ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
Định giá cổ phiếu sử dụng mô hình hệ số P/E
1.1.1 Lý thuyết chung về hệ số P/E
Hệ số P/E hay hệ số “giá/thu nhập” là một trong những hệ số được sử dụng nhiều nhất trong định giá cổ phiếu Hệ số này đo lường mốt quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu của mỗi công ty Để tính toán hệ số P/E chúng ta chỉ cần lấy giá cổ phiếu hiện thời của công ty và chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), công thức như sau:
P/E = giá thị trường của mỗi cổ phiếu/thu nhập trên mỗi cổ phiếu
● Giá thị trường của mỗi cổ phiếu: là mức giá được xác định bởi cung và cầu thị trường, và là mức giá giao dịch được niêm yết trên các sàn giao dịch Mức giá này phụ thuộc vào kì vọng của người mua và người bán về công ty về các mặt như:
- Tình hình hoạt động của công ty gần đây và trong tương lai, bao gồm cả tăng trưởng tiềm năng.
- Rủi ro nhận biết được, bao gồm rủi ro do hệ số đòn bẩy cao.
- Triển vọng của các công ty cùng loại, cùng khu vực thị trường
● Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường, nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn Công thức tính là:
EPS Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.
Trong công thức tính hệ số P/E, hầu hết EPS được tính toán bằng cách sử dụng EPS của 4 quý trước, phương pháp này được gọi là phương pháp hệ số P/E liên tục Trong nhiều trường hợp EPS được lấy từ ước lượng lợi nhuận kì vọng trong 4 quý tới, phương pháp này được gọi là phương pháp hệ số P/E dự án hay P/E tương lai Cách thứ 3 đôi khi được sử dụng là dùng EPS của 2quý trước và của 2 quý tới Không có sự khác biệt lớn giữa những phương pháp này, nhưng điều quan trọng là cần nhận ra là trong cách đầu tiên chúng ta sử dụng số liệu lịch sử đã có, hai cách còn lại dựa trên những phân tích ước lượng mà không phải luôn luôn hoàn hảo hay chính xác
Trong trường hợp công ty làm ăn không có lãi, khi đó EPS sẽ âm, lúc này việc tính toán EPS sẽ khó khăn Có nhiều ý kiến khác nhau để làm sao giải quyết được vấn đề này Một số ý kiến cho rằng cứ để EPS âm, một số ý kiến khác lại cho rằng nên gán cho P/E trong trường hợp này một giá trị bằng
0, trong khi đó hầu hết thì cho rằng P/E trong trường hợp này là không tồn tại.
Trên thế giới, hệ số P/E trong thị trường là trong khoảng từ 15-25. Khoảng dao động này phụ thuộc đáng kể vào điều kiện thị trường và hệ số P/
E có thể rất khác nhau giữa các công ty, các ngành, lĩnh vực
Tại Việt Nam hiện nay, các chuyên viêc tài chính nhận định P/E tại thị trường Việt Nam là từ 8-15 lần, điều đó có nghĩa là với lĩnh vực tài chính
Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi Tổng cổ phiếu thường ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam là từ 10-
15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.
● Mối quan hệ giữa cổ tức và EPS
Sau mỗi chu kì kinh doanh, mỗi công ty lại có những chiến lược phát triển riêng do đó mức chi trả cổ tức của mỗi công ty cũng khác nhau Giữa tỉ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có mối quan hệ mật thiết, nguyên nhân là do:
- Sự tăng lên trong chi trả cô tức gắn với sự tăng lên trong thu nhập tuyệt đối Những công ty có xu hướng tăng tỷ lệ chi trả của họ như là một dấu hiệu cho thị trường thấy rằng họ tự tin về khả năng lợi nhuận trong tương lai của họ.
- Sự tăng lên trong cổ tức chi trả có thể là một dấu hiệu của “sự chín muồi”, nói cách khác, công ty thích chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông hơn bởi vì nó đã đạt tới giai đoạn phát triển cao nhất trong vòng đời của nó và do đó số lượng cơ hội đầu tư giảm đi.
