1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình

98 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 382 KB

Nội dung

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việcmở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, sau một thời gian thực tậptại NHNo&PTNT quận Ba Đình kết

Trang 1

4.3 Nghiệp vụ trung gian.

II Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

1 ý nghĩa của việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng

1.1 ý nghĩa đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế

1.2 Đối với ngân hàng

1.3 Đối với khách hàng

2.Các loại tài khoản của khách hàng

2.1Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

2.2 Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

2.3.Tài khoản tiền gửi tiết kiệm

2.4.Tài khoản vãng lai

2.5.Tài khoản tiền vay

Trang 2

3.Các vấn đề chung về thủ tục mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngânhàng.

3.1.Thủ tục mở và sử dụng tài khoản của khách hàng

3.2 Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng

Chương II: Tình hình mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Ba Đình.

I Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình

1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội quận Ba Đình

2 Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình

2.6 Công tác kế toán và ngân quĩ

2.7 Định hướng công tác hoạt động kinh doanh năm 2002 và những giải pháp

II Tình hình mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại NHNo Ba Đình

1 Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của TCKT

2 Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm

3 Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân

4 Một số ưu điểm và tồn tại trong việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tạiNHNo Ba Đình

Trang 3

Chương III: Một số kiến nghị mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT quân Ba Đình.

I Kiến nghị chung:

1 Về phía nhà nước

2 Về phía NHNN và NHNo Việt Nam

2.1 Cần có 1 chế độ mới về việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngânhàng

2.2 Biện pháp hỗ trợ khác nhằm khuyến khích dân cư mở tài khoản

II Một số kiến nghị cụ thể về việc mở và sử dụng các loại tài khoản tiền gửi

1 Đối với tài khoản tiền gửi của TCKT

2 Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm

3 Đối với tài khoản tiền gửi cá nhân

III Một số kiến nghị đối với NHNo Ba Đình

1 Đa dạng hóa các hình thức thanh toán để khuyến khích khách hàng mở tài khoản

2 Mở rộng mạng lưới giao dịch để thu hút thêm khách hàng

3 Tuyên truyền quảng cáo

4 Nâng cao chất lượng công tác cán bộ

5 Chiến lược khách hàng

6 Đổi mới công nghệ ngân hàng

7 Biện pháp tâm lý và kinh tế

Trang 4

Bảng ký hiệu chữ viết tắt

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

NHTM : Ngân h ng thàng th ương mại

NHNN : Ngân h ng nh nàng th àng th ước

NHNo&PHNT: Ngân h ng nông nghiàng th ệp v phát triàng th ển nông thôn

NHCT : Ngân h ng công thàng th ương

NHĐT : Ngân h ng àng th đầu tư

NHNT : Ngân h ng ngoàng th ại thương

Trang 5

Lời nói đầu

Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kinh tế đang là vấn đề bức xúc cần đượcquan tâm hàng đầu trong mọi thời kỳ, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá và thươngmại quốc tế phát triển mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổi mới theohướng kinh tế thị trường thì vốn được coi là một yếu tố quan trọng có ý nghĩaquyết định đến sự thành công của cuộc đổi mới này Vốn có thể huy động từ nhiềunguồn khác nhau từ trong nước từ ngoài nước trong đó vốn để đầu tư nền kinh tếthông qua NHTM đóng một vai trò hết sức quan trọng

NHTM là trung gian tài chính quan trọng nhất hoạt động kinh doanh trên thịtrường tiền tệ với lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu Nền kinh tế càng phát triển hoạtđộng NHTM càng đi sâu vào tận cùng ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống nhândân bởi NHTM làm chức năng cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn, hoạtđộng với phương châm là đi vay và cho vay, huy động từ nền kinh tế, sử dụng chovay có hiệu quả và không ngừng phát triển vốn

Để tồn tại v phát triàng th ển các NHTM phải không ngừng ho n thiàng th ện hoạtđộng kinh doanh của mình, nếu như nguồn vốn tự có l tiàng th ền đề l nhàng th ững viêngạch đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh, mức độ tự chủ v anàng th

to n kinh doanh thì nguàng th ồn vốn huy động l vàng th ốn chủ yếu đảm bảo cơ sở t iàng thchính cho kinh doanh v thàng th ể hiện mức độ mở rộng kinh doanh của ngân h ng.àng thNhư vậy để có thể mở rộng liên doanh liên kết tham gia v o thàng th ị trường quốc tếthì chiến lược huy động vốn v chiàng th ến lược khách h ng mang tính liên tàng th ục vàng ththường xuyên của NHTM Một trong những công cụ thực hiện mục tiêu trên làng th

đa dạng hoạt động kinh doanh, khuyến khích mở v sàng th ử dụng các loại t i khoàng th ảntại ngân h ng nhàng th ằm thoả mãn tối đa nhu cầu phong phú của khách h ng gàng th ửitiền Với công cụ n y không nhàng th ững có ý nghĩa trong việc mở rộng nguồn vốnhuy động của ngân h ng m nó còn l càng th àng th àng th ơ sở giúp cho sự phát triển các hình

Trang 6

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc

mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, sau một thời gian thực tậptại NHNo&PTNT quận Ba Đình kết hợp với những kiến thức đã được trang bị ở

Học Viện Ngân Hàng em mạnh dạn chọn đề tài để viết khoá luận là:”Một số ý

kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Ba Đình” trong đó phạm vi của đề tài em xin nghiên cứu sâu về các loại tài

khoản tiền gửi của khách hàng vì loại tài khoản tiền gửi có ý nghĩa quan trọngtrong việc mở rộng nguồn vốn huy động và thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng Nội dung gồm 3 chương:

Chương I : Một số lý luận về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.

Chương II: Tình hình mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Ba Đình.

Chương III: Một số kiến nghị mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Ba Đình.

Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế, sự hiểu biét chưasâu nên nội dung của khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót Song vớinguyện vọng em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp NHNo Ba Đìnhnói riêng và ngành ngân hàng nói chung ngày càng mở rộng thu hút nhiều kháchhàng mở và sử dụng tài khoản góp phần vào việc thanh toán qua ngân hàng, giảmchi phí lưu thông và không ngừng phát triển nguồn vốn huy động Em kính mongnhận được sự chỉ bảo của thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn, ban lãnh đạocùng tập thể công nhân viên NHNo Ba đình và đặc biệt là thầy Phạm Hoàng Đức

vụ phó vụ KT-TC NHNN Việt Nam nguyên là thầy giáo của Học Viên NgânHàng để bài viết khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 7

Sinh viên :Lại Thanh Tú

Chương I: Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng

I Tổng quan về Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

1 Khái niệm ngân h ng thàng th ương mại

Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển của quan hệ thươngmại, lúc đầu được hình thành dưới các tổ chức đơn giản như nhà thờ, tư nhân với hoạt động dơn giản là các dịch vụ đổi tiền song với sự phát triển của kinh tếhàng hoá các quan hệ tiền tệ ngày càng được mở rộng và thúc đẩy các tổ chứckinh doanh tiền tệ phát tiển cả về số lượng và qui mô hoạt động Trong đó ngânhàng thương mại là một trong những tổ chức kinh doanh tiền tệ đặc biệt quantrọng, là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của con người

Để đưa ra được một định nghĩa về Ngân hàng thương mại, người ta thườngphải dựa vào tính chất và mục đích của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi cònkết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động Dựa vào tính chất và mụcđích một số nước trên thế giới định nghĩa NHTM như sau:

Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xínghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kýthác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụchiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”

Trang 8

Luật Ngân hàng của ấn Độ 1950, được bổ sung 1959 đã nêu ”Ngân hàng là

cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”

Dựa vào sự kết hợp tính chất mục đích và đối tượng hoạt động thì Luật Ngânhàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “Những nhà băng thiết yếu gồm cácnghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc hành nghề thương mại và các giátrị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyểnngân, đứng ra bảo hiểm

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng phân tích, khai thác nộidung của các định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy các ngân hàng thương mạiđều có chung một tính chất đó là nhận tiền ký thác- tiền gửi không kỳ hạn và có

kỳ hạn, để sử dụng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanhkhác của ngân hàng

ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý củanhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, đượcbảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp,đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng Các doanh nghiệp,không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh vớinhau, bình đẳng trước pháp luật

Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đềcần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tíndụng khác Cho nên để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt dộng của các ngânhàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồngthời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân Theo điều 20 Luật các Tổchức tín dụng của Việt Nam có nêu: “ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được

Trang 9

thành lập theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật để hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, làm dịch vị ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sửdụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Từ định nghĩa chung đó cũng trong Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng có nêu

”Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ ngân hàng vàhoạt động kinh doanh khác có liên quan.Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, cácloại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngânhàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàngkhác.”

