Đánh giá chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong Bộ Hoàng Việt luật lệ

6 1.4K 26
Đánh giá chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong Bộ Hoàng Việt luật lệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Hoàng Việt luật lệ” của triều Nguyễn là bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam, được vua Gia Long ban hành vào năm 1815 để có cơ sở luật pháp, duy trì trật tự xã hội nghiêm minh và đồng thời là công cụ hữu hiệu nhằm duy trì địa vị thống trị của mình. Việc nghiên cứu về bộ luật này trong tiến trình lịch sử lập pháp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó nổi bật là chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới với vai trò quan trọng. Nếu làm rõ được nội dung này, chúng ta sẽ rút ra được những đánh giá toàn diện và khách quan về làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về Hoàng Việt luật lệ và luật pháp triều Nguyễn.

LỜI MỞ ĐẦU “Hoàng Việt luật lệ” của triều Nguyễn là bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam, được vua Gia Long ban hành vào năm 1815 để có cơ sở luật pháp, duy trì trật tự xã hội nghiêm minh và đồng thời là công cụ hữu hiệu nhằm duy trì địa vị thống trị của mình. Việc nghiên cứu về bộ luật này trong tiến trình lịch sử lập pháp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó nổi bật là chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới với vai trò quan trọng. Nếu làm rõ được nội dung này, chúng ta sẽ rút ra được những đánh giá toàn diện và khách quan về làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về Hoàng Việt luật lệluật pháp triều Nguyễn. NỘI DUNG 1. Khái niệm trách nhiệm hình sựtrách nhiệm hình sự liên đới Trước tiên, chúng ta cần hiểu Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm mà người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng chế tài hình phạt. Do đó, bản chất của trách nhiệm hình sự phản ánh rõ nét quan hệ “mệnh lệnh - phục tùng”, khác xa so với bản chất của trách nhiệm dân sự trong quan hệ “bình đẳng- thỏa thuận”. Trách nhiệm hình sự liên đới đề cập tới trách nhiệm của những người có liên quan đối với kẻ phạm tội dựa trên các quan hệ xã hội (quan hệ gia đình, quan hệ đồng cư ). Những người có liên quan này giữ vai trò chi phối quyền lợi đối với người có hành vi vi phạm phạm luật, nhưng không trực tiếp tác động tới hành vi của người phạm tội cũng như tham gia vào quá trình phạm tội. 2. Quá trình hình thành nên bộ Hoàng Việt luật lệ Từ Gia Long đến Tự Đức, các Hoàng đế đều quan tâm đến xây dựng luật pháp và chú trọng đến áp dụng pháp luật. Hoạt động lập pháp của triều Nguyễn cũng đã có những thành tựu đáng kể. Một trong những thành tựu điển hìnhbộ Hoàng Việt luật lệ. Bộ Hoàng Việt luật lệ được soạn thảo theo quy trình chặt chẽ dưới sự kiểm soát của Hoàng đế. Theo Đại Nam thực lục, năm 1811, Gia Long lệnh cho triều thần biên soạn bộ luật. Nguyễn Văn Thành được đặc cử làm Tổng tài cùng với Vũ Trinh và Trần Hựu chịu trách nhiệm trước nhà vua về xây dựng bộ luật. Năm 1812, Gia Long viết lời Tựa mở đầu bộ luật, trong đó khái lược về tư tưởng và thành tựu lập 1 pháp, chỉ rõ yêu cầu cấp thiết của việc ban hành bộ luật đồng thời khẳng định ý nghĩa của pháp luật trong thực tiễn. Bộ luật được soạn xong và lần đầu tiên được khắc in tại Trung Quốc. Năm 1815, bộ luật được in thành sách ban hành trên phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ luật thống nhất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài được ban hành. Hoàng Việt luật lệ gồm 22 quyển 398 điều, là bộ sách lớn, tập hợp các điều luật, rất rõ ràng và phong phú. Hoàng Việt luật lệ được sử dụng trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn, rồi dùng tiếp ở Trung Kỳ trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam. 3. Cơ sở hình thành nguyên tắc Trước tiên pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung và bộ Hoàng Việt Luật Lệ nói riêng đều chịu ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong bộ Hoàng Việt luật lệ xuất phát từ đạo lý Nho giáo. Pháp chế phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia một cách sâu sắc, đến triều Nguyễn (1802-1945) thì đạt đến đỉnh cao. Có thể nói, ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia đối với pháp luật Việt Nam chủ yếu được thể hiện trong Hoàng Việt luật lệ. qua mấy điểm cơ bản sau: Lễ pháp kết hợp, khoan nghiêm tương tề; chấp pháp nghiêm minh, pháp luật hóa thân tình; gia tộc chuẩn mực, luân lý pháp trị; duy trì và bảo vệ đặc quyền, đẳng cấp phân minh. Nó còn đề cao vai trò và trách nhiệm của những người sinh sống với nhau trong một cộng đồng dân cư nhất định. Do đó, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới không những quyết định hình phạt đối với cá nhân phạm tội mà còn đặt ra chế tài đối với cá nhân, tập thể có liên quan. Hoàng Việt luật lệ cũng được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu bộ Đại Thanh luật lệ của triều đình nhà Thanh (Trung Quốc), dù đã được chỉnh sửa và cập nhật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ. Trong 398 điều thì 397 là chép lại Đại Thanh luật lệ, chỉ có một điều là rút từ Quốc triều Hình luật. Trong tác phẩm “Việt Nam sử lược”, Trần Trọng Kim cho rằng: “Bộ luật ấy (Hoàng Việt luật lệ) tuy nói theo luật Hồng Đức nhưng kỳ thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều mà thôi” 1 . Tuy vậy, Hoàng Việt luật lệ cũng có những thay đổi nhất định. Bên cạnh đósự kế thừa những quan điểm lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam. Thực tiễn lịch sử phong kiến Việt Nam cho thấy, các triều đại phong kiến hình thành và thiết lập bằng sự thay thế lẫn nhau, với thời nhà Nguyễn thì điển 1 Trần Trọng Kim, (1971). Việt Nam sử lược. Sđd, tr.177 2 hìnhbộ Quốc Triều hình luật thời Lê. Tình hình xã hội phong kiến nói chung và xã hội thời Nguyễn nói riêng đều có những bất ổn nhất định, về thù trong cũng như giặc ngoài. Cho nên, xuất phát từ thực tiễn đó, pháp luật triều Nguyễn sử dụng nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, một mặt để nâng cao vai trò và trách nhiệm của những cá nhân có liên quan, mặt khác để phòng tránh những hiểm họa và mầm mống trả thù, phản quốc về sau. Có thể nói, hình phạt quy định trong Hoàng Việt luật lệ tương đối hà khắc. 4. Nội dung nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong bộ Hoàng Việt luật lệ Theo quy định của bộ Hoàng Việt luật lệ, bất kì hành vi nào xâm hại các quan hệ xã hội đã được Bộ luật bảo vệ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó các quan hệ Vua – tôi và trật tự gia trưởng phong kiến trong xã hội và gia đình được đặc biệt đề cao. Các dấu hiệu của mặt khách quan như hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội được mô tả tỉ mỉ trong điều luật và là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định của bộ Hoàng việt luật lệ, chủ yếu là cá nhân. Tuy nhiên, giống như bất kì bộ luật phong kiến Việt Nam nào, bộ Hoàng Việt luật lệ cũng quy định chế độ trách nhiệm hình sự liên đới đối với các tội xâm hại nghiêm trọng đến quan hệ Vua – tôi, an ninh quốc gia, tính mạng và sở hữu tài sản cá nhân (các điều 223, 224, 225). Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là quan hệ gia đình và quan hệ đồng cư, cụ thể như: Trong quan hệ gia đình: Khi phạm vào một số loại tội, người thân thích trong gia đình phải chịu thay cho kẻ phạm tội. Chẳng hạn, Điều 223, tội mưu phản đại nghịch quy định : “- Ông nội, cha con, cháu anh em … - Chú bác, con của anh em không hạn đã hay chưa ở riêng, quê quán khác nhau. Nam từ 16 trở lên, không kể là bệnh nặng, tàn phế, đều đem chém hết. - Con trai từ 15 trở xuống và mẹ của chánh phạm, con gái, thê thiếp, chị em, bao nhiêu thê thiếp ấy đem phát cho làm nô lệ cho các nhà bực đại công thần…” (nguyên tắc này không áp dụng đối với con gái hoặc chị em gái với người phạm tội đã gả chồng cho người khác hoặc con cháu của người phạm tội đã cho người khác làm con nuôi và vị hôn thê của người phạm tội) 3 Đây là tội nặng nhất trong các tội được quy định trong vì trực tiếp xâm phạm đến sự tồn tại vững mạnh của nhà nước, của chế độ phong kiến hay trực tiếp xâm phạm đến sự an toàn của nhà vua, đến tổ tiên , tông miếu, lăng tẩm của nhà vua (có nội dung tương tụ nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự hiện hành). Hay điều 235 quy định : “Cha, anh, bác, chú và em, nếu ở cùng nhà và cùng chia tài sản chiếm được thì bị phạt 100 trượng và đày đi 3000 dặm. Cha, anh không ngăn cấm con em phạm tội thì phạt 100 trượng.” Trong quan hệ đồng cư Những người sống chung trong một gia đình mà không có quan hệ huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng cũng phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới. Các tội mưu phản đại nghịch, mưu phản hình phạt còn áp dụng nguyên tắc không đồng mưu nhưng đồng cư : chung một nhà mặc dù khác dòng họ cũng bị trừng phạt: Ví dụ như Điều 223: “Ông nội, cha con, cháu anh em và người cùng ở một nhà, như trong tộc, không để tang thân thuộc, bà ngoại, cha vợ, rể, không chia khác nhau theo họ, chánh phạm hay mới quen” Phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong bộ Hoàng Việt luật lệ mở rộng hơn so với bộ Quốc triều hình luật triều (như tội mưu phản và đại nghịch). Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể là từ 8 tuổi đến dưới 90 tuổi; cá biệt người già từ 90 tuổi trở lên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tôi phản nghịch (các điều 21, 22). Người điên, người không có năng lực hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây thương tích chết người. Ngoài ra, luật cũng quy định trường hợp chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội của những người khác (các điều 27, 29). 5. Đánh giá chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới Nguyên tắc (chế độ) truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới có những mặt tích cực và cả hạn chế nhất định trong thực tiễn áp dụng. Chế độ này trong Hoàng Việt luật lệ so với Hồng Đức pháp điển hệ thống đầy đủ hơn, nội dung tỷ mỉ xác thực, cách dùng từ ngắn gọn súc tích, điều quy định tinh tế hơn. Đồng thời phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan sự tiến bộ trong tư tưởng lập pháp và cách thức lập pháp cùng với xu hướng ngày càng phức tạp trong mối quan hệ xã hội triều Nguyễn Việt Nam. Nội dung cơ bản của tư tưởng pháp luật Nho gia là duy trì bảo vệ lễ trị, dùng lễ là chủ yếu, lễ pháp kết hợp; đề xướng đức trị, đức là chính hình là phụ trợ, khoan dung nhưng lại nghiêm khắc; coi trọng nhân trị, nhân trị và pháp trị cùng kết hợp. 4 Chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong Hoàng Việt luật lệ đã lấy tư tưởng pháp luật Nho gia làm căn cứ lý luận dùng để chỉ đạo các phương pháp ứng dụng và nguyên tắc lập pháp của điều luật. Có thể nói đây là sự thể hiện tập trung nhất tư tưởng Nho gia trong pháp luật phong kiến Việt Nam. 2 Chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới chứa đựng nhiều yếu tố tích cực: - Bảo vệ quyền lợi của người già, cô quả, tàn tật và trẻ em: Người già, cô quả, tàn tật và trẻ em khi phạm tội đều được hưởng ưu đãi của pháp luật, cho phép được nộp tiền chuộc để giảm nhẹ hình phạt khi thi hành hoặc miễn thi hành hình phạt. - Bảo vệ quyền lợi nhất định của những người phạm tội: Những người dân khi đã phạm tội và trở thành tù nhân tùy từng trường hợp cụ thể cũng được hưởng những ưu tiên của pháp luật, như: dân thường khi đã phạm tội, nếu xét thấy hoàn cảnh gia đình đặc biệt thì cho phép ở nhà nuôi dưỡng người thân, được xét ân xá thường kỳ, người tù bị mắc bệnh thì không được tiến hành tra khảo, không được đánh tù nhân vô cớ - Bảo vệ dân thường: Những người dân thường có hoàn cảnh khó khăn (nghèo khó, bệnh tật …) đều được pháp luật bảo vệ, các quan lại và người dân ở địa phương thiếu trách nhiệm biết mà không trình báo lên trên đều bị trừng trị nghiêm khắc. Pháp luật cũng bảo vệ những người dân thường và tầng lớp dưới (như nô tì) chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại. 3 Bản thân nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới đề cập tới tính trách nhiệm của những thần dân phong kiến dưới thời Nguyễn trong những mối quan hệ cơ bản của xã hội. Do có tính răn đe cao, những người có trách nhiệm liên quan cần giữ vững chuẩn mực pháp luật cũng như những luân thường đạo lý, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Bản thân nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong HVLL đã thiết lập một cơ chế giám sát và tự giám sát lẫn nhau. Chính cơ chế này đã tạo ra một trật tự ổn định của cả gia đình, hàng xóm láng giềng và bộ máy quản lý, trông coi nhà nước. Chú trọng đặc biệt trong quan hệ gia đình, các nhà lập pháp và hành pháp thời Nguyễn sử dụng nguyên tắc này như một phương án dự liệu để phòng tránh những mầm mống thù hằn, phản nghịch sau này. 2 http://hannom.vass.gov.vn/noidung/TapChi/Pages/baiviet.aspx?ItemID=181 3 http://www.sugia.vn/portfolio/detail/1160/bo-luat-hoang-viet-luat-le-thanh-tuu-nghien-cuu-va-nhan-thuc.html 5 Tuy nhiên, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới còn có những điểm tiêu cực, thậm chí là thiếu tính nhân đạo và khách quan, hạ thấp quyền và tư cách của những cá nhân có liên quan đến người phạm tội. Nói đến trách nhiệm hình sự là nói đến hình phạt. Đối các tội mưu đại nghịch và mưu làm phản, nhà làm luật triều quy định hình phạt đối với vợ con người phạm tội là sung vào công quỹ. Dù biết hay không biết thì vợ con người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới. Do đó, sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp oan sai khi quyết định hình phạt. Nếu trong luật hình sự hiện đại, TNHS chỉ đặt ra đối với cá nhân người phạm tội thì quy định trên đây chứng tỏ Hoàng Việt luật lệsự đan xen giữa TNHScá nhân và TNHS tập thể (trong một số tội phạm nguy hiểm). Như vậy TNHS lan rộng cả những người không liên quan đến hành vi của người phạm tội trong khitheo quan điểm của luật hình sự hiện đại thì đây là nguyên tắc rất vô nhân đạo, nó trái ngược với nguyên tắc cá nhân – một nguyên tắc của luật hình sự hiện đại. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, sự hạn chế đó bị chi phối bởi yếu tố lịch sử và các nhà làm luật nhà Nguyễn vì quyền lợi của triều đình và hoàng tộc đã không thoát khỏi hạn chế đương thời để có thể quyết định đi trước lịch sử. Trong Hoàng Việt luật lê, nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự liên đới được áp dụng khá phổ biến, nhất là đối với tội xâm phạm sự an toàn của nhà nước phong kiến, lợi ích của nhà vua và hoàng tộc. KẾT THÚC Bộ luật được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc vừa kế thừa tư tưởng lập pháp của pháp luật phong kiến vừa có sự mới mẻ, đổi mới, sáng tạo. Trong đó, chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong bộ Hoàng Việt luật lệ vừa phản ánh quan điểm lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam vừa mang nét riêng của triều đại nhà Nguyễn, bởi nguyên tắc này mở rộng hơn so với bộ Quốc Triều hình luật ( Điều 223,224) và các bộ luật khác. Đây là hạn chế của luật pháp triều Nguyễn, khác hẳn nguyên tắc cá nhân chịu trách nhiệm trong luật hình sự hiện đại, từ đó thấy được điểm tiến bộ của luật hình sự trong thời hiện đại cũng như quan điểm nhân đạo của các nhà làm luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 6 . lớn, tập hợp các điều luật, rất rõ ràng và phong phú. Hoàng Việt luật lệ được sử dụng trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn, rồi dùng tiếp ở Trung Kỳ trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam. . đánh giá toàn diện và khách quan về làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về Hoàng Việt luật lệ và luật pháp triều Nguyễn. NỘI DUNG 1. Khái niệm trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình. tôi và trật tự gia trưởng phong kiến trong xã hội và gia đình được đặc biệt đề cao. Các dấu hiệu của mặt khách quan như hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội được mô tả tỉ mỉ trong điều luật và

Ngày đăng: 26/05/2014, 21:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan