1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Tác Động Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đời Sống Gia Đình Thương Binh
Tác giả Vũ Văn Chương
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Thu
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế Lao Động & Dân Số
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 66,37 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (1)
  • 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài (2)
    • 2.1. Ý nghĩa khoa học (2)
  • 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu (2)
    • 3.1. Mục đích (2)
    • 3.2. Đối tượng (2)
    • 3.3. Phạm vi nghiên cứu (3)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (3)
    • 5.1. Giả thuyết nghiên cứu (3)
    • 5.2. Khung lý thuyết (3)
    • 1.1. Khái niệm (5)
    • 1.2. Các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh (6)
    • 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá đời sống gia đình thương binh (10)
    • 1.4. Vai trò của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh (10)
    • 2.3. Phân tích một số chính sách xã hội tác động đến gia đình thương (21)
      • 2.3.3. Chế độ ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho thương binh (23)
    • 2.4. Phân tích thực trạng đời sống gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội (27)
  • I. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về ưu đãi XH đối với GĐTB (41)
    • 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ưu đãi xã hội đối với GĐTB (43)
    • 2. Làm tốt công tác TB là thể hiện tình cảm trong sáng của Đảng, thể hiện đạo lý của dân tộc ta (43)
    • 3. Xã hội hóa việc chăm sóc các TB bằng phong trào quần chúng (44)
    • 4. Chính sách ưu đãi xã hội đối với GĐTB (45)
  • II. Các giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với GĐTB huyện Thanh Hà (46)
    • 1. Xây dựng các trung tâm phục hồi chức năng (46)
    • 2. Tăng cường kinh phí xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người có công và con em họ (47)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Tiếp nối truyền thống: “Thủy chung, nhân nghĩa”, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước của Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã đứng dậy chiến đấu theo chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với tinh thần: “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, rất nhiều người con yêu nước , nhiều cá nhân và gia đình đã hiến dâng cả cuộc sống, cả những người thân đã hy sinh một phần thân thể của mình cho Tổ quốc để khi họ trở về với cuộc sống đời thường lại mang trên mình những thương tật, di chứng của chiến tranh Chiến tranh qua đi những người con của Tổ quốc khi trở về với đời thường thì họ gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh Khắc phục hậu quả chiến tranh đảm bảo cuộc sống cho GĐTB là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta Thực hiện tốt công tác TB là góp phần to lớn cho mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà nghị quyết đại hội VIII đặt ra Trước sự lãnh đạo của Đảng, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc GĐTB đã được đặc biệt quan tâm đến và chính sách ưu đãi đối với người có công ngày càng có ý nghĩa rất là lớn Bên cạnh đó công tác chăm sóc TB còn không ít những khó khăn, nhiệm vụ công tác ngày càng nặng nề, nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết trước mắt, phải có chiến lược lâu dài Chuyên đề thực tập: “ Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương” góp phần vào việc tạo cơ sở cho việc thực hiện những chính sách xã hội, nâng cao đời sống của thương binh để từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội khắc phục

2 được những hạn chế và thiếu sót của chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống của GĐTB hơn nữa.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng những tri thức khoa học xã hội vào việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề xã hội đang được quan tâm, đồng thời đây cũng là một hoạt động để kiểm nghiệm các tri thức, lý thuyết khoa học trong thực tiễn xã hội, góp phần làm phong phú thêm tri thức của chuyên ngành kinh tế lao động & dân số và CSXH.

Nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB để thấy được hiệu quả chính sách đối với đời sống của họ Từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với việc thực hiện các chính sách, chỉ ra những hạn chế để có cơ sở khắc phục những khó khăn, thiếu sót nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những GĐTB.

Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Mục đích

+ Nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB

+ Nghiên cứu CSXH đã tác động như thế nào đến đời sống GĐTB trong năm 2005 đến nay thông qua chế độ ưu đãi đối với GĐTB.

+ Đưa ra một số khuyến nghị cho việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với GĐTB.

Đối tượng

“Sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình th- ương binh”

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu

Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

+ Thời gian: Từ năm 2000 đến nay.

Phương pháp nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

- Hệ thống CSXH ngày càng được hoàn thiện và bổ sung phù hợp với yêu cầu đời sống vật chất và tinh thần của GĐTB.

- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền,đời sống các GĐTB đang từng bước được nâng lên.

Khung lý thuyết

“ Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh”.(Qua khảo sát tại địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).

4 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh

Một số chính sách xã hội tác động đến

Sự tác động của CSXH đối với đời sống

Chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng

Chế độ ưu đãi về nhà sống Đời tinh thần

Giáo con cádục i sống Đời chấtvật

Sự tác động CSXH của đối với sống đời GĐTB.

Chính sách miễn giảm thuế sử dụng Chế độ đất ưu đãi giáo về Chế độ dục ưu đãi về y chăm tế, Chế độ sóc ưu đãi về nhà ở

Chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng Chế độ ưu đãi về nhà sống Đời tinh Chế độ về y ưu chăm tế, Chế độ sóc Chính ưu sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng Chế độ ưu đãi về nhà sống Đời tinh Chế độ về y ưu chăm tế, đãi về sóc y tế, chăm sức sóc khoẻ.

Chế độ ưu đãi về giáo dục

Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đời sống vật chất Giáo dục con cái Đời sống tinh thần

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu

Khái niệm

“Là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định.” (1)

Theo giáo sư Phạm Như Cương thì: “CSXH trước hết là một khoa học, CSXH phải là thành tựu của những cuộc nghiên cứu nghiêm túc của khoa học xã hội trả lời những câu hỏi của cuộc sống ở dạng hoạt động thực tiễn, đặc thù này, CSXH cần phải xem xét như một lĩnh vực khoa học đặc thù, bám chắc vào sự hoạt động của thực tiễn, khoa học nghiên cứu về CSXH cần phảI mạnh dạn trả lời những câu hỏi đang đặt ra từ thực trạng kinh tế nước ta hiện nay” (2)

“Đời sống xã hội bao gồm toàn bộ những điều kiện sinh hoạt của con người và của xã hội Đời sống của con người được chia làm hai mảng: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất là những gì thuộc về nhu cầu ăn, ở, đi lại…nói chung là nhu cầu thể xác của con người Đời sống tinh thần là những hoạt động về đời sống nội tâm của con người: là những suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm của con người” (3)

1() (3) Nhóm biên soạn Hồng mây – Ngọc Sương –Minh Mẫn: Từ điển tiếng việt, NXB Thống kê

2 (2) Phạm như Cương:”góp phần nghiên cứu CSXH” NXB Khoa học XH, HN 1998, trang 39 – 40

“Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm cụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh”, tặng “Huy hiệu thương binh”…” (4) Trong đó:

“Thương binh hạng 1: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận MSLĐ từ 81% trở lên.

Thương binh hạng 2: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyết định kết luận MSLĐ từ 61% - 80%.

Thương binh hạng 3: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận MSLĐ từ 41% - 60%.

Thương binh hạng 4: Là đối tượng được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận MSLĐ từ 21% - 40%” (5)

Các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh

1.2.1 Chính sách tự cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh và gia đình họ

Mọi CSXH cũng như chế độ ưu đãi đối với TB và GĐTB đều dựa trên mức độ thương tật và tình trạng sức khỏe của TB Theo quy định thì tất cả những TB MSLĐ từ 21% trở lên đều được hưởng các CSXH, nhưng mức độ thụ hưởng các CSXH của nhóm TB là khác nhau Cụ thể, mức độ thương tật hàng tháng của thương binh được tính theo mức độ MSLĐ của từng người và tính trên mức lương quy định là 312.000đ/tháng Thương

4 (4) (5) Bộ LĐTB & XH, (2002) - Tài liệu tập huấn dựng cho cỏn bộ ở cấp xó, phường, trang 104 và trang 107 – 108

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu binh mất từ 21% sức lao động do thương tật được hưởng mức độ trợ cấp hàng tháng là 21% mức lương quy định, sau đó cứ giảm 1% sức lao động thì được hưởng trợ cấp 1% mức lương quy định…Tỷ lệ MSLĐ trợ cấp một lần được tính như sau:

Bảng1.1: Tỷ lệ giữa mức độ MSLĐ với mức độ trợ cấp một lần.