Như vậy, nếu kí hiệu: dt : cổ tức chi trả trong chu kỳ từ (t-1) đến t EPSt : thu nhập trên cổ phiếu trong chu kỳ từ (t-1) đến t pt: tỷ lệ chi trả cổ tức trong chu kì t k: tỷ suất chiết khấu
Ta có công thức liên hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và EPS là: d t = EPS t p t
Như vậy giá cổ phiếu phụ thuộc vào EPS của mỗi cổ phiếu trong từng thời kì.
Gọi g t E là hệ số tăng trưởng của thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Mô hình tăng trưởng của EPS như sau:
Như vậy từ công thức trên ta tính ra hệ số P/E “chuẩn” – normal P/E ratio p 0
EPS 0 càng lớn nếu tỉ lệ chi trả cổ tức pt càng lớn, g t E càng lớn, và k càng nhỏ.
1.1.2.2 Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS không đổi (No growth model)
Với những công ty có tăng trưởng EPS không đổi thì khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức cũng không đổi theo thời gian, ta có:
Lại có: dt = EPSt pt
Lúc này hệ số P/E chỉ phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu k Trên thực tế, mô hình này không phù hợp lắm.
1.1.2.3 Mô hình P/E với công ty có tăng trưởng EPS đều
Với những công ty có tăng trưởng EPS đều, ta có: g t E không đổi tức: g t E = g E ∀ t ⇒ pt = p 1 thì cổ phiếu bị định giá cao hơn giá trị.
Tình huống lý tưởng cho chúng ta là một công ty với hệ số P/S thấp và lợi nhuận biên cao vừa phải.
ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN HOSE
CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN HOSE
2.1 Phân tích thực trạng của các công ty
2.1.1 Công ty Cổ Phần bao bì Bỉm Sơn-BPC
2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên tiếng Việt: Công ty Cô phần Bao bì Bỉm Sơn
Tên tiếng Anh: Bimson Packing Company
Trụ sở chính: phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa
Email: bpc@Baobibimson.net Website: www.baobibimson.net
Ngành nghề hoạt động: các ngành công nghiệp chung
Vốn điều lệ: 38.000.000 VNĐ, Mệnh giá: 10.000 VNĐ
Mã niêm yết trên HOSE: BPC
Giá giao dịch đầu tiên: 25.000 đồng Đăng ký hoạt động:
Giấy phép Ngày cấp Nơi cấp
Thành lập 04/1999/QĐ-TTg 08/01/1999 Thủ tướng Chính phủ
Kinh doanh 055764/CNĐKKD 07/06/1999 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Tóm tắt lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất và kinh doanh các loại bao bì, các sản phẩm từ nhựa và giấy
- Xuất nhập khẩu bao bì các loại, vật tư, phụ tùng thiết bị sản xuất bao bì
2.1.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tổng giá trị tài sản 63.850.000.000 68.968.505.019 80.674.778.594 85.010.093.490 Doanh thu thuần 100.335.254.87
Lợi nhuận trước thuế 8.066.145.930 9.420.329.664 9.463.929.667 12.668.621.527 Lợi nhuận sau thuế 7.050.377.689 8.443.271.071 7.907.662.683 10.577.233.769
Như vậy, ta có thể thấy các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản, Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ HĐKD, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế đều tăng nhanh qua các năm từ
2004 đến 2007 Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần bao bì Bỉm Sơn khá tốt Lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2004 đến 2007 đã tăng 50%.
