1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2020

72 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 161,15 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (10)
    • I. Một số khái quát về dân số, lao động, việc làm và thất nghiệp (10)
      • 1. Dân số (10)
      • 2. Nguồn lao động (11)
      • 3. Việc làm (12)
      • 4. Giải quyết việc làm và thất nghiệp (13)
    • II. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm trong nền kinh tế thị trường. 9 1. Các điều kiện về tự nhiên (14)
      • 2. Các điều kiện về kinh tế (15)
        • 2.1. Về tăng trưởng kinh tế (15)
        • 2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (15)
        • 2.3. Về mặt tiến bộ xã hội (16)
      • 3. Các điều kiện về chính sách của Nhà Nước về lao động và việc làm (16)
      • 4. Tăng trưởng dân số và di cư (17)
      • 5. Thị trường lao động (18)
        • 5.1. Cung việc làm (18)
        • 5.2. Cầu việc làm (19)
      • 6. Các điều kiện khác (20)
    • III. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương khác (20)
      • 1. Kinh nghiệm từ tỉnh Sơn La (20)
      • 2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh (21)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2005-2009 (23)
    • I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang (23)
      • 1. Đặc điểm tự nhiên (23)
        • 1.1. Vị trí địa lý (23)
        • 1.2. Điều kiện khí hậu (23)
        • 1.3. Điều kiện về tài nguyên, khoáng sản (23)
      • 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (24)
        • 2.1. Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (24)
        • 2.2. Về vốn đầu tư (26)
        • 2.3. Về thể chế, chính sách (26)
    • II. Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009 (28)
      • 1.1. Tăng trưởng dân số (28)
      • 1.2. Di cư (30)
      • 1.3. Quy mô và biến động lực lượng lao động (31)
      • 2. Chất lượng nguồn lao động (34)
      • 3. Thực trạng về việc làm trên địa bàn tỉnh (36)
        • 3.1. Thực trạng biến động tổng số việc làm (36)
        • 3.2. Thực trạng việc làm trong các loại hình doanh nghiệp (37)
        • 3.3. Thiếu việc làm (40)
        • 3.4. Thất nghiệp (42)
    • II. Thực trạng giải quyết việc làm và các chính sách giải quyết việc làm cho (43)
      • 1. Thực trạng các chính sách giải quyết trên địa bàn tỉnh (43)
      • 2. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết việc làm (44)
  • CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2020 (48)
    • I. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm (48)
      • 1. Quan điểm (48)
      • 2. Mục tiêu (49)
      • 3. Phương hướng (51)
    • II. Dự báo biến động việc làm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (53)
      • 1. Phương pháp dự báo (53)
      • 2. Các giả thuyết (54)
      • 3. Nguồn số liệu đầu vào (54)
        • 4.1. Kết quả dự báo về cung lao động (55)
        • 4.2. Kết quả dự báo về cầu lao động (việc làm) (56)
        • 4.3. So sánh và đánh giá (56)
    • II. Giải pháp chủ yếu và những kiến nghị thúc đẩy giải quyết việc làm (57)
      • 1. Giải pháp (57)
        • 1.1. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lực lượng lao động (57)
        • 1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường (61)
        • 1.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hỗ trợ tạo việc làm và xuất khẩu lao động (64)
        • 1.4. Tạo việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu việc làm mang tính đặc thù cho các vùng (65)
      • 2. Kiến nghị (68)
  • KẾT LUẬN (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một số khái quát về dân số, lao động, việc làm và thất nghiệp

- Khái niệm: Theo cách hiểu đơn giản nhất: Dân số là tập hợp những người sống trên lãnh thổ nào đó Trong đó, bao gồm các chỉ tiêu về quy mô dân số hay tổng số là bao nhiêu người, chỉ tiêu về tốc độ tăng dân số hay đó chính là sự gia tăng dân số về quy mô theo thời gian Và chỉ tiêu cuối cùng là cơ cấu dân số: cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo độ tuổi (như mối quan hệ ở sơ đồ trên là chia theo cơ cấu theo độ tuổi)

+ Dân số trong tuổi lao động

+ Dân số ngoài tuổi lao động

+ Dân số hoạt động kinh tế

- Những người có việc làm (đang làm việc).

- Những người không có việc làm (thất nghiệp), nhưng có nhu cầu làm việc và đang tích cực đi tìm việc làm trong khoảng thời gian xác định của cuộc tổng điều tra dân số.

+ Dân số không hoạt động kinh tế

- Tàn tật, mất sức lao động (không có khả năng lao động)

- Học sinh, sinh viên đang đi học ở các trường PTTH, các lớp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

- Những người làm việc nhà, không tách rõ lợi ích, thù lao chỉ trong phạm vi hộ gia đình ( thu nhập của họ không được tính vào GDP của đất nước) Những người được hưởng lợi tức hoặc một khoản thu nhập nào đó mà không phải làm việc như: đầu tư cho thuê nhà, tài sản, tiền nhuận bút

Dân số trong độ tuổi lao động ( 15-59 tuổi) Dân số ngoài độ tuổi lao động

Dsố hoạt động kinh tế Dsố dưới tuổi lđ

Dsố làm việc trong nền ktqd

Dsố trên tuổi lđ (trên 60 tuổi) Dsố không hoạt động kinh tế

Dsố thất nghiệp và đang tìm việcDsố không có nhu cầu làm việcDsố làm việc gia đình

Dsố là học sinh, sinh viên Dsố là người tàn tật, bệnh nặng

Lực lượng lao động Lực lượng lao động dự trữ

Sơ đồ: Mối quan hệ giữa dân số - lao động – việc làm.

Về nguyên tắc: Nguồn lao động là bộ phận dân số trong đó tuổi lao động và có khả năng lao động Bao gồm dân số đang làm việc trong nền kinh tế và dân số thất nghiệp, đang tìm việc Đây chính là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội để phát triển nền kinh tế.

Trên thực tế: Nằm trong nguồn lao động ngoài dân số trong độ tuổi lao động, còn có cả những dân số nằm ngoài độ tuổi lao động cũng tham hoạt động kinh tế Ở nước ta, dân số đã nằm ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân cũng tương đối còn nhiều như: các trẻ em chưa đủ tuổi vị thành niên nhưng vẫn lao động do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do mồ côi cha mẹ phải tự nuôi sống bản thân, những người thâm niên trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế muốn cống hiến tiếp sức lực để làm giàu đất nước. Đó là những khái niệm cơ bản nhất về dân số và nguồn lao động, từ đó là cơ sở hiểu rõ hơn những người có việc làm (tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân) và những người không có việc làm (không đóng góp vào GDP của nền kinh tế) thuộc vào thành phần nào của tổng dân số cả nước.

Là hoạt động tạo thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm (điều 13, chương 2,

Có rất nhiều căn cứ khác nhau để phân chia việc làm ra thành các loại để phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phân chia việc làm thành các loại:

- Căn cứ vào khoảng thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm thì việc làm có hai loại: việc làm ổn định và việc làm tạm thời Trong đó, người có việc làm ổn định là những người làm việc trong khoảng thời gian là từ 6 tháng trở lên trong một năm và tiếp tục làm việc đó trong nhiều năm tiếp theo về sau Việc làm tạm thời là những người làm việc trong khoảng thời gian ít hơn 6 tháng trong một năm và làm công việc đó không liên tục.

- Căn cứ vào khối lượng thời gian, mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc cụ thể nào đó chia thành: việc làm chính và việc làm tạm thời Việc làm chính mang lại thu nhập chính thức cho người lao động và cũng trong khoảng thời gian dài, nhất định Việc làm tạm thời cũng mang lại khoản thu nhập cho người lao động nhưng khoản thu nhập đó không thường xuyên hoặc có thường xuyên nhưng không kéo dài trong năm.

- Căn cứ vào số giờ thực hiện làm việc trong một tuần việc làm chia thành: việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian.

Như ở nước ta, làm việc trong khu vực Nhà nước, làm việc theo giờ hành chính là làm đủ 8 tiếng trong một ngày từ 7h30’ đến 12h sáng, từ 1h30’ đến 5h.Người lao động phải thực hiện đúng quy định đi làm đủ giờ, đúng giờ thì là làm việc đủ thời gian và làm việc không đủ số giờ trên là làm việc không đủ thời gian.

4 Giải quyết việc làm và thất nghiệp.

Sự vận động giữa cung việc làm và cầu việc làm phù hợp với nhau thì người dân có việc làm và trở thành lực lượng lao động, nếu sự vận động đó khác đi và lệch với nhau là hiện tượng thất nghiệp xảy ra Với tất cả hoạt động và các chính sách liên quan đến dân số, đến nguồn lao động mà Nhà nước và người dân cố gắng thực hiện tốt đều có mục tiêu là giải quyết việc làm cho dân số Điều đó có nghĩa hướng tới có việc làm đầy đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập ổn định, tiến đến nâng cao mức sống cho người lao động và dần dần nâng cao chất lượng việc làm để sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực của đất nước.

Căn cứ vào khái niệm và phân loại việc làm ở trên, theo đó có 3 nhóm người khi giải quyết việc làm là: nhóm người đủ việc làm, nhóm người thiếu việc làm và nhóm người thất nghiệp.

- Người đủ việc làm: là những người có số giờ làm việc trong một tuần lễ, số giờ lớn hơn hoặc bằng 40 giờ nhưng cũng có những người làm việc ít hơn 40 giờ nhưng đồng thời họ lại làm lớn hơn số giờ quy định.

Tỷ lệ người có đủ việc làm được xác định bằng cách lấy số người có đủ việc làm so với dân số hoạt động kinh tế, lấy theo tỷ lệ phần trăm.

- Người thiếu việc làm: là những người mà trong khoảng thời gian trước cuộc tổng điều tra một tuần có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định và có nhu cầu làm thêm giờ Đây chính là tình trạng người lao động không sử dụng hết thời gian quy định, nhận được thu nhập thấp hơn so với nhu cầu của người lao động từ công việc đang làm đó khiến họ có nhu cầu làm thêm công việc khác vào khoảng thời gian đó để tăng thu nhập.

