1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình

103 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 911,5 KB

Nội dung

Chính vìthế mà công ty không ngừng giữ vững và củng cố mở rộng những thị trườngcũ, tìm kiếm thị trường mới, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đểsản phẩm của công ty có thể cạnh t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đều đãđược cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồngốc

Tác giả

Mai Mạnh Quân

Trang 2

i

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các nhân viên công ty cổphần TPXK Đồng Giao đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tạicông ty.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và nhữngngười thân đã hết sức giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong đợt thực tậpnày cũng như trong suốt quá trình học tập của tôi

Do thời gian, trình độ, năng lực bản thân có nhiều hạn chế nên báo cáocủa tôi còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn chỉnh Kính mong các thầy giáo, côgiáo, các anh chị và các bạn tiếp tục nghiên cứu để nội dung nghiên cứu nàyngày càng hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2008

Tác giả

Mai Mạnh Quân

Trang 4

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung 3

1.3.2.2 Phạm vi về không gian: 3

1.3.2.3 Phạm vi thời gian : 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Một số lí luận cơ bản có liên quan đến đề tài 4

2.1.1 Một số lí luận cở bản về thị trường 4

2.1.1.1 Khái niệm thị trường 4

2.1.1.2 Chức năng của thị trường 5

2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường 6

2.1.1.4 Nghiên cứu khái quát thị trường 6

2.1.1.8 Một số lí luận về xuất khẩu 10

2.1.2 Một số lí luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm 14

2.1.2.1 Khái niệm sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm 14

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm 15

2.1.2.3 Marketing và vai trò của Marketing trong quá trình tiêu thụ sản phẩm 17

2.2 Tình hình thị trường xuất khẩu hàng nông sản (rau quả) của Việt Nam và các nước trong khu vực, thế giới 19

2.2.1 Trong nước 19

2.2.2 Khu vực 22

2.2.3 Nhu cầu nhập khẩu rau quả của một số quốc gia trên thế giới 22

iii

Trang 5

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

NGHIÊN CỨU 25

3.1 Phương pháp nghiên cứu 25

3.1.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 25

3.1.1.1 Phương pháp chọn điểm 25

3.1.1.2 Phương pháp chọn mẫu 25

3.1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 25

3.1.2.3 Phương pháp thống kê kinh tế 26

3.1.2.4.Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 26

3.1.2.5 Phương pháp so sánh 26

3.2 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 27

3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 27

3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả của nó 27 3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 29

3.3 Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần TPXK Đồng Giao 29

3.3.1 Đặc điểm tự nhiên 29

3.3.1.1 Vị trí địa lý 29

3.3.1.2 Thời tiết khí hậu khu vực công ty 29

3.3.2 Đặc điểm tình hình kinh tế, kỹ thuật và xã hội 30

3.3.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai 30

3.3.2.2 Tình hình lao động 30

3.3.2.3 Tình hình cơ sở vật chất 31

3.3.2.4 Tình hình vốn 32

3.3.2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 32

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua 34

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34

4.1.2 Nghiên cứu thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua 39

Trang 6

4.1.2.1 Tình hình sản xuất, chế biến của công ty 39

4.1.2.1 Chiến lược tiếp cận thị trường của công ty 40

4.1.2.2 Các loại sản phẩm của công ty 44

4.1.2.3 Các kênh phân phối sản phẩm của công ty 45

của công ty 46

trên thị trường trong nước 47

4.1.2.4 Giá bán sản phẩm 48

4.1.2.5 Các thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty 52

4.1.2.6 Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chế biến chủ yếu của công ty 59

4.1.2.6 Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty ở các thị trường 63

4.1.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 64

4.1.2.8 Nhận xét đánh giá chung về thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua 70

4.2 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới 72

4.2.1 Những căn cứ chung để đề xuất định hướng và giải pháp 72

4.2.2 Định hướng 73

4.2.3 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 75

4.2.3.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm nhằm giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty 75

4.2.3.2 Nâng cao chât lượng sản phẩm chế biến ở công ty 76

4.2.3.3 Tăng cường sản xuất và cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào kịp thời có chất lượng tốt và giá cả hợp lý 78

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

5.1 Kết luận 80

5.2 Kiến nghị 81

5.2.1 Đối với công ty 81

5.2.2 Đối với Nhà nước 81

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2006 và 2007Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về thời tiết khu vực công ty

Bảng 3.2: tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2005 – 2007)

Bảng 3.3: tình hình vốn của công ty năm 2007

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 4.1: Số lượng các loại sản phẩm của công ty trong 3 năm (2005 - 2007)Bảng 4.2: Danh mục các loại sản phẩm của công ty đã chế biến

Bảng 4.3: Một số đaị lý nhận và bán hàng của công ty

Bảng 4.4 : Giá thành chế biến sản phẩm ngô ngọt năm 2007

Bảng 4.5: Giá thành chế biến một số sản phẩm chủ yếu của công ty

Bảng 4.6: Giá bán buôn một số sản phẩm chủ yếu của công ty qua 3 nămBảng 4.7: Giá bán lẻ một số sản phẩm chủ yếu của công ty trên thị trường trong nước năm 2007

Bảng 4.8 : Giá trị sản phẩm của công ty ở các thị trường nội địa qua 3 năm

Bảng 4.9: Tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa

Bảng 4.10: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của công ty trongkim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam

Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của công ty ra các thị trường quốc tế qua 3 năm( 2005 – 2007)

Bảng 4.12: Khối lượng và giá trị các sản phẩm chính của công ty tiêu thụ trên thị trường trong nước

Bảng 4.13: Khối lượng các sản phẩm chính của công ty tiêu thụ ở các thị trường chính trong nước qua 3 năm ( 2005 – 2007)

Bảng 4.14: Khối lượng và giá trị của một số sản phẩm chủ yếu của công ty tiêu thụ trên thị trường quốc tế

Bảng 4.15: Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm (2005 – 2007)Bảng 4.16: Chỉ số lạm phát và CPI của Việt Nam năm 2006 và 2007

Trang 8

vi

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường.

