Nội dung hoạt động:

Một phần của tài liệu GA NGLL 11 (Trang 44 - 50)

Tổ chức cuộc thi để học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp. Có thể gợi ý một số nội dung sau:

- Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với vấn đề lập nghiệp.

+ Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề lập nghiệp, đặc biệt là vai trò của ngành giáo dục trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

+ Trách nhiệm cá nhân trong học tập, rèn luyện và lựa chọn nghề nghiệp.

+ Trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng.

+ Trách nhiệm đóng góp cho phong trào của thanh niên nhà trường “Thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”.

- Có trách nhiệm tự thay đổi nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp trong nền kinh tế tri thức; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng cùng thay đổi những nhận thức còn lệch lạc về nghề nghiệp.

- Nêu quyết tâm hành động của người thanh niên học sinh để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho ngày mai lập nghiệp.

III. Công tác chuẩn bị.1. Giáo viên. 1. Giáo viên.

- Chuẩn bị một số chủ đề như gợi ý ở phần nội dung hoạt động để học sinh chuẩn bị thi hùng biện:

+ Học sinh với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. + Thanh niên với hành trang vào đời.

+ Thanh niên học sinh tình nguyện xây dựng “xã hội học tập”. + Thanh niên học sinh với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

+ Nhà trường - gia đình - cộng đồng với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh.

- Ngoài ra cần nêu một số tình huống để học sinh chuẩn bị và trình bày cách giải quyết của mình khi người điều khiển yêu cầu:

+ Bạn thấy năng lực học tập của mình có hạn nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ xin đi học nghề, nhưng bố mẹ thì kiên quyết ép bạn thi Đại học, theo bạn điều đó có đúng không? Bạn xử lí tình huống này như thế nào ?

+ Có bạn nói rằng, chúng ta mới học xong 11 đã vội gì bàn đến chuyện lập nghiệp, việc đó để tốt nghiệp THPT xong hãy bàn. Bạn có đồng ý vưói ý kiến đó không ? Tại sao ?

+ Có ý kiến cho rằng, chúng ta còn đang sống phụ thuộc vào bố mẹ nên học nghề gì, thi vào trường nào là do bố mẹ lựa chọn. Bạn có đồng ý với cách suy nghĩ này không? Tạo sao ?

- Họp cán bộ lớp thống nhất nội dung và cách thức tổ chức thi hùng biện. - Đề xuất Ban giám khảo, người dẫn chương trình.

- Kiểm tra công việc chuẩn bị, góp ý kiến và sửa những bài hùng biện của học sinh.

2. Học sinh.

- Cán bộ lớp phổ biến nội dung chuẩn bị, thời gian và cách thức tham gia thi hùng biên. Yêu cầu các tổ lựa chọn 2 -3 bạn tham gia hùng biện, giao cho các tổ giúp các bạn chuẩn bị viết bài hùng biện.

- Tất cả học sinh cùng chuẩn bị ý kiến và hỗ trợ các bạn trực tiếp tham gia thi. - Chuẩn bị bài hát, bài thơ liên quan đến chủ đề thanh niên tình nguyện, lập nghiệp. - Chuẩn bị thể lệ cuộc thi và bảng điểm.

- Cử Ban giám khảo, thư kí và người dẫn chương trình

- Chuẩn bị các câu hỏi phụ về ứng xử các tình huống liên quan đến hướng nghiệp, dạy nghề.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động. - Chuẩn bị giấy mời và tặng phẩm (nếu có).

- Yêu cầu các tổ đăng kí chủ đề và tên người tham gia hùng biện.

IV. Tổ chức hoạt động

Gợi ý chương trình thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” như sau: - Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động:

+ Mời giáo viên chủ nhiệm khai mạc cuộc thi và định hướng nội dung cho các thí sinh tham gia hùng biện.

+ Giới thiệu Ban giám khảo và Thư kí lên làm việc.

+ Ban giám khảo công bố cách chấm điểm (về nội dung có sát chủ đề hay không; về tính ngắn gọn, súc tích; về sựu trình bày hấp dẫn, lôi cuốn; về trang phục phù hợp, gây ấn tượng v.v…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giới thiệu các thí sinh tham gia hùng biện ra mắt chào khán giả.

+ Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày theo chương trình đã thiết kế dựa trên cơ sở các chủ đề mà các tổ đã đăng kí.

Lưu ý: Sau mỗi bài trình bày, có thể đặt câu hỏi phụ phù hợp vưói chủ đề trình bày cho thí sinh hoặc nêu vấn đề gợi ý cho cả lớp cùng tranh luận thêm.

+ Ban giám khảo cho điểm sau mỗi bài trình bày, người dẫn chương trình đọc điểm và thư kí tổng hợp.

+ Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.

+ Tổ chức trò chơi khi kết thúc các phần trình bày.

+ Ban giám khảo công bố điểm và giao cho các tổ và cá nhân xuất sắc.

V. Kết thúc hoạt động

Hoạt động 3:

Hoạt động tư vấn nghề nghiệp. I. Mục tiêu hoạt động

Sau hoạt động này, học sinh cần:

- Hiểu sâu sắc ý nghĩa của vấn đề lựa chọn đúng nghề nghiệp quyết định đến sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.

- Biết trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng và biện pháp để theo đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở trường mà mình yêu thích.

- Sẵn sàng trao đổi và thực sự cầu thị, cởi mở khi được tư vấn về nghề nghiệp.

II. Nội dung hoạt động.

Tổ chức tưu vấn để học sinh có cơ hội bày tỏ nhu cầu, mong muốn về nghề nghiệp, được thảo luận và tư vấn để làm sáng tỏ nhưũng vvấn đề mà các em quan tâm về nghề nghiệp.

Có thể gợi ý một số nội dung chủ yếu sau;

1. Tư vấn làm rõ nhu cầu và mối quan tâm của học sinh về nghề nghiệp

- Tuổi trẻ luôn khao khát được cống hiến và trưởng thành, chúng em rất lo lắng, băn khoăn khi thấy các anh chị sinh viên đã tốt nghiệp Đại học rồi mà không xin được việc làm. Chúng em phải làm gì ?

- Hiện nay trường dạy nghề còn rất ít, trong khi các trường Đại học cũng chỉ tuyển sinh một tỷ lệ rất nhỏ. Vậy tốt nghiệp trung học phổ thông xong chúng em sẽ làm nghề gì để kiếm sống ?

- Chúng em muốn tìm hiểu về ngành nghề và phương thức tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề thì tìm ở đâu ?

- Em là nữ, nếu em muốn trở thành thuyền trưởng tàu viễn dương thì em có thể học nghề này được không? Học ở trường nào ?

- Dựa vào những tiêu chí nào để biết mình đã lựa chọn đúng nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông?

2. Tư vấn để làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng, gia đình và nhà trường đối với vấn đề nghề nghiệp của học sinh.

- Chúng em muốn biết quyền và trách nhiệm củas học sinh trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp như thế nào ?

- Anh thi em thi Đại học 2 lần rồi nhưng không đỗ. Anh vẫn muốn thi lại lần nữa chứ không chịu đi học nghề, bố mẹ em cũng ủng hộ mặc dù kinh tế nhà em rất khó khăn. Điều đó có nên không ? Em phải khuyên anh trai em như thế nào ?

- Em thấy trong giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở bậc Trung học hiện nay ở một số mơi vẫn còn tình trạng nhà trường hướng cho nam sinh học các nghề thợ xây, thợ tiện, điện, cơ khí v.v…. còn nữ sinh thì học may, thêu, ren, thư kí văn phòng v.v… Như vậy có đúng không? tại sao lại có sự phân biệt đó ?

- Nữ sinh có nên chọn các ngành kĩ thậut, công nghệ cao không? Nếu chọn những ngành này thì gặp khó khăn gì ?

III. Công tác chuẩn bị.1. Giáo viên. 1. Giáo viên.

- Chuẩn bị kĩ các nội dung cần tư vấn, lường trước các câu hỏi, các tình huống của học sinh, chuẩn bị kĩ đáp án và cách giải quyết để tư vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có thể mời các chuyên gia (Ban đại diện cha mẹ học sinh, một số học sinh đã tốt nghiệp khoá trước…) hoặc giáo viên bộ môn có kinh nghiệm để tư vấn nghề nghiệp cho các em.

- Mời đại diện cha mẹ học sinh cùng tham dự để lắng nghe tâm tư và nhu cầu của các em. - Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất mục đích và yêu cầu của hoạt động.

2. Học sinh.

- Lớp trưởng phổ biến nội dung và hình thức hoạt động để học sinh chuẩn bị câu hỏi, tình huống, những thắc mắc và mối quan tâm của bản thân về chủ đề cần tư vấn.

- Trang trí kê dọn phòng học theo yêu cầu của hoạt động. - Viết giấy mời đại biểu (nếu có).

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

IV. Tổ chức hoạt động

- ổn định tổ chức, sinh hoạt văn nghệ, trò chơi.

- Lớp trưởng hoặc Bí thư Chi đoàn làm công tác tổ chức. + Tuyên bố lí do

+ Giới thiệu đại biểu.

+ Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu mời lên chủ trì tư vấn - Người tư vấn chủ trì hoạt động.

+ Người tư vấn nêu chủ đề cần tư vấn + Nêu lần lượt từng vấn đề.

+ Gợi ý, khuyến khích để học sinh nêu những câu hỏi (tình huống, thắc mắc) về chủ đề. + Khuyến khích học sinh cùng trao đổi, tranh luận để tìm câu trả lời.

+ Nhà tư vấn lắng nghe, chọn lọc các ý kiến thảo luận của học sinh, tổng hợp, nhận xét, đưa ra lời bình và kết luận.

- Trong quá trình tư vấn, nếu có nhiều thắc mắc của học sinh vượt ra ngoài hiểu biết của các em thì nhà tư vấn có thể trả lời trực tiếp mà không cần thảo luận làm mất thời gian.

- Trong quá trình thảo luận, nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ, trò chơi để không khí buổi hoạt động thêm vui vẻ, sinh động.

Ngày soạn: 10/04/2009 Dạy lớp: 11A Ngày dạy: 18/04/2009

Chủ đề hoạt động tháng 4:

Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác A. Mục tiêu giáo dục

Sau chủ đề này, học sinh cần:

- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của hoà bình, hữu nghị và hợp tác, hiểu biết về các cơ quan của Liên hợp quốc và vai trò quan trọng của Liên hợp quốc đối với hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

- Biết tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ hoà bình. Rèn luyện các kĩ năng hợp tác tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

- Có thái độ tôn trọng và ủng hộ xu thế hoà bình và hữu nghị trên thế giới, căm ghét chiến tranh, xung đột và khủng bố .

B. Nội dung hoạt động.

- Thảo luận chuyên đề “Thanh niên góp phần bảo vệ hoà bình”. - Đóng tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Thi tìm hiểu về Liên hợp quốc.

C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể.

Hoạt động 1:

Thảo luận chuyên đề: “thanh niên góp phần bảo vệ hoà bình “ I. Mục tiêu hoạt động

Sau hoạt động này học sinh cần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiểu ý nghĩa của hoà bình và sự cần thiết phải có hoà bình cho mỗi người, mỗi gai đình, mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả nhân loại; hiểu học sinh có quyền tự do suy nghĩ, bày tỏ quan điểm về vấn đề hoà bình.

- Tham gia các hoạt động góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà bình. Biết sống hợp tác, hoà nhập và đoàn kết.

- Có thái độ yêu quý hoà bình, ghét chiên tranh, ủng hộ cái thiện, phản đối cái ác, phẩn bảo lực.

II. Nội dung hoạt động.

Để thựuc hiện hoạt động, học sinh phải hiểu những nội dung chủ yếu nhất về hoà bình; về sự cần thiết phải giữ gìn, bảo vệ hoà bình; về vai trò, quyền và trách nhiệm của hcọ sinh trong việc góp phần giữ gìn và bảo vệ hoà bình.

- Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hoà bình cho mọi người; chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của với chiến tranh, trái với xung đột, trái với khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc con người.

- Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

- Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mấy chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình, độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Vì vậy hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phải phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, gìn giữ hoà bình.

III. Công tác chuẩn bị.1. Giáo viên. 1. Giáo viên.

- Nêu mục đích, yêu cầu hoạt động cho cả lớp nhằm giúp học sinh định hướng đúng và sẵn sàng tham gia.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hoà bình cả về nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm sách báo, thu nhập thêm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác để mở rộng sự hiểu biết. Đồng thời yêu cầu học sinh liên hệ trong cuộc sống hằng ngày ở nhà trường, ở gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến sự hợp tác, thân thiện, đến xung đột, mẫu thuẫn và cách giải quyết….

- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các Điều 12, 13, 15 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em để tham gia hoạt động thảo luận.

- Gợi ý một số câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận, ví dụ:

+ ý nghĩa của hoà bình đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và đối với thế giói nói chung. + ý nghĩa của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.

+ Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ hoà bình ?

+ Nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ và thanh niên học sinh trong việc góp phần bảo vệ hoà bình.

- Giao cho cán bộ lớp tổ chức hoạt động và tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi thảo luận. - Liên hệ mời giáo viên môn GDCD phối hợp cùng GVCN làm cố vấn cho hoạt động của học sinh.

2. Học sinh.

- Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hội ý bàn bạc các công việc chuẩn bị cho hoạt động. - Hoàn thiện hệ thống câu hỏi thảo luận

- Cử người điều khiển chương trình thảo luận - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

- Cử người trang trí.

IV Tổ chức hoạt động.

- Người điều khiển nêu lí do, mục đích yêu cầu của hoạt động, nhấn mạnh ý nghĩa về quyền của học sinh được biểu đạt ý kiến, được tự do suy nghĩ trong mọi vấn đề liên quan đến hoà bình và việc giữ gìn, bảo vệ hoà bình, trong đó học sinh có thể phát huy các quyền phát biểu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình, làm cho hoạt động thảo luận thêm sôi nổi. Sau đó, người điều khiển giới thiệu Ban cố vấn và chương trình hoạt động.

- Lần lượt nêu các câu hỏi hoặc vấn đề và yêu cầu, cả lớp tự giác xung phong phát biểu ý kiến. Mỗi câu hỏi đặt ra phải được thảo luận và tranh luận nhằm củng cố và khắc sâu nhận

Một phần của tài liệu GA NGLL 11 (Trang 44 - 50)