Tỷ lệ người thiếu việc làm được xác định bằng cách lấy số người hoặc số thời gian (ngày, giờ, ) thiếu việc làm (không đủ việc làm) trong năm chia cho toàn bộ lực lượng lao động hoặc tổng quỹ thời gian (ngày, giờ ) cần làm việc theo quy định trong năm đó.

- Nhóm người thất nghiệp: Đề cập cụ thể ở phần tiếp sau

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm trong nền kinh tế thị trường 9 1 Các điều kiện về tự nhiên

Phần này đề cập đến khả năng tạo việc làm trong nền kinh tế liên quan chặt chẽ với cơ hội việc làm Khả năng tạo việc làm càng lớn thì cơ hội việc làm càng được mở rộng trong nền kinh tế thị trường.

1 Các điều kiện về tự nhiên.

Nhu cầu có việc làm bắt nguồn từ đòi hỏi của sản xuất và việc sản xuất có quy mô ngày càng được mở rộng thì nhu cầu tạo việc làm sẽ càng lớn Muốn mở rộng sản xuất để phát triển kinh tế xã hội phải dựa vào những tiền đề vật chất, đây là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến tạo việc làm Điều kiện tự nhiên là tiền đề vật chất cho nền kinh tế và rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, cũng có thể là điều kiện thuận lợi và cũng có thể là rào cản.

2 Các điều kiện về kinh tế.

2.1 Về tăng trưởng kinh tế.

Khi xem xét tác động tăng trưởng kinh tế và hội nhập trong lĩnh vực lao động-việc làm, các nhà kinh tế thường nhấn mạnh khả năng của nền kinh tế trong việc tạo ra việc làm cho người lao động Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế, hội nhập sẽ tạo thêm việc làm, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào mô hình tăng trưởng kinh tế Ở đây có hai điểm đáng lưu ý: thứ nhất, số lượng việc làm được tạo ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào khả năng hội nhập làm gia tăng cơ hội của các ngành sử dụng nhiều vốn (do áp dụng công nghệ cao) và sử dụng nhiều lao động (do áp dụng công nghệ vừa phải); thứ hai, trong bối cảnh thị trường lao động kém phát triển, không điều chỉnh linh hoạt, kinh tế phát triển nhanh dẫn đến cơ cấu ngành sản xuất thay đổi theo hướng tăng nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng, làm cho khuynh hướng phân hóa thu nhập tăng lên Mối quan hệ giữa mức độ tăng cầu lao động (việc làm) và tăng GDP thể hiện bằng công thức sau đây:

Trong đó: α là hệ số co giãn lao động theo tăng trưởng kinh tế Trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi, nếu α càng lớn trong mối tương quan với GDP thì cầu lao động (việc làm) càng lớn Lúc đó lao động sẽ được hưởng lợi do tăng trưởng Tuy nhiên, α càng lớn thì có nghĩa là GDP tăng nhờ yếu tố lao động thì công nghệ áp dụng trong sản xuất sẽ phải chủ yếu là công nghệ sử dụng nhiều lao động (công nghệ vừa phải), năng suất lao động phải chấp nhận với mức không cao, tiền lương cũng ở mức vừa phải.

2.2 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Theo cách hiểu đơn giản nhất về chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình tạo ra sự thay đổi trong các yếu tố cấu thành các thành phần kinh tế, đó là: số lượng các ngành kinh tế được hình thành (có ba nhóm ngành là: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân (về GDP, GO,

L, K ) và cuối cùng là vị trí, sự tác động qua lại giữa các ngành trong nền kinh tế với nhau Kết quả cuối cùng là cơ cấu ngành chuyển từ dạng này sang dạng khác ngày càng hiện đại hơn.

Trong quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trong nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Trong tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao hơn sẽ tăng lên và tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần. Qua đó mà việc làm cũng sẽ thay đổi theo sự chuyển đổi cơ cấu này, việc làm trong lĩnh vực các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng tăng lên do sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành.

2.3 Về mặt tiến bộ xã hội.

Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là tiêu thức đáng giá mục tiêu cuối cùng của phát triển Việc làm là kết quả của tăng trưởng kinh tế thì giải quyết việc làm cho người dân càng nhiều thì làm tăng trưởng kinh tế tăng lên hay thu nhập bình quân đầu người càng cao và chỉ số về HDI càng cao Đầu tiên, khi người lao động có việc làm ổn định và những người mong muốn làm việc có được việc làm thì tạo ra GDP cho nền kinh tế, tạo ra thu nhập cho chính bản thân đảm bảo được vấn đề tài chính, giảm thiểu được những rủi ro gặp phải trong cuộc sống Tiếp đến, mở rộng khả năng lựa chọn cho con người ( theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc) đó là: tạo cơ hội cho con người tăng cường năng lực phát triển con người, năng lực về sức khỏe, thị lực, tuổi thọ , năng lực về trí lực như trình độ văn hóa, chuyên môn, chuyên sâu , các năng lực theo xu thế xã hội Cuối cùng là tạo điều kiện con người vận hành năng lực của mình trong các hoạt động kinh tế - xã hội, con người làm chủ được cuộc sống và chủ động tìm kiếm việc làm, nắm bắt các cơ hội việc làm.

3 Các điều kiện về chính sách của Nhà Nước về lao động và việc làm.

Việc làm còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của Chính phủ đối với các vấn đề này Trong mỗi thời kỳ, các cơ chế chính sách của Chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phương, các quy định của doanh nghiệp sẽ đề ra những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của lĩnh vực này, ngành này hay lĩnh vực khác Chính sách và cơ chế của Nhà nước cũng trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các chủ sử dụng lao động để tạo việc làm thu hút lao động đặc thù hay hạn chế mức độ sa thải và ngăn ngừa việc sa thải đồng loạt Các chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô, đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm thay đổi cơ cấu lao động, thay đổi cơ cấu nền kinh tế Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 với 198 điều đã tạo thành nền tảng cho khung khổ pháp lý của thị trường lao động ở nước ta “Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp luật không cấm” Điều 13 còn ghi rõ: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” Bộ luật Lao động được coi là công cụ pháp luật quan trọng nhất để điều chỉnh cung cầu việc làm trên thị trường.

4 Tăng trưởng dân số và di cư.

Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực là những yếu tố ảnh hưởng rất lơn đến cung và cầu việc làm.

Tăng trưởng dân số: Số người tăng trong 1 khoảng thời gian nhất định, được đánh giá bằng tốc độ gia tăng dân số Lao động và việc làm là 2 mặt của một vấn đề sử dụng nguồn nhân lực con người.

Xây dựng chiến lược việc làm không thể không tính đến tình hình cung lao động Bài toán cân đối cung cầu lao động mới có cơ sở xây dựng các giải pháp thích hợp nhằm giảm thất ngiệp và tăng hiệu quả sử dụng lao động Như vậy, chiến lược việc làm cũng cần dựa trên quá trình dân số, trong đó đặc biệt tốc độ tăng trưởng dân số (tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết), tuổi thọ trung bình, di dân, chất lượng dân số (sức khỏe, học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề ), chất lượng nguồn lao động.

Phân bố dân cư: tình trạng phân bố dân cư sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế hay nói cơ cấu ngành nghề định phân bố dân cư Cơ cấu dân cư không hợp lý và sự bất hợp lý trong cơ cấu vùng kinh tế, nền kinh tế kém phát triển, không bền vững

Hiện tượng di cư ( tăng dân số cơ học) cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm,đặc biệt là từ nông thôn lên thành thị để tìm kiếm việc làm vì mức độ thất nghiệp ở nông thôn thường là trầm trọng hơn Tác động mạnh mẽ đến cơ cấu và đặc điểm việc làm, tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi nghề nghiệp – dịch vụ việc làm.

Cung việc làm là mối quan hệ giữa lượng cung việc làm và giá của lao động, với giải thiết là các yếu tố khác không đổi.

Trong nền kinh tế thị trường, cung việc làm được tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào các đơn vị sản xuất kinh doanh Nhà nước, tư nhân và của hộ gia đình (chính là người lao động) Khi việc làm tăng lên là các doanh nghiệp thuê lao động nhiều hơn, việc thuê mướn nhiều hay ít lại phụ thuộc vào việc người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ nhiều hay ít do họ sản xuất ra Nhu cầu thuê lao đồn cũng như cầu về các đầu vào khác của quá trình sản xuất (đất đai, nhà xưởng, máy móc, vốn, công nghệ) là cầu phát sinh, xuất phát từ mong muốn của khách hàng Vì thế, người sử dụng lao động thuê nhiều hay ít phụ thuộc vào cầu sản phẩm, điều kiện hoàn cảnh của từng tổ chức, từng DN và nền kinh tế dẫn đến cung việc làm nhiều hay ít có biến động theo Ngoài ra, khi quyết định tạo thêm một hay nhiều số chỗ việc làm, cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động cần chú trọng đến số lượng lao động, chất lượng lao động để xác định giá cả sức lao động và các quyết định về quan hệ lao động như điều kiên làm việc, các chế độ khuyến khích, các chính sách về tiền lương, bảo hiểm Số lượng việc làm trong nền kinh tế có tăng lên hay không là phụ thuộc vào quyết định thuê mướn lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh Giả sử trong một doanh nghiệp mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận và là một tác nhân không làm thay đổi đến giá cả thị trường thì doanh nghiệp đó tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thuê “đủ và đúng” số lượng vốn và lao động cần thiết, và mức độ thuê mướn này khác nhau trong dài hạn và trong ngắn hạn Ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi qui mô nhà xưởng hoặc thay đổi thiết bị máy móc nên lượng vốn của đơn vị là cố định ở một mức K nào đó. Cung việc làm trong ngắn hạn cho biết những thay đổi về số việc làm (hay số lao động cần thuê) của các đơn vị sản xuất khi tiền công thay đổi và vốn được giữ nguyên Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thay đổi cả số lượng lao động thuê mướn và lương vốn đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị Vì ngoài việc thay đổi số lượng lao động, lượng vốn của doanh nghiệp còn thay đổi dẫn đến kết quả sản xuất khác nhau và từ đó cung việc làm cũng khác nhau.

Mỗi người lao động ở thời điểm khác nhau trong đời đều phải tự quyết định có làm việc hay không làm việc, nếu làm việc thì làm việc cho ai với thời gian như thế nào? Đó chính là biểu hiện của cầu việc làm ở mỗi thời điểm nhất định.

Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương khác

1 Kinh nghiệm từ tỉnh Sơn La

Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện chủ trương và chính sách phát triển mạnh các thành phần kinh tế; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút lao động vào làm việc Tập trung cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm đào tạo nghề của các huyện; khai thác có hiệu quả các cơ sở dạy nghề hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường nghề, cơ sở dạy nghề và định hướng cho chương trình dạy nghề Tập trung đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động xuất khẩu Thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, tuyển lao động vào dạy nghề và bố trí việc làm tại đơn vị doanh nghiệp

Bên cạnh đó cần chú trọng hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động; chủ động tạo nguồn lao động tham gia xuất khẩu lao động, để giới thiệu cho các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động đảm bảo việc xuất khẩu lao động phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động trong tỉnh Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động thông qua trung tâm giới thiệu việc làm và mở rộng đến cơ sở để người lao động tìm việc thuận lợi

Một số kết quả đạt được:

Nhìn lại chương trình giải quyết việc làm năm 2010 của tỉnh mới thấy rõ những nỗ lực, sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị Gần 15.000 lao động được giải quyết việc làm là con số khá ấn tượng Đứng đầu trong chương trình giải quyết việc làm là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp với 3.396 lao động Đứng thứ hai là phát triển công nghiệp với 3.022 lao động, chủ yếu là các đơn: xưởng may giầy da tại Phù Yên, 7 công trình nhà máy thuỷ điện, lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp cơ khí sửa chữa nhỏ Tiếp đến là phát triển xây dựng đã giải quyết việc làm cho 2.436 lao động thông qua các hoạt động xây dựng các công trình trải khắp trên địa bàn từ khu đô thị đến các công trình thủy lợi, trường học Trong phát triển thương mại dịch vụ đã giải quyết việc làm cho 2.841 lao động.

Bên cạnh đó, công tác xuất khẩu lao động được chú trọng, trong năm đã có

319 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, thu nhập bình quân của số lao động này đạt 4,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra lao động ở một số nhà máy làm thêm giờ có thu nhập tăng hơn từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng.

2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh.

Thực tế cho thấy, hầu hết các chính sách phát triển của tỉnh đều hướng tới mục tiêu là phải tạo được việc làm cho người lao động, có như vậy mới tạo được sự phát triển bền vững Điển hình như việc ưu đãi, lựa chọn các doanh nghiệp vào đầu tư tại Bắc Ninh cũng phải cam kết với tỉnh về điều kiện ưu tiên việc làm cho lao động địa phương Vì thế mà số doanh nghiệp sử dụng lao động trong tỉnh ngày một tăng Bên cạnh đó, tỉnh còn đặc biệt chú trọng việc đào tạo nghề, nhằm nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng nguồn lao động Mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp, phục vụ tối đa nhu cầu học nghề trong nhân dân

Về chất lượng đào tạo đang từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội Các cơ sở dạy nghề đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc, mở thêm nhiều nghề đào tạo mới, phục vụ cho công việc học tập và nhu cầu thị trường lao động

Trong công tác đào tạo nghề, chú trọng đặc biệt đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đây là lực lượng lao động chủ lực, chiếm gần 2/3 tổng số lao động của tỉnh, nhằm phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở mỗi địa phương

Một trong những kênh quan trọng giúp người lao động tìm kiếm việc làm có thu nhập cao được các ngành chức năng chú trọng chính là việc xuất khẩu lao động. Ngoài ra, các chính sách về thể chế, hành chính và các thủ tục cũng được cải biến nhằm giúp tạo thuận lợi việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế, nhằm tạo cơ hội cho người lao động Bắc ninh còn phát triển rất tốt sàn giao dịch về lao động việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động gặp nhau và chia sẻ cơ hội công việc

Một số kết quả đạt được:

5 năm qua, 2006-2010, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 108.250 lao động, đạt 108,2% kế hoạch đề ra và tăng 42% so giai đoạn 2001-2005 Trong đó, lao động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 64.251 người, nông nghiệp 9.718 người, dịch vụ 20.084 người, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 3,8% năm 2006 xuống còn khoảng 3,5% năm 2010 Từ chỗ chỉ có hơn 1.400 doanh nghiệp sử dụng 61.730 lao động của tỉnh năm 2006 đã lên hơn 2000 doanh nghiệp sử dụng hơn 110.000 lao động năm 2010 Những con số này cho thấy số doanh nghiệp sử dụng lao động và số lao động được tuyển dụng đều tăng gần gấp đôi Đặc biệt, tỉnh đang triển khai, thực hiện Quyết định 57 về hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo và sử dụng lao động trong tỉnh sẽ tạo cơ hội việc làm tốt nhất cho người lao động Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã có 14.183 lao động tham gia xuất khẩu, tăng 97% so giai đoạn 2001-2005 Xuất khẩu lao động tiếp tục được xác định là giải pháp quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Sau gần 2 năm hoạt động, Sàn đã thực hiện được 20 phiên giao dịch cao điểm,giúp gần 6000 lao động tìm được việc làm trực tiếp cùng nhiều hồ sơ xin việc được các doanh nghiệp tiếp nhận Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu việc làm cho người lao động và phát huy hết công suất hoạt động của Sàn, tới đây, Sàn sẽ tăng phiên giao dịch cao điểm lên gấp 4 lần so thời điểm hiện nay (4 phiên/tháng) Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 4 Trung tâm giới thiệu việc làm khác, giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm và lựa chọn việc làm phù hợp.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2005-2009

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng; phía Tây giáp Yên Bái; phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi Phân bố địa giới hành chính của tỉnh gồm có

5 huyện, 1 thị xã, 141 xã, 7 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 0 C– 24 0 C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

1.3 Điều kiện về tài nguyên, khoáng sản. Đặc trưng đất đai Tuyên Quang bao gồm các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất; đất vàng nhạt trên đá cát; đất đỏ vàng trên đá macma; đất vàng đỏ trên đá biến chất; đất phù sa ven suối; đất dốc tụ - thung lũng; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp.

Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế tạo máy.

2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.

2.1 Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Năm 2008, tổng giá trị GDP (theo giá so sánh 1994) của tỉnh đạt trên 3,5 ngàn tỷ đồng, cao gấp 1,57 lần so với năm 2005 và 2,65 lần so với năm 2000 (tuy nhiên mức GDP bình quân đầu người còn thấp-702USD và chưa đạt chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV) Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân giai đoạn 2005-2008 là 13,2%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng bình quân hàng năm của giai đoạn 1996-2000 (8,68%) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh trong giai đoạn này được xếp vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số 14 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và đạt mức trên trung bình so với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Cụ thể:

Bảng 2.1 Chỉ tiêu GDP Tuyên Quang thời kỳ 2000-2008 phân theo ngành Đơn vị: Triệu đồng

Tốc độ tăng BQ/năm giai đoạn 2000-

Tổng GDP (giá so sánh 1994) 1.335.330 2.246.784 3.548.655 13,22

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 674.700 970.611 1.048.627 7,63

2 Công nghiệp và xây dựng 256.700 657.858 1.066.016 13,12

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm-Tổng cục Thống kê

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế đã chuyển dịch khá tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP trong ngành Nông nghiệp, tuy nhiên các chỉ tiêu về cơ cấu GDP các ngành chưa đạt được như trong Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm và cơ cấu kinh tế của từng ngành Cụ thể:

Bảng 2.2 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (giá so sánh 1994) Đơn vị: %

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 50,53 31,7 29,55 -20,98

2 Công nghiệp và xây dựng 19,22 28,3 30,04 10,82

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm-Tổng cục Thống kê

Tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 19,22% năm 2000 lên 30,04% năm 2008 Giá trị sản xuất Công nghiệp hàng năm tăng nhanh và gấp 2,6 lần so với năm 2005, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng khá cao như đường kính, xi măng, bột ba rít, bột fenspat, gạch, giấy đế xuất khẩu… Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Công nghiệp trong giai đoạn này khá cao (21,2%/năm).

Ngành Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị GDP của tỉnh năm 2008 với mức 40,41%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành này trong giai đoạn vừa qua đạt 7,63% Trong đó, đặc biệt là chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và tiêu dùng xã hội có mức tăng rất cao (21,2%/năm) và vượt chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản đã giảm từ 50,53% năm 2000 xuống còn 29,55% năm 2008 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm ngành Nông nghiệp trong toàn thời kỳ này đạt 8,1%/năm

Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 620 tỷ năm 2000 lên 5,2 ngàn tỷ năm 2005 và đạt 3,73 ngàn tỷ năm 2008 Tốc độ tăng vốn đầu tư giai đoạn này rất cao, xấp xỉ 31,9%/năm Tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2004-2006 có sự gia tăng đột biến được lý giải bởi việc trong giai đoạn 2004-2005, khi mà tỉnh ban hành các chính sách/quy định khuyến khích đầu tư riêng của tỉnh như Quyết định 66/2004/QĐ-UB, Quyết định 56/2005/QĐ-UBND, lúc này tỷ trọng vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước và tập trung cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đường giao thông và xây dựng cơ bản (72,85%)

2.3 Về thể chế, chính sách.

Trong giai đoạn 2000-2008, đặc biệt là các năm 2004-2005, các cơ quan chức năng và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư (song song với việc thực hiện các Luật, chính sách quy định của Chính phủ) nhằm tạo thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Có thể điểm qua một số chính sách chính sau:

- Quyết định số 66/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2004 về “Quy định tạm thời chính sách khuyến khích đầu tư vào Cụm công nghiệp Long Bình An và Khu Du lịch điều dưỡng Suối khoáng Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang”

- Quyết định số 56/2005/QĐ-UBND ngày 08 tháng7 năm 2005 về việc ban hành “Quy định chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” (thay thế cho quyết định 66/2004/QĐ-UB)

Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009

1 Dân số và lực lượng lao động.

Tốc độ tăng dân số thấp, phân bố dân số theo địa bàn không đồng đều Quy mô dân số của tỉnh năm 2009 là 727505 người (dân số nữ chiếm tỷ trọng 49,71%), tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005-2009 đạt 0,54%.

