Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh
1.1.1 Các quan điểm về cạnh tranh.
Có rất nhiều những quan điểm về cạnh tranh khác nhau, nhưng thực chất của cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp là đưa ra những chiến lược, chiến thuật phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, ứng xử tốt với các chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh nhằm giành lợi thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Quan điểm I: Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp để chiến thắng trên thị trường, để sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường.
Quan điểm II: Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp chính sách và nghệ thuật để doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi thế tồn tại trên thị trường Cạnh tranh không nhất thiết là phải làm cho doanh nghiệp mình thắng.
Quan điểm III: Cạnh tranh là sử dụng các chính sách biện pháp và nghệ thuật để thực hiện các chiến lược cạnh tranh đặc biệt là chiến lược về tài chính và lợi nhuận.
Kinh tế thị trường luôn có xu hướng ra tăng nhiều hãng cùng tham gia vào một lĩnh vực do đó cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt Quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt khỏi thị trường những doanh nghiệp không có khả năng phân bố nguồn lực tới các hãng hoạt động có hiệu quả hơn Đồng thời nó buộc các doanh nghiệp phải tự vận động tạo ra cho mình một lợi thế so với đối thủ để tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh ngày một sâu rộng và trở nên gay gắt, nó là yếu tố nội tại của hàng hoá và tiếp cận thị trường không thể tránh được Cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải xuất sắc và cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng.
Cạnh tranh là một hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, nó được thể hiện trong các biện pháp kinh doanh, có thể hiểu cạnh tranh của các doanh nghiệp là việc sử dụng hệ thống cá chính sách, các công cụ của các doanh nghiệp để đối phó và phản ứng với các doanh nghiệp khác nhằm mục đính tồn tại và phát triển trên thị trường và để thu lợi nhuận dự kiến hoặc lợi nhuận tối đa.
Cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện chính sách nâng cao sức cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp và các mặt hàng của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận Trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp sẽ dần dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị trường.
Phân loại cạnh tranh
1.2.1.1.Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các nghành là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp mua bán hàng hoá dịch vụ khác nghành với nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỉ xuất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra Trong quá trình cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp luôn đầu tư các nghành có lợi hất nên đã chuyển vốn từ nghành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận.
1.2.1.2 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trọng nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá hay dịch vụ nhằm giành lấy các điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đó Mục đích là đạt được lợi nhuận siêu nghạch
1.2.2 Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh.
1.2.2.1 Cạnh tranh giữa người mua và người bán
Cạnh tranh giữa người bán với người mua là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “Luật” mua rẻ - bán đắt Người mua luôn muốn được mua rẻ, ngược lại người bán luôn có tham vọng bán đắt Sự cạnh tranh này được thể hiện trongTạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 quá trình “mặc cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán mua được thực hiện.
1.2.2.2 Cạnh tranh giữa người mua với nhau
Là sự cạnh tranh trên cơ sở của quy luật cung cầu Khi một loại hàng hóa dịch vụ nào đó mà mức cung nhỏ hơn nhu cầu thì cuộc cạnh tranh càng trở lên quyết liệt và giá hàng hoá dịch vụ sẽ tăng, cuối cùng người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua mất thêm một số tiền Đây là cuộc cạnh tranh mà người mua tự làm hại mình.
1.2.2.3 Cạnh tranh giữa người bán với nhau
Là cuộc cạnh tranh trên vũ đài thị trường, đó là sự giành giật các lợi thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất Khi sản xuất hàng hóa càng phát triển, số người bán càng tăng thì cạnh tranh càng quyết liệt Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng hóa với quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gat ra khỏi thị trường những chủ doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, Mặt khác nó mở đường cho những doanh nghiệp nắm chắc được “vũ khí” phát triển.
Các công cụ và hình thức cạnh tranh
1.3.1 Các công cụ cạnh tranh.
1.3.1.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm Đây là một trong những hình thức cạnh tranh quan trọng nhất, chữ tín của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế có tính quyết định cho cạnh tranh.
Nhu cầu của người ngày càng có xu thế đi lên do vậy cuộc đời của mỗi mẫu hàng ngắn dần Sự sống còn của mỗi công ty phụ thuộc vào khả năng thay đổi mẫu mã kiểu dáng nhanh Sản xuất hàng loạt kết hợp với những mặt hàng đơn chiếc phục vụ cho từng đối tượng người tiêu dùng sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho công ty Thời kỳ “chất lượng ăn đứt hình thức” đã qua, khách hàng đòi hỏi cả nội dung lẫn hình thức Bao bì đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với người tiêu dùng.
Cạnh tranh thông qua việc xác định và đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao hơn, những sản phẩm này có ưu thế trên thương trường tuy nhiên cần chú ý mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và giá bán để đảm bảo lợi thế của sản phẩm có chất lượng cao.
Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất Định giá có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nó là nhân tố quy định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Định giá trong kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỉ mỉ để có thể quy định giá thích hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất vào một thời điểm nhất định nào đó Đưa ra một chính sách giá cả nào, vào thời điểm nào cho phù hợp sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty Các đối thủ cách tranh sử dụng giá thấp hoặc gia ưu đãi để bán hàng, với mức giá đó kênh phân phối của doanh nghiệp sẽ bị rối loạn, người điều khiển kênh không quản lý được lực lượng bán hàng và phần lớn người bán hàng vì chạy theo lợi ích kinh tế đã đi bán hàng cho đối thủ cạnh tranh và do đó doanh nghgiệp không có người bán hàng sẽ bị phá sản Cạnh tranh bằng giá thực chất là tạo được nghệ thuật sử dụng giá và giá bán tạo ra nhiều lợi thế trên thương trường Các biện pháp cạnh tranh về giá mà các công ty đưa ra là một cơ sở giá linh hoạt Nó không phải cố định mà thay đổi phù hợp theo tình hình thị trường, bao gồm:
Định giá thấp: Với mục đích thâm nhập thị trường hay thu hút được một khối lượng lớn khách hàng, nhanh chóng thu tiền về các công ty sẽ đưa ra mức giá thấp.
Sử dụng hạ giá: Thực chất là chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ và chi phí tiết kiệm chi phí và hạ thấp chi phí do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn công nghiệp và thiết bị Hạ giá để chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm và thực hiện chiến lược về tài chính Khi thị trường đã chiếm lĩnh được doanh nghiệp có thể lại hoàn giá theo mức cũ hoặc
Tạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 tương đương, trong cạnh tranh hạ giá là biện pháp được sử dụng nhiều nhất.
Giá ưu đãi: Giá ưu đãi thường có mức giá thấp hoặc rất thấp do đó nó trở thành yếu tố lợi ích rất hấp dẫn đối với người mua và người tiêu dùng Vì vậy nó có khả năng lôi kéo nhu cầu xã hội về sản phẩm của doanh nghiệp.
Giá thị trường: Công ty không muốn lôi kéo khách hàng về phía mình bằng mức giá thấp và đồng thời họ cũng không muốn mất khách hàng nếu họ đánh giá quá cao thị trường.
Cố định giá cao: Công ty muốn tối đa hoá lợi nhuận khu vực thị trường của mình thị công ty sẽ tìm cách dễ tăng giá dịch vụ.
1.3.1.3 Cạnh tranh bằng dịch vụ
Phục vụ là một trong một trong số lĩnh vực có cạnh tranh mãnh liệt nhất, đặc biệt trong lĩnh vực hiện nay Nhiều hãng coi đây là địa bàn lợi hại nhất trong việc trinh phục khách hàng Chất lượng hàng hoá thì khó phân biệt nhưng trình độ và chất lượng dịch vụ thì khó qua mắt người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hiện đại thường quan tâm nhiều đến dịch vụ hơn là một số yếu tố như giá cả, thậm chí cả chất lượng của món hàng đã mua Việc vận chuyển ra sao, cách bảo hành như thế nào, thời gian bảo dưỡng đinh kỳ có thường xuyên hay không thái độ bên bán ra sao mỗi khi hàng hóa có vấn đề trục trặc.
Như vậy chất lượng phục vụ là yếu tố hết sức quan trọng, chất lượng phục vụ thay đổi tuỳ theo người cung cấp thời gian, địa điểm Vì vậy để cạnh tranh hiệu quả, nguyên tắc chung của họ là tạo sự tin tưởng đối với khách hàng Trong kinh doanh các doanh nghiệp thường phải đối đầu với tính thời vụ có lúc hoạt động dồn dập, nhưng cũng có lúc không có việc làm Việc tạo ra một cơ cấu phục vụ sẽ giúp được doanh nghiệp khắc phục được hạn chế trên và sẽ thoả mãn được nhu cầu khách hàng, giảm bớt được rủi ro trong
1.3.1.4.Cạnh tranh bằng uy tín
Các hãng tranh nhau bỏ những khoản tiền lớn mua một số nhãn hiệu nổi tiếng, hay đấu tranh chống bọn làm hàng giả, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cố gắng tiết kiệm các chi phí để hạ giá thành sản phẩm cũng chỉ đẻ giữ uy tín của công ty với khách hàng Để tạo uy tín là vô cùng khó khăn, tốn kém và vô cùng kì công, trong đó chỉ sơ xuất nhỏ cũng làm mất nó Tạo được uy tín đã khó, phấn đấu để duy trì và củng cố nó càng khó hơn.
Trong xã hội tiêu dùng, khi chất lượng hàng hoá của các hãng không chênh lệch nhau là mấy thì uy tín là vấn đề quyết định khách hàng chỉ tìm đến với các nhãn mác nổi tiếng chứ không mấy ai bỏ tiền ra mua hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
1.3.1.5 Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng
Tương lai của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá bán ra Nhà phân phối thông tạo không bao giờ bỏ sót bất kỳ một diện đối tượng khách hàng nào, dù là không đáng kể, việc phát triển đại lý với hệ thống những cửa hàng rộng rãi, mở rộng các mô hính phân phối cửa hàng di động, cửa hiệu gia đình, siêu thị có dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán tốt và hợp lý, kết hợp với nhưng người bán trên thị trường, có các biện pháp phong phú để kết dính các thành viên trong kênh lại với nhau đặc biệt là các biện pháp để quản lý chặt chẽ người bán hàng và điều khiển những người bán hàng, kết hợp hợp lý giữa các phương thức bán, phương thức thanh toán nhằm góp phần nâng cao sức tiêu thụ của hàng hoá.
1.3.2.Các hình thức cạnh tranh.
1.3.2.1 Cạnh tranh trực diện Đây là một trong những hình thức cạnh tranh rất hữu hiệu nhằm trực tiếp đa sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mình so sánh trớc đối thủ cạnh tranh để từ đó bộc lộ trực tiếp các ưu điểm mà bản thân hàng hoá có được kèm theo tất cả các dịch vụ đi kèm nhằm hớng sự quan tâm của khách hàngTạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 lên ngay các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mình Hình thức cạnh tranh này hiện nay đang được hầu hết các công ty và doanh nghiệp áp dụng để tạo thế cạnh tranh và khẳng định vị trí cạnh tranh cho các mặt hàng của mình. Tuy nhiên đây là hình thức cạnh tranh đòi hỏi các mặt hàng của doanh nghiệp phải thực sự có ưu điểm nổi trội hơn hẳn các hàng hoá cạnh tranh về mọi mặt: giá cả, chất lượng, mẫu mã… Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn, quy mô và doanh số lớn, chi phí được phân bổ trên số lợng hàng lớn và tiềm lực kinh tế mạnh nhằm trực tiếp đè bẹp các đối thủ cạnh tranh của mình Đối với các công ty hay doanh nghiệp nhỏ, đây là hình thức cạnh tranh tương đối khó và mạo hiểm bởi về tiềm lực kinh tế họ không đủ khả năng để duy trì đợc một mức giá thấp như với các đối thủ mạnh, bên cạnh đó việc đầu tư vào công nghệ, mẫu mã,…cũng không thể so sánh với các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh và sự đầu tư cao Vì vậy tuỳ theo từng mặt hàng mới nên áp dụng hình thức cạnh tranh như trên để tránh tình trạng bị đối thủ cạnh tranh lớn đè bẹp.
1.3.2.2 Cạnh tranh không trực diện
Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá
1.4.1 Các nhân tố thuộc bản thân hàng hoá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.
Hàng hoá chính là đối tượng để nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời cũng chính là công cụ để cạnh tranh một cách hữu hiệu nhất với các hàng hoá khác của đối thủ cạnh tranh trên thị trường Vì vậy khi đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá thì trước hết cần đề cập đến chính các nhân tố nằm từ bản thân hàng hoá đó.
Từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường thì giá cả đã trở thành một công cụ cạnh tranh đắc lực của các nhà kinh doanh Giá cả của hàng hoá phản ánh được sự hợp lý hoá về chi phí sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh được phần nào sức cạnh tranh của mặt hàng đó trên thị trường Theo quy luật cầu thì giá càng hạ lượng cầu càng tăng, đặc biệt đối với các hàng hoá thông thường, chính vì vậy khi mặt hàng có giá tương đối thấp trên thị trường thì nó sẽ chiếm được ưu thế khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh và khẳng định được sức cạnh tranh của nó trên thị trường Vì vậy có thể khẳng định giá cả có ảnh hưởng hết sức to lớn tới sức cạnh tranh của hàng hoá.
Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện toàn diện bằng hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm Hàm lượng khoa học cao, chất lượng sản phẩm tốt thì có thể bán được với giá cao Nhất là khi mà mức thu nhập của khách hàng nước ngoài là rất cao, họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống đặc tính các nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hay so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội
Chất lượng sản phẩm càng cao tức là làm tăng được mức độ thoả mãn của người tiêu dùng đối với sản phẩm, kích thích tiêu dùng dẫn đến tăng khả năng tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác Trên cơ sở đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh một cách rất hiệu quả cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngày nay khi cuộc sống và mức sống của mỗi người đã được cải thiện thì mọi người đều trở nên cầu kỳ hơn trong việc lựa chọn mẫu mã của các sản phẩm hàng hoá Ngoài các yêu cầu khắt khe về chất lượng, uy tín, nhãn
1 phải đưa ra được các mặt hàng với các mẫu mã, hình thức phù hợp với nhu cầu, đa dạng và phong phú hơn Chính bởi vậy các mặt hàng có mẫu mã đẹp, hợp thời trang, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thường được giành được sự chú ý và ưu ái rất nhiều từ phía người mua Vì lý do đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình bằng việc đưa ra các loại hàng hoá có chất lượng tương đối, giá cả trung bình nhưng có mẫu mã và hình thức nổi trội so với các sản phẩm cùng loại và đã đạt được những thành công nhất định Mẫu mã và hình thức của hàng hoá giờ đây không chỉ là một đặc tính cần có của hàng hoá mà còn trở thành công cụ đắc lực trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân hàng hoá đó trên thị trường Đời sống càng phát triển, nền kinh tế thế giới càng phát triển thì mẫu mã và hình thức của hàng hoá sẽ ngày càng có vai trò ảnh hưởng to lớn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, đặc biệt là đối với các loại hàng hoá xuất khẩu ra thị trường thế giới, nơi nhu cầu và mong muốn của khách hàng là vô cùng phong phú và đa dạng.
Trước đây khi các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên thị trường thì đa số các mặt hàng đều không nhận được sự quan tâm đúng mức tới nhãn hiệu của hàng hoá Khi nền kinh tế thị trường phát triển lên một mức cao hơn thì nhãn hiệu của hàng hoá mới bắt đầu được cả người mua và người bán thực sự quan tâm Cho tới nay việc kinh doanh hàng hoá, khẳng định vị trí của hàng hoá nào đó trên thị trường thì nhãn hiệu của hàng hoá đã trở thành yếu tố không thể thiếu để xác định được đúng loại hàng hoá đó, vị trí cũng như sức cạnh tranh của hàng hoá đó có được trên thị trường Nhãn hiệu hàng hoá có thể biểu thị bằng hình ảnh, bằng chữ hoặc được thiết kế một cách kết hợp cả hình ảnh và từ ngữ hoặc bằng khẩu hiệu Nhãn hiệu được ghi lên hàng hoá bao bì trong, bao bì ngoài và ghi lên các phương tiện quảng cáo, lên đầu các thư tín thương mại, đầu các hoá đơn…
Người có nhãn hiệu phải đăng ký bảo vệ nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó mới có giá trị Luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ cho người có đăng ký bảo vệ nhãn hiệu chống mọi sự lợi dụng, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhãn hiệu đó, kể cả việc bắt chước kỹ thuật bao gói.
Trong thực tiễn, nhãn hiệu hàng hoá là một công cụ cạnh tranh đảm bảolợi thế trên thị trường nước ngoài Người sản xuất và người bán hàng có nhãn hiệu đăng ký Người mua có thể hoàn toàn tin tưởng vào hàng hoá và dịch vụ mình mua sẽ đáp ứng được mong muốn như đã dự kiến Thường các sản phẩm có nhãn hiệu có thể đặt giá cao hơn so với sản phẩm không có nhãn hiệu, mặc dù hai sản phẩm đó có chất lượng như nhau Sản phẩm có nhãn hiệu thường bán chạy hơn hàng không có nhãn hiệu dù có giá trị cao hơn, vì những hàng hoá này được tuyên truyền quảng cáo tích cực hơn, đã được in sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng Vì vậy có thể khẳng định nhãn hiệu thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
Nhân tố từ phía doanh nghiệp
1.5.1 Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trờng đợc phản ánh qua tổng lượng cầu các sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, sự quan tâm, các mối quan hệ làm ăn, các bạn hàng truyền thống, dư luận xã hội, vị trí trong suy nghĩ của khách hàng….Uy tín và vị trí của doanh nghiệp có ảnh hưởng hết sức to lớn tới năng lực cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp Nó phản ánh được năng lực của sản phẩm và doanh nghiệp hiện tai so với các đối thủ cạnh tranh, nó thể hiện được sự ổn định và khả năng tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp Bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trên bất kỳ một thị trường nào thì trớc hết phải gây dựng được uy tín của mình để từ đó khẳng định vị trí các mặt hàng của doanh nghiệp cũng như chính bản thân doanh nghiệp trên thị trường.
1.5.2 Mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Đây cũng là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh các sản phẩm của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp luôn đề ra các mục tiêu kinh doanh trong dài hạn và cả ngắn hạn, cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mình Trong mỗi một giai đoạn phát triển nhất định doanh nghiệp sẽ chọn lựa cho mình một mặt hàng chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh mặt hàng đó, bên cạnh đó mục tiêu kinh doanh còn có thể là mở rộng thị trường hay tăng thị phần bằng một chủng loại hàng hoá hoặc nhiều chủng loại hàng hoá, qua đó doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư và dành một số vốn nhất định để phát triển cho mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp mình Chính vì vậy mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định rất lớn đến sức cạnh tranh của một mặt hàng mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh Khi mặt hàng đã nằm trong mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thì nó sẽ nhận được những đầu tư nhất định và được hoạch định các chiến lược phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy khi xét đến các nhân tố có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh các mặt hàng của công ty thì trước hết cần phải xem xét mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn đó
1.5.3 Các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp không phải dừng lại sau lúc giao hàng, thu tiền của khách hàng mà còn có hoạt động dịch vụ sau bán hàng Dịch vụ sau bán hàng thể hiện trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng về sản phẩm của mình Các dịch vụ sau bán hàng như : vận chuyển hàng miễn phí, bảo hành hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, lắp đặt sản phẩm tại gia đình người tiêu dùng Tất cả những thứ đó sẽ gây được uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường, giữ và tăng thêm được khách hàng, tạo cho khách hàng cảm thấy yên tâm trước khi quyết định mua hàng.