Ngày nay, trong thế giới hiện đại, hoạt động của các tổ chức tài chính là môigiới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng và qui mô hoạtđộng, đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau Người ta phân biệtNHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác là ở chỗ NHTM là ngân hàng kinhdoanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ hoạt động đó tạo cơ hộicho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệthống NHTM của mình Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các Ngânhàng và TCTD khác

2 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường làm trung gian thanhtoán tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng ngày càng pháttriển về số lượng và qui mô hoạt động, đa dạng và phong phú với một số vai tròquan trọng sau:

- Ngân hàng không những làm nhiệm vụ kinh doanh mà ngân hàng còn là mộttrong những công cụ quan trọng để nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều

Trang 10

tiết vĩ mô nền kinh tế để có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ vững chắc.Thông quahoạt động tín dụng và thanh toán NHTM thực hiện dẫn dắt luồng tiền, tập hợpphân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vaitrò điều tiết vĩ mô “nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng điều tiết thị trường “.

- NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: xuất phát là một trung gian tàichính, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn dỗi và tạm thời ở mọi tổchức cá nhân, mọi thành phần kinh tế trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tíndụng NHTM cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốnmột cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất từ vốn huy động của mình

- NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thể hiện: trong điềukiện kinh tế thị trường cạnh tranh là vấn đề tất yếu, để có thể đứng vững trongthương trường các doanh nghiệp phải chịu tác động và hiểu được các qui luật kinh

tế khách quan (như qui luật cung cầu, qui luật giá trị , ) Tất cả những hoạt độngcủa các nhà doanh nghiệp đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư nhiều khi vượtkhả năng vốn tự có của doanh nghiệp, giải quyết khó khăn này doanh nghiệp tìmđến ngân hàng xin vay vốn thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua nghiệp

vụ tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường

- NHTM là cầu nối tài chính quốc gia với tài chính quốc tế Khi mối quan hệhàng hoá thương mại và tiền tệ ngày càng được mở rộng nhu cầu giao lưu kinh tế -

xã hội các nước trên thế giới ngày trở nên cần thiết Việc phát triển kinh tế mỗinước gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là thiết yếu NHTM đóngmột vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Thông qua hoạt động thanhtoán thương mại giữa các quốc gia, mua bán ngoại hối NHTM đã thực hiện vai tròđiều tiết nền tài chính trong nước cho phù hợp với sự vận động nền tài chính quốctế

Trang 11

3 Chức năng của ngân h ng thàng th ương mại

Theo sự phát triển của nền kinh tế hoạt động của ngân hàng ngày càng rộng lớn

và đa dạng Ngày nay tầm quan trọng của hệ thống NHTM và cơ cấu hoạt độngcủa nó đóng một vai trò quan trọng trong thể chế tài chính của mỗi nước được thểhiện thông qua các chức năng cơ bản sau:

*Chức năng trung gian tín dụng: Ngay từ khi mới hình thành các ngân hàng

luôn tìm kiếm những cơ hội để thực hiện cho vay Với nghiệp vụ huy động nhưngnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội tạo nên quĩ cho vay từ đó có thể thoảmãn nhu cầu về vốn vay cho các chủ thể cần vốn bổ sung Như vậy ngân hàng đãgóp phần giảm thiểu những chi phí thông tin và chi phí giao dịch trong nền kinh

tế Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản của ngân hàng thương mạinên đã góp phần không nhỏ vào điều hoà vốn trong nền kinh tế, đảm bảo sự vậnđộng liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân

*Chức năng trung gian thanh toán: Hàng ngày trong nền kinh tế có hàng triệu

cuộc giao dịch thanh toán, nếu các chủ thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt thì sẽgặp rất nhiều khó khăn Với phương thức thanh toán này sẽ gây nhiều phức tạp vàchi phí tốn kém, không đảm bảo an toàn Vì vậy khi hệ thống NHTM ra đời vàphát triển trong quá trình thực hiện chức năng trung gian tín dụng hệ thống NHTM

đã thu hút đại bộ phận các TCKT và dân cư mở tiền gửi thanh toán tại ngân hàng

và khi đó những nghiệp vụ thanh toán này được uỷ thác cho ngân hàng thông quacác tài khoản tiền gửi Nhờ có quá trình này ngân hàng đã tiết kiệm cho xã hộiđược nhiều chi phí lưu thông, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quátrình lưu thông hàng hoá và giảm chi phí phát hành tiền

*Chức năng tạo tiền: Với việc hình thành ngân hàng 2 cấp và sự hoạt động theo

tổ chức hệ thống các NHTM khác nhau, thông qua hoạt động tín dụng, thanh toán

Trang 12

không dùng tiền mặt hệ thống ngân hàng thương mại và trong mối quan hệ vớiNHTW, đặc biệt trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ đã tạo ra “bút tệ” thaythế cho tiền mặt

Việc cung ứng tiền cần được đảm bảo bình thường cho lưu thông Nếu cungứng tiền quá nhanh sẽ gậy tác động tiêu cực cho nền kinh tế Mục đích của chínhsách tiền tệ là thông qua các NHTM đưa ra khối lượng tiền cung ứng phù hợp vớichính sách ổn định giá cả, thực hiện tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm CácNHTM đóng vai trò quan trọng trong thực thi chính sách tiền tệ, được coi là kênhdẫn vốn mà qua đó tăng giảm lượng tiền lưu thông phù hợp với từng thời kỳ củanền kinh tế Đây là một trong những chức năng cơ bản để hoạt động tín dụng củangân hàng được mở rộng hơn về phạm vi và qui mô hoạt động, đảm bảo an toàntrong cả hệ thống ngân hàng

Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ cho nhautrong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nótạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau Đồng thời khi ngân hàng thựchiện tốt chức năng thanh toán và tạo tiền sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn tíndụng, mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng

4 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân h ng thàng th ương mại

NHTM có hoạt động gần gũi nhất với đời sống nhân dân và nền kinh tế Nềnkinh tế càng phát triển cao thì hoạt động của NHTM càng đi vào tận cùng ngõnghách của đời sống kinh tế đất nước Để hiểu được sự liên đới của NHTM vớiđời sống nhân dân và nền kinh tế cần nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh củaNHTM có thể khác nhau về phạm vi và công nghệ nhưng nói chung hoạt động củangân hàng thương mại bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ :

Trang 13

_Nghiệp vụ tài sản nợ

_Nghiệp vụ tài sản có

_Nghiệp vụ trung gian

Đó là các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản, ngoài ra còn có các dịch vụkhác không phản ánh trên bảng Tổng kết tài sản như bảo lãnh, cho thuê két sắt, tưvấn Các nghiệp vụ NHTM có quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quátrình hoạt động tạo một chỉnh thể thống nhất Dưới đây sẽ trình bày lần lượt 3nghiệp vụ cơ bản của NHTM:

4.1 Ngiệp vụ tài sản nợ: Đây là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạtđộng của ngân hàng Về sau khi ngân hàng thương mại đã hành thành ổn định, cácnghiệp vụ của nó được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động, tài sản nợcủa ngân hàng thương mại tập trung vào vốn tự có (vốn pháp định hay vốn điềulệ) và vốn huy động Tài sản nợ là những khoản mà nhân dân gửi vào hay chínhNHTM đi vay các đối tượng khác trong nền kinh tế như NHTW, ngân hàng khác,TCTD khác Đứng bên tài sản nợ NHTM là người đi vay là con nợ, đối tượng kia

là người cho vay, là chủ nợ của NHTM

Tài sản nợ bao gồm :

+Vốn tự có (Vốn pháp định, vốn tự có bổ sung)

+ Vốn huy động (nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ phát hành giấy tờ cógiá, nghiệp vụ đi vay )

#Vốn tự có: Không có tổ chức kinh tế nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh

có thể tồn tại được khi thiếu vốn hay không có vốn Do vậy vốn là nhu cầu cần

Trang 14

Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được,thuộc sở hữu của ngân hàng Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn hoạt độngkinh doanh song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi mới hình thành và thể hiệnthực lực, qui mô của ngân hàng.

+Vốn tự có cơ bản là vốn pháp định -vốn điều lệ: là phần vốn thực cótrong quá trình hoạt động để đảm bảo ngân hàng hoạt động một cách bìnhthường.Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng dopháp luật qui định

+Vốn tự có bổ sung: Nguồn vốn này tăng lên theo tốc độ tăng trưởngkinh doanh của ngân hàng theo các thời kỳ khác nhau bao gồm:

-Quĩ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được hình hành trong quá trìnhhoạt động thông qua trích lập quĩ Căn cứ vào kết quả lợi nhuận ngân hàng tríchlập một phần để bổ sung vốn tự có

-Quĩ dự trữ đặc biệt: để dự phòng bù đắp rủi ro

-Ngoài ra còn có lợi nhuận chưa chia và các quĩ đặc biệt khác Tầm quan trọng của vốn tự có thể hiện thông qua các chức năng

Trang 15

+ Chức năng điều chỉnh: thể hiện ở sự cân đối các điều kiện hoạt động củangân hàng với thực lực của ngân hàng mà có thể hoạt động được

#Vốn huy động:

Nguồn vốn n y chiàng th ếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM, đâychính l nguàng th ồn vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách h ng Vàng th ốnhuy động bao gồm: - Nghiệp vụ tiền gửi

- Nghiệp vụ phát h nh giàng th ấy tờ có giá

- Nghiệp vụ đi vay

- Nghiệp vụ huy động vốn khác

Thứ nhất, nghiệp vụ tiền gửi: là nghiệp vụ phản ánh khoản tiền từ các chủ thể

kinh tế gửi vào ngân hàng để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản hoặc

để hưởng lãi bao gồm:

+Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán ) là loại tiền gửi ký thác vào ngân

hàng để thực hiện các khoản chi trả thường xuyên của khách hàng Đây khôngphải là khoản tiền tiết kiệm mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán Vì vậykhách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào theo yêu cầu, đối với loại tiền gửi này tuỳtheo qui định của từng quốc gia mà không được phép tính lãi hoặc tính lãi suấtthấp

+Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự

thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng Huy động nguồnvốn này ngân hàng có được sự chủ động hơn về thời hạn hoàn trả tiền cho kháchhàng, loại tiền gửi này ngân hàng phải trả lãi suất huy động

Trang 16

+ Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của người dân gửi vào ngân hàng nhằm mục

đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó Tiền gửitiết kiệm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động (60-70%) baogồm: -Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất kỳ lúcnào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác -Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm gửi vàongân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời hạn, lãi suất giữa khách hàng vàngân hàng, trong đó lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Thứ 2, Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá

Thực chất nghiệp vụ này là ngân hàng huy động vốn tiền tệ thông qua việcphát hành giấy tờ có giá mà trong đó chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn vớimệnh giá qui định, trái phiếu là phiếu nợ trung dài hạn Khách với hình thức huyđộng trên thì hình thức này huy động chủ yếu trên thị trường tài chính Với nghiệp

vụ này NHTM chỉ tiến hành khi thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động không

đủ, với cách huy động này ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra vốn tự có để quyếtđịnh khối lượng, thời hạn, lãi suất và phương pháp huy động

Thứ 3, nghiệp vụ đi vay

- NHTM có thể vay NHTW dưới các hình thức hạn mức tín dụng, tái chiết khấuthương phiếu song NHTW có cho vay hay không còn phụ thuộc vào khối lượngtiền cung ứng trong năm, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ đang áp dụng

- NHTM có thể vay NHTM khác, TCTD khác trên thị trường tiền tệ nhưng chiphí cho nghiệp vụ n y cao, thàng th ường ngân h ng chàng th ỉ vay trong trường hợp giải toảkhó khăn về t i chính àng th

Trang 17

Thứ 4, nghiệp vụ huy đông khác thông qua các hoạt động như l m uàng th ỷthác, uỷ thác vốn cho các TCTD, cá nhân trong v ngo i nàng th àng th ước NHTM cũng huyđộng được nguồn vốn n y tuy không làng th ớn nhưng nguồn n y không màng th ất chi phí,

do đó ngân h ng càng th ần lợi dụng điều n y àng th để đa dạng hoá các dịch vụ thu hút tối

đa nguồn vốn n y àng th

4.2 Nghiệp vụ tài sản có là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vào cácmục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của NHTM, nộidung bao gồm:

+Nghiệp vụ ngân quĩ: là nghiệp vụ phản ánh khả năng thanh toán thường

xuyên của khách hàng, phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng vàomục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện qui định về

dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra

+ Nghiệp vụ tín dụng: là nghiệp vụ tạo khả năng sinh lời chính trong hoạt

động kinh doanh của các NHTM Nghiệp vụ này bao gồm các khoản đầu tư sinhlời của ngân hàng thông qua việc cho vay ngắn hạn trung dài hạn đối với nền kinhtế

+Nghiệp vụ về đầu tư t i chính ài chính : l nghiàng th ệp vụ m các ngân h ng thàng th àng th ươngmại thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua các hoạt độnghùn vốn góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường t i chính àng th ở ViệtNam theo luật tổ chức tín dụng, ngo i viàng th ệc đầu tư chứng khoán các TCTDđược dùng vốn sở hữu của mình để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp

v càng th ủa các TCTD khác

+ Nghiệp vụ khác: là các hoạt động khác trên thị trường như: kinh doanh

ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quí, thực hiện các dịch vụ tư vấn, các dịch vụ liên

Trang 18

quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giácho thuê két

4.3 Nghiệp vụ trung gian:

Nền kinh tế càng phát triển các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển

theo để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Nhờ việc thực hiện nghiệp vụ trunggian mang tính dịch vụ ngân hàng nhận những khoản thu nhập dưới dạng hoahồng Là nghiệp vụ có liên quan đến bên nợ, bên có hoặc ngoại bảng của ngânhàng như: nghiệp vụ chuyển tiền, bảo quản tài sản, tư vấn nghiệp vụ uỷ thác đại

lý, do vậy ngân hàng không ngừng tạo ra sự phong phú cho các hoạt động kinhdoanh để lợi nhuận thu về lớn nhất

Qua quá trình nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ta có thể

hình dung được hoạt động cơ bản của ngân hàng Để thực hiện tốt nghiệp vụ chovay để cho vay các NHTM ngày nay không ngừng đổi mới các mặt hoạt động: lýluận và nghiệp vụ Vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận và hùng mạnh của các ngânhàng, các nhà quản lý đã tìm những biện pháp hiệu quả nhất nhằm thu hút nguồnvốn vào và lấy đó làm cơ sở vật chất để tiến hành các nghiệp vụ đầu ra thích hợp

II Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

1 ý nghĩa của việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng

1.1 ý nghĩa đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế

Sự phát triển và mở rộng tài khoản tại ngân hàng là cơ sở giúp cho sự pháttriển của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Nếu mọi việc thanh toánchi trả đều thực hiện thông qua Ngân hàng sẽ giúp cho NHTW quản lý, điều tiết

Trang 19

khối lượng tiền cung ứng một cách dễ dàng hơn Hơn nữa, còn đảm bảo cho việcchi trả giữa các chủ thể trong nền kinh tế được thực hiện một cách an toàn, chínhxác, nhanh chóng với chi phí thấp nhất góp phần làm tăng tốc độ chu chuyển vốntạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế.