Sơ đồ 2.2: Các bước định vị sản phẩm trên thị trường

Đồ thị 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm (ĐVT: 1000 USD)

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 4.2 : Kênh phân phối sản phẩm trên thị trường trong nước

Sơ đồ 4.3 : Giá trị sản phẩm của công ty ở các thị trường nội địa năm 2007

Đồ thị 4.4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty ra thị trường quốc tế năm 2007

Trang 11

PHẦN I

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đã biết, trong cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung trướcđây, người sản xuất không phải lo thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là tráchnhiệm của Nhà nước Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, bán ở đâu và giá cảnhư thế nào, tất cả đều do Nhà nước quyết định Còn trong cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề về tiêu thụ sảnphẩm lại khác hẳn Người sản xuất phải tìm thị trường, căn cứ khả năng tiêuthụ trên thị trường để quyết định sản xuất, phải sản xuất cái gì thị trường cần,thị trường là nơi quyết định quá trình sản xuất của các doanh nghiệp

Trong quá trình hội nhập như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp ngàycàng có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tiêu thụ sản phẩm đối với các doanhnghiệp sẽ rất khó khăn nếu các doanh nghiệp không có những chiến lược kinhdoanh phù hợp Do đó, để có thể chiến thắng cạnh tranh, đẩy mạnh việc tiêuthụ sản phẩm thì việc tìm đầu ra – thị trường cho hàng hóa trở nên cực kỳquan trọng Chính vì thế mà các doanh nghiệp đều coi việc giữ vững và mởrộng thị trường cũ, tìm kiếm và phát triển thị trường mới là rất quan trọng

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việcphát triển sản xuất nông nghiệp, và các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệpcủa chúng ta rất đa dạng và phong phú về chủng loại với chất lượng cao đượckhá nhiều nước trên thế giới biết đến và ưa chuộng Tuy nhiên, chúng ta chưakhai thác hết tiềm năng to lớn mà các mặt hàng nông sản mang lại, các sảnphẩm nông nghiệp thường được bán ở dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trịsản phẩm sản xuất ra thấp, chưa kể đến việc hàng nông sản dễ bị hỏng ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm

Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - tiền thân là nôngtrường Đồng Giao, là một trong những công ty đầu tiên của Việt Nam thựchiện việc chế biến bảo quản nông sản phẩm đóng hộp, đảm bảo chất lượng và

Trang 12

vệ sinh an toàn thực phẩm Sản phẩm của công ty được rất nhiều khách hàngtrong nước và quốc tế biết đến Tuy nhiên hiện nay cũng có khá nhiều doanhnghiệp tham gia vào việc sản xuất chế biến hàng nông sản nên việc cạnh tranhcủa công ty với các doanh nghiệp khác là điều không thể tránh khỏi Chính vìthế mà công ty không ngừng giữ vững và củng cố mở rộng những thị trường

cũ, tìm kiếm thị trường mới, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đểsản phẩm của công ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ cùng lĩnh vực.Xuất phát từ sự cần thiết của thực tế như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đế tài:

“Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của Công ty

cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – TX.Tam Điệp – tỉnh Ninh Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thựcphẩm xuất khẩu Đồng Giao trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giảipháp chủ yếu góp phần vào việc giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm của công ty trong thời gian tới

- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm củacông ty trong thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ vững và mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới

Trang 13

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - tổ chức có liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sảnphẩm của công ty

Người sản xuất, người tiêu dùng trên một số thị trường tiêu thụ sảnphẩm của công ty

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng về thị trường tiêu thụ sảnphẩm của công ty trong thời gian qua, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến thịtrường tiêu thụ sản phẩm của công ty và đề xuất một số giải pháp chủ yếu gópphần vào việc giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công tytrong thời gian tới

1.3.2.2 Phạm vi về không gian:

Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu ĐồngGiao - Thị xã Tam Điệp – Ninh Bình và một số siêu thị Hapro Mark ở khuvực Hà Nội

Trang 14

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Một số lí luận cơ bản có liên quan đến đề tài

2.1.1 Một số lí luận cở bản về thị trường

2.1.1.1 Khái niệm thị trường

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường tùy theo cácgóc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau:

Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, thị trường là nơi chứa đựng tổng cung

và tổng cầu

Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua, người bán

có hoạt động trao đổi với nhau các sản phẩm hàng hóa hay hàng hóa dịch vụ

Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đangmua và sẽ mua một loại sản phẩm hàng hóa hay hàng hóa dịch vụ nào đó

Theo quan điểm giao dịch, thị trường là tập hợp tất cả người mua thật

sự hay tiềm năng đối với một sản phẩm

Hoặc theo hội quản trị Hoa Kỳ, thị trường là tổng hợp các lực lượng vàcác điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết địnhchuyển sản phẩm hàng hoá và hàng hóa dịch vụ từ người bán sang người mua

Như vậy, có thể coi thị trường là tổng hợp các mối quan hệ giữa ngườimua và người bán về việc trao đổi sản phẩm hàng hóa và hàng hóa dịch vụ

Thị trường được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp vàngày càng đa dạng Ngày nay, thị trường đã hình thành trên phạm vi rộng,phát triển trên quy mô cả nước và tất cả các khu vực trên thế giới

Hình ảnh của thị trường được phản ánh qua: quy mô thị trường, vị tríđịa lý của thị trường, các đặc điểm của người mua trên thị trường và cách ứng

xử của người mua

Trang 15

2.1.1.2 Chức năng của thị trường

Thị trường có bốn chức năng cơ bản, bao gồm:

+) Chức năng điều tiết kích thích

Giá bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường là một trong những yếu tốquyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Do lợi nhuận là mục tiêu tối đa củatất cả các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất nên nó sẽ kích thích cácdoanh nghiệp tự động di chuyển các nguồn lực của mình từ ngành này sangngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác có lợi nhuận cao hơn.Ngoài ra lợi nhuận cũng kích thích các doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phíthông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất, kinhdoanh

+) Chức năng thông tin

Thị trường là nơi cung cấp các thông tin cho người sản xuất, người tiêudùng, các nhà phân tích, hoạch định chính sách của nhà nước Thông qua thịtrường, các nhà sản xuất sẽ nắm bắt được các thông tin về nhu cầu của ngườitiêu dùng đối với từng loại sản phẩm như nhu cầu về khối lượng, chất lượnghàng hoá, các thông tin về giá cả hàng hóa … từ đó đề ra các quyết định tối

ưu trong quá trình sản xuất Cũng thông qua thị trường mà người tiêu dùng cónhững thông tin về giá cả, chất lượng hàng hoá dịch vụ của các hãng sản xuất

mà từ đó có các quyết định tối ưu trong quá trình tiêu dùng của mình

Trang 16

Tất cả các chức năng trên đều có mối quan hệ khăng khít với nhau,trong đó chức năng thừa nhận được coi là chức năng chi phối các chức năngkhác và nếu chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mớiphát huy tác dụng.

2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, song có ba nhóm nhân tốchính sau:

Sơ đồ 2.1: Các nhân t nh hố ảnh hưởng tới thị trường ảnh hưởng tới thị trường ưởng tới thị trường.ng t i th trới thị trường ị trường ường.ng

Môi

trường

Tự nhiên

Thị trườnghàng hóa

và dịch vụ

Chính sáchkinh tế

NhànướcTâm sinh lý

Chính sáchbảo hộ giáPhong tục tập

quán

Chính sáchthuếChính sách

xã hội

Chính sách

dự trữ

2.1.1.4 Nghiên cứu khái quát thị trường

Việc nghiên cứu thị trường là mắt xích quan trọng cho sự thành công củadoanh nghiệp Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao tính thích ứng của sản phẩmvới thị trường, giúp quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Nghiên cứu thị trường phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Địa phương nào, vùng nào, nước nào là thị trường có triển vọng nhấtđối với sản phẩm của công ty

- Khả năng bán sản phẩm được là bao nhiêu?

- Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường?

Trang 17

a Các bước tiến hành nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình nghiên cứu và nắm vững sức mua củathị trường, nghĩa là phải biết được nhu cầu và khả năng thanh toán của kháchhàng Từ đó người sản xuất dự bán được mức cung ứng sản phẩm nhằm thỏamãn nhu cầu thị trường, tăng cường khả năng thích nghi với thị trường chonhững sản phẩm hàng hóa đang và sẽ sản xuất

Quá trình nghiên cứu thị trường :

Phân khúc thị trường theo khu vực địa bàn hành chính và sự thuận tiệncủa đường giao thông

Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực thịtrường đó

Tìm hiểu ngành nghề lao động ở khu vực tị trường nghiên cứu

Tìm hiểu về nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường phải có giải pháp thích hợpthúc đẩy và mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp,tăng cường khả năng thích nghi của sản phẩm với thị trường, từ đó dự báo đúngđắn nhu cầu của thị trường giúp doanh nghiệp vạch ra hướng chiến lược sản xuấtkinh doanh, triển vọng tham gia thị trường trong giai đoạn tiếp theo

b Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trường

Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên : trước hết định hình được vị trí địa lý,tiếp đến là cần biết thị trường gần, xa trung tâm văn hóa kinh tế xã hội

Nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội: đặc điểm kinh tế xã hội thể hiện ởcác chỉ tiêu như dân số, thu nhập bình quân của người dân …

c Nghiên cứu khách hàng

Các tác nhân tác động đến khách hàng: tìm hiểu khách hàng là tìm hiểu

ý tưởng cũng như tác động của họ tới sản phẩm của doanh nghiệp bằng cáchình ảnh, hành động cụ thể Người tiêu dùng không phải lúc nào cũng chủđộng hoàn toàn mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều phía như: gia đình, bạn bètrước những quyết định mua hàng của họ

Trang 18

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng như: thunhập, nghề nghiệp, tuổi tác, tập quán phong tục, quan điểm sống …

d Nghiên cứu sản phẩm và giá cả sản phẩm

- Nghiên cứu sản phẩm

Sau quá trình sản xuất dưới tác động của con người và máy móc lên đốitượng sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng Sản phẩm được định hình, địnhlượng qua kích cỡ, kiểu dáng, số lượng và thành phần của nó Tùy theo loạisản phẩm mà có thể xác định được 1 phần hoặc tất cả các yếu tố trên

Nghiên cứu nhu cầu qua chu kì sống của sản phẩm: Chu kì sống củasản phẩm là khoảng thời gian từ khi sản phẩm ra đời đến khi không còn trênthị trường Có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (giai đọan mở đầu): Sản phẩm ra đời và được tung ra thị

trường Giai đoạn này sản phẩm cần được quảng cáo nhiều, công ty phải thuthập thông tin, phân tích đối thủ cạnh tranh để giành thị phần trên thị trường

Giai đoạn 2 ( giai đoạn tăng trưởng ): Sản phẩm lúc này đã chiếm lĩnh

thị trường Lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn và có lợi nhuận Giai đoạn nàycần đạt mức hòa vốn

Giai đoạn 3 (giai đoạn chín muồi): Lượng sản phẩm tiêu thụ đạt đến

mức cực đại và bắt đầu có xu hướng giảm doanh nghiệp cần tìm chiến lượcmới cho quá trình tiêu thụ như tìm thị trường khác hoặc nghiên cứu sản phẩmmới

Giai đoạn 4 (giai đoạn suy thoái): Đây là giai đoạn sản phẩm có thể

không có lợi nhuận, sản phẩm bán chậm hoặc không tiêu thụ được, doanhnghiệp cần tìm mọi biện pháp để tiêu thụ hết hàng cũ và có chiến lược nghiêncứu tìm ra sản phẩm mới

- Nghiên cứu giá cả: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị sảnphẩm Giá được hình thành sau quá trình mặc cả giữa người bán và ngườimua Giá cả phản ánh sự cân bằng cung cầu tại 1 thời điểm nào đó

Trang 19

e Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Là quá trình nghiên cứu các đối thủ - các doanh nghiệp cùng lĩnh vựchoạt động, từ đó đề ra định hướng phù hợp với doanh nghiệp của mình Đểcạnh tranh được tốt, doanh nghiệp cần xác đụnh đối thủ cho chính xác, biếtđược chiến lược của đối thủ, xem họ dùng những chính sách nào trong hoạtđộng Marketing để cạnh tranh, từ đó có kế hoạch ứng phó kịp thời

f Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là một quá trình nghiên cứu, phân tích giới tiêudùng, chia người tiêu dùng ra các nhóm khác nhau dựa trên các tiêu chí nhưthu nhập, giai tầng xã hội tính cách hay địa vị của người tiêu dùng

Khúc thị trường là một nhóm người tiêu dùng có đòi hỏi (thị trườngtoàn bộ) sẽ được chia thành các nhóm nhỏ, những khách hàng trong cùng mộtđoạn sẽ có những đặc tính hay hành vi tiêu dùng

Phân khúc thị trường là bước đầu tiên trong các chiến lược định vị sảnphẩm hàng hóa Từ phân khúc thị trường sẽ xác định được các nhóm kháchhàng khác nhau, qua đó doanh nghiệp sẽ tìm cho mình một hoặc vài khúc thịtrường, từ đó doanh nghiệp sẽ tung sản phẩm của mình vào thị trường đãchọn Quá trình định vị sản phẩm trên thị trường được thông qua các bướctrong sơ đồ 2.2:

Sơ đồ 2.2: Các bước định vị sản phẩm trên thị trường.

Phân khúc thị

trường

Lựa chọn thịtrường mục tiêu

Xác định vị trí hànghóa trên thị trường

4 Lựa chọn thịtrường mục tiêu

5 Lựa chọn hànghóa và xác định vị tríhàng hóa trong khúcthị trường mục tiêu

6 Xác định hệ thốngMarketing - Mix chotừng khúc thị trường

g Lựa chọn thị trường mục tiêu

Trang 20

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm nhóm khách hàng có cùngnhu cầu mong muốn hoặc yêu cầu mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng,đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đạt được cácmục tiêu Marketing đã định và các xu hướng tăng trưởng.

Lựa chọn thị trường mục tiêu là một trong những nội dung quan trọngnhất của lý thuyết Marketing và là một khâu không thể thiếu được của tiếntrình hoạch định các chiến lược marketing Các chuyên gia Marketing đã chorằng, cốt lõi của Marketing hiện đại là phân đoạn thị trường, lựa chọn thịtrường mục tiêu và chiến lược định vị

Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu:

- Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàngvới những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau Sẽ không có mộtdoanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn củamọi khách hàng tiềm năng

- Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường Họ phảiđối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo khách

- Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạnh xét trên mộtphương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần chú ý đến:

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Mức độ đồng nhất của sản phẩm

Giai đoạn và chu kỳ sống của sản phẩm

Mức độ đồng nhất của thị trường

Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh

2.1.1.8 Một số lí luận về xuất khẩu

a Xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động đưa các sản phẩm hàng hóa và hàng hóa dịch

vụ từ một quốc gia nhất định ra ngoài quốc gia đó nhằm mục đích tìm kiếmlợi nhuận Xuất khẩu phản ánh quan hệ kinh tế thương mại, buôn bán giữa các

Trang 21

quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới Hình thức kinh doanh xuất khẩu

là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của một quốc gia Nó là

“Chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế cho quốc gia đó đồng thờitạo ra nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho quốc gia khi tham gia vào kinh tế quốc

tế Thực chất xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủthể có quốc tịch khác nhau

Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế cơbản của doanh nghiệp Hoạt động này thường vẫn được tiếp tục ngay cả khidoanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình

Kinh doanh xuất khẩu thường diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩutrực tiếp và xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho

các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài Việc các công ty bán hàngsang thị trường các quốc gia khác là hoạt động tham gia quốc tế của các công

ty đó Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các sản phẩmcủa mình ra thị trường nước ngoài Khách hàng của công ty không chỉ đơnthuần là người tiêu dùng mà những ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩmcủa công ty đều là khách hàng

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra

thị trường nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba) Cáctrung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: Đại lý, Công tyquản lý xuất nhập khẩu và Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Các trunggian mua bán này không chiếm hữu hàng hoá của công ty nhưng trợ giúpcông ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài

Gắn liền với khái niệm xuất khẩu là hàng hoá xuất khẩu Hàng hoá xuấtkhẩu là đối tượng của hoạt động xuất khẩu Đó là hàng hoá khác biệt so vớihàng hoá tiêu dùng trong nước ở điểm căn bản là: hàng hoá xuất khẩu phảiđáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu Chất lượng củahàng hoá phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật, môi trường

Trang 22

và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước nhập khẩu Ví dụ: Sản xuất hàng thuỷsản, rau quả vào khối EU hay Mỹ phải đạt các tiêu chuẩn trong hệ thốngHACCP Vấn đề nhãn mác hàng hoá gắn liền với uy tín doanh nghiệp và phảiđược các nước công nghiệp phát triển quan tâm Ví dụ: Hàng hoá của TrungQuốc phải mang thương hiệu Made in China, hàng hóa của Nhật Bản mangthương hiệu Made in Japan, trong khi đó Việt Nam chưa chú ý đúng mức đểphát triển hàng hoá mang thương hiệu Made in Việt Nam do đa số các doanhnghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn và vẫn quen với lốilàm ăn nhỏ.

b Thị trường xuất khẩu

Trên thị trường người bán phải tìm mọi cách để thoả mãn tối đa nhucầu của người mua Khi đó thị trường của một loại hàng hoá có thể được địnhnghĩa là tập hợp những khách hàng tiềm năng tức là những khách hàng đangmua và có thể sẽ mua hàng hoá đó Khi hoạt động kinh doanh vượt qua biêngiới của một quốc gia ta có khái niệm thị trường xuất khẩu Theo cách tiếpcận trên chúng ta có định nghĩa sau:

Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch

khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá trao đổi,chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toánchủ yếu bằng ngoại tệ mạnh

c Phân loại thị trường xuất khẩu.

- Căn cứ vào vị trí địa lý thị trường xuất khẩu được phân theo các nướcnhư thị trường Nhật Bản, thị trường Thái Lan và theo khu vực quốc tế như:thị trường Đông Nam Á, thị trường EU, thị trường Bắc Mỹ

- Căn cứ vào mức độ quan tâm ưu tiên trong chính sách phát triển thịtrường của nước xuất khẩu, thị trường xuất khẩu được phân thành thị trườngxuất khẩu chính (thị trường trọng điểm) và thị trường xuất khẩu phụ

- Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đượcphân loại thành thị trường phi hạn ngạch và thị trường có hạn ngạch

Trang 23

Thị trường phi hạn ngạch là thị trường không hạn chế số lượng hàng

hoá xuất khẩu sang thị trường đó

Thị trường có hạn ngạch là thị trường mà nước nhập khẩu có quy

định về số lượng hàng hoá xuất khẩu, yêu cầu quốc gia xuất khẩu chỉ đượcxuất sang nước mình một lượng hàng hoá nhất định

- Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ giữa các quốc gia, doanhnghiệp với bạn hàng, thị trường xuất khẩu được chia thành: thị trường xuấtkhẩu truyền thống và thị trường xuất khẩu mới

Thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường mà quốc gia, doanh

nghiệp đã từng có quan hệ trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài Thôngthường khi kinh doanh tại thị trường truyền thống, các quốc gia, doanh nghiệpxuất khẩu được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, về thủ tục xuất nhậpkhẩu từ phía đối tác và đổi lại các quốc gia, doanh nghiệp xuất khẩu cũnggiành cho bạn hàng ở thị trường truyền thống những ưu đãi về giá, tín dụng

Thị trường xuất khẩu mới là thị trường mà quốc gia, doanh nghiệp mới

thiết lập quan hệ buôn bán trên thị trường đó Kinh doanh trên thị trường mớithường mang tính chất thăm dò và bước đầu thiết lập quan hệ từ đó dần dầnđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tương lai

- Căn cứ vào mức độ yêu cầu của thị trường đối với hàng hoá xuất khẩu màthị trường xuất khẩu được chia thành thị trường dễ tính và thị trường khó tính

Thị trường dễ tính: Là thị trường dễ chấp nhận hàng hoá nhập khẩu

mà không đưa ra những đòi hỏi khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thựcphẩm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm Đây thường là thịtrường các nước đang phát triển như: Châu Phi, Châu Á

Thị trường khó tính: Là thị trường đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt

về hàng hoá nhập khẩu Hàng hoá muốn xâm nhập vào thị trường này phảiđáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định đối với từng hàng hoá nhập khẩu.Đây thường là thị trường các nước phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu, NhậtBản, Nga

Trang 24

- Căn cứ vào quy mô thị trường, thị trường xuất khẩu được phân thành:thị trường quy mô lớn, thị trường quy mô vừa và thị trường quy mô nhỏ.

Thị trường quy mô lớn: là thị trường có đông dân cư như Trung

Quốc, ấn Độ Các thị trường này thường phải nhập khẩu một khối lượng lớnhàng hoá từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước.Tuy nhiên, số lượng và giá trị hàng hoá nhập khẩu không chỉ phụ thuộc vàoquy mô thị trường xuất khẩu mà còn phụ thuộc và mức thu nhập bình quânhay thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm Do vậy có nhữngthị trường quy mô nhỏ nhưng vẫn có nhu cầu cao đối với nhiều loại hàng hoánhập khẩu từ nước khác

2.1.2 Một số lí luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm

2.1.2.1 Khái niệm sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm.

+) Khái niệm sản phẩm:

Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính lýhọc, hoá học, sinh học có thể quan sát được, dùng thoả mãn những nhu cầu

cụ thể của sản xuất hoặc đời sống

Theo quan điểm của Marketing: sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãnnhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và cóthể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm vàtiêu dùng Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơbản là yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất

Theo quan niệm này, sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái

“đang và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhucầu Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉ chú

ý đến khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất,khía cạnh hữu hình và cả các yếu tố vô hình của sản phẩm

(http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/San-Pham/

Khai_niem_san_pham_moi_va_phat_trien_san_pham_moi/)

Trang 25

+) Khái niệm tiêu thụ sản phẩm:

Là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa dịch

vụ, thông qua quá trình này sản phẩm được chuyển từ hình thái hiện vật sang hìnhthái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người sản xuất được hình thành

Tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên thị trường, cơ chế thị trường chi phốitoàn bộ quá trình sản xuất của người sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp tới quátrình tiêu thụ

+) Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Việc tiêu thụ sản phẩm được hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt quantâm bởi nó yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Tiêu thụ sản phẩm được coi là khâu trọng yếu trong chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp, nó được ưu tiên dành vị trí cao nhất trong chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp đòi hỏi phải diễn ra liên tục

và nhịp nhàng giữa các quá trình kinh doanh Các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được thực hiện bởi tốc độ quay vòng vốn và điều này phụ thuộcrất lớn vào hoạt động tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm

Thông qua tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải đảm bảo cácmục tiêu khác như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu về quy mô thị trường và mụctiêu an toàn hàng hóa

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm

Trang 26

mình để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của công ty ở thịtrường đó.

c Giá bán sản phẩm

Liên quan đến lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng Quyluật tất yếu của thị trường là sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt thì lượng sảnphẩm hàng hóa tiêu thụ sẽ tăng và từ đó tổng lợi nhuận sẽ cao Chính vì thếdoanh nghiệp cần chú ý cân đối giá bán để vừa đảm bảo lợi ích của công ty,vừa đảm bảo khối lượng tiêu thụ

d Thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và khi thu nhậptăng thì người tiêu dùng có xu hướng tăng chi tiêu về nhiều mặt như số lượng,chất lượng

Đối với mặt hàng rau quả thì nhu cầu và thị hiếu sẽ tăng khi thu nhậptăng, nhất là đối với mặt hàng rau quả sạch

e Thiết bị công nghệ

Công nghệ sản xuất, chế biến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giáthành sản phẩm Để có thể cạnh tranh với các đối thủ và thuận lợi cho việctiêu thụ thì công nghệ chế biến cần được thường xuyên đầu tư, cải tiến và hiệnđại hóa

g Chính sách của Chính phủ

Việc tiêu thụ sản phẩm nói chung cũng như sản phẩm rau quả của công

ty cổ phần TPXK Đồng Giao nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào các chínhsách của Chính phủ như: chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách tài chính tíndụng, chính sách thuế quan …

Ngoài ra, việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào một số yếu tố khácnhư điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quy mô dân số…

Trang 27

2.1.2.3 Marketing và vai trò của Marketing trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khối lượng sản phẩmtiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ trong quá trình hội nhập vào hệ thốngkinh tế quốc tế và khu vực thì các doanh nghiệp phải vận dụng Marketing vàohoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Có rất nhiều quan niệm về Marketing, tuy nhiên có thể chia làm 2 quanniệm đại diện cho quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại:

Marketing truyền thống (traditional marketing): Bao gồm các hoạt

động sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhàsản xuất

Marketing hiện đại (modern Marketing): là chức năng quản lý công ty

về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việcphát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về mộtsản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cáchtối ưu

Cũng có rất nhiều định nghĩa về Marketing:

• Hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là tiến hành các hoạt động kinh

doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từngười sản xuất đến người tiêu dung

Năm 2004, Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa lại marketing nhưsau: “Marketing là một chức năng của tổ chức và chuỗi các quy trình tạodựng, giao tiếp và tạo ra các giá trị cho khách hàng cũng như việc quản lý cácquan hệ khách hàng theo những phương thức tạo ra lợi ích cho tổ chức và cácbên có quyền lợi liên quan của tổ chức”

(http://www.lantabrand.com/cat1news3524.html)

• Viện Marketing của Anh: Marketing là quá trình tổ chức và quản lý

toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sứcmua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến

Trang 28

việc sản xuất ra và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằmđảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến

• Học viện quản lý Malaysia : Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận

dụng các nguồn lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thoả mãn và gợi lênnhững nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận

• Philip Kotler: Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hoá và

kiểm tra những khả năng câu khách của của 1 công ty cũng như các chínhsách và hoạt động với quan điểm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhómkhách hàng đã chọn

> Tóm lại: Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng

tới thoả mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đểđạt được mục tiêu lợi nhuận

(http://ftu-forum.net/forums/showthread.php?t=1602)

Marketing có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhucầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyếtđịnh kinh doanh

Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyểnthông tin khách hàng thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới và sau đóđịnh vị những sản phẩm này trên thị trường Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụmới là câu trả lời của các công ty trước sự thay đổi sở thích của khách hàng

và cũng là động lực của sự cạnh tranh, bởi vì nhu cầu của khách hàng thườngxuyên thay đổi, nên các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng sựthay đổi đó

Cũng nhờ có hoạt động Marketing mà các quyết định đề ra trong sảnxuất kinh doanh có cơ sở vững chắc hơn, công ty có điều kiện và thông tinđầy đủ để thoả mãn toàn diện mọi nhu cầu của khách hàng Cũng qua hoạt

Trang 29

động của Marketing mà hình ảnh và vị thế của công ty trên thị trường đượcmọi người biết đến và điều đó đã giúp cho các hoạt động tiêu thụ của công tyđược đẩy mạnh.

2.2 Tình hình thị trường xuất khẩu hàng nông sản (rau quả) của Việt Nam và các nước trong khu vực, thế giới

2.2.1 Trong nước

Với điều kiện khí hậu địa hình đa dạng, Việt Nam có điều kiện thuậnlợi để phát triển được nhiều loại rau quả nhiệt đới gió mùa có pha trộn ít nhiềutính chất ôn đới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng phát triển rau quảquy mô lớn và quanh năm ở các vùng sinh thái

Những năm gần đây xuất khẩu rau quả của nước ta có những bước tiếnđáng kể Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng Cụ thể kim ngạch xuất khẩurau quả của nước ta năm 2004 là 178,8 triệu USD, năm 2005 là 235,5 triệuUSD, 2006 tăng lên 259 triệu USD và năm 2007 là 305,64 triệu USD Theo

Bộ Thương mại dự báo, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả củanước ta đạt khoảng 600 – 700 triệu USD

Rau quả tươi xuất khẩu hiện nay nói chung còn ít, chỉ chiếm khoảng 10

- 15% kim ngạch xuất khẩu rau quả Những chủng loại rau quả tươi (hoặc ướplạnh) xuất khẩu gần đây chủ yếu là: cải bắp, đậu quả, hành tỏi, khoai tây,khoai sọ, một số rau gia vị, chuối, xoài, dứa, nhãn, vải, thanh long, dưa hấu…Hầu như tất cả các loại rau quả đều được xuất khẩu dưới dạng tươi thì đềuđược chế biến để xuất khẩu dưới nhiều dạng: muối, đóng hộp, sấy khô, nướcquả, nước cô đặc, quả nghiền, mứt quả… Các loại rau chế biến xuất khẩuchủ yếu của Việt Nam là dưa chuột muối, tương cà chua, tương ớt, nấm muối.Các loại quả chế biến xuất khẩu chủ yếu là dứa hộp, vải thiều đóng hộp, vảithiều sấy khô, nước cam ép, nước cà chua ép, một số loại ô mai, mứt…

Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và khu vựctrên thế giới trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng vàkhối lượng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,

Trang 30

Hồng Kông… nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu còn thấp và chưatương xứng với tiềm năng.

Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả tươi trong những năm vừa quakhông ổn định Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có đượcnguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự nhiên, hàng hóa

có chất lượng thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng được yêucầu vệ sinh an toàn thực phẩm…

Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rau, hoa quả ranước ngoài của rất nhiều doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin thị trường vàgiá cả Phương thức thanh toán không phù hợp với thông lệ quốc tế trong xuấtnhập khẩu loại hàng này và nhất là phương pháp tổ chức từ sản xuất đến tiêuthụ và xuất khẩu còn rất yếu kém Bởi vậy, hầu hết những đơn vị xuất khẩurau, hoa quả cũng mới chỉ chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch hoặc thu mua cungứng cho bạn hàng nước ngoài theo từng lô hàng

Giá thành rau quả xuất khẩu Việt Nam thường cao hơn so với các nướctrong khu vực Theo báo cáo ngành hàng rau quả của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, trong tháng 12/2001 khi sầu riêng Moong Thon hạt lép củaThái Lan giá 0,5 USD/kg thì sầu riêng trái vụ của ta giá đến 20.000 đồng/kgđắt gấp 3 lần mà chất lượng lại kém hơn Bên cạnh đó, giá thành xuất khẩucác sản phẩm rau quả chế biến cũng ở mức cao theo Đề án " Tăng nhanh côngnghiệp xuất khẩu" của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2004 thì đó là do giá thànhsản xuất các sản phẩm rau quả chế biến cao hơn các nước khác trong khu vực

từ 20-35% Ví dụ: tổng giá thành dứa hộp xuất khẩu là 580 USD/1 tấn trongkhi giá dứa trung bình trên thế giới là 480 USD/1 tấn, tổng giá thành cô đặcxuất khẩu của Việt Nam là 760 USD/ tấn trong khi đó giá cô đặc của TháiLan và các nước khác là 700 USD/ tấn Thêm vào đó, chi phí các dịch vụ choxuất khẩu nhất là chi phí vận tải của Việt Nam cũng cao hơn hẳn các nướctrong khu vực Giá cước vận chuyển tàu thủy của Việt Nam cao hơn các nướctrong khu vực như Thái Lan, giá cước vận chuyển container của Việt Nam

Trang 31

đến Yokohama năm 2003 là 1470 USD/tấn trong khi tới Thái Lan là 1304USD/tấn đã làm cho giá thành xuất khẩu tăng lên.

Công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, visinh vật có hại, bảo vệ chất lượng rau quả cũng như công nghệ bảo quản rauquả tươi chưa được ứng dụng rộng rãi Kho lạnh ít, nhưng phần lớn đặt khôngđúng chỗ, ít phát huy tác dụng Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã córất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân Việcthu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản không đúng cách làmcho rau quả bị hư hỏng nhiều (trên 20%) Một số công nghệ bảo quản rau quảtươi mới chỉ dừng ở mức độ áp dụng thử nghiệm nên Việt Nam mới xuấtkhẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước châu Ágần Việt Nam và một số rất ít trái cây bằng máy bay sang một số nước châu

Âu Do những hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với rau quảtươi nên giá rau quả trái vụ thường cao hơn rất nhiều lần so với chính vụ

Trong nhóm hàng nông sản, rau quả đã được xếp vào trong số 5 mặthàng xuất khẩu chủ lực đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệuUSD bao gồm: Gạo, cà phê, chè, cao su, rau quả Tỷ trọng giá trị xuất khẩurau quả ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng trên.Đặc biệt năm 2006, xuất khẩu rau quả lên tới 380 triệu USD, chiếm 18,6%trong tổng giá trị xuất khẩu 5 mặt hàng nông sản chủ lực và chiếm 11,6 %trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Dù vậy đây vẫn là mức thấp so vớicác nước khác trong khu vực như Thái Lan 23,9%, Trung Quốc 22,8%,Philipin 39,6%

Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2006 và 2007

Trang 32

Thị trường Kim ngạch XK 2006 Kim ngạch XK 2007 2007/2006

Trang 34

Nhờ tiềm lực sản xuất mạnh nên trong những năm qua, Thái Lan,Philipin là những nước xuất khẩu rau quả rất mạnh trong khu vực Theo báocáo của FAO, năm 2004 lượng xuất khẩu chuối của Philipin trên 3 triệu tấnchuối, đạt kim ngạch gần 450 triệu USD, cao gấp khoảng 30 lần so với ViệtNam Năm 2004, lượng xuất khẩu chuối của Trung Quốc và Malaysia cũng đạtkhá cao so với Việt Nam tương ứng 49 ngàn tấn và 35 ngàn tấn Trong cácnước trong khu vực thì Philipin là nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rauquả lớn nhất Bên cạnh xuất khẩu một lượng lớn chuối hàng năm, Philipin còn

là nước xuất khẩu dứa nhiều nhất trong khu vực Năm 2005, Philipin xuấtkhẩu trên 2,6 triệu tấn dứa tươi, đạt kim ngạch trên 50 triệu USD NgoàiPhilipin thì Thái lan và Malaysia cũng là những nước xuất khẩu dứa nhiềutrong khu vực Năm 2005, lượng xuất khẩu dứa của Malaysia đạt trên 34 ngàntấn và cũng cao hơn rất nhiều so với của Việt Nam Tuy nhiên sản phẩm dứaxuất khẩu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn lại là dứa đóng hộp Lượng dứa đónghộp xuất khẩu của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với dứa tươi, đạt 10,5 ngàntấn năm 2005, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lượng xuất khẩu dứahộp của một số nước như Thái Lan (418 ngàn tấn), Philipin (254 ngàn tấn)

2.2.3 Nhu cầu nhập khẩu rau quả của một số quốc gia trên thế giới

a Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những nước sản xuất rau quả lớn trên thế giới.Năm 2003 sản lượng rau quả của Hoa Kỳ ước đạt 54,97 triệu tấn, với tổngdoanh thu khoảng 23 tỷ USD Trong số đó, thu hoạch và doanh thu của: tráicây có múi là 15,2 triệu tấn và 2,3 tỷ USD, trái cây không múi là 16,6 triệutấn và 8,49 tỷ USD, các loại hạt là 1,42 triệu tấn và 2,45 tỷ USD, rau xanh là20,97 triệu tấn và 9,76 tỷ USD

Mặc dù là một nước sản xuất rau quả lớn trên thế giới, nhưng hàng nămHoa Kỳ vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn rau quả, với tổng trị giá là 11,4 tỷUSD, trong đó 3,6 tỷ USD rau xanh, 4,6 tỷ USD trái cây và hạt, và còn lại là3,2 tỷ USD rau quả chế biến Nguồn cung cấp rau quả chủ yếu cho Hoa Kỳ là

Trang 35

các nước láng giềng (Mexico và Canada chiếm gần 50% kim ngạch nhậpkhẩu rau quả của Hoa Kỳ) và các nước Nam Mỹ Ngoài ra Hoa Kỳ cũng nhậpkhẩu từ một số nước Châu Á và Châu Âu Những mặt hàng nhập khẩu chínhcủa Hoa Kỳ là chuối, cà chua, hạt điều, nho, và khoai tây.

b Nga

Thị trường thực phẩm và đồ uống sơ chế ở Nga là một trong những thịtrường đang được phát triển mạnh Nhu cầu thực phẩm đóng hộp đang tănglên do một vài yếu tố như mùa màng, sự biến động giá theo mùa và truyềnthống của Nga trong việc bảo quản thực phẩm Hiện nay, 80% người Ngamua những sản phẩm đóng hộp như rau, đậu, hoa quả, salat, đồ ăn nhanh và

đồ uống đóng hộp

Tiềm năng tăng trưởng của rau, hoa quả và đồ uống đóng hộp ở Ngakhá cao Tỷ lệ tăng hàng năm từ 25-30% trong giai đoạn từ năm 2005 đến

2008 đối với rau, hoa quả đóng hộp và từ 10-20% trong giai đoạn từ năm

2005 đến năm 2006 đối với đồ uống đóng hộp

Thị trường rau và hoa quả đóng hộp trong nước chủ yếu do các công tynước ngoài chiếm lĩnh - khoảng 90% thị phần; 10% còn lại thuộc về các nhàsản xuất của Nga Thị trường đồ uống đóng hộp hoàn toàn do các nhà sảnxuất của Nga chiếm lĩnh với 95% các loại đồ uống và nước ép được sản xuấttrong nước

Hungary, Pháp và Trung Quốc là các nước xuất khẩu chủ yếu rau vàhoa quả đóng hộp sang Nga Đối với đồ uống đóng hộp, xuất khẩu chủ yếu làTây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và Hoa Kỳ

c Triển vọng thị trường rau quả thế giới đến năm 2010

Thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợihơn cho quốc gia so với nông sản chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị giatăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu Tuy nhiên, về phương diện này, thịtrường rau qủa khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác

Trang 36

Rau: Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động

của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhậpdân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặcbiệt là các loại rau ăn lá Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độtăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ

Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm Các nướcphát triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủyếu Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nướcNam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi trái vụ

Quả nhiệt đới: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong

giai đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8% Nhập khẩu toàn cầu sẽ đạt 4,3triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầunhập khẩu của các nước phát triển Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70%tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu EU vẫn là khu vực nhập khẩu quảnhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan làthị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản,Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn

Quả có múi: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm

đã gây sức ép lên giá cả các loại quả có múi tươi cũng như chế biến, làm giảmcác diện tích trồng mới trong thời gian qua Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn

sẽ ở mức thấp trong thời gian tới

Trang 37

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN

CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

3.1.1.1 Phương pháp chọn điểm

Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao là công ty trực thuộc tổng công tyrau quả Việt Nam và là công ty có bề dầy lịch sử phát triển Công ty có mộtmạng lưới tiêu thụ sản phẩm và thị trường rộng lớn khắp trong nước cũng nhưngoài nước, tuy nhiên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được xuất phát

từ trụ sở chính của công ty Để kết quả nghiên cứu được chính xác, tôi đãquyết định chọn địa điểm nghiên cứu tại trụ sở chính của công ty và cửa hànggiới thiệu sản phẩm ở cổng công ty

3.1.1.2 Phương pháp chọn mẫu

Để đánh giá chính xác về tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường,tôi chọn những thành viên của công ty có liên qua trực tiếp đến vấn đề thịtrường như các nhân viên trong phòng kinh doanh, giám đốc công ty …

3.1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

- Số liệu thứ cấp:

+ Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp trên các trang Web, cáctạp chí, các sách báo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và một sốbáo cáo trên tư liệu khoa Kinh tế và phát triển Nông thôn, …

+ Các số liệu thứ cấp về Nhà máy như giá cả, doanh thu, lãi lỗ được thuthập tại phòng kế toán, kinh doanh và các bộ phận có liên quan trong công ty

- Số liệu sơ cấp: Để tiến hành phân tích chiến lược của công ty, chúngtôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổivới lãnh đạo công ty, các nhân viên phòng kinh doanh và một số cán bộ, nhânviên các bộ phận có liên quan của công ty

Trang 38

+ Phỏng vấn lãnh đạo công ty để biết được những thông tin số liệu cầnthiết ở công ty và thị trường và phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

+ Phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ nhân viên phòng kinh doanh vàcác bộ phận có liên quan trong công ty để biết các đối thủ cạnh tranh, các đại

lý, các hoạt động hỗ trợ bán hàng như: tổ chức khảo nghiệm, các hội thảo vàcác thông tin số liệu chưa có sẵn phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của mình

3.1.2.3 Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp này là phương pháp phổ thông truyền thống được sử dụng

để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Phương pháp thống kê kinh tế làphương pháp tổ chức điều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, đảmbảo các yêu cầu chính xác và kịp thời, rồi từ đó tổng hợp và hệ thống hóa tàiliệu chủ yếu bằng phân tổ thống kê, thu thập tài liệu và chỉnh lý được trên cơ

sở đó phân tích, đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động củahiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượngsau đó rút ra bản chất và quy luật của hiện tượng, dự báo hướng phát triển rồi

đi đến tổng hợp lý thuyết để tổ chức đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học

3.1.2.4.Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Qua số liệu thu thập được, ta tổng hợp trên cơ sở phân tổ thống kê về

độ tuổi, thu nhập, giới tính, thị trường trong nước và trên thế giới

Từ các chỉ tiêu tổng hợp ghi số tương đối, số bình quân, phân tích diễn biếntheo thời gian, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng như đối tượng tiêudùng và thị trường

3.1.2.5 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong phân tích là đối chiếu các chỉtiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, mộttính chất tương tự để xác định mức và xu hướng biến động của hiện tượng,vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, hiệu quảhay kém hiệu quả để tìm giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụthể

Trang 39

3.2 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũngphải dựa vào hai nguồn lực chính là:

+) Nội lực: là các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, bao gồm 4nguồn lực chính là đất đai, lao động, trang thiết bị máy móc và vốn Các nộilực này quyết định mục tiêu, phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực này thể hiện quy mô, sốlượng và cơ cấu của các nguồn lực đó của doanh nghiệp

+) Ngoại lực: Còn gọi là nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp mà doanhnghiệp sử dụng tiến hành sản xuất kinh doanh Đó là các chủ chương, chínhsách của Đảng và chính phủ, tình hình biến động giá cả trong và ngoàinước…

3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả của nó.

