi ở các điều kiện tự nhiên khác nhau, tiêu chí khác hẳn thời nguyên thủy Phạm vi phân bổ vùng trồng từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc, nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc Thuốc lá có tính di truyền phong phú, tính thích ứng rộng rãi, dưới sự tác động trực tiếp của con người, ngày nay thuốc lá có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác nhau Có thể kể đến loại thuốc lá vàng sấy có hương vị độc đáo là Virginia (Mỹ, Zimbabuê ), thuốc lá Oriental - đặc sản của vùng Địa trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia)

Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu Bột thuốc lá gây ra hắt hơi, cơn đau của bà hoàng dịu đi Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang thú vị trong giới quý tộc Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicôtin Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh Sau đó lan ra Philippines, Ấn Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri.

Bước sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu Thuốc lá đã phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ các nước châu Âu không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to lớn hơn trước.

Năm 1881, ra đời chiếc máy có thể sản xuất thuốc lá điếu, từ đó thuốc lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít.

Cuối thế kỷ XIX và suốt thế kỷ XX, là quá trình hình thành các tập đoàn sản xuất độc quyền - có nhiều vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, để dần dần chiếm lĩnh thị trường thế giới Một loạt các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia hiện đang chi phối thị trường thế giới về trồng thuốc lá, phối chế, sản xuất thuốc sợi, thuốc điếu, các máy móc chuyên dùng và tất cả các phụ liệu cho sản xuất thuốc lá. Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, Ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam [21]

Theo thống kê, hiện nay diện tích trồng cây thuốc lá trên thế giới khoảng từ 4-4,5 triệu ha và sản lượng lá thuốc lá đạt khoảng 6 triệu tấn/năm, tập trung phần lớn ở những quốc gia sau: Thuốc lá vàng sấy ở Trung Quốc 2.800.000 tấn/năm, Mỹ 407.000 tấn/năm, Brazil 364.000 tấn/năm, Zimbabuê 200.000 tấn/năm, Ấn Độ 150.000 tấn/năm, ngoài ra một số quốc gia khác có sản lượng thuốc lá cao là Canada, Achentina Thuốc lá Burley: Mỹ 300.000 tấn/năm, Malawi 85.000 tấn/năm, Brazil 70.000 tấn/năm; Thuốc lá Oriental: Thổ Nhĩ Kỳ 300.000 tấn/năm, Hy Lạp 110.000 tấn/năm, Bungari 75.000 tấn/năm [22].

Hiện nay trên thế giới có hơn 100 nước trồng thuốc lá với 33 triệu nhân công, với khoảng 80% là các nước đang phát triển Trong đó, khoảng

15 triệu người ở Trung Quốc, 3,5 triệu người ở Ấn Độ Dim-ba-buê có khoảng 100.000 công nhân làm việc trong các nông trường thuốc lá Những người được thuê ở các quốc gia có thu nhập cao xét về mặt số lượng tương đối là nhỏ, nhưng vẫn là một con số đáng kể, Ví dụ Mỹ có 120.000 nông trường thuốc lá, Liên minh châu Âu có 135.000 nông trường Ở các quốc gia này, số người tham gia trồng trọt, chế biến sản phẩm thuốc lá không lớn vì nó được cơ khí hóa cao Tại hầu hết các quốc gia, việc sản xuất thuốc lá chiếm khoảng 1% tổng số công việc sản xuất, tuy nhiên ở nhiều nước sản xuất thuốc lá lại chiếm một tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (nhất là các nước đang phát triển) Đáng kể nhất phải kể đến In-đô-nê-xia chiếm 8% trong tổng sản phẩm đầu ra, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ, Băng-la-đét, Ai- cập, Phi-lip-pin và Thái Lan sản xuất thuốc lá chiếm từ 2,5 đến 5% tổng sản phẩm đầu ra

1.2.2 Tình hình trồng và chế biến thuốc lá ở Việt Nam

Thuốc lá du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XVIII, cũng giống như các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác (theo chân thực dân châu Âu) Từ đó đến nay nó tiếp tục được trồng và sản xuất với số lượng ngày càng tăng Thuốc lá được trồng ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê: trong hai năm 2007 và 2008, diện tích trồng thuốc lá, năng suất và sản lượng đạt như sau:

Thông thường một vụ trồng cây thuốc lá đến thời điểm thu hoạch là 180 ngày và sau đó có thể canh tác quay vòng các loại nông sản khác như lúa gạo, ngô, vừng và mía Ở Việt Nam có ba loại cây thuốc lá được trồng và canh tác đó là: (1) loại flue cured virginia (FCV); (2) thân to; và (3) loại chịu nắng, trong đó FCV chiếm khoảng 60% đến 70% tổng sản lượng.

Sau khi thu hoạch người nông dân phải thực hiện sơ chế lá thuốc lá, sơ chế là một quá trình được kiểm soát cẩn thận để có được lá, cọng lá, màu sắc và chất lượng chung đạt yêu cầu của từng loại lá thuốc cụ thể Trong quá trình sơ chế, tinh bột của lá sẽ chuyển thành đường, màu xanh lá biến mất và lá thuốc sẽ chuyển dần thành màu vàng nhạt đến vàng, cam rồi nâu, giống như lá mùa thu.

Có bốn phương pháp sơ chế chính được sử dụng trên thế giới:

Thuốc lá vàng sấy lò (flue curing): quá trình sấy khô thường được thực hiện qua nhiệt sấy gián tiếp (sử dụng hệ thống đường ống để truyền nhiệt).

Thuốc lá hong gió (Air curing): sử dụng quá trình trao đổi nhiệt tự nhiên qua lớp không khí được lưu thông.

Thuốc lá phơi nắng (Sun curing): sử dụng nhiệt do mặt trời chiếu xuống để làm khô thuốc lá.

Thuốc lá sấy lửa trực tiếp (Fire curing): sử dụng lửa trực tiếp từ gỗ một số loài cây để làm khô thuốc lá.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRỒNG THUỐC LÁ VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG THUỐC LÁ

1.3.1 Một số nghiên cứu của nước ngoài

Các công ty thuốc lá thường cho rằng trồng thuốc lá là “giải pháp kỳ diệu” đối với sự phát triển kinh tế gia đình và quốc gia Các công ty thường cho rằng trồng thuốc lá sẽ tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho người nông dân, cộng đồng và các quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi ngành công nghiệp thuốc lá không thể chứng minh được trồng thuốc lá tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho người trồng thuốc lá thì hậu quả về mặt sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến môi trường do trồng thuốc lá gây nên đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu trên khắp thế giới Nguy cơ đối với sức khỏe của những người trồng thuốc lá xảy ra trong toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc thuốc lá, ngay từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi thu hoạch.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trồng và chế biến thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương và bệnh tật cho những người trồng thuốc lá Những người tham gia vào trồng trọt và chế biến thuốc lá, đặc biệt là phụ nữ, sẽ có có thể bị “ hội chứng nhiễm độc thuốc lá xanh” (GTS: Green Tobacco Sickness) [29].

Nghiên cứu tổng quan gần đây cho thấy GTS là một vấn đề về sức khỏe công cộng đáng lưu tâm Tỷ lệ mới mắc GTS là 2 trường hợp trong

100 ngày-người có phơi nhiễm Những người trồng thuốc lá không hút thuốc có nguy cơ mắc GTS cao gấp 17 lần (tỷ suất chênh OR) với những người trồng thuốc lá có hút thuốc, điều này có nghĩa là những người trồng thuốc lá và không hút thuốc lá dễ bị mắc GTS [53] Nghiên cứu của Chloros

D và cộng sự năm 2004 cho thấy công nhân trồng thuốc lá có nguy cơ mắc các chứng rối loạn đường hô hấp trên (ví dụ như hoạt động bất thường của mũi) cao hơn so với những người khác [36] Theo Quantd S và cộng sự tiến hành nghiên cứu thuần tập trên 182 công nhân trồng thuốc lá (được phỏng vấn liên tục 5 lần, trung bình 2 tuần một lần) cho thấy tỷ lệ công nhân mắc GTS là 24,2%; tỷ lệ mới mắc GTS trung bình là 1,88 trong 100 ngày-người có phơi nhiễm; còn tỷ lệ mới mắc GTS là 2,97 trong 100 ngày-người có phơi nhiễm làm việc (trong điều kiện quần áo bị ướt) lớn hơn 25% ngày công, đối với những trường hợp làm việc nhỏ hơn 25% thì tỷ lệ mới mắc GTS là 1,29 trong 100 ngày [49] Theo Oliveira P trong một nghiên cứu bệnh chứng đối với những công nhân có liên quan tới trồng thuốc lá, nhóm bệnh là những người được chẩn đoán bị ngộ độc cấp tính (chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, đau đầu) từ ngày 01/8 – 25/9 năm 2007, nhóm chứng là những người làm việc trong nhà hoặc người gần gũi của những công nhân có liên quan tới trồng thuốc lá; kết quả nghiên cứu trong 107 người thuộc nhóm bệnh có 57 trường hợp là nam (chiếm 53%), độ tuổi trung bình là 21 năm (từ 8-58 tuổi) Tỷ lệ các triệu chứng chính xuất hiện là: chóng mặt (90%), mệt (88%), nôn (83%), buồn nôn (82%) và nhức đầu (58%) Tính hồi quy logistic các biến độc lập kết hợp với người bệnh có giới tính là nam (OR 2,1; 95% CI = 1.1-4.0), hút thuốc (OR = 7,0; 95% CI = 2.6-19.1) và làm việc trong giai đoạn thu hoạch của thuốc lá (OR = 2,7; 95% CI = 1,2-6,0) Trong số những người không hút thuốc, trung vị nồng độ cotinine trong nước tiểu là 288ng/ml (từ 18-6.313) trong các trường hợp; đối với nhóm chứng là156ng/ml (từ 0-1,908) với (p = 0,006) [47] Một số yếu tố khác về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết ẩm cũng được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe của nông dân trồng thuốc lá [53] Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe có liên quan đến trồng thuốc lá đều thực thực hiện tại Mỹ Hiện tại, trong khi số lượng người tham gia trồng trọt và chế biến thuốc lá ở các nước đang phát triển ngày càng tăng lên thì số liệu về các vấn đề sức khỏe liên quan đến trồng và chế biến thuốc lá ở các nước này còn rất thiếu.

