1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Đắk Nông
Tác giả Phan Công Quế
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Xuân Quế
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 141,18 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (13)
    • 1.1. Tổng quan về nguồn vốn của ngân hàng thương mại (13)
      • 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (13)
        • 1.1.1.1. Khái niệm (13)
        • 1.1.1.2. Đặc trưng chủ yếu của ngân hàng thương mại (14)
        • 1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu (15)
        • 1.1.2.3 Nguồn tiền vay (18)
        • 1.1.2.4. Nguồn vốn khác (20)
    • 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại (21)
      • 1.2.1. Vai trò của nguồn vốn huy động (21)
      • 1.2.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại (22)
        • 1.2.2.1. Phân loại theo loại tiền (22)
        • 1.2.2.2 Phân loại theo phương thức huy động (22)
    • 1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại (27)
      • 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn (27)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn (29)
      • 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại (35)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT (42)
    • 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông (42)
    • 2.1.2. Những kết quả hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông (43)
    • 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (50)
    • 2.2. Thực trạng và hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đak Nông (52)
      • 2.2.1. Các hình thức huy động vốn đang áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông (52)
      • 2.2.2 Hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông (56)
        • 2.2.2.1. Sự tăng trưởng quy mô vốn (56)
        • 2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động (57)
        • 2.2.2.3. Chi phí huy động vốn (59)
        • 2.2.2.4. Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn (61)
    • 2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Đắc Nông (63)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (63)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (64)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (70)
    • 3.1. Định hướng huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Đắc Nông (70)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Đắc Nông (70)
      • 3.1.2. Định hướng huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT. tỉnh Đắc Nông (71)
    • 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & (73)
      • 3.2.1. Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với môi trường và điều kiện của Ngân Hàng (73)
      • 3.2.2. Triển khai và hoàn thiện các hình thức huy động vốn mới (75)
      • 3.2.3 Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực (77)
      • 3.2.4. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gắn với đổi mới phong cách giao dịch (79)
      • 3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ một cách đồng bộ (81)
      • 3.2.6. Một số giải pháp khác (86)
    • 3.3. Kiến nghị điều kiện để thực hiện các giải pháp (89)
      • 3.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước (89)
      • 3.3.2. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Nông (90)
      • 3.3.3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam (92)
  • KẾT LUẬN (93)

Nội dung

LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về nguồn vốn của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những ngành công nghiệp dịch vụ tài chính ra đời từ lâu và phát triển rất mạnh theo xu hướng toàn cầu hóa và là ngành không thể thiếu được trong nền kinh tế Nó đóng vai trò làm môi giới, trung gian cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu tiền tệ thông qua việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xã hội rồi cho vay lại đối với cá nhân, các tổ chức đang có nhu cầu, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Điều này góp phần đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, biến tiền nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư vốn một cách có hiệu quả nhất, tránh lãnh phí của cải vật chất cho xã hội Hoạt động của ngân hàng phản ánh rất chính xác tình hình nền kinh tế, sự vững mạnh, phồn vinh hay yếu kém của nền kinh tế được phản ánh rất rõ qua hoạt động của ngân hàng.

Sự ra đời của ngân hàng thương mại (NHTM) được coi như một sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và chính NHTM đến lượt mình đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đó Bởi vì ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ. Tại khoản 2 Điều 20 luật các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành của Việt Nam quy định: “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng gồm: NHTM, Ngân hàng phát triển,

Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”

1.1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của ngân hàng thương mại

NHTM có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

Một là, NHTM vừa là đối tượng vừa là trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ (CSTT) NHTM không chỉ là đối tượng chịu sự tác động của CSTT mà còn là trung gian chuyển tải CSTT trong nền kinh tế Thông qua các hoạt động có tính chất đặc thù của mình, các NHTM chuyển tải CSTT từ Ngân hàng Trung ương (NHTW) đến toàn bộ nền kinh tế

Hai là, NHTM thực hiện nhiệm vụ phân bổ tín dụng Đây là đặc điểm làm cho NHTM trở nên đặc biệt vì các NHTM trở thành nguồn tài trợ chính, cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, nhất là lĩnh vực có nhu cầu đặc biệt về vốn Ở Việt Nam hiện nay, vốn tín dụng ngân hàng được tập trung vào thực hiện các mục tiêu, chương trình, dự án kinh tế lớn nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ba là, Làm dịch vụ thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán

Dịch vụ thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán là đặc thù của NHTM Thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tiện ích, an toàn trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập với sự cạnh tranh gay gắt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế

Bốn là, Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM

Quản lý ngân quỹ; tư vấn tài chính; cho thuê tài chính; tài trợ dự án; dịch vụ bảo hiểm; môi giới, bảo lãnh phát hành chứng khoán; thực hiện ngân hàng bán buôn; thanh toán thẻ; bảo quản vật có giá; dịch vụ ngân hàng quốc tế;Homebanking, Internetbanking; Phonebanking …

1.1.2- Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu a, Nguồn vốn hình thành ban đầu

Là số vốn đầu tư ban đầu khi thành lập ngân hàng và ghi trong điều lệ của ngân hàng Tuỳ theo loại hình ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau Nếu ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thì do Ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhà nước) Nếu là NHTM cổ phần thì do cổ đông góp thông qua mua cổ phần, ngân hàng liên doanh do bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân, do tư nhân bỏ ra. b, Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Trong quá trình hoạt động, NHTM gia tăng vốn của chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.

- Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng của ngân hàng dương (lớn hơn không), các ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư, tỷ lệ tích lũy này tùy thuộc vào sự cân nhắc của chủ ngân hàng , hoặc do nghị quyết của đại hội cổ đông Những ngân hàng thành lập lâu năm, lợi nhuận lớn nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao.

- Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm,… để mở rộng quy mô hoạt động hoặc để đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Trung ương (NHTW) quy định. c, Các quỹ của ngân hàng

Ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích khác nhau nhưng đều có nguồn gốc hình thành từ thu nhập của ngân hàng.

- Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và tích luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra.

- Quỹ bảo toàn vốn: nhằm bù đắp hao mòn vốn dưới tác động của lạm phát.

- Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng, và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cố phiếu khi phát hành cổ phiếu mới.

Ngoài ra còn có các quỹ khác như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, …

Từ phân tích nguồn gốc hình thành vốn chủ sở hữu ta thấy: nguồn vốn này ít biến động và sự biến động của nó phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu của ngân hàng cũng như cơ chế thiết lập các quỹ của ngân hàng.

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM bao gồm các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân, TCTD… NHTM huy động vốn tiền gửi bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào Đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện theo lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng Loại tiền gửi này, lãi suất thường thấp hơn so với các loại tiền gửi khác, thậm chí lãi suất bằng không, bù lại khi khách hàng mở và sử dụng tài khoản này thì ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc với mức phí rất thấp Do vậy tài khoản này đem lại cho khách hàng sự an toàn, thuận lợi trong việc thanh toán và bảo quản vốn Còn ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc,chi phí bảo hiểm tiền gửi Chi phí này khá lớn nhưng nó được bù đắp lại bởi trên thực tế, do số lượng tài khỏan nhiều, lượng tiền gửi vào và rút ra không cùng một lúc; chủ tài khoản thường không dùng hết số tiền trên tài khoản của mình, chính số dư ấy ngân hàng được phép dùng để đầu tư, cho vay đối với các doanh nghiệp, TCTD hay các cá nhân thiếu vốn kinh doanh để thu lợi nhuận.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, TCTD chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được xác định trước Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó. Hiện nay, do sự cạnh tranh, thu hút vốn, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền trước kỳ hạn nhưng khách hàng không được hưởng lãi suất ấn định trước mà chỉ được hưởng theo lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn.

Do tính chất của nguồn vốn này tương đối ổn định ngân hàng lại có thể sử dụng được phần lớn số dư từ loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn nên đã tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh Nhằm thu hút được nhiều khách hàng, ngân hàng đã đưa ra nhiều loại kỳ hạn với các mức lãi suất khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng gửi tiền

- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm được coi là nguồn quan trọng.

Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tiền gửi của ngân hàng, đây là nghiệp vụ huy động truyền thống của ngân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Vai trò của nguồn vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn do ngân hàng tập trung được từ vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế làm cơ sở cho họa động kinh doanh Đây là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỉ trọng trọng lớn nhất trong tổng tài sản nợ và có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại, cụ thể là:

Thứ nhất: vốn huy động là cơ sở cho ngân hàng chủ động trong kinh doanh, đặc biệt là sự kết hợp các nguồn vốn một cách hài hòa khoa học và hợp lý là cơ sở cho ngân hàng thương mại kinh doanh có hiệu quả.

Thứ hai: vốn huy động là kết quả của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Đó là kết quả để đánh giá khả năng kinh doanh, khả năng tìm kiếm nguồn vốn và là tiêu chí đánh giá uy tín ngân hàng trong chiến lược kinh doanh cả trên phương diện ngân hàng với vai trò người cho vay.

Thứ ba: nguồn vố huy động dồi dào tạo sức cạnh tra nh có hiệu quả nhất là ngân hàng hoạt động trong môi trượng cạnh tranh lành mạnh.

Thứ tư: vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô chất lượng tín dụng nguồn vốn hhuy động của ngân hàng thưpng mại có khả năng làm tăng quy mô tín dụng hoặc thu hẹp khả năng cho vay Vì vậy việc huy động có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn nhằm đẩy nhan tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh.

Cuối cùng: đó là một trong những yếu tố quan trọng cho ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận.

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Phân loại theo loại tiền

- Huy động ngoại tệ Đây thực chất là số ngoại tệ ngân hàng huy động được thông qua việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc là số ngoại tệ của các than nhân nước ngoài gửi về cho người nhà trong nước.

- Huy động nội tệ Đây chủ yếu là tiền nhân hàng huy động được bằng Việt Nam đồng thong qua các tổ chức, cá nhân trong nước, chủ yếu thong qua các pương thức huy động dưới đây.

1.2.2.2 Phân loại theo phương thức huy động

Tiền gửi gồm các khoản tiền gửi vào ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn Hiện nay có rất nhiều loại tiền ký gửi Đó là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tài khoản của các cơ quan, doanh nghiệp

Xét về mặt nghiệp vụ ngân hàng thì tiền gửi có thể phân thành hai loại chính:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là số tiền nằm trong tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán và có thể rút ra bất kỳ lúc nào.

Một số nước không cho phép tính lãi đối với tiền tạm thời nhàn rỗi trong tài khoản cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…Tuy nhiên, cũng có nước cho phép tính lãi nhưng rất thấp.

Tiền gửi không kỳ hạn trước hết dùng để thanh toán vãng lai Việc thanh toán vãng lai này có thể tiến hành dưới dạng tiền mặt, séc hoặc ủy nhiệm chi. Sau khi mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chủ tài khoản phải giao cho ngân hàng quyền ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản của họ Chi phí phục vụ cho tài khoản này của ngân hàng khá lớn nhưng trên thực tế ngân hàng có thể bù đắp được khoản chi phí này qua việc sử dụng số dư trên các tài khoản này để cho vay lại, và đây chính là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng Đối với một số giao dịch thanh toán, ngân hàng thu phí của khách hàng.

Trong những năm qua ý nghĩa của tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng tăng lên rõ rệt Nếu trước đây những tài khoản tiền gửi ở ngân hàng chủ yếu của doanh nghiệp và của những người có thu nhập cao thì ngày nay đa số công nhân, viên chức đều có tài khoản tiết kiệm Các công ty, doanh nghiệp trả lương thông qua hệ thống tài khoản cá nhân Bên cạnh đó các NHTM lại có rất nhiều dịch vụ giúp cho chủ tài khoản thanh toán kịp thời, nhanh chóng các khoản chi tiêu thường kỳ của họ như: tiền thuê nhà, thuê bao điện thoại, nộp thuế,…

Do đó tiền gửi không kỳ hạn đã trở thành một nguồn cho vay hết sức quan trọng đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi không dùng để thanh toán mà chủ yếu là để kiếm lời cao So với tiền gửi vãng lai thì loại tiền gửi này có thời hạn gửi tiền dài hơn thông thường ít nhất là 1 tháng Tiền gửi có kỳ hạn đối với nhiều người là số tiền gửi đến một ngày nhất định mới phải trả lại cho khách hàng Điều này giúp cho ngân hàng nắm được số vốn trong các thời kỳ đã có kế hoạch cho vay không phải tồn quỹ cao để đề phòng sự rút vốn bất thường Do đó việc sử dụng nguồn vốn này cho vay rất hiệu quả, vì vậy lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Để tăng cường huy động vốn các NHTM đã đưa ra những hình thức trả lãi linh hoạt đối với tiền gửi có kỳ hạn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền

Ta thấy trong mọi trường hợp thì ngân hàng luôn tự chủ được về thời hạn hoàn trả tiền ký gửi cho khách hàng, vì vậy đây là một nguồn vốn rất quan trọng, có độ ổn định cao của ngân hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm Ở các nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp hóa phát triển tiền tiết kiệm là loại tiền có số lượng lớn thứ hai trong số các loại tiền gửi vào ngân hàng Đặc điểm của loại tiền gửi này là người gửi tiền được giao cầm sổ tiết kiệm, sổ này được coi như là giấy chứng nhận việc gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng Gửi tiết kiệm là những người có được một số tiền tích lũy bằng ngoại tệ hay nội tệ nhất định và muốn tích lũy số tiền này theo kiểu “tích tiểu thành đại”

Tiền tiết kiệm chia làm 2 loại:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là hình thức gửi tiền theo một thời gian nhất định đến một ngày cuối kỳ mới trả lại tiền lại cho người gửi tiền Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…

Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn

1.3.1.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ, khả năng đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả và hiệu quả cao với chi phí thấp nhất có nghĩa là đối với mặt lượng, hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Còn đối với mặt chất nó phản ánh năng lực và trình độ quản lý của nhân hàng tính hiệu quả của một họat động thể hiện ở việc có mang lại một lợi ích nhất định cho chủ thể thực hiện hoạt động ấy cũng như các đối tượng khác có liên quan.

Trên giác độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền với chi phí huy động thấp nhất Đồng thời phải duy được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động Có như vậy mới hạn chế được rui ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Trên giác độ khách hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đạt được khi thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng về tính đa dạng của sản phẩm huy động vốn, về lãi suất, về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng Nói cách khác, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng cao khi tạo cho khách hàng cảm giác thuận tiện, an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng cũng như khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

1.3.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn

Trong thực tế nếu không nâng cao được hiệu quả huy động vốn, thì việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa huy động vốn trở nên vô nghĩa, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không đạt được mục tiêu đề ra Chính vì vậy mà trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng phải đạt được các chỉ tiêu như sau:

+ Sự tăng trưởng quy mô vốn

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động

+ Chi phí huy động vốn

+ Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn:

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định lượng:

1.3.2.1.1 Sự tăng trưởng của quy mô vốn

Quy mô vốn là chỉ tiêu đầu tiên khi đánh giá hiệu quả nguồn vốn, quy mô của nguồn vốn được đánh giá là hiệu quả và phù hợp phải đáp ứng được nhu cầu hoạt vốn cho hoạt động của nhân hàng Quy mô vốn phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh kế.

Thật vậy công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động được lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng, hay không đáp ứng nổi về nhu cầu và khối lượng vốn cho kinh doanh Cơ cấu vốn của ngân hàng lại không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giữa vốn ngoại tệ và nội tệ đối với ngân hàng do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến động trong cơ cấu đầu ra.

Khối lượng vốn huy động phản ánh huy động quy mô vốn, quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng nguồn vốn của nhân hàng thì quy mô vốn chím tỉ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả sau khi huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định vì có thể lúc này quy mô vốn lớn nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được đồng tiền rút ra và dòng tiền gởi vào.

1.3.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu vốn huy động là một trong những chỉ tiêu được xem là quan trọng để các nhà quản lý đề ra mục tiêu lâu dài và hoạch định chiến lược kinh doanh trong ngân hàng.

- Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Chỉ tiêu cơ cấu huy động theo kỳ hạn phả ánh tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn là bao nhiêu phần trăm Nhân hàng có thể huy động và cho vay theo các kỳ hạn khác nhau Chính vì vậy ngân hàng phải tính toán để huy động và cho vay vốn với kỳ hạn hợp lý nhằm mục đích sinh lời và an toàn

- Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

Căn cứ vào mục tiêu và đặc trưng hoạt động mỗi ngân hàng sẽ hướng vào một đối tượng khách hàng khác nhau Mỗi đối tượng khác nhau sẽ đem lại cho nhân hàng những thuận lợi và bất lợi riêng.

+ Khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn số lượng khách hàng thuột các đối tượng này ít, khối lượng giao dịch không nhiều nhưng giá trong một giao dịch lớn, thường ngân hàng huy động vốn để tập trung đầu tư cho những đối tượng này mục đích mang lại thu nhập cao.

+ Khách hàng vừa và nhỏ: gồm khách hàng cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khách hàng thuột đối tượng này là nhiều, giá trị một giao dịch nhỏ nhưng số lượng khách hàng thuột đối tượng này nhiều. chính vì vậy ngân hàng cần thiết lập mạng lưới hoạt động với nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, áp dụng nhiều kênh phân phối để khai thác đối tượng khách hàng này sao cho hiệu quả nhất

- Cơ cấu theo loại tiền

Ngân hàng duy trì một tài sản nợ đa tiền tệ sẽ có lợi thể về khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn các đối thủ cạnh tranh từ đó có điều kiện thu hút khách hàng gia tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các mối quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng không chỉ ở phạm vi kinh tế mà các lĩnh vực khác như: du lịch, giáo dục… thì đây sẽ là cơ hội cho ngân hàng tăng thu dịch vụ, gia tăng lợi nhuận

1.3.2.1.3 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn của NHTM Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí có liên quan khác.

Một ngân hàng không thể coi là thành công trong việc huy động vốn nếu để có được một khối lượng vốn lớn nó phải bỏ ra chi phí huy động vốn quá lớn Bởi cũng giống như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng cũng được tính bằng công thức: doanh thu – chi phí Đối với ngân hàng lãi suất trả cho các khoản tiền vay huy động tỷ lệ cao nhất.

- Lãi suất huy động vốn

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông

VIỆT NAM –CHI NHÁNH TỈNH ĐẮC NÔNG

2.1 Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Đắc Nông

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông

Tại Tỉnh Đắc Nông đến nay hội tụ đông đảo các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng và dịch vụ tài chính Tuy vẫn còn hạn chế nhất định nhưng so với khi mới thành lập thì đến nay tỉnh Đắc Nông đã hội tụ các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần…Riêng Chi nhánh NHN0&PTNT hiện nay có 13 Chi nhánh cấp 2 và Phòng Giao dịch vươn dài đến các huyện xa xôi (Xem bảng 2.1) Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của NHTM, trong đó trọng tâm vẫn là tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới mọi hình thức để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của địa phương nhằm đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất theo mục tiêu của tỉnh, định hướng của NHN0&PTNT Việt Nam & Chi nhánh Đắc Nông:

Bảng 2.1 Mạng lưới NHNo& PTNT tỉnh Đăk nông 2008 năm 2010

Chi nhánh loại 3 trực thuộc tỉnh 8 8 8

Phòng giao dich trực thuộc tỉnh 5 5 5

Nguồn: Theo khảo sát của tác giả.

Qua bảng 2.1 cho thấy, giai đoạn 2008 – 2010 các NHTM trên địa bàn có 13 chi nhánh và Phòng giao dịch các loại Mạng lưới Chi nhánh ngân hàng được phát triển ở các khu vực tiềm năng NHTM Cổ phần, Ngân hàng đầu tư và phát triển mở chi nhánh tại Thị xã, còn NHN0&PTNT do tính chất đặc thù của nó mà mở các chi nhánh, phòng giao dịch ở tận vùng sâu, vùng xa, ở các huyện, địa bàn chủ yếu là nông thôn.

Những kết quả hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông

Như trên đã đề cập, NHN0&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắc Nông đóng trên địa bàn nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, mới được thành lập còn trong thời gian đầu tư xây dựng , ngành nông nghiệp chủ yếu là cây cà phê, tiêu, cao su… còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bấp bênh của thị trường Các ngành công nghiệp, dịch vụ mới được phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh là rất lớn Trong khi đó nguồn vốn tích lũy nền kinh tế còn rất hạn chế Do đó thực hiện theo định hướng chung của TW là đẩy mạnh huy động vốn để cân đối cho vay, tăng trưởng dư nợ thấp hơn tăng trưởng huy động tại Chi nhánh là rất khó khăn. Địa bàn cho vay tương đối rộng, địa bàn chủ yếu là đồi núi, giao thông liên lạc còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa Lực lượng cán bộ tín dụng địa bàn vẫn còn mỏng nên công tác thẩm định, thu nợ và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của người dân không được thuận lợi.

Trong những năm gần đây do tình hình lạm phát tăng cao, Chính Phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng, bên cạnh đó các ngân hàng thương mại trên địa bàn chạy đua lãi suất huy động đã làm lãi suất huy động tăng cao Sang đầu năm 2009, NHNN đã giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7%/ năm làm cho lãi suất cho vay giảm xuống 10,5%/năm là tối đa Trong khi đó đầu quý I năm 2009 tiền gửi huy động với lãi suất huy động trên 12%/năm là hơn 70 tỷ đồng Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh Mặt khác trước nguy cơ suy thoái kinh tế bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính Phủ ban hành chính sách kích cầu, hổ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Điều đó làm cho nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng đột biến Chi nhánh đã nổ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh huy động vốn Tuy nhiên nguồn vốn nhàn rổi tại địa phương rất hạn chế nên việc huy động gặp rất nhiều khó khăn Đồng thời NHN0&PTNTVN kiểm soát chặt chẽ hạn mức dư nợ tài khoản điều chuyển vốn và phạt 150% phí sử dụng vốn đối với đơn vị vượt hạn mức tạo nên áp lực về vốn rất lớn đối với Chi nhánh.

Thực hiện chỉ đạo của của NHNNVN về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng dưới 25%, các TCTD, đặc biệt là các NHTM Nhà nước tạm dừng cho vay để đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng dẫn đến khách hang rút tiền gửi nhiều, lãi suất huy động của các TCTD tăng cao nên dẫn đến tiền gửi của các TCTD giảm xuống 150 tỷ đồng, gây khó khăn về nguồn vốn cho Chi nhánh rất lớn.

Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

- Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm nội tệ và ngoại tệ quy đổi VND) đạt 887 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 410 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,8% so với đầu năm

- Đến 31/12/2009 tổng dư nợ (không bao gồm dư nợ cho vay bằng vốn UTĐT) đạt 1.771 tỷ đồng, tăng 559 tỷ đồng, tốc độ tăng 41,3% so với đầu năm Trong đó, dư nợ nội tệ đạt 1.753 tỷ đồng, tăng 46,8 Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 726 tỷ đồng, chiếm 36,8% tổng dư nợ của Chi nhánh Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất khu vực nông nghiệp, nông thôn là 504 tỷ đồng, chiếm 69,4% tổng dư nợ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất.

* Về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro: đến 31/12/2009 Chi nhánh đã hoàn thánh xuất sắc kế hoạch trích lập dự phòng và xử lý rủi ro Tổng dự phòng rủi ro đã trích là 24.043 triệu đồng, hoàn thành 106,9% kế hoạch; Tổng thu nợ XLRR đạt 22.230 triệu đồng, hoàn thành 127,8% kế hoạch

Tổng thu đạt 300.828 triệu đồng, tăng 50.807 triệu đồng, tốc độ tăng 20,3% so với 31/12/2008, trong đó thu từ hoạt động tín dụng đạt 260.378 triệu đồng, tăng 36.098 triệu đồng, tốc độ tăng 16,1% so với 31/12/2008, chiếm 86,6% tổng thu; thu từ hoạt động dịch vụ đạt 5.731 triệu đồng, tăng 2.019 triệu đồng, tốc độ tăng 54,4% so 31/12/2008 quỹ thu nhập đạt 44.996 triệu đồng, tăng 11.303 triệu đồng, tốc độ tăng 33,5% so với 31/12/2008 Với kết quả tài chính này Chi nhánh đảm bảo lương V1, V2 và 02 tháng lương năng suất Người lao động có thu nhập bình quân tăng hơn năm 2008 Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

* Chiến lược phát triển thị trường và thị phần trên địa bàn trong suốt quá trình hoạt động và phát triển Chi nhánh luôn nổ lực phát huy nội lực để phát triển thị trường và chiếm lĩnh thị phần tại địa phương Đến nay nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh đã đến được tất cả các xã trong tĩnh, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng và doanh thu từ dịch vụ tăng nhanh (đến 31/12/2009 tăng 54,4% so với đầu năm) Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh phát hành thẻ ATM và triển khai chi lương qua tài khoản đến các huyện trong tỉnh Do có lợi thế về mạng lưới chi nhánh, đội ngũ CBCNV có trình độ, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong cách phục vụ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp nên Chi nhánh luôn chiếm thị phấn đa số về tất cả các mặt Theo số liệu tổng hợp của Chi nhánh NHNN tỉnh Đăk Nông đến 31/12/2009, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông chiếm 52% thị phần cấp tín dụng, 63,8% thị phần huy động vốn và 61,2% thị phần cung cấp dịch vụ.

Mặc dù nguồn vốn huy động đặc biệt là tiền gửi dân cư của toàn ngành và một số chi nhánh tại khu vực giảm mạnh nhưng tổng huy động vốn và tiền gửi dân cư của Chi nhánh vẫn đảm bảo sự tăng trưởng khá là do các nguyên nhân sau:

- Chi nhánh đã tập trung mọi nổ lực để thực hiện các chương trình huy động dự thưởng do TW triển khai như: Chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng Cùng Agribank mừng xuân Canh Dần đạt 43 tỷ đồng, hoàn thành 122,9% kế hoạch; Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng đạt

37 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch, Chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 đạt 31 tỷ đồng, hoàn thành 86,6% kế hoạch (mặc dù vẫn còn khách hàng có nhu cầu gửi nhưng do hết phiếu dự thưởng nên Chi nhánh chuyển qua huy động thông thường).Ngoài ra các chương trình huy động trên Chi nhánh đã tự xây dựng và triển khai thành công Chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam 30/04 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 với tổng huy động đạt trên 30 tỷ đồng.

- Bên cạnh việc triển khai các chương trình huy động, Chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh phát hành thẻ ATM nhằm thu hút tiền gửi không kỳ hạn Đến 31/12/2009 tổng số thẻ ATM đã phát hành là 30.296 thẻ, tăng 13.715 thẻ, tốc độ tăng 82,9% so với đầu năm; số dư tài khoản thẻ là 44 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng, tốc độ tăng 131,6% so với đầu năm. Đồng thời, Chi nhành cũng đã đẩy mạnh triển khai việc chi lương qua tài khoản đến các huyện trong tỉnh.

- Kết hợp việc cho vay với việc huy động các tổ chức, cá nhân ở tài khoản tiền gửi, phát hành thẻ ATM để huy động tiền gửi thanh toán Đến 31/12/2009, nguồn tiền gửi thanh toán đạt 178 tỷ đồng Đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cao do chi phí thấp.

- Chi nhánh đã thực hiện giao chĩ tiêu huy động đến tất cả CBCNV trong cơ quan, có cơ chế khen thưởng xứng đáng cho tập thể và cá nhân có kết quả huy động cao Trên cơ sở khách hàng đang gửi tiền tại đơn vị giao cho từng giao dịch viên theo dõi và huy động lại khi đến hạn do đó đã góp phần làm nguồn vốn của Chi nhánh ổn định hơn.

- Chi nhánh đã tổ chức thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị, quảng bá, tặng quà khuyến mãi, nâng cao sức cạnh tranh thông qua lãi suất huy động hấp dẫn, cải tiến phong cách phục vụ khách hàng, thành lập tổ huy động vốn lưu động …

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

- Chi nhánh đã triển khai thực hiện nghiêm túc các định hướng, chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, linh hoat, năng động trong việc nắm bắt tình hình và điều hành kế hoạch kinh doanh Ban giám đốc Chi nhánh đã có những quyết định, chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế tại đia phương.

- Thực hiện tốt công tác phân loại và chọn lựa khách hàng, chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng phù hợp với định hướng của TW và tình hình thực tế tại địa phương Việc thường xuyên theo dõi, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc tỉnh đối với các đơn vị trực thuộc đã giúp Chi nhánh thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh.

- Thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tập trung theo dõi đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ XLRR, thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro nên chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

- Chi nhánh đã thực hiện thành công các chương trình huy động vốn do

TW triển khai, ban hành lãi suất huy động hấp dẫn, thực hiện tặng quà khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, giao chỉ tiêu huy động đến từng CBCNV, phân giao nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc khách hàng đang có tiền gửi để huy động lại khi đến hạn cho từng giao dịch viên … do đó, mặc dù tiền gửi dân cư một số chi nhánh khác trong khu vực và toàn ngành giảm mạnh nhưng tiền gửi của dân cư của Chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 15,8%, tổng nguồn vốn tăng trưởng 10,9% so với năm 2008.

- Bên cạnh tiền gửi huy động dân cư, Chi nhánh cũng đã đẩy mạnh huy động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửiđẩy mạnh các đơn vị trả lương qua thẻ và phát hành thẻ ATM nên đã huy động được nguồn tiền gửi thanh toán khá lớn và tương đối ổn định Đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cao do chi phí thấp.

- Tổ chức cho các đơn vị bảo vệ kế hoạch tài chính hàng năm, căn cứ kế hoạch TW giao và tình hình thực tế tại đơn vị để phân giao và điều chỉnh kế hoạch tài chính đối với các đon vị trực thuộc.

- Nhằm đảm bảo tình hình tài chính, Chi nhánh đã chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng hợp lý, tập trung huy động nguồn vốn chi phí thấp như như tiền gửi của các TCKT, TCTD, TCXH và tiền gửi dân cư, tập trung thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để giảm tỷ lệ nợ xấu, đẩy mạnh phong trào thi đua tiết kiệm chi phí…

- Gắn chỉ tiêu huy động vốn, phát hành thẻ và sản phẩm dịch vụ, thu hồi nợ đến hạn và nợ XLRR vào công tác thi đua, có cơ chế khen thưởng xứng đáng đối với cá nhân và tập thể có thành tích cao nên đã tạo nên phong trào thi đua mạnh mẽ trong CBCNV Chi nhánh.

- Làm tốt công tác tuyển dụng lao động, lựa chọn những người có trình độ chuyên môn và năng lực công tác tốt vào làm việc, khuyến khích CBCNV tham gia các khoá đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn nghiệp vụ, tổ chức hội thi cán bộ nghiệp vụ giỏi, giao lưu học tập kinh nghiệm với các Cchi nhánh khác, bố trí phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của người lao động nên chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh luôn được nâng cao…

- Chi nhánh đã có kế hoạch triển khai dịch vụ thu tiền nước, cước phí sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông, tiền điện…để thu hút tiền gửi thanh toán.

- Xây dựng quầy giao dịch đối với khách hàng ưu tiên với chế độ phục vụ thoả đáng như khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi lớn, có doanh số giao dịch đa dạng dịch vụ ngân hàng… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh những thành công trên còn có một số tồn tại:

- Đắc nông là một tỉnh nghèo, kinh tế tập trung vào nông nghiệp, dân cư chủ yếu từ nơi khác đến lập nghiệp, làm ăn nhỏ lẻ dẫn đến nguồn vốn nhàn rỗi để huy động thiếu tính ổn định Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền gửi kho bạc, tổng nguồn vốn huy động chưa đáp ứng nhu cầu của Chi nhánh hiện nay.

- Tỷ trọng thu dịch vụ còn thấp, thu nhập chủ yếu vẫn là từ hoạt động tín dụng nhưng trong đó tỷ trọng tín dụng hộ nông dân lớn, doanh số mua bán ngoại tệ vẫn thấp và giảm xuống so với năm 2008.

Thực trạng và hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đak Nông

2.2.1 Các hình thức huy động vốn đang áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã áp dụng các hình thức huy động vốn chủ yếu sau đây:

Một là, Thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác

Bên cạnh tiền gửi của các doanh nghiệp, Chi nhánh NHNNo & PTNT đẩy mạnh thu hút tiền gửi thanh toán của hệ thống kho bạc Nhà nước trên địa bàn Khối lượng tiền gửi này bình quân dao động lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm Bên cạnh đó là tiền gửi của các tổ chức khác, như: các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ Trong mấy năm gần đây số lượng doanh nghiệp tư nhân được thành lập trên địa bàn tăng nhanh, nên số lượng tài khoản của doanh nghiệp, kèm theo đó số dư trên tài khoản của doanh nghiệp cũng tăng cao.

- Tiền gửi không kỳ hạn: Trong những năm qua tiền gửi không kỳ hạn tăng lên rõ rệt Do nhu cầu sử dụng dịch vụ trên tài khoản, như thẻ ATM, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác, dịch vụ chi trả lương qua ngân hàng,… nên số lượng tài khoản cá nhân tại các Chi nhánh cũng được cải thiện Đây là nguồn vốn rất quan trọng với lãi suất thấp để mở rộng cho vay đối với các NHTM.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Do tính chất của loại tiền gửi có kỳ hạn ổn định, đến một ngày nhất định mới phải trả lại cho khách hàng, điều này giúp cho ngân hàng nắm được số vốn trong các thời kỳ đã có kế hoạch cho vay không phải tồn quỹ cao để đề phòng sự rút vốn bất thường

Hai là, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của dân cư, là tiền gửi chờ mua bán xe ô tô, nhà đất, mở cơ sở kinh doanh,… mà người dân tạm thời gửi không kỳ hạn vào ngân hàng, khi cần thì rút hết ra, hay chi tiêu đến đâu thì rút tiền ra đến đó.

Ba là, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đây là hình thức huy động truyền thống phù hợp với đông đảo người dân Đồng thời để phù hợp với xu thế mới, NH cũng đa dạng nhiều kỳ hạn gửi tiền khác nhau, như: 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,… Hay tiết kiệm gửi góp; hoặc tiết kiệm rút gốc linh hoạt Khách hàng rút tiền khi nào, thì tính toán thực tế số ngày gửi để tính lãi suất thực tế phù hợp với kỳ hạn đó Hoặc tiết kiệm an sinh, gắn với lợi ích về bảo hiểm nhân thọ, đây là hình thức huy động vốn cạnh tranh có hiệu quả với hoạt động của Bảo hiểm nhân thọ đang phát triển mạnh trong những năm gần đây

Bốn là, Phát hành các loại giấy tờ có giá

Các loại giấy tờ có giá bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,

… Các loại giấy tờ có giá được phát hành chủ yếu huy động vốn có kỳ hạn trên 1 năm Đặc biệt có hiệu quả đối với việc huy động vốn trung dài hạn. Người mua các loại giấy tờ có giá đó không những được hưởng lãi suất cao, mà khi cần có thể thế chấp tại chính NH, hay NHTM khác để vay tiền cho nhu cầu của mình.

Nhìn chung, các hình thức được sử dụng khá linh hoạt góp phần tăng cường vốn huy động cho ngân hàng trong thời gian qua.

Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông năm 2008 - 2010 ĐVT : tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHNo Đắc Nông

Bảng 2 3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền của NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông năm 2008 - 2010 ĐVT: Tỷ đồng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHNo Đắc Nông

Bảng 2 4: Chi phí huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 tiềnSố trọnTỷ g tiềnSố trọnTỷ g Số tiền Tỷ trọng

2 Thu lãi tiền gửi tại

Doanh thu từ sử dụng vốn 225 100

Tổng chi phí huy động vốn 222 100

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHNo Đắc Nông

2.2.2 Hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông

2.2.2.1 Sự tăng trưởng quy mô vốn

Thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2009 chịu những tác động to lớn của cuộc khủng hoản tài chính tiền tệ cuối năm 2007 bắt nguồn từ Mỹ, khiến cho chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa để tạo lá chắn cho nền kinh tế trước cơn giông tố chính sách thắt chặt tài chính trong năm 2008 đã khiến các ngân hàng chao đảo phải đi tìm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình, đồng thời phải điều chỉnh chính sách cho vay, lãi suất, dự trữ bắt buột nhằm thích ứng với những thay đổi “đột ngột” từ phía ngân hàng nhà nước kiềm chế lạm phát và ngăn chặn tác động sấu của suy thoái kinh kế Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNN tỉnh Đak Nông nói riêng với những lợi thế về quy mô cũng như nguồn nhân lực đã vương lên và đạt được kết quả về số lượng vốn từ

Bảng 2.5 : Nguồn vốn huy động của ngân hàng NNo& PTNT tỉnh Đắc

Nông 2008 – 2010 Đơn vị tính : Tỷ đồng

Số tiền Số tiền Tăng so với 2008

Số tiền Tăng so với

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHN0 Đắc Nông)

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy, giá trị từ nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông có xu hướng ngày càng tăng và ổn định Năm 2008 huy động đạt 799,9 tỷ VND, tăng 131,5 tỷ VND so với cùng kỳ năm 2007 và tỷ lệ tăng 19,7%; năm 2009 nguồn vốn huy động đạt được 880,0 tỷ VND, tăng 80,1 tỷ VND, tỷ lệ tăng 10% Tính đến 31/12/2010 nguồn vốn huy động đạt 1.100 tỷ tăng so với năm 2009 là 220 tỷ và tỷ lệ tăng trương là 25% Sự tăng trưởng vốn huy động tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh tăng cường hoạt động tài trợ vốn cho nền kinh tế.

2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Ngoài việc đa dạng hóa các công cụ huy động vốn thì việc đa dạng hoác các kỳ hạn và lãi suất tương ứng cho mỗi loại tiền gởi là một cách huy động có hiệu quả của ngân hàng tinh Đak Nông mà không tốn quá nhiều chi phí.Ngân hàng NN&PTTNT tỉnh Đak Nông huy động tiết kiệm theo tháng quý năm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu gởi tiết kiệm của đông đảo khách hàng.Tuy vậy việc huy động vốn dài hạn của NHNN& PTNT tỉnh Đak Nông vẫn gặp khó khăn vì thu nhập của người đan còn thấp, mặt khác họ có su hướng muốn thu hồi nhanh các khoản vốn, đặc biệt là một tỉnh mới thành lập xu hướng một bộ phận dân cư muốn đầu tư hơn tiết kiệm mặc dầu vậy NHNN&PTNT tỉnh Đak Nông đã có những giải pháp phù hợp để huy động tiền gởi dân cư có hiệu quả Nó thể hiện qua các năm theo bang sau:

Biểu đồ 2.6: Vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi Đối với tiền gửi thanh toán, năm 2009 so với năm 2008 tỷ lệ giảm 2,8% là do Chi nhánh có sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi Do đó đã ảnh hưởng đến sự thu hút tiền vào ngân hàng Mặt khác năm 2009 chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn Tuy nhiên năm 2009 so với năm 2008 có giảm song Chi nhánh mở rộng việc phát triển tài khoản cá nhân và thanh toán qua ATM do đó đã thu hút một khối lượng lớn tiền gửi thanh toán. Đối với vốn huy động bằng phát hành giấy tờ có giá vẫn tăng lên qua các năm, cụ thể, năm 2008 so với năm 2007 mức tăng 14 tỷ VND và năm 2009 có mức tăng 24 tỷ VND và tỷ lệ tăng cao gấp 1,5 lần năm 2008

Như vậy vốn huy động theo tính chất tiền gửi của các NHTM nhìn chung có mức tăng dần qua các năm với tốc độ cao Đặc biệt năm 2009, tiền gửi dân cư tăng 20,3%, năm 2010 tăng 29,8% so với năm 2009

- Phân tích vốn huy động theo tính chất tiền gửi

Qua số liệu biểu 2.4 về cơ cấu nguồn vốn của NHN0&PTNT tỉnh Đắc

Nông trong một số năm gần đây có thể thấy rõ Chi nhánh đã bắt đầu có những sức thu hút mới đối với công chúng (Xem bảng 2.4 và biểu đồ 2.3).

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi 2008 - 2010 Đơn vị: tỷ đồng; %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của CN NHN0 Đắc Nông

Từ bảng 2.4 và biểu 2.3 cho thấy, vốn huy động qua các năm tăng khá cao Diễn biến tiền gửi tiết kiệm dân cư qua các năm từ 2008 đến

2010 như sau: Năm 2008 đạt 338,5 tỷ VND chiếm 45,4% trong tổng vốn huy động là 799,9 tỷ VND với mức tăng 16,8 tỷ VND so với năm 2007 và năm 2009 đạt 407,1 tỷ VND chiếm 46,2% trong tổng số 880,0 tỷ VND với mức tăng 69,4 tỷ VND Xét về tiềm năng thực tế cho thấy khả năng thâm nhập của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Đắc Nông vào dân cư để huy động vốn vẫn còn những hạn chế cần tháo gỡ Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tăng lên của những năm gần đây cho thấy sự cố gắng của Chi nhánh trong hoạt động nghiệp vụ này.

2.2.2.3 Chi phí huy động vốn

Quản lý chi phí cho các nguồn huy động là hoạt động quan trọng của mỗi ngân hàng vì mõi sự thay đổi về lãi suất cơ cấu nguồn vốn đều tác động trực tiếp đén chi phí đàu vào ngân hàng Chi phí huy động vốn gồm chi phí trả lãi, chi phí cho hoạt động tiếp thị trong đó chi về lãi suất là chủ yếu lãi suất ngân hàng đưa ra phải thỏa mãn các yêu cầu: đảm bảo lợi nhuận ngân hàng, cạnh tranh được với các ngân hàng khác đảm bảo được lợi ích hài hòa giữa khách hàng với ngân hàng.

Bảng 2.8 Chi phí huy động vốn của NHNN & PTNT tỉnh Đak Nông

2008-2010 Đơn vị tính: Ty VND

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

2 Thu lãi tiền gởi tại

Doanh thu từ sử dụng vốn

Tổng chi phí huy động vốn

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT tỉnh Đak Nông năm 2008 – 2010)

Năm 2009 chi phí trả lãi tiền gởi tăng cao so với năm 2008 là 12,7%.

Lý do của sự tăng cao bắt nguồn từ sự khan hiếm thanh khoản do những quy định về lãi suất của ngân hàng nhà nước trong việc bình ổn kinh tế. NHNN & PTNT tinh Đak Nông tăng cường thu hút them nguồn vốn phục vụ cho hoạt động ngân hàng Lãi suất huy động lien tục tăng cao, trong khi lãi suất cho vay phải chịu mức trần là 150% lãi suất cơ bản, đã làm tăng chi phí huy động vốn của NHNN & PTNT tính Đak Nông Năm 2010 chi phí trả lãi tiền gởi tăng so với năm 2009 là 7% chi phí trả lãi tiền gởi tăng ít hơn so với năm khoản thời gian 2008-2009 do nền kinh tế đã phục hồi sau khủng hoãn, NHNN & PTNT tỉnh Đak nông đã bám sát thị trường.

Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Đắc Nông

2.3.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Trong những năm qua huy động vốn của Chi nhánh đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng khai thác các hình thức huy động có chi phí thấp, tạo sự đa dạng các hình thức huy động và khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng Điều đó thể hiện qua những nội dung cụ thể sau:

Một là, Quản trị nguồn vốn trong nghiệp vụ tài sản nợ ngày càng có hiệu quả

Hai là, Bước đầu có chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ đối với các khoản tiền gửi.

Ba là, Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn từng bước được cải thiện.

Bốn là, Bước đầu các Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông chủ động hơn về vốn để cho vay.

Năm là, Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được nâng lên một bước. Sáu là, Góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.

Thứ hai: Từ kết quả đạt được trong công tác huy động vốn góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắc Nông

Thứ nhất, Nguồn vốn huy động tăng nhanh là tiền đề để mở rộng tín dụng ngân hàng, đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

Thứ hai, Nguồn vốn huy động tăng nhanh, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng tích cực tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm của thành phố.

Thứ ba, Việc đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát triển tài khoản cá nhân và tài khoản của doanh nghiệp, đến lượt nó thúc đẩy sự phát triển bùng nổ thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng trên địa bàn

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Những phân tích, đánh giá trên cho thấy huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông đã có những kết quả tích cực cần được ghi nhận Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn những vấn đề đặt ra cần được xem xét Có thể xác định những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là: Chưa khai thác tối ưu tiềm năng vốn của xã hội trên địa bàn

Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì hiện nay một tỷ lệ khá vốn nhàn rỗi trong xã hội người dân vẫn cất trữ trong nhà, trong gia đình và sử dụng thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến Sở dĩ như vậy trong đó có một phần do hạn chế các hình thức huy động vốn của các NHTM còn đơn điệu chưa thực sự thu hút đối với công chúng Vấn đề đặt ra là các NHTM cần tăng cường khả năng khai thác triệt để hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mà khỏi phải trông chờ vốn điều chuyển theo hệ thống là nguồn vốn phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch điều chuyển, lãi suất thường cao.

Một phần yếu kém trong huy động vốn là phát triển dịch vụ thiếu đồng bộ và đơn điệu Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chủng loại chưa đa dạng, chưa có nhiều loại dịch vụ mới, chất lượng dịch vụ chưa cao Nhìn chung dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng Hệ thống nghiệp vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn nặng về các nghiệp vụ dịch vụ truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới được đưa vào sử dụng chưa được ngân hàng thực sự quan tâm Số lượng máy ATM còn ít, các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, tập quán người dân sử dụng phương tiện chủ yếu là tiền mặt, nên đối tượng chủ yếu chỉ là cán bộ công nhân viên chức và một số khách hàng truyền thống của các NH trên địa bàn.

Hai là: Cơ cấu vốn huy động chưa hợp lý hạn chế hiệu quả huy động vốn

Tỷ lệ cơ cấu huy động của Chi nhánh vẫn chưa hợp lý Tỷ trọng vốn huy động có lãi suất thấp, tiền gửi thanh toán, tiền gửi trên tài khoản sử dụng thẻ còn thấp Tất nhiên nguồn vốn này có hạn chế là không ổn định, tỷ lệ sử dụng vốn không cao, nhưng đây là xu hướng chung trên thế giới và ở Việt Nam, là nguồn vốn có lãi suất thấp Tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn cũng chưa cao, chủ yếu là vốn huy động từ 12 tháng trở xuống Chi nhánh vẫn sử dụng khoảng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Do đó vấn đề đặt ra là cần có chiến lược để có một cơ cấu vốn huy động hợp lý.

Ba là: Tính linh hoạt trong lãi suất tiền gửi và tiền vay

Trong thực tế hiện nay đa phần khách hàng quan hệ với ngân hàng đều có tiền vay và tiền gửi Do vậy khi sử dụng lãi suất cho vay thả nổi Khi có điều chỉnh lãi suất cho vay tăng thêm nhưng không điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo một biên độ tương ứng làm cho khách hàng thiệt thòi thiếu mặn mà với ngân hàng từ đó có hạn chế đến số lượng và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đó là hạn chế mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông cần khắc phục.

Bốn là: Chưa đảm bảo sự cân đối vững chắcgiữa huy động vốn với sử dụng vốn

Nhìn vào các bảng trên ta thấy trong nhiều thời kỳ, nguồn vốn huy động hoặc là dư thừa, hoặc chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, đặc biệt giữa nguồn vốn dài hạn với nhu cầu cho vay dài hạn

2.3.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu

Một là: Sản phẩm, cạnh tranh giữa chi nhánh ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn còn đơn điệu hạn chế hiệu quả huy động vốn

Cạnh tranh huy động vốn giữa các NHTM trên địa bàn vẫn mang tính chất truyền thống, tức là chủ yếu bằng hình thức tăng lãi suất, tức tăng “giá mua vốn”, chưa phải bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích của dịch vụ, chưa phải bằng nghệ thuật marketing mang tính chất chuyên nghiệp.

Thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng để đa dạng hóa nghiệp vụ, đưa ra một số sản phẩm mới, nhưng nhìn chung mới chỉ đạt được các thành tựu bước đầu rất khiêm tốn so với một NHTM đa năng trong nền kinh tế thị trường, nơi mà nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của dân cư ngày càng đa dạng

Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp để giải quyết rốt ráo những vấn đề còn hạn chế nêu trên nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Hai là: Thủ tục huy động vốn và cho vay của ngân hàng còn rườm rà

Quy trình thủ tục là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng vì nó liên quan đến thời gian giao dịch và cảm nhận của khách hàng về chất lượng phục vụ của ngân hàng Các NH nói chung và Chi nhánh nói riêng đã có cố gắng rất nhiều để cải tiến quy trình, đưa ra dịch vụ giao dịch một cửa, đơn giản hóa thủ tục tiết kiệm… nhưng quy trình và thủ tục vẫn còn chưa được chuẩn hóa và có sự thay đổi giữa các chi nhánh và giữa các NHTM Quy trình hiện nay được thiết kế theo sự tiện lợi của ngân hàng hơn là của khách hàng. Một số quy trình được sự hỗ trợ của công nghệ cho phép rút ngắn giảm thiểu thủ tục không cần thiết nhưng lại vướng mắc phải văn bản, chế độ không được phép làm giao dịch khác chi nhánh, thay đổi thông tin khách hàng Một khi thủ tục còn rườm rà, làm phiền khách hàng thì điều tất yếu sẽ tạo ra sự cản trở đối với họat động ngân hàng và công tác huy động vốn.

Ba là: Nguồn nhân lực chưa theo kịp với thực tiễn

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Định hướng huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Đắc Nông

- Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trường nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn định và phát triển thị phần khu vực đô thị

- Tiếp tục lựa chọn ưu tiên số một đối với khách hàng hộ sản xuất, kinh tế trang trại, tiếp đến doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với doanh nghiệp lớn có sự cân nhắc thận trọng, lựa chọn những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thuộc các ngành nghề, lĩnh vực có thể phát triển tốt, nhất là ngành, nghề mũi nhọn, thế mạnh của địa phương.

- Phát triển đủ các sản phẩm dịch vụ mới do NHNo &PTNT VN triển khai phù hợp với điều kiện môi trường khu vực Tây Nguyên

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại

- Phát triển nguồn nhân lực vững vàng kiến thức và kinh nghiệm công tác, đủ sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Chỉ đạo kinh doanh phát triển theo hướng: Tăng trưởng mạnh vốn tự huy động tại địa phương, chú trọng nguồn vốn có tính bền vững, ổn định cao,đồng thời tận dụng khai thác các nguồn vốn lớn, lãi suất thấp Tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng quản lý và luôn bám sát mục tiêu an toàn - hiệu quả - bền vững Từng bước mở rộng kinh doanh đa năng một cách vững chắc, an toàn, hiệu quả, phù hợp với đặc thù kinh tế Tây Nguyên và theo yêu cầu chỉ đạo của NHNo &PTNT VN trong quá trình thực hiện Đề án cơ cấu lại ngân hàng Tập trung nâng cao năng lực tài chính bền vững, tăng thu nhập cho người lao động.

3.1.2 Định hướng huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông.

Tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng an toàn và bền vững là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tái cơ cấu toàn bộ ngân hàng để đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng đa chức năng hàng đầu Trên cơ sở chiến lược dài hạn, tình hình thị trường và khả năng của Ngân hàng, định hướng hoạt động huy động vốn trong năm các năm tới như sau:

Một là, đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư

Triển khai các chương trình hành động để tăng thu hút vốn từ dân cư bởi đây là một nguồn vốn ổn định để phát triển các hoạt động của Ngân hàng Các đối tượng dân cư mục tiêu là người cao tuổi và các cá nhân có thu nhập khá tại các đô thị Để thực hiện huy động tốt từ dân cư, phải tiến hành nâng cao hình ảnh, thương hiệu từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của người gửi tiền, tạo ra những sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Thực hiện các các chương trình khuyến mãi phù hợp để thu hút vốn và nâng cao hình ảnh của Ngân hàng. Đẩy nhanh quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động để gia tăng mức độ hiện diện và tiếp cận khách hàng Thực hiện chăm sóc khách hàng để tạo ra số lượng lớn khách hàng trung thành với Ngân hàng.

Hai là, tăng cường huy động vốn từ doanh nghiệp

Nguồn vốn từ doanh nghiệp có ưu điểm là chi phí thấp nên mang lại hiệu quả kinh doanh r6at cao Ngân hàng phải tập trung tìm kiếm các nhu cầu của doanh nghiệp, từ dó đưa ra những sản phẩm phù hợp cùng các dịch vụ tiện ich để thỏa mãn tối đa nhu cầu đó tốt hơn so với các ngân hàng cạnh tranh.

Khai thác tối đa tiềm năng của khách hàng thông qua dịch vụ bán chéo sản phẩm, bộ phận huy động vốn phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận cho vay, thanh toán … để tìm kiếm cơ hội bán chéo sản phẩm.

Các đối tượng khách hàng doanh nghiệp cần chú trọng tới là các định chế tài chính (không phải ngân hàng), các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bộ phận quan hệ khách hàng phải thiết lập được mạng lưới khách hàng doanh nghiệp rộng và có các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt để tạo ra mối quan hệ bbền vững giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.

Ba là, giảm phụ thuộc vốn vào vốn điều hòa trong hệ thống Khi vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp tăng, Ngân hàng có thể hạn chế sự phụ thuộc vào vốn điều hòa xuống mức thấp, từ đó sẻ không còn bị động trong nguồn vốn Tuy nhiên vốn điều hòa vẫn rất cần thiết đối với Ngân hàng trong các trường hợp thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn, và các cơ hội kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.

Bốn là, phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn

Bộ phận phát triển sản phẩm phải tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác… Các sản phẩm phải khác biệt, hướng vào từng nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt và mang đặc trưng riêng của Ngân hàng nông nghiệp Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú sẻ góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Ngân hàng trên thị trường.

Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thông qua đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nhân viên bộ phận huy động vốn Xây dựng bộ quy chuẩn chất lượng để áp dụng cho toàn thể nhân viên giao dịch nhằm có cơ sở đánh giá công bằng và minh bạch kết quả công việc của từng bộ phận nhân viên Tập trung tuyển dụng các ứng viên có năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của Ngân hàng, đặc biệt là có cơ chế ưu đãi thu hút nhân tài gắn bó và cống hiến cho Ngân hàng.

Sáu là, tăng cường mở rộng mạng lưới

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo &

3.2.1 Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với môi trường và điều kiện của Ngân Hàng

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới cùng với những hợp tác song phương, đa phương khác đặt nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng trong bối cảnh mới, đặc biệt là môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Các NHTM muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao sức cạnh tranh bằng thiết lập một chiến lược huy động vốn năng động và hiệu quả Nội dung của chiến lược này phải thể hiện:

Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của NHN0&PTNT Việc nghiên cứu phải thường xuyên trên cơ sở so sánh: sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng … với các đối thủ gần gũi (các ngân hàng cùng địa bàn) Với cách này có thể xác định được các lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, ngân hàng cần tập trung vào một số nội dung: Xác định đối thủ; chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ;xây dựng được hệ thống nắm bắt đối thủ.

Thứ hai, xác lập nội dung của chiến lược cạnh tranh Đây là nội dung chính nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng, bao gồm một số vấn đề cơ bản sau đây:

+ Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Nó được tạo bởi hình ảnh bên trong của NHTM đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi, tiền vay … và hình ảnh bên ngoài của ngân hàng đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng … đã trở thành tài sản vô hình của NHTM.

+ Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Một con người hay một ngân hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa người này với người khác, ngân hàng này với ngân hàng khác Hoạt động của NHN0&PTNTVN cũng phải tạo ra những đặc điểm – hình ảnh của mình, cái mà ngân hàng mình có ngân hàng khác không có Như vậy, marketing của ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàng mình Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường, lãi suất, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuếch trương, giao tiếp.

Tổng hợp sự khác biệt của hoạt động kinh doanh NHTM đã tạo ra sự chú ý, kích thích, hấp dẫn đối với khách hàng trong và ngoài nước Do vậy nó chẳng những có tác dụng duy trì củng cố khách hàng cũ mà còn mở rộng thu hút khách hàng mới, yếu tố quyết định của chiến lược cạnh tranh trong các ngân hàng ngày nay.

Xây dựng một chiến lược huy động vốn trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường mới sẽ giúp cho ngân hàng tăng cường năng lực trong cạnh tranh huy động vốn và góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

3.2.2 Triển khai và hoàn thiện các hình thức huy động vốn mới

Huy động vốn là loại hình dịch vụ quan trọng và phổ biến nhất trong các hoạt động bán lẻ của các ngân hàng hiện nay Xét về tâm lý, có những khách hàng rất nhạy cảm về giá (lãi suất) nhưng cũng có những khách hàng lại đánh giá sự tiện lợi và chất lượng phục vụ Với môi trường như vậy các NHTM cần chú trọng triển khai các hình thức huy động vốn mới, cụ thể như sau:

Một là, Đối với nhóm sản phẩm tiết kiệm cá nhân đưa thêm một số hình thức mới như:

- Tiết kiệm cho tương lai (tiết kiệm tích lũy):

Là hình thức áp dụng cho các khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định trích một phần từ thu nhập để gửi vào tài khoản hàng tháng hoặc hàng quý Số tiền tích lũy sẽ được dùng cho mục đích cụ thể trong tương lai như mua nhà, chi phí cho học tập Phía ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất phù hợp với các kỳ hạn nộp tiền, kỳ hạn thanh toán Hình thức này khá phù hợp với số đông người dân Việt Nam bởi họ luôn có tâm lý dự trữ khoản tiền để chi tiêu cho kì vọng trong tương lai

- Hình thức gửi một lần, rút nhiều lần:

Công chúng không phải lúc nào cũng biết được mình sẽ phải chi phí bất thường cho một công chuyện nào đó Do vậy họ rất băn khoăn khi chọn lựa hình thức gửi tiền sao cho có lợi nhất đối với họ Khi họ gửi tiền họ vẫn mong muốn rằng khi cần có thể rút một phần mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của họ mà cụ thể là lãi suất được hưởng Bởi vậy gửi tiền một lần, rút tiền nhiều lần là hình thức phù hợp cuốn hút công chúng Hình thức dịch vụ này có tính thanh khoản cao, ngân hàng quản lý tài chính cho khách hàng phải kế hoạch hóa được nhu cầu của mình một cách chính xác Đối tượng có khả năng sử dụng dịch vụ này là những gia đình có kế hoạch thi công nhà cửa, những học sinh, sinh viên học tập xa nhà có nhu cầu chi phí hàng tháng đều đặn.

Với hình thức này ngân hàng luôn có một khoản vốn do số tiền còn dư của khách hàng trong ngân hàng Nguồn vốn này có giá huy động rẻ và thường xuyên.

- Gửi tiết kiệm tự động chuyển lãi vào tài khoản cá nhân:

Sản phẩm này sẽ được sử dụng cho những khách hàng gửi tiết kiệm để lấy lãi định kỳ ra chi tiêu và họ có thẻ Connect 24 để rút tiền từ tài khoản cá nhân Hình thức này cho phép khách hàng không phải đến chờ đợi giao dịch tại quầy mà chủ động rút lãi theo nhu cầu chi tiêu của mình Số dư thường xuyên trong tài khoản khách hàng chính là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.

- Tiết kiệm kết hợp với nhân thọ: Đây được coi là sản phẩm lai tạp giữa bảo hiểm và ngân hàng Nó rất thích ứng với tâm lý người Việt Nam vì nó cung cấp cho người dân một dịch vụ quản lý nguồn tích lũy của cá nhân để đảm bảo nguồn sống khi về già hoặc mất khả năng lao động mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ thủ tục như bảo hiểm Cung cấp loại hình sản phẩm này, các NHTM sẽ khai thác được ưu thế về thu nhận và quản lý một nguồn tiền ổn định, liên tục và lâu dài, tăng cơ cấu vốn trung dài hạn. Đây là hình thức phù hợp với điều kiện Việt Nam Nhờ vào hình thức này ngân hàng cũng luôn có một nguồn vốn huy động được với giá rẻ, tăng cường vốn huy động cho ngân hàng.

Hai là, Khuyến khích mở tài khoản cá nhân

Sản phẩm tài khoản cá nhân tuy không được coi là nguồn vốn trung, dài hạn nhưng lại có một ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động ngân hàng vì đây là nguồn vốn tăng trưởng ổn định với giá vốn rẻ Các NHN0 nên phát triển và đa dạng hóa sản phẩm này thành một nhóm các sản phẩm với những tiện ích khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ba là, Tài khoản thấu chi

Cho phép khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng và trả lãi cho số tiền chi vượt đó Khách hàng sẽ được cấp một hạn mức thấu chi trong tổng giới hạn tín dụng của khách hàng đó đối với ngân hàng Ưu thế của sản phẩm này là khách hàng chủ động sử dụng vốn một cách linh hoạt chỉ với một tài khoản duy nhất tại ngân hàng mà không phải làm các thủ tục vay nợ, điều kiện sử dụng dịch vụ đơn giản, thuận tiện.

Bốn là, Tài khoản đầu tư tự động

Kiến nghị điều kiện để thực hiện các giải pháp

3.3.1 Đối với ngân hàng nhà nước

- Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tiến tới xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các trung gian tài chính Việt Nam và Hoa Kỳ Cụ thể là: Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng Không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng Không hạn chế tổng số các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được tạm giữ.

- Sửa đổi cơ bản quy chế quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai, kiểm soát có lựa chọn các giao dịch tài khoản vốn, làm cho đồng tiền Việt Nam được tự do chuyển đổi; loại bỏ dần những hạn chế về mua bán ngoại tệ, về mở tài khoản thanh toán ngoại tệ ở nước ngoài cũng như sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm nội địa.

- Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền với lạm phát vừa phải ; không chạy đua tăng trưởng bong bóng tăng trưởng chi phí mà nghiêng theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế phát triển nhằm nâng cao cuộc sống của người dân

- Phối hợp với các cơ quan, bộ ngành để yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân tại các NHTM

- Xây dựng đề án cải cách thanh tra, giám sát phù hợp với chuẩn mực quốc tế (Basel 1) về tổ chức bộ máy, nghiệp vụ, cơ chế điều hành và cán bộ nhằm nâng cao năng lực thanh tra giám sát của NHNN đối với hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập trên mạng Internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.

- Sớm có văn bản pháp quy hướng dẫn các NHTM Việt Nam thực hiện chế độ kế toán theo thông lệ quốc tế (IAS).

- Có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng Phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế trợ giúp đào tạo kỹ thuật cho các NHTM Việt Nam.

- Tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ từ các nước và tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ liên quan của NHNN và một số NHTM.

- Phối hợp với các học viện, trường đại học, các TCTD trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tài chính ngân hàng

3.3.2 Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Nông

- Chỉ đạo các đơn vị ngành cung cấp dịch vụ như công ty cấp nước, bưu điện, điện lực … phối hợp với các NHTM thực hiện thanh toán các khoản tiền dịch vụ qua ngân hàng Khuyến khích các đơn vị, tổ chức kinh tế chi lương, thanh toán qua thẻ qua hệ thống ngân hàng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đối với các tổ chức xã hội hưởng lương ngân sách.

- Hỗ trợ các NHTM trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu hội nhập thông qua các chương trình đào tạo ngoại ngữ, thạc sĩ,tiến sĩ ở nước ngoài Hỗ trợ các NHTM trong việc tiếp nhận các nguồn vốn từ nước ngoài vào để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.

- Có sự chỉ đạo để các ban ngành có sự phối hợp đầu tư và huy động vốn cho các NHTM cũng như trong việc xử lý nợ, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng… giúp các NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

- Giao cho một đơn vị đầu mối nghiên cứu xây dựng đề án phát triển dịch vụ tài chính giai đoạn 2010 – 2015 Bởi vì dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng phát triển song song, hỗ trợ cho nhau Theo đó đẩy mạnh và phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tín phiếu, thị trường trái phiếu tạo thành một kênh vốn trung dài hạn ổn định của tỉnh Đặc biệt phát triển thị trường chứng khoán theo hướng hoạt động mạnh không chỉ dựa vào các công ty cổ phần tham gia niêm yết chứng khoán mà còn phụ thuộc vào số lượng các giao dịch trên thị trường chứng khoán Cụ thể là phải có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế khác nhau trên thị trường chứng khoán Xã hội hóa các hoạt động giao dịch chứng khoán đòi hỏi việc bồi dưỡng và nâng cao sự hiểu biết của tất cả mọi thành viên trong xã hội về hoạt động chứng khoán.

Từ đó nâng dần tỷ lệ các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán trong tương lai.

- Mở rộng tuyên truyền làm cho các doanh nghiệp am hiểu hơn về giao dịch chứng khoán và vận động một số công ty cổ phần có năng lực về tài chính tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán để đa dạng hóa nhằm làm cho thị trường hoạt động sinh động hơn Đồng thời cũng tạo điều kiện cho quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố tăng thêm năng lực tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm góp phần tích cực cho việc thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế mang tính động lực của địa phương.

- Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả.

3.3.3.Đối với NHNo & PTNT Việt Nam

- Tạo điều kiện cho chi nhánh loại 1 và loại 2 chủ động hơn trong việc điều hành lãi suất đây là một mấu chốt quan trọng để huy động đạt được số lượng hiệu quả nhất Vì thực trạng hiện nay trên đại bàn Đăk Nông bắt đầu có cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Đăk Nông luôn có sự diều chỉnh lãi suất tăng đặc biệt trong thời gian gần đây Trong lúc đó ngân hàng NHNo Đăk Nông là chi nhánh loại 2 không được chủ động điều chỉnh lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác mà phải chờ chỉ đạo lãi suất của ngân hàng nông nghiệp việt nam khi đó mới thực hiện dẫn đến bị động không cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác dẫn đế hiệu quả huy động bị hạn chế.

- Đối với công tác tổ chức

Ngân hàng nông nghiệp việt nam nên phân quyền cho chi nhánh loại 1 và loại 2 được phép ra quyết định thành lập phòng giao dịch trực thuộc Vì như hiện nay muốn thành lập một phòng giao dịch vùng sâu vàng xa từ luc lập dự án đến lúc hội đồng quản trị ra được quyết đinh thành lập thường mất một năm do vậy làm mất cơ hội của ngân hàng cơ sở trong việc mở rộng mạng lưới khó để khắc phục hạn chế thứ 8 đã nêu ở trên.

Ngày đăng: 29/06/2023, 17:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2001
2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thươngmại
Tác giả: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội
Năm: 2007
3. TS. Nguyễn Ngọc Hùng (2007), Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Tài chính , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
4. GS.TS. Trần Minh Đạo (2007), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Ngân hàng
Tác giả: GS.TS. Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2007
5. Frederik S Mishkin (2003), tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
6. David Cox (2003), NGhiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
7. PGS.TS. Nguyễn văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng , NXB Tài chính, Hà Nội Khác
8. Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Đắc Nông (2008,2009,2010), Báo cáo kết quả kinh doanh Khác
9. Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Đắc Nông (2008,2009,2010), Báo cáo thường niên Khác
10.Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Đắc Nông (2008,2009,2010), Chiến lược kinh doanh VIB 2011-2015 Khác
11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Hà Nội Khác
12.Quốc Hội (2004), Luật các TCTD số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. : Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT tỉnh - Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT tỉnh (Trang 54)
Bảng 2. 3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền của NHNo&PTNT - Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông
Bảng 2. 3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền của NHNo&PTNT (Trang 55)
Bảng  2. 4: Chi phí huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông - Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông
ng 2. 4: Chi phí huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông (Trang 55)
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi 2008 - 2010 - Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi 2008 - 2010 (Trang 59)
Bảng 2.8. Chi phí huy động vốn của NHNN & PTNT tỉnh Đak Nông - Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông
Bảng 2.8. Chi phí huy động vốn của NHNN & PTNT tỉnh Đak Nông (Trang 60)
Bảng 2.9. Tình hình sử dụng vốn của NHNN & PTNT tỉnh Đak Nông  2008-2010 - Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông
Bảng 2.9. Tình hình sử dụng vốn của NHNN & PTNT tỉnh Đak Nông 2008-2010 (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w