TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
Tổng quan về năng lực canh tranh của sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng
1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.1.1 Định nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Ngày nay, để một hàng hoá có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh quốc tế, sản phẩm đó nhất định phải mang một hoặc nhiều tính ưu việt hơn các sản phẩm khác, hay nói cách khác sản phẩm đó phải có năng lực cạnh tranh Năng lực canh tranh của sản phẩm hay sức cạnh tranh, hoặc còn gọi là khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới Sản phẩm có sức cạnh tranh chính là sản phẩm có thể đứng vững khi có mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay mức giá cân bằng. Sản phẩm có sức cạnh tranh sẽ tạo được mặt vượt trội về chất lượng, giá cả và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng trong quá trình sử dụng
Vậy như thế nào là năng lực cạnh tranh của sản phẩm? Xét một cách tổng thể thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì … vượt trội so với những sản phẩm cùng loại.
1.1.1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh Cũng có định nghĩa cho rằng thị phần là phần lượng cầu của thị trường đối với hàng hoá của doanh nghiệp trong dung lượng thị trường Trên thị trường quốc tế, thị phần là phần thị trường tiêu thụ một loại sản phẩm mà một quốc gia chiếm lĩnh.
Ngày nay, cuộc tranh giành thị phần giữa các doanh nghiệp và giữa các quốc gia với nhau trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Chính điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đa dạng và người tiêu dùng có quyền lựa chọn các sản phẩm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của họ với giá cả hợp lý Về mặt định tính, thị phần được tính bằng doanh số bán của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số của thị trường hoặc số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp chia cho tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Có thể nói, ngày nay chất lượng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hoá Chất lượng của sản phẩm bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến các yếu tố đầu vào (nguyên liệu, phụ liệu), trình độ máy móc thiết bị, công nghệ, chế biến, trình độ tay nghề của đội ngũ nhân công Một sản phẩm được coi là có chất lượng tốt không chỉ khi nó kết hợp được các nhân tố trên mà quan trọng nó phải thoả mãn được thị hiếu của người tiêu dùng Chất lượng của sản phẩm càng cao thì vòng đời sản phẩm càng dài hay nói cách khác là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường càng lâu.
Trên một thị trường, đối với một mặt hàng có chất lượng tương đối giống nhau, người tiêu dùng nhìn chung có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có giá cả thấp hơn và như thế sản phẩm sẽ tiêu thụ được nhiều hơn Rõ ràng,giá cả của sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường, hay nói cách khác nó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá Vì thế, người ta sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh, trong đó các doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách hạ giá thành sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh đến mức hợp lý nhất sao cho đáp ứng được khả năng chi trả của khách hàng mà vẫn đảm chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp Việc định giá sản phẩm cần tiến hành dựa trên cơ sở phân tích mức giá thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn Thêm vào đó, mỗi giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm lại nên áp dụng một mức giá khác nhau cho phù hợp.
Ngày nay, việc dùng giá cả như một vũ khí cạnh tranh có phần ít đi nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tiết kiệm các nguồn lực đầu vào, sử dụng hợp lý các nhân tố khác trong quá trình kinh doanh và có chiến lược ổn định giá phù hợp để đưa ra được mức giá tối ưu.
Mẫu mã của sản phẩm là hình thức bên ngoài của sản phẩm đó, là cái tác động trực tiếp vào cảm quan thẩm mỹ của khách hàng trước khi tiêu dùng sản phẩm Nó thể hiện thông qua các yếu tố như hình dáng, màu sắc, kích thước… của sản phẩm Càng ngày, mẫu mã sản phẩm càng có vai trò lớn trong quyết định mua hàng của khách hàng Mẫu mã càng có tính thẩm mỹ cao, kích thích trí tò mò và tâm lý tiêu dùng của khách hàng càng được ưa chuộng và có lợi thế cạnh tranh Đặc biệt với những sản phẩm có tính thời trang và các sản phẩm thoả mãn trực tiếp từng người tiêu dùng như thực phẩm Chính vì thế, khi đưa hàng hoá đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải chú ý đến hình thức bên ngoài của sản phẩm mới.