1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nằm ở khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều và đội ngũ nhân công làm việc cần cù, chăm chỉ, là mục tiêu được các công ty thuốc lá lựa chọn để mở rộng diện tích trồng trọt thuốc lá Năm 2002, tổng diện tích trồng thuốc lá ở Việt Nam vào khoảng 18.000 hecta, chiếm 0,28% tổng diện tích đất trồng trọt Sản lượng thuốc lá ở Việt Nam đạt khoảng 27.400 tấn thuốc lá một năm Hiện tại, các công ty thuốc lá ở Việt Nam đã có kế hoạch tăng sản lượng thuốc lá trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng thuốc lá và cải tiến sản lượng thuốc lá cho đến năm 2010 [2].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thạc Minh và cộng sự, thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào đói nghèo Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá được sử dụng cho mua lương thực thực phẩm cho gia đình, 11,2% trong số hộ gia đình nghèo sẽ thoát nghèo Tiêu dùng thuốc lá không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng, tăng khoảng cách giàu nghèo Hệ số Gini của tất cả các vùng đều tăng lên khi tách chi tiêu thuốc lá ra khỏi tổng chi tiêu của hộ [14]

Năm 2007, dưới sự hỗ trợ của hiệp hội kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á(SEATCA), Hoàng Văn Minh và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh về tình hình sức khỏe cũng như thu nhập của những người dân trồng thuốc lá và những người dân không trồng thuốc lá tại một vùng nông thôn Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện dưới sự phối hợp của 3 đơn vị nghiên cứu: Trường Đại học Y tế công cộng, Hội Y tế công cộng Việt Nam, và Trường Đại học Y Hà Nội, đây là một nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung) và điều tra cắt ngang mô tả các hộ gia đình được sử dụng trong nghiên cứu này Hai huyện được chọn để tiến hành nghiên cứu là huyện Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên miền Bắc Việt Nam, và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai miền Nam Việt Nam, nguyên nhân chọn hai huyện này là do tính khả thi có thể tiến hành dự án và tính đại diện cho hai vùng chính của Việt Nam trong việc trồng cây thuốc lá Trong mỗi huyện, một xã trồng cây thuốc lá và một xã không trồng cây thuốc lá được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã gợi ý rằng lợi ích kinh tế mà người nông dân thu được từ trồng cây thuốc lá là rất nhỏ Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người nông dân trồng thuốc lá có xu hướng có nhiều vấn đề sức khỏe ốm đau, bệnh tật hơn so với những người nông dân không trồng thuốc lá, kết quả của nghiên cứu định tính cũng cho thấy trẻ em và phụ nữ là những người phải tham gia vào rất nhiều hoạt động trong trồng cây thuốc lá Mặc dù việc sử dụng lao động là phụ nữ và trẻ em không phải chỉ có ở trong trồng cây thuốc lá, nhưng so với trồng các cây khác thì tỷ lệ này cao hơn hẳn [46]

Tuy nhiên nghiên cứu chưa quan tâm đến những yếu tố nguy cơ khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân trồng thuốc lá như: các yếu tố về môi trường sống, hành vi hút thuốc lá uống rượu, tính sẵn có của hệ thống chăm sóc sức khỏe tại địa phương cũng như khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân.

Tại Việt Nam, kiểm soát thuốc lá đã và đang nhận được nhiều quan tâm của Chính phủ và cộng đồng Nghị định Số 77/2002/QĐ-TTg của Chính phủ phê chuẩn chương trình phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002–2010, nghị quyết Chính phủ 12/2000/NQ-CP về chính sách kiểm soát thuốc lá quốc gia 2000 – 2010 đã thể hiện quyết tâm kiểm soát thuốc lá của Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết công ước khung về kiểm soát thuốc lá ngày 8 tháng 8 năm 2003 và phê chuẩn công ước khung về kiểm soát thuốc lá ngày 17 tháng 12 năm 2004

Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về thuốc lá ở Việt Nam đang ngày càng tăng, nhưng những thông tin về tác hại của việc trồng thuốc lá đến sức khỏe người trồng thuốc lá còn rất thiếu Nhằm thúc đẩy sự ra đời và tăng cường việc thực hiện các chính sách kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam, các thông tin đáng tin cậy về ảnh hưởng của trồng và chế biến thuốc lá đối sức khỏe và kinh tế của những người trồng thuốc lá đang là một nhu cầu bức thiết đối với các nhà hoạch định chính sách,những cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, cũng như cho toàn xã hội nói chung.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Võ Nhai là một huyện nông thôn nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 90 km,cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30km về hướng Đông Bắc Phía Đông Võ Nhai giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Đồng Hỷ, phía Bắc giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Huyện có 14 xã và một thị trấn, dân số của huyện Võ Nhai khoảng 63.000 người, mật độ dân số 72 người/km2 Địa hình của Võ Nhai chủ yếu là vùng đồi núi và cao nguyên với diện tích tự nhiên là 84.510,4 ha Về khí hậu,

Võ Nhai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình từ 1.500-2.250mm/năm, nhiệt độ trung bình là 23,2 0 C, ở Võ Nhai thường xuất hiện sương muối (tháng 12 và tháng 1 hàng năm) Võ Nhai còn là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như: Kinh (34,17%); Tày (29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Hoa chiếm 8,7%.

Võ Nhai có khoảng 29.703 lao động nông nghiệp, chiếm 47,43% dân số 6 trong tổng số 16 xã (38%) của Huyện Võ Nhai trồng thuốc lá, luân canh với lúa và các loại ngũ cốc khác như ngô, sắn vv.

Cây thuốc lá đã được trồng trên đất Võ Nhai trên dưới một thập kỷ, qua kiểm nghiệm, chất lượng của nguyên liệu thuốc lá Võ Nhai được xếp bảng A. Thời gian tới, huyện có định hướng khuyến khích phát triển diện tích cây thuốc lá với mục tiêu đạt 400 ha, sản lượng 900 tấn trong vụ đông năm 2009 và những năm tiếp theo.

Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 9,5%/năm, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 35.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10% năm; phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc; 95% dân số được sử dụng điện; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.

Hai xã được chọn vào nghiên cứu là xã Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá) và xã Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá), đây là 2 xã có những đặc điểm tương đối giống nhau về địa lý, văn hóa, kinh tế xã hội và đặc điểm dân cư, người dân 2 xã sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, không có nghề phụ nào

Xã Lâu Thượng có diện tích 400 ha, dân số 6170 người, trình độ dân trí không cao, ngoài nông nghiệp người dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ lẻ Thuốc lá là cây công nghiệp được phát triển trồng ở Lâu Thượng với diện tích trồng khoảng 150 ha, sản lượng ước đạt trên 22 tấn.

Năm 2006, tỷ lệ sinh thô là 14,9%o, tỷ lệ tử vong thô là 5,18%o và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 10,9%o Số hộ nghèo trong năm 2000 tại xã là 36%.

Xã Phú Thượng có diện tích 544 ha, dân số 4655 người, người nông dân chủ yếu trồng lúa và một số cây hoa màu như ngô, lạc, v.v Năm 2006, tỷ lệ sinh thô là 16,2%o, tỷ lệ tử vong thô là 5,6%o và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 15,7%o Số hộ nghèo trong năm 2000 tại xã là 37,7% [24].

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Người nông dân thuộc 2 xã trồng, chế biến thuốc lá và không trồng, chế biến thuốc lá được lựa chọn vào nghiên cứu.

- Xã trồng, chế biến thuốc lá (Lâu Thượng): Tất cả đối tượng (bao gồm cả trẻ em) thuộc hộ gia đình có trồng, chế biến thuốc lá Những hộ gia đình thuộc xã này nhưng không trồng, chế biến thuốc lá được loại khỏi danh sách nghiên cứu.

- Xã không trồng, chế biến thuốc lá (Phú Thượng): Các đối tượng (bao gồm cả trẻ em) thuộc hộ gia đình trồng các cây nông nghiệp khác và không trồng, chế biến thuốc lá.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 2 tỷ lệ trong một quần thể:

Z 1 - /2 = 1,96 (với mức ý nghĩa thống kê α = 5%) d = 5 % (độ chính xác mong muốn)

P1: Tỷ lệ người dân thuộc vùng trồng thuốc lá có các vấn đề về sức khỏe = 45% (theo kết quả của nghiên cứu trước đây đã tiến hành).

P2: Tỷ lệ người dân thuộc vùng không trồng thuốc lá có các vấn đề về sức khỏe = 30% (theo kết quả của nghiên cứu trước đây đã tiến hành).

Theo công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu được tính ra là 707 đối tượng trong mỗi xã Cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi xã có thể đạt được thông qua điều tra khoảng 200 hộ gia đình, tổng số cỡ mẫu cho toàn bộ nghiên cứu là khoảng 400 hộ gia đình Kết quả cho thấy trong 400 hộ gia đình được lựa chọn có 1422 đối tượng được điều tra.

Kỹ thuật chọn mẫu được áp dụng trong nghiên cứu này là sử dụng kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chọn huyện nghiên cứu, tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi chọn huyện Võ Nhai là địa phương có diện tích trồng thuốc lá lớn nhất.

Giai đoạn 2: Chọn xã tham gia nghiên cứu, tại huyện Võ Nhai chúng tôi lựa chọn có chủ đích 2 xã tham gia nghiên cứu gồm 1 xã trồng thuốc lá(Lâu Thượng) và 1 xã không trồng thuốc lá (Phú Thượng) 2 xã này có điều kiện địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa xã hội tương đối tương đồng nhau.

Giai đoạn3: Chọn hộ gia đình điều tra, danh sách các hộ gia đình có trồng, chế biến thuốc lá trong xã trồng thuốc lá và danh sách toàn bộ các hộ gia đình thuộc xã không trồng thuốc lá được cung cấp bởi chính quyền địa phương 200 hộ gia đình trồng thuốc lá và 200 hộ gia đình không trồng thuốc lá được lựa chọn ngẫu nhiên từ 2 danh sách trên Toàn bộ các thành viên thuộc các hộ gia đình được lựa chọn nêu trên được điều tra

Hộ trồng, chế biến thuốc lá: được xác định là hộ gia đình có ít nhất một thành viên tham gia trồng, chế biến thuốc lá từ trước đến nay.

Hộ không trồng, chế biến thuốc lá: được xác định là hộ gia đình chưa từng có thành viên nào tham gia trồng, chế biến thuốc lá từ trước đến nay.

2.3.3 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:

Các hộ gia đình hoặc thành viên gia đình bị loại khỏi nghiên cứu này trong các trường hợp sau:

- Gia đình từ chối không tham gia nghiên cứu.

- Đối tượng phỏng vấn bị mắc bệnh tâm thần, hoặc không có khả năng giao tiếp, hoặc không còn minh mẫn.

- Gia đình không thuộc trong danh sách đã được chọn ngẫu nhiên.

2.3.4 Quy trình thu thập số liệu

- Tập huấn điều tra viên: 15 điều tra viên là nhân viên y tế thôn bản tại hai xã được chọn thông qua phỏng vấn do nhóm nghiên cứu và lãnh đạo trạm y tế, lãnh đạo trung tâm y tế huyện Võ Nhai thực hiện Sau tập huấn, chỉ 10 cán bộ có kỹ năng phỏng vấn tốt nhất và tinh thần trách nhiệm cao nhất được lựa chọn làm điều tra viên.

