III. Công tác chuẩn bị 1 Giáo viên
2. Tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đảng, với quê hương, đất nước.
Thông qua biểu diễn văn nghệ “Mừng đảng, mừng xuân”, thanh niên học sinh có dịp bày tỏ tình cảm, thái độ và trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
III. Công tác chuẩn bị.1. Giáo viên. 1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động
- Họp với cán bộ và BCH Chi đoàn, nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành. Hướng dẫn học sinh sưu tầm hoặc sáng tác các bài hát, bài thơ, điệu múa về Đảng, về quê hương đất nước và mùa xuân.
- Gợi ý và cùng học sinh thảo luận lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động (có thể lựa chọn hình thức vừa biểu diễn văn nghệ, vừa hái hoa dân chủ, hoặc thi văn nghệ, hoặc tổ chức dưới dạng trò chơi âm nhạc v.v..)
- Cùng học sinh đề cử người dẫn chương trình.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị của các em và sẵn sàng tư vấn khi cần thiết.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung và hình thức hoạt động, phát động đợt thi đua tìm hiểu về Đảng, đất nước, mùa xuân của dân tộc qua việc sưu tầm và sáng tác bài hát, bài thơ, các điệu múa… cho học sinh cùng các tổ chuẩn bị và luyện tập.
- Chuẩn bị các câu hỏi để hái hoa dân chủ hoặc thi văn nghệ.
- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị từ 3 đến 4 tiết mục gồm các thể loại khác nhau: hát, thơ, kể chuyện, múa, nhạc không lời…
- Gợi ý một số bài hát sau để học sinh sưu tầm và Ban tổ chức có thể làm cơ sở để chuẩn bị câu hỏi:
+ Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam (Nhạc và lời: Đỗ Minh). + Đảng cho ta cả một mùa xuân (Nhạc và lời: Phạm Tuyên). + Đảng là cuộc sống của tôi (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn). + Màu cờ tôi yêu (Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
+ Việt Nam ơi ! Mùa xuân đến rồi (Nhạc và lời: Huy Du). + Lá cờ Đảng (Nhạc và lời: Văn An).
+ Việt Nam quê hương tôi (Nhạc và lời: Đỗ Nhuận).
+ Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Nhạc và lời: Xuân Hồng). + Hát về cây lúa hôm nay (Nhạc và lời: Hoàng Vân).
+ Một thoáng quê hương (Nhạc và lời: Thanh Tùng - Từ Huy) + Đất nước lời ru (Nhạc và lời: Văn Thành Nho).
+ Đường chúng ta đi (Nhạc và lời: Huy Du) + Khát vọng tuổi trẻ (Nhạc và lời: Vũ Hoàng).
+ Bài ca thanh niên tình nguyện (Nhạc và lời: Lưu Khương Ninh). …
- Cử Ban giám khảo và thư kí.
- Chuẩn bị băng cát - sét có các bài hát cần thiết (nếu tổ chức dưới hình thức hái hoa dân chủ hoặc trò chơi âm nhạc).
- Chuẩn bị biểu điểm chấm theo thang điểm 10 hoặc 20: nội dung đúng chủ đề; tiết mục có chất lượng (hay, đều, rõ ràng); trang phục đẹp, phù hợp; số lượng người tham gia; đảm bảo thời gian theo quy định; cộng thêm điểm nếu là tiết mục tự biên, tự diễn. Chuẩn bị bảng ghi điểm.
- Các tổ đăng kí tiết mục, duyệt chương trình, sau đó lựa chọn khoảng 4 - 5 tiết mục đạt yêu cầu biểu diễn.
- Chuẩn bị bảng điểm.
- Chuẩn bị phần thưởng và mời đại biểu (nếu có).
- Trang trí lớp học theo yêu cầu hoạt động hoặc tại một địa điểm dã ngoại nếu phù hợp.