Bảng 2.3 Qui mô dân số tỉnh Tuyên Quang 2005-2009 Đơn vị: người

Nguồn: Tổng cục thống kê Tốc độ tăng bình quân hàng năm của nguồn lao động lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số Tổng số người từ 15 tuổi trở lên năm

2009 của tỉnh đạt 543854 người (chiếm 74,76 % trong tổng dân số) Tốc độ tăng dân số từ 15 tuổi trở lên bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005-2009 đạt 0,94%(so với mức tăng tương ứng của dân số là 0,54%).

Bảng 2.4 Cơ cấu dân số đủ 15 tuổi tỉnh Tuyên Quang 2005-2008 Đơn vị: người

1.1 Trong đó, dân số nông thôn 327150 345755 412521

Nguồn: Cục thống kê Tuyên Quang

Về cơ cấu dân số phân theo khu vực, dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao: năm 2005 là 88%, năm 2009 là 87% cao hơn so với mức trung bình cả nước 71% Tuyên Quang là tỉnh có dân số trẻ, năm 2005 độ tuổi 25-34 chiếm 29%, độ tuổi 34-44 chiếm 27%; năm 2008 độ tuổi 25-34 chiếm 23%, độ tuổi 35-44 chiếm 28%.

Phân bố dân cư giữa các địa phương không đồng đều, tập trung chủ yếu ở huyện Yên Sơn, Sơn Dương và Chiêm Hóa.

- Tuyên Quang là tỉnh có dân số trẻ, tiềm năng về lực lượng lao động hết sức dồi dào cho phát triển kinh tế Dân số trẻ năng động, nhạy bén, nhanh nhạy trước những thay đổi lớn, nắm bắt được thời cơ thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội

- Phát triển tốt công tác giáo dục đào tạo, tỉnh sẽ có nền tảng tri thức trẻ rất tốt cho công cuộc xây dựng và phát triển.

- Tốc độ tăng dân số trong giai đoạn trước khá nhanh, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao (và đang có xu hướng tiếp tục tăng lên) dẫn tới áp lực về việc làm.

- Phân bố dân cư không đều, gây khó khăn trong việc quản lý, đào tạo nghề và phát triển thị trường lao động – việc làm.

- Dân cư nông thôn chiếm tỷ trọng quá cao, hệ thống thông tin kết nối các chương trình về thúc đẩy tạo việc làm còn hạn chế Cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn rất ít, gây ra tình trạng di dân ồ ạt ra thành thị tạo áp lực cho khu vực thành thị.

- Công tác đào tạo ở khu vực nông thôn cũng rất khó khăn

Xu hướng di dân từ nông thôn lên thành thị ngày càng thêm trầm trọng dẫn đến quá tải cho thành thị về đáp ứng việc làm cho lao động Mặc dù tỉnh đã có những thay đổi về địa lý hành chính, mở rộng trung tâm thị xã, thu hút các khu công nghiệp, mở rộng ngành nghề nhưng vẫn chưa làm giảm luồng di dân này Trung bình giai đoạn 2005 – 2009 có khoảng 543 người di cư lên thành thị Dân số di cư chủ yếu thuộc 2 nhóm tuổi 15 – 25 tuổi chiếm 39%, nhóm tuổi 26 – 35 chiếm 50%, nhóm tuổi trên 36 tuổi chiếm 11% Nhóm tuổi 25 – 35 tuổi có số lượng đông nhất và ổn định qua các năm, là nhóm tuổi mưu sinh, tìm kiếm việc làm đang đặt ra bài toán về giải quyết việc làm.

Không chỉ vậy còn có dân số nhập cư vào khu vực thành thị, theo số liệu thống kê của tỉnh Tuyên Quang ta thấy được số lượng người nhập cư vào khu vực thành thị trong 5 năm qua là tương đối ổn định không có sự biến động nhiều qua các năm.

Cụ thể năm 2006 có 473 người di cư đến, năm 2007 tăng lên 545 người tăng 72 người so với năm 2006, năm 2008 con số nhập cư là 561 người và năm 2009 là 530 người Riêng năm 2010 với con số ước tính có khoảng 584 người nhập cư vào khu vực thành thị.