- Số liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn tại hộ gia đình.

- Các cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi các điều tra viên với từng thành viên trong hộ gia đình được lựa chọn ở địa phương.

- Nghiên cứu viên cùng với các giám sát viên là các giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội tham gia quá trình lựa chọn hộ gia đình và giám sát đảm bảo chất lượng số liệu của nghiên cứu.

- Các phiếu điều tra bị lỗi sẽ được trả lại cho điều tra viên trong thời gian ngắn nhất để hoàn thiện.

2.3.5 Công cụ thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi, có tham khảo các nghiên cứu và kinh nghiệm đã tiến hành trong và ngoài nước, gồm các phần:

- Thông tin về hộ gia đình.

- Thông tin đối tượng phỏng vấn.

- Thông tin về tham gia trồng và chế biến thuốc lá của các thành viên trong hộ.

- Các vấn đề sức khỏe.

- Hút thuốc lá, uống rượu bia.

- Bộ câu hỏi được điều tra thử nghiệm trước khi đưa vào điều tra chính thức.

2.3.6 Xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu thu thập được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềmEpi Info 6.04 Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm STATA 10.Thống kê mô tả gồm tình toán các tần số và tỷ lệ được thực hiện Test X2 được sử dụng để so sánh tình trạng sức khỏe và thực trạng tham gia sản xuất của hai nhóm nông dân Phân tích hồi quy logistics được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa trồng chế biên thuốc lá và sức khỏe của người nông dân.Hồi quy Poisson đã được sử dụng để ước tính tỷ số tỷ lệ mới mắc giữa các nhóm Khoảng tin cậy 95% và mức ý nghĩa thống kê p3.800.000 – 7.600.000 đ/năm

- Nhóm trung bình: các cá nhân có thu nhập từ >7.600.000 – 10.400.000 đ/năm.

- Nhóm cận giàu: các cá nhân có thu nhập từ >10.400.000 – 14.400.000 đ/năm.

- Nhóm giàu: các cá nhân có thu nhập từ >14.400.000 – 53.066.000 đ/năm.

3 Mức độ sử dụng trang bị bảo hộ của người được phỏng vấn khi tham gia lao động:

- Sử dụng thường xuyên: người được phỏng vấn khi tham gia lao động liên tục hoặc thường xuyên mang đầy đủ các phương tiện như đội mũ, nón, đeo khẩu trang, đi ủng, dày bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ hoặc áo mưa.

- Sử dụng chưa thường xuyên: người được phỏng vấn khi tham gia lao động thỉnh thoảng mang các phương tiện như đội mũ, nón, đeo khẩu trang, đi ủng, dày bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ hoặc áo mưa.

- Ít sử dụng hoặc không thực hiện: người được phỏng vấn khi tham gia lao động hiếm khi hoặc không bao giờ mang các phương tiện như đội mũ, nón, đeo khẩu trang, đi ủng, dày bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ hoặc áo mưa.

2.6 KHỐNG CHẾ SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU

Nhằm hạn chế tối đa các sai số của nghiên cứu, các biện pháp sau đã được sử dụng:

- Bộ câu hỏi được thiết kế bởi các nghiên cứu viên nhiều kinh nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội và được các chuyên gia của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đóng góp ý kiến.

- Bộ câu hỏi được áp dụng thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức.

- Quá trình tập huấn các điều tra viên được thực hiện kỹ lưỡng.

- Các giám sát viên thực địa và nghiên cứu viên đã tham gia giám sát điều tra để đảm bảo chất lượng của số liệu.

- Số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm máy tính, có sử dụng các file checks để đảm bảo tính logic của số liệu.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu viên cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực.

- Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức của Trường Đại học

Y Hà Nội, và được sự đồng ý của Trung tâm y tế huyện Võ Nhai và Ủy ban nhân dân xã của 2 xã được lựa chọn điều tra

- Mục đích của nghiên cứu được thông báo cho lãnh đạo cho lãnh đạo địa phương.

- Trước khi tham gia vào nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến nghiên cứu Họ được thông báo là họ được tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu bằng cách ký nhận vào thư đồng ý tham gia nghiên cứu Tất cả những thông tin được cung cấp được giữ bí mật, không có câu trả lời nào là đúng hay sai và họ có quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào và việc từ chối tham gia hay rút khỏi nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng gì đến họ.

- Trong khi nghiên cứu nếu phát hiện các đối tượng bị ốm đau, bệnh tật, họ được khuyên đến trạm y tế xã để được khám và điều trị.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2009 đến tháng 3/2010.

HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên mới chỉ ra mối liên quan ban đầu giữa trồng thuốc lá và tình trạng ốm đau của người nông dân.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1 Thông tin về người được điều tra theo giới Đặc điểm

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Tổng số người được điều tra là 1422 người, tỷ lệ người được điều tra là nam chiếm 52,2 % và nữ chiếm 47,8% Tỷ lệ nam được điều tra của Lâu Thượng (50,9%) thấp hơn một chút so với Phú Thượng (53,8%).

