1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 -2020

42 3,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020

Trang 1

ĐỀ ÁNXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH

GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 PHẦN MỞ ĐẦU CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhànước, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá và liên tục; giai đoạn 2006 – 2010 tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân 12,7% /năm; quy mô kinh tế (GDP tính theo giá

so sánh) năm 2010 gấp 1,8 lần so với năm 2005; cơ cấu tổng sản phẩm trongtỉnh đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Khu vực nông – lâm – thuỷ sản vẫn tăng

về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng trong GDP đã giảm dần; Khu vực công nghiệp –xây dựng và dịch vụ đã tăng đáng kể Năm 2010 cơ cấu GDP dự kiến: nông,lâm, ngư nghiệp 5,6%; công nghiệp, xây dựng 54,7%; dịch vụ 39,7% Lĩnh vựcphát triển nông thôn đã được tỉnh tập trung chỉ đạo và đạt được một số kết quả:Kinh tế nông thôn có bước phát triển; kết cấu hạ tầng – kinh tế xã hội vùng nôngthôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học,trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa… được đầu tư; nhiều giống mới có năngsuất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất; các cụm công nghiệp, làng nghềphát triển, đã góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo;diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cảithiện

Tuy nhiên, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn còn chậm; sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán; công nghiệp chếbiến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa phát triển nhanh; chất lượngnguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vựcnông thôn còn bất cập; môi trường nông thôn một số nơi còn nhiều bức xúc; đờisống văn hóa, tinh thần của một bộ phận nông dân còn thiếu thốn, khoảng cáchphát triển giữa thành thị và nông thôn còn lớn

Để giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên, việc lập Đề án “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”, làm cơ sở triển khai thực hiện thắng lợi

Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ươngKhoá X; Chương trình hành động số 22 – CTr/TU của Tỉnh uỷ Quảng Ninh vềthực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủPhê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết

1 Các Nghị quyết, Quyết định và hướng dẫn của Trung ương

- Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung

ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trang 2

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v Hưóng dẫn thựchiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Quyết định số800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủPhê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –2020;

- Các thông tư Hướng dẫn và tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật về nông thônmới của các Bộ, Ngành liên quan

2 Nghị quyết của Tỉnh uỷ và các Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh

- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng Bộtỉnh Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

- Chương trình Hành động số 22 – Ctr/TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh ủy thựchiện Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về xây dựng nông thôn mới: Văn bản

số 4011/UBND-QH2 ngày 19/10/2009 về việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới;Văn bản số 762/UBND-VX2 ngày 03/3/2010 về triển khai thực hiện Đề án dạynghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Văn bản số 2065/UBND-NLN1 ngày31/5/2010 về lập Đề án xây dựng nông thôn mới; Văn bản số 3323/UBND-NLN1ngày 30/8/2010 về chuẩn bị nội dung báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựngnông thôn mới

- Quyết định số 3972/QĐ-UBND ngày 07/12/2009 của UBND tỉnh phêduyệt Đề án XD thí điểm kết cấu hạ tầng cấp xã theo mô hình nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2015 tại các huyện khó khăn: Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Tiên Yên

- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh “V/vphê duyệt Quy hoạch nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015

và tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 “V/vphê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm

2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”

II PHẠM VI ĐỀ ÁN

Đề án được nghiên cứu tại 125 xã ở thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố của

tỉnh Quảng Ninh (trừ thành phố Hạ Long, các phường và thị trấn); riêng 2 xãPhương Nam, Phương Đông do chuẩn bị lên phường nên thị xã Uông Bí đề nghị

không tổng hợp vào Đề án xây dựng nông thôn mới (Chi tiết xem Biểu 1A).

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1 Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới và hải đảo nằm ở phía ĐôngBắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 609.897,94 ha Tỉnh có 14 đơn vị hànhchính, gồm 10 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; vị trí địa lý ở toạ độ từ 20o40' đến

21o40' vĩ độ Bắc và 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông; Phía Bắc giáp TrungQuốc, có đường biên giới dài 132,8 km; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, có bờ biểndài 250 km; Phía Nam giáp Hải Phòng và Hải Dương; Phía Tây giáp Bắc Giang

và Lạng Sơn

2 Đặc điểm địa hình

Quảng Ninh là tỉnh có đặc điểm vừa là miền núi, trung du và ven biển.Phía Bắc và Tây Bắc là vùng đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cungĐông Triều, Móng Cái Phía Nam cánh cung này là dãy núi thấp đồi cao tiếpgiáp với vùng phù sa ven biển và hàng ngàn hòn đảo, phần lớn là núi đá vôi chạysuốt từ Đông Triều đến Móng Cái tạo thành một bức bình phong chắn gió chođất liền

Nhìn chung địa hình địa thế của tỉnh đa dạng, phức tạp hạn chế lớn tớiviệc xây dựng các cơ sở hạ tầng, sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô lớn,nhưng lại là tiềm năng trong ngư nghiệp và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi

II TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1 Tài nguyên đất đai

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 609.897,94 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 404.917,36 ha, gồm: Diện tích đất sản xuất nôngnghiệp là 53.348,68 ha; Diện tích đất lâm nghiệp 331.445,82 ha; Đất nuôi trồngthủy sản: 20.001,08 ha; Đất làm muối: 3,8 ha; Đất nông nghiệp khác: 117,98 ha

- Đất phi nông nghiệp: 80.262,31 ha

Trang 4

hậu biển có nhiều hơi nước, mưa nhiều; rất thuận lợi cho việc sinh trưởng củacây cối.

Đồi và rừng Quảng Ninh có tiềm năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ vànhiều loài cây công nghiệp

3 Tài nguyên nước

Về nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3

phát sinh trên toàn lưu vực Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưalớn Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi cũng chia làm 2mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75 - 80% tổnglượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm

20 - 25% tổng lượng nước trong năm

Về nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng

Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày

Nếu cộng tất cả, toàn tỉnh có từ 2.500 đến 3.000 ha mặt nước ao, hồ, đầm

có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh đã xây dựng 53 hồ đập chứa nước vừa vàlớn với tổng dung tích 300 triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội củatỉnh như hồ Yên Lập (dung tích 127 triệu m3), hồ Chúc Bài Sơn (15 triệu m3), hồQuất Đông (10 triệu m3)

4 Tài nguyên biển

Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hảisản Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ vàquanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác Ngoài ra, còn có trên 40.000 habãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường

thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu

Ven biển có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọngthuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, xây dựng và phát triển kinh tế thủy sản

III DÂN SỐ, LAO ĐỘNG

Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 186 xã, phường,thị trấn Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc đang sinh sống Theo kết quả điều tra sơ

bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số toàn tỉnh có1.144.381 người, trong đó: Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 575.939người (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người Tỷ lệtăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3%

Giai đoạn 2006 – 2010 toàn tỉnh đã đào tạo 12.680 lao động nông thôn; Tỷ lệlao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 khoảng 48%, trong đó tỷ lệ lao động quađào tạo nghề khoảng 38%, cao hơn mức bình quân của cả nước

Tóm lại: Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, trung du, ven biển và hải đảo,

có tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng

và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong tiến trình công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh

Trang 5

PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

TỈNH QUẢNG NINH

I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản tăng bình quân 5,4%/năm Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh đã chuyểndịch theo hướng tiến bộ: Khu vực nông – lâm – thuỷ sản giảm dần nhưng vẫntăng về số tuyệt đối, khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng đángkể; đến năm 2010: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 5,6%; công nghiệp –xây dựng 54,7%; dịch vụ 39,7% Sản xuất nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn

về thiên tai, dịch bệnh, giữ vững ổn định và có bước phát triển mới, giá trị sảnxuất (giá cố định) tăng bình quân 6,3 %/năm, tổng giá trị sản xuất nông – lâm –thủy sản 5 năm đạt 12.453 tỷ đồng

Về trồng trọt: Đã thực hiện có kết quả chương trình chuyển dịch cơ cấu

mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất, năng suất, sản lượng lương thực tăng, cơ bản đảm bảo cânđối được lương thực ở khu vực nông thôn Mặc dù diện tích gieo trồng câylương thực có giảm do chuyển đổi mục đích sang làm khu công nghiệp và xâydựng cở hạ tầng nhưng tổng sản lượng lương thực cây có hạt 5 năm qua ổn định

ở mức 227 – 230 ngàn tấn/năm, năng suất lúa bình quân đạt 44,7 tạ/ha Đến naygiá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên 1 đơn vị diện tích bình quânđạt khoảng 47 triệu đồng/ha Cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự chuyển biến mạnh

Đã hình thành một số vùng chuyên canh như: 8.956 ha cây ăn quả (vải, nhãnchiếm 71%) trong đó: có 300 ha vải chín sớm ở Xã Bình Khê (Đông Triều),Phương Nam (Uông Bí), 700 ha na dai, 300 ha củ đậu ở xã Việt Dân, An Sinh(Đông Triều); Có 1.170 ha chè tập trung tại 2 huyện Hải Hà và Đầm Hà, trong

đó có 500 ha chè kinh doanh, 670 ha chè trồng mới Một số địa phương ở Hoành

Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều đã xây dựng thành công các mô hình trồngrau, hoa theo hướng công nghệ cao, giá trị thu nhập bình quân 1 ha đạt từ 500 –

800 triệu đồng/ha

Chăn nuôi ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát Chú trọng phát triển

chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính sản xuất hàng hoá,nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch tích cực cơ cấu nông nghiệpnông thôn Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 32,4% năm 2005 lên 38%năm 2009 Mấy năm gần đây đàn gia súc phát triển ổn định và tăng bình quân2,5% Tính đến 01/10/2009, đàn lợn 367.500 con, đàn trâu 63.500 con, đàn bò28.000 con, dê 6.500 con, đàn gia cầm 2,36 triệu con; sản lượng thịt hơi đạtkhoảng 44.066 tấn Hiện toàn tỉnh có 18 cơ sở nuôi gia cầm tập trung có quy mô

từ 1 – 2 vạn con và có 2 trại chăn nuôi lợn công nghiệp Trên địa bàn tỉnh có 30trang trại có quy mô từ 30 – 200 con lợn thịt; 53 trang trại nuôi bò, có 13 trangtrại nuôi gia cầm có quy mô 2.000 – 8.000 con/trang trại

Trang 6

Lâm nghiệp phát triển khá, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao

động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng Trong 5 năm qua, bằng cácnguồn vốn của trung ương, ngành than, địa phương và của dân toàn tỉnh đã trồngđược 74.396 ha, bình quân mỗi năm trồng được 14.879 ha Diện tích đất trống,đối núi trọc đã thu hẹp đáng kể; Đến nay, diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh đãđạt 301.752 ha, trong đó rừng trồng các loại là 152.560 ha, nâng độ che phủ rừng

từ 45,2% năm 2005 lên 50% năm 2010 Thực hiện chuyển đổi 08 Lâm trườngquốc doanh thành các Công ty Lâm nghiệp; sau chuyển đổi hoạt động của cácđơn vị có hiệu quả đã góp phần chuyển từ nền lâm nghiệp truyền thống sang lâmnghiệp xã hội, đời sống người lao động được nâng lên, người trồng rừng đã cóthể sống bằng nghề rừng Năm 2009, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 68.370

m3, khai thác và thu mua nhựa thông là 11.000 tấn; chế biến gỗ 6.340 m3; dịch

vụ gỗ trụ mỏ 125.000m3; tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế biến từ nhựathông đạt 7,5 triệu USD

Về thủy sản: Toàn tỉnh hiện có 12.205 tàu, thuyền làm nghề khai thác

thuỷ sản (trong đó có 162 tầu công suất từ 90 CV trở lên) Năm 2009, tổng sảnlượng thuỷ sản 78.562 tấn (trong đó đánh bắt 51.240 tấn; nuôi trồng các loại27.332 tấn), tăng 23.697 tấn so với năm 2005, giá trị xuất khẩu đạt 45,95 triệuUSD Trong những năm qua ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng khá, đã tậptrung quy hoạch, mở rộng vùng nuôi, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuấtgiống và nuôi trồng Công tác chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ trong nuôitrồng thuỷ sản cũng được quan tâm đúng mức, đã đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật vàosản xuất, nhất là các loại giống có năng suất, giá trị cao vào nuôi trồng như tôm

