Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc vỗ béo

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 7 ppt (Trang 27 - 29)

7.2.5.1. Mc đích ý nghĩa ca vic v béo

Cung cấp thịt với số lượng nhiều, chất lượng tăng cho nhu cầu của con người. Trong quá trình nuôi vỗ béo, trọng lượng thịt và mỡ tích luỹ tăng lên, phẩm chất thịt được cải thiện, mùi vị thơm ngon hơn, làm tăng giá trị của thịt. Trong thịt có nhiều protit. khoáng và vilamin, đặc biệt tỷ lệ axit amin không thay thế cân đối phù hợp với nhu cầu của con người.

- Vỗ béo nhằm làm tăng sức chống đỡ của gia súc đối với thời tiết giá lạnh về mùa đông.

- Vỗ béo đảm bảo cho gia súc làm việc phục hồi nhanh sức khoẻ và chức năng sinh lý sau mỗi giai đoạn làm việc, sinh sản... để chuẩn bị bước vào mùa vụ sản xuất mới.

Theo nghĩa hẹp thì vỗ béo, chỉ là nuôi béo gia súc để lấy thịt.Việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi vỗ béo và nguyên lý vỗ béo có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi.

7.2.5.2. S phân b m trong cơ th vt nuôi

Trong thời gian vỗ béo, hàm lượng nước, protit giảm dần, hàm lượng mỡ tăng lên, sự phân bố mỡ trong cơ thể vật nuôi cũng thay đổi. Mỡ trong cơ thể vật nuôi được phân bố ở 3 vị trí: Trong tế bào, tổ chức mỡ thường ở dạng photpholipit, leuxitin, cholesterol. Mỡ tích luỹ ở dưới da và mỡ tích luỹ ở các cơ quan dự trữ mỡ như lá mỡ, màng treo ruột (mỡ cơm sôi), bao bọc ngoài cơ quan sinh dục, thận, xen kẽ giữa các thớ thịt...

Ngoài ra, mỡ còn dự trữ ở những cơ quan đặc biệt như đuôi cừu, u vai lạc đà... Tuỳ giai đoạn vỗ béo mà tỷ lệ mỡ trong cơ thể có sự phân bố khác nhau. Mỡ xen kẽ trong thịt làm cho giá trị dinh dưỡng của thịt tăng lên, hương vị thơm ngon, năng lượng tích luỹ cao.

7.2.5.3. S hình thành m trong cơ th và ngun gc m

7.2.5.3.1. Bằng chứng tạo mỡ từ gluxit

Từ lâu, nhân dân ta đã dùng cám bột như ngô, khoai. sắn, cám gạo... để vỗ béo lợn. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã làm thí nghiệm chứng minh điều

này. Người ta dùng nguyên tử đánh dấu ví dụ cho con vật ăn đường glucoz có nguyên tử đánh dấu hydro, kết quả cho thấy có 30% chuyển thành mỡ cơ thể, 3% chuyển thành glycogen. 67% ôxy hoá để thành CO2, H2O Và Q nhiệt năng cung cấp cho con vật. Quá trình diễn ra theo chu trình photphorin hoá tạo thành glyxerin và phân giải glucozo→ axit pyruvic →cacboxyl hóa Làm nhiều giai đoạn thành axit béo cuối cùng tổng hợp thành mỡ cơ thể.

7.2.5.3.2. Bằng chứng tạo mỡ từ lipit

Các gia súc khác loài, tổ chức mỡ của chúng cũng khác nhau.

Tính chất mỡ trong thức ăn thực vật không giống mỡ trong cơ thể gia súc biểu hiện ở chỉ số iod (I2) vào điểm đông đặc của mỡ. Mỡ động vật có điểm đông đặc cao và chỉ số I2 thấp. Mỡ thực vật có điểm đông đặc thấp và chỉ số 12 cao.

Qua thí nghiệm bằng men bia và bột thịt có ít mỡ kết quả mỡ tương đối cứng, chỉ số I2 là 53 (trong đó axit béo không no 19%, axit béo no 38% ) dùng đậu nành có tỷ lệ lipit cao nuôi lợn thu được mỡ mềm, chỉ số I2 là 101 (axit béo không no 30,6%, axit béo no 26%). Qua thí nghiệm trên ta thấy nếu khẩu phần thiếu mỡ, gia súc sẽ sử dụng gluxit và prolil để tạo mỡ, còn nếu dùng thức ăn có nhiều lipit để nuôi sẽ làm cho chỉ số I2 của mỡ ở cơ thể gần giống như của thức ăn, bởi vì lipit của thức ăn chỉ qua biến đổi nhỏ trong cơ thể để tạo mỡ cơ thể (đậu nành có chỉ số I: 122- 1 34, chỉ số I2 ở mỡ lợn: l01).

Qua thí nghiệm khác khi dùng các loại dầu thực vật khác nhau để nuôi lợn, thấy mỡ cơ thể lợn có tính chất khác nhau.

Vì vậy khi vỗ béo lợn không nên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ thực vật vì sẽ làm mỡ mềm, khó bảo quản, phẩm chất kém, dễ bị ôi do ôxy hoá.

Dùng nguyên tử đánh dấu để nghiên cứu quan hệ của axit béo ăn vào với sự hình thành mỡ cơ thể qua thí nghiệm cho thấy: Dùng axit pHnmitic (C15H 21COOH) có chứa nguyên tử đánh dấu hydro để nuôi động vật thí nghiệm sau 8 ngày thì thấy trọng lượng không tăng, nhưng xác định thấy có 44% nguyên tử đánh dấu trên chứa trong mỡ cơ thể. Chúng phân bố ở trong các axit béo không no như axit oleic (C17H35COOH). axit pHnmitoleic (C15H29COOH) và axit béo nopHnmitic (C15H 21COOH), axit myristic (Cl3H27COOH), axit louric (C11H23COOH). Qua đó, người ta kết luận: Axit béo no ăn vào cơ thể đã hình thành mỡ cơ thể theo con đường lipit thức ăn tiêu hoá thành glyxerin + axit béo. qua hấp thụ chọn lọc tạo thành lipit của cơ thể. Có sự tham gia của các axit béo trong cơ thể.

Trạng thái mỡ trong cơ thể không giữ nguyên mà luôn luôn được thay đổi bằng các thể mỡ được hình thành.

Trong cơ thể luôn có sự chuyển hoá từ axit béo chứa ít hoặc nhiều nguyên tử cacbon thành dạng axit béo khác. Lipit trong thức ăn ăn vào cơ thể gia súc sẽ tạo thành một bộ phận mỡ của cơ thể. Riêng loài nhai lại thì sự tạo thành mỡ trong cơ thể có đặc điểm riêng do tác động của các quần thể vi sinh vật dạ cỏ đã biến gluxit, xelluloz thành

mỡ cơ thể qua nhiều giai đoạn, chúng còn có khả năng chuyển axit béo không no thành axit béo no, do đó trạng thái mỡ ở cơ thể trâu bò luôn ổn định.

Ví dụ: Axit oleic, axit amilonic dưới tác dụng của vi sinh vật tạo thành axit

stearic.

7.2.5.3.3. Bằng chứng tạo mỡ từ protit

Trong 20 loại axit amin thường thấy, trừ lyzin, leuxin. methionin, tryptophan còn đại bộ phận các axit amin khác đều có khả năng chuyển hoá thành mỡ cơ thể qua phản ứng khử amin.

Nhà bác học người Nga đã dùng bột thịt với bơ để nuôi lợn cho kết quả mỡ đơn thuần do protit tạo thành là 20% nhưng hiệu quả sử dụng thấp, lại phải trải qua nhiều phản ứng trung gian làm tiêu tốn nhiều năng lượng, không kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 7 ppt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)