Đề tài Phân tích chứng khoán của một số công ty sau phát hành lần đầu (IPO) 1CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Tính đến hôm nay thị trường chứng khoán đã phát triển được 8 năm, một bước đi khôn[.]
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp
1.1.1 Chức năng của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
- TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh được các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường Sự tồn tại của TTCK cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây chính là nhân tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi một quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế.
- TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc các tập đoàn lớn phát hành chứng khoán ra công chúng giảm bớt tỷ lệ cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp này.
- TTCK tạo điều kiện tách biệt sở hữu và quản lý doanh nghiệp Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát thị trường một cách chặt chẽ hơn tạo điều kiện kết hợp hài hòa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và người lao động.
- Việc mở rộng TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn,tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
- TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.
- TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kì kinh doanh trong tương lai Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kì kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ TTCK cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
* Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
* Sở Giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN
* Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK)
TTGDCK có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hệ thống giao dịch và các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường
* Công ty chứng khoán (CTCK)
CTCK là tổ chức tài chính trung gian thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,lưu ký chứng khoán
* Các tổ chức phát hành chứng khoán
Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
* Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Các tổ chức đầu tư có thể là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
* Các tổ chức có liên quan khác
- Các ngân hàng thương mại
Trên thị trường sơ cấp
Các khái niệm về phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO)
IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, có thể hiểu là công ty bán một phần quyền sở hữu của mình cho người mua cổ phần , được gọi là cổ đông.
Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng
Cổ đông thường niên hay bất thường.
Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp IPO có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành Nguyên nhân của thử thách này là do doanh nghiệp trước khi được phép huy động vốn rộng rãi phải đảm bảo hàng loạt các điều kiện phát hành ngặt nghèo và qui chế báo cáo thông tin rất nghiêm khắc Sau khi hoàn thành quá trình IPO, doanh nghiệp sẽ trở thành công ty đại chúng IPO hoàn toàn khác với việc một cổ đông hiện hữu bán lượng cổ phần đang nắm giữ; hành vi sau này gọi là Chào bán Cổ phần (Offer for Sale).
Về mặt thủ tục, tiến trình IPO thường liên quan tới một hay một số công ty tài chính đặc biệt gọi là Ngân hàng đầu tư, ở Việt Nam vẫn gọi là cácCông ty chứng khoán Những trung gian tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và bảo lãnh phát hành Công ty tiến hành bán cổ phần bằng IPO được gọi là "Nhà phát hành." Những vụ bảo lãnh phát hành lớn thường do một nhóm các ngân hàng đầu tư hợp thành một xanh-đi-ca (syndicate) để phân chia công việc và rủi ro Trong số này có một tổ chức đứng ra làm Nhà bảo lãnh chính, và chiếm hết phần lớn phí bảo lãnh phát hành Trên thế giới, mức phí này có thể lên tới 8% của tổng số tiền cổ phần bán được và kèm theo nhiều điều khoản khác.
Những điểm thuận lợi và bất lợi của IPO
Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng công ty trở thành công ty đại chúng.
* Những điểm thuận lợi và bất lợi khi phát hành chứng khoán ra công chúng: Những điểm thuận lợi
Có một số thuận lợi chính khi công ty trở thành công ty đại chúng:
- Thứ nhất, phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ hai, phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.
- Thứ ba, phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.
- Thứ tư, phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lí và điều hành hoạt động của công ty.
- Thứ năm, phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
Tuy nhiên, khi trở thành công ty đại chúng, công ty cũng phải đối mặt với một số khó khăn như:
- Thứ nhất, phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
- Thứ hai, chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kì.
- Thứ ba, công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.
- Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.
Thực trạng các công ty IPO ở Việt Nam
4.1 Điều kiện doanh nghiệp được phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ở Việt Nam
Hiện nay các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phần lớn là niêm yết cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, do đó ta chỉ xét điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng của hai loại chứng khoán này.
Theo luật chứng khoán Việt Nam điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã đóng góp tại thời điểm đăng kí chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán.
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đọt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
* Đối với chứng chỉ quỹ:
-Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng kí chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng Việt Nam.
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của pháp luật
Hiện nay có hay hình thức phát hành chứng khoán phổ biến là phát hành riêng lẻ và phát hành chứng khoán ra công chúng, mỗi công ty có thể lựa chọn các hình thức khác nhau tùy nhu cầu sử dụng vốn của mình, tuy nhiên trong phạm vi bài viết tôi chỉ đề cập đến việc phát hành chứng khoán ra công chúng Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng công ty trở thành công ty đại
4.2 Nhu cầu về việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ở Việt Nam
Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhu cầu mở rộng sản xuất là một tất yếu khách quan của các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên việc vay vốn ngân hàng ngày càng khó khăn do nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày một lớn, thêm vào đó là một loạt các thủ tục khá rườm rà, một kênh huy động vốn rất hiệu quả của doanh nghiệp hiện nay là huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Tại sao kênh huy động này lại hấp dẫn các doanh nghiệp như vậy?
Sở dĩ có điều này vì khi huy động qua thị trường chứng khoán công ty được yêu cầu minh bạch thông tin điều này làm doanh nghiệp phải phát huy hết tiềm lực, nâng cao chất lượng quản lý và điều hành Một điều nữa là việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán thường dễ dàng hơn.
Hiện nay, thị trường vốn ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, trong khi một số công ty đang chuẩn bị IPO với qui mô lớn, thì tổng số các công ty giao dịch đại chúng vẫn còn nhỏ khi so sánh với qui mô quốc tế.
Do đó, khi thị trường có nguồn cung mới và thêm các công ty được niêm yết ở Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhu cầu từ phía nhà đầu tư trong nước và quốc tế tăng lên nhanh chóng trong vòng 2 năm qua, bao gồm các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư tổ chức.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty thuộc sở hữu nhà nước Và trước mắt, xu hướng này vẫn tiếp tục khi Chính phủ công bố kế hoạch cổ phần hóa từ năm 2007 - 2010, trong đó nhiều công ty nhà nước sẽ được niêm yết Cùng với các công ty nhà nước, một số lượng lớn các công ty tư nhân đang chuẩn bị niêm yết để tăng cường khả năng vốn.
Thông thường thời gian doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết ngắn, điều này có thể hiểu là doanh nghiệp chỉ tập trung vào những yêu cầu cần thiết khi niêm yết mà không quan tâm đến các vấn đề khác khi niêm yết.
Khi niêm yết, hoạt động của công ty sẽ bị quan sát bởi các nhà phân tích và các nhà đầu tư và sự mong đợi vào ban điều hành công ty cũng như là các định hướng, chiến lược, quản trị doanh nghiệp, tài chính ở mức độ cao hơn IPO chỉ là sự khởi đầu của doanh nghiệp niêm yết.
Cũng giống như các thị trường khác trên thế giới, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và thời gian của việc niêm yết Các nhà đầu tư trong nước, các công ty cổ phần hóa hoặc chưa cổ phần hóa, người nước ngoài đã tham gia thị trường hoặc chuẩn bị tham gia thị trường, các đối thủ của họ thường quan tâm rất sát quá trình này.
Một quyết định đúng thời điểm của cổ phiếu mới niêm yết thường gặp phải khó khăn khi đánh giá Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng là đánh giá thị trường Nhiều cuộc IPO của các thị trường nước ngoài đã bị hoãn do sự đi xuống của thị trường. Ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, khi một số IPO dự kiến năm 2007 bị hoãn do sự đảo ngược của thị trường hiện tại chỉ bằng 75% của tháng 3 cùng năm Ví dụ gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự định IPO tháng 12/2007 nhưng cuối cùng lại hoãn đến quý 2/2008.
Chúng ta đã chứng kiến một số cuộc IPO bị hoãn mà liên quan tới việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Ví dụ như những cuộc thương lượng với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể làm giá quá cao khi thị trường đang đi xuống trong khi các cuộc thương lượng vẫn đang tiếp diễn.
Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức rất rõ về tiềm năng phát triển của Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam trong một vài năm gần đây Dự báo có khoảng 6 tỷ đô la Mỹ của các quĩ quan tâm đầu tư vào Việt Nam Do đó, có thể hiểu rằng mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là đang nhắm tới các cơ hội đầu tư mới và sẽ là những cổ đông nếu giá tăng trưởng và các chỉ tiêu quan trọng khác phù hợp với tiêu chuẩn của họ Điều này đặc biệt đúng đối với các cổ phiếu blue chip.
Như vậy trong thời gian tới nhu cầu IPO của các doanh nghiệp còn cao, điều đó vừa thuận lợi vừa có tác động đến nền kinh tế.
4.3 Đánh giá việc phát hành chứng khoán lần đầu ở Việt Nam
4.3.1 Khảo sát thị trường chứng khoán Việt Nam của các công ty niêm yết
CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ÁP DỤNG CHO CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY SAU PHÁT HÀNH
Các mô hình và thuật toán sử dụng
* Mô hình 1: Động thái beta và thời điểm dừng.
Mô hình được mô tả như sau:
Rjt: lợi suất theo ngày của cổ phiếu t tại thời điểm t, giả định rằng toàn bộ cổ tức tiền mặt được tái đầu tư hết.
Rmt: lợi suất ngày trung bình của cổ phiếu thị trường tại thời điểm t với tỷ trọng theo số cổ phiếu được giao dịch, giả định rằng toàn bộ tiền được tái đầu tư. ejt: phần dư của cổ phiếu j tại thời điểm t. αj: hằng số βj: rủi ro hệ thống của cổ phiếu j.
Mô hình 2: Phương pháp ngọn sóng ước lượng beta.
Mô hình có dạng như sau:
Trong đó: ut: sai số β: được ước lượng trong mô hình trên, dựa vào giá chứng khoán của công ty hay của ngành.
Rm,t: lợi suất thị trường, với chuỗi thời kì ngắn kí hiệu là: R s m,t và chuỗi thời kì dài là R l m,t Nghĩa là ta có: Rm,t = R s m,t + R l m,t , t = 1,2,…,T.
Mô hình 3: Chọn thời gian và thời kì khi ước lượng.
Mô hình này sử dụng kết quả của CAPM để phân tích.
Rit: lợi suất của cổ phiếu thời kì t
Rmt: tỷ trọng cân bằng CRSP lợi suất thị trường thời kì t αi: hệ số βi: bêta của công ty i εit: sai số của công ty trong thời kì t
Sε: độ lệch tiêu chuẩn của sai số ước lượng trong phương trình 1
Sm: độ lệch tiêu chuẩn của lợi suất thị trường
Lựa chọn mô hình cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong phạm vi một chuyên đề thực tập tốt nghiệp tôi sẽ chọn mô hình 1 để xác định tính dừng của mỗi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chúng ta ước lượng hệ số beta(β) dựa vào lợi suất ngày của cổ phiếu.
Mô hình được mô tả như sau:
Rjt: lợi suất theo ngày của cổ phiếu t tại thời điểm t, giả định rằng toàn bộ cổ tức tiền mặt được tái đầu tư hết.
Rmt: lợi suất ngày trung bình của cổ phiếu thị trường tại thời điểm t với tỷ trọng theo số cổ phiếu được giao dịch, giả định rằng toàn bộ tiền được tái đầu tư. ejt: phần dư của cổ phiếu j tại thời điểm t. αj: hằng số βj: rủi ro hệ thống của cổ phiếu j.
Chúng ta sẽ chọn những phiên giao dịch thứ 2, thứ 120, thứ 240, thứ 480 sau phát hành lần đầu ra công chúng để phân tích với số lượng các phiên khác nhau với độ dài 6 cửa sổ ước lượng từ 30 đến 480 ngày, chúng ta sẽ ước lượng được 24 bêta cho mỗi công ty niêm yết.
Sử dụng chuỗi số liệu giá chứng khoán của các cổ phiếu niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh( HOSE) Mẫu gồm khoảng hơn 30 công ty niêm yết sau IPO từ năm 2000 đến 2004.
4 Trường hợp thị trường chứng khoán Trung Quốc
Hệ số β là một trong những các hệ số quan trọng trong lý thuyết tài chính hiện đại, nó không chỉ được sử dụng rộng rãi trong định giá rủi ro hệ thống của cổ phiếu và danh mục mà còn là một hệ số trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Tuy nhiên cách ước lượng β như thế nào thì vẫn là một vấn đề chưa có lời giải Để đảm bảo ảnh hưởng rủi ro của tài sản hệ số β nên dừng, ngược lại nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dường như điều đó xảy ra là do thời gian, tức là rủi ro hệ thống của cổ phiếu có thể thay đổi theo thời gian và phù hợp với sự thay đổi các đặc trưng của hãng ( ví dụ: vòng đời, cơ cấu vốn của hãng ) và điều kiện thị trường ( sự dao động của thị trường…) Do đó, hiểu về sự khác nhau về thời gian của hệ số β là rất có ích nó không chỉ đánh giá rủi ro hệ thống của công ty một cách đầy đủ mà còn chỉ ra cách để tính lợi suất kì vọng của cổ phiếu.
Các quan sát thực tế:
Liên quan đến tính dừng của của hệ số bêta, Levy(1971) và Blume
(1971) đã sử dụng phân tích kết hợp danh mục các công ty trên thị trường chứng khoán New York (NYSE) và kết quả chỉ ra rằng hệ số bêta của các hãng đơn lẻ thì không ổn định mặc dù tính dừng của một danh mục được đa dạng hóa cao hơn Sử dụng kiểm định Chow, Shen et al.(1999) đã chứng minh được rằng không phải cổ phiếu riêng lẻ cũng không phải danh mục cổ phiếu có một bêta ổn định trên TTCK Trung Quốc Đâu là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của hệ số bêta? Từ những cách tiếp cận khác nhau, Scott et al.
(1980) và Reyes (1990) đã nghiên cứu những ảnh hưởng của phương pháp ước lượng và thấy rằng bêta bị lệch đi khi có tự tương quan và hiện tượng phương sai có điều kiện trong phần dư của mô hình thị trường.
Dựa vào mối quan hệ độ lớn của mẫu, nghiên cứu này đã phân tích tác động của những quan sát ước lượng và độ dài thời gian của quan sát đến hệ số bêta trên thị trường vốn Trung Quốc Ước lượng của hệ số bêta phụ thuộc vào sự xác định độ dài của các quan sát ước lượng Tuy nhiên hầu hết các nghiện cứu không đề cập đến vấn đề này và thường chọn tất cả các quan sát ước lượng khác nhau Sự khác nhau như thế sẽ ảnh hưởng ước lượng bêta IPO không chỉ là một quá trình biến đổi căn bản của cơ cấu tổ chức và mục tiêu đầu tư mà còn là một quá trình dần dần để các nhà đầu tư bắt đầu hiểu một cách đầy đủ về rủi ro của hãng Có thể một nhóm ngành có một mức ý nghĩa rủi ro khác nhau trong thời kì đầu của IPO của nó so với thời kì ổn định Do đó, thời gian của quan sát ước lượng cũng có ảnh hưởng đến sự đánh giá rủi ro hệ thống của cổ phiếu.
Mô hình cho thị trường chứng khoán Trung Quốc:
Mô hình được mô tả như sau:
Rjt: lợi suất theo ngày của cổ phiếu t tại thời điểm t, giả định rằng toàn bộ cổ tức tiền mặt được tái đầu tư hết.
Rmt: lợi suất ngày trung bình của cổ phiếu thị trường tại thời điểm t với tỷ trọng theo số cổ phiếu được giao dịch, giả định rằng toàn bộ tiền được tái đầu tư. ejt: phần dư của cổ phiếu j tại thời điểm t. αj: hệ số chặn. βj: rủi ro hệ thống của cổ phiếu j.
Chúng ta sẽ chọn những phiên giao dịch thứ 2, thứ 120, thứ 240, thứ 480 sau phát hành lần đầu ra công chúng để phân tích với số lượng các phiên khác nhau với độ dài 6 cửa sổ ước lượng từ 30 đến 480 ngày, chúng ta sẽ ước lượng được 24 bêta cho mỗi công ty niêm yết.
Tập hợp dữ liệu giao dịch từ TTCK Trung Quốc và Accouting Research (CSMAR) Mẫu gồm 625 công ty IPO từ năm 1995 đến 1999.
Kết quả kiểm nghiệm của mô hình cho bởi bảng sau:
2 nd trading date after IPO: là phiên giao dịch thứ 2 sau IPO.
120 th trading date after IPO: phiên giao dịch thứ 120 sau IPO.
240 th trading date after IPO: phiên giao dịch thứ 240 sau IPO.
480 th trading date after IPO: phiên giao dịch thứ 480 sau IPO.
30 trading dates: 30 phiên giao dịch.
60 trading dates: 60 phiên giao dịch.
120 trading dates: 120 phiên giao dịch.
240 trading dates: 240 phiên giao dịch.
360 trading dates: 360 phiên giao dịch.
480 trading dates: 480 phiên giao dịch.
Từ kết quả kiểm nghiệm của mô hình ta có thể thấy: cột dọc trung bình của bêta được hội tụ dần đến 1 với số quan sát ước lượng dài hơn Nhìn chung xu hướng này dần ổn định khi sô quan sát ước lượng là 120 ngày Sai số tiêu chuẩn chỉ ra một xu hướng đi xuống khi số quan sát nhiều hơn, điều đó chỉ ra rằng bêta của hãng riêng lẻ thì dần dần nhỏ hơn, khi đó lợi suất của hãng xấp xỉ lợi suất thị trường Do đó bêta có thể là ước lượng dưới hoặc ước lượng trên nếu số quan sát ước lượng ít được sử dụng và những đặc điểm của rủi ro hệ thống của hãng sẽ trở nên không rõ ràng nếu số quan sát ước lượng dài được sử dụng.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHO MỘT SỐ CÔNG TY Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Mô tả tần số IPO
33 công ty tôi lựa chọn ở trên là những công ty niêm yết khá sớm trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, như SAM hay REE niêm yết ngày 28/07/2000 là hai cổ phiếu niêm yết sớm nhất, các cổ phiếu còn lại cũng có thời gian niêm yết khá dài khoảng 2 năm Với những cổ phiếu như thế chúng ta cũng có thể phân tích tác động của chúng một cách chính xác hơn,tính dứng của cổ phiếu được thể hiện một cách chính xác.
Tính chất, những biến động cá biệt và đặc trưng quan trọng
Hai tính chất quan trọng của cổ phiếu là biến động giá và tính dừng Gía có xu hướng vận động lên xuống theo quy luật thị trường, nhưng tính dừng chỉ ra rằng khi cổ phiếu ở trạng thái dừng thì các giao dịch sau của nó cũng dừng và như vậy cổ phiếu sẽ trở nên ổn định hơn các nghiên cứu thị trường của cổ phiếu ở giai đoạn này cũng trở nên chính xác, ít biến động hơn.
2.2 Đặc trưng quan trọng Đặc trưng của biến động giá là tạo ra lợi nhuận chênh lệch giá của nhà đầu tư đối với một chứng khoán. Đặc trưng của tính dừng của cổ phiếu là sự ổn định giá, sự ổn định này cũng sinh ra lợi nhuận cho cô đông và những người nắm giữ chứng khoán.Như vây, tuy hai tính chất biến động giá và tính dừng có vẻ trái ngược nhau nhưng nó đều tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư Và vì thế nhà đầu tư quan tâm tới cả hai đặc trưng này khi ra quyết định đầu tư.
Thực trạng các công ty niêm yết
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã phát triển được 8 năm với khoảng hơn 100 công ty niêm yết, tôi đã chọn ra 33 công ty để niêm yết, cụ thể như sau:
1 AGF: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
2 BBC: Công ty cổ phần Bibica
3 BBT: Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết
4 BPC: Công ty cổ phẩn bao bì Bỉm Sơn
5 BT6: Công ty cổ phần bê tong 620- Châu Thới
6 BTC: Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu
7 CAN: Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
8 DHA: Công ty cổ phần Hóa An
9 DPC: Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
10 GIL: Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh
11 GMD: Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển
12 HAP: Công ty cổ phần HAPACO
13 HAS: Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội
14 KDC: Công ty cổ phần Kinh Đô
15 KHA: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội
16 LAF: Công ty cổ phần chế biến hang xuất khẩu Long An
17 MHC: Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội
18 NKD: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
19 PMS: Công ty cổ phẩn cơ khí xăng dầu
20 PNC: Công ty cổ phẩn văn hóa Phương Nam
21 REE: Công ty cổ phẩn cơ điện lạnh
22 SAM: Công ty cổ phẩn cáp và vật liệu viễn thông
23 SAV: Công ty cổ phẩn hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX
24 SFC: Công ty cổ phẩn nhiên liệu Sài Gòn
25 SSC: Công ty cổ phẩn giống cây trồng miền Nam
26 SGH: Công ty cổ phẩn khách sạn Sài Gòn
27 TMS: Công ty cổ phẩn kho vận giao nhận ngoại thương thành phố
28 TRI: Công ty cổ phẩn nước giải khát Sài Gòn
29 TS4: Công ty cổ phẩn thủy sản số 4
30 TYA: Công ty cổ phẩn dây và cáp Taya Việt Nam
31 VFMVF1: Qũy đầu tư chứng khoán Việt Nam
32 VNM: Công ty cổ phẩn sữa Việt Nam
33 VTC: Công ty cổ phẩn viễn thông VTC
Mô tả chuỗi lợi suất của cổ phiếu
* Chuỗi giá của cổ phiếu:
Chuỗi giá của cổ phiếu là gía đóng của của cổ phiếu đó trên Sở giao dịch chứng khoán và tính từ ngày bắt đầu giao dịch hay là giao dịch đầu tiên sau
IPO Ta có các mức giá P1, P2….Pn.
*Chuỗi lợi suất của cổ phiếu:
Chuỗi lợi suất được tính như sau:
Pt: giá đóng cửa của cổ phiếu j tại thời điểm t.
Pt-1: giá đóng cửa của cổ phiếu j tại thời điểm t-1.
Tương tự với lợi suất thị trường VNI ta cũng có chuỗi lợi suất như trên.
Từ 2 công thức trên ta thấy rằng từ phiên giao dịch thứ 2 mới có lợi suất của cổ phiếu, đến đây ta có thể hiểu lí do tại sao tôi chọn các phiên giao dịch kế tiếp sau đều bắt đầu từ phiên giao dịch thứ 2 sau IPO.
Ước lượng mô hình
4.1 Các bước ước lượng mô hình
Sử dụng số liệu 33 công ty ở trên để phân tích Ta làm với từng cổ phiếu các bước cụ thể được mô tả như sau:
Bước 1: Lấy mẫu gồm 30 quan sát.
Bước 2: Đưa số liệu vào SPSS sau đó lựa chọn Analyze - Regression – Liner.
Bước 3: Tính phương sai (σ 2 ) dựa vào sai số tiêu chuẩn (Se): σ 2 1 =Se 2 1.
Bước 4: Lấy mẫu gồm 60 quan sát rồi làm lại từ bước 2 Kết thúc bước
Bước 5: Tính tỷ số: σ 2 1/ σ 2 2 hoặc σ 2 2/ σ 2 1.
Nếu tỷ số ở bước 5 trong khoảng [0.9;1.1] chuỗi là dừng tại 60 giao dịch tính từ ngày thứ 2 sau IPO.
Nếu tỷ số ở bước 5 không nằm trong khoảng trên ta làm sang bước 6. Bước 6: Lấy mẫu gồm 90 quan sát Làm lại từ bước 2 Kết thúc bước 3 ta lại có σ 2 3.
Bước 7: Tính tỷ số: σ 2 2/ σ 2 3 hoặc σ 2 3/ σ 2 2.
Nếu tỷ số ở bước 7 trong khoảng [0.9;1.1] chuỗi là dừng tại 90 giao dịch tính từ ngày thứ 2 sau IPO.
Nếu tỷ số ở bước 7 không nằm trong khoảng trên ta làm sang bước 8. Bước 8: Chọn tiếp mẫu gồm 120 quan sát làm lại từ bước 2
Ta cứ làm tiếp như thế cho đến khi chuỗi là dừng Tuy nhiên cần lưu ý rằng ta chọn mẫu là bội số của 30 và phải làm lần lượt kế tiếp nhau và tính từ ngày thứ 2 sau IPO Có nhiều cách chọn mẫu khác nhau tuy nhiên tôi thấy lấy
30 giao dịch kế tiếp nhau là hợp lý.
4.2 Mô hình ước lượng cho từng công ty
Ta có bảng kết quả sau:
Square Std Error of the Estimate
Square Std Error of the Estimate
1 0.742 0.550 0.542 0.008068323 a Predictors: (Constant), rvni σ1 bp 0.000071911604520377 σ2 bp 0.00006509783968471 σ1/σ2 0.905248049 σ2/σ1 1.1046696
Như vậy, cổ phiếu AGF dừng sau 60 phiên giao dịch.
Ta có bảng kết quả sau:
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
2 a Predictors: (Constant), rvni σ2 bp 0.00027176356653027 σ3 bp 0.00020529335793095 σ2/σ3 1.323781584 σ3/σ2 0.755411627
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
9 a Predictors: (Constant), rvni σ3 bp 0.000205293 σ4 bp 0.000193991 σ3/σ4 1.05826164 σ4/σ3 0.944945902
Như vậy, BBC dừng tại 120 phiên giao dịch sau IPO.
Ta có bảng kết quả sau:
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
Adjusted Square R Std Error of the Estimate
1 0.390 0.152 0.142 0.020166807 a Predictors: (Constant), rvni σ2 bp 0.000450624 σ3 bp 0.0004067 σ2/σ3 1.108001205 σ3/σ2 0.902526094
Như vậy, BBT dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
Ta có bảng kết quả sau:
Adjusted Square R Std Error of the
Adjusted Square R Std Error of the
1 0.362 0.131 0.116 0.013001264 a Predictors: (Constant), rvni σ1 bp 0.000137035 σ2 bp 0.000169033 σ1/σ2 0.81070316 σ2/σ1 1.233497103
Adjusted Square R Std Error of the
Như vậy, BPC dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
Trên đây là kết quả ước lượng của 4 công ty gồm: AGF, BBC, BBT, BPC, kết quả ước lượng của 29 công ty còn lại có thể xem thêm trong phần phụ lục dưới đây là kết quả của 29 công ty trên:
BT6 dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.
BTC: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO
CAN: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO
DHA: dừng sau 180 phiên giao dịch sau IPO.
DPC: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
GIL: dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.
GMD: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO
HAP: dừng sau 240 phiên giao dịch sau IPO.
HAS: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
KDC: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO.
KHA: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
LAF: dừng sau 210 phiên giao dịch sau IPO.
MHC: dừng sau 210 phiên giao dịch sau IPO.
NKD: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
PMS: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
PNC: dừng sau 270 phiên giao dịch sau IPO.
REE: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO.
SAM: dừng sau 240 phiên giao dịch sau IPO.
SAV: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO.
SFC: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO.
SSC: dừng sau 180 phiên giao dịch sau IPO.
SGH: dừng sau 210 phiên giao dịch sau IPO.
TMS: dừng sau 240 phiên giao dịch sau IPO.
TRI: dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.
TS4: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
TYA: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO.
VF1: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO.
VNM: dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.
VTC: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO.
BTC: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO.
Dựa vào kết quả ước lượng ta có thể thống kê như sau:
Các cổ phiếu dừng tại 60 phiên giao dịch đầu tiên sau IPO gồm có: AGF, BTC, REE, TYA, VF1, VTC.
Các cổ phiếu dừng sau 90 phiên giao dịch có: BBT, BPC, CAN, DPC, HAS, KHA, NKD, PMS, TS4.
Các cổ phiếu dừng sau 120 phiên giao dịch có: BBC, BT6, GIL, TRI, VNM.
Các cổ phiếu dừng sau 150 phiên giao dịch có: GMD, KDC, SFC, SAV.
Các cổ phiếu dừng sau 180 phiên giao dịch có: DHA, SSC
Các cổ phiếu dừng sau 210 phiên giao dịch có: MHC, SGH, LAF. Các cổ phiếu dừng sau 240 phiên giao dịch có: HAP, SAM, TMS
Các cổ phiếu dừng sau 270 phiên giao dịch có: PNC
Như vậy có thể thấy khoảng 20 cổ phiếu dừng khá sớm (khoảng 120 phiên) Chỉ có cổ phiếu PNC là dừng khá chậm, phải mất 270 giao dịch để cổ phiếu này dừng
Với những nhà đầu tư e ngại rủi ro có thể chọn 1 trong 20 cổ phiếu có thời điểm dừng khá sớm, tức khoảng 120 phiên để đầu tư Ngược lại với những nhà đầu tư thích rủi ro có thể lựa chọn đầu tư vào những cổ phiếu có thời điểm dừng dài hơn, ví dụ PNC là 270 giao dịch, SAM là 240 giao dịch.