Sú, cá Song, cá Giò, Tu Hài, Ba Ba

Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Toàn tỉnh hiện có 605 cơ sở chế

biến nông lâm sản, trong đó có 7 công ty chế biến gỗ với công suất thiết kế là 20nghìn m3/năm và các cơ sở chế biến khác chế biến từ 7- 9 nghìn m3 gỗ/năm; 03công ty sản xuất dăm giấy với công suất 340 nghìn tấn/năm; Ván ghép thanh2.000m3/năm; Ván MDF 5.000m3; Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 10.500tấn/năm; Có 02 xưởng chế biến chè công suất 3.000 tấn/năm; 03 cơ sở chế biếnthức ăn chăn nuôi công suất 3.000 tấn/năm; chế biến nhựa thông 9.000 tấn/năm.Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở chế biến bảo quản nông sản quy mô hộ giađình

Cơ sở chế biến thủy sản: Có 06 nhà máy chế biến thủy sản trong đó có 2 xínghiệp mắm Cái Rồng và Đại Yên; 4 công ty xuất khẩu thủy sản Các cơ sở chếbiến nông – lâm – thủy sản đã quan tâm đầu tư đổi mới hệ thống trang thiết bị, dâychuyền máy móc hiện đại, ứng dụng các quy trình chế biến theo công nghệ cao, tạo

ra các sản phẩm có chất lượng xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1 Xây dựng kết cấu hạ tầng

- Giao thông: Đã đưa vào sử dụng mới 49 km đường huyện, 130 km

đường xã, thôn, bản Toàn tỉnh có 764 km đường huyện, đã cứng hoá mặt đường

455 km (chiếm 60%); 2.233 km đường xã, đã cứng hoá mặt đường 527 km

Trang 7

(chiếm 24%) Hệ thống đường giao thông nông thôn, miền núi được quan tâmđầu tư nâng cấp, tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, thông suốt giữa cácvùng miền trong tỉnh và giữa các xã với trung tâm huyện, thị xã, thành phố, gópphần tích cực phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, xoá đói giảm nghèo,nâng cao đời sống nhân dân Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã tăng

từ 130 xã, phường năm 2005 lên 186 xã, phường năm 2010

- Thủy lợi: Đã đầu tư, đưa vào sử dụng hồ Đầm Hà Động và các tuyến đê

biển: Hà Nam, Bắc Cửa Lục, Đông Yên Hưng; hoàn thành 424 km kênh mươngtưới tiêu cấp II, III Đến nay đã chủ động tưới tiêu cho 74% diện tích gieo trồng

- Hệ thống điện nông thôn: Hệ thống điện được quan tâm đầu tư tạo điều

kiện để điện khí hóa nông thôn, phục vụ sản xuất và đời sống Đến nay 100% số

xã trong đất liền có điện lưới quốc gia (xã đảo có điện diezen); có trên 96% số

hộ dân nông thôn được sử dụng điện theo giá nhà nước Đã hoàn thành bàn giaolưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, phối hợp hỗ trợ vốn để ngành điệnđầu tư điện lưới đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh

- Cơ sở vật chất giáo dục: Hệ thống giáo dục của tỉnh tương đối hoàn

chỉnh, thống nhất và đa dạng, mạng lưới trường lớp được xây dựng, củng cố vàphát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân Trên địa bàntỉnh hiện có 2 trường Đại học, 2 trường cao đẳng nghề, 5 trường cao dẳngchuyên nghiệp, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường trung cấp nghề, 6trung tâm dạy nghề và 15 cơ sở khác đăng ký hoạt động dạy nghề, 415 trườngphổ thông, 183 trường mầm non, 15 trung tâm giáo dục thường xuyên và 186trung tâm học tập cộng đồng Đến hết năm 2010, sẽ có 47,1% trường mầm non,phổ thông đạt chuẩn quốc gia; cơ bản hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa trường,lớp học và nhà công vụ cho giáo viên theo Đề án của Chính phủ trước cả nước 2năm Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng trong những năm qua đãtạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn của tỉnh, đặc biệt ở miền núi, biên giới

và hải đảo

- Cơ sở vật chất y tế: Xây dựng, đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh

và đầu tư nâng cấp hầu hết các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện tuyếnhuyện Hiện nay, toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã,phường; tỷ lệ dân số được tiếp cận dịch vụ y tế đạt trên 92%; đạt tỷ lệ 30 giườngbệnh trên 10.000 dân và 8 bác sỹ trên 10.000 dân Tỷ lệ xã đạt chuẩn y tế quốcgia tăng từ 46,7% (năm 2005) lên 100% (năm 2010)

- Cơ sở vật chất văn hoá, thông tin: Nhà văn hóa thôn, bản đã và đangđược đầu tư xây dựng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ở cáchuyện Tính đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 1.225/1.529 thôn, khu phố đã xâydựng xong nhà văn hóa và đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, chiếm 80% Hệthống phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứngcác nhu cầu cơ bản của người dân và phục vụ tốt du lịch, dịch vụ Tỷ lệ phủ sóngphát thanh – truyền hình đạt trên 95% Tỷ lệ máy điện thoại cố định và di độngtrả sau đạt 40 thuê bao/100 dân, Internet ước đạt 12,3 thuê bao/100 dân Ở khu

Trang 8

vực nông thôn, số hộ có máy thu hình là 88%, có máy vi tính là 4%, kết nốiInternet là 3%.

