1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ccd; v

68 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Kỹ Thuật Và Dạy Nghề
Tác giả Phạm Vân Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Trường học Kinh tế Đầu tư
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 224,65 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ” TẠI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ (5)
    • 1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục dạy nghề (5)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành (5)
      • 1.1.2. Vị trí và chức năng của Tổng cục dạy nghề (5)
      • 1.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục dạy nghề (5)
      • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục dạy nghề (9)
    • 1.2. Một số vấn đề hoạt động đầu tư phát triển dạy nghề tại Tổng cục dạy nghề (10)
      • 1.2.1. Khái niệm, vai trò của hoạt động đầu tư phát triển dạy nghề (10)
        • 1.2.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển dạy nghề (10)
        • 1.2.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển dạy nghề (10)
      • 1.2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề (11)
      • 1.2.3 Nguồn vốn đầu tư (12)
        • 1.2.3.1. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (12)
        • 1.2.3.2. Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (13)
      • 1.2.4. Nội dung đầu tư phát triển dạy nghề (15)
        • 1.2.4.1. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (15)
        • 1.2.4.2. Đầu tư phát triển Chương trình, giáo trình đào tạo (16)
        • 1.2.4.3. Đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (17)
    • 1.3. Tình hình thực hiện dự án (18)
      • 1.3.1. Giới thiệu tổng quan về dự án (18)
        • 1.3.1.1. Tên dự án: Dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” (18)
        • 1.3.1.2. Cơ quan quản lý dự án: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (18)
        • 1.3.1.3. Tổng vốn đầu tư: 395 triệu USD tương ứng với 5497 tỉ đồng (18)
        • 1.3.1.4. Nguồn vốn (18)
        • 1.3.1.5. Hình thức thực hiện đầu tư: Đấu thầu theo cơ chế hiện hành (19)
        • 1.3.1.6. Mục tiêu đề ra của dự án (19)
        • 1.3.1.7. Căn cứ pháp lý của dự án (19)
        • 1.3.1.8. Nội dung của dự án (20)
      • 1.3.2. Tình hình thực hiện dự án (34)
        • 1.3.2.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của dự án phân theo các năm (34)
        • 1.3.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của dự án phân theo nguồn vốn (36)
        • 1.3.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của dự án phân theo các nội dung đầu tư (40)
        • 1.3.2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của dự án phân theo các địa phương (44)
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ , HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (46)
    • 2.1. Đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” tại Tổng cục dạy nghề (46)
      • 2.1.1. Kết quả đạt được (46)
        • 2.1.1.1. Nâng cao định hướng thị trường (46)
        • 2.1.1.2. Phát triển các trường trọng điểm (48)
        • 2.1.1.3. Cải cách chính sách (50)
      • 2.1.2. Hiệu quả và tác động của dự án (54)
        • 2.1.2.1. Đánh giá hiệu quả của dự án (54)
        • 2.1.2.2. Đánh giá tác động của dự án (58)
      • 2.1.3. Tính bền vững của dự án (59)
    • 2.2. Những bài học kinh nghiệm và một số khuyến nghị (59)
      • 2.2.1. Những bài học kinh nghiệm (59)
        • 2.2.1.1. Cần phải có một bộ máy quản lý dự án đầy đủ trước khi Dự án bắt đầu (59)
        • 2.2.1.2. Phạm vi điều phối nên phù hợp với năng lực của Cơ quan thực hiện dự án (60)
        • 2.2.1.3. Nên cung cấp đầy đủ chi phí vận hành và bảo dưỡng (61)
      • 2.2.2. Một số khuyến nghị (61)
        • 2.2.2.1. Một số khuyến nghị liên quan đến dự án (61)
        • 2.2.2.2. Các khuyến nghị chung (62)
  • KẾT LUẬN (64)

Nội dung

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ” TẠI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục dạy nghề

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992.

Thực hiện quyết đinh của Bộ chính trị về việc giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ giáo dục và đào tạo sang Bộ lao động thương binh và xã hội.

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội , Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức – cán bộ Chính phủ.

Ngày 23 tháng 5 năm 1998, Thành lập Tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động – thương binh và xã hội để giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề trong phạm vi cả nước.

Tổng cục dạy nghề có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí của Tổng cục do Ngân sách Nhà nước cấp và được tổng hợp chung trong dự toán Ngân sách của Bộ Lao động – thương binh và xã hội, trụ sở Tổng cục đặt tại Thành phố Hà Nội.

1.1.2 Vị trí và chức năng của Tổng cục dạy nghề

- Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội quản lý nhà nước về dạy nghề, bao gồm các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Tổng cục Dạy nghề có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.

1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục dạy nghề

Trong quá trình hoạt động Tổng cục Dạy nghề thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể sau đây:

 Trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định:

- Các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về dạy nghề;

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề.

 Trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt, quyết định:

- Các dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư về dạy nghề;

- Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; quy hoạch mạng lưới, các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dạy nghề.

 Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án về dạy nghề sau khi được phê duyệt.

 Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về dạy nghề, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

- Quản lý danh mục nghề đào tạo;

- Chủ trì tổ chức việc xây dựng và thẩm định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho từng nghề;

- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình, giáo trình dạy nghề; việc áp dụng các chương trình đào tạo nghề của nước ngoài; việc đăng ký hoạt động dạy nghề; việc thực hiện tuyển sinh học nghề, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề, cấp văn bằng, chứng chỉ nghề Kiểm tra các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam trong việc cấp bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài; việc đào tạo liên thông và liên kết đào tạo của các cơ sở dạy nghề;

- Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng.

 Về giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; việc thực hiện chính sách,chế độ đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; quy chế đánh giá viên chức dạy nghề; quy định về nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức dạy nghề; Hội giảng giáo viên dạy nghề các cấp;

- Quản lý công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Chỉ đạo tổ chức thi nâng ngạch viên chức dạy nghề;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp quốc gia.

 Về công tác học sinh, sinh viên học nghề:

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý học sinh, sinh viên học nghề; công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cơ sở dạy nghề; công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên học nghề; công tác giáo dục thể chất, công tác y tế trong các cơ sở dạy nghề; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên học nghề; việc thực hiện chính sách học bổng từ ngân sách nhà nước và các chính sách khác đối với người học nghề;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu học phí và các khoản thu khác đối với học sinh, sinh viên.

 Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề:

Một số vấn đề hoạt động đầu tư phát triển dạy nghề tại Tổng cục dạy nghề

1.2.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển dạy nghề Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu được kết quả trong tương lai. Đầu tư phát triển dạy nghề là hoạt động đầu tư mà người đầu tư bỏ vốn xây dựng hạ tầng cơ sở, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Đầu tư phát triển dạy nghề là hoạt động đầu tư phát triển vào tài sản trí tuệ và kết quả của hoạt động đầu tư này là tạo ra được đội ngũ nhân lực mới với chất lượng tốt hơn đáp ứng yêu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

1.2.1.2 Vai trò của đầu tư phát triển dạy nghề

- Trên góc độ nền kinh tế Đầu tư phát triển dạy nghề là chìa khoá của tăng trưởng và phát triển. Đầu tư phát triển dạy nghề, bao gồm hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề có vai trò tạo cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho công tác dạy và học nghề., khuyến khích đội ngũ giáo viên và học viên phát huy tinh thần sáng tạo trong dạy và học nghề Các học viên được tiếp cận, trực tiếp vận hành những máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động của các doanh nghiệp, tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm chủ được những công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới thông qua mua bán và hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Đầu tư phát triển dạy nghề làm thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, từ đó làm thay đổi cơ cấu lao động theo ngành Công nghiệp, dịch vụ tăng lên, giảm số lượng lao động làm trong các ngàng nông lâm ngư nghiệp Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành lại tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

Bên cạnh đó đầu tư phát triển dạy nghề còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước cho các tỉnh thành phố trong cả nước những vùng khó khăn để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo của chính địa phương mình, với mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta hướng tới đó là tăng trưởng bền vững và công bằng xã hội.

- Trên góc độ doanh nghiệp Đầu tư phát triển dạy nghề giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển được một đội ngũ nhân lực có trình độ tay nghề tương đối đáp ứng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình ở thị trường trong nước và thế giới Bởi vì có những sản phẩm mà người lao động bình thường không thể làm ra được mà cần phải được qua đào tạo dạy nghề dài hạn mới có thể làm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, và cũng có những máy móc, thiết bị hiện đại mà nếu không qua học nghề và đào tạo tại các trường dạy nghề thì không thể vận hành một cách thành công đưa vào sản xuất nâng cao năng suất lao động Thông qua đầu tư phát triển dạy nghề các doanh nghiệp có thể giảm bớt khoản chi phí chi cho công tác đào tạo lao động, có thể tuyển dụng được đội ngũ lao động ngay tại các tỉnh thành phố mà cơ sở sản xuất của doanh nghiệp mình xây dựng mà không phải mất thêm những chi phí tìm kiếm lao động ở các tỉnh thành phố khác và đặc biệt là tiết kiệm được khoản chi phí nhân công rất cao khi phải thuê đội ngũ chuyên gia nước ngoài.

Hiện nay, theo chính sách khuyến khích của nhà nước, các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư cho dạy nghề bằng cách xây dựng các trường dạy nghề thì sẽ được ưu tiên và hỗ trợ trong các thủ tục và được miễn giảm thuế thuê đất.

1.2.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề

Hoạt động đầu tư phát triển dạy nghề mang những đặc diểm của hoạt động đầu tư phát triển nói chung, ngoài ra hoạt động này còn có một số những điểm khác biệt mang tính đặc thù riêng Sau đây là đặc điểm cụ thể của đầu tư phát triển dạy nghề

Thứ nhất, đó là lượng vốn dành cho phát triển dạy nghề lớn và phải chi tiêu một cách thường xuyên và kịp thời mới phát huy hiệu quả cao Vì những máy móc, trang thiết bị cần được trang bị cho các cơ sở dạy nghề là rất tốn kém có những thiết bị lên đến hàng chục triệu, thậm chí nếu cơ sở đó hiện đại thì có thể nên đến hàng trăm triệu đồng Vì vậy nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề không chỉ huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước mà cần phải biết huy động thêm những nguồn khác: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; từ người học thông qua việc đóng học phí.

Thứ hai, Thời gian tiền hành đầu tư phát triển dạy nghề tương đối dài vì nó phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ từ ngân sách nhà nước cho các địa phương và thông qua nhiều cơ quan quản lý Hoạt động đầu tư này được tiến hành thường xuyên đối với tất cả các trường dạy nghề có thể đầu tư thêm vốn để đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư xây dựng thêm một khu nhà dạy học và thực hành…để mở rộng thêm quy mô đào tạo.

Thứ ba, hoạt động đầu tư phát triển dạy nghề được tiến hành rộng khắp ở các địa phương trong cả nước, để mỗi một tỉnh, một huyện đều có những trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ Việc đào tạo nghề một cách sâu sát như thế người lao động đặc biệt là những lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có thể học hỏi được những kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nâng cao năng suất cây trồng.

Thứ tư, Hoạt động đầu tư này mang một ý nghĩa xã hội to lớn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, cạnh tranh được với những trường dạy nghề trên thế giới để các trường dạy nghề Việt Nam không bị thua trên sân nhà Có thể nói đây chính là hoạt động đầu tư nâng cao giá trị của Việt Nam trên thị trường quốc tế, vì một đất nước mà cơ sở vật chất của các trường dạy nghề kém thì không thể nói đến được một chất lượng đào tạo tốt, cơ sở vật chất của các trường dạy nghề là nền tảng cho sự phát triển giáo dục dạy nghề theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

1.2.3.1 Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước

Về tổng thể Ngân sách Nhà nước được sử dụng vào những nội dung sau:

- Kinh phí chi thường xuyên

Là nguồn kinh phí chủ yếu để thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề Chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước là các khoản chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi cấp phát vồn của Ngân sách Nhà nước:

+ Nhóm chi cho con người thuộc mỗi cơ sở dạy nghề như: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quỹ lương

+ Nhóm chi về nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học như: chi mua tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; cho biên soạn sách giáo khoa, giáo trình và các tài liệu khác phục vụ giảng dạy và học tập; chi mua các phương tiện dạy học; chi mua nguyên nhiên vật liệu thực tập, nghiên cứu và hội thảo khoa học; các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính tại cơ sở dạy nghề.

+ Nhóm chi quản lý hành chính như: chi công tác phí, chi phí dịch vụ công cộng, chi giao dịch tiếp khách và các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính tại cơ sở dạy nghề.

+ Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định như chi mua sắm các trang thiết bị cho các phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, công sở làm việc và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại các cơ sở dạy nghề.

Tình hình thực hiện dự án

1.3.1 Giới thiệu tổng quan về dự án

1.3.1.1 Tên dự án: Dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”

1.3.1.2 Cơ quan quản lý dự án: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1.3.1.3 Tổng vốn đầu tư: 395 triệu USD tương ứng với 5497 tỉ đồng

Vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài: 268,76 triệu USD, trong đó:

+ Vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): 193,3 triệu USD.

+ Vay cơ quan phát triển Pháp (AFD): 21 triệu USD.

+ Vay Quỹ phát triển Bắc Âu (NFD): 53,4 triệu USD.

+ Viện trợ không hoàn lại của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): 1,06 triệu USD.

Vốn đối ứng trong nước: 1756 tỉ đồng, trong đó:

+ Vốn dự phòng: 226 tỉ đồng

+ Vốn chi cho các khoản thuế: 370 tỉ đồng

+ Vốn nhà nước cấp phát trong thời gian thực hiện dự án là 680 tỉ đồng.

+ Vốn đóng góp của các đơn vị tham gia dự án (bằng giá trị hiện vật và kinh phí thường xuyên): 480 tỉ đồng.

1.3.1.5 Hình thức thực hiện đầu tư: Đấu thầu theo cơ chế hiện hành

1.3.1.6 Mục tiêu đề ra của dự án

- Cải cách hệ thống Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

- Nâng cao chất lượng đào tạo của 15 trường trọng điểm gồm các trường đào tạo giáo viên dạy nghề và các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề đại diện cho các ngành, các khu vực trong toàn quốc.

- Tăng cường bộ máy quản lý hệ thống dạy nghề thong qua các chính sách mới, hoàn thiện tổ chức và đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.

1.3.1.7 Căn cứ pháp lý của dự án

Dự án: “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” của Tổng cục dạy nghề đã được hình thành do những căn cứ sau:

- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 cuả Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Căn cứ Nghị định 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Căn cứ vàoNghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Căn cứ Nghị định 87/CP ngày 05/07/1997 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Căn cứ Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 08/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”.

- Căn cứ các hiệp định và thoả thuận vay vốn với các tổ chức tài trợ cho dự án.

- Xét tờ trình số 08/TTr-BQLDA ngày 15/01/2001 của giám đốc dự án quốc gia đề nghị ban hành quy chế quản lý dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”.

- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đào tạo, Giám đốc dự án Quốc gia.

Vì những căn cứ trên, dự án đầu tư: “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” đã được hình thành vào năm 1999, chính thức đi vào thực hiện vào năm 2001 và kết thúc vào năm 2009.

1.3.1.8 Nội dung của dự án

- Dự án hỗ trợ cải cách chính sách trong 6 lĩnh vực chính:

+ Hệ thống thông tin thị trường lao động;

+ Hệ thống kiểm định chương trình;

+ Tăng khả năng tiếp cận cho sinh viên nữ và sinh viên là người dân tộc thiểu số; + Thu hồi chi phí;

+ Sự tham gia của các khu vực tư nhân.

- Để đáp ứng những mục tiêu về nâng cao chất lượng của 15 trường trọng điểm và hỗ trợ cải cách chính sách, Dự án có 3 cấu phần chính:

+ Nâng cao định hướng thị trường của hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; + Nâng cấp các trường trọng điểm bằng việc xây dựng các giáo trình, chương trình học liệu và đối mới, nâng cấp thiết bị và các cơ sở vật chất;

+ Tiến hành cải cách chính sách trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề thông qua việc nâng cao năng lực thể chế.

Những lĩnh vực hoạt động chính mà dự án hỗ trợ và 3 cấu phần chính của dự án được thể hiện cụ thể như sau: a) Nâng cao định hướng thị trường của lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề

 Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động (LMIS)

Xây dựng LMIS nhằm giúp cho hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp và những người sử dụng lao động, từ đó định hướng được ngành nghề và kỹ năng cần đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

- Mục tiêu chính của LMIS trong thời gian thực hiện dự án:

+ Nêu bật được tình hình công ăn việc làm của lực lượng lao động.

+ Nêu được tình hình cung cầu lao động trong các ngành nghề khác nhau. + Phát hiện nhu cầu về kỹ năng cũng như kiến thức mới xuất hiện tại nơi làm việcvà những kỹ năng kiến thức hiện nay trở nên lỗi thời.

+ Chuẩn bị đội ngũ có trình độ và có kiến thức - những người có khả năng tiếp thu cao để tìm được một việc làm tốt trong ngành mà họ được đào tạo.

+ Giúp đỡ các cá nhân tìm được công ăn việc làm thích hợp và giúp đỡ những người sử dụng lao động tìm được những công nhân lành nghề.

+ Cung cấp lực lượng lao động phù hợp với thị trường lao động trên phạm vi quốc gia cũng như khu vực.

+ Hỗ trợ các tổ chức đào tạo để tiến hành các hoạt động của chương trình một cách hiệu quả và hướng dẫn họ về cách phát triển chương trình giảng dạy.

+ Cân bằng tốt hơn giữa cung và cầu công nhân trong các ngành nghề, các lĩnh vực và các khu vực của Việt Nam.

+ Thu thập số liệu và đánh giá lại thông tin hiện có về thị trường lao động. + Tiến hành 5 cuộc điều tra về thông tin thị trường lao động và tiến hành các báo cáo về điều tra theo dấu vết.

+ Thu thập và phân tích số liệu về thông tin thị trường lao động.

+ Tổ chức các hội thảo, tập huấn và đào tạo nước ngoài cho cán bộ Tổng cục dạy nghề và của các trường giáo dục kỹ thuật và dạy nghề để thu thập và xử lý thông tin về thị trường lao động, về sử dụng mạng vi tính.

+ Xây dựng một kế hoạch tổng thể vi tính hoá LMIS.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ , HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” tại Tổng cục dạy nghề

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đặt mục tiêu rõ ràng và chiến lược cụ thể, qua quá trình thực hiện dự án đã thu được các kết quả đáng kể, phù hợp với mục tiêu đề ra Dự án đã đạt những kết quả tích cực trên cả 6 lĩnh vực mà dự án tài trợ.

2.1.1.1 Nâng cao định hướng thị trường

Qua quá trình thực hiện, dự án đã xây dựng được hệ thống thông tin thị trường lao động LMIS, sắp xếp được việc làm cho người lao động, xây dựn được hệ thống chương trình, giáo trình, sản xuất ra các tài liệu đa phương tiện phục vụ giảng dạy nhằm mục đích nâng cao định hướng thị trường cho người lao động.

Xây dựng Hệ thống thông tin thị trường lao động (LMIS)

Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống LMIS nhằm giúp cho hệ thống GDKT&DN ở Việt Nam nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp và những người sử dụng lao động, từ đó định hướng được kỹ năng cần đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, giúp cho việc quản lý và dự báo nhu cầu lao động được tốt hơn Qua quá trình thực hiện Dự án đã tổ chức thiết kế mẫu phiếu điều tra, biên soạn các tài liệu hướng dẫn phương pháp điều tra, tổng hợp số liệu và viết báo cáo điều tra Dự án đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ của các trường trọng điểm và của Sở LĐ-TBXH trên cơ sở các tài liệu được xây dựng trong dự án Kết quả là cán bộ của các trường trọng điểm và Sở LĐTBXH đã nắm vững được phương pháp tổ chức điều tra để có thể tự tổ chức điều tra phù hợp với nhu cầu của đơn vị mình Dự án đã tổ chức 4 vòng điều tra thị trường lao động Các kết quả điều tra hàng năm được đưa vào các báo cáo thị trường lao động dành cho các nhà hoạch định chính sách Mặt khác, để nhân rộng các kết quả này, Dự án đã cho xuất bản sách “Hướng dẫn Nghiên cứu thị trường lao động trong GDKT&DN” để phát hành cho các trường dạy nghề, các Sở LĐTBXH và các Bộ, ngành liên quan Đó chính là

1 kết quả quan trọng mà dự án đã thực hiện được sau 10 năm thực hiện.

Thứ hai, hướng nghiệp và sắp xếp việc làm (HN&SXVL)

Như chúng ta đã biết, mục tiêu của dịch vụ hướng nghiệp và sắp xếp việc làm là giúp cho những học sinh tốt nghiệp từ các trường dạy nghề tìm được việc làm phù hợp với kỹ năng của mình; giúp cho người sử dụng lao động giảm bớt chi phí tuyển dụng Thật vậy, dự án đã tổ chức biên soạn ấn phẩm ‘Định hướng nghề nghiệp và việc làm” và tổ chức các cuộc tập huấn cho cán bộ của các trường trọng điểm và Sở LĐ-TBXH nhằm giúp cho họ làm tốt các công tác hướng nghiệp Qua quá trình phát hành, đưa ra công chúng, phản hồi của công chúng đối với ấn phẩm này là đáng khích lệ Theo đề nghị của Hội dạy nghề Việt Nam, dự án sẽ tái bản để cung cấp cho các trường thành viên của Hội vào cuối năm 2008 bằng nguồn vốn do AFD tài trợ

Thứ ba, xây dựng Chương trình và giáo trình

Mục tiêu của dự án là xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu kỹ năng nghề của người sử dụng lao động và xây dựng các học liệu hỗ trợ cho việc tổ chức giảng dạy theo chương trình mới như: Giáo trình, sách hướng dẫn giáo viên, học liệu nghe nhìn… Sau 10 năm chính thức hoạt động, dự án đã xây dựng một quy trình và phương pháp xây dựng chương trình tiên tiến trên thế giới theo 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, đã thành lập được 48 nhóm xây dựng chương trình (CDC) với thành phần bao gồm giáo viên của các trường trọng điểm, nhà quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý sản xuất nghề Để có được sự thành công trong việc xây dựng các chương trình là do Bộ LĐ-TBXH đã thành lập 12 Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình để giúp cho Bộ thẩm định các chương trình dạy nghề Kết quả là dự án đã xây dựng được 97 bộ chương trình, trong đó 27 chương trình ở trình độ cao đẳng nghề, 43 chương trình trình độ trung cấp nghề và 27 chương trình đào tạo nghề lưu động Trong quá trình thực hiện Bộ LĐ-TBXH đã phê duyệt chương trình do dự án xây dựng và cho phép dạy thử nghiệm Dự án cũng đã tổ chức biên soạn giáo trình và sách hướng dẫn giáo viên theo các chương trình mới được xây dựng và

100 sản phẩm phần mềm dạy học trên máy tính Thành công trong việc xây dựng các chương trình này đã góp phần thay đổi một cách cơ bản tư duy quản lý dạy nghề, các chương trình này đã được đưa vào Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 và Luật Dạy nghề 2006 quy định về 3 cấp trình độ đào tạo nghề là: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Cuối cùng là xây dựng và sản xuất các tài liệu đa phương tiện

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các chương trình, giáo trình mới, để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy theo chương trình mới, Dự án đã tổ chức xây dựng và áp dụnng nguồn học liệu nghe nhìn như đĩa CD, video, tranh ảnh minh hoạ cho các chương trình đào tạo lưu động và cho các chương trình nghề truyền thống Trong quá trình thực hiện dự án cũng đã mua sắm chương trình, tài liệu giảng dạy và học liệu nghe nhìn của nước ngoài cho các trường trọng điểm và dịch sang tiếng Việt để các trường tham khảo Kết quả là Dự án đã tổ chức thí điểm xây dựng phần mềm dạy học (LMS) cho 11 nghề thuộc 8 trường trọng điểm trong dự án với mục đích bước đầu là cung cấp cho các trường phương pháp dạy học tiên tiến và tiếp cận với đào tạo e-learnning Thật vậy, dự án thực hiện nội dung này là rất kịp thời bởi vì hiện nay đào tạo qua elearning đã trở thành xu hướng phổ biến ở Việt Nam

2.1.1.2 Phát triển các trường trọng điểm

Kết quả mà dự án mang lại không chỉ là tạo được định hướng thị trường cho người lao động mà còn là phát triển các trường trọng điểm phục vụ cho dạy nghề. Qua quá trình nghiên cứu, Bộ LĐTBXH đã lựa chọn ra 15 trường trọng điểm như sau: 6 trường do ADB tài trợ (Trung học Y tế Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Cao đẳng Nông lâm Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Cao đẳng nghề Đà Nẵng; TP Đà Nẵng; Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk; Cao đẳng nghề Đà Lạt,

TP Đà lạt; Cao đẳng nghề Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ); 4 trường do AFD tài trợ (Cao đẳng nghề Cơ khí Cơ giới Xây dựng số 1, tỉnh Vĩnh Phúc; Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng; Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh; Cao đẳng nghề Đồng Nai); 3 trường do NDF tài trợ (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh; Cao đẳng Công nghiệp Huế; Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long); 2 trường do JICA tài trợ (Đại học Công nghiệp Hà Nội; Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải TW 1) Bộ LĐTBXH, Ban Quản lý Dự án đã lập kế hoạch xây dựng các trường trọng điểm, trong đó tóm tắt (i) các đầu vào dự kiến cho từng trường và phân theo hạng mục chi phí và nguồn vốn; và (ii) tóm tắt hoạt động của các trường theo khóa đào tạo, cơ sở vật chất và nhà tài trợ trong khuôn khổ dự án Để giám sát việc nâng cao các hiệu quả ngoài và hiệu quả trong của từng trường, BQLDA đã xây dựng một khung thời gian dựa trên số liệu thu thập được từ các báo cáo Giám sát và Đánh giá Lợi ích Dự án (BME) (Xu thế các Chỉ số của các trường trọng điểm, 2001 - 2009) Một điểm nổi bật là nhờ có sự đầu tư của Dự án mà 12 trường trọng điểm đã được nâng cấp từ Trung học lên

Cao đẳng nghề, hoặc từ Cao đẳng lên Đại học trong quá trình thực hiện dự án Cụ thể như sau:

(i) Trường Kinh tế Kỹ thuật Đà Nẵng thành trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng; (ii) Trường Đào tạo nghề Thanh niên Dân tộc Đăk Lăk thành trường Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên;

(iii) Trường Kỹ thuật Đà Lạt thành trường Cao đẳng nghề Đà Lạt;

(iv) Trường Công nhân Kỹ thuật Cần Thơ thành trường Cao đẳng nghề Cần Thơ; (v) Trường Kỹ thuật Cơ giới Cơ khí Xây dựng Việt Xô số 1 thành trường Cao đẳng nghề Cơ giới Cơ khí Xây dựng số 1;

(vi) Trường Trung học Công nghiệp Hải Phòng thành trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng;

(vii) Trường Cao đẳng Công nghiệp IV thành trường Đại học Công nghiệp

(viii) Trường Công nhân Kỹ thuật Đồng Nai thành trường Cao đẳng nghề Đồng Nai

(ix) Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh thành trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

(x) Trường Trung cấp Kỹ thuật Huế thành trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

(xi) Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thành trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

(xii) Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ Giao thông Vận tải 1 thành trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải TW 1.

Về vấn đề xây lắp

ADB, AFD và vốn đối ứng từ ngân sách trung ương và địa phương đã tài trợ cho việc nâng cấp hoặc xây mới phòng học, nhà xưởng và lắp đặt các trang thiết bị dạy nghề Nội dung xây lắp này đã được dự án hoàn thành trước khi đi vào các hoạt động đào tạo giúp các trường có được cơ sở vật chất khang trang và tiện nghi phục vụ cho công tác giảng dạy đựợc tốt hơn Tuy nhiên, nhiệm vụ đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học dạy nghề dự án đã không thực hiện được do không có địa điểm để xây dựng

Mua sắm trang thiết bị đào tạo

Với mục đích trang bị cho các trường trọng điểm các thiết bị mới phù hợp với chương trình và giáo trình đào tạo nghề, ADB đã tài trợ 12,4 triệu USD cho 6 trường trọng điểm để mua sắm thiết bị, nguồn vốn NDF là 6,4 triệu USD cho 3 trường và nguồn vốn AFD là 9,0 triệu EURO cho 4 trường Kế hoạch đấu thầu bao gồm 16 gói thầu, trong đó 7 gói thầu thuộc nguồn vốn của ADB , 5 gói thuộc nguồn vốn NDF và 4 gói thuộc nguồn vốn AFD Sau nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng, thiết bị được cung cấp cho các trường về cơ bản là đáp ứng được những yêu cầu đào tạo trong hiện tại và phù hợp với nhu cầu trong tương lai Mặc dù quá trình mua sắm có một số chậm chễ nhưng việc lắp đặt được các thiết bị tiên tiến và phù hợp đã giúp các trường trọng điểm cải thiện đáng kế về quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo của mình cũng như góp phần tăng thêm sức thu hút của trường đối với bên ngoài, nhờ đó số lượng tuyển sinh ngày một tăng giúp các trường trọng điểm có thể gia tăng thu nhập nhờ sử dụng các thiết bị mới.

Các đơn vị sản xuất

Dự án đã xây dựng một đơn vị sản xuất tại mỗi trong số 15 trường nhằm kết nối đào tạo với thực tiễn và tạo thêm thu nhập cho 15 trường trọng điểm Một số đơn vị sản xuất đã mang lại thu nhập trong quá trình hoạt động Đặc biệt phải kể đến trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh và trường Đại học Công nghiệp

Hà Nội là 2 đơn vị có các hoạt động sản xuất và năng lực marketing nổi bật, giúp họ thu hút được đầu tư về tài chính từ các doanh nghiệp Hai trường này được xem là những trường đi đầu về các hoạt động sản xuất.

Những bài học kinh nghiệm và một số khuyến nghị

2.2.1 Những bài học kinh nghiệm

2.2.1.1 Cần phải có một bộ máy quản lý dự án đầy đủ trước khi Dự án bắt đầu

Khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động, Bộ LĐTBXH phải tiếp nhận quản lý dự án nhưng vẫn chưa xây dựng được một bộ máy quản lý dự án có năng lực Vấn đề chủ yếu là do việc chưa phân cấp đầy đủ về quản lý và trách nhiệm ngân sách từ Bộ LĐ-TBXH cho TCDN và BQLDA Điều này gây khó khăn trong việc điều động cán bộ dự án có năng lực trước khi dự án có hiệu lực Vậy nên, trước khi dự án có hiệu lực thì không thể luân chuyển, điều động những cán bộ quản lý dự án có năng lực cho dự án Những chậm chễ ban đầu trong quá trình thực hiện dự án chủ yếu là do Bộ LĐ-TBXH và TCDN thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án, dù trước đó TCDN đã thực hiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực” nhưng vẫn không rút ra được kinh nghiệm Bộ LĐ-TBXH và TCDN không tham gia vào giai đoạn chuẩn bị dự án vì khi đó dự án được chuẩn bị bởi Bộ GD&ĐT, vì thế Bộ LĐTBXH/ TCDN đã gặp phải hạn chế lớn về năng lực khi được bàn giao trách nhiệm quản lý dự án này.

Thứ hai, việc không phân cấp đầy đủ cho TCDN là cơ quan thực hiện dự án cũng như cho BQLDA đã làm cho quá trình gửi các đơn rút vốn sang ADB mất nhiều thời gian.

Thứ ba, việc BQLDA và các tiểu ban BQLDA lúc ban đầu thiếu cán bộ có kinh nghiệm về đấu thầu mua sắm, đặc biệt là trong quá trình tổ chức đấu thầu có thể là một nguyên nhân dẫn đến những chậm trễ Thật vậy, vì thiếu kinh nghiệm trong đấu thầu nên việc tổ chức đấu thầu gặp phải nhiều khó khăn, đấu thầu không tìm được nhà thầu, phải tổ chức lại rất nhiều lần gây ra tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng tới tiến trình của dự án.

2.2.1.2 Phạm vi điều phối nên phù hợp với năng lực của Cơ quan thực hiện dự án

Dự án được đồng tài trợ bởi ba tổ chức khác là AFD, JICA và NDF trên cơ sở tài trợ song song, khiến cho quá trình điều phối dự án gặp khó khăn, không thống nhất được quyền chỉ đạo Việc quản lý các trường trọng điểm thuộc các bộ ngành và các địa phương khác nhau làm phức tạp thêm công tác quản lý và điều phối dự án khiến cho việc thực hiện dự án gặp phải khó khăn Đơn vị chủ quản dự án nên hạn chế số lượng các đơn vị tài trợ để việc quản lý, điều phối dự án đơn giản, dễ thực hiện hơn Mặt khác, các cơ quan Chính phủ thực hiện điều phối và quản lý cũng nên hạn chế để phù hợp với năng lực của TCDN và BQLDA Tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn ban đầu, trong công tác điều phối và quản lý dự án đồng tài trợ, BQLDA đã có những biện pháp khắc phục tương đối thành công, ví dụ như hợp lý hoá quy trình đấu thầu trong cấu phần AFD tài trợ Từ kinh nghiệm thực hiện dự án này,hiện nay TCDN đang tiến hành xây dựng một cơ cấu tổ chức mới để quản lý tốt hơn các dự án tài trợ

2.2.1.3 Nên cung cấp đầy đủ chi phí vận hành và bảo dưỡng Để dự án thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì chủ đầu tư nên cung cấp đầy đủ vốn cho vận hành và bảo dưỡng Thật vậy, tình trạng thiếu vốn sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị và cơ sở vật chất là rất phổ biến ở nhiều dự án và đối với dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” cũng không phải là ngoại lệ Trong quá trình thực hiện dự án, tình trạng thiếu vốn chi cho vận hành, bảo dưỡng đã gây trở ngại không nhỏ đến tiến trình thực hiện dự án Thật vậy, thiết kế dự án trong tương lai cần tính đến ngoài nguồn vốn vay cần phải có vốn đối ứng của chính phủ và của chủ sử dụng lao động cho công tác sửa chữa và bảo dưỡng Các trường cũng cần được khuyến khích tạo thêm thu nhập để hỗ trợ các hoạt động thường xuyên của mình Có như vậy thì tiến trình thực hiện dự án mới có thể diễn ra thuận lợi và dự án mới có thể đạt hiệu quả cao.

2.2.2.1 Một số khuyến nghị liên quan đến dự án Để dự án có thể thực hiện thuận lợi, đúng tiến trình theo kế hoạch và đạt hiệu quả cao thì cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc đấu thầu mua sắm thiết bị cần được hợp lý hoá hơn bằng việc phân cấp cho các trường trọng điểm chịu trách nhiệm thực hiện đấu thầu và ký hợp đồng thay vì được tiến hành ở BQLDA trung ương Cách này sẽ giúp nâng cao năng lực về đấu thầu mua sắm của các trường Đồng thời, các trường trọng điểm sẽ có trách nhiệm hơn đối với những quyết định đấu thầu mua sắm của mình Tránh vì việc đấu thầu chậm trễ và kinh nghiệm đấu thầu kém mà gây ra lãng phí cả về thời gian và nguồn vốn của dự án.

Thứ hai, TCDN nên xây dựng những hướng dẫn về cách thức lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị tại các trường trọng điểm và có thể cần bố trí lại hoặc thậm chí thải loại các trang thiết bị không phù hợp để tối đa hoá việc sử dụng thiết bị đã được

Dự án cung cấp Nên xây dựng một cơ chế mang lại hiệu quả về mặt chi phí để đáp ứng nhu cầu sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị dạy nghề trong tương lai Tránh làm lãng phí thiết bị và nguồn vốn của dự án.

Thứ ba, TCDN nên khuyến khích các trường trong dự án đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị sản xuất và thiết lập quan hệ mật thiết hơn với thị truờng địa phương để tăng thêm thu nhập cho các trường, làm tăng tính bền vững Mặt khác,các trường nên được phép giữ lại và sử dụng những khoản thu nhập mà họ tạo ra để phục vụ công tác sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị Việc này sẽ kích thích tinh thần sáng tạo và tự chủ của các trường, tăng nguồn thu nhập cho dự án.

Cuối cùng, chúng ta không nên dừng lại ở 15 trường trọng điểm mà nên mở rộng dự án ra tất cả các trường dạy nghề khác nữa Những kết quả chính của dự án GDKT&DN&DN nên được củng cố và áp dụng vào các trường khác thuộc hệ thống GDKT&DN nhằm đảm bảo tính bền vững ở cấp độ trường TCDN cần lập kế hoạch để từng bước phổ biến, áp dụng kết quả dự án cho các trường khác thuộc hệ thống GDKT&DN thông qua việc tổng hợp, đánh giá và xây dựng một bộ đầy đủ sổ tay, cẩm nang và phần mềm Những kết quả này cần được nhân rộng nhằm cải thiện việc thực hiện trong các dự án khác Từ đó làm cho hiệu quả của dự án lan rộng hơn và dự án có hiệu quả thực sự.

2.2.2.2 Các khuyến nghị chung Để có hiệu quả hơn không chỉ với dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” mà còn đối với các dự án khác do TCDN thực hiện, Bộ LĐTBXH, TCDN nên quan tâm một số vấn đề sau:

Hệ thống GDKT&DN nên tập trung vào cải thiện chất lượng đào tạo thông qua việc tăng cường kỹ năng cho học viên, đặc biệt là học viên tại các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề Với mục đích giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo,

Bộ LĐ-TBXH cần hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng, mở rộng số lượng trường được kiểm định và hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để tăng số nghề cũng như số lượng người được đánh giá kỹ năng nghề

Sau khi dự án thực hiện và kết thúc, kinh nghiệm triển khai Dự án và hoạt động thường xuyên của các cơ sở dạy nghề cho thấy năng lực cán bộ quản lý và điều hành là nhân tố mang tính quyết định Vì vậy TCDN cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề bằng một số biện pháp sau:

+ Quy định tiêu chuẩn chức danh cho các vị trí quản lý.

+ Xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ quản lý.

+ Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý dạy nghề và cấp chứng chỉ.

Ngày đăng: 23/06/2023, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án: “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dụckỹ thuật và dạy nghề
4. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
5. Báo cáo kết thúc dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Giáo trình Lập dự án – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kế hoạch phát triển nhân sự - Ccd; v
Bảng 1.1 Kế hoạch phát triển nhân sự (Trang 33)
Bảng 1.4: Vốn đầu tư cho dạy nghề theo nội dung đầu tư - Ccd; v
Bảng 1.4 Vốn đầu tư cho dạy nghề theo nội dung đầu tư (Trang 40)
Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho dạy nghề theo địa phương - Ccd; v
Bảng 1.5 Vốn đầu tư cho dạy nghề theo địa phương (Trang 44)
Bảng 2.2: Hiệu quả ngoài - Ccd; v
Bảng 2.2 Hiệu quả ngoài (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w