Qua hoạt động dịch vụ sau bán hàng mà doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của ngời tiêu dùng ra sao Sự khen chê của khách hàng, phát hiện các khuyết tật của sản phẩm mà đổi mới, hoàn thiện tốt hơn Dịch vụ sau bán hàng là một giải pháp rất tốt cho uy tín của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
1.5.3.1 Hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Hoạt động Marketing không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp hiện nay. Chúng giúp doanh nghiệp phân tích nhu cầu của khách hàng, các hình thức cạnh tranh của đối thủ, dự báo được số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trong tương lai Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lợc kinh doanh hiệu quả, tạo đợc các sản phẩm phù hợp với sở thích của khách hàng với mức giá linh hoạt theo sự biến động của thị trường Xây dựng được hệ thống tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trên nhiều quốc gia khác nhau từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5.3.2 Hoạt động phân phối sản phẩm của đoanh nghiệp
Phân phối hàng hoá là hoạt động tổ chức, điều hành, vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng Phân phối hàng hoá của doanh nghiệp là hệ thống các quan điểm, chính sách và giải pháp tổ chức các kênh, luồng, mạng lưới bán sỉ, bán lẻ hàng hoá nhằm bán được nhiều hàng, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy và kích thích sự quan tâm của người mua đến hàng hoá của doanh nghiệp đó chính là việc sản phẩm đó xuất hiện ở nhiều nơi, đi đến đâu khách hàng cũng sẽ thấy mặt hàng và nhãn hiệu mặt hàng đó của doanh nghiệp, kèm theo đó là kỹ thuật bán và hoàn thiện các sản phẩm hàng hoá từ phía các đại lý nằm trong hệ thống kênh phân phối Điều này sẽ gây ấn tượng và sự chú ý rất lớn từ phía khách hàng, qua đó để lại ấn tượng và kích thích được nhu cầu mua sắm của khách hàng Điều này đem lại sự thuận lợi rất lớn cho các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các sản phẩm hàng hoá cùng loại hoặc thay thế trên thị trường Do đó việc quan tâm đến các kênh phân phối là điều hết sức quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý và phát triển hợp lý. Như vậy có thể nói hoạt động phân phối sản phẩm đến tay khách hàng của doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
1.5.4 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5.4.1 Nhu cầu của khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường Khách hàng sẽ bao hàm nhu cầu Bản thân nhu cầu lại không giống nhau giữa các các nhóm khách hàng và thường xuyên biến đổi Nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu lại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, đến lượt mình nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu lại ảnh hưởng đến toàn bộ các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Một sản phẩm hàng hoá bán ra trên thị trường có thể tồn tại được trước hết là do khách hàng có nhu cầu mua nó Sản phẩm đó có thể cạnh tranh trên thị trường hay không, chiếm lĩnh thị trường như thế nào lại phải cần có nhu cầu từ phía khách hàng Nhu cầu vốn dĩ tự bản thân nó đã có ảnh hưởng quyết định tới sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
Nhìn chung mọi công ty, doanh nghiệp hay các sản phẩm hàng hoá của họ đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau Một sản phẩm hàng hoá khi đưa ra thị trường không chỉ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các sản phẩm hàng hoá cùng loại mà còn phải chịu sự đe doạ của các mặt hàng thay thế hay các sản phẩm khác loại mà cùng thoả mãn một mong muốn nào đó của khách hàng Sản phẩm hàng hoá của đối thủ cạnh tranh là gì? Chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của đối thủ ra sao? Đây là điều luôn đòi hỏi bất kỳ nhà kinh doanh nào khi hoạt động trên thị trường đều phải giải đáp và tìm ra các đối sách thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá của mình, để có thể tồn tại và kinh doanh thành công trên thị trường.
1.5.4.3 Chính sách của Nhà nước
Sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách, luật pháp của Nhà nước như:
Các chính sách về miễn giảm thuế xuất khẩu sản phẩm đối với của doanh nghiệp.
Các điều khoản, quy định về giấy phép xuất khẩu sản phẩm.
Các quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường quốc tế
Các doanh nghiệp luôn mong muốn ở Nhà nước có các chính sách phù hợp, đúng hướng, hỗ trợ về tài chính, nguồn lực để tạo cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận, có lợi thế trong cạnh tranh, từ đó có thể giúp Nhà nước thu được nguồn ngoại tệ lớn, khoa học
- công nghệ trong nước không bị lạc hậu so với thế giới, cùng góp phần phát triển chung nền kinh tế đất nước
1.5.4.4 Tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của sản phẩm
Tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của sản phẩm cho biết khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường qua đó doanh nghiệp nắm bắt và đánh giá được một cách tổng quát khả năng phát triển của sản phẩm, dự đoán lượng cầu của sản phẩm và sức cạnh tranh hiện tại của sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp so với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh Căn cứ vào các số liệu thu thập được từ các báo cáo về tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của sản phẩm doanh nghiệp sẽ quyết định các chiến lược tiếp theo để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp, do đó tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh và việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp trong tương lai.
1.5.4.5 Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới
Sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế của từng nước khi doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường của nước đó Việc nghiên cứu nền kinh tế của từng nước sẽ giúp doanh nghiệp thấyTạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 được mức tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp là lớn haylà nhỏ (khả năng thanh toán của khách hàng) Vì thế đòi hỏi chất lượng sản phẩm là tốt,trung bình hay bình thường
Các tiêu chí đo lường sức cạnh tranh của hàng hoá
1.6.1 Tiêu chí dựa trên uy tín và hình ảnh của hàng hoá.
Uy tín và hình ảnh của hàng hoá trên thị trường có được biết đến nhiều hay không, có đảm bảo được lòng tin và sự quan tâm của người tiêu dùng hay không là một tiêu chí rất quan trọng cho biết sức cạnh tranh hiện tại của hàng hoá mà một doanh nghiệp đang kinh doanh Nhìn vào tiêu chí này ta có thể đưa ra được một phần kết luận về sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường ra sao Nếu uy tín và hình ảnh hàng hoá của doanh nghiệp lấn át được các đối thủ cạnh tranh thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng hoá đó có sức cạnh tranh cao trên thị trường và ngược lại Hàng hoá có uy tín và hình ảnh càng cao thì khả năng tiêu thụ và phát triển của nó sẽ vượt trội hơn hẳn so với các hàng hoá khác vì nó chiếm được sự tin tưởng và ưa chuộng của đông đảo người tiêu dùng trên thị trường hơn Nhìn vào tiêu chí này có thể thấy rất rõ vị trí cũng như sức cạnh tranh của hàng hoá.
1.6.2 Các dịch vụ sau bán hàng.
Ngày nay đối với hầu hết hàng hoá trên thị trường thế giới bao bì được xem là thành phần chất lượng sản phẩm, chi phí baobì là thành phần cấu tạo nên giá thành sản phẩm Nói cách khác bao bì làm tăng giá trị của sản phẩm. Bao bì có ba chức năng cơ bản là: bảo vệ sản phẩm, thông tin về sản phẩm, quảng cáo cho sản phẩm.
Bao bì luôn phải đảm bảo cho giá trị chất lượng của hàng hoá và lôi kéo được sự quan tâm của khách hàng Thiếu đi khâu thiết kế và các đặc tính cần thiết của bao bì thì hàng hoá rất dễ bị xuống cấp và cũng không gây ấn tượng cho người tiêu dùng và do đó cũng mất đi năng lực cạnh tranh trên thị trường Bởi vậy bao gói của hàng hoá xuất khẩu là tiêu chí rất cần thiết để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
Bên cạnh tất cả các yếu tố trên thì dịch vụ đi kèm với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp thực hiện trên thị trường cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
1.6.3 Các tiêu chí chủng loại của hàng hoá.
Chủng loại của hàng hoá xuất khẩu cũng là tiêu chí cần thiết để đánh giá năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Do nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng phong phú với yêu cầu và mong muốn chọn lựa các sản phẩm hàng hoá thực sự phụ hợp của khách hàng ngày càng cao nên đòi hỏi các chủng loại của một mặt hàng phải thật đa dạng, gây kích thích nhu cầu và mong muốn của khách hàng Ngày này bên cạnh chất lượng, giá cả, mẫu mã thì chủng loại hàng hoá cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và sử dụng như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu để chiếm lĩnh thị phần và thị trường.
1.6.4 Tiêu chí về thị phần của hàng hoá.
Khả năng chiếm lĩnh thị trường, lượng thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ, sự quan tâm của công chung tới các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, theo đó thể hiện rõ vị thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Các mô hình phân tích sức cạnh tranh của hàng hoá
Mô hình 3C được coi là căn cứ giúp cho người làm giá lựa chọn cho mình một phương pháp xác định giá thích hợp Các công ty phải giải quyết vấn đề định giá bằng cách lựa chọn một phương pháp bao trùm được một hay nhiều vấn đề trong số 3 vấn đề này Mỗi một phương pháp sẽ cho ra một mức cụ thể.
Hình 1.2 : Một số căn cứ khi lựa chọn giá bán.
Giá dự kiến có thể
Giá của đối thủ cạnh tranh - Com petitor
Giá này không thể có lãi
Giá của các đối thủ cạnh tranh và hàng hoá thay thế chất đặcPhẩm biệt của hàng hoá
Giá này không thể có cầu
Từ mô hình 3C rút ra được những phương pháp định giá cơ bản sau:
Định giá theo cách lãi cộng vào chi phí.
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng Định giá theo sự cạnh tranh.
1.7.2 Đồ thị đa giác cạnh tranh:
Những phân tích đánh giá về thị trường còn cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin để đánh giá bản thân nó Thật vậy, năng lực mở rộng thị trường của doanh nghiệp chỉ có thể đánh giá trong một bối cảnh môi trường cụ thể. Mặt khác chúng cho phép đo lường theo những khía cạnh khác nhau tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp Trong trường hợp lý tưởng nó còn cho phép ít nhiều đánh giá được sự thích hợp của một cách thức tổ chức hoặc một phương thức hoạt động. Đứng trước một thị trường và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần thiết lập được một bản đánh giá tương đối về các điểm mạnh và điểm yếu của mình Điều này đặt ra hai vấn đề chính: Một mặt doanh nghiệp có những năng lực nào là vượt trội và mặt khác, tình trạng hiện tại hoặc tiềm tàng của doanh nghiệp như thề nào Phân tích khả năng của doanh nghiệp tức là nghiên cứu các nguồn lực mà doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của nó có thể huy động trong bản thân của doanh nghiệp hoặc từ môi trường khu vực và cả nước Xuất phát từ khả năng cạnh tranh quốc tế mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo ở mức độ cao các yếu tố năng lực sau:
Quan niệm về sản phẩm và dịch vụ là cơ sở hoạt động của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được xác định một cách khách quan bằng sự thích ứng của sản phẩm với những định mức, những yêu cầu khác nhau của thị trường nước ngoài và được xác định một cách chủ quan bằng thăm dò hoặc thử nghiệm so sánh.
Giá cả trong đó không quên thêm phần lãi có thể có.
Tài chính theo nghĩa là các nguồn tài chính hiện có và có thể huy động nhanh chóng.
Bán hàng xét theo giác độ phương pháp và các phương tiện thương mại.
Sau bán hàng tức là đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo sự tin cậy cho khách hàng.
Ngoại giao là khả năng điều hành theo hướng tích cực những mối liên hệ của các nhân tố của môi trường, chính quyền, báo chí, dư luận xã hội v.v…
Trước bán hàng không chỉ là khả năng dự báo nhu cầu thị trường mà còn áp dụng các hoạt động đủ thành thục để thuyết phục họ về khả năng tuyệt vời của doanh nghiệp trong việc thoả mãn các nhu cầu đó.
Hình 1.1 Đồ thị đa giác cạnh tranh.
1.7.3 Chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm:
Một chu kỳ sống của sản phẩm phải gắn liền với một thị trường nhất định vì một sản phẩm có thể mới ở thị trường này nhưng lại không mới ở thị trường khác và ngược lại Một sản phẩm có thể có chu kỳ sống khá dài ở một thị trường song sang thị trường khác thì có thể không tồn tại nổi.
Khi vạch ra xu hướng tiêu thụ và dự báo tương lai, điều quan trọng là phải nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp dang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó trên thị trường đang xét.
Nghiên cứu và phân tích chu kỳ sống của sản phẩm trên mỗi thị trưường nước ngoài là điều cần thiết để có thể tìm ra điểm hoà vốn, để bố trí hoạt động sao cho có lãi nhất, nghĩa là kéo dài những giai đoạn có tỷ suất lãi cao và rút ngắn những giai đoạn thua lỗ từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm.
Như đã phân tích ở chương 2, chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm thường bắt đầu ở các nước phát minh ra sản phẩm mới (các nước nắm giữ công nghệ cao) sau đó mới bắt đầu ở các nước công nghiệp khác có nhu cầu tương tự và cuối cùng mới chuyển sang các nước đang phát triển Đôi khi tại một thị trưường nước ngoài chu kỳ sống của sản phẩm có dạng khác với dạng ở thị trường nội địa do những biến động về quan hệ cung – cầu hoặc nhờ các hoạt động xúc tiến bán hàng như quảng cáo, triển lãm… Do vậy có thể mắc sai lầm khi xác định không đúng giai đoạn của một sản phẩm trong chu kỳ sống của nó, tức là nếu chỉ căn cứ vào các yếu tố bán hàng mà quên đi các yếu tố ẩn nấp sau đó.
Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm tại một thị trường nước ngoài có những tác dụng sau:
Thay thế đúng lúc một sản phẩm cũ bằng một sản phẩm mới.
Xây dựng các chính sách Marketing thích hợp với từng giai đoạn của chu kỳ sống.
Dự báo lượng bán, doanh số và lợi nhuận một cách có cơ sở.
Từ sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm người ta quyết định khi nào phải đổi mới, cải tiến, biến tướng hay phải thay một sản phẩm bằng một sản phẩm mới Nhiều khi các doanh nghiệp có thể chủ động làm già cỗi sản phẩm hiện tại của nó ở các giai đoạn không có lãi nữa bằng các biện pháp chủ yếu sau:
Làm già cỗi theo chức năng: đưa ra một sản phẩm khác có giá trị sử dụng cao hơn, có thêm chức năng mới vào thay thế cho sản phẩm cũ.
Làm già cỗi theo chất kượng: đưa một sản phẩm có chất lượng cao hơn thay thế sản phẩm cũ.
Làm già cỗi theo mốt: tuy sản phẩm còn tốt nhưng hình thức không còn hợp thời trang thì thay thế bằng sản phẩm khác hợp thời trang hơn. Các doanh nghiệp biết vận dụng linh hoạt cả 3 biện pháp trên để luôn kích thích những nhu cầu mới của thị trường.
Doanh nghiệp kinh doanh trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, điều kiện môi trường luôn luôn biến động thêm vào đó là sự đe dọa chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh do vậy đòi hỏi các công ty phải hoạch định và sử dụng các chiến lược, các hoạt động Marketing trong cạnh tranh.
Mục đích cạnh tranh của một đơn vị kinh doanh là tìm được một vị trí trong ngành nơi công ty có thể chống trọi với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc tác động tới chúng theo cách có lợi của mình Cạnh tranh diễn ra liên tục để kéo dài lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư về phía tỷ lệ nhuận sâu hoăc tỷ lệ lợi nhuận kiếm được ở một số ngành cạnh tranh hoàn hảo Các nhà đầu tư không chịu chấp nhận mức lợi nhuận sâu vì họ còn có cơ hội đầu tư vào các nghành khác luôn luôn có lợi nhuận cao.
Tất cả các lý thuyết về cạnh tranh, về các mô hình phân tích trên đây nhằm đề cập và đưa ra các phân tích mang tính khoa học và có cơ sở cho việc đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty TNHH Công nghệ Tân Đức_ALPINE.
Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh các công nghệ và sản phẩm của Công ty TNHH Công Nghệ Tân Đức hiện nay
Giới thiệu chung về công ty TNHH Công Nghệ Tân Đức
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
ALPINE_CAR AUDIO AND COMMUNICATION SYSTEMS
Thành lập ngay 10/05/1967,trụ sở chính tại thành phố TOKYO_Nhật Bản.Từ sau khi thành lập,ALPINE chuyên sản xuất các thiết bị âm thanh cao cấp dùng trong xe hơi và cung cấp cho các nhà sản xuất xe hơi và người sử dụng trên toàn thế giới. Để mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao làm vừa lòng nhưng khách hàng khó tính nhất,các sản phẩm ALPINE dã trải qua các kỳ kiểm định khắt khe tại trung tâm kiểm định chất lượng EVALUATION Center.Đây là khu công nghiệp liên hợp đầu tiên và duy nhất về loại hình công nghệ âm thanh dành cho xe hơi.Các SP được trải qua những bài kiểm tra về điều kiện môi trường,đương đi bao gồm : âm học,về đọ chống rung,đọ nhạy,chịu đựng về nhiệt độ,chịu đựng về độ bền.
Các sản phẩm của ALPINE chia làm 4 loại chính như sau :ALPINE F#1 STATUS,MOBILE ENTERTAIMENT,HEAD,AMPLIFIER và SPEAKER.
Công Ty TNHH Công Nghệ Tân Đức được thành lập trên nền tảng của chi nhánh Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật và Thương mại Tân Đức Hà Nội để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường trong nước và khu vực.
Hiện nay tại Việt Nam,Công ty TANDUC Technology Company Limited là nhà cung cấp chính thức các SP ALPINE trên thị trường các dòng xe TOYOTA.Trụ sở công ty được đặt tại 78 Nguyễn Trí Thanh_Hà Nội và một số các đại lý khác:
-Đại lý chính : 43 Lý Thường Kiệt_HN
-TOYOTA GiảiPhóng : 807 Giải Phóng_HN
-TOYOTA Láng Hạ : 103 Láng Hạ_HN
-AMC Corporation : 130 Đại Lộ Hàm Nghi_Q1_TP HCM Đăng ký Công ty
Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty : 0102005954 do Phòng Đăng ký Kinh doanh Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 07 năm 2002.
Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu số : 0101267761
Các lĩnh vực hoạt động
Phạm vi hoạt động của TDTech là các lĩnh vực bán ký gửi hàng hoá.
Do chuyển đổi từ chi nhánh TD&T Công ty chọn lĩnh vực Công nghệ thông tin, Công nghệ mã số mã vạch, Công nghệ âm thanh ôtô và các hoạt động kinh doanh có liên quan làm thế mạnh phát triển của mình.
Chiến lược kinh doanh và nhân sự
Chiến lược kinh doanh của TDTech là nhanh chóng làm chủ công nghệ mới để thực hiện chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng Để đạt được mục tiêu này, Công ty đã tuyển chọn và đào tạo trong một thời gian dài một đội ngũ cán bộ KHKT có đầy đủ phẩm chất chuyên môn và kinh nghiệm triển khai dự án
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Với nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực Công nghệ thông tin, Mã số mã vạch, Âm thanh ô tô Công ty Công Nghệ Tân Đức còn mở ra một số ngành nghề mới về Công nghệ môi trường và kinh doanh dịch vụ cho nghành thuỷ lực, đây thực sự là một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng và triển vọng.
Với một độị ngũ nhân viên giàu năng lực, kinh nghiệm và sáng tạo Công ty Công Nghệ Tân Đức chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của thi trường
TDTech có quan hệ kinh doanh vững chắc với các đối tác lớn, có tên tuổi trên thế giới trên cơ sở những hợp đồng hợp tác lâu dài, với các chức năng cụ thể như sau:
- Công ty TOTA TSUSHO (Singapore)
Phân phối & giới thiệu các sản phẩm trong tập đoàn Toyota dưới sự hỗ trợ của Toyota Tsusho Singapor.