Bảng 3.2 Thông tin về người được điều tra theo nhóm tuổi Đặc điểm

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Về độ tuổi, phân bố tuổi của hai xã nghiên cứu khá tương đồng Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 25-44 tuổi (34,7%), tiếp đó là nhóm < 15 tuổi (24,4%), nhóm 45-60 (21,9%) Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm trên

Bảng 3.3 Thông tin về người được điều tra theo trình độ học vấn Đặc điểm

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Trình độ học vấn (chỉ tính trên đối tượng>% tuổi)

Tốt nghiệp TH hoặc THCS 351 74,1 213 49,4 564 62,3

Học vấn chỉ được mô tả cho những người từ 25 tuổi trở lên Nhìn chung người dân Phú Thượng có trình độ học vấn cao hơn người dân Lâu Thượng Ở xã Lâu Thượng số người được điều tra có trình độ tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học cơ sở là cao nhất (chiếm tỷ lệ 74,1%) cao hơn so với số người có cùng trình độ của xã Phú Thượng (chiếm tỷ lệ 49,4%) Trong khi đó tỷ lệ người được điều tra có trình độ trên trung học phổ thông của xã Phú Thượng (chiếm tỷ lệ 18,8%) cao hơn tỷ lệ những người có cùng trình độ của xã Lâu Thượng (chiếm tỷ lệ 4,0%).

Bảng 3.4 Thông tin về người được điều tra theo nghề nghiệp chính 12 tháng qua Đặc điểm

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Nghề nghiệp chính 12 tháng qua

Nhìn chung tỷ lệ đối tượng là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (56,4%).

Tỷ lệ nông dân ở xã Lâu Thượng (65,4%) cao hơn xã Phú Thượng (46,2%).

Tỷ lệ người được điều tra có những nghề khác của xã Phú Thượng là 29,7%, còn ở xã Lâu Thượng chỉ chiếm 10,7%.

Bảng 3.5 Thông tin về người được điều tra theo phân nhóm quintile Đặc điểm

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Theo phân nhóm quintile dựa trên thu nhập trung bình cá nhân, nhìn chung thu nhập của người dân ở xã Lâu Thượng có xu hướng cao hơn so với người dân của xã Phú Thượng, tỷ lệ người thuộc nhóm nghèo của xã Lâu Thượng chỉ là 4,6%, trong khi tỷ lệ này của Phú Thượng là 38,5% Tỷ lệ người thuộc nhóm cận giàu và giàu của Lâu Thượng chiếm tỷ lệ 51,0% trong khi ở Phú Thượng chỉ là 27,4%.

Bảng 3.6 Nhà ở và một số điều kiện vệ sinh môi trường của người được điều tra Đặc điểm

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Nguồn nước dùng cho ăn uống

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Tự hoại, bán tự hoại 6 0,8 96 14,4 102 7,2

Về điều kiện nhà ở của người được điều tra, tỷ lệ nhà ở là nhà gỗ kiên cố chiếm tỷ lệ cao nhất (55,0%) Ở xã Lâu Thượng tỷ lệ người được điều tra ở nhà gỗ kiên cố (66,0%) cao hơn so với Phú Thượng (42,6%), tuy nhiên tỷ lệ ở nhà ngói cấp 4 của Lâu Thượng (chiếm 9,3%) thấp hơn so với Phú Thượng (23,5%), tương tự như vậy tỷ lệ người được điều tra ở nhà tầng của Lâu Thượng (chiếm tỷ lệ 8,9%) cũng thấp hơn so với Phú Thượng (chiếm tỷ lệ 15,6%). Ở xã Phú Thượng, những người được điều tra chủ yếu sử dụng nước giếng khơi (chiếm tỷ lệ 68,5%), cao hơn so với tỷ lệ sử dụng nước giếng khơi của người được điều tra tại xã Lâu Thượng (chiếm tỷ lệ 38,0% ) Trong khi đó tỷ lệ người được điều tra sử dụng nước dẫn từ núi của xã Lâu Thượng (chiếm tỷ lệ 48,6%) lại cao hơn tỷ lệ người được điều tra sử dụng nước dẫn từ núi của xã Phú Thượng (chiếm tỷ lệ 27,7%).

Hố xí một ngăn là loại phổ biến nhất ở cả hai xã, đặc biệt ở LâuThượng (Lâu Thượng: 49,1% và Phú Thượng: 41,1%) Hố xí hai ngăn là loại phổ biến thứ hai và phổ biến hơn ở Phú Thượng so với Lâu Thượng(32,1% so với 22,7%) Hố xí tự hoại gần như rất ít ở Lâu Thượng (0,8%) trong khi loại này ở Phú Thượng phổ biến hơn nhiều (14,4%) Tỷ lệ người được điều tra không có hố xí hoặc chung với gia súc của Lâu Thượng và PhúThượng là tương đương nhau (chiếm tỷ lệ 8,0% và 8,5%).

THÔNG TIN VỀ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÁ

Biểu đồ 3.1 Tình hình tham gia trồng và chế biến thuốc lá của người được điều tra xã Lâu Thượng

Nhận xét: Tỷ lệ tham gia trồng thuốc lá và chế biến thuốc lá của những người được điều tra ở xã Lâu Thượng là 63,8%

Bảng 3.7 Thời gian trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá của người dân xã Lâu Thượng được điều tra theo giới, nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế

Trung bình số năm sd Trung vị

Tốt nghiệp TH hoặc THCS 10,1 6,9 9

Bảng 3.7 trên đây trình bày số năm trung bình tham gia trồng và chế biến thuốc lá của đối tượng nghiên cứu thuộc xã Lâu Thượng Kết quả cho thấy đối với người tham gia trồng, chế biến thuốc lá, số năm trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá của nam cũng tương đương với nữ (8,5 với 8,5).