2 Phát triển ngành nghề nông thôn

Trong những năm qua, ngành nghề nông thôn từng bước được khôi phục

và phát triển, như dệt may, mây tre đan, dệt thổ cẩm, chạm khắc than đá, gốm

sứ, cơ khí nông thôn Nhiều sản phẩm đến nay đã sản xuất theo xu hướng hànghoá như: gốm sứ, thuỷ tinh dân dụng, may mặc Ngành nghề nông thôn pháttriển đã thu hút hàng vạn lao động nông nghiệp tham gia, làm thay đổi cơ cấusản xuất, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn

3 Các hình thức tổ chức sản xuất

Kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã đã góp phần tích cực vào pháttriển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, tạo việc làmcho xã viên và giảm nghèo; mặc dù quy mô sản xuất còn nhỏ nhưng đến năm

2010, kinh tế hợp tác đã thu hút khoảng 138.000 lao động, chiếm 20% tổng sốlao động, đóng góp khoảng 3,5% vào GDP toàn tỉnh

4 Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm cho 13,06 vạn lao động, bìnhquân mỗi năm 2,6 vạn lao động Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướngtích cực, đến nay lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản: 43%; lao động côngnghiệp và xây dựng: 23%; lao động khu vực dịch vụ: 34% trong tổng số laođộng toàn tỉnh Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, từ 33% năm 2005 lên48% năm 2010 (trong đó đào tạo nghề đạt 38%)

Theo báo cáo của các địa phương thống kê ở 125 xã, hiện có 133.590 hộdân, trong đó hộ nông nghiệp 102.225 hộ (chiếm 76,5%); tổng số lao động316.830 người, trong đó: lao động nông nghiệp 238.959 người (chiếm 75,4%),lao động Công nghiệp – TTCN – Xây dựng 38.395 người (chiếm 12,1%), laođộng dịch vụ thương mại 39.476 người (chiếm 12,5%) Giai đoạn 2006 – 2010toàn tỉnh đã đào tạo 12.680 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động nông thôn đã quađào tạo hiện nay chiếm khoảng 23 %

Tóm lại: Trong những năm qua, nhờ có sự đổi mới về đường lối phát

triển, chính sách của Đảng và Nhà nước nên tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng

cao, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố xây dựng mới Ứng dụng các tiến bộ

khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi Bộmặt nông thôn và đời sống nhân dân có nhiều đổi mới so với các thời kỳ trước

III THỰC TRẠNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH THEO BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, tháng 7/2010 Sở Nông nghiệp vàPTNT đã hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá thực trạngnông thôn ở các xã, lập báo cáo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.Theo báo cáo đánh giá của các địa phương tính đến thời điểm 30/6/2010, mức độđạt 39 chỉ tiêu thuộc 19 tiêu chí theo 5 nhóm tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới ở 125 xã trên địa bàn tỉnh như sau:

Trang 9

1 Nhóm I: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Có 50 xã đã có quyhoạch, đạt 40% về số xã

- Về Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường theochuẩn mới có 19 xã đã có quy hoạch, chiếm 15,2% số xã của tỉnh;

- Về quy hoạch phát triển các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh,bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp: có 26 xã có quy hoạch, chiếm 20,8% số xã

2 Nhóm II: Hạ tầng Kinh tế - Xã hội

2.1 Giao thông

- Đường trục xã, liên xã:

Toàn tỉnh có 1.287 km đường trục xã, liên xã, trong đó đã bê tông hóa,nhựa hóa 772,5 km; có 514,8 km (chiếm 40%) đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Bộ Giao thông Vận tải

Số xã có tỷ lệ km đường trụ xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóađạt chuẩn đạt 50 % trở lên: có 44 xã đạt chuẩn, chiếm 35,2% số xã

- Đường trục thôn, xóm:

Đường trục thôn, xóm ở trên địa bàn các xã của tỉnh hiện nay là 1.555 km,trong đó 453,4 km đã được bê tông hóa và nhựa hóa; có 514,8 km đạt chuẩn theocấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải

Chỉ tiêu tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp

kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 50% trở lên: có 24 xã đạt chuẩn, chiếm 19,2 % tổng

số xã

- Đường ngõ, xóm:

Đường ngõ, xóm ở các xã tổng chiều dài khoảng 1.733 km, trong đó 230,6

km đã được cứng hóa, 212,5 km đạt chuẩn

Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%(trong đó 50% được cứng hóa): có 23 xã đạt chuẩn, chiếm 18,4% tổng số xã

Trang 10

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: có 75 xãđạt chuẩn, chiếm 60% tổng số xã

- Tỷ lệ km kênh mương do các xã quản lý được kiên cố hóa đạt 50% trởlên: có 42 xã đạt chuẩn, chiếm 33,6% tổng số xã

2.3 Điện nông thôn

Hệ thống điện ở các xã hiện nay gồm có 573 trạm biến áp với tổng côngsuất 92.483 KVA, có 690,2 km đường dây trung thế và 1.634,7 km đường dây

Về chỉ tiêu tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS

có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 70% trở lên có 28 xã đạt chuẩn, chiếm22,4%

2.6 Cơ sở vật chất văn hóa

Toàn tỉnh có 24 Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã; 557 Trung tâm Vănhóa Thể thao thôn, bản trong đó 146 trung tâm đạt chuẩn

- Đạt chỉ tiêu Trung tâm văn hóa - thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa –Thể thao – Du lịch có 16 xã, chiếm 12,8% tổng số xã

- Tỷ lệ thôn có Trung tâm văn hóa - thể thao thôn đạt quy định của Bộ Vănhóa – Thể thao – Du lịch đạt 100%: có 18 xã đạt chuẩn, chiếm 14,4% tổng số xã

2.7 Chợ nông thôn

Toàn tỉnh có 65 chợ nông thôn; Đạt chỉ tiêu chợ đạt chuẩn của Bộ Xâydựng có 13 xã, chiếm 10,4% tổng số xã của tỉnh

2.8 Thông tin và truyền thông

Hiện nay ở khu vực nông thôn có 44% số hộ có điện thoại cố định, 4% số

hộ có máy tính, 3% số hộ có kết nối Internet, 6% số hộ có máy thu thanh, 88%

Trang 11

- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đạt 75% trở lên: có 30 xãđạt chuẩn, chiếm 24% tổng số xã

3 Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất

Tỷ lệ hộ nghèo đạt < 10%: có 89 xã đạt chuẩn, chiếm 71,2% tổng số xã

3.3 Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp từ 45% trở xuống: có 17 xã đạt chuẩn, chiếm 13,6% tổng số xã

