Fe, Cu, Co, I2, Zn (nguyên tố vil ượng)

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 5 pdf (Trang 25 - 27)

* Fe nằm ở ranh giới giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng.

Về hàm lượng trong cơ thể. Fe chiếm vị trí thứ 1 1 vị thường có số lượng 10-2%. Fe chứa trong thành phần hemoglobin chức năng chủ yếu là vận chuyển O2 từ phổi tới mô bào và vận chuyển CO2 từ mô bào về phổi. Fe có trong một vài fecmen hô hấp, trong cơ thể nó ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ, 1/2 lượng Fe nằm trong hemoglobin. Trong cơ thể, hemoglobin phân giải sẽ giải phóng Fe được đọng lại ở gan, lách hoặc được đưa tới tuỷ xương để tạo hồng cầu. Nếu thiếu Fe, trong khẩu phần gia súc sẽ có biểu hiện thiếu máu, chậm lớn. Qua phân tích thức ăn cho thấy ngô có 1 3mg Fe/1 kg. đậu có 57mg, cám có 127mg Fe, yến mạch có 70mg, cỏ khô họ Đậu l00mg, sữa bò 2,4mg/1kg...

* Cu : Tham gia tạo máu, tạo xương, thiếu Cu xương nhẹ, mềm dễ gãy đồng thời còn làm giảm chức năng sinh sản của động vật, giảm sản lượng sữa, rối loạn chức năng sinh lý, phát sinh còi cọc, giảm tính ngon miệng, thiếu máu, gia súc non sẽ chậm lớn, lông thô mất tính đàn hồi và mất màu sắc tự nhiên của lông.

Trong cơ thể Cu có trong thành phần men Urikaza là loại men ôxy hoá axit ước trong chất niệu nang và tirozinaza là men ôxy hoá tyrozin với việc tạo ra tiếp theo mclanin. Người ta xác định rằng Cu kết hợp với insulin và adrenaline có ảnh hưởng đến sự chuyển hoá gluxit và sử dụng chúng tốt hơn.

Trong thực vật, hàm lượng Cu giảm theo tuổi của cây, cây càng lớn thì lượng Cu càng giảm. Gạo thường có hàm lượng Cu cao hơn ngũ cốc khác, gạo có 8-14mg% ngô, khoai, sắn <5mg%. Thức ăn động vật : ốc có 6mg% thịt gia súc, gia cầm 0,4-l,2mg%.

* Coban : Tham gia thành phần vitamin Bi2 (có 4,5% Co trong vitamin Bi2) và là yếu tố tạo máu, Co là nguyên tử kim loại nắm chính giữa phức chất xiancobalamin là nguyên tố chính tạo nên vitamin Bi2, còn Bi2 gọi là chất tham gia cấu tạo hồng cầu hemoglobin.

Nếu thiếu Co, con vật kém ăn, uể oải, gầy sút, da tái nhợt, thai chết lưu, gây rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, gia súc giảm thể trọng, da khô, mất sức đàn hồi và khô cứng, số lượng hồng cầu giám. Loài nhai lại thiếu Co, vi sinh vật dạ cỏ hoạt động kém, quá trình tổng hợp protit giảm, ảnh hưởng lới chuyển hoá iod, kích thích tuyến giáp trạng phì đại, ngoài ra Co còn làm tăng hoạt tính men acjinaza, photphataza... trong quá trình trao đổi chất cơ thể.

* I2 : Có trong tất cả các tế bào, tập trung nhiều ở cơ và tuyến giáp trạng, là thành phần cấu tạo nên hormon tuyến giáp trạng tyroxin.

Công thức tyroxin

Trong cơ thể, iod chiếm 0,0004% , thiếu iod gây rối loạn nhiều chức năng sinh lý trong cơ thể, gây bệnh bướu cổ dẫn tới phá huỷ chức năng tuyến giáp, gây sảy thai, thai chết yểu, cơ thể yếu ớt, tim đập nhanh, trí tuệ kém phát triển gây ngu đần ở người. Khả năng sinh sản và sản lượng sữa giảm, gia cầm ngừng đẻ trứng. Trong cơ thể động vật, con cái có hàm lượng iod cao hơn con đực nhất là thời kỳ chửa, nhu cầu iod tăng cao. Ví dụ : ở lợn nái, nhu cầu iod là 0,2mg/50kg thể trọng. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho biết sự thiếu iod thường xuất hiện rõ nét cùng với sự thiếu coban và molipden trong đất. Để phòng bệnh bướu cổ hoặc thiếu iod nên bổ sung vào khẩu phần muối ăn có 0,02% iod hoặc nhiều thức ăn có chứa iod như : rau, sữa, cá, động vật biển...

* Zn : Những năm gần đây vai trò của Zn trong cơ thể động vật đã được làm sáng tỏ. Một số lượng lớn Zn thấy trong gan, tinh dịch, cơ bắp, tuyến tuỵ. Gia súc mới đẻ số lượng kẽm dự trữ tương đối lớn (phân bố dự trữ trong gan) nên cơ bản thoả mãn được nhu cầu về kẽm của cơ thể. Trong sữa, kẽm rất ít chỉ có 3-5mg/1lil sữa trong sữa đầu kẽm có hàm lượng gấp 3-5 lần (khoảng 20mg/lit ).

Zn có ảnh hướng đến sinh trưởng phát triển của động vật cũng như tuổi thọ và hoạt tính của các hormon sinh dục. Zn là một kim loại đặc biệt. Trong thành phần các fecmen chứa kim loại, cacboanhidraza là fecmen hô hấp chứa 0,3% Zn. Kẽm cũng chứa trong hormon tuyến tuỵ insulin. Zn tích luỹ nhiều trong cơ quan sinh sản, gan, lông, thận và tuyến giáp. Thiếu Zn sẽ ức chế hoạt động của tuyến giáp gây bệnh bướu cổ.

Vai trò của Zn đối với sự trao đổi protit, gluxit, lipit đã được xác định ở mối quan hệ của nó đối với hoạt động của các hormon và fecmen.

Zn cũng ảnh hưởng tới quá trình ôxy hoá khử trong cơ thể, tăng cường hoạt tính sinh lý của vitamin B1. Ở Mỹ đã xác định chứng viêm da (á sừng) của lợn có thể chữa khỏi hoặc phòng ngừa được nhờ ăn muối Zn. Bổ sung vào khẩu phần 0,02% cacbonat Zn (gần 0,01%(Zn) trong hỗn hợp các nguyên tố vi lượng đã chữa khỏi hoặc phòng ngừa được bệnh viêm da. Bổ sung đủ Zn, lợn choai tăng trọng nhanh, ăn khoẻ.

Triệu chứng thiếu Zn ở gia súc : hốc mũi và khoang miệng viêm đỏ rụng lông, nứt da quanh móng, da khô bị tróc, chậm lớn, nếu thiếu kéo dài da bị sừng hoá, sưng gân khớp, rụng lông, vẹo chân, chức năng sinh sản kém, nhất là gia súc đực, chậm thành thục về tính. Theo Hennig thì con đực thời kỳ sinh trưởng mạnh nhạy cảm với sự thiếu Zn nhiều hơn con cái. Thời kỳ mang thai con cái lại nhạy cảm hơn.

Ở người, thiếu Zn biểu hiện kém phát triển đặc tính sinh dục thứ cấp các bộ phận sinh dục kém phát triển, Zn còn là thành phần của chất tiết sinh dục. Trong tinh trùng Zn chiếm 750-2000mg/kg. Thiếu Zn tinh trùng có tỷ lệ kỳ hình cao, ảnh hưởng xấu đến thụ thai và phẩm chất đời con, thiếu Zn trầm trọng thai bị chết hoặc quái thai. Ở những vùng đất chua. đất cacbonat đất phong hoá granit đều chứa ít Zn. Trong thức ăn, cà rốt có 3,3mg%, các loại rau xanh nói chung có 2-9mg% Zn. Thịt gia súc, gia cầm hàm lượng kẽm thấp chỉ có 0,1- 1mg%. thức ăn nguồn gốc hải sản có nhiều Zn, ví dụ bột cá có 10,5mg%các loại cây trồng trên đất đỏ có hàm lượng kẽm nhiều hơn vùng đất đá vôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 5 pdf (Trang 25 - 27)