Mức độ MSLĐ Mức độ trợ cấp một lần

Từ 21% - 41% sức lao động 1 tháng lương khi bị thương

Từ 41% - 61% sức lao động 2 tháng lương khi bị thương

Từ 61% - 80% sức lao động 3 tháng lương khi bị thương

Trên 81% sức lao động trở lên 4 tháng lương khi bị thương

(Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 107)

Những TB có tỷ lệ MSLĐ do thương tật từ 61% trở lên nếu khi chết không thuộc diện BHXH thì gia đình được hưởng trợ cấp tiền mai táng phí mức 1.680.000đồng/người/tháng.Thân nhân của TB được trợ cấp tuất cơ bản 84.000đồng/người/tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng 147.000đồng/người/tháng.

Những TB có tỷ lệ MSLĐ từ 81% trở lên về sống ở gia đình, nếu được UBND cấp xã đề nghị và Hội đồng giám định thương tật y khoa chỉ định cần người phục vụ thì người phục vụ đó được mức trợ cấp hàng tháng là 170.000 đồng/tháng, nếu TB có vết thương bệnh nặng đặc biệt thì người phục vụ TB đó được hưởng mức trợ cấp là 210.000 đồng/tháng (6)

Ngoài ra, những TB mất sức lao dộng từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được phụ cấp hàng tháng mức là 100.000đồng/người (7) Nếu

6 (6) Căn cứ vào mục I/5-d thông tư số 31/TT – LĐTB & XH

(7) Điều 34 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của CP

MSLĐ do thương tật từ 80% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp thêm hàng tháng mức 30.000đ/người (8)

Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì một trong những người thân khác đảm nhiệm việc thờ cúng được nhận tiền tuất 1 lần với mức là 600.00đ.

1.2.2 Chế độ ưu đãi về y tế chăm sóc, sức khỏe cho TB

Hiện nay đã xây dựng nhiều trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, các khu điều dưỡng, khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm Y tế…

1.2.3 Chế độ ưu đãi về nhà ở

GĐTB cũng nhận được sự hỗ trợ trong việc xây dựng nhà ở ở các mức độ khác nhau.

Bảng 1.2 Các mức độ ưu đãi về nhà ở đối với GĐTB Đối tượng Mức hỗ trợ

TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 81% trở lên Toàn bộ tiền sử dụng đất

TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 61% - 80% 90%

TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 41% - 60% 80%

TB, người hưởng CS như TB, MSLĐ từ 21% - 40% 70%

(Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 128)

1.2.4 Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

8( 8) Điều 33 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của CP

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu

Bảng 1.3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp Đối tượng, điều kiện Mức miễn, giảm

GĐTB mất sức lao động từ 61% trở lên Miễn hoàn toàn

GĐTB đời sống khó khăn Giảm không quá 50% số thuế thu chi

(Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 129)

Bảng1.4 Thuế nhà đất Đối tượng, điều kiện Mức miễn, giảm

TB có tỷ lệ MSLĐ từ 61% trở lên Tạm miễn đối với toàn bộ đất ở, đất làm nhà.

(Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ LĐTB & XH dùng cho cán bộ TBXH ở xã, phường, Bộ LĐTBXH, năm 2002, trang 129)

1.2.5 Chính sách ưu đãi giáo dục đối với con em thương binh

Tùy theo mức độ thương tật của TB cũng như con của họ theo học ở các cấp khác nhau thì có những chế độ ưu đãi khác nhau Theo quy định: Miễn học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường sở đối với con em

TB MSLĐ từ 61% trở lên, con em TB từ 21% - 61% MSLĐ được giảm 50% học phí và khoản xây dựng trường sở.Học sinh là con em của TB bị MSLĐ từ 81% trở lên học các trường mần non, PTCS, PTTH được ưu tiên trong tuyển sinh và xét tuyển tốt nghiệp và được trợ cấp mỗi năm học một lần với mức: học sinh mầm non 60.000đ, 90.000 đ với học sinh THCS, 120.000đ với học sinh THPT Ngoài ra, khi học các trường Cao đẳng và dự bị Đại học được miễn giảm học phí, được trợ cấp hàng tháng với mức 140.000đồng/tháng và những TB MSLĐ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp 175.000đ/tháng (9) Như vậy, chính sách ưu đãi giáo dục và đào tạo đối với con em TB thể hiện sự quan tâm chăm sóc

(9) Theo điều 64 nghị định 28/CP ngày 24/4/1995 của CP

10 của Đảng và của Nhà nước ta, phần nào khắc phục những khó khăn cho những GĐCS.

Các chỉ tiêu đánh giá đời sống gia đình thương binh

GĐTB là một nhóm XH đặc biệt cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Trong điều kiện kinh tế thị trường với những vấn đề phức tạp, nảy sinh, đời sống của GĐTB gặp nhiều khó khăn Thực hiện tốt chính sách ưu đãi với người có công bằng tinh thần “Đền ơn đáp nghĩa” sẽ góp phần to lớn vào việc ổn định kinh tế xã hội của đất nước để đánh giá đời sống GĐTB thì căn cứ vào thu nhập và chi tiêu của họ Trong đó:

1.3.1.Chỉ tiêu thu nhập: Gồm lương (nếu có), ưu đãi của Nhà nước (theo quy định), phụ cấp (nếu có) Ngoài ra còn chăn nuôi, trồng trọt, thương nghiệp, dịch vụ và được sự ủng hộ ưu đãi trong một số lĩnh vực của cá nhân, tổ chức và nhà nước…

1.3.2.Về phương diện chi tiêu của GĐTB: Thì có nhà, ăn uống, sinh hoạt cá nhân (đi lại, may mặc, phương tiện…), học hành (cho bản thân TB và con cái họ), chi đầu tư sản xuất, dịch vụ… và còn các khoản chi khác như: Hiếu, hỷ, tham quan, văn hóa, y tế…

Nói chung là làm sao cho tổng thu lớn hơn tổng chi thì mới có dư để tái sản xuất và dự trữ cho bản thân Với phương châm của Nhà nước là mức sống phải bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương, xóa bỏ toàn bộ nhà tranh tre, cấp thẻ BHYT, BHXH cho TB, có chính sách ưu đãi đặc biệt trong gia đình đối với TB và con em của họ…

Vai trò của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh

Chính sách xã hội có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, quốc gia Xã hội càng phát triển thì vấn đề

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu xã hội ngày càng phức tạp hơn Để duy trì sự ổn định và phát triển XH tốt đẹp thì đó là nhiệm vụ cơ bản của giai cấp cầm quyền, là đề ra được các CSXH nhằm mục đích là xây dựng một XH vững mạnh và điều hòa mối quan hệ trong XH.

Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của đời sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc Coi nhẹ chính sách xã hội là coi nhẹ yếu tố “ Con người trong sự nghiệp xây dựng XHCH” Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã ban hành nhiều CSXH mới phù hợp với sự phát triển của xã hội như : Chính sách BHXH, chính sách văn hóa, giáo dục, y tế…những chính sách này góp phần quan trọng trong việc phát triển con người, phát triển XH.

Xác định đúng tầm quan trọng chiến lược của việc hoạch định chính sách xã hội trong sự phát triển của đất nước nên Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra: “ Giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi, tận dụng thời cơ để vượt qua khó khăn, thách thức đưa đất nước ta tiến bước vững chắc theo hướng dân giàu và nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH HUY ỆN THANH HÀ HẢI DƯ ƠNG

2.1 Đặc điểm của huyện Thanh Hà ảnh hưởng đến đời sống gia đình thương binh.

Thanh Hà là một huyện thuần nông, có lợi thế phát triển hai loại nông sản hàng hoá là lúa và vải Kể từ khi đổi mới Thanh Hà đã có nhiều đổi thay, đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp và xây dựng các vùng ăn quả trù phú có giá trị kinh tế cao Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch mạnh từ thuần nông sang nông-công nghiệp, trung tâm công nghiệp và dịch vụ; đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện đáng kể.

Trong bối cảnh và trào lưu chung của quá trình phát triển, nhiều tiềm năng và thế mạnh của huyện sẽ được đầu tư khai thác hiệu quả hơn, hứa hẹn đưa Thanh Hà trở thành một huyện giàu của tỉnh.

Là một trong 11 huyện của tỉnh, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương Phía Bắc giáp huyện Nam Sách và Kim Thành, phía Đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp Thành phố Hải Dương. Địa hình địa mạo khá phức tạp mang đặc tính đât phù sa sông Thái Bình Địa hình cao thấp xen kẽ nhau không đều, nhiều vàn cao và cũng nhiều bãi trũng Địa hình tuyệt đối so với mực nước biển trung bình 1- 1,5m; cao nhất là 1,8-2m; thấp nhất khoảng 0,6-0,7m Thanh Hà mới được tái lập từ năm 1997 với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.891,87 ha ( bằng 9,64% diện tích đất toàn tỉnh ) Trong đó, đất nông nghiệp là

11.309,52 ha chiếm 71,2% diện tích đất tự nhiên của huyện Bình quân đất

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu nông nghiệp trên đầu người là 707 m 2 /người, cơ cấu kinh tế của toàn huyện rất đa dạng và phong phú, nông nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 49,53%; công nghiệp và xây dựng chiếm 16,25%; dịch vụ chiếm 34,22%

Tổng số dân toàn huyện 161.517 người được chia ra làm 24 xã và 1 thị trấn ( được chia thành 4 khu, bao gồm: khu Hà Bắc 7 xã, khu Hà Tây 6 xã, khu Hà Đông 6 xã, khu Hà Nam 5 xã, và 1 thị trấn ) trong đó thị trấn

Thanh Hà là trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội của huyện Thanh Hà có vị trí tương đối thuận lợi trong viêc giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, vùng trong và ngoài tỉnh.

Nhìn chung, Thanh Hà có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ phát triển năng động, điều kiện giao lưu kinh tế hiện tại và trong tương lai gần được mở rộng nhờ vào sự phát triển của hệ thống giao thông trong vùng như đường 5A, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng trong tương lai, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, có điều kiện thu hút các nhà đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường cho sản phẩm của huyện, đẩy mạnh giao lưu kinh tế-xã hội với các địa phương trong vùng và cả nước Trong triển vọng khi hệ thống các cầu qua các sông được xây dựng, hệ thống đường bộ hoàn thiện và phát triển hệ thống đường hiệu quả thì vị trí của Thanh Hà là một thế mạnh cho phát triển. Đất đai Thanh Hà mầu mỡ, được bồi đắp liên tục của hệ thống sông Thái Bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả là đặc sản của huyện Điều kiện sinh thái của Thanh Hà là lý tưởng cho đa dạng hoá sinh học, với hệ thống sông ngòi và các vườn cây ăn quả trên địa bàn là điều kiện tốt để phối hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái Có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, có trình độ thâm canh cây trồng trong nhiều năm, tiết

14 kiệm và có trình độ văn hoá khá cao, một phần dân cư và đội ngũ cán bộ quản lý bước đầu đã tiếp cận với sản xuất hàng hoá Nhân dân có truyền thống cách mạng, kiên cường.

Cùng với việc phát triển kinh tế thì văn hoá-xã hội, giáo dục của huyện cũng không ngừng được nâng cao Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện một cách rõ rệt Tổng kết 5 năm chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,7% năm 2001 xuống 4,2% năm 2005, bình quân mỗi năm có 665 hộ thoát nghèo Phát hiện đầy đủ các chính sách đối với người nghèo, không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách Xây dựng chương trình, mục tiêu giảm nghèo giai đoan 2006 – 2010 toàn huyện có 8.325 hộ nghèo tỷ lệ 19,7% Trong đó có

31 hộ nghèo thuộc đối tượng CS Mục tiêu phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 đến 2 % trong 5 năm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,7% năm 2005 xuống 10% năm 2010 Điều kiện về nhà ở của nhân dân được cải thiện, hầu hết các hộ có nhà ở xây lợp ngói hoặc kiên cố cao tầng Các dịch vụ về y tế được cải thiện và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Về dân số thì được thể hiện rất rõ qua:

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu

Bảng 2.1 Số lượng và cơ cấu dân số huyện Thanh Hà năm 2007 như sau

Nhóm tuổi Tổng số TL % Nam TL % Nữ TL %

(Nguồn: ủy ban dân số, gia đình và trẻ em phòng dân số huyện).

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong tổng số dân của huyện là 158.990 người thì có 48,2% nam và có 51,7 nữ Nhóm tuổi từ 10-14 tuổi có tổng là 19 372 người chiếm12,0% cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Càng về già thì nhóm tuổi 85 + nữ nhiều hơn nam Tỷ lệ tăng tự nhiên vào năm 2006 khoảng 0,9% Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,04 đến 0,05%.

Phân tích một số chính sách xã hội tác động đến gia đình thương

2.3.1 Chính sách tự cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh và gia đình họ

Những năm gần đây huyện Thanh Hà đã thực hiện tương đối tốt chính sách chi trả trợ cấp ưu đãi với TB và gia đình họ, việc tăng giảm cho các đối tượng luôn đảm bảo đáp ứng kịp thời, chính xác những khoản trợ cấp này đến tay họ sớm Cùng với việc hoàn trả và điều chính trợ cấp cho các đối tượng đang hưởng, phòng NV-LĐTB&XH huyện đã triển khai việc lập hồ sơ cho các đối tượng mới quy định tại pháp lệnh Qua khảo sát số liệu tại phòng NV-LĐTB&XH huyện Thanh Hà thì ta thấy số TB loại 1 là

47 người được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 551 000đ/người Số TB hạng 2 trong toàn huyện có 201 người được hưởng trợ cấp trung bình 394. 000đ/người/tháng Nhóm TB hạng 1 và 2 này thì tình trạng sức khoẻ của họ yếu nên ít có khả năng lao động đem lại thu nhập cho gia đình, thậm chí có một số TB trong nhóm hạng 1 còn không tự phục vụ mình được Với mức trợ cấp trên chi giúp các TB cũng như gia đình họ giảm bớt phần nào

22 những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày Còn tổng số TB hạng 3 của huyện là 513 người, được hưởng mức trợ cấp trung bình 285.000đ/người/tháng Trong huyện TB hạng 4 có 450 người với mức trợ cấp là 152 000đ/người/tháng Nhóm TB hạng 3, hạng 4 họ bị mất sức lao động nhưng hai nhóm TB này vẫn còn khả năng lao động sản xuất ra của cải vật chất đem lại thu nhập cho gia đình, cùng với khoản trợ cấp và khả năng lao động thì đời sống của gia đình họ ngày càng hoàn thiện hơn Và những khoản trợ cấp này có thể khắc phục được những khó khăn cho TB và gia đình họ trong cuộc sống Chính vì vậy, cần cải thiện mức trợ cấp hàng tháng cho TB cũng chính là cả thiện đời sống cho gia đình họ, chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng gia đình đang đè nặng đối với người phụ nữ và những người thân của họ Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các chính sách cũng cần phải có sự chuyển đổi để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường hơn

