Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư nước ngoài. Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ” Cũng có quan điểm cho rằng “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hoá tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội” Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ xung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000) “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn của các cá nhân và tổ chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó Xuất phát từ khái niệm, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
Một là, các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tuỳ theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định). Hai là, quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tuỳ thuộc vào mức vốn góp của các bên khi tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài (chủ đầu tư) toàn quyền quản lý xí nghiệp.
Ba là, lợi nhận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
Bốn là, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
Năm là, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
Sáu là, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia.
1.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau
Nếu căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chia FDI thành các loại: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Ngoài ra còn có thêm các hình thức đầu tư khác đó là hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) Trong các hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước Đào Thị Thắm KTĐT48D ngoài là hình thức pháp nhân mới và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gọi chung là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành hai loại: đầu tư tập trung trong khu công nghiệp - khu chế xuất và đầu tư phân tán Mỗi loại đầu tư đều có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp của từng quốc gia.
Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm
Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các loại: đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gồm ba hình thức sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới Thời hạn cần thiết của hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên hợp tác thoả thuận phù hợp với tính chất, mục tiêu kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh được người có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nghị định 24/2000/NĐCP ngày 31/07/2000 của chính phủ Việt Nam thì: doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nước ngoài và bên Việt Nam) Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên tham gia liên doanh cùng góp vốn,cùng tham gia quản lý, cùng phân chia lợi nhuận, rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định của liên doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của các tổ chức, các nhân nước ngoài do họ thành lập và quản lý Xí nghiệp này là một pháp nhân mới ở Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.
1.3.Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài a.Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình Những quốc gia này đã có sự đầu tư rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tài nhuyên thiên nhiên Khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức cao, nhu cầu về vốn ở trạng thái bão hoà, dư thừa, cơ hội đầu tư ít, chi phí cao thì khi đó các quốc gia có nhu cầu đầu tư vào các quốc gia khác trên thế giới nhằm tậm dụng những lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trờng của những nước đó Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất bức xúc Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Có nhu cầu vốn, có nguốn cung cấp từ đó làm xuất hiện những dòng vốn qua lại giữa các quốc gia Các dòng vốn di chuyển tuân theo đúng qui luật từ nơi nhiều đến nơi ít một cách khách quan, do vậy hoạt động đấu tư ra nước ngoài mang tính tất yếu khách quan.
Trong thế kỷ XIX, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ, các nước công nghiệp phát triển lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản tư bản khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản Theo nhận định của Lênin trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” thì việc xuất khẩu nói chung đã trở thành đặc trưng cơ bản của sự phát triển mới nhất về kinh tế thời kỳ “đế quốc chủ Đào Thị Thắm KTĐT48D nghĩa” Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến Nhưng thực chất của vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội đến độ đã vượt ra khoải khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành lên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế Thông thường, khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp đã phát triển, việc đầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản, vì thế, lợi thế so sánh ở trong nước không còn nữa Để tăng thêm lợi nhuận, các nhà tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài, thường là vào các nước lạc hậu hơn vì ở đó các yếu tố đầu vào của sản xuất còn rẻ hơn nên lợi nhuận thu được thường cao hơn Chẳng hạn như vào thời điểm đầu thế kỷ XX, lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư ở nước ngoài ước tính khoảng 5%trong một năm, cao hơn đầu tư ở trong các nước tiên tiến Sở dĩ như vậy là vì trong các nước lạc hậu, tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ và nguyên liệu rẻ Mặt khác, các công ty tư bản lớn đang cần nguồn nguyên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp ổn định và đáng tin cậy cho việc sản xuất của họ Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn thu được lợi nhuận cao, vừa giúp họ giữ vững vị trí độc quyền.
Theo Lênin thì “xuất khẩu tư bản” là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản, thông qua xuất khẩu tư bản, các nước tư bản thực hiện việc bóc lột đối với các nước lạc hậu và thường là thuộc địa của nó Nhưng cũng chính Lênin khi đưa ra “chính sách kinh tế mới” đã nói rằng: những ngườiCộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật củaChủ nghĩa Tư bản thông qua hình thức “tư bản nhà nước” Theo quan điểm này nhiều nước đã “chấp nhận” phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế, như thế có thể còn nhanh hơn là tự thân vận động hay đi
8 vay vốn để mua lại những kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển Mặt khác, mức độ “bóc lột” của các nước tư bản còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư tư bản Nếu như trước đây, hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân theo pháp luật của chính họ thì ngày nay các nước tiếp nhận đầu tư đã là các quốc gia độc lập có chủ quyền, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo pháp luật, sự quản lý của chính phủ sở tại và thông lệ quốc tế Nếu các chính phủ của nước sở tại không phạm những sai lầm trong quản lý vĩ mô thì có thể hạn chế được những thiệt hại của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.Chính sách của các quốc gia Đầu tư quốc tế nói riêng và kinh doanh quốc tế nói chung có liên quan tới nhiều quốc gia tham gia vào quá trình di chuyển vốn quốc tế.
Thứ nhất, chính sách của nước xuất khẩu vốn Khi xem xét chính sách của nước xuất khẩu vốn tác động tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta phải đi tìm hiểu xem chính sách của quốc gia đó có tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn di chuyển ra khỏi quốc gia hay không Chính sách thúc đẩy xuất khẩu vốn đầu tư của các quốc gia phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP trên đầu người lớn sẽ dẫn tới sự tích luỹ vốn tạo sự dư thừa vốn đầu tư của quốc gia đó, do đó, chính phủ sẽ có chính sách thúc đẩy xuất khẩu vốn để đem lại thu nhập lớn hơn cho quốc gia Ngược lại, chính phủ sẽ ban hành nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn là các chính sách khuyến khích xuất khẩu vốn Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chính phủ ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu vốn nhằm giảm bớt cường độ cạnh tranh trên thị trường nội địa Ngoài ra, chính sách của chính phủ cũng hướng luồng vốn xuất khẩu vào các khu vực khác nhau tuỳ thuộc vào mối quan hệ chính trị, ngoại giao của quốc gia xuất khẩu vốn với khu vực và quốc gia nhập khẩu vốn Một minh chứng cụ thể đó là Nhật Bản, những thập niên vừa qua nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ “thần kỳ”, sự tích luỹ tư bản lớn, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách phù hợp khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại các quốc gia sở tại Do quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước Đông á, Đông Nam á thân thiện,và có sự Đào Thị Thắm KTĐT48D tương đồng về văn hoá, cho nên dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào các quốc gia này chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Thứ hai, chính sách của nước nhập khẩu vốn Chính sách của quốc gia nhập khẩu vốn tác động rất lớn tới quyết định đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài, chính sách đó bao gồm: chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách về quản lý ngoại tệ, các quy định trong hoạch toán kế toán, chín sách thương mại Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề tiên quyết khi chủ đầu tư quyết định đầu tư, một chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư khi tiến hành đầu tư trên địa bàn, ngược lại, một chính sách khuyến khích đầu tư bất hợp lý sẽ tạo rào cản lớn, tạo một trường đầu tư không thuận lợi đối với các chủ đầu tư Chính sách quản lý ngoại tệ tại một quốc gia tác động trực tiếp tới tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài; một quốc gia quản lý ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi theo thị trường sẽ dẫn đến sự thay đổi liên tục của tỷ giá hối đoái tuỳ theo nhu cầu thị trường, do đó các chủ đầu tư sẽ có tâm lý rụt rè, lo sợ trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia đó; một quốc gia quản lý ngoại hối theo nguyên tắc: thả nổi có điều tiết hoặc cố định sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho các chủ đầu tư nước ngoài Chính sách thương mại liên quan tới hoạt động xuât nhập khẩu của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, hạn ngạch xuất nhập khẩu thấp và các giào cản thương mại khác xẽ gây khó khăn cho các dự án đó bởi vì hầu hết các dự án FDI khi đi vào hoạt động đều liên quan tới xuất nhập khẩu: xuất nhập khẩu máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, sản phẩm Chính sách thương mại bất hợp lý sẽ là rào cản lớn đối với hoạt động của một dự án FDI Ngoài ra, chính sách thuế, chính sách ưu đãi và các chính sách vĩ mô khác cũng ảnh hưởng tới sự di chuyển vốn FDI vào một quốc gia Vì vậy, một quốc gia cần kết hợp một cách hài hoà giữa các hoạt động quản lý nhằm tạo sự thống nhất trong việc đề ra và thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thu hút FDI ở
1 8 việt nam gần đây, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuận lợi nhằm mở rộng thu hút FDI như: chính sách về thuế, chính sách về quản lý hành chính, chính sách thương mại, chính sách quản lý ngoại hối Nhưng hiện nay một số chính sách quản lý và điều tiết thị trường tại Việt Nam đang gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài Quy định về chương trình nội địa hoá đối với các dự án công nghiệp nặng chưa mang tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, Chính sách tiền tệ
Mức độ ổn định của chính sách tiền tệ và mức độ rủi ro của tiền tệ ở nước nhận vốn đầu tư là một nhân tố góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư Tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu Mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được của các dự án có tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm cao
Thứ tư, Các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chính sách này mà ổn định sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nớc ngoài Không có những biện pháp tích cực chống lạm phát có thể làm các nhà đầu tư nản lòng khi đầu tư vào các nước này Một chính sách thương mại hợp lý với mức thuế quan, hạn ngạch và các hàng rào thương mại sẽ kích thích hoặc hạn chế đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau: hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu Vì vậy, để hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra một cách thuận lợi thì chúng ta cần xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố trên trong mối quan hệ biện chứng nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nứơc. Đào Thị Thắm KTĐT48D
Mỗi quốc gia đều có sự khác biệt với phần còn lại của thế giới, sự khác biệt đó có thể là về văn hoá, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ sự khác biệt về văn hoá như: lối sống, phong tục tập quán, sẽ dẫn tới nhu cầu về các sản phẩm là khác nhau giữa các quốc gia Bên cạnh đó, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ ở một quốc gia cũng khác nhau do sự quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại quốc gia đó Xuất phát từ sự khác nhau như trên, các chủ thể kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường nước ngoài có thể sử dụng hai chiến lược marketing khác nhau như: chiến lược thích nghi hoá hoặc chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm Tuỳ từng thị trường, tuỳ từng sản phẩm, tuỳ khả năng của doanh nghiệp mà áp dụng các chiến lược cho hợp lý và có hiệu quả.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài các chủ đầu tư cần phải nghiên cứu sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ khi đem đi đầu tư đối với thị trường sở tại Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tất yếu diễn ra sự chuyển giao công nghệ, một công nghệ phù hợp sẽ giúp cho các dự án đầu tư đạt được hiệu quả như mong muốn Một công nghệ phù hợp là phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất tại nước sở tại, khai thác tối đa những lợi thế của thị trường sở tại, đáp ứng những yêu cầu của nước sở tại Một công nghệ tốt, hiện đại vẫn chưa đủ nếu như sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra không phù hợp với thị trường nội địa Công nghệ phù hợp quyết định sự khai thác các yếu tố đầu vào còn sự phù hợp của sản phẩm đối với thị trường sở tại sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của dự án Như vậy, sự phù hợp của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường sở tại ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển vào quốc gia đó ở Việt Nam thời gian qua, hoạt động đầu tư gắn liền với chuyển giao công nghệ Qúa trình chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI thời gian qua tại Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập nhưng phần nào cũng là một tất yếu Công nghệ sản xuất từ những
2 0 năm 60,70 nhưng đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động, phù hợp với trình độ của người lao động việt nam Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là do quá trình thẩm định công nghệ và trình độ của người thẩm định công nghệ không tương xứng dẫn đến sự du nhập các công nghệ lạc hậu không phù hợp với việt nam Các dự án FDI vào Việt Nam phần lớn xuất khẩu sản phẩm nhờ lợi thế so sánh là giá lao động rẻ, tuy nhiên, để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa các chủ đầu tư đều phải thích nghi sản phẩm của mình.
3.Sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường nội địa
Mỗi quốc gia đều có sự khác biệt với phần còn lại của thế giới, sự khác biệt đó có thể là về văn hoá, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ sự khác biệt về văn hoá như: lối sống, phong tục tập quán, sẽ dẫn tới nhu cầu về các sản phẩm là khác nhau giữa các quốc gia Bên cạnh đó, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ ở một quốc gia cũng khác nhau do sự quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại quốc gia đó. Xuất phát từ sự khác nhau như trên, các chủ thể kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường nước ngoài có thể sử dụng hai chiến lược marketing khác nhau như: chiến lược thích nghi hoá hoặc chiến lược tiêu chuẩn hoá sản phẩm Tuỳ từng thị trường, tuỳ từng sản phẩm, tuỳ khả năng của doanh nghiệp mà áp dụng các chiến lược cho hợp lý và có hiệu quả.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài các chủ đầu tư cần phải nghiên cứu sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ khi đem đi đầu tư đối với thị trường sở tại Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tất yếu diễn ra sự chuyển giao công nghệ, một công nghệ phù hợp sẽ giúp cho các dự án đầu tư đạt được hiệu quả như mong muốn Một công nghệ phù hợp là phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất tại nước sở tại, khai thác tối đa những lợi thế của thị trường sở tại, đáp ứng những yêu cầu của nước sở tại Một công nghệ tốt, hiện đại vẫn chưa đủ nếu như sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra Đào Thị Thắm KTĐT48D không phù hợp với thị trường nội địa Công nghệ phù hợp quyết định sự khai thác các yếu tố đầu vào còn sự phù hợp của sản phẩm đối với thị trường sở tại sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của dự án Như vậy, sự phù hợp của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường sở tại ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển vào quốc gia đó ở Việt Nam thời gian qua, hoạt động đầu tư gắn liền với chuyển giao công nghệ Qúa trình chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI thời gian qua tại Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập nhưng phần nào cũng là một tất yếu Công nghệ sản xuất từ những năm 60,70 nhưng đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động, phù hợp với trình độ của người lao động việt nam Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là do quá trình thẩm định công nghệ và trình độ của người thẩm định công nghệ không tương xứng dẫn đến sự du nhập các công nghệ lạc hậu không phù hợp với việt nam Các dự án FDI vào Việt Nam phần lớn xuất khẩu sản phẩm nhờ lợi thế so sánh là giá lao động rẻ, tuy nhiên, để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa các chủ đầu tư đều phải thích nghi sản phẩm của mình.
4 Khả năng của công ty khi đầu tư
Một công ty tham gia kinh doanh quốc tế đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp để từ đó quyết định chiến lược kinh doanh quốc tế, quyết định phương thức thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả Phân tích môi trường bên ngoài giúp cho công ty chỉ ra được cơ hội và thách thức đối với mình khi tham gia kinh doanh quốc tế còn phân tích môi trường bên trong công ty (khả năng của công ty) sẽ chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của mình làm giúp công ty tận dụng cơ hội, giảm bớt các thách thức trên thị trường quốc tế.
Xem xét khả năng của công ty khi đi đầu tư là xem xét những yếu tố về nguồn lực, kinh nghiệm quản lý và các chức năng tác nghiệp Nguồn lực của công ty là khả năng về vốn và công nghệ của công ty đó Một công ty có khả
2 2 năng rồi rào về vốn, công nghệ liên tục đổi mới và phát triển sẽ tạo cho công ty một sức mạnh rất lớn khi đầu tư ra nước ngoài, ngược lại công ty sẽ không có khả năng để vươn ra thị trường nước ngoài bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Kinh nghiệm quản lý của công ty cũng là một sức mạnh không nhỏ quyết định sự thành công của công ty khi môi trường kinh doanh thay đổi, kinh nghiệm quản lý của các nhân viên tốt sẽ tạo sự thích ứng trong quản trị kinh doanh của công ty đối với các thị trường khác nhau Các chức năng tác nghiệp: quản lý, marketing, quản trị nhân lực, kế toán tài chính sẽ giúp cho hoạt động của công ty trên thị trường sở tại thuận lơị, đạt hiệu quả cao trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương
1.Bình Dương- trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã xác định hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cạnh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật lớn và tỉnh Đồng Nai có truyền thống lịch sử lâu đời về phát triển công nghiệp Chính nhờ điều kiện vị trí thuận lợi đó mà Bình Dương thừa hưởng những lợi thế khu vực để phát triển công nghiệp, trong đó hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố vô cùng quan trọng Tỉnh Bình Dương trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã xác định hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp địa phương nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đã tiến hành cụ thể hoá các chính sách, quy định, luật pháp của nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào địa bàn tỉnh Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư Đào Thị Thắm KTĐT48D nước ngoài tại Bình Dương đã cải cách, tinh giảm các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp giấy phép nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong những tháng đầu năm 2007, Bình Dương tiếp tục là một trong những tỉnh, thành đứng đầu cả nước về thu hút FDI Những năm qua tỉnh có tốc độ thu hút FDI tăng nhanh, trong 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh đã thu hút FDI gần 900 triệu USD, đạt trên 90% kế hoạch năm
2007 Với chiều hướng phát triển thuận lợi đó, dự báo năm 2007 có khả năng thu hút FDI cao hơn so với những năm trước và đạt trên 1,5 tỷ USD.
Bình Dương đã thu hút gần 11 tỷ USD vốn FDI
Trong năm 2008, Bình Dương thu hút thêm hơn 2 tỷ USD vốn FDI, kết quả này nâng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên gần 11 tỷ USD với hơn 1.800 dự án Có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh; các quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số lượng dự án và vốn đầu tư là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Bình Dương đã thu hút thêm 552 triệu USD vốn FDI; trong đó có 46 dự án mới được cấp phép với vốn đầu tư 229 triệu USD và 71 dự án hoạt động đã ổn định đăng ký bổ sung thêm 323 triệu USD vốn đầu tư Nếu so sánh, tuy không bằng cùng kỳ năm 2008 nhưng trong tình hình hiện nay, đây là tín hiệu tốt vì thu hút FDI 6 tháng đạt hơn 50% kế hoạch năm mà tỉnh đã đề ra Kết quả này đã nâng nguồn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương lên 1.797 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ USD Có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương, trong đó chiếm số lượng dự án và vốn đầu tư nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước thu hút 8,87 tỷ USD mà vị trí lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản thì Bình Dương thu hút nguồn FDI chủ yếu tập trung cho sản xuất Hơn nữa
2 8 trong thu hút đầu tư FDI của tỉnh, có đến 78% vốn đầu tư vào các KCN, điều này rất phù hợp theo định hướng phát triển công nghiệp tập trung và bền vững của tỉnh nhà Đánh giá kết quả này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, cho rằng: “Đây là thành công lớn của tỉnh Bình Dương và là bài học quan trọng trong vận dụng chính sách thu hút đầu tư Cụ thể trong việc tạo môi trường của Bình Dương để thu hút đầu tư nhanh nhưng trong khuôn khổ luật pháp cho phép, không “xé rào” như ở một số nơi Mặt khác nét khác biệt trong thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương là nhiều dự án sản xuất công nghiệp, điều này rất quan trọng trong việc góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho đất nước Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục được doanh nghiệp (DN) quan tâm và đánh giá cao vì có hạ tầng công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại, có hệ thống giao thông thuận lợi và kết nối là những tiêu chí hàng đầu khi chọn lựa đầu tư”.
Bình Dương vẫn là điểm đến lý tưởng
Trong mắt nhà đầu tư, Bình Dương vẫn là điểm đến lý tưởng về môi trường đầu tư Qua việc có đến 71 DN hoạt động đã ổn định đăng ký bổ sung vốn đến 323 triệu USD trong 6 tháng đã cho thấy niềm tin của nhà đầu tư FDI Dưới góc nhìn của nhà đầu tư mới đến, nhiều DN rất ấn tượng khi lần đầu đặt chân đến Bình Dương Theo nhận xét của Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản GuocoLand Lawrence Peh: “Chúng tôi đã được UBND tỉnh cũng như các sở, ngành giúp đỡ rất nhiệt tình Tất cả các khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư, xây dựng đều được giải thích tường tận cũng như hướng dẫn chúng tôi hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục, hồ sơ trong thời gian sớm nhất Điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp cho nhà đầu tư về môi trường đầu tư của Bình Dương” Là DN có vốn đầu tư từ Mỹ vừa đi vào hoạt động tại Bình Dương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Acrylic Idea Factory East cũng cho biết: “Sau thời gian khảo sát, tìm hiểu môi trường, chúng tôi thấy rằng Bình Dương có hạ tầng công nghiệp tốt, các KCN được Đào Thị Thắm KTĐT48D quy hoạch hiện đại và đồng bộ, điều này thích hợp để DN phát huy hiệu quả trong đầu tư”.
Không riêng gì các DN nói trên, trong chuyến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương của Hiệp hội các chủ DN Pháp trên thế giới (MEDEF) vừa qua, từ thực tế mắt thấy tai nghe, đại diện đoàn, ông Hervé Bolot, Đại sứ Pháp tại Việt Nam rất quan tâm khi biết rằng trong thời gian ngắn mà Bình Dương đã thu hút FDI thuộc hàng đầu của cả nước Ông hoàn toàn ngạc nhiên khi biết chỉ trong vài năm Bình Dương đã thu hút được 19 dự án của DN Pháp với số vốn đầu tư 82 triệu USD và nhận định: “Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những tháng đầu năm 2009 Bình Dương vẫn thu hút hơn 500 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài là một minh chứng cho một hướng đi hiệu quả Đây là điều tốt đẹp và niềm tin để các DN FDI, trong đó có DN Pháp đến hợp tác và đầu tư”.
Cục Đầu tư Nước ngoài dự báo năm 2010, FDI cấp mới sẽ đạt 22 tỷ USD, tăng 10% so với 2009; vốn thực hiện đạt 9 tỷ USD; giá trị xuất khẩu tăng 24,8% và nhập khẩu tăng 38% so với 2009./.
2.Đồng Nai - khai thác triệt để lợi thế và truyền thống để tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp đầu tư trực tiếp nước ngoài Đồng Nai có lợi thế so sánh về địa lý, thuộc vùng ít bị bão lụt thiên tai, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và dịch vụ tương đối khá (tiếp giáp Thành phố HồChí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương), điều kiện đất đai thuận lợi cho việc xây dụng các công trình với chi phí thấp Bên cạnh đó có sự thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong nội bộ tỉnh, thực thi một cách nhất quán các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khó khăn (nếu có) cùng chung sức giải quyết; công khai quy hoạch, công khai quy trình thủ tục, tổ chức quản lý theo cơ chế một cửa, một đầu mối tập trung qua Sở kế hoạch và đầu tư và ban quản lý khu công nghiệp, hạn chế phải qua nhiều tầng nấc trung gian, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, tạo được lòng tin
3 0 cho các chủ đầu tư Nguồn nhân lực tại chỗ tương đối dồi dào kết hợp với việc sử dụng đội ngũ tri thức và lực lượng lao động ngoài tỉnh tương đối thông thoáng nên đã có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư. Đồng Nai là tỉnh có truyền thống phát triển công nghiệp từ thời ngụy quân ngụy quyền, khu công nghiệp Biên Hoà 1 có trước năm 1975 Đến năm
2000, Đồng Nai đã tiến hành quy hoạch 17 khu công nghiệp và các cụm công nghiệp địa phương, trong đó có 10 khu công nghiệp đã được chính phủ phê duyệt và thực hiện quy chế khu công nghiệp với diện tích 2752 ha Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành trên địa bàn Đồng Nai đã gắn quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch lãnh thổ với việc phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp triên địa bàn Việc gắn quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ tới tận hàng rào các khu công nghiệp.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 35%
KH năm, bằng 27,2% so với cùng kỳ.
Trong khi nhiều lĩnh vực kinh tế khác đã bắt đầu vực lại đà tăng trưởng thì tình
Khu công nghiệp AMATA hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm vẫn chưa mấy khả quan Tính đến ngày 21-9, tổng vốn đăng ký mới và dự án FDI tăng vốn chỉ đạt 700 triệu USD, đạt hơn 35% kế hoạch năm và bằng 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái Lũy kế đến cuối tháng 9 năm 2009 có 974 dự án, vốn đăng ký là 15,4 triệu USD Việc thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch thu hút FDI năm 2009 xem ra khó khăn khi chỉ còn 3 tháng để thực hiện thu hút tới 1,5 tỷ USD Ngược lại, thu hút vốn đầu tư trong nước lại tăng rất mạnh với 2,74 tỷ USD, vượt gần 50% kế hoạch năm và gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đào Thị Thắm KTĐT48D
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương
Những lợi thế và bất lợi của Hải Dương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1 Những lợi thế của Hải Dương
Về địa lí,tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài
Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm.Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87% Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động , thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với cây lạc, đậu tương,
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có một vị trí rất quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh Hải Dương có vị trí rất thuận lợi về giao thông: có đường bộ Quốc lộ 5, Quốc lộ 18; đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua; gần cảng hàng không Nội Bài, Gia Lâm, cảng cạn containor và chỉ cách cảng Hải Phòng 50km Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm, trở thành nơi có nhiều ưu thế phát triển kinh tế , đặc biệt là công nghiệp Tận dụng và phát huy được những ưu thế trên, biến những tiềm năng thành thế mạnh thực sự về kinh tế, khai thông các nguồn vốn đầu tư, cần có một chính sách tổng hợp về quản lý đầu tư, trước hết là quy hoạch chi tiết cho các Khu công nghiệp (KCN)
Hải Dương có những thế mạnh nổi bật như hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, nhiều trục giao thông Quốc gia quan trọng chạy qua như đường
QL 5A, đường QL 18, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nhờ đó kết nối thuận Đào Thị Thắm KTĐT48D tiện với cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, cảng hàng không quốc tế Nội Bài tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá xuất khẩu.
Về lao động, Hải Dương có dân số 1,7 triệu người, trong đó có đến 60% là trong độ tuổi lao động Đó là nguồn lực dồi dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh Hiện tỉnh có 4 trung tâm đào tạo nghề tuy quy mô khá, song mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu như hiện nay Đầu tư phát triển các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, cùng với mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề phù hợp là việc làm cần được xem xét.
Về văn hóa,Hải Dương có rất nhiều ngành nghề truyền thống với những đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước như gốm Chu Đậu,bánh đậu xanh Hải Dương, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang….Người dân có truyền thống cần cù , ham học hỏi…
Về cơ sở hạ tầng,đạt được thành tích là 1 trong mười địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài là do Hải Dương đã biết phát huy tối đa các lợi thế là một vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đồng thời tỉnh cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được điều kiện của các nhà đầu tư
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn bởi sự chủ động, kịp thời của chính quyền tỉnh trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính Chính quyền tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến việc tạo cơ chế thông thoáng nhưng đúng luật trong hoạt động đẩy mạnh thu hút FDI Tỉnh đang mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và tiếp tục quan tâm đến việc hoàn thiện những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.
2 Những bất lợi của Hải Dương
Về quy chế, Luật vấn đề thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu từ lâu đã trở thành rào cản khó gỡ trong các hoạt động kinh doanh của nhiều doanh
3 4 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, muốn giữ chân doanh nghiệp và thu hút đầu tư, kinh tế gia lừng danh Paul Krungman trong buổi tọa đàm về khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam cho rằng, cần phải sửa đổi những yếu kém từ nội tại Vị chủ nhân của giải Nobel Kinh tế 2008 cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam nên tập trung vào chấn chỉnh hệ thống giáo dục, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cảnh giác trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tiếp theo bằng nhiều biện pháp như cải tiến hệ thống tài chính, tiền tệ Tuy Hải dương đã tạo cơ chế thong thoáng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục
Về lao động,Theo Liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương, nguồn LĐ của chủ yếu xuất thân từ nông thôn, (60% mới tốt nghiệp THCS), tay nghề, tác phong, ý thức CN chưa cao Hiện nay, trong 17 vạn CN mới chỉ có 6% có tay nghề cao.
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2009 .34 1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2009
Những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự đóng góp quan trọng của các dự án FDI Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007 đạt trên 11% GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 580 USD, dự kiến đạt 1.000 USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020.
Từ đầu năm 2007, tỉnh Hải Dương đã thu hút được 155,5 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới là 9 dự án với tổng số vốn 75,8 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 23 dự án với số vốn tăng thêm là 80,7 triệu USD.
Riêng năm 2006 thu hút cả trong và ngoài KCN là 51 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 663,6 triệu USD, trong đó:
Doanh thu năm 2006 của các doanh nghiệp FDI đạt 468,6 triệu USD, tăng 42, 9% so với năm 2005 (328 triệu USD), thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước là 47 triệu USD Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện năm
2006 của các doanh nghiệp FDI ước đạt 143,4 triệu USD, tăng 47,1% so với năm 2005 (97,5 triệu USD) Năm 2006 các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đã giải quyết việc làm cho trên 9000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại địa phương. Đặc biệt, năm 2006 ghi dấu mốc lần đầu tiên tỉnh Hải Dương vượt con số
01 tỷ USD vốn FDI tại địa bàn.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, vì vậy tuy không chủ quan chúng ta cũng dễ hiểu sự không “mặn mà” trong việc “hợp tác làm ăn” của các nhà đầu tư thời gian vừa qua là một lẽ đương nhiên, một điều tất yếu Đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, dưới sự chỉ đạo điều hành và quản lý trực tiếp của Ban quản lý các KCN tỉnh, năm 2008 các KCN HảiDương vẫn thu được nhiều kết quả hết sức có ý nghĩa, tạo tiền đề cho sự phát
3 6 triển các KCN trong năm tới và những năm tiếp theo Vốn đầu tư thực hiện năm 2008 của các doanh nghiệp ĐTNN tại địa bàn ước đạt 324,4 triệu USD tăng 37,9% so với năm 2007 (235,1 triệu USD); nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn ước đạt 1.125,7 triệu USD, bằng 49,8% tổng vốn đầu tư đăng ký
Lượng vốn đầu tư thực hiện hết tháng 12 năm 2008 tại địa bàn tăng so với năm 2007 là do một số dự án lớn được cấp phép những năm trước đang tập trung triển khai mạnh việc đầu tư xây dựng cơ bản, nhập khẩu máy móc thiết bị như: Công ty TNHH Macromax, Công ty TNHH Cosmost Wood, Công ty LD Container Vinashin, Dây chuyền II xi măng Phúc Sơn, Công ty TNHH Rich Way, v.v
Năm 2008 có 23 dự án mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tổng số dự án vào hoạt động sản xuất lên 116 dự án Doanh thu năm 2008 của các doanh nghiệp FDI ước đạt 1.213 triệu USD, tăng 72,2% so với cùng kỳ năm 2007 (704,5 triệu USD); trong đó doanh thu xuất khẩu ước đạt 694,4 triệu USD, tăng 144% so với cùng kỳ năm 2007 (284,7 triệu USD).
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước ước đạt 71 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2007 (63,9 triệu USD) Tạo việc làm mới cho trên 20.000 lao động, đưa tổng số lao động lên 64.215 người làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp ĐTNN tại địa phương
Năm 2009, Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác chuyên môn trong lĩnh vực quản lý KCN, thực hiện tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào các KCN, phấn đấu năm 2009 sẽ thu hút khoảng 15- 20 dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư vào KCN đạt khoảng 200- 250 triệu USD Để tạo nên một môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, Ban sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một Đào Thị Thắm KTĐT48D cửa” cho các nhà đầu tư theo quy định trên những nội dung công tác chuyên môn được phân cấp và ủy quyền Tiếp tục chủ động tham mưu cho tỉnh giải trình kịp thời với bộ, ngành Trung ương về những nội dung liên quan đến đề án “Phát triển các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” để Chính Phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 187 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn 2 tỷ 174 triệu USD.Tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 1317,7 triệu USD, đạt 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện có 122 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho trên 78.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác trên địa bàn
Vốn đầu tư thực biện 9 tháng đầu năm 2009 của các doanh nghiệp FDI đạt 190,7 triệu USD (trong KCN 80,7 triệu USD, ngoài KCN 110 triệu USD), bằng 70% so với cùng kỳ 2008 (272,3 triệu USD) nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 1.317,7 triệu USD Doanh thu ước đạt 930 triệu USD (trong KCN 410 triệu USD, ngoài KCN 520 triệu USD) tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2008 (909,6 triệu USD), trong đó doanh thu xuất khẩu ước đạt 560 triệu USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ 2008 (429,6 triệu USD) Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước ước đạt 47 triệu USD, bằng 77,8% so với cùng kỳ 2008 (60,4 triệu USD).
Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử, dây cáp điện, hàng may mặc, hàng nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc Số lượng các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính cũng như có điều kiện đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại có xu hướng tập trung đầu tư vào Hải Dương ngày càng nhiều, điển hình như các tập đoàn Sumidenso của Nhật Bản, tập đoàn Brother, Qualcomm của Hoa Kỳ Các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
3 8 Đạt được những thành quả trên là do Hải Dương đã biết phát huy tối đa các lợi thế là một vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đồng thời tỉnh cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được điều kiện của các nhà đầu tư Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn bởi sự chủ động, kịp thời của chính quyền tỉnh trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính Chính quyền tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến việc tạo cơ chế thông thoáng nhưng đúng luật trong hoạt động đẩy mạnh thu hút FDI Tỉnh đang mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và tiếp tục quan tâm đến việc hoàn thiện những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.
Theo quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương, dự kiến đến năm 2010, tỉnh sẽ có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt thành lập để sẵn sàng đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài mới
Đánh giá
1 Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương
1.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Hải Dương
Kế hoạch năm 2008 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều ảnh hưởng của yếu tố không thuận lợi, như: sự suy giảm kinh tế Thế giới và trong khu vực, tình hình thời tiết xấu, dịch bệnh xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao…nhưng với tinh thần phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh liên tục phát triển
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,4% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 25,5%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (không tính thuế nhập khẩu) tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 242 triệu 233 nghìn USD, tăng 53,9% so với cùng kỳ
Tạo thêm việc làm cho trên 16.000 người (kế hoạch cả năm là 3,2 vạn). Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác quốc phòng và quân sự địa phương được giữ vững
6 tháng đầu năm 2009,tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 2,8% so với
Tổng thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 1.630 tỷ 943 triệu đồng, bằng 45,7% dự toán năm, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước Thu nội địa ước đạt 1.437 tỷ 350 triệu đông, bằng 46,8% dự toán năm, giảm10,8% so với cùng kỳ năm 2008 Thu thuế XNK ước đạt 193 tỷ 593 triệu đồng, bằng 38,7% dự toán năm, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm trước Chi
5 0 cân đối ngân sách 6 tháng đầu năm ước thực hiện 1.890 tỷ 767 triệu đồng, đạt 52% dự toán năm, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu của các DN tăng dần theo từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này mới chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thì năm 2007, con số này đã đạt tới 84,3%.Không những thế, khu vực
DN FDI còn giúp Hải Dương tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, marketing hiện đại và rất bổ ích trong quá trình phát triển kinh tế
1.2.Vấn đề lao động và công ăn việc làm
Trước kia, người lao động trong khu vực tỉnh thường di chuyển nhiều vào miền Nam( như Bình Dương, Sài gòn, Đồng Nai….) để làm công nhân cho các nhà máy ở các khu CN, nhưng khi nhiều KCN ở tỉnh mọc lên giải quyêt nhiều công ăn việc làm cho người lao động, khiến người lao động có thu nhập ổn đinh mà không phải đi xa.Lao động được tiếp cận, học hỏi công nghệ tiên tiến của nước ngoài nên tay nghề ngày càng được nâng cao.Mức sông của người lao động ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ngày càng tăng cao.
1.3.Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập
1.3.1.Thu nhập của doanh nghiệp và người lao động
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương là một trong những lĩnh vực vô cùng hấp dẫn đối với lực lượng lao động, và đặc biệt là các lao động trẻ có trình độ, những thanh niên mới tốt nghiệp các trường đại học Sự hấp dẫn đó trước hết là mức thu nhập cao, ngoài ra có thể kể đến môi trường, điều kiện lao động tốt, có khả năng trau dồi kinh nghiệm được học tập và đào tạo tuy không có được những số liệu cụ thể, nhưng rõ ràng là những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện được hưởng mức lương trung bình cao hơn nhiều các doanh nghiệp nhà nước Đào Thị Thắm KTĐT48D hay tư nhân khác ở Việt Nam Tóm lại, có thể nói vốn đầu tư nước ngoài là một nhân tố quan trọng giúp tăng thu nhập của người dân lao động.
Tổng thu ngân sách đạt 1.821 tỷ 94 triệu đồng, bằng 69,9% dự toán, tăng 55,6% so với cùng kỳ Thu nội địa đạt 1.570 tỷ đồng, tăng 52,9% so với cùng kỳ, bằng 67,8% dự toán Trung ương giao Thu hải quan đạt 251 tỷ 94 triệu đồng, tăng 85,9% so với cùng kỳ, đạt 86,6% dự toán năm
Có được kết quả trên là do: Trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương; đồng thời phát huy lợi thế và vị trí địa kinh tế, môi trường sản xuất, kinh doanh và kết cấu hạ tầng khá thuận lợi tại địa phương; thủ tục hành chính được đơn giản hoá từng bước, phần nào giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh Tỉnh thật sự quan tâm đến các doanh nghiệp, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai đầu tư; luôn coi sự thành công của doanh nghiệp chính là sự thành công của tỉnh Giám đốc Đỗ Quốc Tiến khẳng định: Chất lượng cải cách hành chính là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động việc thu hút đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mô hình "một cửa", "một liên thông" tại các sở, ban, ngành, địa phương đã nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; bước đầu đem lại những thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
2 Một số tồn tại của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương
Bên cạnh những thành tích đạt được, còn một số hạn chế, yếu kém, đó là:
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chưa có nhiều lĩnh vực tạo ra bước phát triển đột phá cho nền kinh tế Qui mô các ngành còn nhỏ,phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
- Tiến độ thực hiện đầu tư của nhiều dự án, kể cả dự án trọng điểm còn chậm Công tác qui hoạch chưa được quan tâm đúng mức
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã tác động xấu đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
-Một số vần đề xã hội tuy đã được tích cực giải quyết, nhưng kết quả chưa vững chắc, như: giải quyết việc làm, giảm nghèo, bố trí tái định cư, hỗ trợ cho nông dân, số người sinh con thứ 3 tăng…Một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, như: ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, -Hiệu lực quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực chưa nghiêm Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính chưa thực sự hiệu quả, còn rườm rà, chồng chéo Việc rà soát, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện một số chính sách của Chính phủ còn chậm Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn hạn chế…
-Quy mô, số lượng chưa lớn: quy mô các KCN chưa được lơn, nhiều KCN diện tích đất chưa được sử dụng hết,gây lãng phí
- Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang thực hiện dở dang còn nhiều.
-Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Bùi Thanh Quyến nêu rõ: Kết quả
20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt được khá rõ trên các mặt về số lượng doanh nghiệp, số lượng vốn đăng ký đầu tư, chất lượng đầu tư được quan tâm hơn Tuy nhiên, việc thu hút các dự án FDI của tỉnh còn nhiều vấn đề bức xúc: Lĩnh vực đầu tư chưa cân đối theo ngành, vùng, đối tác đầu tư; các dự án FDI phần lớn nằm ven các trục quốc lộ thuận lợi về giao thông, hạ tầng, chưa có nhiều dự án đến từ các quốc gia phát triển; một số doanh nghiệp chưa quan tâm và chấp hành tốt pháp luật Việt Nam, cho nên xảy ra đình công, lãn công
3.Nguyên nhân Đào Thị Thắm KTĐT48D
- Hiệu quả của các dự án FDI trước đây không gây được nhiều lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
-Các thủ tục pháp lý để được cấp giấy phép đầu tư còn phức tạp, mất thời gian, đổi khi còn phát sinh nhiều chi phí bên ngoài
- Có sự phân biệt về cung cấp dịch vụ kỹ thuật giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước thông qua phí, lệ phí, thuế và các hình thức khác
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2007 đến nay
Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương đến năm 2010
1 Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, tỉnh Hải Dương tiếp tục phát huy mọi nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện, nước, bưu chính
- viễn thông, hạ tầng cơ sở các KCN, cụm công nghiệp gắn liền hạ tầng đô thị và các khu chung cư Từ đó tạo động lực và môi trường phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
Thứ hai, tỉnh luôn xác định nguồn vốn FDI là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới và những năm tiếp theo. Phấn đấu thu hút 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010, bằng 25% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Ưu tiên thu hút các dự án FDI có quy mô đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn; dự án sản phẩm có sức cạnh tranh; dự án sản xuất định hướng xuất khẩu; dự án sản xuất công nghiệp phụ trợ; dự án sản xuất có sử dụng thế mạnh về nguyên liệu của địa phương
Thứ ba, thực hiện triệt để và nhất quán chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh Tỉnh sẽ rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cho phù hợp với luật mới trên cơ sở gắn liền với thực tế, đặc thù của địa phương Quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề
2 Phương hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1 HD phải hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất để có căn cứ chủ động trong xây dựng kế hoạch và các dự án thu hút vốn đầu tư và tại trợ nước ngoài, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá hàng năm Đào Thị Thắm KTĐT48D
2.2 Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và tiếp nhận tài trợ từ nước ngoài trên địa bàn HD phải có một cơ chế điều hành đảm bảo tính tập trung, thống nhất
2.3 Cải cách các thủ tục hành chính, hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm phát huy tiềm năng hỗ trợ và khuyết khích các thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực kinh tế đối ngoại
2.4 Xây dựng các biện pháp, chính sách cụ thể để từng bước đào tạo,đào tạo lại đội ngũ công chức, viên chức làm công tác kinh tế đối ngoại; nâng cao năng lực xây dựng tổ chức và thực hiện dự án hợp tác đầu tư kinh doanh với nước ngoài ở các cấp, các ngành có liên quan của thành phố
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Hải Dương đến năm 2010
1.Giải pháp từ phía tỉnh HD và các cơ quan pháp lý Đến năm 2010, tỉnh Hải Dương phấn đấu đạt 8.800 tỷ đồng vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài Với số vốn thực hiện đầu tư hiện nay (hơn
800 triệu USD) đã vượt chỉ tiêu đến năm 2010 Vì vậy, những năm tới, tỉnh cần chọn lọc, thu hút các dự án FDI có vốn đầu tư lớn Theo Phó Chủ tịchUBND tỉnh Hải Dương Lê Hồng Văn, nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho định hướng và mục tiêu "tăng tốc" đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh thực hiện: Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; bố trí sắp xếp các dự án theo quy hoạch; trong quá trình lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặc biệt chú ý các vấn đề môi trường, cấp thoát nước; tổ chức tốt công tác xúc tiến, vận động đầu tư theo hướng trọng điểm,trực tiếp đi vào các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thực hiện cải cách, nhất là thủ tục hành chính; nhất quán chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh;
5 6 tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
-Thực hiện tốt luật đầu tư nước ngoài mới sửa đổi, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho nhà đầu tư, luật đầu tư nước ngoài sửa và đổi bổ sung
-Khai thác hơn nữa lợi thế của Hải Dương để tạo nhiều cơ hội thuận lợn kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
-Cần xúc tiến công tác quy hoạch HD về giao thông, cấp nước, môi trường, cây xanh ,KCN, khu đô thị mới, khu trung tâm văn hoá thể thao, khu vui chơi giải trí, đặt trong quy hoạch tổng thể, đồng bộ và toàn diện
- HD cần có kế hoạch cân đối nguồn vốn ngân sách để xây dựng hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật
-HD cần có chính sách ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
- Thay đổi cung cách quản lý phù hợp với điều kiện của kinh tế thị trường, phù hợp với cung cách quản lý hiện đại để khi liên doanh không bị bỡ ngỡ
-Đổi mới công tác bố trí cán bộ việt nam tham gia vào các cương vị lãnh đạo trong công ty liên doanh phải qua tuyển chọn, đủ năng lực quản lý, có sức khoẻ, ngoại ngữ tốt, trình độ học vấn, bằng cấp tương đương với các nhà đầu tư nước ngoài
-Năng động và tự chủ trong tìm kiếm đối tác liên doanh
3.Kiến nghị với nhà nước
-Đổi mới, đẩy nhanh công tác vận động xúc tiến đầu tư
-Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước đối với đàu tư trực tiếp nước ngoài Đào Thị Thắm KTĐT48D
Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế ổn định, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đầu năm đã đề ra; tăng cường thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, trong đó nhấn mạnh một số nhóm giải pháp trọng tâm sau:
1 Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh
Chỉ đạo thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2008 Tập trung khôi phục đàn gia súc, gia cầm; kiên quyết, chủ động phòng, chống dịch tái phát. Thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, úng năm 2008.
Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh Đôn đốc, triển khai nhanh một số dự án quan trọng như: nhà máy nhiệt điện than, nhà máy sản xuất thép…Tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất tại các Khu, Cụm công nghiệp.
Khai thác thế mạnh để phát triển nhanh một số lĩnh vực dịch vụ có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn như: du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, tài chính…Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu và các hoạt động đầu cơ trái phép.
2 Tăng cường công tác quản lý đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ các nguồn vốn
Tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định 390/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008 Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giải ngân của các dự án, nhất là các dự án trọng điểm. Kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đối với những dự án triển khai chậm.
3 Khai thác, quản lý có hiệu quả các nguồn thu; chấp hành tốt dự toán chi ngân sách
Thực hiện tốt Luật Quản lý thuế Phổ biến, tuyên truyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng Rà soát, huy động kịp thời các nguồn thu vào ngân sách nhà nước Tăng
5 8 cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cắt giảm 10% chi thường xuyên trong các đơn vị nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ.
4 Phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị, đất ở nông thôn và đất nông nghiệp sau chuyển đổi Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về đất đai và bảo vệ môi trường.
5 Phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc về xã hội
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho khai giảng năm học mới 2008- 2009 Tạo sự chuyển biến tốt hơn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”; phát triển du lịch gắn với bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Duy trì tốt các phong trào thể dục, thể thao quần chúng.
Tiếp tục thực hiện đề án dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho nông dân Triển khai các dự án hỗ trợ nông dân tại khu vực thu hồi đất cho phát triển công nghiệp và xây dựng khu đô thị mới Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở bằng tiền cho cán bộ tiền khởi nghĩa Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.
6 Thực hiện tốt công tác thanh tra, tư pháp; giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; củng cố quốc phòng, quân sự địa phương
Duy trì tốt công tác thanh tra, tư pháp Đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kết luận sau thanh tra