ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI HỒNG HIẾU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA LUẬN VĂN[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số khái niệm cơ bản về chính sách và Công nghệ thông tin
Theo Vũ Cao Đàm[11] chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra.
Trong luận văn này, chỉ đề cập đến các “Chính sách” do Nhà nước ban hành Đối với các chính sách này, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách mang tính định hướng, có những chính sách cụ thể, tùy theo cấp phê duyệt chính sách và nguồn cung cấp ngân sách khác nhau.
Nội dung chủ yếu của luận văn này là xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa, vì vậy nên nó mang các đặc thù sau đây của chính sách công sau đây:
Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước Nếu chủ thể ban hành các "chính sách tư" có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị – xă hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó, thì chủ thể ban hành chính sách công chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước.Vấn đề ở đây là các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách công, vừa là chủ thể ban hành "chính sách tư" Sự khác biệt là ở chỗ các "chính sách tư (riêng)" do các cơ quan nhà nước ban hành là những chính sách chỉ nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan đó, không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi cơ quan.
Chính sách công do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách công là chính sách của Nhà nước Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp… Ở nước ta, trên sách báo, chúng ta thường gặp cụm từ "chính sách, chủ chương của Đảng và Nhà nước", vì vậy có ý kiến cho rằng, Đảng cũng là chủ thể ban hành chính sách công Điều này có thể giải thích bằng thực tế đặc thù của nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lănh đạo Nhà nước, lănh đạo xă hội Đảng lănh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách – đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công Như vậy, về thực chất, các chính sách công là do Nhà nước Cộng òa xă hội chủ nghĩa Việt Nam (chủ yếu là Chính phủ đề ra) Các chính sách này là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Đặc thù thứ hai của chính sách công ở đây là các quyết định mang tính hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn Chính sách công không chỉ thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện các dự định nói trên.
Chính sách công trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó Song, nếu chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản th ì nó vẫn chưa phải là một chính sách Chính sách công phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nêu ra và đưa lại những kết quả thực tế.
Một số người thường hiểu chính sách công một cách đơn giản là những chủ trương của Nhà nước ban hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi. Đặc thù thứ ba, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xă hội theo những mục tiêu xác định Chính sách công là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà nước là những chương trình hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc điểm của chính sách công là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan đang đặt ra trong đời sống xă hội Chính sách công chỉ xuất hiện khi đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết Vấn đề chính sách được hiểu là một mâu thuẫn hoặc một nhu cầu thay đổi hiện trạng xuất hiện trong đời sống kinh tế – xã hội đòi hỏi Nhà nước sử dụng quyền lực công để giải quyết Có thể nói, chuỗi hạt nhân xuyên suốt toàn bộ quy trình chính sách bao gồm các giai đoạn: hoạch định; thực thi; và đánh giá chính sách Việc giải quyết những vấn đề nói trên nhằm vào những mục tiêu mà Nhà nước mong muốn đạt được.
Thứ tư, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan với nhau.Trước hết, không nên đồng nhất khái niệm quyết định ở đây với các quyết định hành chính, càng không thể coi đó chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Khái niệm quyết định ở đây có ý nghĩa rộng hơn, nó có thể được coi như một sự lựa chọn hành động của Nhà nước Các quyết định này có thể bao gồm luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng của các nhà lănh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ Song, chính sách không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt hay một văn bản nào đó.
Chính sách là một chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài Một chính sách có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp luật cho việc thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.
Luận văn này quan tâm xây dựng loại “chính sách thúc đẩy”, trong đó, thúc đẩy được hiểu là hành động làm tăng sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của đối tượng được quản lý
Công nghệ Thông tin (CNTT- tiếng Anh là Information Technology - IT)[12] là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review[13] Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin" Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
Trong văn bản pháp luật của Nhà nước[14] đã định nghĩa Công nghệ thông tin như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."
Luật Công nghệ thông tin năm 2006 đã định nghĩa về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Trong một văn bản của Chính Phủ[15] đã coi việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước là việc “sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch”.
Các tiêu chí xác định xã thuộc vùng sâu, vùng xa
Xã vùng sâu, vùng xa được nghiên cứu trong luận văn này là các xã được chọn dựa trên 05 tiêu chí[16] sau: (i) Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú
(vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới); (ii) Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, ); (iii) Các yếu tố xã hội (trình độ dân trí: trình độ văn hoá); (iv) Điều kiện sản xuất (điện tích đất lâm nghiệp, trình độ sản xuất hàng hoá); và (v) Đời sống Cụ thể là đảm bảo đồng thời các tiêu chí sau đây:
- Địa bàn cư trú cách xa trên 20 km so với các thành phố, thị xã thị trấn, các khu công nghiệp, trung tâm hoạt động của các doanh nghiệp, vùng cây trồng vật nuôi hàng hóa bước đầu phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, ga đường sắt, sân bay bến cảng;
- Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng hoặc tạm bợ Giao thông rất khó khăn, không có đường ô tô vào xã Các công trình điện thủy lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá và dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có;
- Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu Dân trí quá thấp, tỉ lệ mù chữ thất học trên 60%, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin v.v…;
- Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu thốn về vật tư cũng như trang thiết bị;
- Tỷ lệ hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã Đời sống thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra.
Với tiêu chí như ở trên, các xã vùng sâu, vùng xa được thu thập dữ liệu khảo sát trong luận văn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 thuộc các tỉnh được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1 Số nhân khẩu thuộc các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn
STT Tỉnh Số huyện Số xã Số hộ Số nhân khẩu
Mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào vùng sâu, vùng xa 17 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA
1 Đƣa tiến bộ khoa học và công nghệ về nông thôn, miền núi Đến nay, các dự án thuộc Chương trình Nông thôn và miền núi[17] đã góp phần giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại địa phương tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng các công nghệ để giải quyết các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu giống, nhân giống và đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; phát triển sản phẩm dựa trên các lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh như cây dược liệu, hoa các loại; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ phát triển sản xuất,…
Kết quả triển khai từ các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã giúp địa phương khai thác tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai để có thêm nhiều sản phẩm mới có chất lượng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp KH&CN và người dân Từ việc triển khai thực hiện dự án, các doanh nghiệp, HTX sẽ tiếp nhận được công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn, tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Thông qua Chương trình sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của địa phương Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ tham gia triển khai thực hiện dự án… đặc biệt, các mô hình ứng dụng thành công và có hiệu quả là cơ sở để địa phương nhân rộng trong sản xuất.
2 Mô hình cung cấp thông tin KH&CN tại địa bàn nông thôn và miền núi[18]
Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi (sau dây gọi tắt là Mô hình) có mục tiêu tổng thể là góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của cư dân nông thôn, miền núi trên cơ sở cung cấp kịp thời và sử dụng rộng rãi thông tin và tri thức khoa học và công nghệ. Đối tƣợng dùng tin Đối tượng phục vụ thông tin trên địa bàn làng, xã rất đa dạng và đông đảo Mô hình có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp thông tin theo yêu cầu của cư dân trong xã, trước hết tập trung vào các đối tượng chủ yếu như sau: (i) Lãnh đạo Đảng, chính quyền và đoàn thể của xã, cần những thông tin về chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, miền núi, thông tin thị trường phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chỉ đạo sản xuất kinh doanh; (ii) Cán bộ quản lý KH&CN, cán bộ khuyến nông, khuyên lâm và khuyến ngư tại địa bàn, cần được cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ, chính xác về các thành tựu KH&CN trong nước và thế giới, đặc biệt các kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới, thích hợp có khả năng ứng dụng mở rộng trong địa bàn; thông tin về thị trường, giá cả các sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp chủ lực; (iii) Cư dân trong xã, bao gồm: nông dân, thợ thủ công, học sinh, đặc biệt Đoàn thanh niên, hội viên các hội nông dân, hội phụ nữ, hội làm vườn, hội nuôi ong, hội cựu chiến binh: cần các thông tin cụ thể về cây trồng, vật nuôi năng xuất, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, các thông tin.về cách làm ăn mới, gương xoá đói, giảm nghèo và cách làm giàu bằng áp dụng khoa học và công nghệ, v.v.