IV. Tổ chức hoạt động
Gợi ý chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân với hình thức vừa biểu diễn, vừa hái hoa dân chủ như sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động: + Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. + Giới thiệu Ban giám khảo và thư kí lên làm việc.
+ Giới thiệu cách cho điểm của Ban giám khảo (biểu điểm và ghi điểm lên bảng sau mỗi tiết mục).
+ Mời các đội văn nghệ đại diện cho các tổ ra mắt với hình thức dí dỏm, độc đáo mà vẫn giữ được tính nghiêm trang của chủ đề.
+ Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động theo 2 hình thức hoạt động sau:
Hoạt động thứ nhất: Biểu diễn văn nghệ.
+ Lần lượt giới thiệu các đội lên biểu diễn tiết mục như chương trình đã thiết kế. + Sau khi các đội biểu diễn xong, Ban giám khảo cho điểm trực tiếp, thư kí tổng hợp.
Hoạt động thứ hai: Hái hoa dân chủ
(Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Trên cây hoa có rất nhiều loại hoa với các yêu cầu khác nhau, ví dụ:
+ Trình bày một đoạn bài hát có từ “mùa xuân”, “Đảng”, “quê hương”, “đất nước”. “tuổi trẻ” v.v…
+ Đọc một đoạn thơ có các từ trên. + Nghe một câu hát đoán tên bài hát + Nghe tên bài hát đoán tên tác giả.
+ ý nghĩa của một bài hát hoặc đoạn thơ nào đó.
+ Hát liên khúc những bài hát có từ “mùa xuân”, “Đảng”, đội nào tìm được nhiều bài, đội đó sẽ thắng.
Mỗi tổ cử 1 đội (2 - 3 người) lên tham gia thi.
+ Người hái hoa sẽ đọc to nội dung yêu cầu ghi trong bông hoa, các đội dự thi sẽ giành quyền trả lời trước bằng cách giơ tay hoặc rung chuông. Người dẫn chương trình làm trọng tài và Ban giám khảo cho điểm cho từng đội.
+ Kết thúc chương trình hái hoa, đội nào giành được nhiều điểm nhất, đội đó sẽ thắng. - Kết thúc hoạt động, có thể cộng điểm cả 2 hoạt động và trao giải cho tổ đạt điểm cao nhất. Cũng có thể trao giải cho 2 hoạt động riêng lẻ.
V. Kết thúc hoạt động.
Ngày soạn: 14/03/2009 Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 21/03/2009
Chủ đề hoạt động tháng 3:
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp A. Mục tiêu giáo dục
Sau chủ đề này, học sinh cần:
- Hiểu được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân nói riêng và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung
- Có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân. - Có thái độ rõ ràng trong việc hướng nghiệp, chọn nghề cho bản thân.
B. Nội dung hoạt động
- Thảo luận chuyên đề “Tương lai là ở bạn”.
- Thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. - Hoạt động tư vấn nghề nghiệp.
C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể.
Hoạt động 1:
Thảo luận chuyên đề: “Bạn hiểu gì về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? “ I. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu sự lựa chọn đúng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai phụ thuộc vào việc xác định ý thức, thái độ học tập và rèn luyện của học sinh ngày hôm nay.
- Biết gắn nhiệm vụ học tập với xây dựng kế hoạch rèn luyện hướng về một nghề phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân và yêu cầu của xã hội.
- Tích cực học tập, rèn luyện theo kế hoạch. Sẵn sàng trao đổi, chia sẻ với bạn bè, thầy, cô giáo, anh chị, bố mẹ để biết định hướng đúng đắn cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân; Tránh việc xác định không đúng dẫn đến có thái độ sai lầm, lệch lạc trong học tập và rèn luyện.
II. Nội dung hoạt động.
Để thực hiện tốt hoạt động này, học sinh cần phải hiểu những nội dung cơ bản về việc dạy nghề, hướng nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ là sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn để giúp các em tự định hướng và biết lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai. Có thể gợi ý một số nội dung chủ yếu sau: