1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang

71 918 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 633,5 KB

Nội dung

thực tế mà sau này sẽ tiếp xúc, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sángtạo của bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc.Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí

Trang 1

FAO : Tổ chức nông lương thế giới

UBND : Ủy ban nhân dân

CV (%) : Hệ số biến động (Coefficient of varation)

LSD : Sai số nhỏ nhất (Least Significant Defference Test) LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95 %

TB : Trung bình

BVTV : Bảo vệ thực vật

Trang 2

thực tế mà sau này sẽ tiếp xúc, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sángtạo của bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc.

Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Bangiám hiệu trường Nông Lâm Thái Nguyên và khoa Nông Học tôi tiến hành đề

tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang”.

Trong thời gian để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thântôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cơ quan nơi thựctập và bạn bè

Tôi xin trân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Yên Lâm và đặc biệt là

sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡtôi hoàn thành đề tài trong thời gian thực tập tại địa phương

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫnPGS.TS Đào Thanh Vân, thầy giáo Hà Duy Trường và các thầy cô giáo trongkhoa Nông Học đã tạo điều kiện và dành nhiều thời gian chỉ dẫn tận tìnhtrong quá trình tôi thực hiện đề tài

Vì thời gian có hạn và bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễnnên đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót, vậy tôi kính mong được sự góp ýcủa các thầy cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012

Sinh viên

Vương Thúy Hường

Trang 3

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.2 Nguồn gốc 5

2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới và Việt Nam 6

2.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới 6

2.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cam, quýt trong nước 9

2.3.3 Các vùng trồng cam trong nước 10

2.3.3.1 Vùng đồng bằng Sông Cửu Long 10

2.3.3.2 Vùng khu IV cũ 11

2.3.3.3 Vùng miền núi phía Bắc 12

2.4 Một số giống cam quýt được trồng ở Việt Nam 14

2.4.1 Một số giống cam 14

2.4.2 Một số giống quýt 16

2.5 Một số giống cam quýt được trồng ở Tuyên Quang 17

2.6 Đặc điểm thực vật học của cam quýt 17

2.6.1 Bộ rễ 17

2.6.2 Thân, cành, lá 18

2.6.3 Hoa quả, hạt 20

2.6.4 Lộc 21

2.6.5 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cam, quýt 22

2.6.5.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản 22

2.6.5.2 Thời kỳ đầu kinh doanh 22

2.6.5.3 Thời kỳ khai thác 22

2.6.5.4 Thời kỳ già cỗi 22

Trang 4

2.7 Yêu cầu ngoại cảnh của cam quýt 23

2.7.1 Nhiệt độ 23

2.7.2 Ánh sáng 24

2.7.3 Nước 24

2.7.4 Gió 25

2.7.5 Đất và dinh dưỡng 25

2.8 Kỹ thuật trồng trọt 27

2.9 Quy trình kỹ thuật thâm canh cam sành Hàm Yên 31

Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33

3.2 Địa điểm, thời gian và dụng cụ nghiên cứu 33

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 33

3.3.1 Nội dung nghiên cứu 33

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

3.3.2.1 Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam, quýt tại Hàm Yên - Tuyên Quang 33

3.3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cam sành Hàm Yên giai đoạn kinh doanh 33

3.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34

3.3.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển 34

3.3.3.2 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng 35

3.3.3.3 Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại 35

3.4 Điều kiện tiến hành thí nghiệm 37

3.4.1 Quy trình thâm canh 37

3.4.2 Canh tác truyền thống 38

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 38

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

4.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cam tại huyện Hàm Yên 39

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

4.1.2 Tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên 40

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam sành tại Hàm Yên - Tuyên Quang 44

Trang 5

4.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây 44

4.2.1.1 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam tại Hàm Yên 44

4.2.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên 45

4.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến tình hình sinh trưởng của cam sành Hàm Yên 47

4.2.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành Hàm Yên 47

4.2.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính tán cam sành Hàm Yên 48

4.2.2.3 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên 49

4.2.2.4 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên 50

4.2.3 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến tình hình sâu, bệnh hại cam 52

4.2.3.1 Sâu hại 53

4.2.3.2 Bệnh hại 53

4.2.4 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến các yếu tố cấu thành năng suất 54

4.2.5 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến một số chỉ tiêu về quả của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang 56

4.2.6 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến các yếu tố cấu thành chất lượng 57

4.3 Hạch toán hiệu quả kinh tế 57

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Đề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 6

Bảng 2.2: Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2010 7

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng trên thế giới năm 2010 8

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010 9

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2006 - 2010 10

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang 42

Bảng 4.2: Tình hình sản xuất cam sành từ năm 2005 đến năm 2010 43

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam sành Hàm Yên 44

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên 46

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành Hàm Yên 47

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính tán cam sành Hàm Yên 48

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên 49

Bảng 4.8: Thời gian xuất hiện lộc của cam sành 50

Bảng 4.9: Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc 51

Bảng 4.10: Tổng hợp về mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam 54

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang 55

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến một số chỉ tiêu về quả của cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang 56

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến yếu tố chất lượng của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang 57

Bảng 4.14: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế từ biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cam sành Hàm Yên 57

Trang 7

Vùng Trung du - miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu

và nguồn gen phong phú cho phép phát triển tốt về cây ăn quả Trong tập

đoàn giống cam quýt ở vùng này, cam sành (Citrus nobilis Lour) là một giống lai giữa cam và quýt (C.reticulat x C.sinensis of Swingle) hiện nay đang có

diện tích trồng lớn nhất so với các giống khác Sản phẩm cam sành được coi

là đặc sản của một số địa phương mang tính hàng hóa cao Cây cam sành

(Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và ưa khí hậu

ẩm, sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 23oC - 29oC, nhưngcũng có thể chịu rét và sinh trưởng ở nhiệt độ 12oC Vùng có thể trồng đượccây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam

Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây

có múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời

và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam Trong đó có một số nơi nổi tiếng vớicây cam như: Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (HàGiang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long.Cây cho quả sớm và có sản lượng cao, năm thứ ba sau trồng cây đã bắt đầucho quả, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéodài, nếu chăm sóc tốt có thể trên 50 năm

Cây cam sành là một trong những loại cây ăn quả được nhiều ngườitiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi nó có hương vị

Trang 8

thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là Vitamin C Vì vậy cam có ýnghĩa trong việc bồi bổ sức khỏe con người, bảo quản được lâu trong quátrình sử dụng Nó còn có giá trị trong y học phương Đông, tham gia vào nhiều

vị thuốc cổ truyền

Đất đai tỉnh Tuyên Quang rất thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi

Từ lâu huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang được biết đến bởi một sản phẩmnổi tiếng là “cam sành Hàm Yên” Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọngtrong phát triển kinh tế của huyện, giúp xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhậpcho người dân

Tại huyện Hàm Yên nói riêng và các vùng trồng cam nói chung hiệnnay, người dân chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống là không bónphân hoặc bón phân rất ít, sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật Người dânchưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, việc áp dụng khoa học kỹ thuậtvào sản xuất chưa được quan tâm, chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nênvườn cam tàn cỗi nhanh, tình hình sâu bệnh hại nghiêm trọng diễn ra phổ biếntrên diện rộng làm giảm năng suất, chất lượng quả, giống cây trồng chủ yếuđược tạo bằng phương pháp chiết cây, tuổi thọ của cây và vườn ngắn, giống

bị thoái hóa và đang có nguy cơ bị mất nguồn gen quý Chưa tạo ra được sảnphẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, diện tích đất trồng cam có xu hướngngày càng giảm

Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển

và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang”.

Trang 9

- Theo dõi và mô tả đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, pháttriển của cam sành Hàm Yên.

- Theo dõi và đánh giá năng suất và chất lượng của quả cam sành Hàm Yên

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hoá những kiến thức đã học trongnhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi những kiến thức, kinhnghiệm thực tế

+ Là cơ hội tiếp cận thực tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề

+ Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học+ Giúp sinh viên biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bàymột báo cáo khoa học

+ Là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong việctrồng và chăm sóc cây có múi

+ Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giốngcam, quýt phù hợp cho từng vùng

+ Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sảnxuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

+ Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận và hiểu rõ hơn về điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cam của vùng từ đó áp dụng biệnpháp kỹ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc cây cam, quýt nói riêng vàcây ăn quả nói chung, góp phần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâubệnh nâng cao thu nhập cho người làm vườn

+ Qua đó áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới trong trồng và chăm sóccam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh hại cam,tăng thu nhập cho người dân

Trang 10

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SƠ KHOA HỌC

Mỗi vùng miền đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởngđến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chấtcủa cam

Cây cam, quýt là cây ăn quả lâu năm, chịu ảnh hưởng rất rõ của cácđiều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc Cácảnh hưởng đó sẽ được phản ảnh ra trên bản thân của cây bằng những biểuhiện của sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả.Những đặc trưng, đặc tính biểu hiện trong một đời của cây hay một năm đều

là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống và điều kiện ngoạicảnh Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng, trong chu kỳ sống mộtnăm cam, quýt thường ra bốn đợt lộc: Xuân, Hè, Thu, Đông Các đợt lộc có

sự liên quan khá chặt chẽ với nhau, quá trình ra lộc năm trước là tiền đề cho

sự ra hoa kết quả năm sau Hiểu biết rõ về các quy luật trên có các biện pháp

kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toànhiện tượng ra quả cách năm, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận trên mặt đất

và dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất và chấtlượng [7]

Ở cam quýt nói chung vào độ tuổi cây cho thu hoạch có thể cho mộtkhối lượng sản phẩm lớn từ 15-20 tấn/ha Vì vậy cây lấy đi từ trong đất mộtlượng dinh dưỡng tương đối lớn để nuôi thân, rễ, lá và kiến tạo các sản phẩmquả Đó là lý do mà chúng ta phải thâm canh, có một chế độ chăm sóc hợp lýcho cây cam Bón phân cung cấp dinh dưỡng vào đất hoặc bón phân qua lá sẽquyết định nhiều đến năng suất chất lượng cam Nhưng thâm canh càng caocàng khiến cho diễn biến sâu bệnh càng phức tạp Các chế độ chăm sóc như:làm đất, bón phân, tưới nước,… và mọi hoạt động sản xuất khác của conngười khi có những tác động lên cây trồng, lên các thành phần của hệ sinhthái đồng ruộng, vườn cây đều có ảnh hưởng đến phát sinh, diễn biến, mật độ,phân bố các loại sâu bệnh hại cây [4]

Trang 11

Tại huyện Hàm Yên - Tuyên Quang việc áp dụng khoa học kỹ thuật đểphát triển vùng cam chưa được rộng rãi nên năng suất chưa cao, mẫu mãkhông đẹp, chất lượng thấp Để giải quyết được vấn đề trên, việc nghiên cứuảnh hưởng của các biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển

và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên là cần thiết

2.2 NGUỒN GỐC

Cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quýtđến thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranhtrước đây Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các thuyềnbuôn, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn ngườiTây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Pinhos Spiegel - Roy El al, 1998)[13]

Trước đây có vài báo cáo cho rằng loài chanh yên (Citrus medica L), phật thủ (Citrus medica Var) có thể có nguồn gốc ở địa phương Trung Hải hoặc Bắc Phi Nhưng hiện nay đã chứng minh được sáng tỏ Citris medica có

nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc nhưng là loài cây ăn quả ở Bắc Phi rấtsớm (đầu công nguyên), những tài liệu cổ xưa ghi chép loại cây ăn quả này có

ở Bắc Phi đến mức nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây (ĐỗĐình Ca,1995) [14] [15]

Cam ngọt (Citrus sisnensis Osbeck) được xác định có nguồn gốc ở

miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonexia Sau đó cũng giốngnhư các loài Citrus medica được mang đến trồng ở châu Âu và Địa TrungHải, châu Phi vào thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 (Davies, F.S, 1986) [14] Giống cam

nổi tiếng thế giới “Washington NaVel ”, ở Việt Nam vẫn gọi là cam Navel

được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt, giống này đượcphát hiện ở Bhia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1928, ở Florida (Mỹ) năm

1835, ở California năm 1970 và nó trở nên rất nổi tiếng ở Washington D.C Sau

đó giống Washington NaVel được thu nhập và trồng khắp các vùng trồng camquýt trên thế giới (Nagai, K,O Tanigawa, 1928) [16]

Các giống chanh núm (Citrus lemon Osbeck) được xác định có nguồn

gốc tại miền Nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được đem trồng ởchâu Phi và châu Âu Với những kỹ thuật di truyền hiện đại đã chứng minh

Trang 12

cho thấy chanh múi là dạng con lai tự nhiên giữa chanh Yên (Citrus medica L)

và chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia Swingle) Tóm lại cam, quýt có nguồn

gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quýt đến thế giới gắn liền vớilịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây Cam, quýtđược di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các thuyền buôn

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CAM QUÝT TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM

2.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới

Mặc dù nguồn gốc cam quýt xuất phát từ vùng Đông Nam Á nhưnghiện nay cam, quýt được trồng ở nhiều vùng trên thế giới với tổng số hơn

100 quốc gia Quá trình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt được ghi nhận pháttriển từ giữa thập niên 1980 đến nay gồm nhiều chủng loại quả cam, chanh,quýt, bưởi có lượng gia tăng rất nhanh, sự phát triển cam, quýt bao gồm sốlượng tiêu thụ quả tươi, trên đầu người hàng năm trên thế giới tăng, ngay cảchế biến đóng hộp cũng gia tăng đồng bộ với hình thức vận chuyển và bao bìcho sản phẩm, chất lượng đã được cải thiện rất nhiều và chi phí cho đầu tưgiảm đáng kể

Theo thống kê của FAO năm 2011 tình hình xuất nhập khẩu cam, quýttrên thế giới như sau: Nhập khẩu 37,13 nghìn tấn có giá trị 31.272,38 nghìnUSD, xuất khẩu 63,71 nghìn tấn có giá trị 38.112,3 nghìn USD Như vậy sảnphẩm cam, quýt có giá trị thương mại rất lớn trong nền kinh tế thế giới

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam, quýt trên thế giới

2005 - 2010

(ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 13

Từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích trồng cam trên thế giới tăng từ

7920811 ha lên 8645339 ha Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng cam cũngtăng liên tục theo các năm

Bảng 2.2: Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục

năm 2010

(Đơn vị: 1000 tấn)

Châu Phi 6.749,76 1.678,423 883,310 6.957,837Châu Mỹ 34.898,652 3.192,911 5.680,628 621,068Châu Á 20.868,872 14.142,136 6.452,399 2.158,906Châu Âu 6.495,029 2.199,197 1.192,649 4.101,084

Tổng cộng 62.673,401 21.311,892 14.244,782 13.903,794

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [10]

Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng cam quýt trên thế giới rất caonhưng lại không đồng đều giữa các châu lục, sản lượng cam chiếm tỷ lệ caonhất là Châu Mỹ (34.898.652 tấn), chanh, quýt, bưởi đều có sản lượng thấphơn hẳn so với cam (bưởi chỉ có 621.068 tấn) Sản lượng cam thấp nhất làchâu Úc (chỉ có 404.023 tấn), không chỉ dẫn đầu về sản lượng cam mà châu

Mỹ còn có sản lượng chanh (hơn 5.680 nghìn tấn) cao hơn so với các châulục còn lại Châu Á đứng thứ 2 về quýt với 14.142,136 nghìn tấn và đứngđầu về sản lượng chanh với 6.452,399 nghìn tấn Thấp nhất về sản lượngcam là châu Úc

Đến năm 2012 theo dự đoán sẽ có hai hướng phát triển về nhu cầu cam,quýt, đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu cam sẽ chậm lại Brazil hiện nay đang

phải đối phó với hai vấn đề trong sản xuất là bệnh loét (cakel) và hiện tượng biến vàng trên cam, quýt (Citrut varriegatet chlorosis), ngoài ra thu nhập người

trồng cam thấp do giá thành không cao nên diện tích trồng mới sẽ không tăng.Hai là xu hướng sử dụng quả cam tươi đối với các quốc gia phát triển sẽ giảm

và công nghiệp chế biến cam sẽ tiếp tục phát triển ở những quốc gia đang pháttriển mặc dù thị trường chính vẫn là các nước Bắc Mỹ và châu Âu

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng trên thế giới

Trang 14

năm 2010

Chỉ tiêu Năm Các châu lục trên thế giới Thế giới

Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc

(tạ/ha)

2008 93,831 195,738 115,360 189,473 178,271 14,0190

2009 100,344 191,149 121,171 179,489 174,015 14,1434

2010 97,895 188,555 125,323 190,171 177,181 14,3067 Sản lượng

(tấn)

2008 13.382.713 48.886.060 47.867.858 11.208.731 591.432 121.936.794

2009 14.667.596 46.684.422 50.516.128 10.446.201 518.947 122.833.294

2010 14.190.274 46.974.350 51.980.151 9.987.354 562.344 123.694.474

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [10]

Năm 2010 diện tích cam, quýt của toàn thế giới là 8.645.339 ha và sảnlượng đạt cao hơn 123.694.474 tấn vì vậy năng suất trung bình là 14,3067tạ/ha So sánh về diện tích của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích lớn nhấtsau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châuĐại Dương 22,165 nghìn ha

- Vùng châu Mỹ: Các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,Costarica, Braxin, Achentina tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thànhmuộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhucầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đâyphát triển rất mạnh Về năng suất cam năm 2008 đạt 93,831 tạ/ha, đến năm

2010 năng suất trung bình đạt 97,895tạ/ha

- Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc,

Ấn Độ, Inđônêia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất,năm 2010 là 4.147.708 ha chiếm Tuy nhiên năng suất thấp hơn vùng châu

Mỹ Vùng sản xuất cam, quýt châu Phi có năng suất trung bình đạt thấp nhất.Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam, quýt, hầu hết các nướcchâu Á đều sản xuất cam quýt Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn đang ởmức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có những hạnchế nhất định, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều và đang tồn tại

sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự canh tác truyền

Trang 15

thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin tình trạng sâu bệnh hại nhiềunghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam

ở một số nước châu Á năm 2010 như sau:

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010

STT Vùng, lãnh thổ

Năm 2010 Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [10]

Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2010 có trên 3 triệu hanăng suất đạt 133,141 tạ/ha và sản lượng đứng đầu thế giới với 5.003.289 tấn.Đứng thứ 2 là Ấn Độ với diện tích 617.200 ha, năng suất đạt 101,557 tạ/ha,Inđônexia là nước có năng suất cao nhất 350,460 tạ/ha

2.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cam, quýt trong nước

Cam, quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, cho đến nay cam quýt

đã được nhiều nhà quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suấtcao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước Theo các tác giảTrần Như ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (năm 2000) cho thấy cây ănquả có diện tích, sản lượng cao đó là: Chuối, cam, quýt, dứa, xoài trong đócam, quýt đứng vị trí thứ 2 sau chuối

Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùngcho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng camđồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiềugiống cam đặc sản, chất lượng như: Cam Vinh, cam Yên Bái, cam BắcQuang, quýt Bắc Sơn, cam sành Hàm Yên Phân bố ở 8 vùng sản xuất baogồm đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,

Trang 16

Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Cácvùng trồng có diện tích lớn là đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc và BắcTrung Bộ.

Thời kỳ này có khoảng 3000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh, sảnlượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, trên thị trường cam quýt đã có giá phảichăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng Năng suất bình quân nhữngnăm đó vào khoảng 135 - 140 tạ/ha Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan PhủQuỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha

Vào đầu những năm của thế kỷ 21 trở lại đây so những năm 1975 củathế kỷ trước diện tích năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất mạnh

(Cơ sở dữ liệu bộ NN & PTNT 2012)

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy diện tích sản xuất cam, quýt tăng từnăm 2006 với 62.2 nghìn ha lên 65.1 nghìn ha năm 2007 sau đó giảm dần đếnnăm 2010 xuống còn 60.9 nghìn ha Năng suất trung bình năm 2006 rất thấpchỉ đạt 98.1 tạ/ha và chúng tăng dần đến năm 2010 đạt năng suất 118.6 tạ/ha.Tổng sản lượng cam, quýt trong năm 2010 đạt cao nhất là 720.1 nghìn tấn

2.3.3 Các vùng trồng cam trong nước

2.3.3.1 Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí địa lý từ 9015’ - 10030’ vĩ độ Bắc

và 1050 - 106045’ độ kinh Đông Đây là vùng tận cùng phía Nam đất nướcthuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi về khíhậu để phát triển sản xuất cây có múi, có chế độ nhiệt độ cao và rất ôn hòa.Nhiệt độ trung bình năm 25,50C - 29,80C, bức xạ nhiệt lớn và ổn định, lượng

Trang 17

mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.300 - 1.600 mm Tập trung vào mùamưa (90 %), độ ẩm không khí trung bình 83 - 85 %, tháng khô hạn nhất độ

ẩm không khí còn 75 %

Cam quýt được phát triển nhiều và mạnh ở vùng đồng bằng Sông CửuLong, ngoài yếu tố khí hậu, đất đai thuận lợi còn do cam quýt có giá trị vàhiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác

Tuy nhiên vùng đồng bằng Sông Cửu Long còn có nhiều hạn chế nhấtđịnh là:

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long không có mùa Đông lạnh biên độnhiệt ngày đêm những tháng quá chín nên khả năng hình thành các sắc tốanthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh.Cũng do nhiệt độ cao nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách múi dai

Đất phù sa là loại đất tốt thích hợp với cam quýt, song ven các sôngTiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây cản trở tới việc ănsâu của rễ cam quýt và ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng

Sâu bệnh sẽ phát triển rất nhanh, do vậy chi phí cho công tác bảo vệthực vật phòng trừ sâu bệnh rất tốn kém

2.3.3.2 Vùng khu IV cũ

Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến

200 30’ vĩ độ Bắc Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam, với diệntích năm 1990 là 1.600 ha

-Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An Diện tích tựnhiên 730.000 ha Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ

3 - 60 rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác, ảnhhưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây - Nam (gió nóng),nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C.Nhiệt độ tối thấp trong tháng lạnh nhất (tháng 1) xuống tới 20C Số ngày cónhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới 10 ngày Đây là một hạnchế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt

Trang 18

Ngược lại về mùa Hè do ảnh hưởng của gió Tây - Nam nên khí hậu rấtkhô và nóng Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27 - 300C,nhiệt độ tối cao trung bình là 33 - 33,60C Nhiệt độ tuyệt đối cao trong thángnóng nhất (tháng 7) lên tới 420C Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600mm/năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gâyhiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốchơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước.

Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưuthế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùngPhủ Quỳ vẫn thường không ổn định

Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tưthâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế đượcnhững tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra Mặt khác, việc thay đổi cơ cấugiống cũng rất cần thiết, bởi vì từ trước tới nay vùng Phủ Quỳ sản xuất cam làchính, ít chú ý tới các loại khác trong họ cam

2.3.3.3 Vùng miền núi phía Bắc

Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22 - 23 vĩ độ Bắc như: TuyênQuang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, và TháiNguyên, điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với 2 vùng kể trên

Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại cóđịa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điềukiện khí hậu có mùa Đông lạnh và mùa Hè tương đối nóng Nhiệt độ trungbình năm vào khoảng 21 - 220C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1)

từ 14 - 150C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) từ 27 - 280C Tuynhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnhkhác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu Đây là mộttrong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnhmiền núi phía Bắc

Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 - 1.800mm.Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 - 3.200mm Tuy nhiên, sựphân bố của mưa không đều [5]

Trang 19

Đất đai rất da dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chấtnhư: Đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù

sa không được bồi ven các sông suối, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi xói mòntạo thành Địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn

Khí hậu ở miền núi các tỉnh phía Bắc, ngoài thích hợp với sinh trưởngphát triển bình thường của cam quýt, còn có ưu thế nổi bật so với vùng đồngbằng sông Cửu Long là có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữacác tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặctrưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ởphía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã

Hạn chế cơ bản của việc phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc là:+ Địa bàn phân tán, ít có vùng tập trung lớn như vùng Phủ Quỳ - Nghệ

An hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long

+ Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mởrộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn

do trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm

Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống,nên dễ bị ứ đọng sản phẩm, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyểnchọn nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chấtngày càng xuống cấp [5]

Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh của các tỉnh miềnnúi phía Bắc về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có múi,chỉ có thể làm từng bước và bắt đầu từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ

kỹ thuật mới, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật về giống vào những vùng sảnxuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác

2.4 MỘT SỐ GIỐNG CAM QUÝT ĐƯỢC TRỒNG Ở VIỆT NAM

2.4.1 Một số giống cam

* Giống cam Valencia

Trang 20

Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay hình ôvan,

lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang, cành ít gai, quả to, cókhối lượng trung bình đạt 200 - 500g, hình ôvan, vỏ hơi dày mọng nước, ít sơ

bã, giòn Quả có từ 9 - 12 múi, tép nhỏ mịn, vàng đậm, nhiều nước, vị ngọtthanh, thơm, rất thích hợp cho ăn tươi cũng như chế biến nước quả, cây 9 nămtuổi có chiều cao 4 - 5 m, đường kính tán 3,5 - 4m Cam Valencia chín muộnvào tháng 1,2 năm sau và có khả năng giữ quả trên cây tới 2 tháng sau khi quả

đã chín Năng suất quả cao, trong giai đoạn cho năng suất ổn định, năng suấtđạt từ 8 - 22 tấn/ha Hiện tại được trồng nhiều ở tỉnh Hòa Bình và Nghệ An

* Giống cam Xã Đoài

Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnhNghệ An Giống cam này do một thầy tu người Pháp mang quả từ giống camValecia sang Việt Nam vào năm 1880 Người dân địa phương thấy phẩm chấttốt đã lấy hạt trồng và giống này được nhân ra từ đó Giống cam này có lámàu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng Quả cóchất lượng thơm ngon, hương vị thơm ngon nhưng tỷ lệ xơ cao và nhiều hạt

Có 2 dạng quả: Quả tròn và dạng quả tròn dài Dạng quả tròn dài cho năngsuất cao hơn, trọng lượng quả trung bình 180 - 200g Đây là giống có khảnăng thích ứng khá rộng, chịu hạn tốt, chịu đất tốt đất ven biển Hiện naygiống này được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,Hòa Bình, Hưng Yên [9]

* Giống cam Sông Con

Mang tên con sông xứ Nghệ, giống cam này được tạo ra bằng phươngpháp chọn lọc từ một giống nhập nội Có thể là do dạng đột biến mầm củacam Washington Navel Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cànhnhiều, cành ngắn và tập trung Lá cam bầu, gân phía lưng nổi rõ, hoa màuxanh bóng có phản quang, hoa bất dục đực 50% Khối lượng quả trung bìnhđạt 200 - 220 g, quả hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm vàthơm Cây chiết hoặc cây từ giâm cành sau 3 năm cho quả Giống cam SôngCon cho năng suất trung bình có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh

và có tính thích ứng rộng nên đã được trồng ở trung du, miền núi, ven biển

Trang 21

và vùng đồng bằng Cam Sông Con còn được trồng phổ biến khắp các vùngtrong cả nước [9].

* Giống cam Vân Du

Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 do trạm nghiên cứu camVân Du (Thanh Hóa) chọn lọc Đây là một trong các giống cam chủ lực củanước ta, cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai Lá hơi thuôn,màu xanh đậm, eo lá hơi to Quả hình tròn ôvan, vỏ dày, mọng nước, giòn,ngọt nhiều hạt Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt vớimột số sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng Được trồng phổ biến ởcác nông trường thuộc các tỉnh miền Trung và phía Bắc [9]

* Giống cam Bù Hà Tĩnh

Được trồng từ lâu ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, có nơi gọi là quýt Có 3dạng hình chủ yếu:

- Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất tốt, ăn rất ngon

- Dạng hoàn toàn giống cam sành nhưng quả có thành cao, vỏ mỏnghơn, nhiều hạt

- Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp

Cam Bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khíhậu, đất đai ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các vùng đồng bằng, Trung du,miền núi phía bắc Năng suất ở cây 9 - 10 năm tuổi có thể đạt 35 - 40 tấn/ha.Nếu trồng ở mật độ 800 - 1200 cây/ha

* Giống cam Dây (cam Mật)

Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền ĐôngNam Bộ Cây đạt 5 năm tuổi cao 3 - 4 m, đường kính tán 5 - 6 m, cành ít gai,gai ngắn, lá xanh đậm có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm Năngsuất có thể đạt 1000 - 1200 quả/cây/năm Khối lượng quả trung bình đạt 220

- 260 g Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt,

vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc

2.4.2 Một số giống quýt

* Cam Sành (quýt Kinh)

Trang 22

Là loại quýt được trồng phổ biến ở nước ta có tên là cam Sành Ở miềnBắc cam Sành mang tên theo từng địa phương trồng như: Cam Sành Bố Hạ(Hà Bắc), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Sành Bắc Quang (HàGiang)… lá to, dày, xanh đậm, eo lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông,hình thức quả không đẹp vỏ dày thô, sần sùi nhưng màu sắc vỏ đẹp, thịt quảrất đẹp, thơm ngon, chất lượng cao [9].

* Quýt Phủ Quỳ Nghệ An

Giống này có đặc điểm thân cây dạng thẳng đứng, không có gai, gócphân cành hẹp Tán cây hình elip, mật độ cành trung bình, cành dẻo, tán gọn, lánon có màu xanh nhạt, lá trưởng thành có màu xanh đậm Hoa đơn và hoa chùmmọc ở nách lá Quả có hình cầu dẹt, đáy quả, đỉnh quả lõm khi chín, bề mặt quảnhẵn bóng Vỏ quả rất dễ bóc, số quả bình quân trên kg đạt 6 - 6,5 quả/kg Hạt

có dạng hình nêm dẹt 2 đầu Quýt Phủ Quỳ cho năng suất cao, phẩm chất khá,chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh Greening, chín muộn vào tháng 1,tháng 2

* Quýt Đường (Quýt Xiêm)

Trồng ở các tỉnh phía Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửulong Cây 5 năm tuổi có thể cho 600 - 1000 quả, khối lượng trung bình đạt

100 - 120 g Quả hình cầu,vỏ mỏng dai, khi chín có màu vàng tươi, thịt quảmọng nước, ngọt thơm, ít xơ bã nhưng tương đối nhiều hạt

* Quýt Tích Giang

Được trồng nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên và được gọi là quýt Tiền,ngày xưa được dùng để tiến vua, giống quýt này được trồng nhiều ở xãTích Giang từ đó có tên gọi là quýt Tích Giang Lá dày, thuôn dài, quả tođẹp, đường kính quả lớn hơn chiều cao quả, vỏ hạt dày và giòn, thịt quảmọng nước, nhiều hạt, hạt to, thịt nhiều xơ bã nhưng ngọt đậm

* Quýt Vỏ vàng Lạng Sơn

Cây mọc thẳng và cao, phân cành nhiều và nhỏ Lá giống lá quýt TíchGiang, nhưng nhỏ và dài hơn, trên lá có nhiều túi hình dầu, mùi thơm đặcbiệt Thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt hương vị thơm ngon, hấpdẫn, ngọt đậm hơi có vị chua Tính chống chịu tốt với điều kiện sinh thái cao,

Trang 23

khả năng thích nghi lớn được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Cạn,Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng

2.5 MỘT SỐ GIỐNG CAM QUÝT ĐƯỢC TRỒNG Ở TUYÊN QUANG

* Cam Sành:

Quả to trung bình 180 - 200g, vỏ dày thô, sần sùi, màu sắc vỏ quả vàthịt quả đẹp, vị quả ngọt đậm, ít xơ, chín muộn vào dịp tết (tháng 12 - tháng 1trong năm sau)

rễ ăn nông từ (0 - 30 cm) Theo V.P.Eki nốp (Liên Xô cũ) thì biểu bì của rễnon có nấm cộng sinh có tác dụng tốt cho cây

Bộ rễ của cam quýt hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ:

- Trước khi ra cành Xuân (từ tháng 2 đến tháng 3)

- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành Hè xuất hiện (từ tháng

6 đến tháng 8)

Trang 24

- Sau khi cành mùa Thu đã sung sức (khoảng tháng 10) (Trần Như Ý,Đào Thanh Vân, 2000) [8].

Mức độ phát triển theo bề rộng và bề sâu của bộ rễ cam, quýt phụ thuộcvào các yếu tố như loại đất, độ dày tầng đất mặt, thành phần hoá học của đất,mực nước ngầm, đặc tính giống, cách nhân giống (cây gieo hạt, chiết hoặcghép), kỹ thuật canh tác như chế độ làm đất, bón phân…

Các cây cam, quýt nhân giống bằng hạt và ghép lên gốc ghép gieo hạt

có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và có ít rễ hút Cây chiết và cây giâm cành

có bộ rễ ăn nông nhưng có nhiều rễ hút phân bố nông và tự điều tiết được tầngsâu phân bố theo sự thay đổi của điều kiện bên ngoài, nhất là mực nước ngầm

Rễ quýt rất sợ bí chặt, không phát triển được ở những nơi có mực nướcngầm cao Quan sát hoạt động của bộ rễ quýt địa phương 20 năm tuổi, chothấy trong năm rễ có 3 lần sinh trưởng và có 3 cao điểm, rễ mọc xen kẻ với bộphận trên không (cành, mầm) Mùa Xuân rễ thường phát triển ít, lần thứ nhấttrước lúc bắt đầu ra lộc đọt mùa hè, lần thứ hai thường sau đợt đọt lộc hè, lầnthứ ba sau khi đợt đọt mùa thu ngừng sinh trưởng và quả thuần thục

2.6.2 Thân, cành, lá

* Thân, cành:

Cam quýt có đặc điểm là "tự rụng ngọn" nghĩa là sau khi cành đã pháttriển đến nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và 1- 2 mầm sẽ rụng đi Hiệntượng này xảy ra với các đợt lộc khiến cho cam quýt không có thân chính rõrệt, cành lá rậm rạp đây chính là cơ sở cho việc tỉa hàng năm

- Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành:

+ Cành Xuân ra vào tháng 2, 3 là cành mang hoa và quả, cành thườngngắn, mật độ lá dày thích hợp đẻ lấy mắt ghép, ghép vào mùa Thu

+ Cành Hè được mọc ra từ cành Xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 - 7 + Cành Thu ra vào tháng 8 - 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành Xuân vàcành Hè cùng năm

+ Cành Đông ra vào tháng 11 - 12 thường sinh ra trên cành quả

- Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại:

Trang 25

+ Cành quả: Tùy giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25 cm.Cành có lá thường có tỷ lệ đậu quả cao hơn cành không có lá Cành quảthường sai trong mùa Xuân (trừ một số giống từ thời Chanh Yên, Phật Thủ) vìtập trung dinh dưỡng nuôi quả quanh năm nên ít nảy lộc Sau khi thu quả phảimất một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng cành quả sẽ trở thành cành

mẹ (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [8]

+ Cành mẹ: Là cành sinh ra quả có thể là cành Xuân, cành Hè hoặccành Thu năm trước Qua theo dõi cho thấy tùy thuộc giống, thường cành thuhoạch, cành Hè làm cành mẹ thì số cành nhiều quả và tỷ lệ đậu quả cao hơn.Người ta có thể chủ động bồi dưỡng cành mẹ để tạo điều kiện cho vụ quả sau

+ Đây là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho vụ quả sau

+ Cành dinh dưỡng: Cành không có hoa quả, chỉ có lá, nhiệm vụ chínhcủa cành dinh dưỡng là quang hợp và tích lũy dinh dưỡng Thực ra giữa cành

mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn rõ, năm nay là cành dinh dưỡng,sang năm có thể là cành mẹ Khi cây còn nhỏ có thể lợi dụng cành dinh dưỡng

để tạo tán hoặc khi cây già cỗi cần phục tráng cho cây thì cần giữ lại cànhnày Đối với cam quýt vào thời kỳ kinh doanh nên cắt bỏ để tránh cho câyrụng quả và bớt sâu bệnh

* Lá:

Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt vẫn có lá kép, dấu vết còn lại là

ra lá dưới gốc lá đơn Eo lá là một đặc điểm để phân biệt các giống Tuổi thọtrung bình của lá cam quýt từ 15 - 24 tháng Ở Việt Nam lá cam quýt thườngrụng nhiều vào mùa Đông, lá có quan hệ chặt chẽ với số lượng nhất là vớitrọng lượng quả Theo nghiên cứu trên cam Washington Navel (Mỹ) cho thấy:

+ Nếu có 10 lá/quả thì quả nặng 70g

+ Nếu có 35 lá/quả thì quả nặng 120g

+ Nếu có 50 lá/quả thì quả nặng 180g (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân,2000) [8]

Vì vậy cần chú ý bảo vệ lá để cây cam quýt có thể có sản lượng cao

Trang 26

2.6.3 Hoa quả, hạt

* Hoa: Công thức hoa: K5C5 A(20 - 40)G(8 - 15)

Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra rõ.Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ có 7% đậu quả là có thể đạt sảnlượng 100 kg/cây Hoa cam quýt là hoa lưỡng tính, thông thường tỷ lệ đậu quảcủa cam quýt dao động trong khoảng 3 - 11% (Bùi Huy Đáp, 1960) [5]

Hoa cam quýt cơ bản được phân chia làm 2 loại:

Hoa phát dục đầy đủ: Hoa có đầy đủ đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụyhoa và bầu hoa

Hoa dị hình: Những hoa có các bộ phận phát triển không đầy đủ nhữnghoa này ít có khả năng đậu quả

* Quả: Quả cam quýt thuộc loài quả mọng có múi, số múi tùy thuộcvào loài: cam Bố Hạ có từ 9 - 10 múi, cam Xã Đoài có từ 10 - 13 múi, camGiấy 8 - 9 múi, quýt Bắc Sơn có từ 10 - 12 múi Khi còn xanh chứa nhiều acitđến khi chín lượng acit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên

Cấu tạo quả gồm 2 phần : Vỏ ngoài và vỏ giữa

Phần vỏ ngoài: Gồm lớp biểu bì trên là: biểu bì của tử phong do các tếbào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng

Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: Lớp sắc tố và lớp trắng

+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành mộtlớp mỏng Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được Khiquả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ

+ Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màutrắng, màu vàng hoặc hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tùy giống

Sự phát triển của quả trái qua hai đợt rụng quả sinh lý:

Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3 - tháng 4) quả còn nhỏkhi rụng mang theo cả cuống

Đợt 2: Quả đạt đường kính 3 - 4 cm (vào cuối tháng 4) khi quả rụngkhông mang theo cuống Sau 2 đợt rụng quả tốc độ quả lớn nhanh, tốc độtrung bình từ 0,5 - 0,7 mm/ngày

Trang 27

Quả lớn nhanh do có sự kích thích của các chất sinh trưởng, chất nàyđược tạo từ vách tử phòng hoặc từ hạt Việc bổ sung thêm chất kích thích sinhtrưởng như NAA, IAA, GA3 có thể sẽ nâng cao tỷ lệ đậu quả, giảm số lượnghạt và tăng kích thước quả

* Hạt:

Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu sắc vàphôi hạt, các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạt đơnphôi (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [9]

Lộc Hè xuất hiện từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, lộc Hè ra sớm haymuộn, nhiều hay ít tủy thuộc vào từng giống cây, điều kiện ngoại cảnh vàtrình độ thâm canh

Lộc Thu xuất hiện từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 Người ta có thểnhìn vào lộc Hè và lộc Thu mà dự đoán được năng suất quả của năm sau

Lộc Đông: là đốt lộc thường hình thành ở các cây non và hiện tượngnày thường chỉ xuất hiện trên cây ăn quả có múi như cam quýt Ở các tỉnhphía Bắc nước ta đợt lộc này thường chiếm tỷ lệ ít (khoảng 54%) và ra vàotháng 11-12

Những cây sống lâu năm và những cây trưởng thành mà năm trước ranhiều quả thì vào mùa Hè, mùa Thu, mùa Đông rất ít ra lộc hoặc không ra lộc,quýt ra lộc muộn hơn cam từ 10 - 20 ngày, trên mặt cây quýt thường có nhiềucấp cành và được phân bố theo kiểu hợp trục do hiện tượng rụng ngọn (hiệntượng tự hủy)

Trang 28

2.6.5 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cam, quýt

2.6.5.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Giai đoạn này cây chủ yếu sinh trưởng dinh dưỡng, cây phát triển thâncành liên tục trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiềutrong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh nên cây phát triển rất nhanh

2.6.5.2 Thời kỳ đầu kinh doanh

Cây cần tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng, cành vẫn ra nhiều tuy nhiên

số lần ra trong năm giảm từ 3 - 4 lần, số lượng cành ít hơn, cành ngắn và ít,

bộ rễ phát triển rất khỏe, số cành ra quả tăng dần Thời kỳ này xảy ra sự mấtcân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ, cây vẫn sinh trưởng sinh dưỡngmạnh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nuôi tán cây và quả vì không đủ dinhdưỡng nên rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất, rễ chật làm ảnhhưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ đồng thời cũng xảy ra sự mất cân đốigiữa sinh trưởng dinh dưỡng và hoa, có thể cây chậm ra hoa cho quả hoặc trênnhững cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cây có khuynh hướng ra hoa nhiềuảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán của cây

2.6.5.3 Thời kỳ khai thác

Cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng kém cànhnhỏ, ngắn, ít lá, chủ yếu là cành mang quả, số lần ra cành trong năm (ít 1 - 2lần) Thời kì này thường xảy ra hiện tượng cây giao tán và sản lượng không

ổn định do có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sựcung cấp dinh dưỡng cho quả, cành lá ra quả nhiều làm cây giao tán rậm ra,quang hợp không hiệu quả, chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hànhphân hóa mầm hoa, dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho hoa phát triển cũngnhư để nuôi quả khi đậu

2.6.5.4 Thời kỳ già cỗi

Cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít, nhỏ, lá ít, tán láthưa, cành một phát triển nhiều, cây ra hoa và đậu quả thấp, quả nhỏ, rụngnhiều, năng suất thấp

Trang 29

Chu kỳ sinh trưởng của cam, quýt gồm các thời kỳ phát triển căn bản,thời kỳ trước là nền tảng cho thời kỳ sau phát triển do vậy cần ứng dụng đồngloạt nhiều biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển tốt

2.7 YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CAM QUÝT

2.7.1 Nhiệt độ

Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưakhí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu đượcnhiệt độ thấp Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 390C.Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon,hấp dẫn, mã quả đẹp Ở nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, câyngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo Tuy vậy, có những giống chỉ bịhại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [2].Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 170C có thể trồngcam quýt Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùngkhác đều có thể phù hợp với cây cam (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [9]

+ Theo Vũ Công Hậu (1996) [6] Tuổi thọ của các cây có múi thườngcao, đặc biệt ở những nới khí hậu ôn hoà, đất tốt nhưng có đọ dốc thoát nướctốt Trong nước ở miền núi không hiếm những cây bưởi sống tới 40-50 năm Ởcác vườn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhưng trồng đúng kỹ thuật, chọnđịa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30-40 năm, tối đa tới 50-60 năm

- Nhiệt độ: Do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới do vậy chúngkhông chịu được nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốthơn chịu lạnh

Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm ≥ 170C đều cóthể trồng được cây cam

Ở Việt nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khácđều có thể phù hợp và trồng được cây cam

- Ẩm độ và nước: Cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cầntrong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trongthời kỳ lúc hạt nay mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1270mm/năm

Trang 30

Do đó khu sản suất trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu phục vụtưới cho cây nhất là trong vụ khô.

Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân

bố trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây Ngược lạicây cam không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng và cây sẽ chết)

- Ẩm độ không khí: Cam không ưa ẩm độ không khí quá thấp, quảngoài rìa tán chất lượng thường không bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn địnhhơn Độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chảygôm Độ ẩm không khí cần đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏmỏng, múi nhiều nước ít rụng

- Ánh sáng: Cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơnánh sáng trực xạ Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chấthữu cơ được tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt Ngược lại thiếu ánhsáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm Cường

độ ánh sáng không nên quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tương ứng với16-17h chiếu sáng trong ngày mùa hè ở nước ta)

2.7.2 Ánh sáng

Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000lux(tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sángtán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ Nhưng không nên trồng dưới các bóng cây

to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại.Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý vàvườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng Đặc biệt ở cácvùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ýđến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt.Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cầnnhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh (Nguyễn ThịMinh Phương, 2007) [8]

2.7.3 Nước

Cam, quýt là giống cây ăn quả có đặc tính ưa ẩm và kém chịu hạn.Phần lớn các loài có nhu cầu nước cao vào thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm

Trang 31

hoa, kết quả và quả phát triển Cam, quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng Vàomùa mưa, đất bão hoà nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động kém,nhiều rễ bị chết, thối làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả.Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam quýt là 2000mm/năm Quýt cầnnhiều lượng nước hơn cam, cần lượng mưa từ 1500 - 2000mm/năm Thíchhợp cho cam, quýt là lượng nước tự do trong đất là 1 %, độ ẩm đất ở mức60% độ ẩm bão hoà đồng ruộng Độ ẩm không khí thích hợp là 75 – 80 %.Thời kỳ quả đang phát triển, độ ẩm không khí cao làm cho quả lớn nhanh,phẩm chất quả tốt, mã quả đẹp, nhưng vào tháng 8 - 9 độ ẩm cao thường gây

ra hiện tượng quả nứt, một số quả bị rụng Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạnnhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ phân hoá nhiều Tháng 3 - 4khô hạn làm giảm số lượng quả trên cây Cam, quýt sinh trưởng tốt khi có độ

ẩm và lượng nước đạt theo yêu cầu và phân bố đều các tháng trong năm(Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [8]

2.7.4 Gió

Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến sự lưu thông không khí, điềuhòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên tốc độ gió lớnảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây như gây đổ, gãy cành, rụngquả Vì vậy cần phải thiết kế các đai rừng phòng hộ cho các vùng trồng cam

có gió bão lớn

2.7.5 Đất và dinh dưỡng

* Đất đai: Cam, quýt sinh trưởng và phát triển tốt trên đất nhiều mùn,thoáng khí, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt, khả năng thấm và thoát nước tốt Đấttrồng cam, quýt cần có mực nước ngầm thấp Không nên trồng cam, quýttrên đất sét nặng, đất cát già hoặc có lớp đất mặt quá mỏng, đất đá ong và lồiđầu quá nhiều, gần mặt đất hoặc ở những nơi có mực nước ngầm cao màđiều kiện thoát nước gặp nhiều khó khăn Độ PH thích hợp cho cam, quýt là5,5 - 6 Còn ở những vùng đất có độ PH < 5, người ta bón vôi để nâng cao

độ PH lên (Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [8].

- Đất có 2 chức năng quan trọng đó là cung cấp nước và cung cấp dinhdưỡng cho cây Đất thích hợp nhất đối với cây cam là những đất giữ được một

Trang 32

hàm lượng nước ổn định, mực nước ngầm thấp dưới 1m, đất thoát nước và cókết cấu đất tốt.

- Cam quýt mọc tốt ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt trungbình hoặc nhẹ, có đất cát hơi nặng hơn, rất mẫn cảm với nồng độ muối vàkhông chịu được trong điều kiện ngập nước trong một thời gian nào đó Tầngdày của đất phải trên 1m, Độ pH đất cây cam có yêu cầu tương đối rộng từ 4 -

8 nhưng phù hợp nhất là 5,5 - 6,5

- Các nguyên tố đa lượng

+ Đạm: Đủ đạm cây sinh trưởng tốt nhiều lộc, lá xanh quang hợp tốt rahoa nhiều tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nước, năng suất cao

Thiều N cành ít, ngắn lá bị vàng quả nhỏ năng suất thấp cây hút Nnhiều nhất vào mùa xuân, hè và thu

+ Lân: Có tất cả trong các bộ phận của cây

- Lân rất cần cho cây trong gian đoạn phân hoá mầm hoa

- Bón lân làm giảm lượng axit dẫn đến hương vị của quả thơm hơn vàlõi quả chặt hơn

+ Kali: Có nhiều trong quả lộc non

- Kali ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của quả

- Thiếu kali lá nhỏ và không bám chặt vào cành, thân có hiện tượngchảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh, sản lượng giảm

- Đủ kali làm giảm hiện tượng thối trong quá trình bảo quản

+ Canxi: Thiếu canxi rễ phát triển kém, khả năng hút dinh dưỡng giảm,

lá vàng rụng, hoạt động của vi sinh vật ở vùng rễ kém làm cho việc hút dinhdưỡng ở cây kém cho nên bón vôi làm tăng độ pH cũng như cung cấp chocanxi cho cam quýt

- Nguyên tố vi lượng: Cũng rất cần thiết cho cây như Cu, Mo, Bo, Fe…nếu thiếu Mg lá chuyển màu vàng rụng nhiều cây dễ bị bệnh, thiếu Bo quả bé,thiếu Fe cây chịu rét kém

* Dinh dưỡng: Để phát triển tốt cam cần được cung cấp đầy đủ và cânđối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vilượng Cu, Mg, B,…