1

.

Go: Giá trị sản xuất

Qi: Số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra trong năm

Pi : Đơn giá sản phẩm loại i

+) Doanh thu: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị của lượng hàng hóa mà công tytiêu thụ được trong một năm

1

TR : Doanh thu

Qi : Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong năm

Pi : Đơn giá sản phẩm loại i tiêu thụ

+) Chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 40

Tổng chi phí

TC = FC + VC TC: Tổng chi phí FC: Chi phí cố định VC: Chi phí biến đổiChi phí trung gian

1

IC: Chi phí trung gian

Cj : Số lượng vật tư loại j

Pj : Đơn giá vật tư loại j

+) Lợi nhuận

TPr = TR - TC TPr: Lợi nhuận+) Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh số bán hàng

Tỷ suất lợi nhuận

=

Lợi nhuận thuần

* 100Doanh thu bán hàng

+) T su t sinh l i c a v nỷ suất sinh lời của vốn ất sinh lời của vốn ờng ủa vốn ố ảnh hưởng tới thị trường

Tỷ suất sinh lời của vốn

=

Lợi nhuận thuần

* 100Nguồn vốn kinh doanh

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp ; Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nôngnghiệp, nông thôn và doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2007
2. Thị trường xuất nhập khẩu rau quả. Nhà xuất bản thống kê 2005 PGS. TS Nguyễn Văn Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường xuất nhập khẩu rau quả
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê 2005 PGS. TS Nguyễn Văn Nam
3. Giáo trình kinh tế học vi môTrường ĐH Nông Nghiệp I – Nhà xuất bản Nông nghiệp 4. Giáo trình Marketing nông nghiệpTrường ĐH Nông Nghiệp I – Nhà xuất bản Nông nghiệp 5. Kỷ yếu 50 năm công ty TPXK Đồng Giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học vi mô"Trường ĐH Nông Nghiệp I – Nhà xuất bản Nông nghiệp4. "Giáo trình Marketing nông nghiệp"Trường ĐH Nông Nghiệp I – Nhà xuất bản Nông nghiệp5
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp4. "Giáo trình Marketing nông nghiệp"Trường ĐH Nông Nghiệp I – Nhà xuất bản Nông nghiệp5". Kỷ yếu 50 năm công ty TPXK Đồng Giao
6. “Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – Đinh Cao Khuê Luận : văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công tycổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế”
7. “Nghiên cứu thị trường tiêu thụ bia của công ty công nghiệp thực phẩm Hà Nội” - Nguyễn Tuyển Hùng : Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa KT& PTNT trường Đại học Nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu thị trường tiêu thụ bia của công ty công nghiệp thựcphẩm Hà Nội”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường. - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Sơ đồ 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường (Trang 13)
Sơ đồ 2.2: Các bước định vị sản phẩm trên thị trường. - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Sơ đồ 2.2 Các bước định vị sản phẩm trên thị trường (Trang 16)
Đồ thị 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm (ĐVT: 1000 USD) - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
th ị 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm (ĐVT: 1000 USD) (Trang 30)
Bảng 1: tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2005 – 2007) - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 1 tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2005 – 2007) (Trang 40)
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm (2005-2007) - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm (2005-2007) (Trang 43)
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý của công ty - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý của công ty (Trang 46)
Bảng 4.1: Danh mục các loại sản phẩm của công ty đã chế biến - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.1 Danh mục các loại sản phẩm của công ty đã chế biến (Trang 50)
Bảng 4.3: Một số đaị lý nhận và bán hàng của công ty  trên thị trường trong nước - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.3 Một số đaị lý nhận và bán hàng của công ty trên thị trường trong nước (Trang 58)
Bảng 4.4 : Giá thành chế biến sản phẩm ngô ngọt năm 2007 - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.4 Giá thành chế biến sản phẩm ngô ngọt năm 2007 (Trang 59)
Bảng 4.6: Giá bán buôn một số sản phẩm chủ yếu của công ty qua 3 năm - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.6 Giá bán buôn một số sản phẩm chủ yếu của công ty qua 3 năm (Trang 61)
Bảng 4.7: Giá bán lẻ một số sản phẩm chủ yếu của công ty trên thị trường trong nước năm 2007. - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.7 Giá bán lẻ một số sản phẩm chủ yếu của công ty trên thị trường trong nước năm 2007 (Trang 62)
Bảng 4.8 : Giá trị sản phẩm của công ty ở các thị trường nội địa qua 3 năm - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.8 Giá trị sản phẩm của công ty ở các thị trường nội địa qua 3 năm (Trang 65)
Bảng 4.9: Tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa  của công ty - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.9 Tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của công ty (Trang 66)
Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của công ty ra các thị trường quốc tế qua 3 năm( 2005 – 2007) - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.11 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của công ty ra các thị trường quốc tế qua 3 năm( 2005 – 2007) (Trang 67)
Đồ thị 4.5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty ra  thị trường quốc tế năm 2007 - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
th ị 4.5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty ra thị trường quốc tế năm 2007 (Trang 68)
Bảng 4.12: Khối lượng và giá trị các sản phẩm chính của công ty tiêu thụ trên thị trường trong nước - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.12 Khối lượng và giá trị các sản phẩm chính của công ty tiêu thụ trên thị trường trong nước (Trang 73)
Bảng 4.13: Khối lượng các sản phẩm chính của công ty tiêu thụ ở các thị trường chính trong nước qua 3 năm ( 2005 – 2007). - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.13 Khối lượng các sản phẩm chính của công ty tiêu thụ ở các thị trường chính trong nước qua 3 năm ( 2005 – 2007) (Trang 76)
Bảng 4.14: Khối lượng và giá trị của một số sản phẩm chủ yếu của công ty tiêu thụ trên thị trường quốc tế Mặt hàng xuất - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.14 Khối lượng và giá trị của một số sản phẩm chủ yếu của công ty tiêu thụ trên thị trường quốc tế Mặt hàng xuất (Trang 78)
Bảng 4.16: Chỉ số lạm phát và CPI của Việt Nam năm 2006 và 2007 - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.16 Chỉ số lạm phát và CPI của Việt Nam năm 2006 và 2007 (Trang 87)
Bảng 4.16: Các cơ sở chế biến rau quả lớn trong cả nước (Nguồn: Phòng kinh doanh) Số - nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chế biến của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao – tx.tam điệp – tỉnh ninh bình
Bảng 4.16 Các cơ sở chế biến rau quả lớn trong cả nước (Nguồn: Phòng kinh doanh) Số (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w