1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng liên doanh lào – việt chi nhánh hà nội

60 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Liên Doanh Lào – Việt Chi Nhánh Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 73,21 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1..........................................................................................................1 (2)
    • 1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng liên doanh Lào – Việt (2)
      • 1.1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của NHLD Lào – Việt (2)
      • 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của NHLD Lào – Việt (4)
      • 1.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng (8)
    • 1.2 Vai trò của ngân hàng liên doanh Lào – Việt (9)
      • 1.2.1 Phát triển quan hệ hữu nghị Lào - Việt (9)
      • 1.2.2 Vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào (16)
      • 1.2.3 Vai trò trong huy động vốn (17)
      • 1.2.4 Vai trò bảo đảm vốn cho các hoạt động kinh tế (19)
  • CHƯƠNG 2........................................................................................................20 (20)
    • 2.1 Phân tích thực trạng và các yếu tố năng lực cạnh tranh của ngân hàng liên (20)
      • 2.1.1 Yếu tố quản lý và nhân lực của NHLD Lào – Việt (20)
      • 2.1.2 Tiềm lực tài chính của NHLD Lào – Việt (22)
      • 2.1.3 Uy tín về thương hiệu (27)
      • 2.1.4 Yếu tố chính trị của hai nước Lào và Việt Nam (28)
    • 2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt (31)
      • 2.2.1 Thị phần của NHLD Lào – Việt (31)
      • 2.2.2 Khách hàng của NHLD Lào – Việt (31)
      • 2.2.3 Phát triển chi nhánh (32)
      • 2.2.4 Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh (33)
    • 2.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của NHLD Lào - Việt (35)
      • 2.3.1 Đánh giá điểm mạnh (Strength) (35)
      • 2.3.2 Đánh giá điểm yếu (Weaknesses) (35)
      • 3.2.3 Cơ hội (Opportunities) (37)
      • 3.2.4 Thách thức (Threats) (38)
  • CHƯƠNG 3........................................................................................................40 (40)
    • 3.1 Định hướng hoạt động của NHLD Lào – Việt (40)
      • 3.1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về mục tiêu, chiến lược trung, dài hạn với phát triển ngành ngân hàng (40)
      • 3.1.2 Mục tiêu phát triển khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt (41)
      • 3.1.3 Định hướng hoạt động của NHLD Lào – Việt (42)
    • 3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt (44)
      • 3.2.1 Phát triển đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay (44)
      • 3.2.2 Tăng cường các biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động trên địa bàn (45)
      • 3.2.3 Đa dạng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng (46)
      • 3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý (47)
      • 3.2.5 Tiết kiệm chi phí quản lý (48)
      • 3.2.6 Tích cực sử lý nợ quá hạn (49)
      • 3.2.7 Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, mở rộng và củng cố mạng lưới hoạt động (50)
      • 3.2.7 Giải pháp công nghệ (51)
    • 3.3 Một số kiến nghị (51)
      • 3.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước (51)

Nội dung

Giới thiệu chung về ngân hàng liên doanh Lào – Việt

1.1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của NHLD Lào – Việt

- Tên doanh nghiệp : NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT

- Tên tiếng anh : LAO – VIET BANK, HANOI BRANCH

- Trụ sở ở Việt Nam: : 127 Đê La Thành, Hà nội

- Webside : www.lao-vietbank.com

Thực hiện hiệp định hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính Phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và dựa trên sự hợp tác, liên doanh, liên kết giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt ra đời vào ngày 22 tháng 6 năm 1999 tại thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với Vốn điều lệ ban đầu: 10.000.000 Đô la Mỹ

Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một Ngân hàng thương mại tiên tiến với công nghệ hiện đại,phương thức giao dịch một cửa, dội ngũ cán bộ phục vụ khách hàng với phương châm phục vụ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn.

Là Ngân hàng làm đại lý giải ngân các nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi của Chính phủ Việt nam và các tổ chức quốc tế dành cho Lào, có nhiều dịch vụ hiện đại như chuyển tiền, thanh toán quốc tế, đại lý thanh toán thẻ VISA, séc du lịch, đi Việt nam và các nước trên thế giới nhanh chóng thuận tiện, chi phí thấp nhất Ngân hàng đạt tổng tài sản có tăng gấp 3 lần sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, hoạt động tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả, theo kịp các chuẩn mực của ngân hàng khu vực và quốc tế, kết quả kinh doanh có lãi liên tục tăng cao qua các năm Ngân hàng có các tổ chức cơ sở liên tục các năm giữ vững danh hiệu trong sạch vững mạnh Là thành viên của các tổ chức:

- Hiệp hội Ngân hàng Lào

- Tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT

- Quỹ bảo hiểm tiền gửi Lào Đây là Ngân hàng đầu tiên ở Lào nhập hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT và mở trang Web trên mạng Internet, thông tin tư vấn đầu tư và giới thiệu cơ hội đầu tư cho khách hàng vào Lào.

Cùng với lớn mạnh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo công văn số 253/QĐ – QHQT ngày 20/3/2000 về việc cho phép Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt mở chi nhánh tại Việt Nam Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lao – Việt tại Hà nội đã khai trương hoạt động vào ngày 27/3/2000 tại thủ đô Hà nội.

Với việc triển khai nhanh các mặt nghiệp vụ kinh doanh, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng

TỔ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

& KINH DOANH ĐÔI NGOẠI là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động kinh doanh với nước Lào Phương châm hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt ở Lào cũng như ở Việt Nam và sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của NHLD Lào – Việt

Sơ đồ1: Tổ chức bộ máy

Trong khoảng thời gian 10 năm, Chi nhánh đã trải qua 3 kỳ ban lãnh đạo với những thay đổi mạnh mẽ về mô hình tổ chức và nhân sự theo chiều hướng hiện đại, bắt kịp với điều kiện mới, hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ban đầu với chỉ 3 đơn vị phòng tổ là Phòng Kế toán, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Hành chính tổng hợp, tổ kiểm tra nội bộ Đến nay, mô hình tổ chức đã được đổi mới với 5 Phòng:

- Phòng Nguồn vốn & Kinh doanh Đối ngoại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ ngân hàng quốc tế;

- Phòng Kế toán - Tài chính với 3 chức năng chính:

- Phòng hành chính tổng hợp

- Tổ kiểm tra nội bộ

Mô hình này đã đáp ứng được 3 nhiệm vụ cơ bản:

(1) đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể sử dụng tốt nhất dịch vụ chuyển tiền, chuyển đổi tiền tệ cho khách hàng;

(2) thực hiện chuyên môn hoá các nghiệp vụ kinh doanh chính, tránh trùng lặp và quản lý chồng chéo;

(3) tăng cường công tác giám sát điều hành, hạn chế tối đa rủi ro.