Trang 33

- Đạm: Là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và phẩmchất quả Đạm xúc tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hình thành lộcmới trong năm Nhiều đạm quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả:quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên mã chậm, màu sắc quả đậm hơn bìnhthường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm Thiếu đạm lá mất diệp lục ngảsang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễ chết khô, quả nhỏ,

vỏ mỏng, năng suất cây giảm Ở nước ta cây hấp thu đạm quanh năm nhưngmạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2 đến tháng 12

- Lân: Rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa Thiếu lân cành lá sinhtrưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được Lân có tác dụng làmgiảm hàm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid làm cho hương vịquả thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặtkhông rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh

- Kali: Rất cần cho cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳ quảphát triển mạnh Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả.Cây được bón đủ kali quả to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trong khi cấtgiữ và vận chuyển Tuy nhiên nếu thừa kali trong lá, trong cây thì cành lásinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được Trong đất nếu có nhiều kali

sẽ ngăn trở quá trình hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưng mã xấu, vỏdày, thịt quả thô

- Magiê: Có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi Các nguyên

tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn… ít nhiều đều có ảnh hưởng đếnnăng suất và phẩm chất quả Tuỳ thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt của cácnguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chấtlượng quả nhiều hay ít Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể khắcphục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất (Đường HồngDật, 2003) [3]

Trang 34

mặt, cho xuống đáy hố, sau đó cho lớp đất sâu lên trên Lượng phân bón lót:50kg phân hữu cơ + 1 kg vôi bột + 0,4 kg P2O5 + 0,2 kg K2O/hố.

- Khoảng cách và mật độ: Đất tốt trồng khoảng cách 5m x 4m (500 cây/

ha), đất xấu trồng khoảng cách 4m x 4m (625 cây/ha) [9].

- Thời vụ trồng: Vụ Xuân trồng tháng 2 - 3, vụ Thu trồng tháng 8 - 10 [9].

- Kỹ thuật trồng: Đặt bầu cây thẳng đứng và cao ngang mặt đất ở giữa hố

đã đào, mắt ghép quay về hướng gió chính, lấp đất và nén chặt Sau đó tướinước và giử ẩm và tủ gốc bằng các loại cỏ khô hoặc rơm rạ, trồng xen kẽ vớicác cây họ đậu, cây phân xanh trong vườn cam để tăng độ màu mỡ cho đất

- Trồng dặm: Sau khi trồng mới 15 - 20 ngày tiến hành trồng dặm kịpthời những cây bị chết

- Làm cỏ, tủ gốc: Vườn cam phải luôn sạch cỏ dại, đặc biệt xung quanhgốc cam không để cho cỏ tranh chấp dinh dưỡng với cây cam Thường xuyên

tủ gốc cho cây để giữ ẩm giảm được việc tưới nước Những nơi bị mối nhiềucần tủ gốc xa cây 20 cm để tránh mối leo lên cây cắn phá

- Tưới nước: Cây cam rất cần nước thiếu cây sẽ sinh trưởng phát triểnkém Vì vậy sau khi trồng không có mưa phải tiến hành tưới nước hàng ngày

để cây chóng bén rễ và phục hồi tốt

- Tạo hình, cắt tỉa: Tạo cho cây bộ khung tán kiên cố, tận dụng khônggian Cắt tỉa những cành vô hiệu, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả hữuhiệu, khống chế sự ra hoa kết quả của cây Đối với vườn cam kinh doanh cắttỉa là chính

- Vệ sinh vườn: Vườn cam bị bệnh khô cằn hoặc bị vàng lá do nhiềunguyên nhân khác nhau vì vậy cần thường xuyên cắt tỉa các cành bị sâu bệnh

bị sâu đốt, xung quanh vườn cam phải luôn thoáng, sạch cỏ dại để tránh hiệntượng ẩn nấp của sâu bệnh hại

- Bón phân:

Khi cây còn nhỏ bón thúc nhiều lần vào các đợt ra cành để nhanh tạokhung tán chi cây, tối thiểu phải bón 3 đợt:

Trang 35

+ Thúc cành xuân (tháng 1-2): 40-80kg phân hữu cơ, 80g P2O5, 120g K2O.+ Thúc cành hè (tháng 5): 240g N, 60g P2O5, 160g K2O.

+ Thúc cành thu (tháng 8): 160g N, 60g P2O5

Khi cây cho thu hoạch (cam kinh doanh) bón 3 lần/năm

- Phân chuồng: 30-50kg + Phân lân: 1-3.5kg + Kaly: 1-1.5kg + ĐạmUre: 0.6-2kg/cây

Phân chuồng và phân lân bón sau khi thu hoạch nếu đất chua có thể bón1-2 kg vôi tỏa/cây

Phân đạm và kaly bón chia thành các đợt như sau:

Phòng trừ: Dùng thuốc Selecron 500 EC (0,2 %), Decil 2,5 EC (0,1 %)Padan 95 SP (0,1 - 0,2 %) phun vào các đợt lộc non 2 lần (lần 1 phun khi mớinhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc rộ), phun thuốc kết hợp với dầu khoáng đểtăng hiệu quả cao hơn

+ Sâu Nhớt: Sâu non và sâu trưởng thành phá hoại lá non, quả nontrong mùa Xuân thường từ tháng 2 đến tháng 4

Phòng trừ: Supracid 0,2 %, Selecron 500 EC (0,2 %), Viphensa 0,2 %kết hợp với dầu khoáng

+ Nhện đỏ và Nhện trắng: Cả 2 loại đều chích hút cả lá lẫn quả Nhệntrắng gây hại quả nhiều hơn là nguyên nhân gây nên rám quả và rám lá Nhện

đỏ gây hại lá nhiều hơn gây nên các đốm mầu nâu và vàng ở lá và quả

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam, quýt trên thế giới 2005 - 2010 - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cam, quýt trên thế giới 2005 - 2010 (Trang 22)
Bảng 2.2: Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2010 - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 2.2 Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2010 (Trang 23)
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam  tại Hàm Yên - Tuyên Quang - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang (Trang 59)
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam sành Hàm Yên - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam sành Hàm Yên (Trang 61)
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên (Trang 63)
Hình dạng tán cây chủ yếu là do giống quyết định, các giống khác nhau có hình dạng tán khác nhau - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Hình d ạng tán cây chủ yếu là do giống quyết định, các giống khác nhau có hình dạng tán khác nhau (Trang 66)
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên (Trang 67)
Bảng 4.8: Thời gian xuất hiện lộc của cam sành - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.8 Thời gian xuất hiện lộc của cam sành (Trang 68)
Bảng 4.9: Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.9 Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc (Trang 69)
Hình thái cây quyết định tới năng suất của cây cam, cây sinh trưởng phỏt triển tốt sẽ cho năng suất cao và ngược lại - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Hình th ái cây quyết định tới năng suất của cây cam, cây sinh trưởng phỏt triển tốt sẽ cho năng suất cao và ngược lại (Trang 73)
Bảng 4.14: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế từ biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cam sành Hàm Yên - nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành hàm yên - tuyên quang
Bảng 4.14 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế từ biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cam sành Hàm Yên (Trang 76)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w