Trong thời kỳ vỗ béo, mỡ tích trong cơ thể khá lớn, vì vậy nâng cao được tỷ lệ thịt xẻ, tăng lượng thịt trong cơ thể, đồng thời thành phần các tổ chức trong cơ thề cũng thay đổi theo. Kết quá nghiên cứu ước mô tả dưới đây:
Bảng 7.15. Thành phần tăng trọng của cừuở từng thời kỳ vỗ béo khác nhau Mức độ vô béo N ước và kh P
rotit thô ipit % hiệt lượng kcalo/kg Thời kỳ đầu 25 ,8 6,6 7,6 6797 Thời kỳ giữa 20 3 5,2 4 5 7372 Thời kỳ cuối 6, 5 9,7 3 8 823
Vì lượng lipit tăng nhanh ở thời kỳ sau vỗ béo nên phải cung cấp nhiều thức ăn giàu gluxit, giảm lượng thức ăn protit.
Thời kỳ đầu vỗ béo, nhiệt năng trong 1kg tăng trọng là 6797kcalo. Ở thời kỳ cuối tăng lên tới 8823 kcalo, nhu cầu tăng lên so với thời kỳ đầu vỗ béo là 30%. Thời kỳ vỗ béo càng kéo dài thì tỷ lệ sử dụng thức ăn càng thấp, do đó hiệu quả kinh tế giảm.
7.2.5.5. Các phương thức và loại hình vỗ béo
7.2.5.5.1. Vỗ béo nhanh, đều
Nuôi dưỡng hợp lý và đầy đủ các thành phân dinh dưỡng trong thời gian ngắn đã đạt được chất lượng thịt tốt nhất, kết quả đạt tỷ lệ thịt xẻ cao, nạc mỡ nhiều, tiêu tốn ít thức ăn.
7.2.5.5.2. Vỗ béo trước nhanh, sau chậm
Thời kỳ đầu nuôi tốt sẽ phát huy được sự phát triển của gia súc non nên thân dài, cơ thịt phát triển. Thời kỳ sau hạn chế mức độ dinh dưỡng, đề phòng gia súc quá béo. Kết quả cho tỷ lệ nạc cao. Nhược điểm là thời gian nuôi kéo dài.
7.2.5.5.3. Vỗ béo trước chậm, sau nhanh
Phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta, giai đoạn đầu nuôi kéo dài sau khi đạt đến một kích cỡ nhất định về ngoại hình thì tập trung vỗ béo trong thời gian ngắn để giết thịt (thường là 2 tháng). Kết quả tỷ lệ nạc ít, mỡ nhiều, đặc trưng của giống lợn Ỉ và lợn Móng Cái ở Việt Nam.
7.2.5.6. Những nhân tốảnh hưởng đến hiệu suất vỗ béo
Gia súc đem vỗ béo: Tuỳ phẩm giống khác nhau mà khả năng vô béo khác nhau. Lợn có hiệu suất vỗ béo cao nhất, loài nhai lại thì hiệu suất vỗ béo thấp nhất. Ví dụ: Lợn để tạo 1kg mỡ cần 2.85 kg đương lượmg tinh bột, đối với bò để tạo 1 kg mỡ cần 4 kg đương lượng tinh bột.
Tuổi và thời kỳ vỗ béo: Tuổi càng cao, hiệu suất vỗ béo càng giảm. Nguyên nhân là do gia súc non đang sinh trưởng thì khả năng đồng hoá, sử dụng thức ăn cao, đồng hoá lớn hơn dị hoá, tỷ lệ sử dụng protit, lipit, gluxit cao.
Bảng 7.16. Quan hệ giữa tuổi` gia súc và hiệu suất vỗ béo
Thể trọng (kg) 00 400 500 600 700 Đvtă/1kg tăng trọng 8 8-9 9-20 9,5-11 10-12
Cường độ trao đổi chất mạnh dẫn đến hiệu suất vỗ béo cao. Tăng trọng tương đối của gia súc non cũng cao hơn so với gia súc trưởng thành. Gia súc non có tỷ lệ nước, protit, khoáng, lipit nhiều, do đó giá trị nhiệt năng của 1kg tăng trọng gia súc non thấp hơn gia súc trưởng thành.
Thường thì vỗ béo trước điểm ngoặt sinh trưởng cho hiệu suất cao. Nghiên cứu trên lợn Yorkshire giai đoạn đầu tiêu tốn 3,3đvtă/1kgp, giai đoạn sau tiêu tốn 4,5-4,8 đvtă/1kgp.
- Lượng thức ăn: Mức độ cho ăn cao quá hay thấp quá đều không tốt. Nghiên cứu trên bò đực thiến cho thấy: Lô 1 cho ăn 10,5 đvtă/ngày, lô II cho ăn 7 đvtă/ngày. Yêu cầu tăng trọng là l08kg. Lô I mất 99 ngày, tiêu tốn 8,75 đvtă/1kgp; lô II mất 216 ngày. tiêu tốn 14 đvtă/1kgp. Sở dĩ như vậy là khi nuôi chế độ dinh dưỡng thấp thì thức ăn cung cấp chủ yếu dùng để duy trì, chỉ còn rất ít tăng trọng nên thời gian nuôi kéo dài. Do đó, cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng, phối hợp nhiều thức ăn đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng cân đối, chế biến thức ăn phù hợp với sinh lý tiêu hoá vật nuôi nhằm kích thích tiêu hoá, tăng hiệu suất vỗ béo.
- Thiến hoạn: Có ảnh hưởng tốt đến hiệu suất vỗ béo do mất đi khả năng hoạt động tính dục, mất nguồn sinh sản kích tố sinh dục (oestrogen ở con cái và teslosterol
ở con đực), do đó quá trình oxy hoá tiêu hao năng lượng do hoạt động lính dục không còn, làm cho thần kinh con vật ổn định, tăng tích luỹ mỡ. Gia súc ít hoạt động nên chúng béo, hiệu suất vỗ béo cao. Tuy nhiên phải thiến hoạn đúng thời điểm trước kỳ động dục lần đầu tiên: Lợn cái 4 tháng tuổi. lợn đực 15 ngày tuổi, trâu bò 12 tháng tuổi...