2.1.2 Công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu
2.1.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu
Tên tiếng Anh: Binh Trieu Construction and Engineering Joint Stock Company
Trụ sở giao dịch: Số 79/5B đường Nguyễn Xí, phường 26, Quận BìnhThạnh, Tp Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ: vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (10/12/1998) là 8.740.094.716 đồng và được sửa đổi ngày 08/12/1999 là 10.512.858.342 đồng Ngày 05/07/2001 công ty điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên thành 13.020.858.342 đồng
Tổng tài sản: 35.020.143.800 đồng tại thời điểm 30/09/2001
Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây dựng Bình Triệu được thành lập theo giấy phép số 206/1998/QĐ/BNN-TCCB do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thông cấp ngày 10/12/1998 và quyết định số 5089/QĐ/BNN-TCCB của bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn ban hành ngày 08/12/1999 về việc chuyển Công ty Cơ Khí Lắp Ráp Thiết Bị Bình Triệu thành công ty cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu Thời gian hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày ghi trong quyết định chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần
Ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty:
- Thiết kế chế tạo lắp đặt máy cơ khí nông nghiệp
- Trung đại tu các loại máy thi công cơ giới
- Chế tạo phụ tùng thay thế
- Lắp đặt cấu kiện kim loại, thiết bị công trình thủy lợi, thủy điện
- Sản xuất và lắp đặt các loại kết cấu thép trong xây dựng và công nghiệp – cơ khí công trình
- Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện, công nghiệp và dân dụng
- San lấp mặt bằng xây dựng, xử lý nền móng công trình
- Mua bán các loại máy móc thiết bị và sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng)
- Xây lắp đường dây và biến áp đến 35KV
- Xây dựng, lắp đặt thiết bị cấp thoát nước và xử lý môi trường
- Chế tạo, lắp đặt và sửa chữa các loại bình áp lực và hệ thống đường ống áp lực
- Sản xuất lắp ráp các loại phương tiện cơ giới đường bộ
2.1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí- thi công công trình, là một lĩnh vực mà nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ là rất lớn Thêm đó Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các sản phẩm gia công cơ khí của Công ty đang từng bước được mở ra Vì vậy, hoàn toàn khách quan khi nói rằng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của ngành hiện đang gia tăng và có xu hướng gia tăng nhanh hơn nữa trong những năm tới.
● Tình hình kinh doanh tại thị trường nội địa: Hiện tại công ty có khả năng tham gia vào thị trường nội địa với các sản phẩm và dịch vụ sau:
- Kết cấu thép: Chế tạo, lắp ráp khung nhà kho, nhà xưởng loại tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.
- Công trình thủy: chế tạo, lắp ráp cửa van nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, trạm bơm.
- Công trình công nghiệp: cung cấp, nhập khẩu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền thiết bị nhà máy công nghiệp như nhà máy đường, nhà máy xi măng,nhà máy phân bón, nhà máy giấy…
- Công trình giao thông nông thôn: chế tạo, xây lắp cầu thép tiền chế hoặc cầu dây văng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, cầu đường, kênh mương, công trình thủy lợi.
- Đóng mới phương tiện vận tải: chế tạo, nhập khẩu phụ tùng, đóng mới xe rơ móc chở container tải trọng từ 10 tấn đến 60 tấn.
- Trung tu, đại tu các phương tiện giao thông đường bộ và máy xây dựng, phục hồi bơm thủy lực và các thiết bị thủy lực.
- Chế tạo phụ tùng các loại.
- Sửa chữa, thay mới các loại xích, máy ủi, máy đào.
- Dịch vụ đào tạo, hướng dẫn vận hành, chuyển giao cần cẩu thủy lực TADANO ( Nhật Bản). Ước tính thị phần hiện tại của công ty trên thị trường Việt Nam như sau:
Các công trình công nghiệp: 1%
Cửa van các công trình thủy lợi: 10% Đóng mới các xe rơ móc: 30%
● Tình hình kinh doanh tại thị trường xuất khẩu: Công ty đã thâm nhập được vào các thị trường Mỹ, Nam Á, các nước Trung Đông Hiện nay, công ty đang thực hiện mục tiêu gia tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực ASEAN, châu Phi.
Công ty có khả năng xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sau:
- Các dây chuyền sản xuất (thiết bị chính nhập khẩu, thiết bị phụ trợ chế tạo trong nước) của các nhà máy công nghiệp
- Xe sơ mi rơ móc tải trọng từ 15 tấn đến 60 tấn (cầu xe, phụ tùng và lốp nhập khẩu)
- Chuyên gia và công nhân kỹ thuật lành nghề (phối hợp với các đối tác quốc tế để thi công các công trình ở nước ngoài)
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Tổng giá trị tài sản 24,909,186,431 22,736,572,285 26,261,882,512
Lợi nhuận trước thuế -5.015.003.389 452.014.392 275,507,943 Lợi nhuận sau thuế (5,015,003,389) 217,490,891 215,659,267
Như vậy ta thấy từ năm 2004 tới 2006, tổng giá trị tài sản của công ty tăng, tuy lợi nhuận sau thuế năm 2004 của công ty âm, nhưng tới năm 2005, 2006 công ty đã có lợi nhuận dương.
2.1.2 Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới
2.1.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên tiếng Việt: công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới
Tên tiếng Anh: Chau Thoi Concrete Corporation
Trụ sở chính: KM 1877, quốc lộ 1A, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Email: infl@concrete20.com Website: www.concrete620.com
Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)
Ngành nghề hoạt động: Vật liệu xây dựng
Vốn điều lệ: 109.978.500.000 VNĐ Mệnh giá: 10.000VNĐ
Số lượng niêm yết: 10.997.850 cổ phiếu
Giá giao dịch phiên đầu : 23.900 VNĐ Đăng kí hoạt động
Số giấy phép Ngày cấp: Nơi cấp Thành lập 41/2000/QĐ-TTg 28/03/2000 Thủ tướng Chính phủ
Kinh doanh 460300013 05/01/2001 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Tóm tắt lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất và lắp đặt cầu kiện bê tông đúc sẵn
- Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng
- Gia công, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí
- Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, xây dựng dân dụng, bến cảng
- Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi công nền móng công trình
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng
- Dịch vụ vận chuyển bê tông tươi, bê tông siêu trường, siêu trọng
- Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng
2.1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm
Tổng giá trị tài sản 318,062,052,066 423.063.955.289 608.455.897.944
Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh cua công ty Cổ phần Bê tông Châu Thới 620 ta thấy các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản, Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ HĐKD, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế tăng 63,53% từ năm 2004 tới năm 2006.
2.1.2 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
2.1.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
Tên tiếng Anh: Ha Long Canned Food Stock Corporation
Tên viết tắt: HaLong Canfoco
Trụ sở chính: 43 Lê Lai Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Email: dohophalong@hn.vnn.vn Website: www.canfoco.com.vn
Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
Ngành nghề hoạt động: Chế biến thực phẩm
Số lượng niêm yết: 5.000.000 cổ phiếu
Giá giao dịch phiên đầu: 27.100 VNĐ Đăng kí hoạt động
Số giấy phép Ngày cấp: Nơi cấpThành lập 256/1998/QĐ-TTg 31/12/1998 do Thủ Tướng cấp Kinh doanh 55595 05/03/1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tóm tắt lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm
- Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên như dầu cá
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi
- Kinh doanh XNK trực tiếp (Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng hộp, hàng công nghệ phẩm - Nhập: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ SXKD
- Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác
2.1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tổng giá trị tài sản
Qua bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên, ta thấy các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản, Doanh thu thuần, Lợi nhuận tự HĐKD, Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều tăng trong giai đoạn 2004-2007 Lợi nhuận sau
2.2 Áp dụng tính toán các hệ số P/E, P/BV, P/S với các cổ phiếu
2.2.1 Ước lượng hệ số bêta của các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu
Từ chuỗi giá của các cổ phiếu ta tính lợi suất của các cổ phiếu theo công thức: r t = r t − r t−1 r t−1
Sử dụng phần mềm SPSS cho các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu để ước lượng hệ số bêta, ta có kết quả sau :
2.1.2 Chi phí vốn chủ sở hữu đối với mỗi công ty
Lãi suất phi rủi ro được tính theo lãi suất trái phiếu chính phủ của trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, kì hạn 10 năm, lãi suất trả sau cố định hàng năm là 8.95%/năm Khi đó lãi suất phi rủi ro Rf là lãi suất trả trước tương đương, ta có :
Lãi suất cổ phiếu tính theo ngày nên ta có lãi suất phi rủi ro tính theo ngày được quy đổi là :
Lợi suất kì vọng của thị trường chính là lợi suất kì vọng của chỉ số VN_index đại diện cho thị trường Ta có: E(rM) = 0.001161
Theo mô hình CAPM, ta có: k = Rf + β ( E(RM) –Rf)
Vậy chi phí vốn chủ sở hữu đối với mỗi công ty được tính như sau :
Chi phí vốn chủ sở hữu của cổ phiếu BPC: kBPC = 0.000216 + 0.235 *(0.001161-0.000216) = 0.000438
Hay kBPC = 0.0438%/ngày quy đổi ra kì hạn quý ta có: kBPC = 0.041/quý hay 4.1%/quý
Chi phí vốn chủ sở hữu của cổ phiếu BT6 kBT6 = 0.000216 + 0.352*(0.001161-0.000216) =0.000549/ngày
Quy đổi ra kì hạn quý ta có: kBT6 = 0.051/quý hay 5.1%/quý
Chi phí vốn chủ sở hữu của BTC kBTC = 0.000216+ 0.071*(0.001161-0.000216) =0.000283
Quy đổi ra kì hạn quý, ta có: kBTC = 0.0258/quý hay 2.58%/quý
Chi phí vốn chủ sở hữu của CAN kCAN = 0.000216+0.261*(0.001161-0.000216) = 0.000463
Quy đổi ra kì hạn quý, ta có: kCAN = 0.04254 hay 4.254%/quý
2.2.3 Áp dụng tính toán hệ số P/E, P/BV, P/s với các cổ phiếu BPC, BTC, BT6, CAN
Số liệu giá của các cổ phiếu được lấy trên trang web: bsc.com.vn và các chỉ tiêu tài chính được lấy từ các báo cáo tài chính, các bản cáo bạch của các công ty và tham khảo thông tin trên các trang web: trang an securities, fpt securities.
Số liệu giá cổ phiếu được lấy theo ngày trong thời gian từ tháng 4/2005 đến tháng 12/2007.
Các báo cáo tài chính được lấy là các báo cáo tài chính theo quý trong giai đoạn từ quý 3/2005 đến hết quý 4/2007.
2.2.3.1 Áp dụng với cổ phiếu BPC- công ty cổ phần Bao Bì Bỉm Sơn
● Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Vốn CSH 66474950625 (VNĐ) Thu nhậpròng 3158237491 (VNĐ)
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH CÁC HỆ SỐ P/ E, P/BV VÀ P/S
HÌNH CÁC HỆ SỐ P/E, P/BV VÀ P/S
3.1 EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Tỉ suất thu nhập trên cổ phiếu hay gọi tắt là EPS, là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư).
EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu.
EPS = (Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường
Trong việc tính toán EPS, khi chia cho “Tổng cổ phiếu thường”, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì
Một khía cạnh cũng rất quan trọng của EPS là lượng vốn cần thiết để tạo ra lợi nhuận ròng (net income) trong công thức tính trên Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại.
Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.
● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/E
Trong mô hình hệ số P/E, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa P/E và tỉ lệ tăng trưởng của EPS (g) có mối tương quan dương Nếu cổ phiếu có tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E của cổ phiếu đó có xu hướng tăng theo.
● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/BV
Trong mô hình hệ số P/BV, P/BV là hàm tăng đối với tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận Nếu tỉ lệ tăng trưởng EPS của cổ phiếu càng cao thì hệ số P/BV của cổ phiếu có xu hướng tăng theo.
● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/S
Cũng tương tự như mô hình hệ số P/E và P/BV, trong mô hình hệ số P/
S thì P/S là hàm tăng của tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận Nếu tỉ lệ tăng trưởng của một cổ phiếu cao thì hệ số P/S của cổ phiếu đó có xu hướng cao theo.
3.2 ROE – Thu nhập trên mỗi cổ phần
Hệ số thu nhập trên mỗi cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình)
ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán sau khi đã trừ cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Khi tính toán và xem xét ROE, chúng ta nên xem xét kết hợp với mức lãi vay ngân hàng của công ty nếu công ty có khoản vay ngân hàng.
Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng và công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta cần phải xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai nữa hay không.
● Ảnh hưởng của ROE đến mô hình hệ số P/BV
Trong mô hình hệ số P/BV, chỉ tiêu ROE có tương quan dương với hệ số P/BV, tức khi ROE càng tăng thì hệ số P/BV có xu hướng tăng theo.
3.3 Biên lợi nhuận Đây là tỉ lệ được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng chia cho doanh thu Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.