Các sản phẩm và dich vụ chủ yếu của mô hình
(1) Thư viện điện tử khoa học và công nghệ có thể hoạt động theo 2 phương thức tra cứu, tìm tin, nhận tài liệu cần thiết ngay tại chỗ, hoặc truy cập, tra cứu, trao đổi thông tin trên Internet và trên các mạng thông tin khác nhau trong và ngoài nước (nối mạng qua điện thoại và môdem): có thể truy cập trực tuyến tới các mạng thông tin quan trọng như: Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (www.vista.gov.vn) Chợ ảo Công nghệ và thiết bị Việt Nam
(www.techmartvietnam.com.vn), mạng thông tin nông nghiệp, mạng thông tin thương mại, các báo Nhân dân điện tử, Lao động, Thời báo kinh tế,
(2) Thư viện điện tử phim KH&CN với hàng trăm phim KH&CN đã được số hoá, có thể tra cứu và xem ngay trên máy vi tính hoặc phát qua màn TV có đầu đọc đĩa VCD/DVD Đây là loại hình thông tin bằng âm-ảnh rất phù hợp với đông đảo cư dân tại xã, nhất là tại địa bàn dân trí còn thấp Loại thông tin
"mắt thấy-tai nghe" này đặc biệt thích hợp và có thể nâng cao hiệu quả các hội thảo đầu bờ hoặc phục vụ các hội nghị, sinh hoạt của các đoàn thể, các hội trong xã.
(3) Cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên gia/tổ chức tư vấn: cung cấp thông tin về địa chỉ và năng lực tư vấn của hàng ngàn chuyên gia và tổ chức KH&CN hàng đầu Qua CSDL này có thể liên hệ một cách nhanh chóng và chính xác tới các chuyên gia có thể tư vấn về những vấn đề cụ thể cho tổ chức, cá nhân trong xã.
(4) Thư viện điện tử về các kết quả nghiên cứu, các dự án sản xuất thử trong nước, các mô hình(dự án) ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các địa phương trong cả nước (được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình nông thôn và miền núi) Ngoài ra có thể sử dụng các hình thức phục vụ thông tin truyền thống như qua đài truyền thanh của xã, niêm yết các tin mới (lấy từ Thư viện điện tử hoặc từ Internet) trên các bảng tin đầu thôn, đầu xóm Hội thảo đầu bờ có minh hoạ bằng phim khoa học và công nghệ hoặc điểm tin chuyên đề cũng là hình thức phổ biến thông tin hiệu quả trên cơ sở thông tin do Mô hình cung cấp.
(5) Trang thông tin điện tử của xã (Web site) là cổng giao tiếp điện tử của xã đối với bên ngoài Với thiết kế đơn giản, nội dung cụ thể, trang Web này cung cấp thông tin cơ bản về xã, giới thiệu, tiếp thị cho các sản phẩm và đặc sản của địa phương và cũng là công cụ xúc tiến đầu tư từ xa đối với xã
Trang Web này được duy trì trên Internet tại địa chỉ của mạng VISTA.
- 01 máy vi tính Pentum IV, tốc độ từ 1,6 Gb, RAM 256 Mb, đĩa cứng trên 20
Gb, ổ đĩa CD-ROM, DVD, modem, cạc âm thanh, bộ loa, bàn phím, chuột.
- 01 bộ bàn ghế chuyên dụng
- 01 tủ đựng tài liệu và đĩa quang
- 01 điện thoại trực tiếp (không qua tổng đài) do xã tự trang bị
- Visual Basic, Access 2002, Acrobat, Photoshop, Winzip, Antivirus,
- Các phần mềm ứng dụng khác (theo yêu cầu).
Trong chương 1, luận văn đã mô tả một số khái niệm cơ bản về chính sách, tập trung vào loại các “Chính sách công”, mang các đặc thù, đó là: (i) Chủ thể ban hành là Nhà nước và trong bối cảnh Việt Nam, có thể là Đảng Cộng sản; (ii) Ngoài những dự định, trong chính sách loại này phải bao gồm cả các hành vi thực hiện đưa lại những kết quả thực tế; (iii) Chính sách loại này được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan đang đặt ra trong đời sống xă hội; (iv) Chính sách gồm một chuỗi các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề, được thực thi trong một thời gian dài Ngoài ra, chính sách được quan tâm xây dựng trong luận văn là thuộc loại “chính sách thúc đẩy”, trong đó, thúc đẩy được hiểu là hành động làm tăng sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của đối tượng được quản lý Về khái niệm Công nghệ thông tin, luận văn cho rằng các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông Trong các phần sau của luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sử dụng máy vi tính và Internet.
Tiếp theo, luận văn cũng nêu cơ sở các tiêu chí để xác định các xã vùng sâu, vùng xa để khảo sát Những tiêu chí này chủ yếu dựa trên đặc điểm về địa lý; kinh tế; xã hội và đời sống của địa phương so với vùng đô thị và đồng bằng.
Trong phần cuối chương 1 đã phân tích 2 mô hình đưa: (i) Tiến bộ khoa học và công nghệ; và (ii) Thông tin khoa học và công nghệ nhằm phát triển kinh tế-xã hội tại các vung nông thôn, miền núi nước ta.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA
Hiện trạng sử dụng và nhận thức về công nghệ thông tin của người dân 22 1 Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính
Qua số liệu thu thập từ các chương trình, dự án cho thấy: CNTT tại các thành phố lớn đang phát triển nhanh chóng từng ngày, trong khi đó tại các tỉnh có nhiều xã vùng sâu, vùng xa có địa hình hiểm trở thì việc sử dụng CNTT dường như chỉ mới là bắt đầu Số hộ gia đình có máy tính vẫn còn rất thấp do điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp và người dân cũng chưa có khái niệm sử dụng máy tính để khai thác thông tin phục vụ phát triển kinh tế, cũng như các tiện ích khác Phần lớn các hộ gia đình có máy tính là những gia đình có người làm công ăn lương hoặc có người là sinh viên, học sinh Mức độ hiểu biết cũng còn hạn chế, phần lớn cũng không biết khai thác một cách hiệu quả của máy tính và Internet mang lại.
2.1.1 Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính
Trong số các tỉnh tiến hành thu thập số liệu khảo sát thì tỉnh có tỷ lệ hộ gia đình có máy tính cao nhất là Kiên Giang cũng mới chỉ đạt 15%, Đắk Nông 14,2%, Bạc Liêu 8,8% Ba tỉnh này có tỷ lệ hộ gia đình có máy tính cao hơn các tỉnh khác bởi vì điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng có nhiều cải thiện trong các năm qua và dân trí có phần cao hơn các tỉnh khác Còn lại đa số các tỉnh khác đều có tỷ lệ hộ gia đình (vùng sâu, vùng xa) có máy tính dưới 5% và một số tỉnh tỷ lệ này còn đạt 0% như Nghệ An, Ninh Thuận.
Bảng 2.1.1: Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính
Stt Tỉnh Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính(%) Stt Tỉnh Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính(%)
Từ Bảng trên đây cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có máy tính tại các xã vùng sâu, vùng xa là 3,6% rất thấp so với tỷ lệ phát triển chung của cả nước với mức từ năm
2008 là 10,35%, năm 2012 là 18,8% Vì vậy việc hỗ trợ người dân tại các xã vùng sâu vùng xa sử dụng CNTT là rất cần thiết, nhằm nâng cao trình độ người dân.
2.1.2 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet
Tình hình sử dụng Internet có liên quan đến tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính Như đã đánh giá ở trên, do tỷ lệ hộ gia đình có máy tính còn ở mức thấp, nên tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng Internet rất thấp, hầu hết tại các tỉnh tỷ lệ này chỉ đạt ở mức dưới10%, ba tỉnh có tỷ lệ hộ gia đình có tỷ lệ số lượng máy tính cao thì tỷ lệ các máy tính được kết nối Internet cũng cao hơn là Kiên Giang đạt 20%, Đăk Nông 13,6%, BạcLiêu 12,8% Một số tỉnh tỷ lệ này là 0 % như Lai Châu, Nghệ An, và Ninh Thuận.
Bảng 2.1.2.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet (%)
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet (%)
Từ thực tế này cho thấy tỷ lệ hộ gia đình được kết nối Internet tại các xã vùng sâu, vùng xa là 4.16% rất thấp so với tỷ lệ phát triển trung bình của cả nước với mức 13,98%, chính vì vậy việc hỗ trợ người dân tại các xã vùng sâu vùng xa sử dụng Internet là rất cần thiết, nhằm nâng cao trình độ người dân và đảm bảo phát triển kinh tế cũng như đảm bảo ổn định an ninh chính trị.
Từ thực trạng sử dụng máy tính của hộ gia đình đến sử dụng kết nối Internet của hộ gia đình từ kết quả thu thập số liệu khảo sát được tại hai bảng số liệu trên ta thấy: Số liệu kết nối Internet của hộ gia đình cao hơn số lượng hộ gia đình có máy tính là do trong gia đình có các thiết bị khác kết nối được Internet như điện thoại, Ipad…Điều đó chứng tỏ một số người dân vùng sâu, vùng xa đã biết đến lợi ích của công nghệ mới đem lại trong cuộc sống, họ có thể tra cứu thông tin Tuy nhiên theo ông Lý Khánh Hợp chủ tịch xã Ngọc Đông, huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, thì chỉ những người ra ngoài thị trấn huyện làm ăn mới có điện thoại kết nối Internet, khi về xã mức kết nối rất khó chỉ có mạng Vietell còn có thế kết nối nhưng không ổn định Còn về máy tính thì thì lác đác cũng có người có nhưng chỉ sử dụng vào mục đích là chơi điện tử vì cấu hình rất thấp Với người dân nhu cầu về thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản là sống còn trong đời sống hàng ngày Nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa là rất thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém Chính vì lẽ đó có một chính sách tài chính, đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật giúp người dân có thể tự tìm hiểu, tìm ra hướng đi bằng các ứng dụng CNTT, nhất là môi trường Internet nhằm xóa đói giảm nghèo ổn định an ninh xã hội.
Hiện trạng tin học hóa quản lý hành chính của các xã vùng sâu, vùng xa
Trong 2023 xã được thu thập số liệu khảo sát thì tỷ lệ phần trăm máy tính tại UBND xã được kết nối mạng LAN (mạng cục bộ) là 22% Tuy nhiên, giữa các tỉnh có sự chênh lệch về tỷ lệ UBND xã có mạng LAN là khá cao: Ví dụ, Thái Nguyên là tỉnh có đến 100% số UBND xã có mạng LAN, tiếp đếnThanh Hóa là 83%, Lào Cai và Bình Phước đều đạt 68% Ngược lại, tại nhiều tỉnh như: Phú Thọ, Kiên Giang, Đăk Nông, Đăk Lak, và Nghệ An, UBND xã các xã vùng sâu vùng xa chưa có mạng LAN Tại một số tỉnh khác tỷ lệ này cũng ở mức rất thấp như: Hà Giang, Cao Bằng, Sóc Trăng đạt 2% và Lai Châu và Gia Lai đạt 4% Hiện vẫn còn đến 25/30 tỉnh khảo sát, tỷ lệ số UBND xã vùng sâu vùng xa đã có mạng LAN còn thấp hơn 50%.
Bảng 2.2.2: Số UBND xã và tỷ lệ có mạng LAN
Tổng số xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa
Tổng số UBND xã vùng sâu, vùng xa có mạng LAN
Số UBND xã vùng sâu, vùng xa chƣa có mạng LAN
Mạng LAN là mạng nội bộ trong cơ quan nhằm mục đích cho công việc hàng ngày một cách hiệu quả, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, do có thể: máy in dùng chung, dự thảo báo cáo trên máy tính…Với tình trạng thấp như vậy theo ông Lý Xá Hồ chủ tịch xã Xa Lông, huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên thì nhu cầu giải quyết hàng ngày bằng máy tính ít, trình độ cán bộ hành chính xã thấp nhiều khi xây dựng xong mạng máy tính nội bộ nhưng khi bị lỗi không kết nối được là bỏ đi không sử dụng do không biết sửa chữa, nhờ cán bộ CNTT huyện thì khó, do đường xá xa đi lại bất tiện, chính vì lẽ đó có khi có rồi sau lại thành không có! Với mục tiêu đến năm 2020 tất cả các cơ quan cấp xã đều được kết nối Internet thì việc trước tiên phải có chính sách đào tạo, phổ cập tin học một cách cụ thể giúp các cán bộ hành chính cấp xã có thể tự xử lý các lỗi kỹ thuật mà không cần chuyên gia về CNTT.
Hiện trạng kết nối Internet của các xã vùng sâu, vùng xa
Những năm gần đây, nhờ chính sách thúc đẩy CNTT và Internet hạ tầng viễn thông băng thông rộng đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt, cáp quang đã đến được hầu hết UBND các xã ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Vì thế số UBND xã có kết nối mạng Internet tại một số tỉnh là khá cao như Thanh Hóa, Kiên Giang, Thái Nguyên và Bạc Liêu có 100% các UBND xã đã kết nối mạng Internet, tiếp theo là tỉnh Sóc Trăng đạt 92%, Đăk Nông 92% Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn 50% tại 16/30 tỉnh khảo sát Một số tỉnh tỷ lệ này rất thấp như: Đăk Lăk 2%, Sơn La 10%, Bình Phước 12%.
Bảng 2.3.1: Số UBND xã và tỷ lệ có mạng Internet
Tổng số xã vùng sâu, vùng xa đƣợc điều tra (xã)
Tổng số UBND xã vùng sâu, vùng xa có mạng Internet (xã)
Tổng số UBND xã vùng sâu, vùng xa chƣa có mạng Internet (xã)
Với lợi ích của Internet đem lại trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội thì việc các xã vùng sâu, vùng xa được kết nối Internet có thể giúp cho các bộ xã xử lý công việc một nhanh nhất hiệu quả nhất, giúp cho họ có thể tra cứu thông tin, nâng cao trình độ Theo ông Ngô Quốc Tích chủ tịch xã Trung Hòa huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn, ngày trước khi chưa được kết nối Internet cán bộ trong xã cũng chỉ dung máy tính trong soạn thảo văn bản và giải trí Nhưng từ ngày xã được kết nối Internet thì trình độ, tư duy được nâng cao rất nhiều và không cần phải đợi các cán bộ bưu chính mang công văn giấy tờ tới mới biết được các chính sách của Đảng, Nhà nước, họ có thể tự tìm hiểu qua cổng thông tin của tỉnh Còn các xã chưa được kết nối thì việc tìm hiểu chính sách mới rất khó, muốn tư vấn, giải đáp thắc mắc cho người dân trong các lĩnh vực rất khó khăn Chính vì lẽ đó việc đưa Internet tới các xã vùng sâu, vùng xa là rất quạn trọng, cấp thiết Tuy nhiên với địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng viễn thông còn kém, chi phí Nhà nước bỏ ra thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông rất lớn và phức tạp Nhằm đạt được điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có một chính sách cụ thể giúp người dân, có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp xây dựng hạ tầng viễn thông cũng như duy trì bảo hành các hạ tầng đó.
Hiện trạng Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế của các xã vùng sâu, vùng xa
xã vùng sâu, vùng xa
2.4.1 Mức độ sử dụng máy tính cho công việc hành chính của cán bộ xã
Trong số liệu thu thập từ khảo sát việc ứng dụng CNTT tại các xã vùng sâu,vùng xa cho thấy việc sử dụng máy tính chủ yếu luôn tập trung vào cho công việc tác nghiệp hàng ngày của cán bộ, viên chức (CBVC) như soạn thảo văn bản, tính toán nhập số liệu Tuy nhiên, mức sử dụng máy tính cho công việc của các xã được thu thập số liệu khảo sát là rất thấp, cao nhất là các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình cũng chỉ được 47%, còn nhiều xã có mức sử dụng máy tính cho công việc thấp hơn nhiều, chẳng hạn chỉ có 20% như tỉnh Quảng Ngãi, và Kon Tum được có 28% Từ các con số điều tra cho thấy mức độ ứng dụng, hiểu biết về CNTT tại các xã vùng sâu vùng xa, nhìn chung là rất thấp đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp thực tiễn nhằm nâng cao mức sử dụng máy tính của cán bộ CBVC cho công việc.
Bảng 2.4.1: Tổng hợp ứng dụng CNTT tại các xã vùng sâu, vùng xa
Stt Tỉnh Tổng số xã có
Thời gian TB sử dụng máy tính hàng ngày (giờ)
Tỷ lệ cán bộ CCVC sử dụng máy tính cho công việc (%)
2.4.2 Mức độ sử dụng các ứng dụng Internet trong công việc
Trong khi các ứng dụng sử dụng Internet (thư điện tử và một số công cụ tìm thông tin) được triển khai rất nhiều tại xã, phường ở đô thị và miền đồng bằng thì tại các xã vùng sâu, vùng xa vẫn là một khái niệm rất mơ hồ,mức độ đơn giản nhất là hộp thư điện tử công vụ được cấp cũng rất thấp, cao nhất trong các tỉnh từ số liệu điều tra là Kiên Giang cũng chỉ được 10%, BạcLiêu là 9%, còn nhiều tỉnh hộp thư công vụ được cấp rất là thấp chỉ ở mức0,15% như Lào Cai; mức 0,2% ở rất nhiều như Sơn La, Điện Biên, TuyênQuang, Hà Giang Mức độ chênh lệch lớn giữa các tỉnh là do điều kiện kinh tế và địa lý của các địa phương khác nhau, nên có sự chênh lệch trong việc cung cấp và sử dụng hộp thư điện tử, tỷ lệ CBVC được cấp thư điện tử công vụ rất thấp tại UBND xã Chính vì việc cấp hộp thư điện tử công vụ chưa được triển khai rộng khắp nên hầu hết cán bộ, công chức hiện đang sử dụng dịch vụ hộp thư điện tử miễn phí trong trao đổi công việc.
Bảng 2.4.2 Tổng hợp tỷ lệ dùng thƣ điện tử tại các xã vùng sâu, vùng xa
Stt Tỉnh Tổng số xã
Tỷ lệ cán bộ đƣợc cấp thƣ điện tử công vụ
Tỷ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng thƣ điện tử
* Đối với các cán bộ hành chính cấp xã phường tại thành phố, thị trấn,thị xã thì việc sử dụng máy tính là hàng ngày hàng giờ việc trao đổi thông tin,làm việc đều diễn ra trên máy tính Nếu trước kia các văn bản giấy tờ trao đổi giữa các cơ quan hay các báo cáo, văn bản chỉ đạo nhanh cũng mất hàng tiếng đồng hồ để gửi và nhận thông tin nay ta chỉ cần nhấp chuột là có thể đưa thông tin mình cần trao đổi chỉ trong vài phút Điều đó vừa nhanh, vừa đỡ tốn thời gian mà chi phí chuyển gửi Đó là với email hay còn gọi là thư tín điện tử Tuy nhiên với các xã vùng sâu, vùng xa việc sử dụng máy tính cho công việc rất ít và rất rất ít các cán bộ này được cấp hộp thư điện tử do nhiều nguyên nhân: trình độ sử dụng CNTT thấp, hạ tầng còn kém chưa kết nối được Internet, điều kiện làm việc thấp máy tính không có huặc được cấp nhưng bị hỏng không biết cài đặt, sửa chữa rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ hành chính sử dụng máy tính cho công việc rất thấp Muốn nâng cao các hiệu quả sử dụng máy tính trong công việc của cán bộ hành chính cấp xã vùng sâu, vùng xa đỏi hỏi phải có thời gian chính sách hỗ trợ cụ thể giúp trang bị kiến thức, máy móc thiết bị và hạ tầng kỹ thuật Nhằm duy trì sự ổn định, hỗ trợ các cán bộ sử dụng máy tính trong công việc cũng như các ứng dụng CNTT khác hay chỉ là thư điện tử đòi hỏi phải sự cố gắng của các ban ngành và các doanh nghiệp hoat động về viễn thông, hay CNTT.Muốn các doanh nghiệp tham gia vào việc hỗ trợ người dân cũng như các xã vùng sâu, vùng xa đòi hỏi các chính sách về hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, thuế cho các doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và CNTT mới tham gia lâu dài và ổn định.
Hiện trạng chính sách thúc đẩy ứng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa
xã vùng sâu, vùng xa
2.5.1 Các văn bản của Đảng
- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày17/10/2000 Xây dựng các chương trình ứng dụng và phát triển thông tin, kết hợp CNTTvới công nghệ sinh học để phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt góp phần xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã đưa ra những định hướng quan trọng cho phát triển hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT.
2.5.2 Các văn bản của Chính phủ
Chính phủ đã ra rất nhiều văn bản, chính sách phục vụ công tác về thông tin, truyền thông Tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nước có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng CNTT, đặc biệt quan tâm hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn như:
- Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 phê duyêt Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020: Xây dựng và triển khai thực hiện dự án phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người khuyết tật
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/ 2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Tiêu chí 8: có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông; Internet về đến nông thôn
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 về Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư;
- Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu: Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin truyền thông cơ sở nhằm đảm bảo thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật được đưa đến phục vụ người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; rút ngắn khoảng cách về đảm bảo thông tin và hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
2.5.3 Các văn bản cấp bộ, ngành
- Quyết định số 463/QĐ-BTTT Bộ Thông tin-truyền thông) ngày 22 tháng
3 năm 2012 hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới phục vụ nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
- Thông tư liên tịch số 225/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 26/12/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015.
2.5.4 Các Chương trình, dự án cấp quốc gia
Hiện nay rất nhiều chương trình, dự án tập trung phát triển kinh tế xã hội cho các xã vùng sâu, vùng xa như chương trình 135 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất cho người dân Đào tạo cán bộ cho các xã có trình độ hỗ trợ người dân tăng gia sản xuất Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biên bảo quản Phát triển sản xuất kinh tế, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn ở nơi cấp thiết Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng Đào tạo nghề cho thanh niên tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân.
Về lĩnh vực ứng dụng Công nghệ thông tin, đến nay đã có những chương trình, dự án sau đây:
- Chương trình hành động[19] về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (Phần Hạ tầng thông tin).
- Chương trình Hành động[20] phát triển nhanh CNTT-TT trở thành hạ tầng và ngành công nghiệp đồng bộ, hiện đại của nền kinh tế, đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT, góp phần quan trọng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định rõ 8 nhiệm vụ chung và 3 nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể Nhiệm vụ thứ sáu đã chỉ rõ, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin,nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước;phát triển năng lực CNTT quốc gia để đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
- Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trong đó chú trọng lồng ghép các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển ứng dụng CNTT cho khu vực nông thôn
- Dự án Dự án Quỹ Bill & Melinda Gates Việt Nam (BMGF-VN)
“Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với tổng chi phí 50 triệu USD Dự án này được triển khai từ 2011 đến 2016 tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm Thư viện công cộng và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) Người dân sẽ được miễn phí 100% khi đến sử dụng Internet tại các điểm thư viện công cộng và giảm 50% giá cước truy cập Internet tại các điểm BDVHX của dự án.
- Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông (Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010),
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010),
- Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 –
2020 (Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011),
- Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-
2015 (Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 đang được Bộ Thông tin và Truyền thông điều chỉnh và bổ sung),
- Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo giai đoạn 2011-2015,
- Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành TT-TT giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012
2.5.5 Một số chỉ tiêu đến 2015 và 2020 về ứng dụng Công nghệ thông tin
- Đến năm 2015, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động đạt 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6-8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40-45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15-20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40-45% dân số.
Chính sách của một số nước về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông
Trong các báo cáo tham luận của tổ chức OECD về “Tương lai của kinh những thông tin đang có trên Internet chính là nơi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và đầy đủ các thông tin cần thiết tới mọi người Với người sử dụng có thu nhập thấp khi biết sử dụng khai thác trên Internet sẽ giúp họ rất nhiều trong việc giảm đói nghèo.
Tại Hàn Quốc việc thu hẹp khoảng cách số đã được luôn luôn là một ưu tiên trong nước Năm 1996, Chính phủ khuyến khích các dự án thí điểm được địa phương hóa nhằm giảm sự phân chia giữa các vùng khác nhau trong cả nước Năm 2001, nước này đã thông qua Đạo luật “Giảm khoảng cách số” (Digital Divide) [21] Mục tiêu chính của đạo luật là để giảm bớt và cuối cùng thu ngắn khoảng cách số giữa người có của và người không Các mục tiêu chính của Đạo luật đã được các nhóm thiệt thòi của dân số hưởng ứng, bao gồm cả những người có thu nhập thấp, người tàn tật, người cao niên, người dân sống ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa và các bà nội trợ… Đạo luật quy định triển khai một kế hoạch tổng thể 5 năm Theo đó, Quy hoạch tổng thể đầu tiên về thu hẹp khoảng cách số (2001-2005) đã được xây dựng và đưa ra vào năm 2001 Kế hoạch này được chia thành quy hoạch tổng thể hàng năm Mười hai Bộ đã tham gia vào việc thực hiện các hành động bao gồm cả Bộ Giáo dục và Phát triển nhân lực, Bộ Quản lý Chính phủ và Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ này gần đây đã sáp nhập với Ủy ban Viễn thông của Hàn Quốc) và Bộ Nông Lâm Để phối hợp thực hiện, một Đạo luật về Ủy ban về cầu nối giữa các kỹ thuật số đã được thành lập "Cơ quan kỹ thuật số cơ hội và khuyến mãi“ mới được thành lập có chức năng là cơ quan thực hiện chính cho Đạo Luật Ngoài ra, trung tâm truy cập công cộng đã được thành lập trên toàn quốc Sự chú ý đặc biệt đã được dành cho việc cung cấp cơ hội học tập công nghệ thông tin.
Theo quy hoạch 5 năm, 40 hoạt động chính đã được thực hiện trong sáu lĩnh vực ưu tiên chính, đó là cơ sở hạ tầng, tiếp cận với viễn thông, học tậpCNTT, nội dung cho những người thiệt thòi, cuộc sống điện tử và sự phân
5 năm và hàng năm đã được định kỳ xem xét lại Các kết quả đánh giá bao gồm cả kế hoạch thực hiện và đóng góp của các Bộ có liên quan đã được công bố trong Sách trắng của Chính phủ Cách thực hiện được tiến hành theo các bước sau:
Mở rộng Internet băng rộng tới vùng nông thôn
Ban đầu, các Korea Telecom chủ yếu chịu trách nhiệm về việc xây dựng cơ sở hạ tầng băng thông rộng bao gồm cả ở các vùng nông thôn của đất nước Ngay cả sau khi tư nhân hóa vào năm 2000, Korea Telecom tiếp tục hoạt động này đến năm 2005 Từ năm 2006, Bộ Thông tin và Thông tin, chính quyền địa phương và Korea Telecom nhận trách nhiệm để xây dựng cơ sở hạ tầng Internet băng thông rộng, đặc biệt, tại các khu vực nông thôn. Đến năm 2002, trong số 3,47 triệu hộ gia đình trong cả nước, 3,03 ngàn hoặc 81 phần trăm của tất cả các hộ gia đình có truy cập Internet băng thông rộng Trong năm 2003, tất cả các làng chưa được nối với Internet băng thông rộng đã có hơn 100 hộ đã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng băng rộng và truy cập được vào Internet băng thông rộng Sau đó, trong giai đoạn 2004-
2006, các ngôi làng nhỏ với số lượng các hộ gia đình 100-50 đã được bao phủ bởi Internet băng thông rộng Đến năm 2007, chỉ có 28 ngàn hộ gia đình, hay ít hơn một phần trăm vẫn chưa được nối với Internet băng thông rộng
Cung cấp thiết bị tới vùng nông thôn và vùng xa
Căn cứ kế hoạch quốc gia để thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa và nông thôn không chỉ được cung cấp truy cập vào cơ sở hạ tầng Internet băng thông rộng mà còn được cung cấp các thiết bị cần thiết như máy tính cá nhân, phần mềm, thiết bị ngoại vi, vv, để đảm bảo việc truy cập vào Internet Thiết bị được đặt tại các điểm đặc biệt nơi họ có thể dễ dàng tiếp cận với người dân địa phương và không phải trả thêm bất kỳ khoản phí thêu thêm nào Tùy thuộc vào nhu cầu và sẵn sàng những điểm bao gồm thị xã, thư viện, bưu điện, điểm tiếp giáp với văn phòng chính phủ tại địa phương Chương trình này bao gồm cả các đơn vị hành chính nhỏ nhất
Cung cấp giáo dục và đào tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng nông thôn
Nhiều người ở khu vực nông thôn và vùng xa không có đủ năng lực sử dụng máy tính và Internet Điều này được phản ánh trong các chỉ số phụ của năng lực và chỉ số Phân chia số Để giảm nhẹ vấn đề này và tăng cường năng lực của người dân địa phương sử dụng máy tính và Internet, các khóa học chuyên ngành với các chương trình thiết kế đang được tiến hành ở các vùng nông thôn Các khóa học này được đi kèm với chương trình học gắn liền với thực tế đời sống nhằm tăng cường lợi ích trong các ứng dụng công nghệ thông tin của người dân ở các vùng nông thôn Các khóa học tương tự giáo dục cho các nhóm khó khăn khác có hoàn cảnh khó khăn của những người như người khuyết tật, người cao niên và người dân có thu nhập thấp.
Các thực tế đời sống học các khóa học đã dần dần đào tạo với các các chương trình dựa trên yêu cầu và nhu cầu của những người tham gia Chương trình ban đầu là những bước đầu tiên của việc học bắt đầu với các khái niệm và hiểu biết về Internet cũng như các ứng dụng đơn giản về máy tính và Internet như e-mail, messegers, tìm kiếm và đọc tin tức, vv Bước thứ hai, được gọi là sử dụng Internet thuận tiện tập trung vào việc mua sắm Internet, sử dụng các dịch vụ khác nhau, giao dịch tiền và hóa đơn thanh toán Bước thứ ba đã tổ chức đó tập trung vào Internet Vivid, bao gồm học tập để truy cập thông tin hữu ích như lưu lượng truy cập chi tiết và trao đổi tỷ giá cũng như xúc tiến các kỹ năng giao tiếp Internet như blog và các messenger Giai đoạn thứ tư là giải quyết với các khía cạnh lãi suất và sáng tạo của Internet trong đó bao gồm các ứng dụng của máy ảnh kỹ thuật số, tạo ra các bộ phim và UCC (Người dùng tạo nội dung) Giai đoạn thứ năm tập trung vào làm việc với máy tính và Internet, bao gồm chuẩn bị các bài thuyết trình và trình diễn Bước tiếp theo của việc học cho phép những người tham gia sử dụng phần mềm khác nhau như mở văn phòng cho xử lý văn bản và chuẩn bị tài liệu Cuối cùng, người tham gia tìm hiểu các vấn đề cơ bản của bảo trì máy tính và bảo vệ an ninh như nhận dạng và loại bỏ các virus và mã độc hại.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và thủy sản phát triển các khóa học riêng của mình cho người dân sống ở các vùng nông thôn Chương trình này tập trung vào các hoạt động tạo thu nhập và dự định để tạo ra lợi ích của người dân trong việc sử dụng ý nghĩa của máy tính và Internet Các chương trình của khóa học được thiết kế cho hai nhóm dân số nông thôn Nhóm thứ nhất gồm những người không quan tâm hoặc mất sự quan tâm đến Internet Nhóm thứ hai bao gồm những người quan tâm và biết chữ trong máy tính và các ứng dụng Internet Đối với nhóm đầu tiên, chương trình được phát triển để tạo ra hoặc khôi phục lại mối quan tâm đến Internet Chương trình này tập trung vào các ngân hàng Internet, mua sắm trực tuyến, ứng dụng máy ảnh kỹ thuật số, và truy cập vào dịch vụ trực tuyến hành chính của Chính phủ Đối với nhóm thứ hai, chương trình được thiết kế để giúp người dân địa phương để tăng thu nhập của họ thông qua quản lý nhật ký trên mạng, quản lý lịch sử sản phẩm, xây dựng trang chủ, và bán sản phẩm thông qua thương mại điện tử.
Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị ở Hàn Quốc thông qua truy cập được tăng cường
- Xây dựng một hạ tầng thông tin tiêu chuẩn cho việc sử dụng công cộng và hợp tác giữa các vùng miền nông thôn và thành thị.
- Tăng cường tiếp cận thông tin thích hợp là một trong chương trình của chính phủ trong các khu vực nông thôn trong cả nước Trách nhiệm chính và phối hợp của chương trình này được gọi là "Sáng kiến cho các địa phương khuyến khích thông tin" thuộc về Bộ Quản lý Chính phủ và Vấn đề nội vụ
- Tầm nhìn của chương trình này là xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin phục hạ tầng dịch dịch vụ thông tin tối ưu và phát triển dịch vụ thông tin tích hợp cân bằng để đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của tất cả các vùng để thu hẹp khoảng cách số và cuối cùng tạo ra môi trường thông tin phổ biến cho cuộc sống thịnh vượng và chất lượng cao.
- Tạo thuận lợi cho phát triển cân bằng bằng cách thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị và thúc đẩy sự tham gia của dân cư nông thôn trong kỷ nguyên thông tin
- Cung cấp nội dung thông tin khác nhau dẫn đến sự gia tăng thuận tiện trong cuộc sống ở các vùng nông thôn
- Tạo ra các sắp xếp thể chế cần thiết cho cung cấp dịch vụ thông tin địa phương hệ thống và hiệu quả
Chính những chính sách về CNTT kịp thời của Chính phủ Hàn Quốc đã giúp người dân tự ý thức được việc nâng cao đời sống, giúp nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc ngày càng phát triển trong thời kỳ hội nhập mới của thế giới.
Tại Mỹ, mô hình phát triển Internet cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Mỹ không những đưa người dân địa phương tiếp cận với mạng Internet mà còn tăng cường khả năng kết hợp giữa doanh nghiệp, chính phủ với mục đích nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông từ thành thị đến nông thôn
Phân tích những bất cập của chính sách
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng CNTT thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án, trong đó đặc biệt phải kể đến một số các chương trình trọng điểm như: Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011
– 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…”, v v.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập trong quá trình xây dựng cũng như thực thi chính sách Tiếp theo sẽ phân tích một số bất cập chủ yếu và đề xuất các giải pháp chính sách.
1 Một số bất cập chủ yếu
- Thiếu cơ chế khuyến khích người dân và cán bộ truyền thông cơ sở
Người dân tại các vùng sâu vùng xa có đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp, chưa được phổ cập tin học Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng khuyến khích, đào tạo người dân, cũng như đối với cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở, chưa có chế độ thù lao tốt dễ dẫn đến tình trạng không phục vụ tận tâm cho công việc Ngoài ra, khi các cán bộ này làm sai hoặc làm không tốt chức trách, công việc được giao cũng không có hình thức xử phạt, kỷ luật…
- Hạ tầng kỹ thuật yếu Đến nay, nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa còn phải dùng phương thức sơ khai để có Internet (quay đầu số Vnn1269, Vnn1260) do đó chất lượng đường truyền chậm, thường xuyên rớt mạng (ngoài ra còn phải mua thẻ). Nhiều nơi còn chưa có đường truyền băng rộng (ADSL) vì chưa có cáp quang và các dịch vụ viễn thông qua vệ tinh bằng các trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT).
- Thiếu chính sách khuyến khích các doanh nghiệp,
Vì các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, nên nếu bảo doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển Internet ở những khu vực này thì xem ra rất khó khăn và hầu như không doanh nghiệp nào muốn làm. Ở nhiều nước coi hạ tầng băng rộng phục vụ Internet giống như hạ tầng giao thông, vì vậy nhà nước hỗ trợ đầu tư đường trục lớn, hạ tầng băng rộng, nhưng ở nước ta lại chưa được như vậy, Nhà nước chưa có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng hạ tầng.
- Thiếu chính sách tăng nội dung tiếng Việt trên Internet Đến nay, tại các vùng sâu vùng xa còn thiếu sự kết hợp đồng nhất được khối hạ tầng và khối dịch vụ nội dung Hiện tại, đưa Internet về nông thôn trong nhiều trường hợp còn chưa rõ người dân những vùng này sẽ dùng Internet để làm gì Ngoài ra, khi truy cập được Internet thì thông tin về kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi) trên Internet bằng tiếng Việt quá ít Điều quan trọng nhất khi người dân tiếp cận với Internet nhất chính là nội dung được cung cấp trên đó.
