1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế

83 698 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 393,92 KB

Nội dung

Nguồn vốn của cácdoanh nghiệp dùng đầu tư có thể là nguồn vốn tự có, vốn do nhà nước cấp, vốnliên doanh liên kết, vốn cổ phần hay vốn vay ngân hàng…Trong điều kiện nước tahiện nay, khi m

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Để nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển và hội nhập cùng với nềnkinh tế thế giới thì đòi hỏi sự cố gắng của không chỉ Nhà nước, một tổ chức haymột cá nhân cụ thể nào đó mà là của tất cả các chủ thể tham gia nền kinh tế, trong

đó các doanh nghiệp và các định chế kinh tế đóng vai trò nòng cốt Vì thế vấn đề

ngày càng sâu rộng nhằm hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, hoàn thành và nângcao chất lượng sản phẩm dịch vụ… nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày cànggay gắt Muốn thực hiện được điều này các doanh nghiệp cần đến một lượng vốnkhá lớn và khoảng thời gian tương đối dài để mở rộng đầu tư Nguồn vốn của cácdoanh nghiệp dùng đầu tư có thể là nguồn vốn tự có, vốn do nhà nước cấp, vốnliên doanh liên kết, vốn cổ phần hay vốn vay ngân hàng…Trong điều kiện nước tahiện nay, khi mà sự huy động các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán vẫn làmột khó khăn thì tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại đóng vai tròquan trọng trong việc đáp ứng nguồn vốn đầu tư đó.Tín dụng trung dài hạn Ngânhàng được coi là đòn bẩy cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế, nghiệp vụ này khôngchỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, có ýnghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng Chính vì vậy,làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụngtrung dài hạn nói riêng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhàquản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm

Tuy chỉ mới thành lập từ năm 2005 đến nay, nhưng Ngân hàng TMCP ÁChâu - chi nhánh Huế đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Dư nợ tín dụngtrung dài hạn tại ngân hàng chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ Tuy nhiên sovới nhu cầu tín dụng trung dài hạn của các doanh nghiệp, so với nguồn vốn huy độngđược thì hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng vẫn chưa thực sự tươngxứng với tiềm năng Bên cạnh đó chất lượng của tín dụng trung dài hạn cũng cần xemxét đến cùng với sự tăng trưởng của quy mô tín dụng Qua thời gian thực tập và tìmhiểu tại ngân hàng, với những kiến thức học được tại nhà trường, đọc được qua sáchbáo, internet, và cùng với sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ trong ngân hàng, để từ

Trang 2

đó nhận thức được vai trò của tín dụng trung dài hạn nên em đã quyết định chọn đề

tài: “Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Á Châu - chi nhánh Huế” để làm nội dung cho đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn và đánh giá chấtlượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, từ

đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

3 Đối tượng nghiên cứu.

Chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP ÁChâu – chi nhánh Huế

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Thu thập số liệu: từ các báo cáo và tài liệu có được qua sách báo, internet

và Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế cung cấp

- Phương pháp phân tích:

+ Phân tích định tính: trên cơ sở tham khảo tài liệu, sách báo, internet và tiếp thucác thông tin, ý kiến từ Ngân hàng và khách hàng của Ngân hàng để đưa ra các phân tíchđịnh tính về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu chính:Thủ tục và quy chế cho vay vốn; Quá trình xét duyệt cho vay; Tinh thần thái độ phục vụ,đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng; Cơ sở vật chất – công nghệ hiện đại của ngânhàng Từ đó đưa ra các kết luận về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng

+ Phân tích định lượng: phân tích số liệu, biến động số liệu về lượng vốn huyđộng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, lợi nhuận trung dàihạn của Ngân hàng qua các năm 2009, 2010, 2011 thông qua các số tương đối, sốtuyệt đối, các tỷ số đánh giá Từ đó đưa ra các kết luận về chất lượng tín dụng trungdài hạn của Ngân hàng

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Tóm lược những nghiên cứu đã qua.

Hầu hết các đề tài nghiên cứu về đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tạiNHTM trong thời gian qua đều đứng trên góc độ ngân hàng, chủ yếu dựa vào các số liệuthứ cấp do ngân hàng cung cấp để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụngtrung dài hạn thông qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản như doanh số huy động, doanh số chovay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, lợi nhuận tín dụng trung dài hạn Từ đó, đềxuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại các NHTM

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của các phương pháp nghiêncứu trên cùng quá trình tham khảo các giáo trình, tài liệu, sách báo về Tín dụng Ngân

hàng, đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế” của tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng, đánh giá

chất lượng tín dụng trung dài hạn đứng trên góc độ ngân hàng, xử lý và phân tích sốliệu thứ cấp dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu mà tôi cho rằng đầy đủ nhất, toàn diện nhất phùhợp với số liệu cung cấp có phần hạn chế của Chi nhánh và từ đó đề xuất một số biệnpháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Bêncạnh đó, tôi đã tiến hành phỏng vấn thêm các cán bộ tín dụng tại phòng KHDN – Ngânhàng ACB Huế về tình hình tín dụng trung dài hạn để có cái nhìn rõ ràng hơn, thiếtthực hơn và từ đó có thể hoàn thành bài phân tích, đánh giá một cách hiệu quả hơn

1.2 Khái quát về Ngân hàng thương mại.

1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quantrọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tínhchất tổng hợp Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, ngân hàng thương mại hình thànhtrên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá Khi sản xuất phát triển thìnhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tănglên, để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các khu vực thì thì xuất hiện cácthương gia làm nghề đổi tiền Khi trao đổi hàng hoá phát triển quay trở lại kíchthích sản xuất hàng hóa Cùng với sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển

Trang 4

dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ trên cơ sở đó thực hiện hoạt động tín dụng.

Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời ngày 05/05/1951 theo sắc lệnh 15/SL củaChủ tịch nước VNDCCH Trong giai đoạn 1951 - 1987, ở Việt Nam đã tạo lập hệ thốngngân hàng một cấp, chỉ phù hợp với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung Khi nước tachuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng một cấp tất yếu phảiđược cải tổ sang hệ thống ngân hàng hai cấp: cấp quản lý và kinh doanh Sau khi Nghịđịnh số 53/HĐBT được ban hành ngày 26/03/1998 bộ máy NHNN được tổ chức thành

hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm hai cấp là NHNN và các Ngân hàng chuyêndoanh trực thuộc Hệ thống NHNN Việt Nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế

và kinh doanh xã hội chủ nghĩa Theo Pháp lệnh Ngân hàng số 38 - LTC/HĐNN8 ngày

24/05/1990 quy định: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là

nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

1.2.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mạitập trung chủ yếu vào nhiệm vụ nhận tiền gửi và cho vay, đó là hai mặt hoạt độngtín dụng Trong xu thế hiện nay, các Ngân hàng thương mại hoạt động theo loạihình đa năng thì hoạt động của nó tập trung vào ba hoạt động chính: hoạt động huyđộng vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động trung gian

Hoạt động huy động vốn.

Hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng đây là hoạt động “đầu vào”củaNgân hàng Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của một Ngân hàng được hình thành từnhững nguồn chính sau đây: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, lợi nhuận giữ lại…Ngoài ra, đối với một số Ngân hàng, nguồn vốn hoạt động có thể hình thành từ vốnđiều lệ hay vốn uỷ thác Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng thương mạiphần lớn dựa vào việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế

Các loại tiền gửi mà Ngân hàng cung cấp để huy động vốn là: tiền gửi thanhtoán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,Ngân hàng có thể vay vốn từ dân cư, các đơn vị kinh tế, các tổ chức tín dụng khácthông qua một số hình thức như: phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hoặc vay tái chiết

Trang 5

khấu từ Ngân hàng trung ương.

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại củaNgân hàng vì đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Cũng vì vậy mà đây

là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất Để tránh điều đó, việc quản lý tiền cho vayđược tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là món vay lớn, với thời hạn dài Ngân hàngthương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nhau

Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán trênthị trường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng

Hoạt động trung gian.

Hoạt động trung gian là việc Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạtcác dịch vụ có liên quan Ngân hàng sẽ nhận được một khoản thu dưới hình thứchoa hồng Công nghệ Ngân hàng càng phát triển thì hoạt động này càng phong phú

và doanh thu càng lớn Các hoạt động tiêu biểu là: chuyển tiền, thanh toán hộ kháchhàng thông qua các hình thức ghi chép trên tài khoản của khách hàng tại Ngânhàng, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, môi giới mua bánchứng khoán, quản lý hộ tài sản cho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp…

Ngày nay, xu hướng của Ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vựcvới nhiều nghiệp vụ khác nhau Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhaunhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất

1.2.3 Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển, đang phát triển, thậm chí chưaphát triển thì hoạt động ngân hàng cũng có tác dụng to lớn đến hoạt động của nền kinh

tế Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của ngân hàng được thể hiện như sau:

- Ngân hàng là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung ứng tiền vốn cho quá trình

Trang 6

sản xuất kinh doanh.

- Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán góp phần thúc đẩy quátrình lưu thông hàng hoá nhanh chóng

- Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trườngvốn Ngân hàng góp phần thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước và cung cấpcác dịch vụ tài chính khác

1.3 Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng - một tổchức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong

xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay

Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong xã hội bằng các hình thức như nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động trong xã hội

Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn

vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh và tiêu dùng

Tín dụng thương mại đã không thể giải quyết được mọi hiện tượng thừa thiếu vốnphát sinh do chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu của tất

cả các tổ chức, cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành một cáchliên tục Chỉ có ngân hàng là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giảiquyết mâu thuẫn đó khi nó giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay

* Trong quan hệ tín dụng ngân hàng có ba loại quan hệ chủ yếu:

- Quan hệ tín dụng ngân hàng với doanh nghiệp

- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư

- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước

Có thể nói tín dụng ngân hàng ngày nay đã và đang là nhân tố thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả củavốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường

Trang 7

1.3.2 Tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại.

1.3.2.1 Khái niệm tín dụng trung dài hạn.

Tín dụng trung dài hạn là hoạt động tài chính tín dụng cho khách hàng vayvốn trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụđời sống Tùy theo từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể củahoạt động tín dụng trung dài hạn Ở Việt Nam, về thời hạn cho vay được xác địnhphù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng

và tính chất nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng Hiện nay thời hạn của tín dụngtrung dài hạn được xác định như sau:

- Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 5 năm

- Thời hạn cho vay dài hạn từ 5 năm trở lên nhưng không quá thời hạn hoạtđộng còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân

và không quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời sống

1.3.2.2 Nguồn vốn để thực hiện tín dụng trung dài hạn.

Có thể nói rằng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng trung dài hạn ở Việt Namhiện nay là rất nhỏ bé được hình thành từ các nguồn sau:

- Nguồn vốn tự có: nguồn vốn này rất hạn chế vì nó chỉ chiếm từ 5 đến 10%tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng

- Nguồn vốn huy động từ hình thức phát hành trái phiếu trung dài hạn hoặchuy động tiền gửi trung dài hạn

- Nguồn huy động ngắn hạn định kỳ Nguồn này có thể được xem xét, tínhtrích ra một tỷ lệ phần trăm nào đó tuỳ thuộc vào sự biến động của tiền gửi, theoquy định của NHNN, tỷ lệ này không quá 30%

- Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước Nguồn này bị hạn chế vào chínhsách tiền tệ quốc gia của NHNN Các ngân hàng thương mại rất khó thuyết phụcNHNN cho vay trung dài hạn vì nó rất dễ gây ra lạm phát, nhất là trong thời kỳ xâydựng cơ bản chưa có hàng hoá đối ứng

- Nguồn nhận vốn uỷ thác và vốn tài trợ cho vay theo chương trình hoặc dự ánđầu tư của nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng trong và ngoài nước

Trang 8

1.3.3 Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn.

Độ rủi ro cao.

Do khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, thu hồi vốn chậm nên độrủi ro của một khoản tín dụng trung dài hạn là cao Kết quả của một dự án đầu tưchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Sự phân tích và xác định của ngân hàng về các rủi

ro này là có hạn Các ngân hàng cũng không thể khắc phục hết được các rủi ro này.Khi khoản cho vay dài hạn thời gian đầu tư dài, có rất nhiều sự thay đổi trong môitrường kinh tế như những thay đổi về chính sach, thị trường, thiên tai, chiến tranh…khiến cho dự án bị thua lỗ hoặc không có khả năng thu hồi vốn

Lợi nhuận từ các khoản cho vay trung dài hạn là lớn.

Khi độ rủi ro của các dự án càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng mà nhà đầu tưmong đợi càng nhiều Không nằm ngoài quy luật này các khoản tín dụng trung dàihạn của ngân hàng thường mang lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn Biểuhiện cụ thể đó là lãi suất các khoản cho vay tín dụng trung dài hạn rất cao Có đặcđiểm này là do để bù đắp cho những chi phí trong việc huy động những nguồn vốnphục vụ cho hoạt động cho vay trung dài hạn, chi phí bù đắp rủi ro

Vốn đầu tư lớn, thời gian dài, thu hồi vốn chậm.

Nếu như tín dụng ngắn hạn tài trợ chủ yếu cho các tài sản lưu động củadoanh nghiệp và được hoàn trả trong thời hạn ngắn (dưới 1 năm) thì tín dụng trungdài hạn phần lớn tài trợ cho bất động sản, công cụ lao động, hay đổi mới công nghệcủa doanh nghiệp Do đó việc tài trợ này còn đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thờigian đầu tư dài Những khoản tín dụng trung dài hạn này thì nguồn trả nợ gốc và lãichủ yếu dựa vào khấu hao và lợi nhuận của dự án đầu tư Trong khi đó ngân hàngphải bỏ vốn trong suốt thời gian xây dựng dự án và chỉ tiến hành thu hồi vốn đầu tưkhi dự án đi vào hoạt động và đạt kết quả, dẫn đến thời hạn thu hồi vốn chậm

1.3.4 Phân loại tín dụng trung dài hạn.

1.3.4.1 Căn cứ vào đồng tiền cho vay.

Tín dụng trung dài hạn bằng bản tệ: là việc cho vay bằng đồng nội tệ.

Tín dụng trung dài hạn bằng ngoại tệ: nhằm cấp tín dụng cho người vay có

nhu cầu thanh toán các khoản chi phí có liên quan đến nước ngoài bằng đồngngoại tệ

Trang 9

1.3.4.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng.

Tín dụng trung dài hạn phục vụ cho tiêu dùng: là loại tín dụng cấp cho các cá

nhân để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, các phươngtiện sinh hoạt, phương tiện đi lại…

Tín dụng trung dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: là loại tín dụng cấp cho

các tổ chức kinh tế để tiến hành sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá

1.3.4.3 Căn cứ vào tính chất có đảm bảo.

Tín dụng trung dài hạn có đảm bảo: là loại tín dụng khi cho vay bên cho vay

đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo

Tín dụng trung dài hạn không có đảm bảo: là loại tín dụng mà khi cho vay

bên cho vay không đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo Việc cho vayđược tiến hành trên cơ sở lòng tin, uy tín của bản thân khách hàng

1.3.4.4 Căn cứ vào cách thức hoàn trả.

Tín dụng trung dài hạn có kỳ hạn trả nợ đều nhau theo tháng, quý, năm: là

loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ

Tín dụng trung dài hạn có kỳ hạn trả nợ một lần: là loại tín dụng mà bên vay

phải hoàn trả cả gốc và lãi một lần vào thời điểm kết thúc khoản vay

Tín dụng trung dài hạn có kỳ hạn trả nợ có tính thời vụ: là loại tín dụng mà

người vay có thể hoàn trả vốn gốc và lãi bất cứ khi nào khi có khả năng, cóthu nhập

Trên đây là một số cách thức phân loại tín dụng trung dài hạn mà tuỳ theotừng điều kiện cụ thể mỗi ngân hàng có thể phân chia theo những tiêu thức khácnhau phục vụ cho hoạt động của mình

1.3.5 Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường.

1.3.5.1 Đối với doanh nghiệp.

Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới côngnghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hìnhthị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn Về dài hạn,các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng,

Trang 10

mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm và giảm chi phí đến mức tối thiểu

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ngày càng thíchhuy động vốn để tiến hành đầu tư thông qua hình thức đi vay trung dài hạn tại cácngân hàng hơn là việc phát hành cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu dài hạn Việcvay vốn trung và dài hạn ở ngân hàng thương mại sẽ làm cho doanh nghiệp có thể

tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát với các cổ đông mớitrong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu mới

Tín dụng trung và dài hạn còn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong việcthoả mãn và chớp cơ hội kinh doanh Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp

có thể nhanh chóng vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, giatăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường

Khi doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn ngân hàng, ngân hàng sẽ có thể điềuchỉnh được kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợkhi họ không cần phải sử dụng đến vốn vay trung dài hạn Khi doanh nghiệp gặpkhó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định thì cũng có thể xin ngân hànggia hạn nợ Còn việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu hoặctrái phiếu thì doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc trả lãi trái phiếu, cổ phiếu ưuđãi khi công việc kinh doanh gặp khó khăn

Việc trả nợ trung và dài hạn cũng được xây dựng theo một sự phân chia ổnđịnh và hợp lý do đó doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm các nguồn trả nợ mộtcách dễ dàng hơn

1.3.5.2 Đối với ngân hàng.

Tín dụng trung dài hạn là một bộ phận quan trọng của tín dụng Tín dụngtrung dài hạn cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chiến lược củacác Ngân hàng Thương mại

Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạo ra

và duy trì khách hàng của mình trong tương lai, điều đó tạo điều kiện để Ngân hàng

mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế củamình trong nền kinh tế Khi Ngân hàng không đa dạng hoá hoạt động cho vay, đa

Trang 11

dạng hoá khách hàng, thời hạn vay tiền thì ngân hàng không thể đứng vững đượctrong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác Mặtkhác, tín dụng trung và dài hạn còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân hàngnhằm thu hút khách hàng về phía mình Khi có được mối quan hệ, Ngân hàng cóđiều kiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác do mình cung cấp.

Thông qua tín dụng trung dài hạn, ngân hàng thực hiện chức năng xã hội củamình Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng đã thể hiện vai trò người tài trợ lớn đốivới toàn bộ nền kinh tế, góp phần mở rộng vốn đầu tư, gia tăng sản phẩm xã hội

Mặt khác tín dụng trung và dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyếtnguồn vốn huy động còn dôi ra tại mỗi ngân hàng thương mại Đồng thời là cách đểNgân hàng gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Vìvậy cần phải nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn để giải quyết vấn đề huyđộng và sử dụng vốn có hiệu quả, thu được lợi nhuận qua đó phát triển hoạt độngcủa mình, tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác

1.3.5.3 Đối với nền kinh tế.

Tín dụng trung và dài hạn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điềuhoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế Với chức năng là trung gian tài chính,các Ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đốivới các đối tượng có nhu cầu điều đó được thể hiện rõ trong hoạt động tín dụngtrung và dài hạn của Ngân hàng, nó giúp các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh

tế nói chung hoạt động một cách liền mạch không ngắt quãng và là một kênh truyềndẫn vốn có hiệu quả Thông qua cho vay trung và dài hạn mà xây dựng cơ sở hạtầng, đổi mới công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tưphát triển nền kinh tế Hoạt động tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanhchu chuyển tiền tệ, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng

Tín dụng trung dài hạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ trọng các ngànhsản xuất vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu trướcmắt cũng như lâu dài Đầu tư cho vay trung dài hạn trực tiếp hay gián tiếp góp phầnphát triển khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đờisống của dân cư, phát triển lực lượng lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định

Trang 12

Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đốingoại Trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liềnvới thị trường thế giới, đặc biệt là từ khi Việt Nam chín thức gia nhập vào tổ chứcthương mại thế giới WTO Tín dụng trung và dài hạn đã trở thành một trong nhữngphương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: tín dụng tài trợxuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ

1.3.6 Chất lượng tín dụng trung dài hạn.

1.3.6.1 Khái niệm chất lượng tín dụng trung dài hạn.

Tín dụng ngân hàng là một sản phẩm của ngân hàng được cung ứng nhằmphục vụ nhu cầu các khách hàng của mình Cũng như các sản phẩm khác, tín dụngngân hàng cũng có chất lượng, tuy nhiên vì ngành ngân hàng là một ngành kinh tếđặc biệt, liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nên chất lượng tíndụng ngân hàng có những đặc trưng riêng

Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu đúng đắncủa khách hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro vềvốn, tăng lợi nhuận ngân hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội Chất lượng tíndụng trung dài hạn là chất lượng của các khoản vay có thời hạn trên một năm, được đánhgiá là có chất lượng tốt khi vốn vay được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn,vừa bù đắp được chi phí vừa có lợi nhuận vừa đem lại hiệu quả kinh tế xã hội

Từ khái niệm trên ta thấy rằng khách hàng, NHTM, và bối cảnh kinh tế là banhân tố được đề cập đến khi xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn.Việc xem xét chất lượng tín dụng trung dài hạn mà thiếu đi một trong ba nhân tố đó

là phiến diện vì ba nhân tố này tác động qua lại, vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫnnhau Do đó chúng ta xem xét chất lượng tín dụng trung dài hạn trên ba giác độ đó:

- Đối với Ngân hàng: chất lượng tín dụng trung dài hạn thể hiện ở phạm vi,

mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực theo hướng tích cực của ngânhàng và phải bảo đảm được khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm lành mạnh hoácác quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển Chất lượng tín dụng trungdài hạn thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp

lý, đảm bảo cơ cấu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung dài hạn trong nền kinh tế…

Trang 13

- Đối với khách hàng: chất lượng tín dụng trung dài hạn là sự thoả mãn yêu

cầu hợp lý của khách hàng với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hútkhách hàng nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của tín dụng, góp phần làmlành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuấtkinh doanh và duy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng

- Đối với nền kinh tế: khoản tín dụng trung dài hạn có chất lượng phải hỗ trợ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế, vừa thúc đẩy tiêu dùng, thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, đồng thờitranh thủ vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế

1.3.6.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn

Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là cần thiết để phát triển kinh tế.

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, hoạt động chovay cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch để đáp ứngmọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội Trong điều kiện đó, chất lượng chovay ngày càng được quan tâm

Đảm bảo chất lượng cho vay trung và dài hạn là điều kiện để ngân hàng làm tốtvai trò trung tâm thanh toán Khi chất lượng cho vay trung và dài hạn được đảm bảo sẽtăng vòng quay vốn cho vay, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịchlớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền

Chất lượng cho vay trung và dài hạn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn địnhtiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia Thông qua cho vay chuyển khoản,thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn củangân hàng thương mại đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông, lànguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát Bởi vậy đảm bảo chất lượng cho vay trung vàdài hạn sẽ tạo khả năng giảm bớt tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạmphát ổn định tiền tệ, tăng uy tín quốc gia

Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn được nâng cao làm tăng vòng quay vốncho vay, tăng khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng có điều kiện thu hút đượcnhiều khách hàng đồng thời tạo ra một hình ảnh đẹp về uy tín của ngân hàng và sự

Trang 14

gắn bó trung thành của khách hàng với ngân hàng.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuậncủa ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh Ngoài ra, chất lượng chovay trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàngthông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí thiệt hại khác

Chất lượng cho vay trung và dài hạn tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vữngcủa ngân hàng Chính nhờ chất lượng cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng cónhiều khách hàng trung thành, uy tín và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đó là cơ

sở đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Như vậy chất lượng cho vay sẽ củng cốthêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng

Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng cho vay trung vàdài hạn là điều cần thiết cho tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng thương mại

1.3.6.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn.

1.3.6.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính.

Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sự hàilòng của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo hài hòa với sự antoàn và hiệu quả tín dụng ở mức cao nhất

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được phản ánh thông qua các chỉ tiêuđịnh tính - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chấtlượng và độ an toàn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng:

Thủ tục và quy chế cho vay vốn.

Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng Thủ tục làm việc,tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnh chokhách hàng Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản, không gây phiền

hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo chokhách hàng một tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng

Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhưng phải đảm bảo đúng quy chế cho vayvốn tín dụng Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khảnăng tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo nhằm đưa rađược quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ tốt khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro

Quá trình xét duyệt cho vay.

Trang 15

Khách hàng đến với ngân hàng với mong muốn được vay vốn phù hợp vớithời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sởphục vụ khách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng Hiện nay quyđịnh thời hạn xét duyện cho vay là tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin vay vốn.Trong khoảng thời gian này ngân hàng phải làm rất nhiều công việc trong công tác thẩmđịnh Với một khách hàng lâu năm và truyền thống thì công tác thẩm định tốn ít thời gian

và chi phí hơn nữa các thông tin có độ chính xác và tin cậy cao, thời gian xét duyệt ngắnhơn Với một khách hàng mới thì công tác thẩm định vất vả hơn, việc thu thập thông tin

có nhiều hạn chế nên chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn Việc tiếp xúc giữakhách hàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn

Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi và có khả năngchuyên môn tốt nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời giannhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoản vay đó thìmới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng

Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệptốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin

và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng

Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng các món vay Với năng lực trình độ chuyên môn vàkinh nghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúngđắn, có hiệu quả, khả năng gặp rủi ro thấp

Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng.

Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạtđộng nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, một cơ sở vật chấttốt sẽ tạo hứng khởi cho chính cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc của mình

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cậnđược những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thôngtin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triểnđối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh ) một cách

Trang 16

nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vay vốncủa nhiều tổ chức tín dụng Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên để cán

bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của món vay

Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, chất lượng tín dụngngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng cao thì ngânhàng phải luôn luôn quan tâm tới các chỉ tiêu trên Các chỉ tiêu thường xuyên đượckiểm tra và đánh giá giúp cho ngân hàng nhìn nhận được mặt tốt và hạn chế từ đó

có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động ngân hàng mình đồng thờitránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

1.3.6.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

Chất lượng tín dụng trung, dài hạn có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng thương mại Để đánh giá một cách chính xác chất lượng của tín dụngtrung dài hạn thì cần xem xét đến nhiều chỉ tiêu khác nhau Dưới góc độ của một ngânhàng thì chất lượng tín dụng trung dài hạn có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu về khả năng huy động vốn

(1) Tỉ lệ huy động vốn TDH = Vốn huy động TDH

Tổng nguồn vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn của ngân hàng

và khả năng cung ứng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển Nếu chỉ tiêu này ở mứcthấp thì ngân hàng sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu muốn mở rộng hoạt tín dụngtrung dài hạn Bên cạnh đó thì chi phí huy động vốn cũng cũng có ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng, tác động đến lãi suất đầu ra Do đó công tác huy động vốn hiệuquả ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, trong đó có tín dụng trung dài hạn

Nhóm chỉ tiêu về doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung dài hạn.

- Doanh số cho vay trung dài hạn: phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải

ngân cho doanh nghiệp để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, thay đổi công nghệmới… Chỉ tiêu này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngânhàng mở rộng hay thu hẹp Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng không có nghĩa làchất lượng tín dụng tốt và ngược lại doanh số cho vay này giảm không phải lúc nàocũng là xấu, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng,điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định

Trang 17

- Doanh số thu nợ trung dài hạn: phản ánh lượng vốn trung dài hạn mà ngân

hàng đã được hoàn trả trong một thời kỳ Doanh số này phản ánh khả năng thu nợcủa ngân hàng, cũng như tình hình hoạt động của dự án đầu tư, tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp vay vốn

Chỉ tiêu về dư nợ tín dụng trung dài hạn.

Dư nợ tín dụng trung dài hạn là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn trung dài hạncủa ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể Chỉ tiêu dư nợ tín dụngđược tính bằng số tuyệt đối:

Dư nợ năm i = dư nợ năm (i-1) + doanh số cho vay năm i – doanh số thu nợ năm i

Dư nợ tín dụng trung dài hạn cao chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều,

uy tín ngân hàng tương đối tốt, có khả năng thu hút được khách hàng Ngược lại,khi dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng và phát triển chovay, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém Mặc dù vậy không thể chỉ dựa vào chỉtiêu này để đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn là cao hay thấp mà phải xemxét đến mức độ an toàn và tính lành mạnh của các khoản tín dụng trung dài hạn

Tổng dư nợ tín dụng

Tỷ trọng này cho biết cơ cấu dư nợ trung dài hạn chiếm bao nhiêu phần trămtrong tổng dư nợ của ngân hàng Tỷ lệ càng cao cho biết qui mô tín dụng trung, dàihạn của ngân hàng là lớn Nói chung các ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này cao

do tín dụng trung dài hạn mang lại thu nhập cao hơn so với tín dụng ngắn hạn Tuynhiên do đặc tính rủi ro cao nên ngân hàng sẽ căn cứ vào đặc điểm riêng của nguồnvốn, khả năng quản lý trình độ chuyên môn của mình để xác định tỷ lệ này cho phù hợp

Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách đáp ứng nhu cầukhách hàng nhưng nếu đáp ứng một cách ồ ạt, không có chọn lọc và sự thẩm định

kỹ càng khách hàng của mình thì rủi ro tín dụng là rất cao Khi đó chất lượng tíndụng trung, dài hạn tăng không còn phát huy được tính tích cực và hiệu quả của nónữa Rủi ro tín dụng trung dài hạn được phản ánh ở các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạnTDH và khả năng thu hồi nợ quá hạn TDH:

Trang 18

Dư nợ tín dụng TDH

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngânhàng, nó cho biết nợ quá hạn của các khoản tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ lệ baonhiêu phần trăm so với dư nợ tín dụng trung dài hạn Chỉ tiêu này càng thấp (< 5%) thìchất lượng cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng ngân hàng có chất lượng cao

và ngược lại khi chỉ tiêu này cao (> 5%) thì chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp.Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chínhđáng thì sẽ bị chuyển qua nợ quá hạn với lãi suất là 150% so với lãi suất ban đầu

* Nợ quá hạn được chia làm hai loại:

- Nợ quá hạn do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh củangân hàng hoặc vì một lý do nào đó chưa thu được tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợkhách hàng chưa có tiền trả Ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn, loại nợ quáhạn này ngân hàng có khả năng thu hồi nợ cao

- Nợ quá hạn do khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, bịthiên tai, lừa đảo hay bị chết không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng, buộc ngânhàng phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý Loại nợ quá hạn này được gọi là nợkhó đòi, khả năng thu hồi nợ này rất thấp

Từ hai loại nợ này ta còn phải xem xét chỉ tiêu khả năng thu hồi nợ của ngân hàng:

Nợ quá hạn TDH

Nếu chỉ tiêu này trên 50% thì tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn cóchiều hướng gặp khó khăn, nợ khó đòi có thể trở thành nợ không có khả năng thuhồi Do đó, ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ hai chỉ tiêu này để có biện pháp kịpthời thu hồi nợ tránh rủi ro

Trên thực tế, các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năngmất vốn, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì các ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinhdoanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, làm ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụngcàng giảm thấp Tuy nhiên trên thực tế thì nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi,

do đó các NHTM luôn cố gắng để giảm thấp tỉ lệ này xuống mức thấp nhất có thể

Chỉ tiêu về lợi nhuận hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Trang 19

Mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là lợi nhuận, là phần thặng dư mà mìnhtạo ra được lớn nhất Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, ngân hàng phải nâng caochất lượng tín dụng nhưng không đồng nghĩa là tăng lợi nhuận Ví dụ, chất lượngtín dụng tăng thể hiện ở việc tăng mạng lưới hoạt động để đáp ứng tốt nhất chophục vụ khách hàng đồng thời làm tăng chi phí Khi tốc độ tăng doanh thu chậmhơn tốc độ tăng chi phí này sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút.

Chất lượng tín dụng trung dài hạn không thể nói là tốt nếu lợi nhuận thuđược từ nguồn này là thấp Ta có hai chỉ tiêu phản ánh sau:

(5) Tỷ suất sinh lời của tín dụng TDH = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH

Dư nợ tín dụng TDH

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng trung dài hạncủa ngân hàng, cho biết một đồng dư nợ cho vay trung, dài hạn mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận Tỷ lệ cao tức lợi nhuận tín dụng trung dài hạn lớn, chất lượng cao

(6) Mức đóng góp của tín dụng TDH = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH

Tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng trung dài hạnvào toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nếu tỷ lệ này ở mức caophản ánh chất lượng tín dụng khả quan nhưng cũng đồng nghĩa với việc ngân hàngchấp nhận đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm tàng

Để đánh giá chất lượng tín dụng nói chung, cũng như chất lượng tín dụngtrung dài hạn nói riêng thì không thể chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu đơn lẻ mà phải sửdụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu để có thể đưa ra kết luận một cách chínhxác và xác thực nhất Các chỉ tiêu thường xuyên được kiểm tra và đánh giá giúp chongân hàng có thể nhìn nhận được mặt tốt cũng như hạn chế, từ đó có những biệnpháp điều chỉnh kịp thời hoạt động của ngân hàng, đồng thời tránh đước các rủi rotrong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Trang 20

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG

DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TCMP Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế.

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu.

- Tên giao dịch Việt Nam: Ngân Hàng TMCP Á Châu

- Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank

- Tên viêt tắt: ACB

- Website: www.acb.com.vn

- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

Pháp lệnh về Ngân Hàng Nhà Nước và pháp lệnh về NHTM được ban hànhvào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tạiViệt Nam Bên cạnh đó Pháp lệnh về ngân hàng ra đời năm 1993 cũng đã đưa hoạtđộng Ngân hàng vào giai đoạn ổn định và phát triển Trong bối cảnh đó, NHTMCP

Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do thống đốc NHNNVNcấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấpngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu ViệtNam, hiện nay ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với hơn 200 sảnphẩm và dịch vụ được đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụphong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại Tính đến 31/12/2011, vốn điều lệcủa ngân hàng ACB đã đạt được 9377 tỷ đồng, xếp thứ 8 trong nhóm ngân hàng cóvốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Về mặt quản lý rủi ro, ACB luôn duy trì tỷ lệ antoàn vốn trên 8%, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1% cho thấytính chất an toàn và hiệu quả của ngân hàng

Kết thúc năm tài chính 2011, Ngân hàng TMCP Á Châu đạt lợi nhuận trướcthuế 4174,6 tỷ đồng, tăng 24% so năm 2010 và vượt 1,8% kế hoạch, lợi nhuận sau

trong những năm sắp tới rất cao, tỷ lệ ROE luôn đạt trên 30%, tốc độ tăng trưởnglợi nhuận trước thuế trên 25%, hướng tới trở thành ngân hàng có quy mô trung bình

Trang 21

trong khu vực với tổng tài sản đạt 12 tỷ USD Tính tháng 6 năm 2011, tổng số chinhánh và phòng giao dịch của ACB lên tới con số 296.

* Trong thời gian qua, Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích nổi bật:

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011 do Tạp chí Euromoney trao tặng

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010, 2011 do Tạp chí Global Finance trao tặng

- Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2010, 2011 do Tạp chí Asiamoney trao tặng

- Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010 do Tạp chí The Asian Bankertrao tặng

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do Tạp chí Financeasia trao tặng

- Ngân hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội 2010 do Tạp chí The Asset trao tặng

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế.

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Thành phố Huế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ vớicác trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế -thương mại Chân Mây – Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khucông nghiệp Dung Quất… Ngoài ra, Huế còn được biết đến như một thành phố du lịchnổi tiếng với nhưng danh lam thắng cảnh mà không một thành phố, địa danh nào ởnước ta có thể có được, Huế là một trong năm trung tâm du lịch quốc gia Chính điềunày cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn Huế là rất lớn, nhất là các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho quá trình phát triển đó trở nên thuận tiện

và nhanh chóng hơn

Từ thực tiễn nói trên, chi nhánh NHTM Cổ phần Á Châu Huế được thành lậptheo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002 nhằm phục vụ nhu cầu của người dântrên địa bàn Thừa Thiên Huế Ngày 24/06/2005 Ngân hàng được cấp giấy phép kinhdoanh và chính thức đi vào hoạt động ngày 22/07/2005 Sự ra đời của Ngân hàng TMCP

Á Châu – chi nhánh Huế là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu một bướcphát triển mới không những cho Ngân hàng TMCP Á Châu mà còn đối với nền kinh tếThừa Thiên Huế

Tại thời điểm Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế ra đời, thì trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự tham gia hoạt động mạnh của 4 ngân hàng Nhànước (Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Agribank) và một số ngân hàng TMCP

Trang 22

khác (Sacombank, VPBank…), vì vậy Chi nhánh phải chịu áp lực cạnh tranh rấtlớn Tuy nhiên, với sự cố gắng và nỗ lực rất lớn để vượt qua khó khăn từ lúc đầumới thành lập, NHTM Cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế đã được thừa nhận và đượcnhiều người biết đến như là một thương hiệu đáng tin cậy, ngày càng khẳng địnhđược vị thế của mình và tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tại thành phốHuế Hiện nay, Ngân hàng đã có một mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

* Chi nhánh Huế:

* Phòng giao dịch Phú Hội – Huế:

* Phòng giao dịch An Cựu - Huế

Trang 23

Kiểm toán nội bộ BAN GIÁM ĐỐC

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân hàng ACB – Huế.

Trang 24

Ban giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, xây dựng, thực hiện,

kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám đốc giao cho

Bộ phận hành chính: Với các chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ

chức ngân hàng, quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viêntrong ngân hàng; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lươngtrong ngân hàng, xây dựng nội quy lao động, thoã ước lao động tập thể

Bộ phận KHCN: Có chức năng hoàn thiện phát triển các sản phẩm và dịch

vụ cho KHCN theo định hướng chiến lược của NH TMCP Á Châu gồm các sảnphẩm huy động vốn, thanh toán, cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cá nhân;phát hành và thanh toán thẻ NH, chuyển tiền cá nhân trong và ngoài nước, các sảnphẩm liên kết (bảo hiểm, tư vấn…)

Bộ phận KHDN: Có đối tượng phục vụ là các Doanh nghiệp Sản phẩm

phục vụ cho KHDN bao gồm: mở tài khoản và thanh toán, cho vay phục vụ sảnxuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh trong nước…

Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: Với các chức năng chính là xây dựng các quy

chế tổ chức ngân hàng, quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhânviên trong ngân hàng; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiềnlương trong ngân hàng, xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể…trình Giám đốc duyệt ban hành Cũng như tiến hành một số công việc như theo dõi,quản lý, sửa chữa hệ thống mạng, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộmáy quản lý, tuyển dụng lao động và những vấn đề liên quan khác

Bộ phận tư vấn tín dụng cá nhân (PFC): Mục đích đảm nhận chuyên môn về

khách hàng cá nhân, với các nhiệm vụ cụ thể là: tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thuthập các thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định sau này, giới thiệu cho khách hàngcác sản phẩm dịch vụ và quảng cáo thương hiệu của Ngân hàng cũng như của Chinhánh

Phòng giao dịch – Ngân quỹ: Gồm hai bộ phận chính là Kế Toán và Ngân

Quỹ Thực hiện các chức năng như tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, thực hiệncông việc thu chi (VNĐ, vàng, các loại ngoại tệ) và trực tiếp hạch toán kế toán,hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định

Trang 25

Bộ phận kiểm toán nội bộ: do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công

việc sau: giám sát các hoạt động tại đơn vị, kiểm tra nghiệp vụ, lập báo cáo…

2.1.2.3 Tình hình sử dụng lao động.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ ngày đầu thành lập cho đếnnay, Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế luôn coi trọng đội ngũ cán bộ côngnhân viên và coi đây là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển củangân hàng Chi nhánh đã không ngừng đổi mới công tác xây dựng và điều hành đơn vị,nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cải tổ cung cách làm việc, sắp xếp và bố trí cán bộ mộtcách hợp lý thích ứng với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinhtế

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình lao động của chi nhánh đều tăng lên trong 3năm Năm 2009 số lao động là 50 người, đến năm 2010 tăng lên 82 người, năm 2011 tănglên mức 90 người Trong đó, số lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn hơn so với số lao độngnam, số lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng lên Lực lượng laođộng đều tăng chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm đến việc tuyển dụng lao động để đáp ứngnhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tạo nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú

Với số lượng 90 lao động tính đến thời điểm 31/12/2011 thì về cơ bản đãđảm bảo được nguồn nhân lực làm việc ổn định tại các bộ phận của Chi nhánh Tuynhiên với mục đích phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, nhu cầu về laođộng sẽ tiếp tục gia tăng

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Trang 26

Xét theo trình độ học vấn: Tỷ lệ số lao động tại Chi nhánh có trình độ đạihọc và trên đại học chiếm một tỷ trọng lớn, và ngày càng tăng lên, cụ thể tỷ trọnglao động có trình độ ĐH và trên ĐH năm 2009 là 82% và tăng lên 84.15% trongnăm 2010, đến năm 2011 thì con số đó là 84.44% Đây là điều kiện giúp cho nhânviên ngân hàng có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của tính chất côngviệc, dễ dàng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiềutrong lĩnh vực ngân hàng Có được điều này là nhờ bên cạnh việc chú trọng tuyểndụng tuyển dụng những lao động có trình độ cao, Chi nhánh cũng rất chú ý đến việcđào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên của mình

Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ, có sự năng động, sáng tạo, chăm học hỏicũng là một trong những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng về chuyên mônnghiệp vụ Do đó, Chi nhánh việc thường xuyên tổ chức những khóa học để nâng caochuyên môn nghiệp vụ tại hội sở, tạo điều kiện cho nhân viên có thể tiếp tục học lên cao

Xét theo giới tính: số lượng lao động đều tăng lên qua 3 năm, nhưng số laođộng nữ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, đây là do đặc thù của ngành ngân hàng Tuyvậy tỷ trọng lao động nữ có xu hướng giảm xuống qua các năm, bên cạnh đó, số laođộng nam tuy thấp hơn nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng dần qua 3 năm, thể hiện sựđiều chỉnh cơ cấu bình đẳng giới tại Ngân hàng TMCP ACB - Chi nhánh Huế Nhưvậy, việc phân chia lao động theo giới tính của NH TMCP ACB Huế là khá phù hợpvới đặc thù của ngành ngân hàng hiện nay

2.1.2.4 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng.

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khitiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giảingân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ.

Tại Sở giao dịch hoặc các Chi nhánh, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽđược tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn:

Trang 27

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên phân tích tíndụng (CA) tiến hành thẩm định các nội dung sau:

- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng (năng lực hành vi dân sự,năng lực pháp luật dân sự)

- Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hìnhtài chính, tình hình công nợ của khách hàng

- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư; thẩm định khoảnvay và khả năng trả nợ của khách hàng

- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay: nhân viên định giá tài sản(A/A) tiến hành thẩm định để định giá tài sản đảm bảo và lập tờ trình

Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng.

- Quyết định cho vay: Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, trình cấp cóthẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng, tiến hành gửi hồ sơcho các thành viên HĐTD đánh giá, xem xét quyết định cho vay

- Thông báo kết quả cho khách hàng: Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngàyHĐTD ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, phải thông báo kết quả bằng vănbản cho khách hàng

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay.

khách hàng (A/O) chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giảingân

cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO) để hoàn tất các thủ tục pháp

lý về TSĐB cho khoản vay, sau đó tiến hành thủ tục nhận và quản lý TSĐB

công ty mẹ… sẽ do A/O tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của chứng thưbảo lãnh, tiến hành sao (photo) thư bảo lãnh, bản sao lưu vào hồ sơ theo hướng dẫn củaNgân hàng Bản chính thư bảo lãnh cho vào phòng bì và lưu vào kho

Bước 5: Lập Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ.

- Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của kháchhàng và nội dung phê duyệt của HĐTD đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiếnhành soạn Hợp đồng tín dụng

Trang 28

- Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSRchuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

Bước 6: Tạo tài khoản vay và giải ngân.

- Căn cứ HĐTD, Khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiệnthủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng

- Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, LoanCSR phối hợp với Nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay

Bước 7: Kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ, xử lý những vấn đề phát sinh.

- Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi)

- Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng

- Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung làTSĐB): tiến hành đánh giá lại hiện tượng và giá trị TSĐB nợ vay cho ngân hàng

- Xử lý các vấn đề phát sinh như: Khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn sovới thời hạn trong hợp đồng tín dụng, khách hàng có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả

nợ, khách hàng xin miễn giảm lãi vay…

Bước 8: Thanh lý/ tất toán khoản vay.

- Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay lãi vay

và các chi phí khác có liên quan

- Sau khi tất toán khoản vay, tiến hành thủ tục giải chấp TSĐB theo mẫu vàtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệtquan trọng đối với một ngân hàng thương mại

- Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nângcao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phânđịnh quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, đồng thời làm

cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn

Trang 29

2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 -2011.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

2 0 0 9

2 0 1 0

2 0 1 1

201 0/2 009

201 1/2 010 G

i á t rị

G i á t rị

G i á t rị

( + / - )

%

( + / - )

%

I Thu nhập

7 4, 2 9 6.

0 4

8 1, 7 2 5.

6 4

8 9, 8 9 8.

2 1

7 , 4 2 9 6 0

1 0 0 0

8 , 1 7 2 5 8

1 0 0 0

1.Tổng thu

từ lãi

7 0, 7 7 0.

4 3

7 7, 8 4 7.

4 7

8 5, 6 3 2.

2 1

7 , 0 7 7 0 4

1 0 0 0

7 , 7 8 4 7 5

1 0 0 0

Thu lãi tiền gửi

5 6.

1 6

6 1.

7 8

6 7.

9 5

5 6 2

1 0 0 0

6 1 8

1 0 0 0 Thu lãi cho

vay

3 0, 3

3 3, 4

3 6, 7

3 , 0

1 0

3 , 3

1 0

Trang 30

8 2.

5 7

2 0.

8 2

6 2.

9 1

3 8 2 5

0 0

4 2 0 9

0 0

Thu lãi khác

4 0, 3 3 1.

7 0

4 4, 3 6 4.

8 7

4 8, 8 0 1.

3 5

4 , 0 3 3 1 7

1 0 0 0

4 , 4 3 6 4 8

1 0 0 0

2 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1, 9 9 4.

3 3

2, 1 9 3.

7 6

2, 4 1 3.

1 4

1 9 9 4 3

1 0 0 0

2 1 9 3 8

1 0 0 0

Thu từ dịch

vụ thanh toán

9 4 5.

3 6

1, 0 3 9.

9 0

1, 1 4 3.

8 9

9 4 5 4

1 0 0 0

1 0 3 9 9

1 0 0 0

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

3 4 6.

3 2

3 8 0.

9 5

4 1 9.

0 5

3 4 6 3

1 0 0 0

3 8 1 0

1 0 0 0

Thu từ dịch

vụ ngân quỹ

7 4.

8 8

8 2.

3 7

9 0.

6 1

7 4 9

1 0 0 0

8 2 4

1 0 0 0 Thu từ

nghiệp vụ

ủy thác và

0.

6 5

0.

7 1

0.

7 7

0 0

9 2

0 0

8 4

Trang 31

đại lý 6 3 6 5

Thu từ các dịch vụ khác

6 2 7.

1 2

6 8 9.

8 3

7 5 8.

8 2

6 2 7 1

1 0 0 0

6 8 9 9

1 0 0 0

3 Thu nhập từ HĐKD ngoại hối

1, 2 4 4.

8 8

1, 3 6 9.

3 7

1, 5 0 6.

3 2

1 2 4 4 9

1 0 0 0

1 3 6 9 5

1 0 0 0

Thu từ kinh doanh ngoại tệ

5 0 5.

4 4

5 5 5.

9 8

6 1 1.

5 9

5 0 5 4

1 0 0 0

5 5 6 1

1 0 0 0

Thu từ kinh doanh vàng

7 3 9.

4 4

8 1 3.

3 9

8 9 4.

7 3

7 3 9 5

1 0 0 0

8 1 3 4

1 0 0 0 Thu từ các

công cụ TC phái sinh tiền tệ

0.

0 0

0.

0 0

0.

0 0

0 0 0

0 0 0

4 Thu nhập khác

2 8 6.

4 0

3 1 5.

0 4

3 4 6.

5 4

2 8 6 4

1 0 0 0

3 1 5 0

1 0 0 0

II Chi phí 6

2, 5 9 0.

6 0

6 8, 8 4 9.

6 6

7 5, 7 3 4.

6 3

6 , 2 5 9 0

1 0 0 0

6 , 8 8 4 9

1 0 0 0

Trang 32

6 7

1 Chi phí lãi và các khoản tương tự

5 4, 3 6 1.

9 3

5 9, 7 9 8.

1 2

6 5, 7 7 7.

9 4

5 , 4 3 6 1 9

1 0 0 0

5 , 9 7 9 8 2

1 0 0 0

Trả lãi tiền gửi

2 5, 3 3 0.

1 8

2 7, 8 6 3.

1 9

3 0, 6 4 9.

5 1

2 , 5 3 3 0 1

1 0 0 0

2 , 7 8 6 3 2

1 0 0 0

Trả lãi tiền vay

0.

0 0

0.

0 0

0.

0 0

0 0 0

0 0 0

Trả lãi phát hành giấy

tờ có giá

8, 3 7 3.

0 8

9, 2 1 0.

3 9

1 0, 1 3 1.

4 3

8 3 7 3 1

1 0 0 0

9 2 1 0 4

1 0 0 0

Trả lãi tiền thuê tài chính

0.

0 0

0.

0 0

0.

0 0

0 0 0

0 0 0 Chi phí trả

lãi khác

2 0, 6 5 8.

6

2 2, 7 2 4.

5

2 4, 9 9 7.

0

2 , 0 6 5

1 0 0 0

2 , 2 7 2

1 0 0 0

Trang 33

4 0 8

7

4 6

2 Chi phí hoạt động dịch vụ

6 2.

7 9

6 9.

0 7

7 5.

9 7

6 2 8

1 0 0 0

6 9 0

9 9 9

Chi về dịch

vụ thanh toán

5 1.

1 3

5 6.

2 4

6 1.

8 6

5 1 1

9 9 9

5 6 2

9 9 9

Chi về ngân quỹ

1 1.

6 6

1 2.

8 3

1 4.

1 1

1 1 7

1 0 0 3

1 2 8

9 9 8

3 Chi phí hoạt động

KD ngoại hối

6 9 2.

3 7

7 6 1.

6 1

8 3 7.

7 7

6 9 2 4

1 0 0 0

7 6 1 6

1 0 0 0

Chi về kinh doanh ngoại tệ

2 6 0.

6 4

2 8 6.

7 0

3 1 5.

3 7

2 6 0 6

1 0 0 0

2 8 6 7

1 0 0 0

Chi về kinh doanh vàng

4 3 1.

7 3

4 7 4.

9 1

5 2 2.

4 0

4 3 1 8

1 0 0 0

4 7 4 9

1 0 0 0 Chi về các

công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

0.

0 0

0.

0 0

0.

0 0

0 0 0

0 0 0

4 Chi phí hoạt động

7, 4 7

8, 2 2

9, 0 4

7 4 7

1 0

8 2 2

1 0

Trang 34

5 1

0.

8 6

2.

9 5

3 5

0 0

0 9

0 0

III Tổng lợi nhuận trước thuế

1 1, 7 0 5.

4 4

1 2, 8 7 5.

9 8

1 4, 1 6 3.

5 8

1 , 1 7 0 5 4

1 0 0 0

1 , 2 8 7 6 1

1 0 0 0

(Nguồn: Phòng Kế Toán Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế)

Theo thời gian cùng với những nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hóadịch vụ, áp dụng cải tiến công nghệ, Ngân hàng ACB đã sáng tạo ra nhiều tiện íchvượt trội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Cho đến nay người dânHuế đã tương đối quen thuộc với thương hiệu “Ngân hàng Á Châu – Ngân hàng củamọi nhà”, đó là những đền đáp xứng đáng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của tấpthể, cán bộ công nhân viên Ngân hàng trên toàn bộ hệ thống nói chung và của Chinhánh Huế nói riêng Minh chứng cho những điều trên chính là những kết quả rất đángkhích lệ thu được từ hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua, cụ thể như sau:

Thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2009 –

2011, và tốc độ tăng là rất ổn định Cụ thể thu nhập của Ngân hàng ACB Huế năm

2009 đạt 74.296,04 triệu đồng, năm 2010 đạt 81.725,64 triệu đồng, tăng 7.429,60triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 10% Đến năm 2011 thu nhập của Ngânhàng tiếp tục tăng 10% so với năm 2010, tương ứng 8.172,58 triệu đồng, đạt mức89.898,21 triệu đồng Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào

ổn định hơn Thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng trong giai đoạn trên là do tácđộng của các yếu tố sau:

- Tổng thu từ lãi: Đây là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập

của Chi nhánh, trong đó thu lãi cho vay và thu lãi khác chiếm đa số, điều này cũng

dễ hiểu bởi do hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thunhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Chi

Trang 35

nhánh Chính vì các yếu tố này đã tăng trưởng với tốc độ ổn định qua các năm đãtạo ra nguồn thu nhập có mức tăng ổn định cho Ngân hàng Cụ thể Thu lãi cho vaynăm 2009 đạt 30.382,57 triệu đồng, năm 2010 đạt 33.420,82 triệu đồng, tăng 10%

so với năm 2009, năm 2011 đạt 36.762,91 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2010.Bên cạnh khoản mục Thu lãi cho vay, khoản mục Thu lãi khác cũng chiếm tỷ trọngrất lớn Lãi thu khác này bao gồm các khoản phí mà Ngân hàng thu của khách hàng khikhách hàng có những giao dịch với ngân hàng như thu phí giao dịch vàng, phí thanh

khoản, phí bảo đảm của khách hàng vay du học, phí quản lý tài sản (được áp dụng vào

năm 2009)… Cụ thể Thu lãi khác năm 2009 đạt 40.331,70 triệu đồng, năm 2010

đạt44.364,87 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2009 và năm 2011 cũng có mức tăng 10%

so với năm 2010, đạt 48.801,35 triệu đồng

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Tuy khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ

chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, nhưng đây là hoạtđộng không thể thiếu của Ngân hàng nhằm phục vụ cho những nhu cầu đa dạng củakhách hàng, do vậy hoạt động này luôn được chú trọng duy trì và phát triển Khoản thunhập này cũng có sự phát triển ổn định trong vòng 3 năm qua, cụ thể năm 2009 đạt1.994,33 triệu đồng, năm 2010 đạt 2.193,76 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2009 vànăm 2011 đạt 2.413,14 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2010 Trong đó các khoản mụcThu từ dịch vụ thanh toán và Thu từ dịch vụ khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khikhoản mục Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý hầu như không đáng kể

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: đây là khoản thu nhập có tỷ

trọng nhỏ nhất trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, tuy vậy đây vẫn là một hoạtđộng cần thiết, phục vụ cho nhu cầu mua bán, kinh doanh ngoại tệ, vàng và công cụtài chính phái sinh tiền tệ của khách hàng Cũng giống như các khoản thu nhập trên,thu nhập khoản này cũng có sự tăng trưởng ổn định với mức tăng 10% hàng năm vànăm 2011 đạt mức 1.506,32 triệu đồng Trong đó Thu từ kinh doanh ngoại tệ vàvàng chiếm đa số trong khi Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ là khôngđáng kể

- Thu nhập khác: là các khoản thu nhập không cố định, được phát sinh trong

quá trình hoạt động của Ngân hàng Khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng rất nhỏtrong cơ cấu tổng thu nhập của Ngân hàng, hầu như không đáng kể qua các năm

Trang 36

Về chi phí.

Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, tăng cường mở rộng thêm các dịch vụtiện ích để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng nên các khoản chi phí của Ngânhàng tăng dần lên qua các năm với mức độ ổn định, điều này cho thấy Ngân hàng

đã xác định được chiến lược phát triển dài hạn của mình Cụ thể mức chi phí năm

2009 là 62.590,60 triệu đồng, năm 2010 là 68.849,66 triệu đồng, tăng 10% so vớinăm 2009 và năm 2011 cũng tăng 10% so với năm 2010, đạt mức 75.734,63 triệuđồng Sự tăng lên các khoản chi phí cụ thể như sau:

- Chi phí trả lãi: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi

phí của Ngân hàng và có mức tăng 10% qua các năm, năm 2011 mức chi phí trả lãi

là 65.777,94 triệu đồng Do hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn để chovay nên chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản mục này (trên50%) Bên cạnh đó, khoản mục chi phí Trả lãi khác cũng chiếm tỷ trọng cao, đây làcác khoản chi phí mà Ngân hàng phải dùng để trả các khoản lãi từ các hoạt độngkhác hoặc các khoản lãi phát sinh ngoài dự kiến Chi phí Trả lãi khác cũng có sự tănglên đều nhau với mức 10% qua các năm, năm 2011 đạt mức 24.997 triệu đồng Ngoài ra,chi phí Trả lãi phát hành GTCG cũng chiếm một tỷ trọng nhất định và cũng có sự tănglên ổn định là 10% qua các năm, năm 2011 đạt 10.131,43 triệu đồng Điều đó cho thấyhuy động vốn thông qua phát hành GTCG là một kênh huy động vốn quan trọng vớidoanh nghiệp và cũng cho thấy uy tín cao của Ngân hàng trong việc thu hút vốn từ kháchhàng thông qua kênh đầu tư này

- Chi phí hoạt động dịch vụ: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ

cấu chi phí của Ngân hàng, đây là các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ phục vụcho khách hàng như dịch vụ về thanh toán, dịch vụ Ngân quỹ Khoản mục này có mứctăng đều nhau là 10% qua các năm và đạt mức 75.97 triệu đồng trong năm 2011

- Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: đây cũng là khoản mục chiếm tỷ

trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng, đây là các khoản chi phí phục vụ choviệc kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, công cụ phái sinh… cho Ngân hàng Khoản chi phínày cũng có sự tăng lên 10% qua các năm, đạt mức 837.77 triệu đồng trong năm 2011

- Chi phí hoạt động: đây là các khoản chi phí dùng để duy trì hoạt động của Ngân hàng

như chi phí lương, chi phí phụ cấp, chi phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, chi phí khấu hao

Trang 37

TSCĐ, chi phí văn phòng… Khoản mục này cũng chiếm một tỷ trọng nhất định và có sự tăngtrưởng đều nhau là 10% qua các năm, đạt mức 9.042,95 triệu đồng vào năm 2011.

Về lợi nhuận.

Nhìn chung qua các năm, thu nhập và chi phí đều tăng lên với tốc độ kháđồng đều và mức thu nhập hằng năm tạo ra là lớn hơn so với chi phí nên lợi nhuận củaNgân hàng cũng tăng lên với tốc độ ổn định qua các năm Cụ thể năm 2009, lợi nhuântrước thuế của Ngân hàng đạt 11.705,44 triệu đồng, năm 2010 đạt 12.875,98 triệu đồng,tăng 10% so với năm 2009 và năm 2011 cũng có mức tăng 10% so với năm 2010, đạt mức14.163,58 triệu đồng Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều biến động như vậy mà Ngânhàng vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định qua các năm chứng tỏ Ngân hàng

có tiềm lực rất mạnh, uy tín cao cùng chiến lược phát triển dài hạn rất rõ ràng và hiệu quả

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011.

2.2.1 Tình hình huy động vốn trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng, việc huy động vốn giúp Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ “đi vay

để cho vay” Do đó, huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng củaNgân hàng Vốn huy động là nguồn vốn có tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng bởi vì muốntăng trưởng tín dụng thì các Ngân hàng phải buộc phải tăng được nguồn vốn huy động

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ACB - Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Trang 39

Theo bảng số liệu, ta có thểthấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều tăng dần lên qua các năm Tổngdoanh số huy động năm 2009 đạt 711.360 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.067.040 triệuđồng, tăng 50% tương ứng 355.680 triệu đồng so với năm 2009 Năm 2011 đạt1.173.744 triệu đồng, tăng 10% tương ứng 106.704 triệu đồng Sở dĩ năm 2010 cómức tăng doanh số huy động vốn cao như vậy (50%) là do trong 3 tháng cuối năm

2010, nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng, nhu cầu vay vốn trên thịtrường là rất lớn nên Ngân hàng đã có chủ trương huy động nhiều nguồn vốn để đápứng cho nhu cầu đó của nền kinh tế Đây cũng là giai đoạn mà việc huy động vốngiữa các Ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt, việc cạnh tranh ngầm về huy động vốn

là rất gay gắt, đặc biệt là các Ngân hàng nhỏ đã liên tục chạy đua lãi suất huy động, đẩymức lãi suất huy động lên rất cao, bất chấp việc NHNN đã yêu cầu trần lãi suất huy độngkhông vượt quá 14% vào tháng 12/2010 Mặc dù vậy, việc Ngân hàng ACB đạt mứctăng trưởng doanh số huy động cao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy chứng tỏNgân hàng có uy tín cao và việc huy động rất có hiệu quả Đến năm 2011, tốc độ tăngtrưởng nguồn vốn huy động đã chững lại, chỉ còn 10%, điều này một mặt là do Ngânhàng có chủ trương giảm nguồn vốn huy động để tập trung vào việc cho vay nguồn vốnkhá lớn đã huy động được từ năm 2010, mặt khác là do vào tháng 3/2011, NHNN đãchính thức ban hành Nghị định về trần lãi suất huy động là 14%, mức lãi suất này kháthấp so với các kênh đầu tư khác trên thị trường nên không thu hút được nhiều người dângửi tiền vào

Trang 40

Biểu đồ 2.1: Doanh số huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB-Huế giai đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: tỷ đồng)Theo thời hạn huy động vốn, ta có thể thấy doanh số huy động ngắn hạnchiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh số huy động trung dài hạn và tỷ trọngnày là ổn định qua các năm Điều này có thể hiểu được bởi nhu cầu vay vốn ngắnhạn lớn hơn nhiều so với nhu cầu trung dài hạn do các ngành kinh tế trên địa bàn cóchu kỳ luân chuyển vốn ngắn và các nhu cầu về cho vay bổ sung vốn lưu động, chovay tiêu dùng, cho vay trả góp… là rất lớn Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn quacác năm đều xấp xỉ 77%, còn tỷ trọng huy động vốn dài hạn là 23%, sự ổn định nàychứng tỏ Ngân hàng đã có chiến lược huy động vốn lâu dài nhằm đáp ứng cho hoạtđộng của mình một cách chủ động và hiệu quả nhất Sở dĩ Ngân hàng lại duy trìmức nguồn vốn huy động trung dài hạn khá thấp như vậy bởi đây là nguồn vốn ổn địnhnên lãi suất huy động cao, tốn kém nhiều chi phí, trong khi nguồn vốn huy động ngắnhạn với chi phí thấp và Ngân hàng có thể sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn đểcho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN, việc sử dụng nguồn vốn chi phí thấp đểđầu tư vào kênh sinh lợi cao sẽ thực sự tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng Tỷ trọng huyđộng vốn hầu như không đổi qua các năm nên sự biến động nguồn vốn huy động ngắnhạn và trung dài hạn giống như sự biến động của tổng nguồn vốn huy động, cụ thểnguồn vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn năm 2010 đều tăng 50% so với năm

2009, năm 2011 đều tăng 10% so với năm 2010

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân hàng ACB – Huế. - đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân hàng ACB – Huế (Trang 23)
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011. - đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế
Bảng 2.1 Tình hình lao động tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 25)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 -2011. - đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 -2011 (Trang 29)
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011. - đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 50)
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011. - đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế
Bảng 2.7 Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011 (Trang 54)
Bảng 2.9: Xu hướng biến động các chỉ tiêu và khuyến cáo đề xuất. - đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh huế
Bảng 2.9 Xu hướng biến động các chỉ tiêu và khuyến cáo đề xuất (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w