Song song với công tác chuyên môn, hoạt động đoàn thể được triển khai rất tích cự Tổ Đảng của Chi nhánh đã ngay lập tức được thành lập từ buổi đầu dù chỉ có Đồng chí, hoạt động trực thuộc Chi bộ 18 và chuyển sang hoạt động tại Chi bộ 19 - Đảng bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Kể từ năm

2005 đến nay, công tác phát triển đảng được đẩy mạnh đáng kể cả về chất và lượng Số lượng Đảng viên đã phát triển từ con số 02 đồng chí lên 4 đồng chí năm 2007, 6 đồng chí năm 2008 và 07 đồng chí năm 2009 Công tác tổ chức hoạt động Đảng đã phát triển lên tầm cao mới kể từ đầu năm 2009, khi Chi bộ đảng Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội chính thức được thành lập, trực thuộc Đảng bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Sự lớn mạnh của tổ chức Đảng là nền tảng quyết định sự phát triển củaCông đoàn và Đoàn thanh niên tại đơn vị Chi đoàn cơ sở Công đoàn tại Chi nhánh đã được thành lập từ năm , trước đó hoạt động dưới dạng chi đoàn trực thuộc, Công đoàn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đến nay là tập hợp được 100% cán bộ công nhân viên với nhiều hoạt động thiết thực, đảm bảo cân bằng lợi ích các bên, phát huy tính cực trong việc thúc đẩy năng xuất và kết quả lao động tại Chi nhánh Hoạt động Đoàn thanh nhiên cũng đã từng bước phát triển: Từ khi thành lập hoạt động đoàn tại đơn vị dưới dạng một chi đoàn trực thuộc chi đoàn cơ sở Sở giao dịch I – BIDV Năm Chi đoàn được chuyển về hoạt động là Chi đoàn trực thuộc Đoàn thanh niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Cùng với sự lớn mạnh về quy mô, chất lượng hoạt động, năm

2008 tổ chức đoàn được nâng cấp lên Chi đoàn cơ sở, hoạt động hiệu quả đóng góp tích cực cho hoạt động đoàn cũng như hoạt động chuyên môn tại Chi nhánh.

Công nghệ được xem là nhân tố then chốt cho sự thành công của Chi nhánh Ngay từ đầu đi vào hoạt động Chi nhánh đã tập trung vào việc phát triển hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) với tổng mức đầu tư trung bình hàng năm lên tới hàng trăm nghìn Đô la mỹ Đến nay, Core banking có tên SmartBank đã được nâng cấp 3 lần làm cho nó trở thành một hệ thống khá hoàn chỉnh.

Vai trò của ngân hàng liên doanh Lào – Việt

1.2.1 Phát triển quan hệ hữu nghị Lào - Việt

Ra đời vào ngày 22/6/1999, tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (Lao - Viet Bank) đã trở thành cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước Việt Nam - Lào.

Từ hỗ trợ song phương giữa NHTW hai nước

Nhằm thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, trong nhiều năm qua, Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương (NHTW) hai nướcViệt Nam và Lào đã có các buổi gặp gỡ, trao đổi tình hình tài chính tiền tệ của mỗi nước và diễn biến kinh tế tài chính quốc tế NHNN đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang Ngân hàng CHDCND Lào (NHTW Lào) tư vấn và tổ chức hội thảo về nghiệp vụ NH Đồng thời, Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều đoàn cán bộ của NHTW Lào sang học tập và khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của NHTW và hoạt động NH của mỗi nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước đã tạo cơ hội thuận lợi để tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa NHTW hai nước Trong chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào cuối tháng 5/2007, Phó thống đốc NHNN Phùng Khắc Kế đã ký Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào. Đây là bản ghi nhớ thứ ba giữa NHTW hai nước kể từ năm 2004 Cùng với việc trao đổi kinh nghiệm, NHNN Việt Nam liên tục cử cán bộ trực tiếp sang giúp đỡ nước bạn Lào Những vấn đề quan trọng trong điều hành và quản lý của một NHTW như: thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại (NHTM) và định chế tài chính; quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu; cơ cấu tổ chức; việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực đều có sự hỗ trợ, giúp đỡ của NHNN Việt Nam Với sự trợ giúp đắc lực của NHNN, Ngân hàng CHDCND Lào đã từng bước khắc phục được khó khăn, xây dựng hệ thống NH ngày càng phát triển. Để giúp nước bạn Lào đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ trong năm 2005, NHNN Việt Nam đã tiếp nhận 5 đoàn cán bộ của NH bạn sang học tập và khảo sát về kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống NH; xây dựng chính sách tiền tệ; phát triển thị trường vốn và thị trường liên NH; hoạt động thanh tra các NHTM; về ứng dụng công nghệ thông tin… Liên tục trong 4 năm (2004-2007) đã có hàng trăm cán bộ NH hai nước qua lại khảo sát, học tập cả về quản lý và các nghiệp vụ kinh doanh NH Và theo Biên bản ghi nhớ vừa ký kết trong năm 2007, sẽ có 4 đoàn chuyên gia của NHNN Việt Nam sang Lào để tư vấn và tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch hợp tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các cán bộ của Ngân hàng CHDCND Lào Nước bạn cũng sẽ đưa 3 đoàn cán bộ sang học tập, khảo sát tại NHNN Việt Nam

…đến thúc đẩy hợp tác giữa NHTM hai bên

Sự hợp tác trong lĩnh vực NH không chỉ tạo điều kiện cho NHTW hai nước hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực quản lý, mà còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác giữa các NHTM của hai nước Ngày 8/7/2004 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 845/2004/QĐ-NHNN về việc triển khai cơ chế thanh toán, đại lý và chuyển tiền giữa Việt Nam và Lào Quy chế này đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền của doanh nghiệp hai nước, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào phát triển Dịch vụ thanh toán qua NH hai nước phát triển làm giảm đáng kể việc sử dụng USD trong thanh toán đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ của Lào.

Nhiều NHTM Việt Nam đã có mối quan hệ đại lý rộng rãi với các NHTMLào Những NHTM hàng đầu của Việt Nam như Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam đều thiết lập quan hệ đại lý với 3 ngân hàng củaLào Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn mở rộng quan hệ đại lý với nhiều NHTM của Lào, trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Lào là đối tác trong Ngân hàng liên doanh Lào -Việt Hiện Ngân hàng liên doanh Lào -Việt tích cực phát huy vai trò là NH đầu mối phục vụ công tác thanh toán cho doanh nghiệp hai bên, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của các dự án đầu tư Không chỉ tập trung phát triển quan hệ kinh doanh, cùng với Hiệp hội Ngân hàng Việt

Nam, các NHTM Việt Nam còn chú trọng đến hoạt động hợp tác kỹ thuật và đào tạo cán bộ giúp các NHTM của Lào trên các lĩnh vực: Tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tiền gửi và thanh toán biên mậu, công nghệ thông tin Chuyến thăm Ngân hàng CHDCND Lào của Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phùng Khắc Kế cùng với Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào một lần nữa khẳng định sự hợp tác bền chặt giữa ngành NH hai nước, đồng thời thúc đẩy một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ song phương Việt - Lào.

Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nỗ lực khai thông và phát triển các mối quan hệ hợp tác với Ngân hàng trung ương (NHTW) và Ngân hàng thương mại (NHTM) của các nước, góp phần giành thế chủ động trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới Đáng chú ý, quan hệ hợp tác giữa NHNN và Ngân hàng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có những bước tiến khá dài kể từ khi hai Chính phủ ký Hiệp định Hợp tác toàn diện ngày 14/1/1996 và Hiệp định Thanh toán giữa NHNN và Ngân hàng Cộng hoà Dân chủ nhân dân (NH CHDCND) Lào ký ngày 21/12/1998 Theo đó, NHNN đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang Ngân hàng CHDCND Lào tư vấn và tổ chức hội thảo về nghiệp vụ ngân hàng Đồng thời, cũng tiếp nhận nhiều đoàn cán bộ của Ngân hàng CHDCND Lào sang học tập và khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của NHTW và hoạt động ngân hàng của mỗi nước.

Nhằm thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt –Lào, Lãnh đạo NHTW hai nước đã có các buổi gặp gỡ, trao đổi tình hình tài chính tiền tệ của mỗi nước và diễn biến kinh tế tài chính quốc tế Đồng thời, tiến hành kiểm điểm, đánh giá các kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai NHTW và đề ra phương hướng phát triển hợp tác cho giai đoạn tiếp theo Cụ thể:

… đến Quan hệ hợp tác giữa NHTW hai nước

Quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực ngân hàng được hình thành ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, NHTW hai nước đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác hàng năm

- Năm 2005, NHNN đã cử đoàn chuyên gia sang NH CHDCND Lào tư vấn và tổ chức hội thảo về hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM và tổ chức tài chính; quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu của NHTW và các NHTM; về cơ cấu tổ chức của NHNN và việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực NHNN cũng tiếp nhận 5 đoàn cán bộ của Bạn sang học tập và khảo sát tại NHNN về kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xây dựng chính sách tiền tệ; phát triển thị trường vốn và thị trường liên ngân hàng; hoạt động thanh tra các NHTM; về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

- Từ năm 2006 đến nay, nhằm triển khai kế hoạch hợp tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các cán bộ của NH CHDCND Lào, mỗi năm NHNN đã tiếp nhận 4 đoàn cán bộ của NH CHDCND Lào sang khảo sát và học tập tại Việt Nam Đồng thời, NHNN cũng cử 3 đoàn chuyên gia sang tổ chức hội thảo tại Lào cho các cán bộ của NHTW Lào Ngoài ra, NHTW hai nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các NHTM của hai nước đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác kỹ thuật và đào tạo.

- Về việc triển khai cơ chế thanh toán, đại lý và chuyển tiền giữa ViệtNam và Lào: Với việc Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 845/2004/QĐ-NHNN ngày 8/7/2004 về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và viện trợ giữa Việt Nam và Lào, đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền của các doanh nghiệp hai nước, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước phát triển; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chủ dự án tại Lào thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng; giảm đáng kể việc sử dụng USD trong thanh toán giữa hai nước, góp phần ổn định thị trường tiền tệ của Lào.

Quan hệ hợp tác giữa NHTM hai nước

Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa hai nước đã có bước tiến khá dài, nhiều NHTM Việt Nam đã có mối quan hệ đại lý rộng rãi với các NHTM Lào Cho đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn VN, Ngân hàng Ngoại thương VN và Ngân hàng Công thương VN đều có mối quan hệ đại lý với các ngân hàng của Lào Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

VN có quan hệ đại lý với nhiều NHTM của Lào, trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Lào là đối tác trong liên doanh Ngân hàng Lào -Việt và Ngân hàng Phát triển Lào Ngân hàng liên doanh Lào –Việt tiếp tục phát huy vai trò là ngân hàng đầu mối phục vụ công tác thanh toán cho các doanh nghiệp Việt Nam và Lào, đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn của các dự án đầu tư tại Lào Tháng 12/2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín đã mở chi nhánh tại Lào.

Nhìn chung, các NHTM của Việt Nam đều chú trọng đến hoạt động hợp tác kỹ thuật và đào tạo cán bộ giúp các NHTM của Lào về các lĩnh vực: Tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tiền gửi và thanh toán biên mậu, công nghệ thông tin

…Triển vọng hợp tác ngân hàng Việt Nam – Lào

Phân tích thực trạng và các yếu tố năng lực cạnh tranh của ngân hàng liên

2.1 Phân tích thực trạng và các yếu tố năng lực cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Lào – Việt

2.1.1 Yếu tố quản lý và nhân lực của NHLD Lào – Việt.

Không chỉ đổi mới mô hình tổ chức, năng lực nhân sự chú trọng phát triển từ các cấp lãnh đạo cho đến cán bộ trực tiếp Đáp ứng yêu cầu mở hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngày càng sâu rộng, yêu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng khắt khe, đội ngũ nhân sự đã phát triển hết sức nhanh chóng từ 24 cán bộ năm

2000 lên mức gấp gần 3 lần năm 2009, với tổng số cán bộ là 60 trong đó hầu hết cán bộ chuyên môn đều có trình độ đại học trở lên Hàng năm số lượng cán bộ tuyển ở mức 10%, nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ có độ tuổi bình quân rất trẻ Số lượng cán bộ là Đoàn viên thanh niên luôn chiếm trên 50%; độ tuổi cán bộ bình quân của chinh nhánh hiện nay dưới 30 Dù trẻ về độ tuổi nhưng có trình độ nhận thức lý luận chính trị vững vàng, đặc biệt là ý thức về việc giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh từ khi thành lập đến nay đều là cán bộ do 2 ngân hàng mẹ cử tới trong đó chủ yếu là cán bộ được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tin tưởng giao phó nhiệm vụ.

Bảng 2: Tình hình nhân sự của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2009

Số cán bộ, nhân viên 42 40 47 50 60

Cán bộ là Đảng viên ĐCS

Tỷ lệ từ đại học trở lên

Số cán bộ là người Lào 3 3 3 3 1

Số cán bộ do BIDV cử sang 5 4 4 4 5

Từ đội ngũ quản lý các cấp đến từng cán bộ đều được đào tạo liên tục, không ngừng nâng cao năng lực quản trị điều hành và trình độ nghiệp vụ sâu rộng Đến nay Chi nhánh đã có 5 cán bộ đã hoàn thành và đang theo học chương trình đào tạo sau đại học, hàng năm có trên 20% cán bộ được cử đi học tập các lớp học chuyên môn ngắn hạn tại các trường đại học, Trung tâm đào tạo của BIDV và bên ngoài Đào tạo cho cán bộ Chi nhánh còn được thực hiện thông qua các hình thức hỗ trợ đào tạo thực tế của các Phòng, Ban do BIDV hỗ trợ; các đối tác cung ứng dịch vụ như Reteur, Bloomberg

Với nền tảng tốt, được đào tạo liên tục bài bản, lực lượng cán bộ Chi nhánh có thể đáp ứng hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt và nhiệm vụ ngày càng cao Thực tế cho thấy, nội lực nhân sự trong suốt 10 năm qua là lực lượng quyết định hoàn thành nhiệm vụ tại Chi nhánh.

2.1.2 Tiềm lực tài chính của NHLD Lào – Việt

Chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu:

Trong suốt 10 năm, Chi nhánh đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt nhàm làm tốt công tác thanh toán, phục vụ nhanh chóng, chính xác, kịp thời các nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp hai nước Thông qua việc tăng cường quan hệ, tìm hiểu các khách hàng có quan hệ kinh doanh với Lào, chủ động xây dựng các chính sách ưu đãi riêng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hoạt động thanh toán Việt – Lào Trong 10 năm hoạt động, Chi nhánh đã thực hiện doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trên 15 triệu USD, trên 5 tỷ LAK và trên 10 tỷ VND

Bảng 3: Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào Đơn vị tính: triệu VND, triệu LAK, nghìn USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

Trong năm 2008 doanh số thanh toán quốc tế hai chiều đạt hơn 17,8 triệu USD, bằng 93,2% năm 2007 Trong đó, doanh số thanh toán hai chiều Việt Nam

- Lào đạt 12,5 triệu USD, chiếm 70% tổng doanh số thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 607 triệu đồng, tăng 16% so với cả năm 2007, chiếm 12%/ tổng thu dịch vụ tại Chi nhánh.

Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại hai chiều, từ năm 2005 đến hêt năm 2009, doanh số chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu qua chi nhánh tạiViệt Nam đạt 12 triệu USD quy đổi, trong đó: 5,8 tỷ VND, 4,1 tỷ LAK và 11,4 triệu USD Mặc dù con số còn hạn chế nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong kim ngạnh xuất khẩu Việt Nam

Chuyển tiền thực hiện các dự án viện trợ và đâu tư

Trong tổng giao dịch và thanh toán Việt – Lào thì khối lượng thanh toán trong tổng hoạt động viện trợ, đầu tư chiểm tỷ trọng lớn nhất, Trong thời gian qua, Chi nhánh tiếp tục làm tốt công tác chuyển tiền phục vụ việc thực hiện các dự án viện trợ tại Là như: công trình đường 18B, đường 9; các công trình khác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và xây dựng viện bảo tàng, trường học,… Các đơn vị thực hiện dự án viện trợ có hoạt động chuyển tiền qua Chi nhánh bao gồm các Tổng công ty và các đơn vị thành việ của TCT Nông nghiệp và phát triển nông thông, TCT Đầu tư và Xây dựng Hà Nội, TCT Xây dựng công trình giao thông 18, TCT Vinaconex, TCT Xây dựng miền Trung; Ban quản lý điều hành dự án đường 9; Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,… Trong giai đoạn gần đây, nhiều khoản viện trợ được thực hiện qua Chi nhánh tiêu biểu như viện trợ của Quốc hội Việt Nam cho Quốc hội Lào; viện trợ của Trung ương Mặt trận nước Lào Thống nhất; các dự án viện trợ cấp bộ nghành và địa phương Việt Nam có chung biên giới với Lào,…

Bảng 4: Kết quả thực hiện chuyển tiên viện trợ và đầu tư Đơn vị tính: triệu VND, triệu LAK, nghìn USD

Tổng doanh số thanh toán sang Lào phục vụ hoạt động viện trợ, đầu tư trong giai đoạn 2000 – 2009 đạt 200 tỷ VNĐ, trên 35 tỷ LAK và gần 15 triệu USD Riêng giai đoạn 2005 – 2009, chuyển tiền viện trợ, đầu tư đã tăng nhanh chóng với tổng giá trị chuyển lên mức trên 2 lần so với giai đoạn đầu thành lập.

Từ năm 2007, thực hiện chủ trương của Chính phủ hai nước, Chỉ nhành đã tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị, phục vụ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất nông sản… Các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư sang Lào chuyển tiền qua chi nhánh tiêu biểu như gồm TCT Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Khoáng sản và TM Tiến Hiếu, Tập đoàn Việt Phương, Công ty CP DV&DN Thái Dương, TCT Sông Đà, TCT Viettel, Công ty CP Vinashin, Công ty CP XNK & HTĐT Vilexim,…

Mua bán chuyển đổi VND/LAK

Thực hiện nhiệm vụ tăng cường lưu thông 2 đồng tiền VND và LAK, Chi nhánh tích cực thực hiện hoạt động mua bán, chuyển đổi giữa 2 đồng tiền Tổng doanh số mua bán, chuyển đổi LAK/VND trong 10 năm ước đạt khoảng 700 tỷ LAK trong giai đoạn 2000 – 2005 đạt 218 tỷ LAK Tổng doanh số mua vào Kíp Lào của chi nhánh từ năm 2005 đến hết năm 2009 đạt 224 tỷ LAK; tổng doanh số bán ra đạt 223 tỷ LAK.

Bảng 5: Kết quả hoạt động chuyển đổi, lưu thông tiền tệ giữa VND/LAK

Doanh số mua vào (Kíp Lào – LAK)

Doanh số bán ra (Kíp Lào – LAK)

Trong tổng doanh số mua vào Kíp Lào, thì doanh số mua LAK của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt tại Viêng Chăn, Lào chiến tỷ trọng cao nhất, đạt gần

200 tỷ LAK; tiếp đến lsf thu thư chuyển của ccs đơn vị thực hiện dự án tại Lào về nước; còn lại là thu đổi tiền mặt cho các nhân Trong tổng doanh số bán ra, thì bán LAK cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giải ngân cho công trình đường 18B tại Lào đạt gần 45 tỷ LAK, tiếp đến bán LAK cho Ngân hàng liên doanh Lào – Việt tại Viêng Chăn, Lào; Phần còn lại là bán LAK cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các đơn vị thực hiện dự án tại Lào và các các nhân khác.

Ngoài 3 nhiệm vụ trọng tâm, Chi nhánh thực hiện tài trợ vốn cho các doanh nghiệp , các nhân hai nước thông qua các hình thưc cho vay, bảo lãnh hoạt động, Một loạt các công trình tiêu biểu có vốn vay, có sự bảo lãnh của Chi nhánh như Bảo tảng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, công trình đường 18B, Đường 9,… Chi nhánh cũng dành ưu tiên cho tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào Dự nợ cho vay và bào lãnh cho các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh Lào – Việt hàng năm chiếm tỷ lệ từ 15 – 20% tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của Chi nhánh, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế Lào, Phát triển quan hệ kinh tế Việt - Lào

Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao thông qua hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ, Chi nhánh đã chủ động, linh hoạt trong việc triển khai các hoạt động, văn hóa phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh tại đơn vị với đa dạng các hình thức như tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin giữa Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng viên Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, tăng cường công tác đào tạo cán bộ là người Lào công tác Chi nhánh, tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ thuật Lào – Viêt Nam, tham gia các chương trình hoạt động khuôn khổ Hội hữu nghị Lào – Việt Nam, tăng cường đào tạo, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ về truyền thống hữu nghị, toàn diện, đặc biệt Việt nam – Lào.

Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt

Thành lập ngày 22/6/1999, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LVB) vừa tròn 10 năm hoạt động Đây là liên doanh đầu tiên giữa Lào và Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng trên cơ sở góp vốn của hai ngân hàng thương mại quốc gia hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Ngoại thương Lào Và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV)

Sau 10 năm hoạt động, quy mô vốn của LVB đã tăng trưởng đáng kể : đến nay tổng tài sản đạt hơn 269 triệu USD, gấp 24 lần so với năm đầu thành lập; tổng nguồn vốn huy động đạt 247 triệu USD, gấp 182 lần so với năm đầu thành lập; tín dụng thư đạt 119 triệu USD, gấp 193 lần so với năm đầu thành lập; lợi nhuận hàng năm đạt 25 – 30%

LVB hiện đã có một mạng lưới khép kín từ Lào đến Việt Nam Ngoài trụ sở chính đặt tại Viêng Chăn, còn có các chí nhánh ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Champasak (Nam Lào) và Savannakhet (Trung Lào) Vốn điều lệ của LVB ban đầu mới khiêm tốn là 15 triệu USD, dự kiến sẽ tăng lên 37,5 triệu USD trong năm 2009 này.

LVB hiện đã tạo được thương hiệu có uy tín trên thị trường Lào, thu hút phần lớn khách hàng tại Viêng Chăn, chiếm thị phần đứng thứ 2 sau Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), LVB và BCEL chiếm 50% thị phần tại Viêng Chăn.

2.2.2 Khách hàng của NHLD Lào – Việt

Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà nội thực hiện cho vay vốn đối với các đối tượng khách hàng sau:

1.- Pháp nhân: Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các pháp nhân khác theo quy định của pháp luật.

3.- Cá nhân, hộ gia đình.

4.- Các cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài được phép hoạt động kinh doanh tại CHDCND Lào.

5 - Mọi cá nhân (công dân Việt Nam và cá nhân nước ngoài) có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự (theo quy định của pháp luật nước mà cá nhân đó là công dân) đều có quyền mở và sử dụng tài khoản tiền gửi VND

6 - Đối với tài khoản ngoại tệ: cá nhân là người cư trú và người không cư trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nước VN về quản lý ngoại hối

Ngân hàng liên doanh Lào-Việt :

No_24 Lanexang Avenue, Vientiane Capital, Lao PDR

E-mail: ivbho@laotel.com Swiftcode: LAOVLALA

Website: www.lao-vietbank.com

No_178 Han Thuyen street, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam

E-mail: lvb@hn.vnn.vn

Chi nhánh Tp Hồ chí minh

No: 49 PHAM VIET CHANH ST, DIST 1, HO CHI MINH CITY,

Road No_13 south, Ban Phonxay, Pakse, Champasack Province

2.2.4 Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

Lấy hiệu quả kinh doanh là một thước đo đánh đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chi nhánh đã liên tục thực hiện các cải cách toàn diện từ tư duy hoạt động kinh doanh đến nâng cao năng lực cạnh tranh như: tập trung nâng cao năng lực vốn, tăng cường tiếp thị khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ để tận dụng các cơ hội mới, đang dạng hoá loại hình dịch vụ và đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ, tư vấn

Có thể nói những năm đầu hoạt động, mục tiêu lợi nhuận không được xem là mục tiêu hàng đầu Nỗ lực Chi nhánh chủ yếu tập trung cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, do đó kết quả lợi nhuận hết sức khiêm tốn Giai đoạn 2005 – 2009 cùng với việc cải cách tư duy lãnh đạo, nâng cao năng lực công nghệ, tăng cường vốn hoạt động, cải tiến chất lượng nhân sự, kết quả kinh doanh đã có bước chuyển biến khả quan Ngoại trừ Năm 2007 do áp lực trích lập dự phòng, lợi nhận trước thuế của Chi nhánh đạt mức trên 200.000 USD Năm

2008 đạt trên 600.000 USD và năm 2009 đạt trên 800.000 USD.

Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dung, Chi nhánh hết sức tập trung cho phát triển dịch vụ Với đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường chất lượng hiệu quả hoạt đông dịch vụ, thu từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ ròng của Chi nhánh ngày càng có đóng góp lớn vào kết quả hoạt động chung Bình quân hàng năm, tỷ lệ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ trên tổng thu nhập ở mức gần 20% tỷ lệ thu dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ trên lợi nhuận trước thuế ở mức cao trên 50%.

Bảng 6 Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh cơ bản Đơn vị: Nghìn Đô la Mỹ quy đổi

- Trong đó: Vốn huy động tại chỗ (huy động tổ chức kinh tế và dân cư) 2,981 11% 6,078 104% 16,896 178% 23,012 36% 20,530 -11%

2 Cho vay khách hàng, trừ dự phòng rủi ro tín dụng 24,468 7% 27,031 10% 34,386 27% 41,513 21% 49,748 20%

3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1.97% 3.75% 14.30% 7.89% 3.00%

5 Tỷ lệ thu từ dịch vụ/Tổng thu nhập 15% 15% 13% 20% 35.0%

- tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ/

6 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 12.4% 9.9% 12.3% 10.7% 10.6%

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của NHLD Lào - Việt

2.3.1 Đánh giá điểm mạnh (Strength)

(1) Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp.

(2) Am hiểu về thị trường trong nước

(3) Đội ngũ khách hàng của LVB chi nhánh Hà Nội khá đông đảo.

(4) Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ

(5) Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.

(6) Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung ương và hai ngân hàng mẹ

(7) Môi trường pháp lý thuận lợi.

(8) Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng

2.3.2 Đánh giá điểm yếu (Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu trên, công tác phân tích khách hàng còn gặp không ít khó khăn và còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết:

(1) Cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự được trang bị kiến thức đầy đủ về chế độ kế toàn và kế toán doanh nghiệp Vì vậy, rất có thể trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ đưa ra một nhận xét không chính xác Từ đó không hiểu đúng và đủ về tài chính của doanh nghiệp vay vốn.

(2) Việc tính toán và đánh giá các hệ số tài chính vẫn còn sơ sài, cán bộ tín dụng không phân tích hết các chỉ tiêu quan trọng như nguồn vốn chủ sở hữu, thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước, tài sản cố định,… Từ đó dẫn đến kết quả phân tích không chính xác Nguyên nhân của việc này là do doanh nghiệp vì không muốn lộ thông tin mà không nộp đủ các hồ sơ kinh tế nên cán bộ tín dụng không đủ dữ liệu để phân tích, nếu có đủ dữ liệu thì có thể các thông tin này cũng sai lệch do không tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kết toán Trong năm qua, có một số doanh nghiệp thực hiện quá trình hợp nhất và sáp nhập các công ty thành viên hoặc tiến hành cổ phần hóa nên không thể hoàn thành các báo cáo tài chính đúng thời hạn, do đó cán bộ tín dụng không thể phân tích được.