2 Phân tích bất cập thông qua một số dự án trọng yếu a/ Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”
- Mục tiêu của Chương trình
Theo quyết định số 2331/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 20/12/2010, trong số 15 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011,
Bộ TT&TT được giao chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo”.
Chương trình gồm 3 dự án thành phần, đó là: tăng cường năng lực cán bộ TT&TT cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống TT&TT cơ sở: tăng cường nội dung TT&TT về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Mục tiêu của chương trình là xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin cơ sở nhằm rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin, tuyên truyền giữa các vùng miền; tăng cường tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người.
Có thể nói rằng, Đây là một chương trình rất quan trọng liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa Chương trình này đã đem lại những tác động tích cực về mặt phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cũng như nâng cao đời sống tinh thần của người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Bất cập của Chương trình Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số thì việc hưởng thụ lợi ích của chương trình nêu trên vẫn còn hạn chế vì phần lớn người dân tộc thiểu số là những người nghèo, không có đủ điều kiện vật chất và trang thiết bị cần thiết cũng như nhận thức và trình độ để tiếp cận đầy đủ chương trình này.
Chính vì sự khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hóa và tính đặc thù của người dân tộc thiểu số mà trong chương trình nêu trên Nhà nước chưa đưa ra những cơ chế chính sách mang tính đặc thù dành riêng cho các dân tộc thiểu số để họ có thể thông qua việc sử dụng CNTT nâng cao đời sống vật chất, từ đó sẽ cải thiện đời sống tinh thần và hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo. b/ Đề án phát triển thông tin, truyền thông giai đoạn 2011 – 2020
- Mục tiêu của Đề án
Ngày 18/012011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 119/QĐ-TTg phê duyệt “đề án phát triển thông tin, truyền thông giai đoạn
2011 – 2020” với những mục tiêu: (i) phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới công nghệ thông tin – truyền thông hiện đại, đồng bộ đến cấp cơ sở góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí khu vực nông thôn; (ii) phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đưa phát thanh, truyền hình, sách, báo tới người dân nông thôn để xoá dần khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị; (iii) thực hiện việc số hoá và lưu trữ tập trung thông tin mọi mặt đời sống xã hội trên môi trường mạng để tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn truy nhập và lấy thông tin nhanh chóng, thuận lợi; (iv) đảm bảo thông tin hai chiều từ trung ương đến cơ sở để người dân khu vực nông thôn vừa tiếp nhận được thông tin vừa có thể đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng và phát huy dân chủ ở cơ sở.
Ngoài ra, trong đề án này Chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu rất cụ thể, như: (i) bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu; (ii) các báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội ở trung ương và địa phương có các chương trình, chuyên mục về nông nghiệp, nông dân và nông thôn để cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung thông tin phù hợp nhu cầu, trình độ văn hoá, phong tục của người dân nông thôn từng vùng miền; (iii) các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban,ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 Luật Công nghệ thông tin.
- Bất cập của Đề án
Thách thức khi đề xuất giải pháp
- Tỷ lệ sử dụng CNTT cả nước tăng nhanh, nhưng vùng sâu vùng xa không “theo kịp”
Theo Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đến năm 2020, để phát triển ứng dụng CNTT, phải xây dựng và phát triển công dân diện tử; bảo đảm hơn 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng CNTT và khai thác Internet; từng bước đưa CNTT vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị; người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, việc đưa CNTT về với người dân vùng sâu vùng xa còn cả một chặng đường dài đầy thách thức phía trước. Đến nay, Việt Nam được xếp thứ hai trên thế giới về tốc độ phát triển hạ tầng tin học, hệ thống Internet đã triển khai xuống tận các thôn, bản, song, số lượng nông dân đến với loại tiến bộ công nghệ này rất khiêm tốn Nông dân Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, trình độ chưa cao, kinh tế khó khăn nên việc tiếp cận các kho kiến thức một cách bài bản từ máy tính hayInternet để phục vụ cho sản xuất của họ rất khó khăn Điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị về nguồn nhân lực, trang bị kiến thức tin học cho người dân Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác là người dân phải được quyền sở hữu máy tính Giá cả máy tính hiện đang là một rào cản của việc phổ cập internet tại các vùng nông thôn Để "Internet hóa nông thôn" nhiều quốc gia đã có hẳn chính sách hỗ trợ nông dân trang bị máy tính Do phần lớn nông dân không có khả năng trả tiền bản quyền phần mềm thương mại, tiết kiệm chi phí sử dụng, chỉ dùng các ứng dụng cơ bản như: ứng dụng văn phòng, Web, mail , những nhà tổ chức chương trình bán máy tính về nông thôn đề xuất máy tính để bàn sử dụng bộ vi xử lý giá rẻ, sử dụng phần mềm nguồn mở để giảm chi phí nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân ở các vùng nông thôn.
- Kết quả của các chương trình, đề án chưa đạt mong đợi cho vùng sâu vùng xa
Từ trước đến nay, nhiều chương trình ứng dụng CNTT vào nông thôn đã được triển khai, song kết quả còn khá khiêm tốn "Phổ cập tin học" là một chương trình được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở nhiều tỉnh, thành cả nước thực hiện, nhưng chủ yếu chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu cho thanh niên nông thôn về máy tính và Internet Chương trình "Nông dân điện tử" cũng đã được tổ chức ở nhiều nơi từ lâu đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho nông dân khai thác thông tin, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, song hiện vẫn chỉ là phong trào thí điểm! Rất nhiều quận, huyện trên cả nước đã lập hẳn trang web riêng đều có phần hỗ trợ nông dân về nuôi trồng, nhưng có nông dân gửi câu hỏi thì hoặc không có hồi âm hoặc phải đợi cả tháng. Đặc điểm triển khai Internet ở nông thôn có nhiều điểm khác biệt so với ở thành thị, người dân chỉ dùng Internet khi họ cảm thấy thật sự cần thiết.Trong khi thông tin về nông nghiệp trên các trang internet bằng tiếng Việt còn quá ít Do vậy, chỉ một khi xây dựng được kho thông tin cần thiết cho nông dân, việc thu hẹp "khoảng cách số" mới có hiệu quả Có thể, đó sẽ là những tư liệu, kỹ thuật sản xuất trên mạng để người nông dân vận dụng, giúp lao động được hiệu quả hơn Cũng có thể là những kênh quảng bá để các loại nông sản được giới thiệu thương hiệu, hoặc trở thành môi trường giúp phát triển kinh tế nông thôn.
Đề xuất các giải pháp chính sách
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các xã vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong phát phát triển, để có thể góp phần thúc đẩy hiệu quả việc ứng dụng CNTT tại các địa phương đó, sau đây đề xuất một số chính sách, cơ chế tài chính cụ thể, bao gồm đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ người dân và khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp. a/ Đầu tư xây dựng hạ tầng
- Ban hành chính sách ưu đãi cao nhất về đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Huy động vốn đầu tư mở rộng và nâng cấp mạng lưới CNTT: Lập
“quỹ viễn thông công ích” từ vốn trong nước hoặc sử dụng nguồn vốn ODA. Lập danh sách các vùng được sử dụng dịch vụ viễn thông công ích - là những địa phương có mật độ điện thoại dưới 5 thuê bao/100 dân (hiện tại cả nước có hơn 200).