Khái niệm thương hiệu (tiếng Anh còn gọi là Trademark) ngày nay xuất hiện càng nhiều trên các phương tiện truyền thông, các diễn đàn kinh tế bởi vì thương hiệu cũng được xem là một tài sản quý giá của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Thương hiệu được định nghĩa là sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp màu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất dùng các biện pháp kỹ thuật thể hiện trên sản phẩm của mình khiến người ta phân biệt với sản phẩm khác Ngày nay, thương hiệu trở thành một đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức “nhãn hiệu hàng hoá” Thương hiệu cũng có khả năng làm cho khách hàng tin tưởng và tiêu thụ hàng hoá, bởi lẽ một hàng hoá có thương hiệu đã được xây dựng và kiểm chứng trên thị trường sẽ được phần lớn người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 1.1.2.1.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước và các chính sách của chính phủ
Trình độ phát triển của một quốc gia tất yếu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá quốc gia đó, trình độ phát triển quốc gia đó có sự ảnh hưởng như sau:
- Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất.
- Tài chính-tín dụng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của một sản phẩm Ngoài ra, lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
- Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Đây là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất sản phẩm chủ lực.
- Mở cửa thương mại nhất là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu đòi hỏi sự nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển các sản phẩm chủ lực Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực.
- Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Bối cảnh và các mối quan hệ thương mại quốc tế
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHẬT BẢN
Tổng quan về thực trạng trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt nam 28
Có thể nói, trong giai đoạn vừa qua, xuất khẩu nông sản đã đóng một phần quan trong trong tăng trưởng GDP của Việt Nam Kim ngạch nông sản xuất khẩu luôn tăng, và thường xuyên cao hơn kim ngạch xuất khẩu lầm sản và thủy sản của Việt Nam
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn
Nguồn: - Niên giám thống kê (2002-2005)
- Báo cáo thương niên ngành nôngnghiệp 2007
Từ bảng 2.1, có thể thấy rõ trong giai đoạn từ 2003 – 2005 xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đều đặn từ 11,5% năm 2003 lên 26,6% năm 2004 và 61,5% năm 2005 Sự tăng trưởng này làm cơ sở cho tăng trưởng nông nghiệp cũng tăng đều đặn từ 3,62% năm 2003 lên 4,04% năm
2005 Riêng năm 2006, kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn Đó là thiên tai (hạn hán, bão số 1( Chin Chu), bão số 6(Xangsane), lốc mưa đá, bão số 9 (Durian)), dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng… Điều này làm cho việc sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Việt Nam vì nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất của điều kiện tự nhiên
Nhìn chung, nông sản là một trong những mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ Dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản ổn định trong thời gian tới đây, khi mà giá nông sản thế giới tăng cao và hàng nông sản của chúng ta được cải thiện.
Hàng nông sản của chúng ta đến nay cũng đã có sự cải thiện về mặt giá cả. Hàng loạt nông sản đạt được mức giá ngang bằng hoặc chênh lệch chút ít so với nông sản của các nước khác như hồ tiêu, cà phê, gạo … Sự thay đổi về giá cho thấy hàng hóa của chúng ta bước đầu đã có sức cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại của các nước trên thế giới Sự thay đổi về giá cả này cũng chứng tỏ vị thế của hàng nông sản Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian qua có một số mặt hàng đạt được mức giá đáng khích lệ Ví dụ như Hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3.500 USD/tấn (năm
2006 là 1.500 USD/tấn) Những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến theo quy hoạch, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao đã cải thiện đáng kể giá chè xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng khoảng 25%, tương ứng 270-280 USD/tấn Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2007 cũng đạt khoảng 4.274 USD/tấn, cao hơn năm 2006 8% Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 300 USD/tấn, tăng 17,5% so với năm 2006 Đặc biệt, khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt mức ngang giá Mới đây giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu với giá 350 USD/tấn, cao hơn 8 USD/tấn so với giá gạo Thái Lan.
Với những biến động có lợi cho Việt Nam hiện nay trên thị trường nông sản thế giới, hàng nông sản chúng ta cần nâng cao chất lượng hơn nữa để đạt được mức giá cao, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản
Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 46,4% kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta vào năm
2000, và hơn 50% vào năm 2003 trong đó ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 bạn hàng đáng kể nhất
Trên 3 thị trường này, hàng nông sản Việt Nam cũng dần dần có chỗ đứng, tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của ngành Trên thị trường châu Á, ASEAN và Trung Quốc vừa là bạn hàng lại vừa là 2 đối thủ cạnh tranh lớn chủ yếu nhất của chúng ta Vì hàng nông sản của Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc tương đối giống nhau về cơ cấu mặt hàng Chúng ta chủ yếu xuất khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc, hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu thứ 4 cao su vào Trung Quốc, sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia
Mỹ là một thị trường khổng lồ, quy mô lớn và thu nhập cao Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD hàng nông lâm sản và là thị trường mục tiêu của chúng ta Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Mỹ là cà phê, hạt điều, rau quả, cao su, mật ong Nổi bật là mặt hàng cà phê, năm 2003 chúng ta đã xuất khẩu được 83.100 tấn, trị giá 73,6 triệu USD , chiếm 13,3% thị phần Cạnh đó, những mặt hàng xuất khẩu như hạt điều nhân, rau quả chế biến tăng mạnh.
Mặc dù trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào Mỹ đã tăng đáng kể, nhiều mặt hàng được người Mỹ ưa chuộng như cà phê, rau quả nhiệt đới, hạt tiêu, hạt điều nhưng hiện tại kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam vào Mỹ quá khiêm tốn, chỉ chiếm 0,69% thị trường rộng lớn này Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh, rõ ràng năng lực cạnh tranh của chúng ta trên thị trường Mỹ so với các đối thủ gần gũi như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia còn kém về nhiều mặt.
Xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta vào khu vực châu Âu tăng trưởng bình quân 18,9%/năm, dự kiến đến năm 2010 tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản
Các mặt hàng chủ lực ở thị trường này là cà phê, chè, hạt điều tăng nổi trội. Đánh giá một cách tổng quát, khả năng cạnh tranh hàng nông sản của chúng ta trên thị trường Châu Âu còn rất thấp So với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Indonesia sản phẩm chúng ta thua kém về chất lượng, mẫu mã, công nghệ, chế biến đặc biệt là khả năng tiếp thị, quản bá sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường Trong thời gian tới, chúng ta cần chú tâm khai thác thông tin thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tạo chỗ đứng trên thị trường khó tính này.
Châu Phi có thể xem là một thị trường nông sản đầy tiềm năng của chúng ta do thị trường không yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn khác
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu là gạo, hạt tiêu… trong đó gạo chiếm đến 60% Có thể nói châu Phi là thị trường tương đối dễ tính và ở đây chúng ta có thể phát huy các lợi thế cạnh tranh vốn có của hàng nông sản Việt Nam Châu Phi có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng Việt Nam có ưu thế như gạo, cà phê, cao su, chè đặc biệt là mặt hàng gạo Tuy nhiên, chúng ta chưa tạo ra được nhiều ưu thế trên thị trường nay do một số hạn chế của một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Thứ nhất, chúng ta chưa thể cung cấp tín dụng cho các bạn hàng châu Phi như các đối thủ cạnh tranh Khoảng cách địa lý xa xôi cũng làm tăng độ rủi ro và các chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp Hơn nữa, chúng ta cũng chưa hiểu rõ về thị trường châu Phi Để tăng khả năng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới cần có sự trợ giúp của chính phủ như hỗ trợ kinh phí xúc tiến, phát triển hợp tác thương mại, thành lập các quỹ bảo hiểm hộ trợ xuất khẩu phòng rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.
Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 33 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam sang thị trường EU và Nhật Bản
Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới có sự cải thiện đáng kể Điều này thể hiện trước hết là cơ cấu, sản lượng lương thực đã chuyển dịch sang hướng tích cực: vừa đa dạng hoá, vừa tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường các nước Cùng với việc củng cố các thị trường chủ chốt, nối lại các thị trường với Nga, SNG, nhiều thị trường mới được mở rộng, trong đó có các thị trường châu Phi, Nam Mỹ Chúng ta đang có chỗ đứng trên thị trường về các mặt hàng cà phê, gạo, hạt điều và tiếp tục tăng cường các mặt hàng như cao su, hàng rau quả, hạt tiêu, thịt lợn.
Hàng nông sản xuất khẩu đã chuyển dần từ lượng sang chất Chúng ta đang tích cực đưa những giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, nâng cao chất lượng của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hạt điều Đưa các mặt hàng này vào các thị trường khó tính nhưng hiệu quả kinh tế cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
Xuất khẩu nông sản không chỉ khởi sắc về mặt lượng mà còn về mặt giá Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh hàng nông sản của chúng ta đang có dấu hiệu tích cực Giá tăng không chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra sự ổn định yên tâm cho người dân đầu tư sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới được nâng cao do vẫn còn những hạn chế lớn Mặc dù sản lượng của chúng ta về một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều là khá lớn, nhưng lại chưa ổn định Điều này khiến nguồn cung của chúng ta trên thị trường thế giới không đều và chưa tạo được uy tín Chúng ta bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thị trường thế giới rất lớn làm cho sản lượng trong nước cũng như xuất khẩu trở nên bấp bênh.
Hơn nữa, công nghệ chế biến lạc hậu đã làm giảm đáng kể giá trị của mặt hàng xuất khẩu Nhiều mặt hàng chúng ta xuất khẩu dưới dạng thô, các nước nhập khẩu nông sản của chúng ta về chế biến đặt dưới thương hiệu của họ, và nâng cao giá trị lên rất nhiều Đây là một điểm mà chúng ta nhận thấy, “xót xa” nhưng vẫn chưa cải thiện rõ rệt
Vấn đề thương hiệu cũng là một điểm yếu lớn của hàng nông sản nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung Không xây dựng được thương hiệu có tiếng, tạo uy tín và dấu hiệu riêng thì hàng hoá chúng ta sẽ bị lấp dưới thương hiệu của nước khác chưa nói đến việc cạnh tranh hay “đối đầu” với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới
Tóm lại, xét về tổng thể, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, đòi hỏi phải được xử lý một cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện.
Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hòa nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Việt Nam trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam sang thị trường EU và Nhật Bản
Năng lực cạnh tranh trên thị trường EU
2.2.1.1 Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU
EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản chủ chốt của Việt Nam, thị trường này hiện nay chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta
Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam vẫn chỉ chiềm một thị phần nhỏ trên thị trường EU đối với hầu hết mặt hàng xuất khẩu chủ lực Chẳng hạn, Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU, chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước Mặc dù cà phê Việt Nam được ưa thích ở thị trường EU nhưng chỉ đáp ứng 4%-5% nhu cầu của người tiêu dùng Với mặt hàng chè, Việt Nam xuất khẩu sang EU không nhiều, cao nhất là năm 2002 với gần 5.000 tấn, trị giá khoảng 5 triệu USD, chỉ chiếm dưới 2% thị phần và khoảng 10% tổng lượng chè xuất khẩu Trong khi đó, EU phải nhập khẩu gần như 100% chè uống, khối lượng lên tới 450.000-470.000 tấn/năm Thống kê của Hiệp hội Chè cho thấy, Việt Nam mới chỉ xuất sang Ba Lan khoảng 2.000 tấn/năm, trị giá 1 triệu USD Giá chè trung bình xuất vào EU là 2.500-2.600 USD/tấn, còn giá chè xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt trên dưới 1.000 USD/tấn, mà nguyên nhân vẫn là do khâu chất lượng
Một số mặt hàng khác như điều, cao su đều chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường đầy tiềm năng này Như vậy, mặc dù EU là một đối tác lớn của chúng ta nhưng thị phần nông sản của chúng ta ở hầu hết các mặt hàng đều không nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chủ yếu là mặt hàng nông sản của chúng ta chưa đa dạng, chất lượng không cao so với tiêu chuẩn của
EU, chi phí vận chuyển của chúng ta cao và việc bảo quản khó khăn trong suốt thời kỳ vận chuyển hàng xâm nhập vào thị trường này
Như vậy, thị phần hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU còn khiêm tốn, do đó hàng nông sản chúng ta không có sự chi phối trên thị trường này, hàng nông sản của chúng ta sẽ hết sức thiệt thòi vì chúng ta chỉ là những nhà nhập khẩu nhỏ Trong thời gian tới, hàng nông sản Việt nam cần có những nỗ lực hơn nữa để có thể có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường tiềm năng này.
Số lượng mặt hàng nông sản của chúng ta trên thị trường EU trong thời gian qua đã có những cải tiến đáng kể, đầu mục nông sản đa dạng phong phú hơn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này bao gồm cà phê, chè, rau quả, cao su, mật ong, hạt có dầu (điều, lạc,vừng)
Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy hầu hết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của chúng ta vào thị trường này là nông sản thô, chưa qua chế biến, chủng loại hàng chưa đa dạng và chưa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu như vậy làm giảm sức cạnh tranh đối với của Việt Nam Hàng nông sản chúng ta khi xuất khẩu vào thị trường này hầu như dưới dạng nguyên liệu thô, sau đó được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ của thị trường EU dưới tên nhà nhập khẩu Điều này khiến giá trị hàng xuất khẩu của chúng ta không cao, lại không có thương hiệu để ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng EU Hơn nữa, nếu sản phẩm chưa qua chế biến hoặc sơ chế, sẽ không thể giữ nguyên chất lượng trong suốt thời gian bảo quản, làm giảm khả năng cạnh tranh của chúng ta trong các mùa thu hoạch.
Mặt hàng nông sản của chúng ta lại không thực sự đa dạng So với các nước xuất khẩu tương đối gần gũi như Thái Lan, Trung Quốc, rõ ràng về chủng loại chúng ta thua thiệt Hiện tại, ngành nông nghiệp phấn đấu nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông- lâm sản vào thị trường này nhằm thu được giá trị cao.
Giá cả sản phẩm của chúng ta trên đã có những cải thiện đáng kể từ năm
2000 Một số sản phẩm đạt được mức giá ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh chẳng hạn giá cà phê ở thị trường EU tăng do giá cà phê thế giới nói chung tăng khá mạnh trong thời gian qua Giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt nam năm 2007 trung bình đạt 1605 USD/tấn (năm 2006 là 1260), trong khi đó giá cà phê rubusta thế giới năm 2007 là 1718 USD (năm 2006 là 1335).
Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng của chúng ta xuất sang EU đều thấp hơn mức giá của các nước dù chất lượng ngang bằng Điều này không thể hiện rằng chúng ta có ưu thế cạnh tranh về giá mà đây là một nghịch lý đáng buồn. Nguyên nhân là nông sản Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu và chất lượng không ổn định, chưa tạo được dấu ấn đặc trưng ở thị trường EU.
Chi phí đầu vào của chúng ta lại cao nên khó cạnh tranh bằng giá cả Chi phí cho mỗi chuyến hàng xuất khẩu vào EU lại tăng, khiến cho giá thành sản phẩm của chúng ta cao, hơn nữa, hàng nông sản của chúng ta chủ yếu là hàng thô nên tốn chi phí bảo quản, hơn nữa, sản xuất nông sản Việt Nam lại nhỏ lẻ nên không tạo được lợi thế về quy mô Do đó, xét về mức giá chúng ta không có ưu thế lớn Trong thời gian tới, chúng ta cần phải tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành đầu vào và nâng cao chất lượng mới có thể tạo được ưu thế cạnh tranh về giá.
Thời gian qua, chất lượng hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU đã có những cải thiện đáng kể Một số mặt hàng đã được người tiêu dùng EU chấp nhận như cà phê, hồ tiêu
Nhưng mặc dù hàng nông sản nước ta có kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu, gạo, điều, cao su, cà phê rất đáng kể vào EU nhưng lại đứng hạng cuối nếu xét về năng lực cạnh tranh
Châu Âu đặt ra các yêu cầu khắt khe về hình thức, chất lượng, điều kiện vệ sinh, môi trường, nhãn mác, bao bì của sản phẩm Tuy nhiên, hàng nông sản của chúng ta hầu như chưa đáp ứng được các chuẩn mực này.