1.2 Đối với ngân hàng

Nếu có khách hàng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng sẽ giúpcho nguồn vốn huy động của ngân hàng được tăng trưởng mà trong đó chi phí vốnhuy động thấp hơn so với việc huy động từ nguồn khác tạo điều kiện cho ngânhàng mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh và mở rộng việc cung ứng dịch vụngân hàng thông qua tài khoản tiền gửi, việc này làm tăng uy thế của ngân hàngtrên thị trường Hơn nữa đối với ngân hàng tài khoản là một công cụ kỳ diệu thựchiện cơ chế tạo tiền, làm tăng sức mạnh ngân hàng lên gấp nhiều lần Chính tàikhoản ngân hàng mới tạo cho đồng tiền ghi sổ có khả năng tương ứng với giấy bạcngân hàng, nó cho phép lưu thông đồng tiền ghi sổ có nghĩa là số dư trên tài khoảntiền gửi của khách hàng Tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng là cơ sởcho sự phát hành séc hay thanh toán qua chuyển khoản

1.3 Đối với khách hàng

Sau khi mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng khách hàng được hưởng nhiềudịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung ứng thông qua tài khoản ngân hàng, ví dụkhách hàng được sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (đối vớitài khoản tiền gửi thanh toán ) Đảm bảo việc thanh toán được tiến hành nhanhchóng, chính xác an toàn mà bản thân khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém và khókhăn Nếu khách hàng mở tài khoản tiền gửi thì họ sẽ được đảm bảo về sự an toànvốn và được hưởng lãi từ số tiền đó tuỳ thuộc vào từng loại hình tài khoản (tài

Trang 20

khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi không kỳ hạn)trong khi làm việc để tiền ở nhà có khả năng an toàn thấp lại không sinh lời.

2 Các loại tài khoản khách hàng

2.1.Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sửdụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng Tiềngửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi bao gồm 2 loại sau:

+ Tiền gửi thanh toán: Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hếtđược sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa dịch vụ

và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thườngxuyên, an toàn, thuận tiện Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại Ngânhàng trên hai loại tài khoản: tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai.Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ bathường được thực hiện bằng séc hoặc chuyển khoản Khách hàng mở tài khoảnnày nhằm mục đích “đảm bảo thế năng” và sử dụng dễ dàng thuận tiện đồng vốnkhi cần Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư nợ , có lúc dư có Với tài khoảnnày, khách hàng còn có thể được Ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong mộtkhoảng thời gian nhất định Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn làkhoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúcnào Tuy nhiên, trong mỗi ngân hàng do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhậptrên mỗi tài khoản thanh toán của doanh nghiệp hay giữa các tài khoản của cácdoanh nghiệp làm cho nhập lớn hơn xuất, tạo nên tồn khoản mà Ngân hàng đượcphép sử dụng một phần làm vốn kinh doanh

+ Tài khoản không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền được ký gửi với mụcđích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán Khi cần kháchhàng có thể đến ngân hàng rút ra để chi tiêu Cũng giống như trường hợp trên,

Trang 21

Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền vàchỉ được phép sử dụng tồn khản đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả.

2.2.Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trướcgiữa khách hàng và Ngân hàng về thời gian rút tiền Đại bộ phận nguồn tiền gửinày có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đíchhưởng lãi Các NHTM nhận hai loại; là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (tứckhi muốn rút ra phải báo trước) Về cơ bản, các khoản tiền gửi có kỳ hạn khôngđược sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tàikhoản vãng lai Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tièn gửi có thời hạndài và có lãi suất cao

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửitiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng phầnlớn tồn khoản vào kinh doanh Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạnghóa loại tiền này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng

2.3.Tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Về bản chất tiền gửi tiết kiệm là phần thu nhậpchưa sử dụng cho tiêu dùng trong hiện tại của các cá nhân, hộ gia đình được gửivào với mục đích để dành tiền một cách an toàn và được hưởng lãi Tiền gửi tiếtkiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân Nhiều nước ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng tài khoản này để thanhtoán với các thể thức thanh toán thông dụng như séc thanh toán, ngân phiếu thanhtoán, thẻ thanh toán nên được coi là tài khoản thanh toán hay tài khoản tiền gửicác nhân

Trang 22

Các NHTM ở nước ta huy động tài khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân chúnghiện nay vào khoảng 50% tiền mặt trong lưu thông Con số này ở các nước pháttriển thì ngược lại, tức là số dư tài khoản tiền gửi của dân cư gấp nhiều lần tiềnmặt trong lưu thông Như vậy thói quen thanh toán của chúng ta hiện nay vẫn chủyếu là tiền mặt Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường tiền gửi tiết kiệm pháttriển dưới hai loại hình tiết kiệm sau:

-Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút rabất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả chongười khác

-Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thỏa thuận về thờihạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn

2.4 Tài khoản vãng lai (tài khoản séc)

Là loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng và thông qua tàikhoản này ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thu hộ chi hộ cho khách hàng,dịch vụ rút tiền, chuyển hộ tiền Việc sử dụng séc thanh toán rất tiện lợi với nhiềuthể loại như séc rút tiền mặt, séc chuyển tiền cầm tay, séc chuyển khoản, séc bảochi , séc du lịch, nên có tên gọi khác là tài khoản séc Ngoài ra chủ tài khoản còn

có thể sử dụng tất cả các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt theo qui địnhcủa ngân hàng nhà nuớc

Tài khoản vãng lai có thể sử dụng để vay tạm thời của ngân hàng khi cầnthiết (lúc đó tài khoản dư nợ ) được gọi là thấu chi Như vậy tài khoản này có thể

dư nợ có thể dư có Nhờ đặc điểm này nên tài khoả vãng lai rất thông dụng với cácnước phát triển trên thế giới , các doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng rất tiện lợi,linh hoạt phù hợi với điều kiện kinh tế thị trường Tài khoản này ở nước ta hiện

Trang 23

nay không áp dụng do nhiều nguyên nhân, với tài khoản thấu chi phải được thoảthuận và chấp nhận của nhân hàng đưa vào kế hoach nguồn vốn cho thấu chi theohạn mức Thông thường không phải mọi khách hàng đều được phép thấu chi, đốivới khách hàng không được phép thấu chi mà phát hành séc quá số dư hoặc kháchhàng được phép thấu chi mà phát hành quá hạn mức sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng của ngân hàng thì cần có chế độ tài phạt, thu hồi quyền thấu chi hoặc đóngtài khoản nến cần thiết Theo dõi tình hình thu chi trên tài khoản vãng lai được ghitrên bảng kê cung cấp cho khách hàng cá nhân hàng tháng, cho doanh nghiệp hàngtuần, hàng ngày nếu giao dịch nhiều dễ đối chiếu kiểm tra.