- Hỗ trợ máy vi tính cho các xã vùng sâu, vùng khó khăn để phục vụ cho việc triển khai chương trình “một cửa điện tử liên thông” và kết nối mạng LAN của huyện. b/ Hỗ trợ người dân
- Tạo động lực cho sự tham gia sử dụng CNTT của người dân, chẳng hạn: hỗ trợ một phần kinh phí trang bị các thiết bị thông tin số cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước.
- Cung cấp máy tính với giá ưu đãi cho giáo viên, sinh viên và học sinh. Ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên, sinh viên vay tiền mua máy tính các nhân, sử dụng CNTT.
- Giải pháp về giá cước đóng vai trò rất quan trọng, nếu giá cước cao thì người dân nông thôn sẽ không thể sử dụng được Nhà nước khuyến khích tài chính để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hỗ trợ giá cước cho người dân Ví dụ, doanh nghiệp hỗ trợ cước lắp đặt ban đầu, cước thuê bao tháng, tiền mua sắm thiết bị Tùy từng vùng, sẽ có giải pháp khác nhau Bên cạnh đó, cũng có cơ chế hỗ trợ tiền duy trì thuê bao hàng tháng cho các hộ dân, hoặc được hỗ trợ modem, máy điện thoại.
- Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình vùng xa vùng sâu có nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa thông qua mạng Internet như: Lập trang web giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, …
- Miễn thuế hang hóa đối với các các sản phẩm của nông dân làm ra tại các xã vùng sâu vùng xa được mua bán trao đổi qua môi trường mạng.
- Hỗ trợ người dân về các thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu về thông tin, kiến thức và mua bán, trao đổi qua môi trường mạng, hoặc các dịch vụ khác như làm trung gian mua bán trao đổi sản phẩm qua mạng. c/ Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp
- Tạo cơ chế ưu đãi về chính sách, kinh tế khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển ứng dụng CNTT cho vùng sâu vùng xa.
- Nhà nước cho vay không lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng một số công trình viễn thông, đường truyền và cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho các xã vùng sâu, vùng xa.và miễn thuế đất
- Miễn, giảm tiền giao đất, tiền thuê sử dụng đất cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ CNTT cho các xã vùng sâu, vùng xa trên cả nước.
- Miễn thuế doanh nghiệp cho các sản phẩm máy tính, các thiết bị phụ trợ kết nối Internet tại vùng sâu vùng xa.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp/đơn vị vận chuyển thiết bị phục vụ nhiệm vụ sử dụng CNTT cho các xã tại vùng sâu vùng xa.
- Do mức độ sử dụng dịch vụ CNTT tại vùng sâu vùng xa là rất thấp, doanh thu từ các dịch vụ này không đủ bù cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp duy trì một số hoạt động sau (i) Các điểm truy nhập Internet công cộng tại các xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ; (ii) Các trạm thu phát sóng và các hạ tầng cơ sở CNTT cho các xã vùng sâu, vùng xa.
2 Đào tạo và truyền thông a/ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền vận động
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức và đặc biệt là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo tại các địa phương khu vực vùng sâu, vùng xa về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước.
Kết luận
- Đối với xã vùng sâu, vùng xa phát triển và ứng dụng CNTT sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác và quản lý điều hành từ trung ương đến địa phương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng sâu, vùng xa và thành thị.
- Trong khi tại thành thị và vùng đồng bằng việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là tỷ lệ truy cập Internet đang phát triển nhanh chóng, thì ở vùng sâu, vùng xa việc sử dụng CNTT chỉ mới bắt đầu Hiện trạng yếu kém này một phần do điều kiện khó khăn của địa phương về địa lý, về trình độ nhận thức, về nguồn tài chính, v v, phần khác cũng do còn tồn tại những bất cập trong chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT cho vùng sâu vùng xa.
- Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT và Internet tại các vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập, như: còn thiếu cơ chế cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho người dân và cán bộ truyền thông cơ sở; chưa cải thiện đáng kể sự yếu kém của hạ tầng kỹ thuật; còn thiếu chính sách khuyến khích cụ thể để các doanh nghiệp viễn thông tích cực đầu tư vào các địa bàn này.
- Những giải pháp chính sách chủ yếu được đề xuất trong luận văn này tập trung vào 3 lĩnh vực: (i) Tài chính: Nhà nước đầu tư hạ tầng cơ bản, như trạm thu phát, đường truyền băng rộng, điểm khai thác Internet tập trung tại xã, và hỗ trợ kinh phí những gia đình đặc biệt khó khăn mua trang thiết bị;khuyến khích doanh nghiệp (về thuê đất, vay vốn, giảm miễn thuế, ) đầu tư,cung cấp dịch vụ CNTT, Internet vào vùng sâu, vùng xa; (ii) Đào tao: nâng cao nhận thức về lợi ích quan trọng của CNTT-Internet, đào tạo nghiệp vụ khai thác dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhờ Internet ĐoànThanh niên, sinh viên, học sinh, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong giải pháp này; (iii) Công nghệ, thiết bị: xác định các giải pháp công nghệ phù hợp đối với vùng sâu vùng xa, kết hợp giữa mạng cáp quang và các công nghệ không dây như VSAT-IP, vệ tinh…; xây dựng các nội dung tiếng Việt về nông nghiệp-nông thôn trên Internet
Khuyến nghị
- Để các chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT và Internet tại các xã vùng sâu đạt hiệu quả và tính khả thi cao hơn, cần tiếp tục tiến hành những phân tích, khảo sát chuyên sâu, riêng biệt về từng lĩnh vực: tài chính-đầu tư; đào tạo-vận động, tuyên truyền; công nghệ, trong đó đánh giá sâu những khó khăn bất cập và đề xuất những giải pháp khả thi cho từng lĩnh vực.
- Nên triển khai một nghiên cứu phân tích, rút tỉa những bài học từ hiện tượng phổ cập điện thoại di động tại vùng sâu, vùng xa hiện nay, để tìm được câu trả lời: tại sao đa số người dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt ở những nơi có tiềm năng về dịch vụ, du lịch, sử dụng điện thoại di động “nhuần nhuyễn” và hiệu quả như vậy? Vấn đề cần giải quyết ở khía cạnh công nghệ (3G), hoặc vấn đề về nội dung thông tin, hoặc do đòi hỏi kỹ năng?
- Nên nghiên cứu một chuyên đề “gắn cung cấp và sử dụng Internet, giữa doanh nghiệp, đại lý và người dùng”, để doanh nghiệp và đại lý có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn người dùng, nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án thúc đẩy ứng dụng CNTT đến vùng sâu, vùng xa, giảm tối đa hiện tượng “chết yểu” của các chương trình, dự án.
- Nên triển khai một dự án “Tăng cường nội dung tiếng Việt về nông nghiệp-nông thôn trên các trang Web và sử dụng Internet cho sản xuất-kinh doanh”, nhằm mục tiêu chuyển giao kiến thức trong canh tác, chăn nuôi, chăm sóc cây, con đến người dân vùng sâu, vùng xa, đồng thời mở ra một tiềm năng to lớn để người dân có thể tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế, bắt đầu từ những địa phương có tiềm năng du lịch hoặc các đặc sản nổi tiếng Nhân rộng các mô hình đã có trong thực tiễn (tổ VietGAP LongHòa sử dụng Internet phục vụ trồng nhãn, nhân giống lúa mới, trồng rau màu,chăn nuôi bò… có hiệu quả rất cao; liên kết, tìm kiếm thị trường cung cấp phân bón và mua bán sản phẩm, )./.