Lắp ráp cassette ôtô giành riêng để cung cấp chính thức cho nhà máy Toyota Motô Việt Nam
- Công ty Denso Wave (Nhật Bản)
Nhà phân phối chính thức các sản phẩm mã số mã vạch cho hãng Denso Wave từ ngày 23 / 8 / 2002
- Công ty Alpine (Nhật Bản)
Nhà phân phối chính thức các sản phẩm âm thanh Ôtô hãng Alpine Được uỷ quyền lắp ráp cassette của hãng tại Hà Nội
Công ty Laser Barcode Solutions (Mỹ) Đại lý phân phối các sản phẩm, thiết bị về mã số mã vạch tại Việt Nam cho các đối tác của LBS
Nhà phân phối chính thức bơm thổi khí tại các tỉnh phía bắc Việt nam
Trụ sở : 78 Nguyễn Chí Thanh,
Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
E-mail:dtd.tdt@ h n.vnn.vn
Website:http://www.td t echco.com
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
*Sản phẩm và dịch vụ
Bên cạnh mục tiêu hàng đầu là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm tạo sự tiện lợi và yên tâm cho khách hàng, TDTech tổ chức cung cấp dịch vụ theo định hướng trọn gói, bao gồm các công việc từ cung cấp giải pháp kỹ thuật, cung cấp và dịch vụ phần cứng, cung cấp và dịch vụ phần mềm đến việc đào tạo kỹ thuật.
* Cung cấp giải pháp, phân tích và tích hợp hệ thống
Cung cấp giải pháp trọn gói cho mọi hệ thống thông tin tin học phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công ty lớn dưới một khung giải pháp tổng thể Việc này cho phép triển khai hệ thống từng bước theo yêu cầu và khả năng, đạt mức kế thừa và tiết kiệm cao nhất cho khách hàng.
Cung cấp đồng bộ với hệ thống thông tin tin học các máy móc, thiết bị ngoại vi chất lượng cao
* Cung cấp phần mềm Đại lý cung cấp các sản phẩm phần mềm của Microsoft (Microsoft Authorized Dealer)
* Phát triển ứng dụng và phân hệ nghiệp vụ
Cung cấp các sản phẩm đóng gói chuẩn dễ dàng tinh chỉnh theo yêu cầu giúp việc hạ giá thành
* Các dịch vụ hỗ trợ
Mọi dịch vụ hỗ trợ được thực hiện theo hình thức giải pháp trọn gói, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
*Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm bằng
Thiết lập hệ thống Mã sản phẩm cho các nhà máy, đơn vị sản xuất Thiết lập hệ thống quản lý kho hàng (từ khâu sản xuất cho đến vận chuyển và phân phối) trên cơ sở mã vạch
Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự bằng thẻ mã vạch
Các giải pháp in mã vạch trên bao bì sản phẩm, các loại nhãn với đầy đủ kích cỡ phù hợp với yêu cầu của nhà máy và đơn vị sản xuất
Dùng mã vạch để quản lí sản phẩm (từ vật tư cho đến thành phẩm) trên mặt bằng hay dây truyền sản xuất cho các N/m công nghiệp.
* Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, tiền lương
Thực hiện in tất cả các loại Thẻ Nhân viên, Hội viên
Thiết lập hệ thống kiểm tra kiểm soát, quản lý nhân sự chấm công tính lương bằng mã vạch và mã 2 chiều
Cung cấp tất cả các thiết bị cho hệ thống quản lý và kiểm soát nhân sự. Thiết bị in ấn thẻ
Cung cấp dây chuyền in thẻ trọn gói (Máy in, máy đọc, Camera, phần mềm, )
Các thiết bị mạng cho tích hợp hệ thống kiểm soát thẻ và lưu trữ dữ liệu.
* Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý bán hàng (Siêu thị, nhà sách, các cửa hàng )
Thực hiện chương trình tính tiền tại điểm bán hàng
Chương trình quản lý hàng hóa cho kho hàng và kế toán
Hệ thống quản lí hàng hoá (đặt hàng, kiểm kê tự động) bằng mã số mã vạch
* Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý thư viện và hệ thống thư viện điện tử
• Thực hiện công việc quản lý độc giả, nhân viên và các ấn phẩm trong hệ thống thư viện.
• Quản lý các ấn phẩm điện tử trong hệ thống thư viện điện tử và tích hợp với các hệ thống thư viện điện tử khác.
• Hệ thống quản lý quá trình mượn và trả ấn phẩm của độc giả ( mượn ấn phẩm, trả ấn phẩm, đặt mượn ấn phẩm ), quản lý thông tin về độc giả, nhân viên và thẻ thư viện của nhân viên, thẻ thư viện của độc giả một cách tự động bằng mã số mã vạch
• Quản lý và thống kê, kiểm kê các ấn phẩm trong thư viện.
C Công nghệ Điện tử - Âm thanh Ôtô
* Được sự hỗ trợ kĩ thuật từ hãng sản xuất lớn nhất Nhật Bản về âm thanh Ôtô Alpine công ty đã xây dựng dây chuyền lắp ráp cassette chuyên cung cấp cho các nhà máy chế tạo và lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
Cung cấp giải pháp tổng thể cho các thiết bị âm thanh hình ảnh trên ôtô
Cung cấp và lắp đặt thiết bị của hãng Alpine cho các loại xe ôtô đặc biệt xe hãng Toyota.
Các đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh các sản phẩm thiết bị tin học và máy tính
TRANH CÁC SẢN PHẨM THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH
2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
* Cung cấp giải pháp, phân tích và tích hợp hệ thống
Thư tín điện tử (MS Mail và MS Exchange)
Máy phục vụ cao cấp, thiết bị mạng của Intel
Máy trạm cao cấp, máy tính cá nhân cho văn phòng và gia đình
Thiết bị Hội thảo truyền hình với công nghệ của Intel
Các thiết bị ngoại vi, phụ kiện linh kiện máy in, Scanner, Camera
* Cung cấp phần mềm Đại lý cung cấp các sản phẩm phần mềm của Microsoft (Microsoft Authorized Dealer)
Hệ điều hành và ứng dụng máy phục vụ:
SQL Server, Exchange Server, Proxy Server
Hệ điều hành máy trạm:
Windows NT Workstation, Windows 98, Windows 95…
Công cụ phát triển: VisualStudio NET, Visual Basic, Visual C++, Visual Studio 6, Office Developer Edition, Visual J++, Visual InterDev
Sản phẩm ứng dụng: Office Professional 97, Microsoft Access, Microsoft Project, Office Professional 2000, Office Professional 2003 Giải trí: Cinema 98, Bookshelf, Flight Simulator
Các sản phẩm phòng chống virus cho máy trạm và máy chủ: TrendServer Protect, Trend VirusWall, Trend OfficeScan, Trend PC-Cillin,
Các phần mềm sao chép dự phòng: Veritas Backup Exec, Veritas NetBackup, WinInstall
Các phần mềm internet: WinProxy, AV Stripper, AccessNow VBN and AccessNow Firewall
Các sản phẩm đồ họa: Adobe Acrobat, PhotoShop, PageMaker, Illustrator
Các phần mềm tiện ích: WinZip, WinZip Self-Extractor
Các phần mềm quản trị: PVCS Professional, PVCS Tracker, PVCS Version Manager, PVCS Configuration Builder,…
* Phát triển ứng dụng và phân hệ nghiệp vụ
Các ứng dụng sử dụng/phục vụ
Phần mềm Quản lý nhân sự
Phần mềm Quản lý chấm công tính lương
Phần mềm Quản lý kho hàng
Phần mềm Quản lý vật tư
Phần mềm Quản lý thư viện
Phần mềm Quản lý sản xuất cho nhà máy công nghiệp
Phần mềm Quản lý tài sản
* Các dịch vụ hỗ trợ
Giải quyết các vấn đề của phần cứng, phần mềm, mạng máy tính,
Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, giải quyết sự cố nghiệp vụ tại chỗ, qua điện thoại, Fax, E-mail
Bảo trì hệ thống định kỳ, bảo trì máy tính cá nhân
*Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm bằng
Với chức năng là đại lý phân phối ủy quyền của Laser Barcode Solution (Mỹ), Công ty Toyota Tsusho(Singapore) cho các sản phẩm của các hãng nổi tiếng trên thế giới (Symbol, PSC, Cognitive, Strandware, Percon ), đồng thời là nhà phân phối chính các sản phẩm của Denso Wave (Nhật Bản), TDTech nhận cung cấp:
Thiết bị đọc mã vạch, giải mã
Thiết bị gom dữ liệu di động bằng mã vạch
Phần mềm thiết kế Mã vạch
Giấy in Mã vạch với nhiều loại kích cỡ
* Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, tiền lương
Cung cấp tất cả các thiết bị cho hệ thống quản lý và kiểm soát nhân sự.
Thiết bị in ấn thẻ
Cung cấp dây chuyền in thẻ trọn gói (Máy in, máy đọc, Camera, phần mềm, )
Các thiết bị mạng cho tích hợp hệ thống kiểm soát thẻ và lưu trữ dữ liệu.
* Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý bán hàng (Siêu thị, nhà sách, các cửa hàng )
Cung cấp tất cả các thiết bị cho hệ thống quản lý bán hàng, kho hàng, kế toán siêu thị
Thiết bị tính tiền trọn bộ hay từng phần (đầu đọc mã vạch, máy in hoá đơn, màn hình khách hàng, cash…)
* Cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống quản lý thư viện và hệ thống thư viện điện tử
• Cung cấp các thiết bị cho hệ thống quản lý thư viện
• Các thiết bị đọc mã vạch 1 chiều, 2 chiều, máy in mã vạch chuyên dụng, máy in
Laser, đầu đọc mã vạch di động dùng cho công việc kiểm kê.
C Công nghệ Điện tử - Âm thanh Ôtô
* Được sự hỗ trợ kĩ thuật từ hãng sản xuất lớn nhất Nhật Bản về âm thanh Ôtô Alpine công ty đã xây dựng dây chuyền lắp ráp cassette chuyên cung cấp cho các nhà máy chế tạo và lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
Cung cấp giải pháp tổng thể cho các thiết bị âm thanh hình ảnh trên ôtô
Cung cấp và lắp đặt thiết bị của hãng Alpine cho các loại xe ôtô đặc biệt xe hãng Toyota.
Cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo hành bảo trì các loại thiết bị âm thanh ôtô của tất cả các hãng với đội ngũ kĩ thuật lành nghề lâu năm kinh nghiệm.