2.3.2 Chế độ ưu đãi về nhà ở đối với thương binh và gia đình họ

Hoà chung cùng với không khí tích cực thi đua đền ơn đáp nghĩa của cả nước thì huyện Thanh Hà cũng đã huy động được sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cá nhân Năm vừa qua toàn huyện đã xây dựng được 3 nhà tình nghĩa và sửa chữa được 7 ngôi nhà để trao tặng cho các GĐTB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu thốn Ngoài ra, chính quyền địa phương còn huy động nguồn nhân công lao động giúp đỡ những gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở để tu sửa lại Mặc dù đã xây dựng mới và sửa chữa được một số ngôi nhà những vẫn chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết về nhà ở của các gia đình chính sách không có khả năng xây dựng nhà So với nhu cầu về nhà ở của các GĐTB trong toàn huyện thì chính quyền địa phương chưa đáp ứng đủ Hạn chế này là do nguồn kinh phí có hạn, không thể giải quyết ngay cùng một lúc được Qua thực trạng trên thì Đảng bộ và nhân dân toàn huyện cần quan

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu tâm hơn nữa, có những chính sách ưu đãi phù hợp hơn nữa để tạo điều kiện giúp đỡ trong việc xây dựng nhà tình nghĩa giúp cho các hộ GĐTB có hoàn cảnh khó khăn không thể xây dựng được nhà ở phải ở trong nhà ở bị dột nát, quá chật chội Qua đó niềm tin trong nhân dân về các chính sách của Đảng và Nhà nước được tăng lên gấp bội Cố gắng đảm bảo 100% TB và gia đình họ có nhà ở vững chắc và ổn định.

2.3.3 Chế độ ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho thương binh

Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho TB những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi về kinh tế Theo quy định thương bệnh binh, những người được hưởng những chính sách như TB MSLĐ từ 21% trở lên được cấp sổ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh định kỳ. Những năm qua phòng NV-LĐTB&XH huyện cũng đã làm tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các GĐTB, thể hiện sự quan tâm chăm sóc của các cấp ngành lãnh đạo ở địa phương đối với các đối tượng này Qua khảo sát tại địa bàn đã cho ta thấy tình trạng sức khoẻ của cácTB.

Bảng 2.5 Mức độ tình trạng sức khoẻ của thương binh.

Mức độ ốm đau của thương binh Số hộ Tỷ lệ(%)

( Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà )

Nhìn vào bảng số liệu bảng 2.5 thì số TB thường xuyên ốm đau chiếm 64,73% ( chủ yếu là TB hạng 1, hạng 2 và những TB tuổi đã cao )30,38% số TB thỉnh thoảng mới ốm, còn số TB ít khi ốm chiếm 4,9% trong tổng số 100% Qua khảo sát cho thấy 100% số TB của huyện đều được

24 cầp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh phát thuốc định kỳ 2 lần/ năm. Phòng NV-LĐTB &XH huyện đã phối hợp với các trung tâm y tế huyện, xã và các cơ sở tổ chức khám và cấp thuốc cho đối tượng một cách tốt nhất là tạo tâm lý phấn khởi, yên tâm sản xuất ổn định cuộc sống Trong năm

2006 huyện Thanh Hà đã giám định lại, nâng thương tật TB và trong cùng năm này huyện đã cho một số TB đi điều dưỡng ở Thanh Hoá và một số TB điều dưỡng tại gia đình Trong quá trình điều trị, điều dưỡng thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để kịp thời điều trị cho các đối tượng này. Đội ngũ bác sỹ ngoài việc chăm sóc sức khoẻ tận tình chu đáo còn động viên họ yên tâm điều dưỡng nhằm nâng cao sức khoẻ tinh thần cho họ Mặt khác, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Hà đã phát động và thực hiện tốt phong trào toàn dân chăm sóc TB trong các ngày lễ, ngày tết đều tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình họ khi gặp khó khăn, ốm đau đều được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành Đảng uỷ, uỷ ban, đoàn thể, trong huyện, xã.

Như vậy công tác thẩm định hồ sơ xét duyệt, giải quyết chính sách ưu đãi đối với TB và gia đình họ được tiến hành nhanh gọn, đảm bảo được quá trình dân chủ, đúng chính sách, ít sai sót, tạo niềm tin đối với nhân dân về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước Bên cạnh đó còn một số việc chưa làm tốt như: công tác giám định lại mức thương tật cho TB chưa nhiều so với mong muốn của họ.

2.3.4 Chính sách ưu đãi về giáo dục đối với con thương binh

Chính sách ưu đãi về nhà ở là một trong những chính sách quan trọng mà con em của GĐCS nói chung và con em GĐTB nói riêng Trong thực tế thì GĐTB gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế cũng như những điều kiện khác nên việc học hành, giáo dục cho con em TB được xã hội rất quan tâm Các chế độ ưu đãi giáo dục và đào tạo với con TB luôn được sửa

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu đổi cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước Trong chế độ đãi ngộ về giáo dục và đào tạo đối với con TB, căn cứ vào tỷ lệ thương tật của TB và cấp học khác nhau để có mức độ ưu đãi cho phù hợp Theo quy định, đối với TB bị MSLĐ từ 61% trở lên thì con em họ được miễn học phí và các khoản học phí khác, giảm 50% học phí và các khoản đóng góp khác cho con em TB MSLĐ từ 21% -60% Ngoài chế độ miễn giảm học phí con em TB bị MSLĐ từ 81% trở lên còn được trợ cấp 1 lần 1 khoản tiền tuỳ theo cấp học với các mức: 60.000đồng đối với học sinh khi học trường Mầm non, 90.000đồng với học sinh học Tiểu học, 120 000đồng đối với học sinh khi đi học trường PTCS hoặc trường PTTH Ngoài ra, học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang học các trường đào tạo của Nhà nước: Đại học, Cao đẳng, THCN, Dạy nghề, Dự bị đại học, Dân tộc nội trú mà không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí được ưu tiên trong xét tuyển, được miễn giảm học phí, được trợ cấp hàng tháng với mức 180.000đ/tháng con

TB MSLĐ từ 61% -80%, trợ cấp 220.000đ/tháng cho conTB mất sức lao động từ 81% trở lên Theo số liệu phòng NV-LĐTB & XH ta có:

Bảng 2.6 Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học.

Tên trường Số người Tỷ lệ (%) Đại học 11 8,2

( Nguồn: Điều tra tại phòng NV-LĐTB&XH huyện Thanh Hà ).

Thông qua bảng số liệu 2.6 trên thì số con em TB đi học Đại học chiếm 8,2%; Cao đẳng 15,67%; THCN chiếm 26,1% và số con TB đi học

26 trong các trường ĐTDN chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số con em TB đi học ở các trường là 50% Qua đây có thể thấy chính sách ưu đãi đối với giáo dục có vai trò rất lớn tạo điều kiện cho con em TB có thể theo học trong các trường Đó chính là con đường tiến lên CNXH, làm chủ cuộc sống của con em TB góp phần đảm bảo cho cuộc sống sau này của gia đình họ được tốt hơn

Trước đây, số con em TB thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng là rất ít, nhưng những năm gần đây do việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi trong giáo dục và do mức thu nhập cũng như nhận thức của người dân ngày càng cao lên số lượng con em TB theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng Chính sự vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ khoa học này của họ đã giúp cho họ có nhiều cơ hội tìm được những việc làm tốt có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

2.3.5 Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Trong những năm qua toàn huyện đã thực hiện tốt về chính sách miễn giảm thuế sử dụng thuế nông nghiệp cho các hộ gia đình

Bảng 2.7 Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Mức độ miễn, giảm thuế đất nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Được miễn 14 28

( Nguồn: Số liệu khảo sát huyện Thanh Hà ).

Từ số liệu trong bảng 2.7 cho thấy : Trong tổng số 50 hộ được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì có 14 hộ GĐTB được miễn, 36 hộ

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu chỉ được giảm một phần và không có hộ nào là không được giảm cả Như vậy là 100% các hộ GĐTB đều được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Chính sách miễn giảm này đã góp phần tạo điều kiện cho các hộ chính sách vươn lên làm giàu, tạo cho họ có điều kiện mượn đất, để nâng cao và đảm bảo về đời sống cho các hộ GĐTB

Phân tích thực trạng đời sống gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội

Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội.

Với dân số trong huyện hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, đời sống của người nông dân trong quá trình đổi mới ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó lại gặp không ít những khó khăn trong điều kiện nền kinh tế thị trường Với sự phát triển của xã hội thì các CSXH cũng có những thay đổi cho phù hợp vì CSXH có tác động rất lớn, quan trọng tới đời sống của GDTB góp phần quan trọng trong việc đảm bảo và ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách Chúng ta đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần đối với TB và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội Để khẳng định rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu sự tác động cụ thể của CSXH đến đời sống vật chất, tinh thần và việc giáo dục con cái đối với TB huyện Thanh Hà qua khảo sát tại một số hộ GĐTB.

2.4.1 Phân tích thực trạng đời sống vật chất của gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội

Như chúng ta đã biết, đất nước đang ngày càng đổi mới thì đời sống vật chất của toàn dân ngày càng ổn định và đang từng bước được nâng cao,đặc biệt là GĐTB Để đảm bảo cuộc sống cho TB và để bù đắp một phần những hy sinh mất mát của họ, CSXH của Đảng và Nhà nước đã và đang

28 được thực hiện một cách sâu rộng và đồng bộ trong toàn huyện Những CSXH đã tác động rất quan trọng đên đời sống vật chất của TB Vì với những khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng sẽ giúp cho các hộ GĐCS tăng thêm thu nhập, đời sống vật chất sẽ được cải thiện dần dần Trong đó thì thu nhập là một trong những tiêu trí quan trọng, cơ bản để đánh giá mức sống của từng hộ GĐTB, dưới đây là những con số về nguồn thu nhập chính của các GĐTB qua khảo sát ở huyện Thanh Hà.

Bảng 2.8 Thu nhập chính của gia đình thương binh.

Nguồn thu nhập chính Số hộ Tỷ lệ(%)

( Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà)

Nhìn vào số liệu bảng 2.8 trên thì: Cơ cấu về ngành nghề mà các GĐTB tham gia để tạo nguồn thu nhập chính là rất khác nhau Số lượng 23 hộ gia đình có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp chiếm 46% đây là một tỷ lệ cao tương đối trong tổng số Số gia đình có nguồn thu nhập chính từ lương, phụ cấp cũng chiếm tới 26 %, 10% là số GĐTB có nguồn thu nhập chính từ sự hỗ trợ của con cái Bởi vì, nhiều TB nay tuổi đã cao, sức đã yếu, TB nặng bị viết thương cũ tái phát nên ốm đau thương xuyên nên khó có điều kiện tham gia nhiều vào các hoạt động kinh tế mà chủ yếu là

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu chỉ trông vào trợ cấp của Nhà nước và sự hỗ trợ của con cái Còn trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp có 8% số hộ tham gia nhưng thu nhập đem lại lại không cao, chủ yếu từ thêu, đan, xay sát gạo, may quần áo buôn bán dịch vụ là ngành đem lại thu nhập chính mà lại chỉ cho 2 gia đình trong tổng số 50 hộ chiếm 4%, hình thức buôn bán theo quy mô nhỏ và không ổn định, 6% là số hộ gia đình có thu nhập chính từ các nguồn thu nhập khác

Như vậy, thu nhập của các hộ GĐTB là đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau, thu nhập cũng góp phần nào phản ánh được mức sống của gia đình họ

Bảng 2.9 Mức sống của gia đình thương binh

Mức sống Số hộ Tỷ lệ(%)

(Nguồn: Số liệu khảo sát tại huyện Thanh Hà)

Từ bảng 2.9 cho ta biết được mức sống của các hộ GĐTB ở huyện Thanh Hà là chưa được cao Số hộ có mức sống trung bình là 25 hộ chiếm 50% trong tổng số các hộ, đây là những hộ có mức thu nhập từ 400.000-

600 000đ/tháng Còn số hộ khá chưa nhiều, mới có 9 hộ, chiếm 18% mức thu nhập của gia đình trung bình từ 600.000- 800.000đ/tháng Nhưng phần lớn những hộ gia đình này ngoài mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày họ vẫn còn khả năng để lại nguồn dự trữ Số hộ có hoàn cảnh đời sống khó khăn cũng chiếm tới 32% trong tổng số 100% số hộ, đây là những hộ có mức thu nhập trung bình từ 200.000- 400.000đ/tháng, nguồn thu nhập này

30 chủ yếu là từ lương, phụ cấp, số tiền này quá ít ỏi nên đã dẫn đến vấn đề chi tiêu trong gia đình gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất là trong thời buổi như hiện nay.

Nhìn chung, mức sống của các GĐTB chưa cao, muốn cải thiện nâng cao mức sống hơn nữa thì các hộ này lại gặp phải những khó khăn trở ngại do thiếu vốn, đất, sức lao động Qua đây, chúng ta thấy rõ được những khó khăn thường gặp trong hoạt động sản xuất của những hộ GĐTB

Bảng 2.10 Những khó khăn gia đình thương binh thường găp

Những khó khăn Số hộ Tỷ lệ(%)

Thiếu công cụ sản xuất 8 16

Thiếu kĩ thuật canh tác 5 10

( Nguồn: số liệu khảo sát huyện Thanh Hà ).

Số hộ GĐTB thiếu vốn làm ăn là nhiều nhất có 15 hộ thì chiếm 30% trong tổng số hộ Nguồn vốn là phương tiện quan trọng không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh Các hộ này vay vốn với mục đích sử dụng cho việc trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán để có thể cải thiện đời sống của gia đình họ Nhưng hiện nay số hộ gia đình chính sách được vay vốn mới chỉ chiếm 20% trong tổng số dân Khi vay vốn thì qua tổ trưởng tổ vay vốn

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu với hình thức nhanh gọn, không còn các thủ tục rườm rà như trước nữa Số hộ gia đình chính sách nghèo thì được ưu tiên với lãi suất thấp hơn

Thanh Hà là một huyện có dân số đông, diện tích bình quân theo đầu người không cao, số hộ GĐCS thiếu đất để sản xuất là 10 hộ chiếm 20%( thiếu cả đất ở và đất nông nghiệp) ở đây, mỗi người dân bình quân chỉ được 1 sào 15 thước đất cấy lúa Bây giờ địa phương cũng đã chỉ đạo việc thực hiện giao đất canh tác cho GĐTB để họ tăng gia sản xuất nhưng số này còn quá ít Với chính sách cho GĐTB ở địa phương mượn đất để sản xuất, để có thể phát triển về mọi mặt làm cho đời sống ngày càng được nâng cao hơn Do đó, chính quyền địa phương cần tận dụng hết những diện tích đất hoang, chưa sử dụng để đưa vào canh tác giúp cho gia đình chính sách có điều kiện mượn thêm đất Vì các hộ gia đình này chủ yếu đều làm nông nghiệp nên thiếu đất là khó khăn lớn Số hộ GĐTB thiếu lao động là

10 hộ chiếm 20% lý do đa số gia đình họ có con đã trưởng thành sống riêng và một số gia đình con còn đang đi học lên không thể tham gia lao động được 10% số hộ thiếu kỹ thuật canh tác va 16 % số hộ thiếu công cụ sản xuất Như chúng ta thấy đa số TB khi trở về với cuộc sống do trình độ học vấn thấp nên khó áp dụng thành tưụ khoa học kinh tế vào sản xuất Vì vậy, rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tổ chúc trao đổi kinh nghiệm làm ăn, bồi dưỡng kiến thức là việc làm hết sức thiết thực, hết sức quan trọng tạo điều kiện cho GĐTB có mức thu nhập ổn định Ngoài ra còn 2 hộ gia đình gặp khó khăn và thiếu thốn về các yếu tố khác trong cuộc sống.

Chính vì vậy, chúng ta thấy được những khó khăn chủ yếu của các hộ GĐTB, chỉ những gia đình này gặp khó khăn thì đã nhận được sự giúp đỡ gì từ chính quyền địa phương, để hiểu rõ hơn tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng 2.11 Khi GĐTB khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương

Nhận được sự giúp đỡ Số hộ Tỷ lệ (%)

Hướng dẫn tăng gia sản xuất 8 16

(Nguồn: qua khảo sát tại huyện Thanh Hà).

Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về ưu đãi XH đối với GĐTB

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ưu đãi xã hội đối với GĐTB

GĐTB là một vấn đề chính trị, một vấn đề tư tưởng, một vấn đề tình cảm, một vấn đề xã hội, một trong những vấn đề lớn của Đảng và Nhà nước, một vấn đề phức tạp mà giải quyết lâu dài Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Đảng và nước ta đã quan tâm chăm sóc đối với GĐTB. Điều này phản ánh bản chất chế độ chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước ta đối với những người con trung hiếu với Đảng và nhân dân đã hi sinh phấn đấu cho nền độc lập và tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của đồng bào Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận và đời đời đền đáp, ghi tạc công lao, nếu không làm tốt sẽ tác động đến chính trị xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân và chế độ của Đảng và Nhà nước Làm tốt công tác đối với TB là chia sẻ và làm giảm bớt nỗi đau thương mất mát của một bộ phận dân cư trong quan hệ công đồng, tạo nên sự đoàn kết gắn bó tin tưởng vào chế độ trong nhân dân.

Làm tốt công tác TB là thể hiện tình cảm trong sáng của Đảng, thể hiện đạo lý của dân tộc ta

Vấn đề TB là một vấn đề rất nhạy cảm rễ bị tác động đến toàn xa hội Nếu làm không tốt sẽ tạo ra sự băng giá lòng người đối với chế độ xã hội hiện tại Xã hội nào cũng vậy chăm sóc người có công xây dựng nên chế độ ưu đãi xã hội là trách nhiệm của Nhà nước có chức năng bổn phận với các thành viên đặc biệt này Đó là những người có công với nước mà cuộc sống của người khó khăn phải được đền đáp suy tôn giúp đỡ.

Một trong những vấn đề lớn của Đảng và Nhà nước ta: Công tác ưu đãi XH đối với TB là CSXH đặc biệt đối với những thành viên đặc biệt của

XH đó là những người có công với cách mạng Làm tốt công tác này sẽ tác động với toàn bộ đời sống xã hội trên các mặt kinh tế Làm tốt công tác này sẽ tác động tới toàn bộ đời sống xã hội trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, tư tưởng xã hội, đến sự an toàn , an ninh quốc phòng của đất nước Bởi vì số lượng trong dân cư rất lớn và trải dài trong thời gian lịch sử, qua nhiều thế hệ, có quan hệ xã hội rất rộng lớn và sâu sắc, vấn đề nhạy cảm đặc biệt do đó không cho phép bất cứ ai, cấp nào, nghành nào, địa phương nào không làm tốt vấn đề này Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói:

“Không cho phép cấp ủy, cấp chính quyền Nhà nước, đoàn thể xã hội nào, bất cứ ai không làm tốt công tác thương binh” (10)

Xã hội hóa việc chăm sóc các TB bằng phong trào quần chúng

Đảng và Nhà nước ta coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Công tác TB là một công tác cách mạng tác động đến kinh tế chính trị , an ninh quốc phòng, tình cảm đạo đức văn hóa, văn minh xã hội công tác đó phải do dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Đây là một lĩnh vực rất lớn, khó khăn phức tạp đòi hỏi huy động sức mạnh và trí sáng tạo của nhân dân Bác

Hồ nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Vấn đề TB là vấn đề truyền thống đạo lý con người nên nhân dân rất trân trọng và đồng tình ủng hộ công tác chăm sóc, đền ơn đáp nghĩa ở nhân dân có tiềm năng là sự sáng tạo to lớn, từ những lúc đất nước còn quá nghèo, trong kháng chiến chống Pháp, Bác đặt niềm tin vào nhân dân chăm lo công tác TB là đã trở thành hiện thực của phong trào đón TB về làng để dân cáng đáng việc chăm lo toàn diện về đời sống của họ.

10(10) Bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác của Bộ nội vụ tháng 3/ 1969

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu

Hiện nay, phong trào quần chúng đã gắn bó với các chương trình lớn như nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ vàng tiết kiệm, chăm sóc TB nặng, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa…Động viên TB phát huy kế tục truyền thống cách mạng tham gia có ích cho xã hội để trở thành người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu Bác Hồ đã chỉ cho toàn Đảng, toàn dân ta là: chăm sóc TB sao cho “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, tạo điều kiện cho anh em tham gia công việc có ích cho XH”.

Bác Hồ còn dạy TB “tàn nhưng không phế” Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, TB là những quần chúng cách mạng đặc biệt Họ sẽ gắn bó suốt đời với cách mạng, với dân, với nước Họ đòi hỏi xã hội phải công bằng về đãi ngộ nhưng rất tự trọng, tự hào vươn lên thể hiện bản lĩnh và không tủi hổ với gương hi sinh vì nước, không làm suy giảm vai trò người chiến sỹ đã từng quả cảm vì chiến đấu ngoài mặt trận trong danh hiệu “Bộ đội cụ hồ” Nay họ lại tiếp tục trong hoàn cảnh mới muốn thể hiện tính trung kiên và tự hào của mình với đất nước ví “Qúa khứ vinh quang tự hòa đến mấy chỉ có giá trị khi hiện tại là đẹp cho đời”

Chính sách ưu đãi xã hội đối với GĐTB

Là một bộ phận quan trọng cấu thành của CSXH, nó phản ánh được sự quan tâm, sự chăm sóc giúp đỡ của các thế hệ đi sau đối với những người cha, người anh đi trước đã hy sinh nằm lại nơi chiến trường hoặc có những người trở về thì mang trên mình đầy thương tích, để lại một phần sương máu của mình nơi chiến trường Đó là sự hy sinh cao quý vĩ đại mà không có gí sánh được Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công không phải là sự “đền bù” mà lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Như chúng ta đã biết ngay từ năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp Đảng,Nhà nước, Hồ Chủ Tịch cùng với toàn dân đã quan tâm tới chính sách đối với gia đình người có công trong cách mạng đặc biệt là gia đình TB Để thực thi chính sách này vào năm 1946 “hội giúp binh sỹ bị thương”được

46 thành lập ở Thuận hóa (huế) Các cuộc kháng chiến đã đi qua nhưng mà hậu quả của nó để lại thì vô cùng to lớn không có gì có thể nói hết được vì hàng triệu chiến sỹ đồng bào ta đã anh dũng hy sinh để bảo vệ độc lập của

Tổ quốc Để đền đáp được phần nào hy sinh những hy sinh to lớn, vĩ đại ấy, đó cũng là sự kế tục và phát huy đạo lý dân tộc của ông cha ta Ngay từ năm 1947 Hồ Chủ Tịch đã chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày TB Điều này đã thể hiện sự kính trọng vì mục đích cao cả đó Thấu hiểu sự mất mát hy sinh to lớn đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu Chính phủ và dân tộc ta phải quan tâm báo đáp “Đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, chính phủ ra sức nâng đỡ, làm cho TB được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động xã hội” Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ hết lòng chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho TB Hệ thống các chế độ, các chính sách của Đảng và Nhà nước luôn được sửa đổi và bổ xung nhằm từng bước cải thiện đời sống của gia đình thuộc diện chính sách đặc biệt là các GĐTB.

Các giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với GĐTB huyện Thanh Hà

Xây dựng các trung tâm phục hồi chức năng

Để thực hiện phục hồi chức năng cho TB, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã xây dựng nhiều trung tâm phục hồi chức năng, cùng với đó là hệ thống rộng khắp các trại điều dưỡng, an dưỡng ở trung tâm cũng như địa phương nhằm phục hồi chăm sóc sức khỏe cho TB Các địa phương đều xây dựng các cơ sở dạy nghề, các cơ sở sản xuất, tạo công ăn việc làm cho TB và con em TB Gần đây việc ban hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước trao tặng cho TB Một lần nữa Đảng, Nhà nước và nhân dân đã thể hện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với TB Tiếp nối truyền thống nhân ái của dân tộc, nhiều phong trào của các địa phương, của

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu các tổ chức xã hội, các cá nhân đã làm cho công tác chăm sóc TB trở thành công việc thường xuyên của XH như phong trào chăm sóc Tb tại nhà, nhiều các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và các cá nhân đã đóng góp quỹ tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm nhận nuôi dưỡng TB…Việc nâng cao mức sống của TB đã được làm rất tốt Nhiều công trình có giá trị khoa học lâu dài về hậu quả của chiến tranh được nghiên cứu giúp nhà nước trong việc hoạch định chính sách TB Ngày nay, trong quá trình đổi mới nền kinh tế thị trường phải hiểu đúng sự thật là những người có công chịu thiệt thòi vì vậy mà Đảng và Nhà nước có những văn bản, pháp lệnh, nghị định… thể hiện đạo lý của dân tộc Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và toàn bộ nhân dân ta đã cố gắng chăm lo rất nhiều cho công tác TB nhưng so với yêu cầu to lớn của công việc này chúng ta còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện hơn các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Công tác chăm sóc TB phải được thực hiện tốt ở mọi cấp,ngành.

Tăng cường kinh phí xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người có công và con em họ

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Đó là mục tiêu, khát vọng của toàn Đảng, toàn dân vừa tạo điều kiện thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc TB Theo điều 3Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của CP thì hàng năm, ngoài phần ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng Nhà nước cần dành một kinh phí trong quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo …để người có công với cách mạng vay, tạo việc làm, ổn định đời sống Giải quyết việc làm là một nội dung cơ bản của chính sách đối với người có công và gia đình họ bởi cả cuộc đời những con người ấy đã gắn bó với công cuộc giải phóng và bảo vệ tổ quốc

48 khi trở về họ lại gặp nhiều khó khăn như tình trạng sức khỏe yếu kém, thiếu thốn sản xuất làm ăn…Vì vậy, pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã chú ý tới vấn đề xắp xếp việc làm tăng thu nhập gia đình họ, tạo điều kiện để người có công phát huy năng lực sở trường của mình làm giàu cho GĐ & XH, góp phần làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng vì trong môi trường làm việc họ vẫn thấy mình có đóng góp có ý nghia đối với xã hội Chính sách cho TB vay vốn làm kinh tế cũng rất quan trọng đối với các hộ gia đình này bởi vì đa số các GĐTB đều mất đi những lao động chủ chốt hoặc do những thương tật, bệnh tật, do thiếu vốn và những và những hiểu biết cần thiết để làm ăn trong cơ chế mới, vì thế trong làm kinh tế gặp rất nhiều khó khăn Đảng và Nhà nước đã có những chính sách vay vốn giúp gia đình chính sách làm kinh tế nhưng chưa nhiều mới chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu này Ngoài ra, còn thực hiện chính sách 5 chương trình chăm sóc TB như: Xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc TB và ổn định đời sống TB nặng tại nhà.

Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước việc toàn dân tham gia chăm sóc TB đã trở thành phong trào rộng khắp, đạt được những thành công vô cùng to lớn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần đối với TB Đây không chỉ là vấn đề tình cảm mà còn là trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với những người có nhiều cống hiến cho cách mạng, giành độc lập tự do cho Tổ Quốc và cuộc sống yên bình của nhân dân Các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân huyện Thanh Hà đã ra sức ngày đêm lao động sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần cùng cả nước đấu tranh giành độc lập thống nhất nước nhà Con em Thanh Hà chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mọi miền của Tổ quốc đã tỏ rõ truyền thống khí phách của người Thanh Hà xứ đông-lập công xuất sắc Hàng ngàn đồng chí được Đảng, Nhà nước khen

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu thưởng các hình thức, huân chương chiến sỹ, huân chương chiến thắng, huân chương chiến sỹ vẻ vang…Nhiều đồng chí là con em Thanh Hà đã công tác trong quân đội tiến bộ trở thành cán bộ cao cấp giữ một số trọng trách lớn do Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Hà đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: “huyện anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Đất nước thống nhất quân và dân Thanh Hà có quyền tự hào về quê hương mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đóng góp đáng kể sức người, sức của vào cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ, vô cùng ác liệt của dân tộc Những hy sinh và tổn thất xương máu của con em Thanh

Hà đã đóng góp cho nền độc lập thống nhất đất nước là to lớn Với 1.211 TB thì có 56 đồng chí TB mất sức 81% trở lên.

Ngày nay, các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công đã thành một hệ thống văn bản tương đối chặt chẽ đã thực hiện với một lực lượng đông đảo các đối tượng Những quy định này dần được Luật hóa, với mục đích trú trọng chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng có công với cách mạng Pháp luật ưu đãi người có công đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện

Phát huy truyền thống của quê hương Thanh Hà, anh dũng chiến đấu, cần cù thông minh, sáng tạo lao động sản xuất với đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống nhất mực thủy chung Cán bộ và nhân dân Thanh Hà đã nhận thức và thực hiện tốt phong trào TB Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội đã căn cứ vào nội dung trong pháp lệnh và Nghị định 176/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của CP và các văn bản Thông tư hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH Làm tốt công tác giải thích tuyên truyền, học tập, quán triệt rỗng rãi từ trong Đảng tới quần chúng nhân dân Các cấp đã thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng để xét với yêu cầu chính xác kịp thời và khách quan Việc giải quyết những tồn tại người có công theo thông tư của Bộ LĐ - TB & XH Ban chỉ đạo từ huyện tới các xã đã và đang

50 tiếp tục làm một cách chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên nghe báo cáo của cơ quan chuyên môn về công tác

TB kịp thời có ý kiến chỉ đạo và chỉ thị cho các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt, đầy đủ công tác TB Lãnh đạo huyện thường xuyên giành thời gian để thăm tặng quà một số đối tượng TB tiêu biểu có hoàn cảnh khó khăn Các chính sách ưu đãi của TB dần đã đi vào thực hiện có nề nếp Thường xuyên chăm lo đến đời sống của gia đình chính sách nghèo. Tạo công ăn việc làm cho TB, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội góp phần ổn định kinh tế xã hội ở từng địa phương Công tác TB đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện nhà thực hiện tốt Đặc biệt là sau 5 năm thực hiện pháp lệnh ưu đãi đối với TB đã nổi lên nhiều đơn vị tập thể, ngành, cơ quan đơn vị, chính quyền địa phương, nhiều cá nhân thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa Điển hình là Đảng ủy, chính quyền xã Tân Việt làm tốt công tác TB chú ý chăm lo giải quyết công ăn việc làm nhân dân trong đó có GĐTB Nhiều hộ chính sách có đời sống kinh tế khá, các mặt hoạt động của địa phương có nhiều tiến bộ Đảng, chính quyền xã An Lương, xã Hồng Lạc là 2 địa phương điển hình trong việc thực hiện xét duyệt các chế độ đối với người có công đảm bảo chính xác, kịp thời đúng quy định nhà nước Xã Vĩnh Lập là một xã không thuộc trung tâm huyện, đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng đã biết tổ chức vận động, động viên nhân dân hàng năm xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tu sửa, xóa nhà tranh tre cho các đối tượng la TB Các xã như: T.T Thanh Hà, Thanh Thủy, Phượng Hoàng, Quyết Thắng, Cẩm Chế…đã có nhiều cố gắng, hàng năm trích một phần kinh phí của tập thể để tu sửa, xây dựng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn Các cơ quan như: Phòng LĐ - TB &

XH, phòng GDĐT, hội cựu chiến binh…đã kịp thời tam mưu cho huyện ủy – HĐND – UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiên tốt công tác TB. Nhiều GĐTB làm kinh tế giỏi, chấp hành tốt đầy đủ chủ trương chính sách

SV: Vũ Văn Chương GVHD: PGS TS Trần Thị Thu của Đảng và Nhà nước Biết tự thân phấn đấu vươn lên làm giàu cho gia đình, tạo dựng được cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần, không ỷ lại, trông chờ vào nhà nước.

3 Phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và gia đình họ.

Ban chỉ đạo huyện đã xây dựng triển khai những nội dung cơ bản như: Phát động quân và dân trong huyện hưởng ứng cuộc vận động đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa để tu sửa, xóa nhà tranh tre cho các đối tượng là TB Giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn tổ chức vận động xây dựng giảm họ nghèo thuộc diện chính sách xã hội Các ngành, các cấp có hoạt động thiết thực, gặp gỡ động viên, thăm hỏi các gia đình TB tiêu biểu. Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ đi thăm, tặng quà cho GĐTB một số xã có hoàn cảnh khó khăn Tiếp tục tuyên truyền về chính sách TB. Tập chung giải quyết những tồn tại về CSTB Biểu dương gương tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác TB Các cấp tổ chức mít tinh kỷ niệm, gặp mặt cá GĐTB tiêu biểu, động viên, khen thưởng, tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày 27/7.

Với những thành tích và cố gắng đã đạt được trong công tác chăm sóc TB huyện Thanh Hà đã thực hiên tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng làm giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, nâng cao mức sống củaTB Nhưng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhằm thục hiện và quán triệt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra với việc nâng cao đời sống TB được tốt hơn Vì vậy, tôi đưa ra một giải pháp sau:

Trước tiên , cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chăm sóc TB, phát triển sâu rộng phong trào hoạt động tình nghĩa toàn dân dưới nhiều hình thức phong phú Duy trì, phát triển mạnh việc xậy dựng quỹ: “Đền ơn đáp

52 nghĩa ” ở địa phương để đối tượng được chăm sóc tốt hơn, tránh hộ gia đình chính sách tái nghèo, tạo điều kiện để họ phát triển sản xuất.

Thứ hai : Chính quyền địa phương nên có một quỹ hỗ trợ vay vốn đôi với nhóm CSXH với lãi suất thấp, thời gian được kéo dài và các thủ tục vay đơn giản, tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các GĐTB phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống Cần có sự giúp đỡ đối với con cái các GĐTB trong việc đào tạo học nghề và tạo công ăn việc làm để phát huy được hết nguồn nhân lực lao động sẵn có, mang lại nhưng thu nhập, làm giảm bớt nhưng khó khăn và tạo cho họ có được một công việc ổn định và cần có chính sách nâng mức trợ cấp hơn nũa cho các hộ GĐTB để phù hợp với chính sách hiện nay.

Thứ ba : Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho TB học hỏi kinh nghiệm sản xuất để phát triển kinh tế gia đình để có cơ hội trao đổi kinh nghiêm sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống.

Thứ tư : Cần tạo điều kiện và thực hiện tốt hơn nữa trong việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ ưu đãi về nhà ở, y tế Địa phương tổ chức chi trả trợ cấp đúng đối tượng, kịp thời, đầy đủ với các đối tượng được hưởng chế độ.

Ngày đăng: 26/06/2023, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ LĐTB & XH: (2002) Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công“NXB LĐ & XH, Hà nội 2002” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành vềchính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công"“NXB LĐ & XH, Hà nội 2002
Nhà XB: NXB LĐ & XH
2. Phạm Như Cường: “ Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội”; NXB Khoa học Xã hội ; Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội
Nhà XB: NXBKhoa học Xã hội ; Hà Nội 1998
3. Nhóm biên soạn Hồng mây, Ngọc Sương, Minh Mẫn: Từ điển tiếng Việt. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếngViệt
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Bộ LĐTB & XH: Sổ tay công tác thương binh, liệt sỹ. Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay công tác thương binh, liệt sỹ
5. Bộ LĐTB & XH: Tài liệu nghiệp vụ LĐ-TB&XH dùng cho cán bộ ở cấp xã, phường. T2 / 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệp vụ LĐ-TB&XH dùng cho cán bộ ởcấp xã, phường
9. Bộ LĐTB & XH: Tập huấn công tác TBLS và người có công. Hà Nội, tháng 11/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập huấn công tác TBLS và người có công
6. Phòng NV-LĐTB&XH huyện: Báo cáo tổng kết công tác TB &XH huyện Thanh Hà Khác
7. Bộ LĐTB & XH: Tài liệu huấn luyện cán bộ TB & XH tỉnh, huyện và cấp tương đương Khác
8. Vụ chính sách TBLS 7-1996: Sổ tay công tác đối với người có công với cách mạng ở xã, phường Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu dân số huyện Thanh Hà năm 2007 như sau - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu dân số huyện Thanh Hà năm 2007 như sau (Trang 15)
Bảng 2.2. Cơ cấu thương binh qua các thời kỳ. - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.2. Cơ cấu thương binh qua các thời kỳ (Trang 17)
Bảng 2.3. Cơ cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.3. Cơ cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật (Trang 18)
Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi của thương binh năm 2006 - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi của thương binh năm 2006 (Trang 20)
Bảng 2.5. Mức độ tình trạng sức khoẻ của thương binh. - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.5. Mức độ tình trạng sức khoẻ của thương binh (Trang 23)
Bảng 2.6. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học. - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.6. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học (Trang 25)
Bảng 2.8. Thu nhập chính của gia đình thương binh. - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.8. Thu nhập chính của gia đình thương binh (Trang 28)
Bảng  2.9.  Mức sống của gia đình thương binh - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
ng 2.9. Mức sống của gia đình thương binh (Trang 29)
Bảng 2.10. Những khó khăn gia đình thương binh thường găp - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.10. Những khó khăn gia đình thương binh thường găp (Trang 30)
Bảng  2.12. Thực trạng nhà ở của các hộ thương binh - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
ng 2.12. Thực trạng nhà ở của các hộ thương binh (Trang 33)
Bảng 2.13. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.13. Phân loại con em thương binh theo học ở các trường học (Trang 36)
Bảng 2.14. Cơ cấu thương binh tham gia vào các hoạt động xã hội - Báo cáo thực tập sự tác động của chính sách xã hội đến đời sống gia đình thương binh
Bảng 2.14. Cơ cấu thương binh tham gia vào các hoạt động xã hội (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w