(3) Khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chưa thể so sánh được với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh Đây là một hạn chế không chỉ của riêng chi nhánh Hà nội mà còn của rất nhiều Ngân hàng Thương mại khác bởi đến nay vẫn chưa có các chỉ tiêu trung bình nghành thống nhất trong cả nước.

(4) Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đến nay vẫn chưa có một quy trình chuẩn, trong một số trường hợp, cán bộ tín dụng còn lúng túng trong xử lí nghiệp vụ, chưa liên kết được các thông tin về doanh nghiệp, phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên mới có được nhận xét và quyết định chính xác Điều này là kết quả của việc xác lập hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn về quy trình phân tích khách hàng chưa cụ thể, rõ ràng.

(5) Dù thời gian thẩm định đã được rút ngắn nhưng vẫn còn chậm Đây là nguyên nhân do phương tiện thu thập, xử lí thông tin chưa tốt và năng lực cán bộ tín dụng còn hạn chế, tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ.

(6) Chi nhánh chủ yếu phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay ngắn hạn Cho vay trung hạn còn ít do tỉ lệ vốn tự có tham gia vào các dự án của doanh nghiệp còn thấp, không đáp ứng đủ quy định do Nhà nước đề ra.

(7) Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém.

(8) Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.

(9) Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh

(10) Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM VN chưa đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng

(1) Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

(2) Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế

(3) Hội nhập kinh tế quốc tế giúp LVB chi nhánh Hà nội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. LVB phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng.

(4) Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng

Việt Nam, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho LVB phát triển các loại hình dịch vụ mới…

(5) Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho LVB từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế trong các giao dịch tài chính quốc tế

(6) Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của LVB trong các giao dịch quốc tế Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.

(7) Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc LVB chi nhánh Hà nội phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam

(1) Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần.

(2) Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài

(3) Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.

Định hướng hoạt động của NHLD Lào – Việt

3.1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về mục tiêu, chiến lược trung, dài hạn với phát triển ngành ngân hàng

- Tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao Đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam và Lào, thông qua: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền viện trợ, đầu tư; đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam – Lào; tích cực đẩy mạnh lưu thông tiền tệ giữa hai đồng tiền VND, LAK, không ngừng khuyến khích, nâng cao tỷ trọng thanh toán bằng VND, LAK thay cho các ngoại tệ khác.

- Tích cực đóng góp cho sự phát triển công đồng doanh nghiệp, thương nhân quan hệ Lào - Việt; tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Tập trung năng lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường đóng góp ngân sách nhà nước:

+ Phát triển nền vốn vững chắc, tối ưu hoá khả năng tự tài trợ cho danh mục tài sản có bằng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư;

+ Tạo dựng được hệ thống quản lý và cung ứng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tiến tiến hướng tới mô hình Corporate Banking hiện đại;

+ Tập trung cung cấp hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói cho khách hàng tổ chức;

+ Có được nền khách hàng vững chắc, phát triển ổn định;

+ Giành được thị phần chủ đạo trên khu vực thị trường Miền Bắc đối với thị trường dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào, đặc biệt là lĩnh vực viện trợ và đầu tư.

3.1.2 Mục tiêu phát triển khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt trong giai đoạn tới

- Huy động vốn tại chỗ đạt 28 triệu USD quy đổi, tăng 25%.

- Tổng dư nợ đạt 80 triệu USD quy đổi, tăng 20%.

- Thu nhập ròng từ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ đạt 350 ngàn USD quy đổi.

- Chênh lệch thu chi trước trích DPRR đạt 2,6 triệu USD quy đổi.

- Lợi nhuận trước thuế đạt 900 ngàn USD quy đổi.

- Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 5%/tổng dư nợ.

3.1.3 Định hướng hoạt động của NHLD Lào – Việt Đẩy mạnh phát triển thị trường - khách hàng doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh Lào-Việt:

Từ nay đến 2012 tiếp tục củng cố và phát triển các phân khúc thị trường các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại Việt – Lào; nhóm khách hàng thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp từ Việt Nam sang Lào; tập trung tiếp thị mở rộng khách hàng doanh nghiệp khác theo hướng đa dạng nghành nghề. Đa dạng hoá sản và nâng cao chất lượng phẩm phẩm dịch vụ:

Trước hết, tập trung năng lực thực hiện các nhiệm vụ là cầu nối thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ, chuyển đổi LAK và VND, đa dạng hoá các hình thức thu mua, kinh doanh; nâng cao năng lực công nghệ, hệ thống thanh toán, năng lực cán bộ nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bền vững cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng tín dụng, đưa các chỉ số an toàn tiến tới các chuẩn mực tài chính quốc tế;

Thứ hai, triển khai và liên tục đẩy mạnh dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ tư vấn giải pháp kinh doanh tổng thể bao gồm tư vấn thị trường, tư vấn luật pháp, tư vấn dự án, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn quản lý tài sản, tư vấn đầu tư,…

Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ:

Gia tăng tối đa giá trị dành cho khách hàng và giảm tối đa chi phí Theo đó, chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Chiến lược chất lượng từ nay đến 2012 sẽ là: Mở rộng tối ưu tổng tài sản, phát triển khách hàng nhằm phát huy lợi thế nhờ quy mô, tối thiểu hoá chi phí, dần giảm bớt cạnh tranh về giá; Nâng cao các hoạt động trọng tâm như tư vấn quản lý, tư vấn thị trường; cải tiến năng lực nhân sự, tạo dựng một phong cách văn hoá giao dịch chuyên nghiệp – thân thiện; nâng cao trình độ công nghệ nhằm gia tăng tính chính xác, an toàn, thuận tiện, tốc độ xử lý nhu cầu nhanh chóng; Nâng cao năng lực thanh khoản, đảm bảo an toàn thanh khoản và sẵn sàng cung cấp dịch vụ trọn gói.

Hướng tới phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - eBanking:

Từ nay đến 2012, Chi nhánh sẽ chủ động đồng thời có đề xuất với Tổng giám đốc thực hiện bước chuẩn bị cần thiết nhằm phát triển hệ thống ngân hàng điện tử với ba trụ cột chính:

- Hoạt động nội bộ của NH được điện tử hoá gọi tắt là khía cạnh nội bộ (Internal-E.Bank) LVB cần tập trung hoàn thiện hệ thống phần mềm lõi SmartBank theo mô hình của một hệ quản lý nguồn lực tổng hợp gọi tắt ERP – Enterprise Resouces Planning;

- Quan hệ giữa LVB với các đối tác, nhà cung ứng dịch vụ gọi tắt là khía cạnh liên tổ chức (Inter-E.Bank) Tương ứng với trụ cột thứ hai này LVB cần phải hoàn thiện và phát triển phân hệ quản lý quan hệ nhà cung cấp (SRM –Supplier Relationship Management;

- Trụ cột thứ ba là quan hệ giữa LVB với những khách hàng sử dụng dịch vụ được điện tử hoá (E.Banking Service) Biểu hiện của điện tử hoá mối quan hệ giữa LVB và khách hàng chính là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM – Customer Relationship Management. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng danh mục tài sản có:

- Tập trung cải thiện chất lượng tín dụng trên cơ sở tổ chức lại hệ thống cấp tín dụng theo hướng tách biệt giữa bán hàng và thẩm định cũng như khâu kiểm soát rủi ro; chủ động xây dựng và đề xuất ban hành hệ thống quy định, quy trình tín dụng phù hợp với mô hình tổ chức mới và định hướng tới khách hàng;

- Nhanh chóng triển khai hoạt động thị trường mở nhằm đảm bảo an toàn tài sản và hiệu quả kinh doanh.

Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt

Chi nhánh cập nhật liên tục, nghiên cứu chặt chẽ diễn biến mới của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách kinh tế của Chính phủ, diễn biến của thị trường tài chính ngân hàng để đưa ra những chính sách kinh doanh hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, theo định hướng và chỉ đạo của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.

3.2.1 Phát triển đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay

Cần đa dạng hóa hoạt động hỗ trợ phát triển của Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố như sau:

- Bảo lãnh tín dụng: Vì hiện nay số vốn của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố còn nhỏ nên để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần vốn, Quỹ có thể thẩm định dự án của các doanh nghiệp và bảo lãnh cho các doanh nghiệp được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại và thu phí bảo lãnh như các ngân hàng.

- Triển khai hoạt động đầu tư ngoại tệ: Trong tình hình ngoại tệ khan hiếm trên thị trường, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp ký kết hợp đồng vay ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng nhưng trên thực tế doanh nghiệp phải trả tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá thị trường tự do (tỷ giá chợ đen) cho các ngân hàng Do đó, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố cần phải nâng cao hoạt động đầu tư ngoại tệ để có nguồn cho vay nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn trong việc huy động ngoại tệ để kinh doanh xuất nhập khẩu

- Triển khai hoạt động hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vay vốn thì sẽ vượt quá khả năng Quỹ, thay vì cho vay với lãi suất ưu đãi, Quỹ có thể hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay của Quỹ và lãi suất của các ngân hàng thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp một phần khó khăn khi lãi suất ngân hàng tăng quá cao.

- Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố như thuốc chữa bệnh cho người, phân bón, gạo…

- Trong quy trình cho vay Quỹ Đầu tư phát triển thành phố cần có quy định rõ ràng và cụ thể về thời gian trong việc thẩm định dự án và các thủ tục cho vay: Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Quỹ nên khẩn trương thực hiện việc thẩm định và cho vay để doanh nghiệp không bị mất cơ hội.

3.2.2 Tăng cường các biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động trên địa bàn

Tranh thủ cơ hội từ sự ổn định thanh khoản thị trường thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng: tăng cường nguồn vốn huy động dân cư, xác lập một nền khách hàng vững chắc có tính ổn định cao; không chủ quan với vấn đề an toàn thanh khoản, chủ động cân đối vốn cho kế hoạch rút vốn của BIDV; tăng cường mở rộng quan hệ với các công ty, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư nhằm tăng cường tính linh hoạt trong lưu thông vốn; đẩy mạnh lưu chuyển nhằm nâng cao hơn nữa uy tín Chi nhánh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng:

- Áp dụng chính sách huy động linh hoạt, lãi suất huy động hợp lý theo an toàn và phát triển bền vững;

- Tiếp tục phát triển một số sản phẩm tiết kiệm mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền nhằm mở rộng khách hàng; nghiên cứu khả năng phát hành chứng chỉ tiền gửi VND vào thời điểm thích hợp trong khoảng cuối năm 2009;

- Thực hiện chương trình khuyến mại huy động vốn vào những dịp quan trọng, đặc biệt là gắn hoạt động quảng cáo, khuyến mại với Sea Games 25 được tổ chức tại Lào;

- Tập trung thực hiện cân đối, điều hành nguồn vốn linh hoạt, tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụng vốn liên ngân hàng phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh;

- Tập trung nghiên cứu và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để tham gia thị trường mở (OMO).

3.2.3 Đa dạng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng

Giao dịch ngân hàng qua điện thoại: Cách thức rẻ nhất để giao dịch với ngân hàng Bạn chỉ cần sử dụng điện thoạI và theo hướng dẫn trong lời thoại, gọi bất cứ lúc nào, ngày hay đêm để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái Dễ dàng tiếp cận vào tài khoản, thông tin cập nhật và các dịch vụ quản lý 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần Chỉ cần dụng lời thoại tương tác hữu ích để chi trả cho hóa đơn, chuyển tiền và xem các giao dịch của tài khoản Với cách tiếp cận đơn giản và thuận tiện này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng hằng ngày một cách hữu hiệu Con số nhận dạng cá nhân của bạn (số PIN) đảm bảo rằng mọi giao dịch của khách hàng đều được bảo mật

Giao dịch ngân hàng trên Internet: là một cách thức tiện lợi và an toàn cho bạn giao dịch ngân hàng trên Internet Khi việc sử dụng Internet gia tăng, ngày càng nhiều các ngân hàng sử dụng các trang Web để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình hoặc tăng cường giao tiếp với khách hàng Internet có khả năng cung cấp các cách thức rất thuận tiện để mua các dịch vụ tài chính và tiến hành giao dịch ngần hàng vào bất cứ lúc nào Tuy nhiên, giao dịch ngân hàng trực tuyến lại đem lại cho bạn nhiều lựa chọn - những quyết định giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí một cách đáng ngạc nhiên hoặc tránh được cả những trò gian lận

Giao dịch ngân hàng di động: Ngày nay, ở hầu hết các thị trường đang phát triển nhanh, người ta sẽ sử dụng điện thoại di động nhiều hơn điện thoại cố định Những doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ tài chính di động sẽ thích ứng rất tốt với những thị trường này Yếu tố quyết định để làm gia tăng số lượng người sử dụng dịch vụ này là phải làm sao cho khách hàng hiểu được việc sử dụng dịch vụ này là thành công và đơn giản Thông qua các dịch vụ kéo và đẩy đang được cung cấp hiện nay, khách hàng và doanh nghiệp sẽ nhận thức được lợi ích của dịch vụ này

3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý.

Tập trung cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng lựa chọn ngành kinh doanh ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, ưu tiên tài trợ khách hàng có quan hệ kinh doanh Lào – Việt, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án kinh doanh tốt; không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở phát triển khách hàng mới có chất lượng, và tăng cường công tác thu nợ:

- Mở rộng tiếp thị khách hàng tín dụng có chất lượng tốt; nghiên cứu triển khai, tiếp thị khách hàng ngay từ đầu năm 2010 các sản phẩm tín dụng bằng USD cho khách hàng;

Một số kiến nghị

3.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Chỉ hoàn thiện môi trương pháp lý, tạo ra một môi trường pháp lý ổn định thì nền kinh tế đất nước mới có thể phát triển được Nhờ vậy mà có thể tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển hơn.

- Cần có những chính sách kinh tế đúng đắn và hợp lý: Những chính sách kinh tế đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Ổn định vĩ mô, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đồng đều các năm phù hợp với năng lực của nền kinh tế, đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý,…

Chính sách kinh tế phải được xây dựng trên nền tảng thực trạng chung của nền kinh tế thì mới có sự phù hợp

- Chính phủ phải tạo ra được sự thống nhất giữa các Bộ, các Ngành có liện quan để tránh xung đột giữa thông lệ quốc tế với các quy định trong nước về nghĩa vụ cam kết tài chính của ngân hàng với nước ngoài

- Bên cạnh những văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thêm những văn bản riêng của Việt Nam nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong việc áp dụng các văn bản quốc tế

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cho các ngân hàng thương mại.

- Hoàn thiện các bộ luật về ngân hàng

Các Ngân hàng thương mại hiện nay đều hoạt động dưới sự điều chỉnh của bộ luật ngân hàng và các văn bản điều chỉnh khác Thông qua các văn bản, các luật định ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra được môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngân hàng.

- Hiện đại hóa toàn hệ thống ngân hàng.

- Thông qua việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán bù trừ và thanh toán điện tử giữa các ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo hướng hội nhập Hai luật ngân hàng cần khẩn trương hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi hai Luật ngân hàng VN phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Trước mắt, NHNN cần phối hợp với các Bộ có liên quan như: Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ tài Chính, Công an,…ban hành những Thông tư liên bộ có liên quan đến vấn đề xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là các tài sản của DNNN để NHTM thu hồi nợ nhanh chóng và góp phần lành mạnh hóa năng lực tài chính của các NHTM trước thềm hội nhập, cũng như trước khi tiến hành cổ phần hóa NHTM NN

Nếu các giải pháp trên đây được thực hiện đồng bộ, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại VN trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của GS.TS……… và các cán bộ nhân viên trong chi nhánh, cùng sự nỗ lực của bản thân, em đã tìm hiểu thực tế về tình trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, những điểm yếu; điểm mạnh; cơ hội và thách thức mà Chi nhánh có thể gặp phải Qua đó đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội

Mặc dù đã cố gắng rât nhiều những bài viết của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn.

Xin trân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày…tháng…năm 2010

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng: “Giáo trình kinh tế quốc tế” Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2004

[2] PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo: “Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế” Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2004.

[3] PGS.TS Trần Hoàng Ngân: “Giáo trình thanh toán quốc tế” Nhà xuất bản thống kê, 2003

[4] PGS.TS Vũ Hữu Tửu: “Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương” Nhà xuất bản Giáo dục, 2002

[5] PGS.TS Lê Văn Tề, PGS.TS Ngô Hương, TS Đỗ Linh Hiệp, TS Hồ Diêu,

TS Lê Thẩm Dương: “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” NXB Thống kê, 2004

[6] GS.TS Lê Văn Tư: “Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng” NXB Thống kê,

[7] Quy trình thanh toán quốc tế của NHLD Lào-Việt chi nhánh Hà nội

[8] Báo cáo tình hình thanh toán quốc tế của Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà nội

[9] Báo cáo kết quả kinh doanh 5 năm hoạt động của Ngân hàng Liên doanh

Lào-Việt chi nhánh Hà nội

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TÂP

Hà nội, ngày… tháng… năm 2010

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà nội, ngày… tháng… năm 2010

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 1

1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng liên doanh Lào – Việt 1

1.1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của NHLD Lào – Việt 1

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của NHLD Lào – Việt 3

1.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng 7

1.2 Vai trò của ngân hàng liên doanh Lào – Việt 8

1.2.1 Phát triển quan hệ hữu nghị Lào - Việt 8

1.2.2 Vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào 15

1.2.3 Vai trò trong huy động vốn 17

1.2.4 Vai trò bảo đảm vốn cho các hoạt động kinh tế 18

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN

DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 20

2.1 Phân tích thực trạng và các yếu tố năng lực cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Lào – Việt 20

2.1.1 Yếu tố quản lý và nhân lực của NHLD Lào – Việt .20

2.1.2 Tiềm lực tài chính của NHLD Lào – Việt 22

2.1.3 Uy tín về thương hiệu 26

2.1.4 Yếu tố chính trị của hai nước Lào và Việt Nam 27

2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt 30

2.2.1 Thị phần của NHLD Lào – Việt 30

2.2.2 Khách hàng của NHLD Lào – Việt 31

2.2.4 Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh 32

2.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của NHLD Lào - Việt 34

2.3.1 Đánh giá điểm mạnh (Strength) 34

2.3.2 Đánh giá điểm yếu (Weaknesses) 34

CHƯƠNG 3 40 ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 40

3.1 Định hướng hoạt động của NHLD Lào – Việt 40

3.1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về mục tiêu, chiến lược trung, dài hạn với phát triển ngành ngân hàng 40

3.1.2 Mục tiêu phát triển khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt trong giai đoạn tới 41

3.1.3 Định hướng hoạt động của NHLD Lào – Việt 41

3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của NHLD Lào – Việt 43

3.2.1 Phát triển đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay 44

3.2.2 Tăng cường các biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động trên địa bàn 45

3.2.3 Đa dạng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng 46

3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý .47

3.2.5 Tiết kiệm chi phí quản lý 47

3.2.6 Tích cực sử lý nợ quá hạn 48

3.2.7 Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, mở rộng và củng cố mạng lưới hoạt động 49

3.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước 51

Ngày đăng: 23/06/2023, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng: “Giáo trình kinh tế quốctế” Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tếquốc "tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
[2] PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo: “Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế” Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
[3] PGS.TS Trần Hoàng Ngân: “Giáo trình thanh toán quốc tế” Nhà xuất bản thống kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
[4] PGS.TS Vũ Hữu Tửu: “Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương” Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[5] PGS.TS Lê Văn Tề, PGS.TS Ngô Hương, TS Đỗ Linh Hiệp, TS Hồ Diêu, TS Lê Thẩm Dương: “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” NXB Thống kê, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
[6] GS.TS Lê Văn Tư: “Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng” NXB Thống kê, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
[7] Quy trình thanh toán quốc tế của NHLD Lào-Việt chi nhánh Hà nội [8] Báo cáo tình hình thanh toán quốc tế của Ngân hàng liên doanh Lào-Việtchi nhánh Hà nội Khác
[9] Báo cáo kết quả kinh doanh 5 năm hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w