Đó có lẽ là một trong những lý do khiến chophân tích tài chính đối với NHTM đóng một vai trò đặc quan trọng và trở nên làviệc làm không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối vớ
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong các tổ chức trung gian tàichính quan trọng nhất của nền kinh tế Với tư cách là trung gian tài chính,NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù vì kinh doanh loại hàng hoáđặc biệt là tiền tệ Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vựcnhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng đều nổ lực để tạo cho mình mộtchỗ đứng và một tiếng nói riêng Đó có lẽ là một trong những lý do khiến chophân tích tài chính đối với NHTM đóng một vai trò đặc quan trọng và trở nên làviệc làm không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trịngân hàng phân tích tài chính đối với NHTM chính là con đường ngắn nhất đểtiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của chính ngân hàng mình,thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó để
có thể có định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá tài chính trong NHTM nhưng sử dụng chỉtiêu, mô hình nào là có hiệu quả nhất và phù hợp nhất với các NHTM Việt Nam?
Đó là câu hỏi cần được nhiều nhà phân tích tài chính nói chung và những nhà phântích tài chính quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nói riêng Vì lý do này, tôi đã quyết
định lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế” cho bài luận văn của mình với hy vọng
sẽ đóng góp một phần nhỏ việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở ACB chinhánh Huế nói riêng và trong toàn bộ hệ thống ACB nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong NHTM
- Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của NHTMCP Á Châu giai đoạn2009-2011
- Xác định những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính củachi nhánh trong những năm tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 2Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tài chính của NHTMCP ÁChâu- chi nhánh Huế trong giai đoạn 2009- 2011.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một sốphương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với cácphương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và hệ thống sơ đồ, bảng biểu để trìnhbày các nội dung lý luận và thực tiễn Các thông tin trong bài nghiên cứu có sự thamkhảo tài liệu từ sách, báo, Internet, khóa luận của các khóa trước…
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp của đơn vị nghiên cứu.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp ghi chép số liệu hoặc thu thập cácthông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp Dupont và một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chínhvào quá trình phân tích Xử lý số liệu dưới sự trợ giúp của phần mềm Excel
Các phương pháp: phân tích so sánh, phân tích xu hướng, phân tích cơcấu, phân tích tỷ số tài chính, phân tích Dupont được dùng để phân tích số liệu
6 Kết cấu khóa luận
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết qủa nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong NHTM.Chương 2: Đánh giá tình hình tài chính tại ngân hàng TMCP Á Châu – chinhánh Huế
Chương 3: Giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại ngân hàng TMCP ÁChâu – chi nhánh Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là quá trình thu thập và xử lý các số liệu tàichính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính cógiá trị nhằm rút ra các kết luận hoặc các quyết định tài chính Nói ngắn gọn, phântích tài chính là một quá trình gồm bốn khâu cơ bản: (1) thu thập số liệu, (2) phântích và xử lý số liệu thu thập được, (3) tạo ra thông tin tài chính, (4) kết luận hoặc
ra các quyết định tài chính (Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệpcủa Đại học kinh tế quốc dân (2002) NXB Giáo dục, Hà Nội)
1.1.2 Thông tin sử dụng để phân tích
1.1.2.1 Bảng cân đối kế toán
a. Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Khái niệm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợpphản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN dướihình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm)
Ý nghĩa: BCĐKT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý tài sảncủa ngân hàng Số liệu trên BCĐKT cho biết giá trị tài sản hiện có của ngân hàngtheo 2 mặt rõ rệt đó là về mặt tài sản và nguồn vốn hình thành nên các tài sản đó.Thông qua BCĐKT có thể xem xét, nghiên cứu, phân tích và đánh giá khái quáttình hình tài chính, quy mô nguồn vốn, mức độ an toàn vốn, khả năng thanhkhoản,… của đơn vị Đồng thời có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả nănghuy động vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng Qua đó đánh giá được trình
độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như dự đoán triển vọng phát triển củangân hàng trong tương lai
Bên cạnh các chỉ tiêu trong BCĐKT, có nhiều khoản mục khác được phảnảnh ở ngoài bảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đặc biệt đối
Trang 4với các TCTD Các chỉ tiêu ngoại bảng giúp cho việc đánh giá tổng quát hoạtđộng của đơn vị Từ đó có biện pháp kiểm soát mức độ rủi ro tiềm ẩn, nâng caohiệu quả kinh doanh.
b. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
Nội dung: BCĐKT thể hiện phương trình kế toán cơ bản, sự cân đối giữatổng tài sản và tổng nguồn vốn Khoản mục tài sản được sắp xếp theo mức độthanh khoản giảm dần Khoản mục nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự ưu tiênthanh toán
Kết cấu của BCKT gồm 2 phần: phần nội bảng và phần ngoại bảng
Phần nội bảng: bao gồm gồm 2 phần nhỏ sau:
Tài sản nợ: các chỉ tiêu ở phần tài sản Nợ phản ánh toàn bộ giá trị tiền tệhiện có của ngân hàng do huy động, tạo lập được, dùng để cho vay, đầu tư haythực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác tại thời điểm báo cáo Tài sản Nợ gồm:
Vốn huy động: là những phương tiện tiền tệ mà ngân hàng huy động được
từ nền kinh tế, thông qua nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ khác dùng làm vốnkinh doanh Đây là nguồn vốn mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng trong mộtthời gian nhất định, còn quyền sở hữu thuộc về những người ký thác Bao gồmcác loại sau: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu,trái phiếu,…
Vốn vay: là nguồn vốn mà các NHTM vay mượn từ thị trường liên ngânhàng hoặc vay mượn từ NHNN và các tổ chức tài chính nước ngoài
Vốn tự có: là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu, các nhà đầu tưđóng góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanhđược thể hiện dưới dạng lợi nhuận giữ lại
Tài sản có: là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng Các tài sản cósinh lời của ngân hàng là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng Tài sản
có bao gồm:
Tiền dự trữ: bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư:
Dự trữ bắt buộc: là khoản tiền NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì một tỷ
lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
Trang 5Dự trữ thặng dư: là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoàikhoản dự trữ bắt buộc đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vaytrong kỳ.
Các khoản đầu tư chứng khoán: được ngân hàng sử dụng nhằm đa dạnghóa khoản mục kinh doanh, gồm toàn bộ giá trị những chứng khoán mà ngânhàng sở hữu
Các khoản mục tín dụng: là toàn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng chocác đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn
Tài sản cố định: Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trongquá trình hoạt động của các NHTM
Phần ngoài bảng
Ngoài các chỉ tiêu trong BCĐKT, còn có các chỉ tiêu ngoài bảng để bổsung cho các thông tin khác chưa có trên BCĐKT Là những khoản không phải làtài sản Nợ và tài sản Có mà là các hoạt động được ngân hàng theo dõi ngoàibảng Một số nghiệp vụ phản ánh chủ yếu như là:
Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng, bao gồm: bảo lãnh vay vốn,bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết trong nghiệp vụ L/C
Các cam kết của ngân hàng với khách hàng trong việc thực hiện các giaodịch trong tương lai như: các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịchngoại tệ,…
Các khoản công nợ khách hàng chưa thực hiện theo hợp đồng như: cáckhoản nợ gốc, nợ lãi không có khả năng thu hồi đã được đơn vị xử lý hay cáckhoản lãi cho vay quá hạn chưa thu hồi được
1.1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm và ý nghĩa của BCKQKD
Khái niệm: báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế toán, chi tiếttheo từng loại hoạt động: hoạt động kinh doanh chính, hoạt động dịch vụ và hoạtđộng kinh doanh khác Ngoài ra, BCKQKD còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp
Trang 6Ý nghĩa: BCKQKD có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh vàcông tác quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đồng thời báo cáo còncung cấp những thông tin về lợi nhuận để đánh giá hiệu qủa, khả năng sinh lời vàkhả năng kiểm soát của ngân hàng Ngoài ra, nó còn cho phép đánh giá tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
b. Nội dung và kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu của BCKQHĐKD thông thường gồm 3 phần:
Phần I: lãi, lỗ: phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của NH bao gồmhoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác
Phần II: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế vàcác khoản phải nộp khác (phí, lệ phí)
Phần III: Các khoản thuế
Các khoản mục trên BCKQHĐKD bao gồm:
Thu nhập thuần từ lãi: phản ánh tổng số thu được từ lãi và các khoản thunhập tương tự sau khi trừ đi chi phí trả lãi trong kỳ nghiên cứu
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: là khoản thu nhập phí từ việc thựchiện dịch vụ cho khách hàng đã trừ đi các khoản chi cho thực hiện các dịch vụ đótrong kỳ
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: là khoản thu nhậpròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong kỳ báo cáo
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán: là toàn bộ số thu từlãi đầu tư hay hay kinh doanh chứng khoán sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động này
Thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh khác: là số tiền thu được từhoạt động kinh doanh khác sau khi trừ đi chi phí thực hiện hoạt động này và chiphí quản lý ngân hàng
Chi phí dự phòng: là số tiền chỉ cho công tác dự phòng rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng kỳ phân tích
Lợi nhuận trước thuế: chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ lợi nhuận từ cáchoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo trước nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp
Trang 7Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: là chỉ tiêu thể hiện tổng số thuế thunhập mà ngân hàng phải nộp tính trên phần thu nhập chịu thuế trong kỳ làm báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế: là tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của đơn vịsau khi trừ đi thuế TNDN phải nộp trong kỳ nghiên cứu
1.1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a. Khái niệm: BCLCTT là môt báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiềntrong kỳ của NHTM về hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tàichính Mục đích của BCLCTT là nhằm trình bày tiền tệ đã sinh ra bằng cách nào
và NHTM đã sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo
BCLCTT giải thích sự khác nhau giữa lợi nhuận của NHTM và các dòngtiền có liên quan, cung cấp những thông tin về những dòng tiền gắn liền vớinhững biến động về tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu Thông qua BCLCTTNHTM có thể đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ các loại hoạt động củangân hàng để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổđông hoặc nộp thuế cho nhà nước Trên cơ sở BCLCTT, nhà quản trị ngân hàng
có tể dự đoán các dòng tiền phát sinh trong hoạt động kinh doanh để có các biệnpháp quản lý tương lai
b. Nội dung và kết cấu:
BCLCTT được tổng hợp từ kết quả của 3 loại hoạt động của NHTMtương ứng nội dung của nó gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của NHTM như tiền thu lãi cho vay, thu từ các khoảnphải thu khác,… các chi phí bằng tiền như chi lãi tiền gửi cho khách hàng, tiềnthanh toán cho công nhân về tiền lương và BHXH…, các chi phí bằng tiền khác(chi phí văn phòng phẩm, công tác phí,…)
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạtđộng đầu tư của NHTM Hoạt động đầu tư bao gồm 2 phần:
Trang 8+ Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân NHTM như hoạt động xâydựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.
+ Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức liên doanh, đầu tư chứngkhoán không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn
Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh
lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác,… và các khoảnchi xây dựng, mua sắm tài sản cố định, chi đầu tư vào các lĩnh vực khác
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến cácnghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của NHTM như góp vốn liên doanh,vay vốn trong dân chúng và các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, WB…(không phân biệt vay dài hạn hay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổphiếu hay trái phiếu, trả nợ vay,…
Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu chi liênquan như tiền vay nhân được, tiền nhận được do nhận góp vốn liên doanh bằngtiền, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi,…
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp với BCKQKD và BCĐKT chỉ ra mộtđiều cực kỳ quan trọng: chất lượng của lợi nhuận thông qua dòng ngân lưu ròng
từ hoạt động kinh doanh tạo ra Vì một lý do lợi nhuận và khả năng thanh toánkhông có liên quan gì đến nhau cả, do vậy lợi nhuận cao không có nghĩa là tìnhhình tài chính của NHTM vững mạnh và khả năng thanh toán tốt
BCLCTT không những giúp cho các nhà phân tích giải thích được nguyênnhân thay đổi về tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán của NHTM
mà còn là công cụ quan trọng để hoạch định ngân sách – kế hoạch tiền mặt trongtương lai
1.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
a. Khái niệm và ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống BCTCcủa đơn vị
Trang 9Bảng thuyết minh được lập nhằm giải thích và bổ sung thêm những thôngtin về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của ngân hàngtrong kỳ báo cáo mà các BCTC khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.Qua thuyết minh BCTC người sử dụng có cái nhìn cụ thể, chi tiết về tình hìnhhoạt động của đơn vị, phân tích một cách cụ thể, chính xác từng vấn đề theo mụctiêu đề ra nhằm đạt hiệu quả cao trong việc ra quyết định.
b. Nội dung và kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh BCTC trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của tổ chứctín dụng (TCTD) bao gồm: giấy phép thành lập và hoạt động, hình thức sở hữuvốn, thành phần Ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, nội dung một số chế độ kếtoán được ngân hàng lựa chọn để áp dụng,… Và các báo cáo chi tiết về tình hìnhhoạt động của TCTD chẳng hạn như những báo cáo dưới đây:
Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ
TSCĐ là phương tiện để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, nhà quản lýphải thường xuyên nắm được mức độ biến động của nó để có chính sách đổi mớinâng cao năng lực phục vụ Vì vậy, thông qua “tình hình tăng giảm TSCĐ” củathuyết minh BCTC sẽ biết được tình hình biến động của từng loại TSCĐ trong
kỳ Qua đó có thể đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị TSCĐ nhằm nâng caokhả năng hoạt động của ngân hàng Đồng thời báo cáo này còn cho biết tìnhtrạng của TSCĐ tại thời điểm hiện tại tức giá trị sử dụng còn lại của tài sản để cóphương hướng đổi mới kịp thời
Báo cáo tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn
Thông qua số liệu trong báo cáo “ tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sửdụng vốn” sẽ cho thấy sự biến động về quy mô nguồn vốn huy động được và sửdụng trong kỳ cụ thể theo kỳ hạn, loại tiền, đối tượng hay theo một cách phânchia nhất định mà các BCTC khác chưa đề cập một cách chi tiết
Báo cáo tài sản và công nợ của ngân hàng theo thời gian đáo hạn
Qua số liệu trên bảng báo cáo “ tài sản và công nợ của ngân hàng theo thờigian đáo hạn” có thể có cái nhìn chi tiết đối với từng loại tài sản và công nợ theothời gian đáo hạn nhằm ứng phó kịp thời với những tình huống xảy ra trong thực
Trang 10tiễn Ngân hàng phải luôn nắm rõ những thông tin này để đảm bảo khả năngthanh toán cho ngân hàng, tránh tình trạng dây dưa mất lòng tin của khách hàng.Đồng thời xem xét, đánh giá những khoản cho vay nào đến thời gian đáo hạn,những khoản nào khó có khả năng thu hồi, từ đó đề ra những phương hướng,quyết sách trong việc thu hồi nợ, đẩy nhanh vòng luân chuyển vốn, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn của mình.
Các TCTD phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo những nội dung quyđịnh trong thuyết minh BCTC Ngoài ra, có thể trình bày thêm các nội dung khácnhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn
vị Khi giải thích và thuyết minh cần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễhiểu Phần giải thích cần nêu thêm những thông tin cần thiết chưa thể hiện được
ở các BCTC khác và có thể nêu phần phương hướng kinh doanh trong kỳ tới, chỉcần nêu những thay đổi so với kỳ báo cáo Phần kiến nghị có thể trình bày nhữngkiến nghị với cấp trên, với nhà nước các vấn đề liên quan đến chính sách, chế độtài chính kế toán,…
1.1.3 Đặc điểm của NHTM ảnh hưởng đến phân tích tài chính
NHTM có những đặc điểm giống như các doanh nghiệp (DN) khác trongnền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đốitượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu radưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu Tuy nhiên, khác với các
DN khác, NHTM là loại hình DN đặc biệt, trong đó hoạt động kinh doanh thểhiện qua các đặc điểm sau làm cho việc phân tích khác với các DN thông thường
và trở nên cần thiết hơn:
Thứ nhất, vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanhnhưng đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của NHTM
Thứ hai, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác Vốn tự cócủa NHTM chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinhdoanh của NHTM luôn gắn liền với rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhậnvới một mức độ mạo hiểm nhất định Bởi vì, NHTM không những phải đảm bảonhu cầu thanh toán, chi trả như mọi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt
Trang 11nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng Từ đó cho thấy việc phân tích khả năngthanh toán của NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Thứ ba, như đã nói ở trên, hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quanđến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khácnhau Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạtđộng kinh doanh của DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế.Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM khôngchỉ phục vụ cho nhà quản trị NHTM mà còn là bắt buộc đối với ngân hàng trungương (NHTW)
Thứ tư, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro,đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH có thể gây ảnh hưởng lớn chonền kinh tế vì tính chất phân tán có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế
Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên nghiên cứu,phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả
(Nguồn: Theo Nguyễn Thị Hương, Đại học Đà Nẵng)
1.1.4 Phân tích vĩ mô và phân tích ngành
1.1.4.1 Phân tích vĩ mô
a/ Tác động của lãi suất
Tính đến 19/08/2011, NHNN đã điều chỉnh 3 lần lãi suất tái chiết khấu, 4lần lãi suất tái cấp vốn và 6 lần lãi suất OMO (Open Market Operation- Nghiệp
vụ thị trường mở) với mục đích kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.Cũng trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huyđộng giữa các NHTM do căng thẳng thanh khoản về tiền đồng Hiện tại, NHNNquyết tâm giảm mặt bằng lãi suất cho vay xuống 17%-19% trong tháng 9, thôngqua cuộc họp với NH lớn nhất tại Việt Nam, đồng thuận giữ lãi suất huy động ởmức 14% Đồng thời, NHNN đã xóa bỏ hạn chế 80% đối với tỷ lệ cho vay từ huyđộng từ 01/09/2011 nhằm tạo sự liên thông giữa thị trường 1 và 2, từ đó tạo cơ sởcho việc giảm mặt bằng lãi suất Sự điều chỉnh này của NHNN đã tác độngkhông ít đến hoạt động tín dụng truyền thống của các ngân hàng nói chung vàACB nói riêng, buộc ngân hàng phải đưa ra nhiều biện pháp để một mặt duy trì
Trang 12hoạt động tín dụng, huy động hiện có và phát triển đầu tư hơn nữa trong các dịch
vụ khác nhằm duy trì và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong thời gian tới
b/ Tác động của tỷ giá
Tháng 2/2011 NHNN tăng mạnh tỷ giá thêm 9,3% do sức ép lên đồngViệt Nam từ cuối năm 2010 Đồng thời sau đó, NHNN tiếp tục đưa ra các biệnpháp nhằm ổn định thị trường ngoại hối như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thịtrường tự do, chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, tăng dự trữ bắt buộcngoại tệ, quy định trần lãi suất huy động USD (2%) và yêu cầu các tập đoàn, tổngcông ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng Điều này cũng tác độngmột phần không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng ACB do ngân hàng vẫn duytrì các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng,… Điều này buộc ngânhàng phải linh hoạt trong việc điều chỉnh các mức lãi suất huy động ngoại tệ saocho phù hợp với quy định của nhà nước
c/ Tác động của tín dụng
Việc hạn chế tín dụng phi sản xuất và quy định tỷ lệ tính rủi ro của bấtđộng sản và chứng khoán lên tới 250% đã làm giảm dư nợ tuyệt đối của các NH,đồng thời khiến các DN trong 2 ngành này gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cậnvốn Theo Thống đốc NHNN, các NH đang thừa vốn thì đã sử dụng hết hạn mức20%, các NH còn dư hạn mức cho vay thì lại thiếu vốn, các NH còn hạn mức vàcòn vốn không muốn cho vay thêm vì quá rủi ro, trong khi các NH còn hạn mứcnhưng thiếu vốn thì không dễ huy động ACB cần xem xét mình đang ở trongtrường hợp nào để tìm cách giải quyết hợp lý, nhằm điều hòa nguồn vốn để giảiquyết bài toán về tăng trưởng tín dụng
1.1.4.2 Phân tích ngành theo mô hình Porter’s 5 Forces
a/ Nguy cơ từ các ngân hàng mới (Threat of new competitors)
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnhtranh sẽ càng lúc càng gia tăng Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộcvào “độ cao” của rào cản gia nhập Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnhvực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm Ngành ngân hàng đã
Trang 13có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ
cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100%vốn nước ngoài
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tạiViệt Nam Tuy nhiên, khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có vănphòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trongcác ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định
sẽ còn tăng lên trong tương lai
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngânhàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưngcấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008 Ngoài các quy định về vốnđiều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bịgiám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, điều đó sẽ không thể ngăncản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khiChính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thịtrường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệucũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đãxây dựng được Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khảnăng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thươnghiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộngvới một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switchingcost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó
họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường haykhông Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phíchuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểmkhác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ
Trang 14Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợithế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối Cácngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểmưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vìcác vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất Tuyvậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ đểphát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet-Banking hoặc hệthống ATM.
b/ Nguy cơ bị thay thế (Threat of substitute products or services)
Về cơ bản, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam cóthể xếp vào 5 loại:
• Hoạt động nhận tiền gửi (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Hoạt động nhận tiền tiết kiệm
• Thực hiện các chức năng thanh toán
• Hoạt động tín dụng
• Hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế khôngcao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóađơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng Nếu có phiền hà xảy ratrong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thườngchuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới cácdịch vụ ngoài ngân hàng
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặtkhiến cho người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tàikhoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng Các cơ quan Chính phủ và doanhnghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanhtoán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân.Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khumua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm
Trang 15Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấymáy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán.Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùngmuốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn
có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hìnhthức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhàđất Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp như “chơi hụi” Không phải lúcnào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng
c/ Quyền lực của khách hàng (Bargaining power of customers)
Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ
là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùngkhông đồng thuận Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽcủa mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòngtin của khách hàng Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực củakhách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồngvốn huy động được của khách hàng Nếu không còn thu hút được dòng vốn củakhách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải Trong khi đó, như đã nói ởphần trên, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêudùng, là khá cao Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mấtmát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vàomột nơi khác
d/ Quyền lực của các nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng Họ có thể lànhững cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công tychịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM Hiện tại ở Việt Nam cácngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấpriêng tùy theo điều kiện Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấpthiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh
Trang 16với các nhà cung cấp khác Tuy nhiên, khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vàođầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốnkém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.
Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào Khôngnhắc đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉnói đến những đại cổ đông có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanhcủa một ngân hàng Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu
tư của một ngân hàng khác Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếunhư họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra
Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngânhàng được đầu tư
e/ Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành (Intensity ofcompetitive rivalry)
Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiệncủa nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường sẵn
có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Họ đãphục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi kháchhàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đạidiện theo
Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện naynhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứngkhoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiềuchọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể.Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn,dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thốngInternet banking)
Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trênnhiều nước của ngân hàng ngoại Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, cácngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ,
Trang 17nhân sự khá quy mô Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mậtthiết với khách hàng có sẵn Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vayvới mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ.
1.1.5 Phương pháp phân tích
1.1.5.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để xác định xu hướng phát triển và mức
độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế Việc so sánh thường được tiến hành giữacác thời kỳ khác nhau và giữa kết quả của đơn vị so với đơn vị khác và so vớimức bình quân chung của toàn ngành
1.1.5.2 Phương pháp phân tích cơ cấu
Phân tích cơ cấu (phân tích theo chiều dọc) là việc xác định tỷ trọng củacác bộ phận, các khoản mục trong BCTC so với tổng số hoặc so với một chỉ tiêu
có ý nghĩa nào đó Phân tích này cho thấy mối quan hệ nội tại giữa các khoảnmục trong cùng một báo cáo, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
1.1.5.3 Phương pháp phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng (phân tích theo chiều ngang) là việc so sánh các chỉtiêu, số liệu ở nhiều kỳ khác nhau, thông qua đó thấy được tình hình vận độngcủa một chỉ tiêu nào đó, cũng như có thể dự báo được xu hướng vận động củacác chỉ tiêu phân tích trong tương lai
1.1.5.4 Phương pháp phân tích chỉ số
Phân tích chỉ số là phương pháp xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa các chỉtiêu trong một báo cáo hoặc giữa các chỉ tiêu ở các báo cáo khác nhau, qua đóvạch ra mối quan hệ nội tại giữa các khoản mục trên BCTC
1.1.5.5 Phương pháp phân tích Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lờicủa một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hìnhDupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán.Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mốiliên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các
Trang 18chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đếnchỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Dưới góc độ là một nhà đầu tư, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất
là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu là một phầncủa tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợinhuận trên tổng tài sản Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupontnhư sau:
Hay ROE= ROA x Đòn bẩy tài chính
Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:
Hay ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đònbẩy tài chính
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, ngân hàng có thể áp dụng một sốbiện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của ngân hàng thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và
tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông quaviệc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơcấu của tổng tài sản
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ Từ đó tăng lợi nhuậncho ngân hàng
1.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính trong ngân hàng thương mại
1.2.1 Phân tích khả năng cân đối vốn và tài sản
Khả năng cân đối vốn và tài sản phản ánh cơ cấu các loại vốn và tài sảnđược sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi xem xét về vốn,các nhà phân tích thường nghiên cứu tới quy mô vốn chủ sở hữu, khả năng tạovốn từ lợi nhuận để lại của ngân hàng và quan trọng nhất là xem xét sự hợp lý về
Trang 19nguồn vốn trong việc bù đắp các tài sản có rủi ro qua việc xem xét mối tươngquan của vốn với tổng tài sản quy đổi theo mức độ rủi ro Do vốn chủ sở hữu củamột chi nhánh ngân hàng được hình thành chủ yếu từ khoản vốn được ngân hàng
mẹ cấp khi thành lập, và chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốncủa chi nhánh, nên nó hầu như không có ý nghĩa đối với hoạt động của chi nhánh
đó Vì vậy, khi phân tích khả năng cân đối vốn và tài sản của chi nhánh, khôngcần thiết sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến vốn chủ sở hữu của chi nhánh đó
Dưới đây là một số chỉ tiêu có thể được sử dụng trong phần phân tích này:
a. Tỷ số VCSH trên tổng tài sản
Ý nghĩa:
+ An toàn vốn được xác định bởi mức độ bảo hộ của vốn chủ sở hữu củangân hàng đối với thiệt hại là giá trị tài sản, chủ yếu là các khoản vay Nhữngthiệt hại có thể ảnh hưởng đến sự hoàn trả cho người gửi tiền cũng như sự antoàn trong đầu tư của cổ đông An toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tàisản của ngân hàng, được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm
+ Dễ dàng để tính toán và cung cấp một dấu hiệu “sạch” về an toàn vốncủa ngân hàng
b. Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động
Tỷ lệ này phản ánh tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huyđộng, cho biết mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng, cũngnhư khả năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng củangân hàng
Nếu tỷ lệ này >100%: cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ
để cân đối nợ phát sinh hay nói cách khác là phải sử dụng nguồn vốn hệ thống
Nếu tỷ lệ này ≤100%: tức là nguồn vốn huy động không những cân đối đủ
mà còn hỗ trợ cho nguồn vốn toàn hệ thống
c. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định
Trang 20Do đặc điểm hoạt động của NHTM là cung cấp các dịch vụ về tài chính,tiền nên tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của NHTM thường thấp, tuy nhiên cũng cần phảiduy trì ở mức hợp lý.
1.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạtđộng chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi ngân hàng phải thườngxuyên quản lý chặt chẽ hoạt động này Do đó việc phân tích và đánh giá hoạtđộng tín dụng của ngân hàng là rất cần thiết Vì thế khi phân tích hoạt động tíndụng của ngân hàng, đề tài sẽ tập trung phân tích các yếu tố vốn, cho vay, thu nợ,
dư nợ, nợ quá hạn Qua đó đánh giá kết quả về khả năng huy động vốn và hiệuquả sử dụng vốn của chi nhánh, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm nângcao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng
Một số chỉ tiêu cơ bản
a. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Chỉ tiêu này đánh giá năng lực mở rộng hoạt động tín dụng nhằm mang lạinguồn thu nhập trong hiện tại và tương lai của ngân hàng Theo quy định tạiThông tư số 49/2004/TT-BTC, tốc độ này cần ≥10%
b. Tỷ lệ nợ quá hạn
Trong đó: Nợ quá hạn cuối kỳ được xác định theo phân loại nợ do NHNNquy định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quy định của chính phủ và nợ tồnđọng cũ được xử lý theo quyết định số 149/2001 QĐ-TTg ngày 06/05/2001 củaThủ tướng chính phủ
Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng củangân hàng, nhằm phản ánh mức độ tín dụng của ngân hàng đối với các kháchhàng có khả năng thanh khoản thấp Theo quy định tại Thông tư 49/2004/TT –BTC, tỷ lệ này nên ở mức ≤5%
Trang 21c. Tỷ lệ nợ xấu
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng của ngân hàng được đánh giá
là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi Để có đánh giá chínhxác đối với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, có thể xem xét tỷ lệ từng nhóm nợ xấu(nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ Tỷ lệ này theo chuẩn của mô hìnhCAMELS <1,5%
d. Khả năng bù đắp nợ xấu
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp các khoản nợ xấu của ngân hàngthông qua việc trích lập các khoản dự phòng tổn thất nợ Theo tiêu chuẩn của môhình CAMELS thì tỷ lệ này nên lớn hơn 100% chứng tỏ khả năng bù đắp đượctoàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng
e. Tỷ lệ chi phí dự phòng
Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng, đồng thời dự báo tỷ lệ trích lập dự phòng hợp lý cho kỳ tiếp theo
f. Danh mục cho vay trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đa dạng hóa trong hoạt động của ngân hàng Nếu cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản tức là ngân hàng có mức độ tập trung tín dụng lớn Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ thì ngân hàng hoặc là thiếu khách hàng vay vốn hoặc là đa dạng hóa danh mục đầu tư
1.2.3 Phân tích khả năng hoạt động
Trang 22Để phân tích khả năng hoạt động tại ngân hàng, chúng ta có thể tìm hiểuđến chỉ tiêu tỷ lệ hiệu quả hoạt động và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên để đánhgiá về tình hình hoạt động tại đây.
a/ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên
Tỷ lệ này thể hiện khả năng sinh lời từ các sản phẩm phi tín dụng củangân hàng Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh các sản phẩm phitín dụng đem lại hiệu quả cho ngân hàng
b/ Tỷ lệ hiệu qủa hoạt động
Chỉ tiêu này phản ánh để có 1 đồng thu về ngân hàng sẽ mất bao nhiêuđồng chi phí, do đó, một sự tăng lên trong chỉ tiêu này đồng nghĩa với hoạt độngcủa ngân hàng đang ngày càng kém hiệu quả hơn
1.2.4 Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là điều kiện cho tương lai hoạt động của ngân hàng và
có mối liên hệ chặt chẽ với tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng đó Khả năngsinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh Mọi doanh nghiệp trong cơ chếthị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng kinh doanh có lãi
Các nhân tố chủ yếu được xem xét khi đánh giá khả năng sinh lời là:
Mức độ, xu hướng tăng trưởng, và ổn định của thu nhập, đặc biệt là lợinhuận trên tài sản bình quân
Chất lượng và thành phần thu nhập
Triển vọng thu nhập trong tương lai dưới sự thay đổi các điều kiện kinh tế
Lợi nhuận ròng từ lãi
Trang 23Hệ số này đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng(huy động vốn để cho vay và đầu tư, theo mức tổng tài sản có của BQ):
Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó chứng tỏ khả năng sinh lời của tàisản Có cao, lãi thu được từ hoạt động tín dụng cao, và ngược lại Theo thông lệquốc tế, tỷ lệ tham khảo vào khoảng 2% - 5%
b. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân (ROA)
Đây là một chỉ tiêu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng quản lýcủa ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng
Nó cho biết trung bình 100 đồng tài sản sinh lợi đưa vào hoạt động sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng
Nếu ROA <0.5% => hiệu quả kinh doanh của ngân hàng yếu kém
Nếu 0.5% <ROA < 1% => hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ở mứctrung bình
Nếu 1%<ROA < 2% => hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ở mức độ tốtNếu ROA > 2% => hiệu quả kinh doanh của ngân hàng rất tốt
(Nguồn: Quản Trị NHTM hiện đại – Nguyễn Đăng Dờn)
Trang 24c. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE đo lường tỷ lệ thu nhập của các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiệnthu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng Trong cácNHTM, tổng tài sản có so với vốn tự có thường gấp từ 15 – 20 lần, từ đó có thểphân cấp ROE như sau:
Nếu ROE từ khoảng dưới 10% thì hiệu quả sử dụng vốn thấp
Nếu ROE từ trên 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình
Nếu ROE từ trên 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn cao
Nếu ROE đạt trên 30% thì hiệu quả sử dụng vốn rất cao
(Nguồn: Quản Trị NHTM hiện đại – Nguyễn Đăng Dờn)
1.2.5 Phân tích khả năng thanh khoản
Thanh khoản trong quản trị ngân hàng là cần thiết bởi 2lí do: (i) để thoảmãn yêu cầu đối với các khoản nợ mới mà không cần thu hồi các khoản đang chovay hoặc bán đi các khoản đầu tư có kì hạn; (ii) để đáp ứng các khoản rút tiềntheo ý muốn của người gửi tiền bất kỳ lúc nào
Ngân hàng vốn là tổ chức kiếm tiền chủ yếu thông qua đường cong lãisuất, đó là: huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp và cho vay trung và dàihạn với lãi suất cao hơn Việc thanh khoản không ăn khớp này tiềm ẩn nhữngnguy hiểm Do đó, các ngân hàng phải nắm giữ một tỉ lệ tài sản có tính thanhkhoản cao (lý tưởng là 20% đến 30% tổng tài sản) để đáp ứng các nhu cầu thanhkhoản thông thường của khách hàng
Thanh khoản của ngân hàng phải được xem xét dưới góc độ là khả năngcủa ngân hàng trong việc tài trợ các khoản nghĩa vụ của nó Thanh khoản liênquan đến các yếu tố
Tính bất ổn của các khoản tiền gửi
Mức độ tín nhiệm của các khoản tài trợ nhạy cảm với lãi suất
Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản
Ảnh hưởng của thị trường tiền tệ
Hiệu quả của chiến lược và chính sách quản trị tài sản – nguồn vốn
Sự tuân thủ chính sách thanh khoản nội bộ
Bản chất, quy mô và các dự đoán trước về cam kết tín dụng
Trang 25Đối với một chi nhánh thì khả năng vay tức thời từ ngân hàng mẹ là gầnnhư không hạn chế Tuy nhiên không phải vì thế mà các chi nhánh có thể xemnhẹ việc quản lý thanh khoản, vì nếu xảy ra tình trạng mất khả năng thanh khoảnđồng loạt từ các chi nhánh thì cũng sẽ làm suy giảm khả năng thanh khoản của hệthống ngân hàng đó.
Khả năng thanh khoản của ngân hàng được đánh giá theo những quy mô
và nội dung khác nhau nhưng thông thường được lượng hóa qua các chỉ tiêu sau:
a. Tỷ số trạng thái tài sản động
Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanhthành tiền, trong đó tài sản động bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi tại các tổchức tín dụng và chứng khoán thanh khoản Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nàytham khảo ở mức 20%-30%
b. Tỷ lệ về khả năng chi trả
Trong đó, tài sản Có có khả năng thanh toán ngay là những tài khoản NH cókhả năng huy động ngay vào việc chi trả cho khách hàng như các khoản dự trữ, tiềngửi tại các TCTD và khoản tiền gửi thanh toán tập trung tại hội sở chính, còn tài sản
Nợ dễ biến động là những khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng vào NH
c. Hệ số đảm bảo tiền gửi
Hệ số này phản ánh khả năng của ngân hàng đáp ứng các khoản rút tiềnkhông được dự báo của khách hàng bằng khả năng thanh khoản của chính ngânhàng mà không phải sử dụng đến nguồn lực bên ngoài
Theo thông lệ quốc tế thì hệ số này nên ở mức tham khảo tối ưu là 30%-45% Nếu hệ số này ở mức dứoi 30% hay trên 45% đều không tốt vì nếu hệ sốnày quá thấp thì sẽ có thể dẫn đến mất khả năng đáp ứng của ngân hàng với cáckhoản rút tiền không dự báo trước của khách hàng Còn nếu tỷ lệ này quá cao thì
Trang 26chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng hết hiệu quả nguồn vốn từ tiền gửi của kháchhàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
d. Tỷ số năng lực tín dụng
Tín dụng được xem là tài sản ít thanh khoản nhất, nên tỷ số này càng caothì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng kém Theo tiêu chuẩn thì tỷ lệ này
ở mức tham khảo < 65%
e. Tỷ số cơ cấu vốn huy động
Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu,
tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn huy động và do đó yêu cầuthanh khoản sẽ giảm
f. Độ lệch tài trợ
Nếu độ lệch tài trợ dương chứng tỏ nguồn vốn huy động tại địa bàn không
đủ tài trợ cho dư nợ tín dụng phát sinh, và ngân hàng cần đến những nguồn tàitrợ khác từ bên ngoài Do đó, sự tăng mạnh của độ lệch tài trợ có thể là một dấuhiệu cảnh báo những vấn đề thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt trong tươnglai
Trang 27CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Huế
Ngân hàng ra đời tại thời điểm đã có 4 NHTM Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triên Nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương) và 3 NHTM cổ phần khác (Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á, VPBank) hoạt động trên địa bàn tỉnh Vì vậy,
Chi nhánh chịu áp lực cạnh tranh rất lớn Tuy nhiên, trong thời gian qua Chinhánh đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đểngày càng chứng tỏ được vị trí của mình Kết quả, NHTM Cổ phần Á Châu Chinhánh Huế đã được thừa nhận và được nhiều người biết đến như là một thươnghiệu đáng tín cậy Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ngân hàng TMCP
Á Châu đã có 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch Sắp tới, trong năm nay chinhánh sẽ mở thêm 3 Phòng giao dịch điều này sẽ mở rộng thêm mạng luới hoạtđộng của chi nhánh trên địa bàn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tìmkiếm thêm nhiều khách hàng mới cho chi nhánh
2.1.2 Hoạt động chính của ngân hàng
2.1.2.1 Nội dung hoạt động.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳhạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chứctrong nước; vay vốn của các TCTD khác
Trang 28- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, hốiphiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và các dịch vụ thanh toán quốc tế
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng kháctrong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép
- Hoạt động bao thanh toán
2.1.2.2 Các sản phẩm, dịch vụ của ACB-Huế.
Trên cơ sở những sản phẩm tín dụng chung của Ngân hàng TMCP ÁChâu, tùy vào điều kiện cụ thể tại từng Chi nhánh để có thể áp dụng hết tất cả cácsản phẩm hay một số sản phẩm tín dụng chung đó
Tại NHTM Cổ phần Á Châu các sản phẩm tín dụng được chia thành 2nhóm như sau:
a Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân bao gồm:
- Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà: đây sản phẩm tín dụng hỗ trợnguồn vốn, giúp khách hàng mua được nhà nền nhà như mong muốn
- Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà: đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợnguồn vốn giúp khách hàng xây dựng, sữa chữa, trang trí căn nhà của mình theo
Trang 29- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp: đây là sản phẩm tín dụng tài trợvốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinhdoanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.
- Cho vay mua xe ô tô trả góp, cầm cố bằng chính xe mua: đây là sảnphẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn, giúp khách hàng mua xe ô tô phục vụ cho nhucầu đi lại, giao dịch và kinh doanh với tài sản thế chấp bằng chính xe mua
- Cho vay du học: đây là sản phẩm hỗ trợ tài chính, giúp khách hàng thựchiện việc đầu tư cho con em mình đi du học
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành : đây làsản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có sổ riết kiệm, giấy tờ có giá
và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuấtkinh doanh hay tiêu dùng hợp pháp
- Cho vay thẻ tín dụng: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá
nhân sở hữu thẻ quốc tế hay thẻ nội địa (do ACB phát hành) đã sử dụng số tiền
trên thẻ nhưng chưa thể hoàn trả khi đến hạn thanh toán
- Phát hành thư bảo lãnh trong nước: đây là sản phẩm tín dụng dành chokhách hàng cá nhân cần có sự bảo lãnh của ngân hàng trong hoạt động giao dịchkinh doanh để công việc được thuận lợi
b Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hành doanh nghiệp bao gốm:
- Tài trợ thương mại trong nước: giúp doanh nghiệp thanh toán tiền muanguyên vật liệu, hàng hóa của các nhà cung cấp trong nước và các chi phí sảnxuất khác của doanh nghiệp
- Tài trợ xuất nhập khẩu:
+ Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng: giúp các doanh nghiệp đang hoạtđộng kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động đểthu mua, sản xuất, chế biến gia công, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu: giúp doanh nhiệp thanh toántiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi phí sản xuất, để thu mua, gia công sảnxuất hàng xuất khẩu thông qua chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu
Trang 30+ Tài trợ nhập khẩu: giúp doanh nghiệp thanh toán tiền nhập khẩu nguyênvật liệu, vật tư, hàng hóa và dịch vụ.
- Cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án: giúp doanh nghiệp thanhtoán các chi phí để đầu tư mới hoặc sữa chữa, nâng cấp thiết bị, máy móc,phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hoặc các nhu cầu
bổ sung vốn để thực hiện dự án đầu tư mới
- Cho vay đồng tài trợ: các ngân hàng cùng góp vốn để cho vay cùng một
dự án mà một doanh nghiệp không có đủ khả năng để trợ, mục đích vay củakhách hàng tương tự như cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án
- Các sản phẩm cho vay đặc biệt:
+ Cho vay thấu chi: đây là sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệpđang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có tài khoản tạiACB, có doanh thu tương đối lớn, thanh toán chủ yếu qua ACB theo hạn mứcthấu chi được cấp Mục đích là để thanh toán cho các nhu cầu vốn lưu động tạmthời thiếu hụt thông qua việc khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửithanh toán không kỳ hạn mở tại ACB theo hạn mức thấu chi được cấp
+ Cho vay mua xe ô tô chế chấp bằng chính xe mua: đây là sản phẩm tíndụng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháptại Việt Nam và các tổ chức khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam Mụcđích của khách hàng là mua xe ô tô sử dụng làm phương tiện đi lại, phục vụ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, hạn chế trường hợp mua xe để kinh doanh vận tải,cho thuê, với tài sản thế chấp là chính xe mua
+ Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp: đối tượng vay là công tyTNHH, công ty cổ phần, HTX có nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sảnxuất, kinh doanh Mục đích là thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóacủa các nhà cung cấp trong nước và các chi phí sản xuất khác của doanh nghiệp
+ Cho vay cầm cố hạt nhựa: đây là sản phẩm tín dụng dành cho các doanhnghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam và các tổchức khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh hạt nhựa hoặc sử dụng hạt nhựa phục vụ sản xuất, kinh doanh Mục đích
Trang 31vay là thanh toán tiền nhập khẩu hạt nhựa hoặc bổ sung nhu cầu vốn lưu độngtrong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Các chương trình tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tài trợ vốn cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của châu Âu (SMEDF); Tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của Nhật Bản (SMEEP); Bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMELG).
- Dịch vụ bảo lãnh: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanhnghiệp cần có sự bảo lãnh của ngân hàng trong hoạt động giao dịch, kinh doanh
để công việc được thuận lợi Thư bảo lãnh có thể được phát hành bằng tiêng Việthoặc tiếng Anh theo yêu cầu của khách hàng
- Bao thanh toán: đây là sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệpbán hàng trả chậm nhưng lại thiếu vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho doanh nghiệp trên giá trị khoảnphải thu Sau đó, ACB sẽ thu lại từ bên mua hàng khi khoản phải thu đến hạn vàtrả phần còn lại cho doanh nghiệp sau khi đã trừ đi phần ứng trước
2.1.3 Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
+Bộ phận KHDN:
Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN và DNTN: Lập kế hoạchkinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng
+ Bộ phận vận hành:
Trang 32● Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ :
Thực hiện các chức năng hổ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các
bộ phận : Theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn sản phẩm cho kháchhàng tiền vay và tiền gửi, lập và thực hiện hợp đồng, thẩm định tài sản, xử lýNQH,…
●Phòng giao dịch – Ngân quỹ:
Gồm hai bộ phận chính là Kế Toán- Ngân Quỹ Thực hiện các chức năng:tiếp xúc, giao dịch khách hàng, thực hiện việc thu chi; kinh doanh vàng, các loạingoại tệ và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theoquy định
● Bộ phận kế toán – Hành chính:
Với các chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ chức Ngân hàng,quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Ngânhàng; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lương trong Ngânhàng, xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể…
Kiểm soát các khoản thu chi của đơn vị theo chuẩn mực kế toán và tuânthủ quy định của ACB