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm của chúng ta chưa được đánh giá cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, kim loại nặng trong sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao Trong khi quy định mới của EU rất ngặt nghèo, chẳng hạn họ quy định không cho phép có dư lượng thuốc trong chè Đó là lý do một số công ty chè thuộc EU đã gửi thư cảnh báo chất lượng một số lô chè của nước ta Pháp cũng yêu cầu hàm lượng chì trong sản phẩm đồ hộp phải dưới 0,1 ppm, trong khi sản phẩm của chúng ta vẫn lường có hàm lượng chì gấp 5 tiêu chuẩn này.
Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản 58 1.Ưu điểm
sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản
2.3.2.2 Nhiều mặt hàng nông sản được đánh giá tốt dần dần đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Có thể nói, hàng nông sản của chúng ta ngày đang có chỗ đứng trên thị trường
EU và Nhật Bản Những ưu điểm nổi bật là hàm lượng dinh dưỡng cao, hương vị hợp với người tiêu dùng do những ưu ái của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang lại Nhiều mặt hàng như cà phê (robusta), gạo, hạt điều ngày càng khẳng định vị thế và Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới những mặt hàng này
2.3.2.3 Giá cả hàng nông sản Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các mặt hàng tương đương.
Xuất khẩu nông sản không chỉ khởi sắc về mặt lượng, chất mà còn về mặt giá.Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh hàng nông sản của chúng ta đang có dấu hiệu tích cực Giá tăng không chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra sự ổn định yên tâm cho người dân đầu tư sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng EU và Nhật Bản, mang lại giá trị cao cho quốc gia.
2.3.2.4 Tỷ lệ hàng nông sản chế biến ngày càng cao tăng.
Thời gian qua, chúng ta đang tăng dần tỷ trọng mặt hàng chế biến Nhiều sản phẩm như hoa quả sấy khô, hạt điều sấy đã được người tiêu dùng các nước này ưa thích Hàng nông sản xuất khẩu đã chuyển dần từ lượng sang chất. Chúng ta đang tích cực đưa những giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, nâng cao chất lượng của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hạt điều Đưa các mặt hàng này vào các thị trường khó tính nhưng hiệu quả kinh tế cao như Nhật Bản và EU.
2.3.3.2 Chất lượng hàng nông sản chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một yếu điểm dễ nhận thấy là hàng nông sản Việt nam xuất khẩu vào EU và Nhật Bản một cách tự phát, từng hợp đồng mà chưa thực sự tìm hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia này để có một chiến lược ngày từ lúc sản xuất Các doanh nghiệp chúng ta chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của các tiêu chuẩn này nên hàng nông sản của chúng ta nhiều lúc bị trả lại do khi thông quan, hàng hoá kiểm tra không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng các chất gây hại vượt quy định cho phép Chính vì thế, mà có khi chúng ta bị kiểm tra tới 30%, 50% và nặng nhất là 100% lô hàng xuất khẩu Hàng nông sản Thái Lan xuất khẩu mẫu mã đa dạng, hơn nữa trong một lô hàng của họ sản phẩm gần như là giống nhau, nói cách khác gần như họ
“công nghiệp hoá” nông sản xuất khẩu Trong khi đó, các lô sản phẩm của chúng ta hình dáng bên ngoài không đồng nhất, bao bì chưa chuyên nghiệp và hiện đại.
Mặc dù chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.
2.3.3.3 Nguồn hàng không ổn định.
Tuy nhiên, để năng lực cạnh tranh của chúng ta trên hai thị trường này được nâng cao cần khắc phục nhiều hạn chế lớn Mặc dù sản lượng của chúng ta về một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều là khá lớn, nhưng lại chưa ổn định. Điều này khiến nguồn cung của chúng ta vào EU và Nhật Bản không đều và chưa tạo được uy tín Chúng ta bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thị trường thế giới rất lớn làm cho sản lượng trong nước cũng như xuất khẩu trở nên bấp bênh.
Nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định của xuất khẩu trên là do phần lớn quy hoạch nông sản chưa có trọng tâm, chưa tập trung tối ưu để tạo ra những vùng sản xuất có tính cạnh tranh Số vùng chuyên canh còn quá ít Do vậy, sản phẩm thu hoạch rải rác, trong khi khách hàng cần lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn vì vậy khó có thể thu gom đủ Ngoài ra, do giống và quy trình chăm sóc không đồng đều, nguồn nguyên liệu lại không ổn định cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng chế biến Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế.Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì Điều đó làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác.
2.3.3.4 Kênh phân phối hàng nông sản vào EU và Nhật Bản chưa đa dạng và linh hoạt, công tác xúc tiến thương mại kém.
Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.
Cách thức hàng nông sản của chúng ta đến tay người tiêu dùng còn đơn điệu. Hầu hết mặt hàng nông sản của chúng ta đều xuất cho các nhà nhập khẩu bán buôn của EU và Nhật Bản, sau đó các nhà nhập khẩu này lại tiếp tục thực hiện phân phối cho các thị trường này dưới tên của họ, do đó chúng ta phụ thuộc rất lớn vào các nhà nhập khẩu này.
2.3.3.5 Chưa xây dựng được thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
Vấn đề thương hiệu đối với hàng hoá nói chung và hàng nông sản Việt Nam nói riêng luôn được đề cập đến trong các hội thảo về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu nông sản đúng nghĩa Những Bưởi năm roi, Cà phê Trung Nguyên quá ít ỏi so với tiềm năng của chúng ta Trên thị trường EU và Nhật Bản, việc không xây dựng được thương hiệu làm giảm giá trị xuất khẩu nông sản của chúng ta.Trong khi Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến vai trò của thương hiệu thì các doanh nghiệp ngành nông nghiệp chưa hiểu rõ vai trò của thương hiệu,thường lẫn lộn giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa Các đơn vị, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm xây dựng và đăng ký thương hiệu nhất là ở nước ngoài Nhiều khi trái cây Việt Nam xuất khẩu "phải" mang tên của thái Lan, 80% lượng hàng nông sản trong nước khi xuất khẩu phải mang tên nước khác.
Vấn đề thương hiệu cũng là một điểm yếu lớn của hàng nông sản nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung Không xây dựng được thương hiệu có tiếng, tạo uy tín và dấu hiệu riêng thì hàng hoá chúng ta sẽ bị lấp dưới thương hiệu của nước khác chưa nói đến việc cạnh tranh hay “đối đầu” với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG EU VÀ NHẬT BẢN
3.1 Tổng quan định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản
3.1.1 Định hướng xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản
3.1.1.1 Thị trường EU Đây là thị trường khó tính với các yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn dịch tễ Tuy nhiên, việc buôn bán xuất khẩu sang thị trường này thu được hiệu quả cao và cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như cà phê, chè, các loại quả có múi, cao su tự nhiên Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu Theo Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, nên thành lập một số trung tâm thương mại (có kho ngoại quan, phòng trưng bày, giao dịch nông sản ) tại các nước EU; cần có các hình thức thưởng xuất khẩu mạnh hơn đối với mặt hàng phải cạnh tranh và đang gặp khó khăn như rau quả, chè; đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương Bộ Nông Nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Thương mại hỗ trợ xây dựng một chương trình tôn vinh nông sản Việt Nam đối với cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu Do vậy các doanh nghiệp phải nhận thức đúng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quảng bá cho sản phẩm của mình
Trong thời gian tới, chúng ta xác định Nhật Bản cũng là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản trọng điểm Hàng năm Nhật Bản cần nhập khẩu khoảng 5,9 ngàn tỷ Yên lương thực tương đương với 12% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản Tuy nhiên thị phần nông sản của Việt nam chỉ mới khoảng 1%, trong thời gian tới chúng ta cố gắng nâng thị phần này lên uy nhiên, triển vọng xuất khẩu hoa, rau và quả tươi sang đất nước Mặt Trời mọc còn nhiều khó khăn, do việc trồng các loại nông sản này để xuất khẩu chưa được quy hoạch trên diện rộng nên khó có thể đáp ứng được khi khách hàng mua số lượng lớn Ngoài ra, các mặt hàng trên cũng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
Chúng ta sẽ tăng cường xuất khẩu các loại ngũ cốc, các sản phẩm thức ăn gia súc, mặt hàng thuỷ hải sản, các loại nông sản thô ít qua chế biến phục vụ cho công nghiệp chế biến Hơn nữa, Việt Nam sẽ xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản
Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của thị trường EU và Nhật Bản khá cao