3.4 Hình thức tổ chức sản xuất

Đạt chỉ tiêu có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả: có 48 xãđạt chuẩn, chiếm 38,4% tổng số xã

4 Nhóm IV: Văn hóa – Xã hội – Môi trường

4.1 Giáo dục, đào tạo

- Đạt chỉ tiêu Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: có 125 xã đạt chuẩn,chiếm 100% tổng số xã

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông,

bổ túc, học nghề) đạt 70% trở lên: có 78 xã đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 62,4%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20% trở lên: có 18 xã đạt chuẩn,chiếm 14,4% tổng số xã

Trang 12

- Đạt chỉ tiêu không có hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạtđộng phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp: có 65 xã đạt chuẩn, chiếm 52% tổng số

- Đạt chỉ tiêu cán bộ xã đạt chuẩn: có 72 xã đạt, chiếm 57,6% tổng số xã

- Đạt chỉ tiêu có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quyđịnh: có 119 xã, chiếm 95,2% tổng số xã

- Đạt chỉ tiêu Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vữngmạnh”: có 105 xã, chiếm 84% số xã

- Đạt chỉ tiêu các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiêntiến trở lên: có 91 xã đạt chuẩn, chiếm 72,8% tổng số xã

xã, Móng Cái 4, Hoành Bồ 1 xã, Vân Đồn 1 xã, Tiên Yên 1 xã, Đầm Hà 1 xã

- Số xã đạt 50 – 75% bộ tiêu chí (đạt từ 20 - 29/39 chỉ tiêu): 41 xã (chiếm32,8%), bao gồm: Đông Triều 9 xã, Uông Bí 2 xã, Yên Hưng 6 xã, Hoành Bồ 4

xã, Vân Đồn 4 xã, Cẩm Phả 3 xã, Cô Tô 2 xã, Ba Chẽ 1 xã, Tiên Yên 2 xã, BìnhLiêu 1 xã, Đầm Hà 3 xã, Hải Hà 1 xã, Móng Cái 3 xã

- Số xã đạt <50% bộ tiêu chí (đạt dưới 20/39 chỉ tiêu) 58 xã (chiếm46,4%), gồm: Đông Triều 1 xã, Yên Hưng 3 xã, Hoành Bồ 7 xã, Vân Đồn 6 xã,

Ba Chẽ 6 xã, Tiên Yên 8 xã, Bình Liêu 6 xã, Đầm Hà 5 xã, Hải Hà 14 xã, MóngCái 2 xã

IV CÁC CƠ CHẾ ĐẦU TƯ HIỆN HÀNH

1 Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT-BTC-BNN về việc chế độquản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốcgia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành để sửa đổi, bổ

Trang 13

sung một số điểm Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày11/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi chochương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giaiđoạn 2006-2010; Cơ chế hỗ trợ như sau:

+ Mức hỗ trợ công trình cung cấp nước sạch tập trung, như sau: Ngân sáchNhà nước hỗ trợ một phần sắt thép, xi măng, gạch, cát, thiết bị cho hạng mụccông trình đầu nguồn, trạm xử lý nước, đường ống dẫn chính Mức hỗ trợ cụ thểnhư sau:

* Mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 45% đối với vùng thị trấn,thị tứ; không quá 60% đối với vùng đồng bằng, vùng duyên hải; không quá 75%đối với các vùng nông thôn khác theo dự toán công trình được cấp có thẩmquyền phê duyệt;

* Không quá 90% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phêduyệt đối với xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng bãingang ven biển và hải đảo, xã biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;trường hợp Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu

tư công trình cấp nước, thì nguồn vốn và mức hỗ trợ đầu tư thực hiện theo cácQuyết định của Thủ tướng Chính phủ;

* Đối với công trình nước sạch của trạm xá, trường học ở nông thôn (nhàtrẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổthông, trường dạy nghề ở nông thôn), chợ nông thôn, ngân sách Nhà nước hỗ trợkhông quá 75% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;riêng đối với các đơn vị không có nguồn thu, UBND cấp tỉnh xem xét quyết địnhmức đầu tư từ ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và vốnODA bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; ngân sách địa phương đầu

tư cho chương trình) cho phù hợp

Công trình cấp nước tập trung tự chảy (chỉ thực hiện ở vùng núi cao):Ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 90% tổng dự toán công trình được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

+ Công trình cấp nước phân tán: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vật

tư như: ống, bơm tay, xi măng, máng thu hứng nước mưa tuỳ theo từng loại hìnhcấp nước cho hộ nghèo; hộ gia đình chính sách xã hội; hộ gia đình ở các xã đặcbiệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển vàhải đảo, xã biên giới theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ; trường hợpThủ tướng Chính phủ đã Quyết định ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư côngtrình cấp nước phân tán, thì nguồn vốn và mức hỗ trợ đầu tư thực hiện theo cácquyết định của Thủ tướng Chính phủ

Mức hỗ trợ cụ thể như sau: “Loại giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào,

bể chứa nước mưa (4m3) và lu chứa nước mưa (2m3): Mức ngân sách Nhà nước

hỗ trợ không quá 45% đối với vùng đồng bằng, không quá 60% đối với vùngtrung du và không quá 75% đối với vùng miền núi theo dự toán được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

Trang 14

Riêng đối với hộ gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, giađình có công với cách mạng: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% giá trị của côngtrình do cấp có thẩm quyền phê duyệt; đối với hộ gia đình có người tàn tật thực

sự khó khăn UBND cấp tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp

2 Đối với chương trình kiên cố hóa kênh mương

Theo Quyết định số 42/2001/QĐ-UB ngày 08/1/2001 của UBND tỉnh vềviệc ban hành quy chế quản lý chương trình kiên cố hóa kênh mương; Cơ chếđầu tư như sau:

- Kênh loại 1: Do ngân sách trung ương đầu tư, bố trí vào vốn xây dựng cơbản hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Kênh loại 2: Do ngân sách địa phương đầu tư bố trí trong vốn đầu tư xâydựng cơ bản hàng năm của tỉnh

- Kênh loại 3: Tỉnh hỗ trợ 70% bằng nguồn vốn vay ưu đãi Cấp huyện, xã

và dân đóng góp 30% bằng tiền hoặc ngày công lao động quy ra tiền

(Loại I: Kênh trục chính của những hệ thống lớn ở đồng bằng và một số hệthống quan trọng ở miền núi; Loại II: Kênh liên huyện, liên xã; Loại III: Kênhmương liên thôn, nội đồng)

3 Các công trình y tế, giáo dục, thể dục thể thao

3.1 Về điểm vui chơi trẻ em

Theo Quyết định số 1317/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của Uỷ banNhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý, sử dụng nguồn vốn 1% tổngchi thường xuyên ngân sách tỉnh để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu ưu tiên vì trẻ

em Hỗ trợ vốn thực hiện mục tiêu vui chơi, giải trí của trẻ em: Vốn dành chođầu tư xây dựng và trang sắm thiết bị cho các điểm vui chơi nguồn 1% tỉnh hỗtrợ cho mục tiêu xây dựng điểm vui chơi chỉ được thanh toán cho các mục xâylắp và trang thiết bị, dụng cụ vui chơi dành cho trẻ em Vốn chi cho việc san gạttôn tạo mặt bằng, kiến thiết cơ bản khác các đơn vị được giao kế hoạch đầu tưdùng vốn địa phương để giải quyết

Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- Điểm vui chơi cấp xã, phường, thị trấn: Mức hỗ trợ căn cứ theo dự ánđược UBND cấp huyện phê duyệt, mức tối đa là 300 triệu đồng Mức hỗ trợ này

đã bao gồm cả xây lắp và mua sắm trang thiết bị Những địa phương xây dựng

dự toán cao hơn mức trên thì chủ động bổ sung vốn từ nguồn ngân sách địaphương hoặc huy động đóng góp của cộng đồng

- Đối với những xã phường, thị trấn do không có quỹ đất hoặc do đặcđiểm dân cư không tập trung, nếu xây dựng điểm vui chơi cấp xã sẽ không pháthuy được hiệu quả thì đầu tư cho khu vui chơi tại các nhà trẻ, mẫu giáo và khutập trung dân cư (có thể là cho một hoặc một số thôn, bản, khu phố) Mức hỗ trợ

cụ thể như sau:

+ Điểm vui chơi ở các khu dân cư thuộc các phường, thị trấn, các xã vùngđồng bằng hoặc nơi tập trung dân cư tối đa không quá 100 triệu đồng/1điểm

Trang 15

+ Điểm vui chơi cho các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa: Không quá 150triệu đồng/1 điểm.

+ Sửa chữa và nâng cấp:

* Điểm vui chơi cấp xã, phường, thị trấn: Đối với những điểm đang pháthuy hiệu quả nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp, cần đầu tư nâng cấp, cải tạo thìmức hỗ trợ tối đa là 150 triệu đồng, trong đó vốn dành cho mua sắm thiết bị là

70 triệu đồng

* Trung tâm vui chơi dành cho trẻ em cấp huyện: Mức hỗ trợ tối đa để đầu

tư năng cấp cải tạo là 200 triệu đồng, trong đó vốn dành cho mua sắm thiết bị là

và tỷ lệ ngân sách Trung ương/tỉnh hỗ trợ theo quy định riêng của Đề án

- Quyết định số 3488/QĐ-UBND ngày 09/11/2006 của Uỷ ban Nhân dântỉnh về việc phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và xây dựng trường chuẩnquốc gia tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; theo đó đã

đề ra chỉ tiêu phấn đấu kiên cố hoá phòng học đến năm 2010 đạt 60 - 70%, năm

2015 đạt 100%

- Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của Uỷ ban Nhân dântỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cơ sở nội trú dân nuôi trong trườngtrung học cơ sở và phổ thông cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

- Quyết định số 639/2008/QĐ-UBND ngày 05/3/2008 của Uỷ ban Nhândân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Ninhgiai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020; theo đó đã đề ra nhiệm vụđến năm 2012 là tập trung vốn xây dựng trường mầm non ở các xã đặc biệt khókhăn

3.3 Trạm y tế xã đạt chuẩn

Quyết định số 3754/QĐ-UBND ngày 28/11/2006 của Uỷ ban Nhân dântỉnh V/v phê duyệt Đề án phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, tỉnh QuảngNinh giai đoạn 2006-2010 - định hướng đến năm 2015

Các nội dung còn lại: Sân luyện tập thể dục thể thao, nhà sinh hoạt cộngđồng: Chưa có cơ chế cụ thể

4 Công trình giao thông

Sở Giao thông đang được giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách đầu

tư xây dựng đường giao thông nông thôn – miền núi; Trong đó, đề xuất:

Trang 16

Ngân sách hỗ trợ đường giao thông nông thôn các huyện miền núi là 70%;Các huyện, thị xã, thành phố còn lại hỗ trợ 30%.

5 Điện nông thôn

Theo biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Quảng Ninh với Công ty điện lực

I và Điện lực Quảng Ninh ngày 3/8/2009; Cơ chế đầu tư như sau:

Ngành điện làm chủ đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống lưới điện quốc giakhu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Về cơ chế ngành điện vay vốn để đầu tư,tỉnh Quảng Ninh sẽ hỗ trợ lãi suất phần vốn đầu tư xây dựng đường dây trung áp

và trạm biến áp trong thời gian 03 năm và chịu chi phí (cả gốc + lãi) đối vớiphần vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ áp

6 Công trình chợ

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ, nguồnvốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, địaphương và các nguồn viện trợ không hoàn lại) chỉ hỗ trợ đầu tư xây đựng một sốchợ sau:

- Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ởcác vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản

- Chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh định cưcủa Nhà nước

- Chợ loại 1 theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại củatỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ởcác thành phố, thị xã lớn

IV ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp phát triển tương đối khá, cho năng suất,chất lượng cao và liên tục được mùa, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu tỉnh giao,

tỷ trọng nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Việcchuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã trở thành phong trào rộng khắp cácđịa phương, hộ nông dân đã xác định được nhiều loại cây trồng có lợi thế, xâydựng được nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất đạt giá trị kinh tế cao

Ngoài những kết quả đạt được trên, trong sản xuất nông nghiệp vẫn cònbộc lộ một số tồn tại, như: Giá trị hàng hóa nông nghiệp tăng trưởng còn thấp;sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với hàng loạt rủi ro về thiên tai và dịchbệnh gây ra Trong cơ cấu ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn so với ngành chănnuôi (khoảng 50%), trong đó lúa là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất Do quy

mô về sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, manh mún, nông dân chưa được tổ chứctrong các hợp tác xã và hiệp hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quảnchế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi, còn kém phát triển, công nghiệp chếbiến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, nhất là rauquả, sản phẩm chăn nuôi Phần lớn nông sản chế biến ở dạng sơ chế, mẫu mã

Trang 17

bao bì chưa phù hợp; chưa có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp Diện tích đất sảnxuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang làmcác khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng

- Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tăng cường, góp phầnthúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việc tậptrung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng nông thôn, nhất là

hệ thống giao thông, điện, kênh mương, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,chợ, các thiết chế văn hóa…đã có tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tạoviệc làm và xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn

Tuy nhiên, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế –

xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lựcthích ứng, đối phó với thiên tai thấp Đô thị hoá nông thôn còn tự phát, nhiều xãchưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết; cảnh quan bị phá vỡ và nhiều nétvăn hóa bị pha tạp, mai một Chỉ có một số ít điểm dân cư có quy hoạch, nhưngchất lượng thấp, việc tổ chức quản lý quy hoạch không gian đô thị còn nhiều yếukém, chưa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Các chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện đã kịp thời hỗ trợ phát triển

cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và xã hội, có tính đặc thù riêng mang lại hiệuquả cao Song do nguồn lực đầu tư hạn chế, đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nướcchỉ đáp ứng được khoảng 40 - 60% yêu cầu thực tế, đầu tư còn dàn trải, nhiềucông trình chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao, chất lượng kết cấu hạ tầng còn kém

xa so với thành phố

- Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ,ngành nghề đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn Đãthu hút và chuyển được một số dự án về đầu tư và xây dựng công nghiệp và tiểuthủ công nghiệp ở khu vực nông thôn Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, du lịch và quá trình đô thị hoá có sự phát triển rõ nét, giá trị cao đã thuhút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp thuần sang các lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ

Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế nông thôn vẫn còn một số tồn tại:Công nghiệp, TTCN và dịch vụ chậm phát triển, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyểndịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Cơ cấu kinh tế ở nông thôn vẫn chủyếu là thuần nông, các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ Các doanh nghiệp ở nông thôn, kể cả doanh nghiệpsản xuất và kinh doanh đều có quy mô nhỏ Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nôngnghiệp, nông thôn còn mang tính tự phát và thiếu sự chuẩn bị Chất lượng laođộng nông nghiệp, nông thôn còn thấp nhất là ở vùng sâu, vùng xa

- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới, pháttriển đa dạng, đã huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ở nôngthôn, cư dân ở nông thôn có thêm việc làm và thu nhập Kinh tế hộ tiếp tục pháttriển theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, góp phần chủ yếu tạo tăng trưởngnông nghiệp, thu nhập cho nông dân Xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn

Trang 18

nuôi, thuỷ sản và kinh doanh tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế cao Tổ hợp tác bướcđầu hình thành và phát triển, hoạt động đa dạng, phù hợp với trình độ của nôngdân ở nhiều vùng

Tuy vậy, tổ chức, thể chế ở nông thôn vẫn còn chậm đổi mới Kinh tế trangtrại phát triển chậm và chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn; mức độ trang bị cơ giới và áp dụng khoahọc công nghệ còn hạn chế, khả năng cạnh tranh kém Kinh tế hợp tác phát triển rấtchậm, chưa đóng vai trò mong đợi trong hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ

- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càngđược cải thiện đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo Nhờ thunhập tăng, nông dân ở nhiều vùng có thêm tích luỹ, đã xây cất nhà ở kiên cố,khang trang, mua sắm phương tiện đi lại và các vật dụng lâu bền, điều kiện sinhhoạt được cải thiện Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 10,62% năm 2005 xuốngcòn 4,09% vào cuối năm 2010 (theo tiêu chí cũ) Số dân khu vực nông thôn được

sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến nay khoảng 83% Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng đã giảm từ 24,3% năm 2005 xuống còn dưới 18% năm 2010, tỷ

lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 7 loại vắc xin đạt 96% Các lĩnhvực văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình có nhiều chuyển biến tích cực,mức hưởng thụ văn hoá, thông tin cho nhân dân được nâng lên Công tác vệ sinhmôi trường nông thôn bước đầu đã được các cấp chính quyền và nhân dân quantâm và coi trọng

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay đời sống vật chất và tinh thầncủa cư dân nông thôn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn ởmức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùngngày càng lớn; phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập Nếpsống văn hoá chậm hình thành; Tệ nạn xã hội vẫn gia tăng, tình trạng nghiện matuý, tệ nạn mại dâm, cờ bạc có xu hướng phát triển Một số hủ tục mê tín, dịđoan vẫn còn tồn tại, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội Còn tình trạngtrong sản xuất thâm canh, sử dụng nhiều loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ,chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tậptrung, nuôi thủy sản tập trung, các vùng chuyên canh các cây trồng thâm canhđang làm ô nhiễm môi trường, tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sảnthực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh Bên cạnh

đó, nhiều tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức làm giảm tính đa dạng sinhhọc, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Hệ thống phòngchống, giảm nhẹ thiên tai và việc phân bố dân cư hiện tại chưa đáp ứng được yêucầu bảo vệ sản xuất, dân sinh, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để đối phó với tìnhtrạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng

- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dânchủ cơ sở được phát huy; vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao; an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Tổ chức Đảng, chính quyền vàcác đoàn thể quần chúng ở cơ sở được tăng cường và kiện toàn MTTQ tỉnhcùng với các đoàn thể quần chúng đóng góp tích cực giải quyết nhiều vấn đề ởnông thôn Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, góp

Trang 19

phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận ở nông thôn An ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở khu vựcnông thôn có sự thay đổi rõ rệt, đã giảm được số hộ nghèo, nhân dân tin tưởngvào công cuộc đổi mới của Đảng.

Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực nông thôn nhìnchung vẫn còn hạn chế An ninh nông thôn có nơi chưa tốt, đơn thư khiếu kiệngiải quyết chưa kịp thời

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:

- Về khách quan: Do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; tốc độ đô thị

hoá và tăng trưởng kinh tế cao, thu hút đầu tư lớn đã nảy sinh những mâu thuẫngiữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Nhu cầu đầu tư cho phát triểnnông nghiệp, nông thôn lớn song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp

Tư duy về kinh tế thị trường của đại bộ phận nông dân còn nhiều hạn chế Khuvực nông nghiệp, nông thôn chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, rủi rocao

- Về chủ quan: Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ

thống chính trị nói chung, nhất là ở cơ sở nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu; khảnăng tham mưu, đề xuất, cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

và của tỉnh còn yếu Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ,đội ngũ doanh nhân còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Thiếuđội ngũ cán bộ giỏi về xây dựng nông thôn mới làm nòng cốt chỉ đạo thực hiện ở

cơ sở

Xây dựng nông thôn mới thời gian qua thiếu định hướng do chưa có quyhoạch tổng thể, chưa có bộ tiêu chí, chuẩn mực thể hiện các đặc trưng của nôngthôn mới thời kỳ CNH – HĐH; Chưa có được hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuậtlàm chuẩn cho xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn Hệthống cơ chế, chính sách về phát triển nông thôn thiếu đồng bộ và còn nhiềuvướng mắc Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, dạy nghềcho nông dân chưa được coi trọng Phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục

ở nông thôn, nhất là bậc học mầm non, xây dựng thiết chế văn hoá làng, xã, bảotồn và phát triển văn hoá truyền thống chưa được quan tâm đúng mức

Trang 20

PHẦN THỨ BA NỘI DUNG, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

I QUAN ĐIỂM

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường,vươn lên của nông dân, tạo không khí thi đua, phấn khởi, tự giác tham gia củanhân dân toàn tỉnh; Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, cóđời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triểnnông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân; Là cơ sở

để xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015

- Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nộilực của cộng đồng địa phương Nhà nước hỗ trợ một phần trực tiếp cho các xã.Đồng thời khơi dậy tinh thần và sức dân đóng góp tích cực tự giác vào xây dựnglàng quê của mình

- Các hoạt động cụ thể của từng xã do chính người dân ở đó bàn bạc dân

chủ, tự nguyện, công khai và tự quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của nhànước có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn; Các cấp uỷ Đảng và Chính quyềnđóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chínhsách, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điềukiện, động viên tinh thần cho người dân thực hiện vai trò làm chủ thông quacộng đồng

- Phát triển nông thôn phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội Đảm bảomôi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh;tài nguyên sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, thiên tai và quátrình biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đôthị và nông thôn, giữa các nhóm cư dân nông thôn; hỗ trợ người nghèo, nhữngnhóm đối tượng khó khăn trong quá trình phát triển

- Triển khai xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ tất

cả các tiêu chí để tạo cơ hội và điều kiện ngang nhau để các xã, các địa phươngcùng vươn lên, thi đua xây dựng nông thôn mới Ưu tiên vốn ngân sách đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho các địa phương thực hiện tốt các tiêuchí không cần vốn đầu tư, như: Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vữngmạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn và những địaphương có khả năng về đích sớm

II MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1 Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiđồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;

xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi

Trang 21

trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo củaĐảng được tăng cường

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khókhăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất, đủ bản lĩnh chính trị, đóng vaitrò làm chủ nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng QuảngNinh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015

2 Mục tiêu cụ thể.

2.1 Giai đoạn 2010 - 2015:

Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 80 xã (chiếm 64% số xã của tỉnh) đạttiêu chuẩn nông thôn mới; 10/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh QuảngNinh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới, cụ thể là:

- Về hạ tầng kinh tế - xã hội:

Năm 2011, có 100% số thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn; 100% xã có bưuđiện văn hóa xã, 100% thôn có điểm đủ điều kiện truy cập internet và thư việndùng chung Đến năm 2012, có 100% xã đạt chuẩn về hệ thống điện; 100%trường học mầm non, mẫu giáo đạt chuẩn; có 100% xã có nhà văn hóa và khuthể thao đạt chuẩn Đến năm 2015, có 75% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thônmới (trong đó có 80 xã, tương ứng 64% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới); có100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đườngliên thôn được cứng hóa đạt chuẩn; 100% xã đồng bằng, 50% xã miền núi có hệthống kênh mương được kiên cố hóa

- Về kinh tế và tổ chức sản xuất:

Đến năm 2015, kinh tế khu vực nông thôn đóng góp từ 15-20% GDP củatỉnh, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4% trong cơ cấu GDP của tỉnh;Thu nhập của người dân nông thôn gấp 1,5 – 2 lần so với thu nhập đầu ngườikhu vực nông thôn của tỉnh năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo cũ) các

xã miền núi dưới 10%, các xã đồng bằng dưới 6%; 100% xã đã có nghề truyềnthống được khôi phục và phát triển; các xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạtđộng có hiệu quả

- Về văn hóa – xã hội – môi trường:

Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% y tế

xã đạt chuẩn quốc gia Đến năm 2012, có 95% hộ dân nông thôn được dùngnước hợp vệ sinh Đến năm 2013, có 100% xã có nghĩa trang được xây dựngtheo quy hoạch; 100% xã đồng bằng có bộ phận dịch vụ thu gom, xử lý rác thải;100% trung tâm xã và cụm dân cư có hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh

- Về đào tạo cho lao động nông thôn:

Giai đoạn 2011 – 2015, đào tạo lao động nghề cho lao động nông thôn23.400 người; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiến thức quản lý Nhànước, tin học, lý luận chính trị 7.700 lượt cán bộ công chức xã

- Về hệ thống chính trị:

Ngày đăng: 26/05/2014, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w