* Cung cấp dịch vụ sửa chữa lắp đặt hệ thông Camera theo dõi, đèn tín hiệu, chiếu sáng, âm thanh hội thảo
2.2.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty.
Trong vài năm gần đây có đông đảo khách hàng thuộc nhiều thành phần khác nhau, doanh thu của công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm qua Tuy mới vào hoạt động chưa được bao lâu nhưng đến năm 2003 doanh thu của công ty đã tăng lên con số 25 tỷ VND Tốc độ tăng trưởng của công ty trong năm đầu là 61% và đến năm thứ hai là 41% tốc độ tăng trưởng này chưa ổn định do nhiều yếu tố tác động vào nhưng cũng thể hiện sự cố gắng của tất cả cấc nhân viên cũng như của ban lãnh đạo Năm 2001 doanh thu chỉ đạt 15 tỷ VND, nhưng đến năm 2003 con số này đã đạt 25 tỷ VND, thực tế đã chứng minh sự tăng trưởng vượt bậc này.Các SP vủa công ty ngày càng đươc nhiều khách hàng biết tới và đang trên đà phát triển ko ngừng
Hình 2.2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty năm 2003 Chỉ tiêu
Mã số Năm 2003 Năm 2002 Chênh lệch
5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 20 56151192 -63305879 119457071
8.Tổng lợi nhuận kế toán 30 563993256 -63293335 627286591
9.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm 40 -63293335 -63293335
10.Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 50 500699921 -63293335 563993256 11.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60 140195978 140195978
Như vậy quan sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2003 ta thấy công ty đang có những bươc tiến bộ vượt bậc Có được điều này là do có sự cải tiến trong việc bán hàng, áp dụng các chính sách bán hàng hợp lý,thêmvào đó là sự cố gắng quyết tâm của toàn bộ nhâ viên trong công ty.
Sản phẩm chủ yếu của công ty qua các năm chủ yếu xuất nhập khẩu các thiết bị âm thanh ô tô và sản xuất phần mềm tin học cho các cơ quan, các công ty là chủ yếu ngoài ra còn một số các đoàn thể cá nhân cũng chiếm một số lượng lớn.
Về cơ cấu thị trường của công ty thì liên tục thay đổi qua các năm và càng phát triển thì thị trường của công ty càng được mở rộng khắp nơi Cơ cấu sản phẩm của thị trường thì tăng lên từng các năm thể hiện ở như doanh thu của công ty qua từng năm Cơ cấu thị trường của mỗi loại sản phẩm qua các năm cũng khác nhau do trình độ kỹ thuật khoa học công nghệ của xã hội cũng như của thế giới ngày càng phát triển.
2.2.3 Đặc điểm về cơ cấu lao động của công ty.
Từ lúc Công ty TNHH Công Nghệ Tân Đức thành lập đến nay đội ngũ lao động của công ty ngày càng tăng lên và cho đến nay số lượng lao động hiện tại là 26 nhân viên đươc phân bổ theo tưng lĩnh vực cụ thể khác nhau.Đặc điểm tuyển nhân viên của công ty là công ty thường tuyển các sinh viên mới ra trường, có năng lực, lớp trước dìu lớp sau, đội ngũ trưởng thành qua công tác Mặc dù là một công ty công nghệ còn non trẻ ở Việt Nam với tuổi đời trung bình của các thành viên trong công ty là 28 tuổi.
Công ty có lực lượng lao động khá hùng hậu, có trình độ tay nghề cao, sáng tạo trong công việc, tuỳ theo thời điểm và nhu cầu ở từng công việc cụ thể mà mỗi đơn vị trong công ty tuyển dụng, ký hợp đồng theo hình thức đào tạo, thử việc hay dài hạn
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn chú ý đến đào tạo và phát triển con người Năm 2001 công ty có 15 người trong đó có 30% là nữ và 70% là nam
Công ty liên tục đầu tư cho công nghệ và chuyên môn, do vậy trình độ của các thành viên trong công ty giữ được ở mức khá cao và luôn luôn ổn định 10% trên đại học và 81% đại học.
Cùng với việc nâng cao trình độ cho người lao động, lãnh đạo công ty còn có các chính sách hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn, chế độ thưởng phạt phân minh từ đó kích thích người lao động hăng say với công việc có ý thức trung thành và luôn hướng về công ty.
*Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong cơ cấu lao động và trong đội ngũ lao động hiện tại đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty.
Công ty có một môi trường, một không khí hoạt động kinh doanh hiệu quả, nghiêm túc Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cá nhân tạo thành một khối thống nhất, liên kết chặt chẽ Mọi người trong công ty đều có tiếng nói riêng của mình khiến họ rất tự tin phát huy năng lực sáng tạo của mình, nhiệt tình hết mình vì công ty Đây có thể nói là một môi trường rất lành mạnh để công ty phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
2.2.4 Đặc điểm về năng lực tài chính của công ty.
Tình hình tài chính của công ty kể từ lúc mới thành lập cho đến nay nhìn chung là phát triển khá ổn định Công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, phát triển sản phẩm và đã biết xây dựng cho mình kế hoạch để đảm bảo được đồng vốn của mình Từ nguồn vốn pháp định ban đầu là 3 tỷ với tỷ lệ vốn vay là 30% và vốn góp là 70%. (Hình 2.5)
Hình 2.4: Nguồn vốn của công ty lúc mới hình thành
(Nguồn: Báo cáo của công ty TNHH Tân Đức)
Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty 38 1 Thực trạng về sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty trên thị trường hiện nay
2.3.1 Thực trạng về sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty trên thị trường hiện nay.
Công ty hiện chủ yếu nhập khẩu loại thiết bị âm thanh ô tô của hãng ALPINE nổi tiếng đến từ Nhật Bản Các loại thiết bị âm thanh ô tô nhập khẩu của công ty luôn được thẩm định về mặt kỹ thuật và chất lượng bởi các kỹ sư và chuyên gia có trình độ nên các mặt hàng này của công ty luôn đảm bảo về chất lượng và gây dựng được uy tín với rất nhiều bạn hàng Số lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty đã tăng liên tục kể từ khi công ty tiến hành hoạt động
Tạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 kinh doanh mặt hàng này và đặc biệt tăng nhanh trong những tháng cuối năm
2.3.2 Thực trạng của việc thực hiện các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh các ỷan phẩm của công ty
2.3.2.1 Thực trạng việc thực hiện các tiêu chí về kỹ thuật, chất lượng và mẫu mã của các thiết bị tin học và máy tính của Công ty
Chủng loại các mặt hàng sản phẩm của công ty rất đa dạng và được thay đổi liên tục theo kiểu dáng và mẫu mã, và một điều rất quan trọng là việc nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu.Để mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao làm vừa lòng nhưng khách hàng khó tính nhất,các sản phẩm ALPINE dã trải qua các kỳ kiểm định khắt khe tại trung tâm kiểm định chất lượng EVALUATION Center.Đây là khu công nghiệp liên hợp đầu tiên và duy nhất về loại hình công nghệ âm thanh dành cho xe hơi.Các SP được trải qua những bài kiểm tra về điều kiện môi trường,đương đi bao gồm : âm học,về đọ chống rung,đọ nhạy,chịu đựng về nhiệt độ,chịu đựng về độ bền.
2.3.2.2 Các hoạt động của công ty nhằm thực hiện tiêu chí mức độ phù hợp về giá cả các sản phẩm của công ty trên thị trường Để có thể bán tốt cần có được nguồn hàng tốt và cần phải có các tiêu chí về chất lượng cũng như về các dịch vụ sau khi bán hàng, vì thế công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá bán ra thông qua việc tổ chức tốt công tác tạo nguồn, mua hàng, và hoàn thiện các nghiệp vụ dự trữ, bảo quản hàng hoá trong kho trước khi mang ra bán trên thị trường Để làm tốt công tác này trước hết công ty cần tiến hành có trình tự và nghiêm túc các hoạt động từ việc nghiên cứu mặt hàng của khách hàng, nghiên cứu thị trường nguồn hàng và lựa chọn bạn hàng cho đến khi ký kết các hợp đồng kinh tế
4 thông tin từ nguồn hàng về Công ty bằng cách cử đại diện ở nhiều nơi, hợp tác chọn cộng tác viên hoặc bằng quan hệ thường xuyên với các đơn vị nguồn hàng để chuẩn bị tốt hàng đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng một cách liên tục không bị gián đoạn Làm tốt các nghiệp vụ bảo quản hàng hoá trước khi đem ra bán trên thị trường Đối với việc và bảo quản hàng hoá ở công ty hiện nay, việc phải là thường xuyên tiến hành kiểm tra, nâng cấp hệ thống nhà kho của đơn vị theo yêu cầu bảo quản và tầm quan trọng của các mặt hàng kinh doanh Vì thực tế số lượng và chủng loại về thiết bị âm thanh của công ty rất phong phú đa dạng nên công ty nên phân chia chúng thành các loại khác nhau Đối với mỗi bộ phận cần có đội ngũ các nhân viên chuyên trách trong việc bảo quản hàng hoá, phải thường xuyên đào tạo để tiếp cận với những phương pháp và phương tiện và bảo quản hàng hoá hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn hàng hiện nay của công ty là khá ổn định Điều này tất nhiên là rất có lợi cho kinh doanh với chi phí nhập khẩu có, sẽ làm tăng gía bán của sản phẩm trên thị trường trong nước Điều này chỉ phù hợp với những người có thu nhập gọi là khá cao trong khi đại bộ phận người Việt Nam có thu nhập trung bình hoặc trung bình khá, do đó đưa ra một quyết định mua thiết bị âm thanh ô tô là khá khó khăn Công ty cần có biện pháp giảm giá đầu vào để sản phẩm đầu ra được khách hàng tin cậy với giá cả phải chăng.Đây đang là vấn đề mà công ty rất quan tâm để có thể thúc đẩy việc cạnh tranh SP với các công ty khác.Do giá cả đầu vào cao, thêm vào đó công ty lại phải chịu một khoản thuế cao nên viêc tiêu thụ SP cũng gặp khá nhiều khó khăn.
2.3.2.3 Thực trạng việc thực hiện các hoạt động Marketing để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng
Marketing là công cụ quan trọng để giúp cho công ty hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình Nó được coi là điều kiện để lựa chọn các hướng phát triển, tận dụng thời cơ kinh doanh, thích nghi với thi trường, có đối sách linh hoạt và hiệu quả cạnh tranh Marketing còn là một nghệ thuậtTạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 để trinh phục khách hàng, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường làm cho doanh nghiệp tăng trưởng không ngừng nhờ những thắng lợi trong cạnh tranh Như vậy Marketing có vai trò to lớn trong việc tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.
Việc kinh doanh thiết bị âm thanh ô tô là công việc đòi hỏi nhiều yêu cầu cao Về phương diện vốn - một thiết bị âm thanh ô tô bình thường cũng là cả số tiền rất lớn so với thu nhập của người Việt Nam chúng ta Thêm vào đó trên thị trường thường xuyên xuất hiện rất nhiều loại hàng nhái, hàng nhập lậu có giá rẻ mà chất lượng không đảm bảo làm ảnh hương tới hình ảnh của công ty trên thị trường.
Uy tín của công ty đối với khách hàng là điều đặc biệt quan trong, để có thể kinh doanh lâu dài công ty phải nghĩ đến chữ tín đối với khách hàng. Khi đi tiếp thị cho công ty thì các nhân viên Marketing luôn phải đặt chỉ tiêu cố gắng giữ gìn uy tín của công ty đối với khách hàng Khi đã có được danh tiếng uy tín tốt thì việc gặp gỡ tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn và có khi khách hàng còn tự tìm đến với công ty ở công ty, các nhân viên Marketing luôn áp dụng triệt để các mục tiêu mà công ty luôn cố gắng kiến tạo cho khách hàng, do đó khách hàng của công ty không chỉ là những khách hàng cũ mà khách hàng tự tìm đến rất nhiều Để gây uy tín của công ty, công ty luôn cố gắng trung thực lễ phép, đúng hẹn, bán hàng tốt, bảo hành và hướng dẫn khách hàng một cách tận tình chu đáo Công ty luôn đào tạo một đội nghũ nhân viên Marketing có kiến thức chuyên môn vững vàng. Để bán được hàng công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo, công ty quảng cáo qua các tạp trí chuyên nghành.Công ty thường gửi thư, Fax đến tận tay các khách hàng được coi là tiềm năng nhất Thời gian quảng cáo rải đều trong năm
2.3.3 Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay.
4 Đối thủ cạnh tranh chính và lớn nhất của công ty hiện nay chủ yếu là các mặt hàng SP của Trung Quốc bao gômg các hãng như Caska,Super,Digital va một ssố các mặt hàng nhái Thêmvào đó la 1 số các hãng như Pioneer,Kenwood,Sony.
Công ty cho rằng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất do đó công ty lựa chọn các nhãn hiệu sản phẩm của các hãng nước ngoài để kinh doanh. Công ty xác định đối thủ cạnh tranh là tất cả các dòng SP trên thị trừơng VN, công ty này đã ăn sâu vào tiềm thức của đa bộ phận người dân nên việc cạnh tranh gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty đã đối đầu trực tiếp với đối thủ cạnh tranh bằng cách tiếp thị trực tiếp gửi Fax, thư quảng cáo đến các doanh nghiệp công ty điện tử đã và đang bán sản phẩm Đồng thời công ty gửi thư quảng cáo đến các công ty khác để giới thiệu và báo giá của sản phẩm hiện có của mình.Trong mỗi đoạn thị trường riêng biệt công ty áp dụng các chính sách khác nhau tùy theo từng loại đối với khách hàng.
Bên cạnh đó trên thị trường hàng nhập lậu và hàng nhái rất nhiều với giá cả rất rẻ làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong viêc cạnh tranh về giá cả với các SP đó.Do các SP của công ty được nhậo từ nước ngoài nên giá cả khá cao , thêm vào đó lại phải chịu nhiều loại thuế khác nhau nên giá cao lại càng cao.Vì vậy công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ SP.
2.3.4 Áp lực của môi trường cạnh tranh và tình hình cạnh tranh các sản phẩm có ảnh hưởng tới công ty.
Từ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nền kinh tế của nước ta không ngừng tăng trưởng và phát triển với tốc độ rất cao Do đó hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ đã được phát triển và mở rộng nhanh chóng Hàng loạt các công ty lớn nhỏ, công ty tư nhân, công ty Nhà nước, các công ty nước ngoài và liên doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các SP cùng loại không ngừng mở ra
Tạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 khiến thị trường cạnh tranh của lĩnh vực này ngày càng trở nên sôi động với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng mở ra khiến thị trường
Việt Nam lại có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong việc thông thương buôn bán với các quốc gia Châu Á nên đã có rất nhiều các hãng thiết bị âm thanh ô tô xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trong nước gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty
2.3.5 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty.
Đánh giá sức cạnh tranh và các hoạt động nâng cao sức cạnh tranh các Sản phẩm của công ty Tân đức
2.4.1 Các ưu điểm trong việc nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học
Hạ tầng kỹ thuật của công ty được đầu tư mạnh mẽ, nền khoa học kỹ thuật từng bước được hiện đại là chỗ dựa rất chắc chắn để nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng thiết bị âm thanh ô tô của công ty
Công ty IT – JSC có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, mọi hoạt động của toàn công ty từ giám đốc đến toàn bộ nhân viên của công ty đều hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển của công ty do đó họ đều thống nhất với nhau tạo nên cơ sở vững chắc Mỗi người trong công ty như một thành viên trong gia đình, họ sống và làm việc hết mình vì tương lai của công ty và vì chính lợi ích của họ Tân Đức làm việc rất khẩn trương và hiệu quả, có được điều này trước hết là nhờ sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty, những người giỏi về kỹ thuật, chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trên thương trường, họ chèo lái con
5 thuyền IT Tân Đức vượt qua sóng gió, họ hiểu nhân viên và nắm vững mọi tình hình, diễn biến hoạt động của công ty do đó họ luôn đề ra được mục tiêu, phương hướng phát triển mang tính khả thi Thêm vào đó công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên rất trẻ, năng động đầy nhiệt huyết, một không khí đoàn kết, gắn bó của toàn bộ công ty từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, điều đó giúp cho mỗi cá nhân cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao
2.4.2 Các tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty.
Giá đầu vào các loại thiết bị âm thanh ô tô của công ty là cao so với mặt bằng giá chung của các loại sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện nay. Điều này kéo theo là sức cạnh tranh của các mặt hàng của công ty giảm và thấp so với các hãng khác trên thị trường, đặc biệt là đối với các đối thủ cạnh tranh mạnh như các hãng đến từ Trung Quốc, hay các hãng đến từ Đông Nam Á.
Mức giá của các loại sản phẩm của công ty hiện nay đưa ra chỉ mới có sức cạnh tranh với các công ty máy tính nổi tiếng đắt tiền trong khi đó lại tương đối cao so với các hãng Đông Nam Á trên thị trường hiện nay.Mục tiêu kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh ô tô của công ty chưa rõ ràng Công ty chưa có những chiến lược tập trung vào việc kinh doanh các loại máy tính và thiết bị âm thanh ô tô mà chỉ đơn giản nhập và phân phối các loại thiết bị âm thanh ô tô theo đơn đặt hàng của các khách hàng quen thuộc.
Công ty còn yếu trong khâu phân phối các sản phẩm, Các sản phẩm vẫn chưa thực sự đến tận tay người tiêu dùng.
2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại.
Môi trường chính trị pháp luật
Do đang ở trong điều kiện nền kinh tế mở, bên cạnh những điều kiện thuận lợi công ty cũng nhiều gặp khó khăn, hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa rõ ràng, một số chính sách chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời không ổnTạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 định do đó, làm cho việc lập kế hoạch đầu tư sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gây cản trở cho việc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm máy tính và thiết bị tin học của công ty Thuế nhập khẩu nguyên chiếc cho các loại thiết bị âm thanh ô tô còn cao dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra một mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Lãi suất cho vay của các ngân hàng Nhà nước giảm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn để SXKD Mặt khác, tình hình tỷ giá hối đoái lại không ổn định làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho SXKD.
Môi trường địa lý sinh thái
Do khí hậu thời tiết biến đổi thất thường, khí hậu có độ ẩm cao gây ra tình trạng khấu hao rất nhanh đối với các mặt hàng máy móc, bên cạnh đó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của các mặt hàng này của công ty.
Cùng hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, SXKD nhập khẩu máy móc thiết bị với công ty còn có rất nhiều các công ty có tiềm lực mạnh, ngoài ra còn có các công ty tư nhân, các công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này, điều này đòi hỏi nỗ lực của công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng của công ty để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường Thêm vào đó trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại hàng nhập lậu va hàng nhái chất lượng kem nhưng giá ca lại rất rẻ làm cho việc canh tranh của công ty cành trở nên khó khăn hơn.
Có thể nói số vốn kinh doanh của công ty hiện nay, và đặc biệt là số
5 đối ít so với các công ty khác trên thị trường Chính vì vậy công ty không đủ khả năng để theo đuổi các chương trình ưu đãi về giá hay các dịch vụ nhất định và các công ty lớn đó tiến hành để có thể nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng của công ty.
Bên cạnh đó, do chủ yếu nhập khẩu SP của hãng lớn có tên tuổi nên công ty chưa cân bằng được chi phí và giá cả một cách hợp lý và có sức cạnh tranh nhất trên thị trường trong khi đó hiện nay giá của các loại SP thay đổi không ngừng và có xu hướng giảm trên thị trường do sự xuất hiện của rất nhiều loại máy mới, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và của rất nhiều hãng thiết bị ở Đông Nam Á với chất lượng ngày càng tăng và giá cả tương đối rẻ.
Đội ngũ các cán bộ và kỹ sư của công ty đã ngày càng được cải thiện về trình độ và chuyên môn Tuy nhiên lực lượng các kỹ sư và chuyên gia của công ty hiện nay là còn tương đối mỏng so với nhu cầu của việc nâng cao chất lượng của các mặt hàng khi được nhập về công ty, gây khó khăn cho việc phân công thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đi kèm khi tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu hoạch định các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng này.
Do phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty chỉ mới hướng đến việc chọn lựa sản phẩm theo các hãng có danh tiếng mà chưa chú trọng đến rất nhiều yếu tố khác.
Công ty còn yếu trong khâu phân phối do công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận lĩnh vực này Trong công ty mới chỉ có bộ phận kinh doanh và kỹ thuật mà chưa có một bộ phận cũng hết sức quan trọng đó là các bộ phận chuyên trách đảm nhận việc phân phối và xúc tiến thương mại cho các mặt hàng của công ty Đây là bộ phận hết sức cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn công ty đang cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ sau bán hàng của công ty để tạo sức cạnh tranh cao cho các mặt hàng của mình Chính bởi sự thiếu mặt của bộ phận này đã gây ra tình trạng chậm trễ và không linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu thị trường kịp thời của công ty khiến cho sức cạnh tranh của các mặt hàng giảm đi đáng kể.
Trước thực trạng của những tồn tại và áp lực cạnh tranh mà công ty đang phải đối mặt đòi hỏi công ty phải tiếp tục đưa ra nhiều hơn các biện pháp thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh cho nhóm hàng của công ty tạo điều kiện cho các mặt hàng này có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Phương hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của công ty TNHH Công Nghệ Tân Đức
Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới
Tiêu chỉ mục đích của công ty là: “Công ty TNHH Công nghệ Tân Đức mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”.
Tài năng + tinh thần = Tân ĐứcTân Đức tập trung vào các mục tiêu sau trong xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để đảm bảo những thành công to lớn, liên tục và vững chắc cho công ty.
Mục tiêu khách hàng: "Khách hàng là thượng đế"
Tân Đức luôn trăn trở những ai đánh giá cao sản phẩm của mình, ai sẽ bỏ tiền ra mua chúng hay ai sẽ là khách hàng của Tân Đức, họ muốn gì? Mục tiêu của Tân Đức là làm thoả mãn khách hàng vì theo họ, khi khách hàng thoả mãn là khi khách hàng cảm nhận được giá trị về hàng hoá, dịch vụ Tân Đức mang lại cho họ tốt hoặc hơn họ mong đợi và chỉ khi khách hàng thoả mãn thì Tân Đức mới có lợi nhuận Vậy mục đích kinh doanh của Tân Đức là tạo tối đa lượng khách hàng được thoả mãn.
Mục tiêu kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao
Công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn những cố gắng khác. Trong nhiều năm Tân Đức kiên trì hướng hoạt động kinh doanh chủ chốt của
IT – mình vào lĩnh vực công nghệ cao có triển vọng Mục tiêu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển nhân lực của Tân Đức Hướng tới mục tiêu hàm lượng công nghệ cao sẽ tạo cho công ty ưu thế cạnh tranh Vì mục tiêu này công ty luôn ưu tiên cho các hoạt động kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao Tuy nhiên công ty không hướng tới mục tiêu này một cách viển vông mà công ty luôn suy nghĩ rằng công nghệ cao không vì công ty mà công nghệ cao là vì khách hàng, phải đảm bảo cho khách hàng đạt được mục tiêu đặt ra khi ứng dụng kỹ thuật công nghệ, phải bảo vệ đầu tư của khách hàng. Công ty luôn đặt mình vào vị trí khách hàng xem mình có bỏ tiền ra để mua các sản phẩm đó không Kinh doanh theo hướng công nghệ cao còn tạo ra hình ảnh đẹp của một công ty công nghệ.
Mục tiêu đối tác kinh doanh lớn nhất
Tân Đức đã rất đúng khi quan hệ với những đối tác đứng đầu thế giới như:-
Công ty TOTA TSUSHO (Singapore),Công ty Anlet (Nhật) , Công ty Alpine
(Nhật Bản),Công ty Laser Barcode Solutions (Mỹ),- Công ty Denso Wave (Nhật Bản) Những hãng này đều có thị trường lớn trên toàn cầu, hơn nữa kỹ thuật công nghệ của các hãng lớn thường là các chuẩn công nghiệp Theo đuổi mục tiêu này, Tân Đức không sợ lạc đường, yên tâm đi theo Những Tạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 hãng lớn có thị trường kinh doanh ổn định và hệ quả là Tân Đức có thị trường ổn định Ngoài ra, quan hệ với các hãng lớn sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều về các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu kinh doanh những sản phẩm nổi tiếng nhất
Chọn sản phẩm nổi tiếng nhất, dễ bán, dễ đạt doanh số cao Sản phẩm nổi tiếng nhất có lợi là ít tốn chi phí quảng cáo Khi kinh doanh các sản phẩm nổi tiếng nhất tất nhiên Tân Đức cũng nổi tiếng theo.
Mục tiêu kinh doanh đến những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất và thị trường lớn nhất.
Mục tiêu xây dựng môi trường sống và làm việc sáng tạo nhất
Mỗi thành viên của Tân Đức đều đáng trân trọng nhưng môi trường để thành công còn quan trọng hơn nhiều Thời gian người Tân Đức ở công ty nhiều hơn ở nhà, mọi người không chỉ làm việc ở công ty mà còn sống ở đó. Môi trường mà Tân Đức có mục tiêu xây dựng là:
- Được làm công việc yêu thích với cường độ cao
- Được yêu thương, vui chơi giải trí để giải toả mọi căng thẳng trầm uất
- Có cơ hội phát triển bản thân
- Có cơ hội đóng góp cho tập thể, cho đất nước
Ngoài ra phát huy vai trò của đoàn, phụ nữ, công đoàn trong việc xây dựng cuộc sống đầy đủ về vật chất phong phú về tinh thần cho mọi người trong ngôi nhà chung Tân Đức.
Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tận tuỵ có năng lực cao nhất
Muốn bảo vệ và phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc chiến cạnh tranh sản phẩm, Tân Đức đặt ra mục tiêu:
- Cán bộ Tân Đức phải là những người có lòng tận tuỵ và năng lực
- Công tác tuyển dụng phải đạt hiệu quả cao nhất, phần lớn nhân viên đều là người tài.
- Mục tiêu quản trị kinh doanh tốt nhất
Tân Đức là một công ty sớm nhận thức vai trò của quản trị kinh doanh trong việc duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cao nhất Tân Đức mục tiêu chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kế cận.
Cơ hội và thách thức trong việc nâng cao sức cạnh tranh các thiết sản phẩm của công ty
3.2.1 Chính sách quốc gia về phát triển công nghệ thông tin
Ngày 04 tháng 8 năm1993 Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị quyết 49/CP về xây dựng và phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam Trong đó đã nêu rõ mục tiêu trọng yếu của công nghệ thông tin trong giai đoạn tới là: (mục II điểm 2 Nghị quyết)
Xây dựng hệ thông máy tính và công nghệ truyến thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ đủ mạnh và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế huyết mạch của nền kinh tế Một số thông tin trong nước được ghép nối với các mạng thông tin quốc tế.
Phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hoá dần các ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng và an ninh quốc phòng Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong những hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò khảo sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
Phổ cập văn hoá thông tin trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một xã hội thông tin.
Xây dựng cơ sở cho một ngành công nghệ thông tin, làm ra được các sản phẩm dịch vụ tin có giá trị, ưu tiên phát triển công nghệ phần mềm, đồngTạ Ngọc Cờng - K10 -QT1 tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ để phát triển một cách thích hợp các cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị tin học hiện đại.
Nghị quyết cũng nêu rõ:
“Cần có chính sách và biện pháp đặc biệt để sớm hình thành các trung tâm phát triển phần mềm, xí nghiệp sản xuất thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và tăng cường mạng lưới các dịch vụ tin học đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường công nghệ thông tin trong nước Các cơ sở sản xuất và dịch vụ đó cần được khuyến khích phát triển trong mọi thành phần kinh tế và liên doanh liên kết với nước ngoài” (mục III điểm 5 nghị quyết)
''Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tự đầu tư ứng dụng CNTT vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ngày càng nhiều vào việc xây dựng, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (mục IV điểm 6 Nghị quyết).
Theo Quyết định số 280/TTg ngày 28/5/1994, có hiệu lực thi hành từ 1/7/1994, thuế xuất khẩu đối với hàng điện tử- tin học như sau: 5% đối với máy vi tính nguyên chiếc; 0% đối với bộ phận phụ tùng kèm theo các loại máy tính đố Tuy nhiên hiện nay các phụ tùng rời nhập khẩu cho công nghiệp công nghệ thông tin đều là cụm chi tiết, cụm linh kiện hoàn chỉnh nên tại các cửa khẩu đều bị coi là nguyên chiếc và áp dụng thuế xuất 5%.
Thực hiện chương trình quốc gia về công nghệ thông tin đến năm 2005 và nghị định 49/CP của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin Việt Nam trong thời gian tới, thị trường tin học Việt Nam nói chung và thị trường máy tính và các thiết bị tin học nói riêng sẽ ngày càng sôi động hơn.
3.2.2 Tình hình chính trị pháp luật trong nước.
Công ty Tân Đức hoạt động trong môi trường chính trị ổn định, vững
5 kinh doanh (SXKD) ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Do đang ở trong điều kiện nền kinh tế mở, bên cạnh những điều kiện thuận lợi công ty cũng nhiều gặp khó khăn, hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa rõ ràng, một số chính sách chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời không ổn định do đó, làm cho việc lập kế hoạch đầu tư sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
3.2.3 Các thách thức từ môi trường cạnh tranh.
Cùng hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, SXKD nhập khẩu thiết bị với công ty còn có rất nhiều các công ty có tiềm lực mạnh, ngoài ra còn có các công ty tư nhân, các công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này, điều này đòi hỏi nỗ lực của công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường.