Vì vậy, tiểu luận sẽ xem xét ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh nhằm phát huy những thuận lợi và khắc phục phần nào những khó khăn do nó tạo ra với ti
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mọi hoạt động kinh tế- xã hội (KT-XH) đều có quan hệ mật thiết với môitrường không khí Các điều kiện và tài nguyên khí hạu là thành phần quan trọngcủa hệ sinh thái và là cơ sở quyết định cho sự phát triển KT-XH mỗi khu vực Việckhai thác và sử dụng hợp lý dạng tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong sựphát triển bền vững của mỗi địa phương Trong các ngành kinh tế, thì du lịch cùngvới nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của các đặc điểm và tài nguyên khíhậu
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc nhưng lại làmột trong những tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Sự phát triển đột phácủa Quảng Ninh trong những năm qua dựa trên hai thế mạnh là công nghiệp khaithác than và du lịch Trong đó, du lịch “ngành công nghiệp không khói” sẽ làhướng phát triển bền vững của tỉnh Sự phát triển của du lịch chịu sự chi phối củanhiều điều kiện, trong đó khí hậu có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành
Vì vậy, tiểu luận sẽ xem xét ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đến hoạt động
du lịch tỉnh Quảng Ninh nhằm phát huy những thuận lợi và khắc phục phần nào
những khó khăn do nó tạo ra với tiêu đề: “Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh”.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
- Phân tích các đặc điểm của tài nguyên khí hậu Quảng Ninh
- Đưa ra những ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đối với hoạt động du lịch
và một số giải pháp
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Trang 2- Vận dụng các kiến thức trong học phần “ Tài nguyên khí hậu” để giải quyếtnhững nội dung của tiểu luận.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về tài nguyên khí hậu
1.1.1 Khái niệm về tài nguyên
Trong thiên nhiên tồn tại các thành phần khác nhau như địa hình, đất đá, khíhậu, nước, sinh vật…Tổng lượng của các thành phần đó trong môi trường đã được
khai thác hoặc chưa khai thác gọi là điều kiện tự nhiên.
Một phần của các khối dự trữ đó có thể sử dụng trong những điều kiện xã
hội, kinh tế và công nghệ nhất định gọi là tài nguyên Như vậy, tài nguyên là những
dạng thức có sẵn để cung cấp cho nhu cầu kinh tế- xã hội (KT-XH) của con người.[3]
Tài nguyên thiên nhiên có thể đã được sử dụng hoặc chưa sử dụng nhưngđều có thể sử dụng được
1.1.2 Tài nguyên khí hậu
Khí hậu là một thành phần tự nhiên quan trọng Tài nguyên khí hậu là nguồnlợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… của một vùng nào đó mà có thể khai thácnhằm thúc đảy sự sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặcphục vụ những mục đích phát triển của các ngành KT-XH [3]
1.2 Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “tuor”, nghĩa là đi vòng quanh,cuộc dạo chơi Du lịch gắn với nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sứckhoẻ và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với
sự chuyển dịch của họ
Trang 3Theo tổ chức WTO năm 1994 thì du lịch được định nghĩa: “là một tập hợpcác hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việcdi chuyển tạm thời của conngười khỏi nơi ở thường xuyên nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, dưỡng sức…
và nhìn chung vì những lý do không để kiếm sống [6]
1.3 Mối quan hệ giữa tài nguyên khí hậu và hoạt động du lịch
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớnđến du lịch Ảnh hưởng của nó đến du lịch được đánh giá thông qua khí hậu sinhhọc với chỉ tiêu chính là nhiệt độ, độ ẩm không khí và một số chỉ tiêu khác như gió,lượng mưa, số giờ nắng, áp suất khí quyển…[6]
Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho con người có sức khoẻ dồi dào, tinhthần thoải mái và hiệu quả làm việc cao thì rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng,tham quan, giải trí cuối tuần… Khí hậu điều hoà, ít thiên tai, bao lũ sẽ không gâytrở ngại cho việc tổ chức các hoạt động du lịch cũng như gây thiệt hại đối với cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch Những nơi có khí hậu điều hoà thường được du khách ưathích Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách du lịch thường tránh những nơi quálạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô
Mặt khác, sự phân hoá mùa của khí hậu còn quyết định mùa vụ du lịch
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và KT-XH tỉnh Quảng Ninh
1.4.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam Tỉnh đượcxác định bởi toạ độ địa lý 20040’B- 21044’B và 106025’Đ- 108025’Đ Phía Bắc giápTrung Quốc, phía Tây giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; nam giáp Hải Dương, HảiPhòng; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ Tổng chiều dài ranh giới khoảng 550 km,trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài 92 km và đường bờ biển là 250 km
Diện tích toàn tỉnh là 5.938 km2, trong đó đất liền chiếm 85%, còn hải đảochiếm 15% Quảng Ninh là một tỉnh dài và hẹp như vòng cung quay bề lõm về phía
Trang 4biển Từ Đông sang Tây nơi dài nhất tới 300 km, từ Bắc xuống Nam nơi rộng nhấtchỉ khoảng 50 km.
Hình 1: Lược đồ tỉnh Quảng Ninh
Đặc trưng về tự nhiên chia Quảng Ninh thành 2 miền: miền Đông và miềnTây với 14 đơn vị hành chính
1.4.2 Điều kiện tự nhiên
* Địa hình- địa mạo: Quảng Ninh là tỉnh miền núi, song có sự đa dạng về địahình gồm cả đồi núi xen kẽ đồng bằng và vùng duyên hải phía Đông Các dãy núilớn , hầu hết ở độ cao dưới 1.000m thuộc cánh cung Đông Triều, chạy theo hướngĐông Bắc- Tây Nam song song với đường bờ biển Tiếp theo dải đồi núi là vùngđồi thấp, là những đồi bát úp, đỉnh tròn mềm mại Đồng bằng nhỏ, hẹp chiếmkhoảng 10% diện tích toàn tỉnh gồm đồng bằng ven biển miền Đông và đồng bằngphù sa sông Thái Bình ở miền Tây [7]
Trang 5Ngoài vùng biển là trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ kéo dài thành hình vòng cungsong song với bờ biển, trong đó các đảo đá vôi với nhiều hang động đẹp rất hấp dẫnkhách du lịch tập trung ở khu vực Hạ Long và Bái Tử Long.
* Sông ngòi: Sông ngòi Quảng Ninh mang đặc điểm chung của sông ngòiduyên hải ngắn, dốc Cả tỉnh có tới gần 30 con sông suối dài trên 10 km, mật độlưới sông khá dày, trung bình 1- 1,9 km/km2
* Biển và tài nguyên biển: Biển Quảng Ninh có diện tích gần 6 vạn km2 vớinhiều tiềm năng cho phát triển KT- XH, đặc biệt là du lịch Cảnh quan của các vịnhvới hệ thống đảo đá và hang động trở thành kỳ quan Thiên nhiên của thế giới đãđược UNESSCO công nhận là lợi thế du lịch độc nhất vô nhị Cảnh đẹp cùng nhiềuloại hải sản của vùng nhiệt đới có giá trị thu hút khách du lịch
1.4.3 Điều kiện KT-XH
* Sự tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế: Tỉnh đã tập trung ưu tiên pháttriển công nghiệp và du lịch ở những khu vực trọng điểm như thành phố Hạ Long,Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí… Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mứctrung bình cả nước và ổn định Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996-
2000 là 9,6% [7]
Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm qua có sự chuyển dịchmạnh mẽ, phù hợp với lợi thế của tỉnh Tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp giảm, từnăm 2000 đến 2005 tương ứng là 8,6% xuống còn 5,2% Tỷ trọng du lịch- dịch vụcũng giảm từ 45,9% còn 40,3 % Cùng thời kỳ công nghiêp- xây dựng tăng từ45,3% lên 51% [7]
Sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh còn rất nhiều triển vọng của một tỉnhtrong vùng kinh tế trọng điểm
* Cơ sở hạ tầng: Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thôngquan trọng từ Hạ Long đi Móng Cái Đã xây dựng các công trình quan trọng như
Trang 6cầu Bãi Cháy, cảng Cái Lân, cầu Tài Xá…Hoàn thành dự án cấp thoát nước ởthành phố Hạ Long Mở rộng mạng lưới điện.
* Văn hoá- giáo dục và quản lý bảo vệ môi trường: Văn hoá- giáo dục đượcnâng cao đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của người dân Tăng cường quản lý bảo
vệ tài nguyên môi trường, nhất là các dự án bảo vệ vịnh Hạ Long
Như vây, Quảng Ninh là vùng đất có nguồn tài nguyên rất đa dạng, đặc biệt
là phát triển du lịch Kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó dulịch được xác định là ngành chủ lực
Trang 7CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở QUẢNG NINH 2.1 Các nhân tố hình thành khí hậu của tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Bức xạ Mặt Trời
Do nằm trong khu vực nội chí tuyến (giữa chí tuyến Bắc và xích đạo) nênluôn được Mặt Trời chiếu sáng quanh năm với độ cao lớn.Vì thế, bức xạ tổng cộngcũng lớn, trung bình năm trên 200 kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 10 kcal/cm2 [5]
Thực tế bức xạ tổng cộng giảm đi do lượng mây lớn (có tháng chiếm 90% bầu trời) Bức xạt tổng cộng chỉ khoảng 50% bức xạ lý tưởng Cán cân bức xạluôn dương, khoảng 60- 70 kcal/cm2 [5]
80-Đồng thời, do có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với khoảng cách nhỏ (chỉvài ngày) nên khí hậuchỉ có một cực đại và một cực tiểu
Bức xạ Mặt Trời là yếu tố quan trọng hình thành khí hậu, quyết định số giờnắng, chế độ nhiệt, nên là động lực cho các quá trình và hiện tượng trong khí quyểncũng như các nhân tố hình thành khí hậu khác
2.1.2 Hoàn lưu khí quyển
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi giao tranh mạnh mẽ của hai hệ thốnghoàn lưu có qui mô lớn là hoàn lưu tín phong và hoàn lưu gió mùa châu Á Sự giaotranh làm biến tính khá mạnh bản chất “nhiệt đới” ở đây
Tín phong là hoàn lưu thường xuyên ở vùng nội chí tuyến, nhưng ở ViệtNam thì gió này không liên tục vì bị gió mùa lấn át Tín phong thổi theo hướng
Trang 8Đông Bắc nên mang nhiều hơi nước và khá nóng Vì vậy, nó không ổn định, hay bịnhiễu động, đôi khi gây thời tiết xấu.
Hoàn lưu gió mùa châu Á là một trong những chế độ gió mùa đặc sắc nhấthành tinh, được hình thành chủ yếu bởi sự tương phản về nhiệt độ giữa lục địa châu
Á rộng lớn với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; giữa hai bán cầu trong cùngmột mùa [4]
- Gió mùa mùa đông gồm gió mùa cực đới của vùng đông bắc tràn xuống vàgió mùa có tính nhiệt đới (sự phát triển của tín phong) của vùng Đông Nam Á
- Gió mùa mùa hè có thể là gió mùa Tây Nam Á (từ Ấn Độ Dương tàn sang)
và tín phong Nam Bán Cầu thổi lên theo hướng Đông Nam Quảng Ninh khôngchịu tác dụng của gió mùa Tây Nam
Hai loại gió mùa này đã tạo nên hai mùa tương phản: mùa đông và mùa hècho miền Bắc Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh Gió mùa mùa đông đã tạo nênmột mùa đông lạnh với hai loại thời tiết: lạnh khô vào đầu mùa do khối không khícực đới lục địa và lạnh ẩm vào cuối mùa do khối không khí này qua biển đã bị biếntính Gió mùa mùa hè với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đã tạo nên thời tiếtnóng ẩm cho Quảng Ninh
Hoạt động của hai loại gió này cũng kèm theo các nhiễu động gây mưa nhưfrônt lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, bão…làm cho khí hậu càng thêm phức tạp
2.1.3 Các nhân tố địa lý
* Vị trí địa lý
Vĩ độ địa lý quyết định độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng nên quyết địnhlượng bức xạ Mặt Trời Quảng Ninh nằm trong khu vực nội chí tuyến, bức xạ MặtTrời lớn nên nền nhiệt độ khá cao (trừ mùa đông cho khối khí cực làm biến tính).[3]
Mặt khác, do vị trí giáp biển nên khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hảidương Mùa đông, biển có tác dụng làm ấm không khí nên vào cuối mùa đây là khu
Trang 9vực đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc qua biển Gió này đem lại thời tiết ấm, ẩm vớihiện tượng mưa phùn rất điển hình Mùa hè gió từ biển thổi vào làm cho thời tiếtmát mẻ và ẩm hơn Tác dụng của bão đến Quảng Ninh không mạnh mẽ do sự chechắn của hệ thống đảo trên vịnh Tuy nhiên, một số nhiễu động như lốc xoáy, mưalớn… cũng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
* Địa hình: Địa hình có hướng vòng cung do các dãy núi trong cánh cungĐông Triều tạo thành Cánh cung này cùng với sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơnchụm đầu ở Tam Đảo giống như hình nan quạt có tác dụng hút gió mùa Đông Bắc
Vì thế, mùa đông Quảng Ninh chịu tác dụng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc tạonên một mùa đông sâu sắc, nhiệt độ xuống thấp (Tiên Yên nhiệt độ xuống tới 10C)
Đồng thời, địa hình núi cao có hướng Tây Nam- Đông Bắc cũng trở thànhnơi đón gió Đông Nam tạo thành các điểm mưa lớn như Nam Châu Lãnh, CaoXiêm, Am Váp…
Địa hình đảo trong vịnh giống như bức tường thành giảm bớt sự hoạt độngcủa bão, gió mùa Đông Bắc
* Dòng biển: Ở đây, không có những dòng biển lớn hoạt động ổn định hoạtđộng quanh năm nên ảnh hưởng với khí hậu không lớn, ví dụ dòng biển nóng làmkhí hậu ấm suốt năm Các dòng biển hoạt động theo mùa, mùa hè dòng biển nóng,mùa đông dòng biển lạnh nên chỉ có tác dụng làm tăng cường các kiểu thời tiết đặctrưng của mỗi mùa
2.2 Đặc điểm tài nguyên khí hậu Quảng Ninh
Đặc điểm bao trùm khí hậu Quảng Ninh là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa cómùa đông lạnh và mùa hạ nóng, mưa nhiều Đặc điểm đó đã tạo nên giá trị tàinguyên khí hậu riêng biệt, chi phối các hoạt động KT-XH, trong đó có hoạt động
du lịch
Trang 10* Số giờ nắng: Liên quan trực tiếp đến bức xạ là chế độ nắng Số giờ nắngtrong năm ở Quảng Ninh xê dịch trong khoảng 1.500- 1.800 giờ (trung bình cảnước là 1.400- 3.000 giờ) Như vây, Quảng Ninh có số giờ nắng thuộc loại khá cao.
Cô Tô có số giờ nắng lớn nhất (1.941 giờ) và ít nhất ở Tiên Yên (1.514 giờ).Không những có sự phân hoá theo không gian, số giờ nắng còn có sự phân hoá theothời gian trong năm Tháng có số giờ nắng lớn nhất là tháng IX, tháng X (trên1.800 giờ) do trời quang, ít mây Ngược lại các tháng II và III, số gời nắng rất ít,chỉ khoảng trên 400 giờ Đây là thời điểm mùa xuân, nhiều mây và mưa phùn [5]
Theo tính toán của GS Nguyễn Trọng Hiệu (1975), số giờ nắng chỉ chiếm50% thời gian chiếu sáng Trong những tháng mưa phùn (II, III), nắng rất ít, tỷ suất
Trang 11nắng không quá 20% Vào các tháng IX, X, mặc dù thời gian chiếu sáng không dàinhững số giờ nắng xấp xỉ các tháng giữa mùa hạ (VII, VII).
Như vậy, biến trình năm của số giờ nắng phù hợp với biến trình năm củatổng xạ và phản ánh rất rõ ảnh hưởng của mây đến số giờ nắng
2.2.2 Tài nguyên nhiệt
Tổng xạ và số giờ nắng tương đối lớn đã mang lại cho Quảng Ninh một nềnnhiệt khá dồi dào Ở những vùng thấp dưới 200 m, tổng nhiệt độ năm trên 8.0000C
và nhiệt độ trung bình năm trên 210C (đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới) [5] Tuynhiên, nhiệt độ này có sự phân hoá theo thời gian và không gian
* Phân hoá theo thời gian của nhiệt độ: gồm phân hoá theo ngày và theomùa
- Biến trình ngày của nhiệt độ: Biến trình ngày của nhiệt độ trong các mùađều rất có qui luật Từ sáng sớm, nhiệt độ bắt đầu tăng và đến chiều nhiệt độ bắtđầu giảm Thời gian có nhiệt độ cực tiểu là 4- 6 giờ sáng và cực đại vào lúc 10- 12giờ [5]
- Biến trình năm của nhiệt độ: Nhiệt độ có sự phân hóa thành các mùa rõ rệt.Nếu thừa nhận mùa nóng là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày trên 250C, mùalạnh là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày dưới 200C, các mùa chuyển tiếp là thờigian có nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng 20- 250C thì ở những vùng thấpmùa nóng bắt đầu từ cuối tháng IV và đầu tháng V, kết thúc vào cuối tháng IX, đầutháng X; mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào cuối tháng III năm sau [5]
Mùa hè có nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng VII ở hầu hết các nơitrong tỉnh dao động từ 27,9 đến 28,80C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số38,80C, ở các nơi dao động từ 36,2 đến 38,00C [5]
Mùa đông, nhiệt độ trung bình dao động từ 13 đến 150C Nhiệt độ tối thấptuyệt đối xuống thấp tới 0,90C [5]
Trang 12Ở Quảng Ninh, tháng lạnh nhất là tháng I, tháng nóng nhất là tháng VII Biên
độ dao động nhiệt độ trong năm lớn (trên 100C) Biên độ cực đại lên đến 300C.Biên độ năm ở miền Đông khoảng 12- 130C, miền Tây khoảng 11- 120C Cô Tô lànơi có biên độ năm lớn nhất [5] Như vây, nếu dùng biên độ nhiệt độ năm để phánánh độ lục địa thì kết quả trái ngược lại với thực tế: độ lục địa của các nơi trên đấtliền nhỏ hơn ở các vùng đảo
* Phân bố theo không gian của nhiệt độ:
Vùng ven biển có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I dao động
từ 13- 150C, do đây là vùng cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc Mùa hè ở đây cũngmát mẻ bởi đón gió từ biển thổi vào
Do địa hình có sự phân hoá mạnh, nhiều đồi núi và thung lũng nên ở vùngnúi mùa đông lạnh và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), thường xuấthiện những ngày có nhiệt độ dưới 150C Đôi khi có những ngày rất rét, nhiệt độ hạthấp xuống còn 0,90C (Tiên Yên)
Mặt khác, mùa lạnh ở các vùng phía Đông dài và rét hơn các vùng phía Tây,mùa nóng thì ngược lại
Bảng 2.2: Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình các cấp (0C) [5]
Trang 13Nhìn chung, nhiệt độ ở Quảng Ninh thấp hơn nhiều nơi khác ở miền Bắc tuy
ở cùng một vĩ độ và độ cao Nhiệt độ giảm dần từ Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông
có nơi dưới 1.400mm Lượng mưa này xấp xỉ với vùng ít mưa của Việt Nam
Trong mùa hè lượng mưa dao động từ 1.100mm đến 2.400 mm Sự phân bốlượng mưa này giống như lượng mưa năm Mùa đông, lượng mưa phần lớn các nơi150- 400 mm Càng về phía biển và hải ddaor càng lớn dần lên Cô Tô, lượng mưatrong mùa đông là 250 mm
Như vậy, mặc dù trong phạm vi một tỉnh nhưng lượng mưa có sự khác nhaugiữa các nơi vào các thời điểm
* Số ngày mưa và cường độ mưa
Số ngày mưa và cường độ mưa quyết định lượng mưa Các cực đại và cựctiểu mưa của Quảng Ninh cũng là các cực đại, cực tiểu của vùng Đồng bằng Bắc
Bộ Móng Cái và Tiên Yên là hai địa phương có số ngày mưa nhiều nhất trên 160ngày Vùng núi Nam Châu Lãnh và các khu vực xung quanh có số ngày mưa trên
120 ngày Ngược lại, vùng giáp ranh với Hải Phòng, Hải Dương, có số ngày mưa ít(không quá 100 ngày) [5]