Khối lượng dịch vụ đối với tài khoản vãng lai nhiều phức tạp, vất vả nên cómức thu phí định kỳ, từng lần Cũng có nước miễn phí không trả lãi hoặc miễn phí

có trả lãi nhằm mục đích thu hút khách hàng vào gửi tiền

Như vậy việc mở và sử dụng tài khỏan này lai mang nhiều thuận tiện cho kháchhàng nhưng Việt nam lại chưa áp dụng Đây là vấn đề đáng các nhà NHTM ViệtNam lưu tâm xem xét, nghiên cứu sớm đưa loại tài khoản này vào ứng dụng tạingân hàng mình

2.5.Tài khoản tiền vay

Tài khoản tiền vay là tài khoản phản ánh toàn bộ số tài sản của ngân hàngcho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay Số tài sản này chiếm tỷ trọng cao trong tổngtài sản có của ngân hàng nên bộ phận tài khoản này có vị trí quan trọng trong bảngcân đối kế toán của ngân hàng

 Số tiền vay trên tài khoản là một số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay để

họ thanh toán lại bằng cách trả dần, có thể hàng tháng hàng nửa năm hoặc chỉ một

Trang 24

lần quyết toán, điều này được ghi rõ trong thông báo tín dụng mà ngân hàng gửicho khách hàng.

 Người đi vay phải là người có tài khoản tại ngân hàng, nếu như vậy mới có thểquản lý được việc thanh toán nợ và điều hành được việc tái xét cho vay

 Tài khoản tiền vay có 3 loại chính: Ngắn hạn , trung hạn và dài hạn :

+Cho vay ngắn hạn thường chỉ kéo dài tối đa là một tháng và có xu hướng dànhcho khách hàng là người tiêu dùng Tóm lại, lượng tiền cho vay sẽ được tính saocho thu nhập cá nhân hàng năm của người vay tiền có đủ khả năng thanh toán nợ.+ Cho vay trung hạn thường có qui mô hơn, nhằm phục vụ cho các mục đích côngnghiệp đơn cử như tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp mua máy móc, nhàxưởng Theo đó ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đảm bảo thanh toán bằngcách thế chấp tài sản

+ Cho vay dài hạn: theo nghiệp vụ ngân hàng, hầu hết các khoản tiền ứng trướcdài hạn trên 3 năm sẽ được đảm bảo thanh toán, và được trù tính theo các nguồnthu ổn định thường xuyên được gửi vào tài khoản của khách hàng

3.Các vấn đề chung về thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàngtại ngân hàng

3.1.Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi

Căn cứ vào quyết định số 22/QĐ/NH1 của Thống đốc ngân hàng nhà nướcngày 21/02/1994 qui định về mở sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng như sau:

Trang 25

Để mở tài khoản tiền gửi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị

vũ trang, công nhân Việt nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam (gọi tắt là khách hàng) gửi cho ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờsau:

*Đối với khách hàng là doanh nghiệp cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị vũtrang có:

_Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản (chủ tài khoản là chủ giám đốc,Giám đốc, chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị) ký tên và đóng dấu trong đó ghi rõ:

+Tên đơn vị (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang) +Họ tên chủ tài khoản

+Địa chỉ giao dịch của đơn vị

+ Ngày tháng cấp chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản

+Tên ngân hàng mở tài khoản

-Bản đăng ký mẫu chữ ký và mẫu giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản gồm: + Chữ ký mẫu của chủ tài khoản và người được uỷ quyền thay chủ tài khoảntrên các chứng từ thanh toán giao dịch với ngân hàng.(Chữ ký 1)

+ Chữ ký mẫu của kế toán trưởng và người được uỷ quyền thay kế toántrưởng(Chữ ký 2)

+Một dấu đơn vị

Trang 26

-Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như quyết định thành lậpdoanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm Tổng giámđốc, Giám đốc, thủ trưởng đơn vị, (nếu là bản sao thì phảit có chứng nhận củacông chứng nhà nước)

 Đối với khách hàng là cá nhân :

Gửi đến ngân hàng những giấy tờ sau:

-Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản (người gửi tiền) ký tên và đóng dấughi rõ :

+Tên chủ tài khoản

+Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản

+Giấy chúng minh thư nhân dân của chủ tài khoản

+Tên ngân hàng nơi mở tài khoản

-Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi mở tàikhoản

Đối với tài khoản đứng tên cá nhân không được thực hiện việc uỷ quyền thay chủtài khoản, tất cả các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng đều phải do chủ tàikhoản ký

*Khi có sự thay đổi chữ ký của người được ủy quyền trên các chứng từ thanh toánvới ngân hàng hoặc thay đổi mẫu dấu, chủ tài khoản phải gửi cho ngân hàng nơi

mở tài khoản bản đăng ký mẫu dấu mới thay thế mẫu đăng ký trước đây, trong đóghi rõ ngày bắt đầu thay thế mẫu cũ

Trang 27

*Cách thức lập giấy đăng ký mở tài khoản, lập giấy đăng ký mẫu dấu và chữ ký

do các ngân hàng hướng dẫn cụ thể cho khách hàng thực hiện

*Khi nhận giấy đăng ký mở tài khoản của khách hàng, ngân hàng có trách nhiệmgiải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngày làm việc.Sau khi đã chấp nhận việc mở tài khoản, Ngân hàng thông báo cho khách hàngbiết số hiệu tài khoản, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản

3.2 Nguyên tắc sử dụng tài khoản tiền gửi:

*Đối với chủ tài khoản :

+Chủ tài khảon có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản tiền gửi Trong phạm

vi số dư tài khoản tiền gửi và tuỳ theo yêu cầu chi trả, chủ tài khoản có thể thựchiện các khoản thanh toán qua Ngân hàng hoặc rút tiền mặt ra để sử dụng

+Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt số dư tài khoản tiền gửi vàchịu phạt theo qui định tại điều 15 của thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt (30

% số tiền vượt); chịu trách nhiệm về số sai sót, lợi dụng trên các giấy tờ thanhtoán qua ngân hàng của người được chủ tài khoản uỷ quyền ký thay

+ Khi thực hiện các thanh toán qua ngân hàng, chủ tài khoản phải tuân thủ nhữngqui định và hướng dẫn của ngân hàng về việc lập các giấy tờ thanh toán, phươngthức lĩnh, lĩnh tiền ở ngân hàng Trên các giấy tờ thanh toán, các chữ ký và dấuphải đúng mẫu đã đăng ký tại ngân hàng

+Chủ tài khoản tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tiền gửi ở ngân hàng Trongphạm vi 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy báo Nợ, giấy báo Có về các khoảngiao dịch trên tài khoản tiền gửi, bản sao sổ tài khoản tiền gửi hoặc giấy báo số dưtài khoản tiền gửi cuối tháng do Ngân hàng gửi đến, chủ tài khoản phải đối chiếu

Trang 28

với sổ sách của mình, nếu có chênh lệch thì báo ngay cho Ngân hàng biết để cùngnhau đối chiếu, điều chỉnh lại số liệu cho khớp.

*Đối với ngân hàng:

+Việc trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện các khoản chi trả phải

có yêu cầu của chủ tài khoản, trừ trường hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật chi trảhoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được pháp luật qui định buộcchủ tài khoản phải thanh toán, Ngân hàng được quyền trích tài khoản tiền gửi củakhách hàng để thực hiện việc thanh toán đó

+ Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của khách hàng,đảm bảo lập đúng thủ tục qui định, dấu (nếu có đăng ký mẫu) và các chữ ký trêncác giấy tờ thanh toán với mẫu đã đăng ký, số dư tài khoản tiền gửi của kháchhàng còn đủ thanh toán

Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán nếu các giấy tờ thanh toán không đủ cácyêu cầu trên

+ Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản tiền gửi, Ngân hàng phảigửi đầy đủ kịp thời giấy báo Nợ, báo Có và cuối tháng gửi bản sao tài khoản tiềngửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết

Chương II: Tình hình và sử dụng tài khoản của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Ba Đình

I Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình

Trang 29

1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Ba Đình

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế đất nước, kinh tế Hà nội đã cóbước tăng trưởng đáng kể, mặc dù những năm gần đây do cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ khu vực, kinh tế Hà nội cũng bị ảnh hưởng nhiều nhưng nhờ có sựchỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành cùng với sự sáng tạo của các nhà kinh tế,doanh nghiệp và nhân dân nên nền kinh tế vẫn chuyển biến tích cực và tương đốitoàn diện Trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến nay có trên 30.000 doanhnghiệp, trong đố có gần 600 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết là những doanhnghiệp tiềm lực tài chính và lĩnh vực hoạt động rộng với đủ thành phần kinh tế vàcác ngành nghề Các doanh nghiệp đang không ngừng đưa công nghệ hiện đại vàosản xuất thực hiện theo chủ trương “Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá“ đất nước.Ngoài ra còn phải kể đến có khoảng 63.000 số hộ kinh doanh thương nghiệp và cáthể cùng tiến hành sản suất kinh doanh Đây là một nơi có tiềm vốn lớn, đồng thời

là nơi có hoạt động ngân hàng rất sôi nổi với 4 NHTM quốc doanh có gần 30 chinhánh hoạt động, 12 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 3 Ngân hàng liên doanh,

15 Ngân hàng cổ phần

Ba Đình là một quận lớn nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội có diện tích 9,25

km2 với dân số khoảng 220.900 người, mật độ dân số 22.390 người/km2 Đây lànơi tập trung đủ các thành phần kinh tế và các cơ quan đầu não từ trung ương đếnđịa phương Trên địa bàn không có sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân

đo đó Ba Đình cũng nằm trong quĩ đạo phát triển chung của thủ đô Hà Nội Trênđịa bàn quận có tới hàng chục chi nhánh ngân hàng cùng hoạt động, cũng có dịch

vụ tín dụng cơ bản giống nhau, cùng cạnh tranh, tồn tại và cùng phát triển NHNoquận Ba Đình là một ngân hàng trong số ấy được ra đời trước đòi hỏi bức xúc của

cơ chế thị trường

Trang 30

2 Khái quát hoạt động của NHNo &PTNT quận Ba Đinh.

2.1 Sự hình thành và phát triển

Những năm đầu thập kỷ 90 nền kinh tế Việt Nam mới chuyển từ cơ chế kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển hướng trên đã làm cho ngân hàng phảithay đổi cơ bản để đáp ứng tiến trình đổi mới của nền kinh tế, từng bước ngânhàng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hội nhập với thị trường trong nước vàthị trường quốc tế

Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng đượcđổi mới về cơ bản và toàn diện Hai pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 hệthống ngân hàng nước ta chuyển từ ngân hàng 1 cấp sang ngân hàng 2 cấp táchbiệt 2 chức năng quản lý và kinh doanh NHNo&PNNT Hà Nội là một trongnhững thành viên của NHNo Việt Nam, ra đời vào năm 1988 thời gian đầu hoạtđộng chủ yếu tại các huyện ngoại thành Đến năm 1992 tách các NHNo ngoạithành Hà Nội, lúc này hoạt động chủ yếu phục vụ khách hàng trên địa giới hànhchính thuộc khu vực nội thành Sau một thời gian cùng với sự phát triển của cơchế thị truờng, NHNo Hà `Nội đã thành lập các chi nhánh ở các quận để phục vụcác tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô Trận địa củaNHNo lúc này không phải là “nông nghiệp nông thôn và nông dân”, khách hàngđến với NHNo Hà Nội là các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất và kinh doanh hànghoá

Trước tình hình mới NHNo Hà Nội phải kinh doanh thực thực thụ như mộtNHTM trên địa bàn thủ đô NHNo&PTNT quận Ba Đình là một trong bảy chinhánh của NHNo&PTNT Hà Nội đó là NHNo&PTNT quận Hai Bà Trưng, quậnHoàn Kiếm, quậnTây Hồ, quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, quận Đống Đa và

Trang 31

quận Ba Đình Tiền thân của NHNo&PTNT Ba Đình bây giờ là NHNo khu vựcGiảng Võ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/1996 theo quyết định số18/QĐ-NHNo ngày 1/4/1996 của Tổng Giám Đốc NHNo Việt Nam Sau một thờigian kinh doanh, thử nghiệm có hiệu quả, để có thể đứng vững và phát triển trênthương trường, NHNo&PTNT quận Ba Đình đã được thành lập theo quyết định số340/QĐ-NHNo-02 ngày 19/6/1998 của Tổng Giám Đốc NHNo&PHNT Việt Nam Đất nước thời mở cửa, để tồn tại và phát triển kinh doanh trong môi trườngcạnh tranh đầy khốc liệt này thì buộc tự bản thân ngân hàng phải tự chủ, tự lo hoạtđộng, phải năng động tìm kiếm khách hàng, thị trường kinh doanh thì mới có thểchiến thắng trong cạnh tranh Song so với các chi nhánh trong cùng địa bàn nhưNHCT Ba đình, sở giao dịch NHNo Việt Nam thì trụ sở của NHNo Ba Đình hiệnnay là quá nhỏ bé không tương xứng với qui mô cần thiết của một ngân hàng giữathủ đô Hà Nội nên ít nhiều lòng tin của khách hàng cũng bị giảm sút Chính vìvậy sự cạnh tranh của chi nhánh hiện nay trên địa bàn là rất khó khăn và khôngtưởng Chi nhánh nhận thức rõ điều này và xác định hoạt động ngân hàng trên địabàn Hà Nội vừa có những thuận lợi song lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Để tồn tại vàphát triển không còn cách nào khác chi nhánh phải tự vươn lên bằng chính nội lựccủa mình.

Một ngân hàng nông nghiệp mới thoát thai trong cơ chế thị trường hoạtđộng trong lòng thành phố sẽ xoay sở ra sao? Đó là câu hỏi mang tính nghi ngờcủa nhiều người Sự định hướng đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng là vô cùng quan trọng Trong khi đó lâu nay người dân thành phố Hà Nội đãquen với các Ngân hàng có tên tuổi như NHCT, NHĐT, NHNT, đối với cácNHNo chưa in sâu vào tiềm thức họ , nhất là đối với khách hàng lớn Rất nhiềungười còn chưa hiểu tại sao NHNo lại đóng trụ sở ở giữa địa bàn thủ đô, đó là hạn

Trang 32

chế thách thức lớn nhất đối với ngân hàng nông nghiệp non trẻ như NHNo&PTNTquạn Ba Đình.

Bằng sự chỉ đạo nạy bén phù hợp với cơ chế mới từ Ban lãnh đạo đến nhânviên NHNo Ba Đình đã đồng lòng đồng sức tổ chức tốt hoạt động kinh doanh Từ

tổ chức tốt công tác tiếp thị đến công tác giao tiếp và phục vụ tốt khách hàng vớinhững dịch vụ mình có, không quản ngại thời gian và vất vả, kiên trì vượt lên khókhăn Bằng việc tự tìm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp mớithành lập lôi kéo họ chủ yếu bằng chính sách phục vụ ”hết lòng vì khách củamình” như phục vụ tại chỗ, kể cả việc cho vay cũng như việc gửi tiền, dịch vụchuyển tiền đảm bảo đúng chế độ, an toàn tuyệt dối “khi khách hàng cần là ngânhàng có ngay” Bên cạnh đó nhờ sự quan tâm chỉ đạo hoạt động của ngân hàngcấp trên, chi nhánh luôn phát triển những dịch vụ mới có nhiều tiện ích cho kháchhàng như dịch vụ chuyển tiền bằng điện, điện tử đó chính là thế mạnh của ngânhàng nông nghiệp nhờ vào mạng lưới rộng khắp của NHNo trên toàn quốc Chínhcách phục vụ tận tâm đó đã giúp cho chi nhánh hiểu khách hàng của mình hơn vàngược lại khách hàng hiểu ngân hàng hơn và chừng mực nào đó đã hấp dẫn kháchhàng Có thể nói sự vận dụng đúng qui luật thị trường đã giúp cho chi nhánhNHNo quận Ba Đình đứng vững trong cơ chế thị trường và hạn chế được nhiều rủiro

2.2 Cơ cấu hoạt động của bộ máy NHNo&PTNT quận Ba Đình

NHNo&PTNT quận Ba Đình là một ngân hàng cấp 3 nên có cơ cấu tổ chứcgọn nhẹ Từ những ngày đầu khi mới thành lập chi nhánh toàn bộ công nhân trongngân hàng chỉ có 8 người nhưng do hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, vìvậy hiện giờ cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã tăng lên 20 người

Trang 33

Sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình:

Ban Giám đốc gồm 2 người

+ Bà Võ Lê Thu Thủy - Giám đốc NHNo&PTNT quận Ba Đình là người điềuhành chung mọi hoạt động của ngân hàng

+ Bà Lê Minh Thủy -Phó Giám đốc kiêm về kế toán ngân hàng có trách nhiệmđiều hành hoạt động của ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt

-Phòng nghiệp vụ kinh doanh có 6 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhânviên)

Chức năng của bộ phận tín dụng:

+ Xây dựng các dự án nhỏ, thẩm định dự án đầu tư và dịch vụ tín dụng khác trongđịa bàn được phân công heo chỉ định của giám đốc ngân hàng cấp trên trực tiếpquản lý

+ Làm dịch vụ cho ngân hàng người nghèo

+Xác định lựa chọn, xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, làm đại lý giải ngâncho NHNo Việt nam

+Chấp hành chế độ báo cáo thống kê chuyên đề theo qui định

Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ

kinh doanh thanh toán, ngân Phòng kế toán

quỹ

Trang 34

- Phòng kế toán thanh toán và ngân quĩ có 12 người (1 trưởng phòng, 1 phóphòng và 10 nhân viên) có nhiệm vụ về các nghiệp vụ hạch toán kinh doanh,thanh toán và kho quĩ.

Chức năng của bộ phận kế toán và kho quĩ:

+Hướng dẫn mở tài khoản tại chi nhánh cho khách hàng, thực hiện làm dịch vụthanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh

+Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quiđịnh của NHNo Việt nam

+Nhận tiền gửi của khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm, có kỳ hạn, không kỳhạn và làm dịch vụ thu tiền mặt

+Quản lý an toàn két quĩ thực hiện mức tồn quĩ, nghiệp vụ thu, chi và vận chuyểntiển trên đường đi an toàn

+Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu

Mặc dù là một ngân hàng nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều nhưng ngânhàng luôn chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Đa số nhân viên đãtốt nghiệp đại học, ngân hàng cũng luôn quan tâm tới việc phát động phong tràothi đua gây khí thế phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của cán bộ công nhânviên trong ngân hàng Về nghiệp vụ, ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chấtlượng công tác hạch toán kế toán và công nghệ ngân hàng, đảm bảo số liệu chínhxác kịp thời giúp cho công tác điều hành và phân tích kinh doanh có hiệu quả.2.3 Hoạt động huy động huy động vốn:

Trang 35

Hiện nay trong hoạt động của nền kinh tế thị trường các NHTM hướng hoạtđộng kinh doanh của mình theo phương châm ”đi vay để cho vay”, sự tăng trưởngcủa nguồn vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM Công tác huy độngvốn của NHNo Ba Đình càng chú trọng theo hướng đó để nâng cao về số lượngcũng như chất lượng của nguồn vốn huy động Để hoạt động kinh doanh của mìnhđược chủ động thì ngân hàng luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào.Chính vì vậy, NHNo Ba Đình đã xác định cho mình cách thức cũng như chấtlượng huy động vốn, nhanh, nhiều ổn định đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũngnhư định hướng kinh tế của Nhà nước.

So với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì NHNo Ba Đình có môitrường hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi, là một ngân hàng mới thànhlập với qui mô hoạt động còn nhỏ lại chịu sự cạnh tranh trong chuỗi đan xen vớikhông ít các NHTM có tầm cỡ khác Nhưng không phải vì thế mà NHNo Ba Đìnhkhông ngừng phát triển Ngân hàng đã khắc phục tình trạng bằng nhiều biện pháp

để khơi tăng nguồn vốn huy động, từ tổ chức công tác tiếp thị đến công tác phục

vụ tốt khách hàng và luôn luôn đề cao năng lực nghiệp vụ của mình Năm 2001,ngân hàng đã thu được kết quả đáng kể trong công tác huy động vốn Nhờ việcđánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên chi nhánh đã phát huyđược khả năng huy động của mình Để huy động được nhiều vốn nhanh và rẻ chinhánh đã có nhiều hình thức huy động phong phú như phát hành kỳ phiếu nội,ngoại tệ với nhiều kỳ hạn trả lãi trước, trả lãi sau Có nhiều loại tiền gửi khácnhau: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng Tiết kiệm có nhiều kỳ hạn và lãi suất luôn luônkhác nhau, linh hoạt và hấp dẫn, thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó chi nhánh luôn làm tốt công tác chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyểntiền điện tử bảo đảm nhanh chóng và chính xác đã thu hút được nhiều doanh

Trang 36

nghiệp, tư nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mình, từ đó huy động đượcnguồn vốn nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán.

Về hình thức huy động vốn trong năm 2000, 2001 NHNo Ba Đình đã đạtđược kết quả về huy động như sau:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT quận Ba Đình (Đơn vị trđ)

Chỉ tiêu Năm 2000

Số tiền Tỷ trọng(%)

Năm 2001

Số tiền Tỷ trọng(%)

So sánh

Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 44.050 100 269.300 100 +225.250 511.35

1 Theo kết cấu tiền gửi

44.050 100

32.105 72.88 11.945 27.12

269.300 100

153.200 56.88 43.288 16.07 72.812 27.05

269.300 100

243.353 90.36 25.947 9.64

+225.250 + 511.35

+149.168 +3699.6 + 24.365 + 128.76 +51.717 +245.162

+225.250 + 511.35

+211.248 +657.99 +14.002 +117.22

Như vậy, từ số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của năm 2001 tăng gấp5,1135 lần nguồn vốn huy động năm 2000 tổng nguồn đến 31/12/2001 là 269.300trđ , trong đó:

Nội tệ : 243.353 trđ

Ngoại tệ: 25.947 trđ

Trang 37

So với cùng kỳ năm 2000 tăng 225.250 trđ, trong đó:

Nội tệ tăng 211.248 trđ

Ngoại tệ tăng: 14.002 trđ

Sở dĩ nguồn vốn tăng lên nhiều như vậy là do nguồn vốn tăng lên ở tất cả cácthành phần và thể loại tiền gửi Cụ thể tiền gửi kỳ phiếu đã tăng 51.717 trđ (tăngkhoảng 245,162%) của năm 2001 so với 2000, tiền gửi tiết kiệm tăng 24.365 trđ(tăng 128,76%) của năm 2001 so với năm 2000 Đặc biệt trong công tác huy độngnguồn vốn dựa trên cơ chế thị trường “Ai bán thì mình mua” bảo đảm chênh lệchdoanh thu và chi phí và có lãi Thực tế chi nhánh đã huy động tiền gửi của các tổchức tín dụng trên địa bàn có nguồn vốn nhàn rỗi trong kinh doanh dẫn đến mứctăng tiền gửi của TCTD, TCKT (chủ yếu là TCTD) lên đến 3699,6% Số vốn thừanày một phần chi nhánh đã dùng để cho vay tại chỗ, hòa chung với nguồn vốnkhác và vẫn có lãi Số phần lớn còn lại chi nhánh đã chuyển cho Trung tâm điềuhành và được hưởng phí điều vốn với thu nhập không nhỏ Đó cũng là thế mạnhcủa các NHNo trong địa bàn thủ đô trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn vì đượctrung tâm điều hành xử lý vốn thừa cho các NHNo khác nhất là đối với các NHNotại tỉnh nguồn vốn vốn huy động ở đây thường huy động với lãi suất cao hơn vàkhó huy động hơn

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của NHNo Ba Đình cũng tự nhận thấy là nguồnchưa thực sự ổn định, vững chắc Tiền gửi của các dân cư còn chiếm tỷ trọng nhỏ,

mà TCTD còn lớn Nhưng nói chung nguồn vốn huy động đã tăng trưởng vượtbậc, đó là dấu hiệu đáng mừng, để khặc phục phần nào thì được sự giúp đỡ củaNHNo&PTNT Hà Nội trong tháng 12/2001 chi nhánh đã tiến hành khai trương 1bàn tiết kiêm số 28 tại Hoàng Cầu, quận Đống Đa nhằm mở rộng mạng lưới huyđộng từ tiền gửi cuả dân cư

Trang 38

Với sự mở rộng nguồn vốn huy động vượt bậc như trên là do trong thời gianqua nhờ sự nẵm bắt nhạy bén và vận dụng tình hình kinh tế trên địa bàn tình hìnhkinh tế thị trường với việc thực hiện nhiều biện pháp, chính sách mới đặc biệt làtrong chính sách khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp thực hiện một bước quantrọng về đa dạng hóa hình thức huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ với lãi suất linhhoạt Ngoài việc khai thác khách hàng truyền thống, tích cực phát triển thêm nhiềukhách hàng mới với thái độ phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ cán bộ ngânhàng mà khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều Đặc biệt là sử dụng thếmạnh của hệ thống NHNo với mạng lưới các chi nhánh đông đảo trong toàn quốc

từ miền núi đến hải đảo, từ thành thị đến nông thôn đều có các chi nhánh củangân hàng nông nghiệp , điều này có tác dụng kích thích người gửi tiền, chuyểntiền vừa tăng được thu dịch vụ, vừa tăng được số dư gửi tiền vãng lai trên tàikhoản vãng lai của khách hàng Mặt khác cũng chính NHNo rộng khắp đó đã giúpcho việc điều chuyển vốn của trung tâm điều hành NHNo từ nơi thừa vốn dễ huyđộng (hưởng phí như NHNo Ba Đình) đến nơi thiếu vốn, khó huy động (trả phí),điều này giúp cho việc kinh doanh nguồn vốn luôn “phát đạt “, tăng trưởng liêntục và giúp cho khách hàng đến với NHNo vì chi nhánh thường xuyên huy độngcác loại tiền gửi, kỳ phiếu với thời gian tiện ích và lãi suất hấp dẫn

2.4 Tình hình sử dụng vốn:

NHNo Ba Đình cũng như các NHTM khác đều hoạt động theo nguyên tắc

đi vay để cho vay, vì vậy để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả thì ngân hàngkhông những chú trọng đến công tác huy động vốn mà phải đặc biệt quan tâm đếnviệc sử dụng vốn và nhấtt là công tác tín dụng của ngân hàng

Về tình hình sử dụng nguồn dư nợ tính đến 31/12/2001 dạt 50 tỷ đồng

Trang 39

Trong đó - Dư nợ ngắn hạn: 39 tỷ

- Dư nợ trung hạn: 11 tỷ

Tăng hơn so với cùng kỳ năm 2000 là 23 tỷ đồng tăng 185%

Nợ quá hạn: 109 trđ chiếm 0,2% so với tổng dư nợ (Năm 2000 là 1%)

Thu nợ quá hạn rủi ro: 81 trđ

Thu lãi cho vay đạt: 3600 trđ

Ngoài chỉ tiêu dư nợ, trong năm chi nhánh còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnhcho 4 đơn vị chủ yếu là bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng Doanh số bảolãnh là 3 tỷ đồng Dư nợ bảo lãnh đến nay là 2,5 tỷ đồng Cơ cấu dư nợ đến năm

2001 như sau :Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn của NHNo Ba Đình (Đơn vị trđ)Chỉ tiêu Thực hiện

Năm 2000

Năm2001

Tỷtrọng(%)

Chênhlệch

-Doanh số cho vay 64.000 130.000 +66.000

50.000

39.000 11.000

100

78 22

+23.000

+15.000 +8.000

50.000

22.000 700 2.100 22.800 2.400

100

44 1.4 4.2 45.6 4.8

+23.000

+10.000 +5.000 +1.200 +10.400 +900

Trang 40

( 0.2%tổng dư nợ)

73 36

100

66.9 33.1

-172

-151 -21

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001)

Sở dĩ số dư nợ năm 2001 có mức tăng trưởng tương đối cao là do chi nhánh

đã có nhiều biện pháp khắc phục hạn chế của năm trước Tập trung tìm kiếm thịtrường, đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn từ lâu Đồngthời mở rộng cho vay các thành phần kinh tế như kinh tế ngoài quốc doanh, kinh

tế hộ gia đình, cho vay tiêu dùng Đầu tư vốn trung dài hạn cho 2 doanh nghiệpnhà nước là Công ty in Tài chính và xí nghiệp Xuất-nhập khẩu y tế với số tiền là 8

tỷ đồng; cho vay mới nhièu doanh nghiệp ngoài quốc doanh; tổng số hộ cho vaytiêu dùng từ 120 hộ lên 200 hộ , năm 2001 tăng 80 hộ

Đi đôi với việc mở rộng tín dụng chi nhánh luôn quan tâm tới chất lượng tíndụng, tìm mọi cách hạn chế nợ quá hạn phát sinh và thu hồi nợ quá hạn cũ, nợ đãđược xử lý rủi ro Doanh số thu nợ quá hạn trong năm là 300 triệu đồng

Số dư nợ tuy có tăng trưởng hơn năm 2000 nhưng cơ cấu dư nợ chưa ổn địnhvững chắc, tỷ lệ vón trung dài hạn mới chiếm 22%; số lượng hộ sản xuất và doanhnghiệp vay vốn còn ít; vay tiêu dùng chưa khai thác hết Công tác marketing củaphòng knh doanh còn một mặt hạn chế Thu nợ rủi ro đạt được chưa cao

2.5 Kết quả tài chính

Năm 2001 hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT Hà Nội gặp rấtnhiều khó khăn đặc biệt là dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu

Ngày đăng: 27/05/2014, 12:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình: - một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình
Sơ đồ b ộ máy quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT quận Ba Đình: (Trang 33)
Bảng 3 T i kho à ản tiền gửi của TCKT (Đơn vị trđ) - một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình
Bảng 3 T i kho à ản tiền gửi của TCKT (Đơn vị trđ) (Trang 45)
Bảng 4 Kết cấu tiền gửi tiết kiệm (Đơn vị trđ) - một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình
Bảng 4 Kết cấu tiền gửi tiết kiệm (Đơn vị trđ) (Trang 47)
Bảng 5 Tình hình mở và sử dụng tài khản tiền gửi cá nhân (Đơn vi trđ) - một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ba đình
Bảng 5 Tình hình mở và sử dụng tài khản tiền gửi cá nhân (Đơn vi trđ) (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w