Số năm trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá ở nhóm tuổi >60 và nhóm từ 45-60 là nhiều nhất (lần lượt là 12,1 năm và 12 năm).

Nhóm người có số năm trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá nhiều nhất là nhóm đã tốt nghiệp THPT (11,1), nhóm có số năm tham gia trồng, chế biến thuốc lá nhiều thứ hai là nhóm không đi học (10,6), nhóm có số năm trung bình ít nhất là nhóm có học vấn trên THPT (8,3).

Học sinh là nhóm có số năm trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá ít nhất (2,5), tiếp theo là nông dân (9,3), nhóm có số năm trung bình cao nhất nhất là nhóm thuộc các nghề nghiệp khác (10,4).

Tính theo điều kiện kinh tế, nhóm giàu là nhóm có số năm tham gia trồng, chế biến thuốc là nhiều nhất (11,7), nhóm nghèo cũng là nhóm có số năm trồng, chế biến thuốc lá ít nhất (3,6).

Bảng 3.8 Thời gian dành cho việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng trong một tháng trước ngày phỏng vấn (của những người >15 tuổi, tính trung bình lao động 8h/ngày)

Trồng, chế biến thuốc lá KAD KAD 8,4 ±8,1 8

Thời gian trung bình trồng tham gia trồng, chế biến thuốc lá của người được điều tra tại xó Lõu Thượng (trong thỏng trước) chỉ gần bằng ẵ thời gian dành cho các loại cây khác (8,4 ngày so với 19,8 ngày) Thời gian dành cho các loại cây trồng của người dân Phú Thượng (29,6 ngày) cao hơn không đáng kể tổng số ngày dành cho trồng thuốc lá và các loại cây khác của Lâu Thượng (28,2 ngày).

Bảng 3.9 Thời gian trồng và chế biến thuốc lá (trong tháng trước) tại

Công việc Số ngày trung bình Trung vị

Số ngày trung bình (trong tháng trước) mà người được phỏng vấn của xã Lâu Thượng dành cho trồng thuốc lá (4,8 ngày) gấp hơn hai lần số ngày dành cho chế biến thuốc lá (2,1 ngày) Trung vị của thời gian chế biến thuốc lá là 0, cho thấy thời điểm điều tra là thời điểm đang trồng và chăm sóc thuốc lá, chưa thu hoạch.

Bảng 3.10 dưới đây trình bày việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tình hình hút thuốc lá và uống rượu/bia của người được điều tra trong một tháng trước ngày phỏng vấn.

Tỷ lệ người được điều tra có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và tăng trưởng trong chăm sóc cây trồng trong tháng trước là 22,9%, trong đó tỷ lệ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và tăng trưởng của xã Lâu Thượng (chiếm tỷ lệ 31,3%) cao hơn ở xã Phú Thượng (chiếm tỷ lệ 11,2%).

Tỷ lệ người được điều tra có hút thuốc lá hàng ngày khá cao (chiếm tỷ lệ 77,9%), trong đó tỷ lệ hút thuốc lá hàng ngày của xã Lâu Thượng cũng tương đương với xã Phú Thượng (76,7% và 79,2%).

Bảng 3.10 Thực trạng việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng trưởng và hút thuốc lá, uống rượu/bia của người được điều tra (trong một tháng trước ngày phỏng vấn)

Lâu Thượng (trồng, chế biến thuốc lá)

Phú Thượng (không trồng, chế biến thuốc lá)

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và tăng trưởng

Có, không hút hàng ngày 49 6,5 31 4,7 80 5,6

Uống ít nhất 1 tuần/lần 50 6,6 80 12,0 130 9,1

Phần lớn người được điều tra trả lời không uống rượu/bia trong tháng trước (chiếm tỷ lệ 79,0%), trong đó tỷ lệ này của xã Lâu Thượng (78,5%) tương đương với xã Phú Thượng (79,5%) Tỷ lệ trả lời có uống rượu/bia hàng ngày là rất ít, Lâu Thượng là 5,2%, Phú Thượng là 5,7%.

Biểu đồ 3.2 Mức độ sử dụng trang bị bảo hộ của người được điều tra khi tham gia lao động (trong tháng trước)

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ người được điều tra phân bố theo mức độ sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và tăng trưởng trong tháng trước Nhìn chung việc thực hiện bảo hộ lao động của xã Lâu Thượng tốt hơn Phú Thượng, tỷ lệ được sử dụng thường xuyên là 4,2% còn của xã Phú Thượng chỉ là 0,9% Tỷ lệ người được phỏng vấn có mức độ sử dụng ít hoặc không được không sử dụng khi tham gia lao động của xã Lâu Thượng (42,4%) thấp hơn so với xã Phú Thượng (66,6%).

THỰC TRẠNG ỐM ĐAU CỦA NGƯỜI DÂN 2 XÃ

3.3.1 Tình hình mắc các triệu chứng cấp tính

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ có các triệu chứng ốm trong 1 tháng qua của người được điều tra

Tỷ lệ người được điều tra trả lời bị ốm đau, bệnh tật của xã trồng, chế biến thuốc lá Lâu Thượng là 47,3% cao hơn xã Phú Thượng (26,1%), có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 29/06/2023, 20:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Không thuốc lá (2009), Tác hại của thuốc lá đối với môi trường, 22/4/2009, http://www.khongthuocla.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác hại của thuốc lá đối với môi trường
Tác giả: Không thuốc lá
Năm: 2009
14. Nguyễn Thạc Minh, Hoàng Văn Kình, và cộng sự (2002), Gánh nặng tài chính của hút thuốc lá đối với hộ gia đình, báo cáo nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gánh nặngtài chính của hút thuốc lá đối với hộ gia đình
Tác giả: Nguyễn Thạc Minh, Hoàng Văn Kình, và cộng sự
Năm: 2002
15. Ngân hàng Thế giới (2003), Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá – Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của kiểm soát thuốc lá , tài liệu dịch, Washington DC, tr.1-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá – Vaitrò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của kiểm soát thuốc lá
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Năm: 2003
16. Đào Ngọc Phong (1995), “Môi trường hút thuốc lá và sức khỏe cộng đồng trên quan điểm dịch tễ học”, Hội thảo quốc gia về chiến lược phòng chống thuốc lá lần thứ 3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường hút thuốc lá và sức khỏe cộngđồng trên quan điểm dịch tễ học”, "Hội thảo quốc gia về chiến lượcphòng chống thuốc lá lần thứ 3
Tác giả: Đào Ngọc Phong
Năm: 1995
17. Vũ Trung (2004), “Ngành trồng thuốc lá: các vấn đề về sức khỏe và môi trường”, Tạp chí Công nghiệp Hóa chất, HN, số 09/2004, tr.13-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành trồng thuốc lá: các vấn đề về sức khỏe vàmôi trường"”
Tác giả: Vũ Trung
Năm: 2004
18. Phạm Minh Tuấn (2005), “Thuốc lá thủ phạm gây ô nhiễm môi trường”, Tạp chí khoa học và phát triển, Hà Nội, số 47/2005, tr.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc lá thủ phạm gây ô nhiễm môitrường
Tác giả: Phạm Minh Tuấn
Năm: 2005
19. Trần Thu Thủy (1995), “Hoạt động về phòng chống tác hại thuốc lá những năm qua và kế hoạch hành động từ năm 1995-1999”, Hội thảo quốc gia về chiến lược phòng chống thuốc lá lần thứ 3, Hà Nội, tr.1-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động về phòng chống tác hại thuốc lánhững năm qua và kế hoạch hành động từ năm 1995-1999”, "Hội thảoquốc gia về chiến lược phòng chống thuốc lá lần thứ 3
Tác giả: Trần Thu Thủy
Năm: 1995
20. Trường Đại học Y Hà Nội (2002), “ Nghiện chất – Điều trị và dự phòng”, Sức khỏe tâm thần cộng đồng – Tập bài giảng dành cho sau đại học, Hà Nội, tr.37-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiện chất – Điều trị và dựphòng
Tác giả: Trường Đại học Y Hà Nội
Năm: 2002
21. Website của Tổng cục thống kê, “Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002”, http://www.gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra mức sống hộ gia đình năm2002
22. Website của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam-Vinataba, “Lịch sử cây thuốc lá”, http://www.vinataba.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửcây thuốc lá
23. Website của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam-Vinataba, “Sản xuất thuốc lá”, http://www.vinataba.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuấtthuốc lá
27. Ariyothai N, Podtipak A, Akerasewi P et al (2004), Cigarette smoking and its relation to pulmonary tuberculosis in adult, Southeast Asian J Trop Med Public Health, Mar; 35(1), p.219-227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cigarettesmoking and its relation to pulmonary tuberculosis in adult
Tác giả: Ariyothai N, Podtipak A, Akerasewi P et al
Năm: 2004
28. Action on smoking and Health (2000), The Enviroment impacts of tobacco, Global Health Professional Survey, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Enviroment impacts oftobacco
Tác giả: Action on smoking and Health
Năm: 2000
29. Arcury TA et al (2003), High levels of transdermal nicotine exposure produce green tobacco sickness in Latino farm workers. Nicotine &amp;Tobacco Research. 2003;5: p.315–321 Sách, tạp chí
Tiêu đề: High levels of transdermal nicotine exposureproduce green tobacco sickness in Latino farm workers
Tác giả: Arcury TA et al
Năm: 2003
30. Ballard T, Janet E, Eugen F et al (1995), Green tobacco sickness:occupational nicotine poisoning in tobacco worker, Archive of Enviromental Health,1995;50, p. 384–389 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green tobacco sickness:"occupational nicotine poisoning in tobacco worker
Tác giả: Ballard T, Janet E, Eugen F et al
Năm: 1995
31. Barry M (1989), The influence of the US tobacco industry on the health economy and environment of consumers union. Penang, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The influence of the US tobacco industry on thehealth economy and environment of consumers union
Tác giả: Barry M
Năm: 1989
33. Campaign for tobacco free kids (2001), Golden leaf barren harvest, the costs of tobacco farming, p.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Golden leaf barren harvest
Tác giả: Campaign for tobacco free kids
Năm: 2001
34. Centers for Disease Control and Prevention (2005), Youth risk behavior surveillance – United States, 2003; MMWR, vol 53, No.SS-2, May 21 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Youth riskbehavior surveillance – United States, 2003
Tác giả: Centers for Disease Control and Prevention
Năm: 2005
24. Website giới thiệu tỉnh Thái Nguyên, http://www.thainguyen.gov.vn Link
32. Buckley JT (1996), Cigarette butts unacounted for, USA today, Jul 3, p. A1 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w