Bảng 2.5 Tình hình di cư đến khu vực thành thị tỉnh Tuyên Quang

Số lượng người nhập cư Tỷ lệ so với tổng dân số

(đơn vị: người) (đơn vị: %)

Nguồn: Cục thống kê Tuyên Quang

Dân số di cư mong muốn tìm kiếm việc làm thực tế đang đối mặt với rất nhiều khó khăn: sinh hoạt, nhà ở, thậm chí thu nhập thấp.

Qua bảng trên thấy rõ tình hình nhập cư không có biến động lớn, tăng nhẹ với tỷ lệ 0.29%/năm, nhưng số lượng dân số nhập cư vào khu vực thành thị Trong khi đó đặc điểm trình độ của dân số nhập cư không được cao, chủ yếu là trình độ THPT chưa qua đào tạo gây trở ngại cho việc tìm kiếm việc làm và đảm bảo mức sống của họ cũng như sự phát triển của tỉnh

Bảng 2.6 Trình độ học vấn của dân số nhập cư

Trình độ lao động Số lượng Tỷ lệ

(đơn vị: người) (đơn vị: %)

Trung cấp – Đào tạo nghể 14 14 Đại học-cao đẳng 5 5

Nguồn: Cục thống kê Tuyên Quang

1.3 Quy mô và biến động lực lượng lao động

Qui mô LLLĐ toàn tỉnh 2009 đạt khoảng 438,4 ngàn người, chiếm 60,26% dân số của tỉnh Tốc độ tăng bình quân hàng năm của LLLĐ trong suốt thời kỳ 2000-2009 đạt xấp xỉ 3,17%.

Trong giai đoạn 2005–2009, LLLĐ tiếp tục tăng bình quân khoảng 12.253 người/năm với với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,81%/năm, cao hơn so với của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc (2%/năm) và của cả nước (2,9%/năm).

Do xu hướng già hoá dân số, tỷ lệ LLLĐ trên tổng dân số đang có xu hướng tăng lên từ 53,42% năm 2005 lên đến 60,26% năm 2009.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) khá cao và có xu hướng tăng Số liệu thống kê thu thập được cho thấy tỷ lệ tham gia LLLĐ của tỉnh đã tăng từ 70,14% năm 2000 lên 72,10% năm 2005 và đạt 80,61% năm 2009 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của tỉnh cao hơn so với tỷ lệ tương ứng của cả nước (77,29% so với 75,63% năm 2008). Nhìn chung, việc giảm tỷ lệ đi học của dân số từ 15 tuổi trở lên không phải là một xu hướng tốt khi mà chất lượng lao động của tỉnh còn thấp Trong thời gian tới, tỉnh cần có các chính sách khyến khích dân số trẻ ở độ tuổi 15-18, đặc biệt ở khu vực nông thôn tham gia học nghề, nâng cao trình độ.

Mức độ tham gia LLLĐ có sự khác biệt theo giới tính và theo khu vực Tỷ lệ tham gia LLLĐ của phụ nữ luôn thấp hơn so với của nam giới (79,58% so với 81,57% năm 2009) với nguyên nhân chủ yếu là phụ nữ tham gia các hoạt động phi sản xuất nhiều hơn nam giới; tỷ lệ tham gia LLLĐ ở thành thị cũng luôn thấp hơn so với ở nông thôn (74,73% so với 81,59% năm 2009), đó là do mức độ đi học của dân số thành thị cao hơn so với dân số nông thôn.

Theo nhóm tuổi, nhóm lao động trẻ (15-34 tuổi) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu LLLĐ của tỉnh, song trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm

(năm 2005 chiếm 51%, năm 2009 chiếm 45%); và vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người lao động trên tuổi tham gia vào LLLĐ với xu hướng ngày càng tăng (năm

2005 là 3%, năm 2009 là 7,3%) – Xem bảng 2.7.

Bảng 2.7 Cơ cấu LLLĐ phân theo nhóm tuổi, năm 2005 và 2009

Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009

Theo địa bàn , lực lượng lao động phân bố không đều giữa các huyện/thị xã

Thực trạng giải quyết việc làm và các chính sách giải quyết việc làm cho

1 Thực trạng các chính sách giải quyết trên địa bàn tỉnh.

Thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm bao gồm các Dự án vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, dự án phát triển thị trường lao dộng, đào tạo nghề gắn với việc làm, hàng năm tỉnh đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động Trong cả giai đoạn 2005-2009, tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 93,7 ngàn lao động Trong đó, giải quyết việc làm tại chỗ cho 60.428 người; lựa chọn và giới thiệu lao động đi làm việc tại các tỉnh/thành phố khác trong cả nước là 24.563 người; và XKLĐ 8.754 ngàn người.

Bảng 2.13 Số lượng lao động được giải quyết việc làm của tỉnh, g.đoạn 2005-2009 Đ/v: người

1 Lao động được giải quyết việc làm mới trong các ngành kinh tế tại tỉnh

2 Lao động đi làm việc tại các tỉnh thành phố

Mức tăng của năm 2009 so với

Nguồn: Sở lao động Thương binh xã hội Tuyên Quang

Di chuyển lao động nội địa

Dòng di chuyển lao động ra làm việc ở ngoài tỉnh cũng có xu hướng ngày càng mạnh Tính riêng trong năm 2009, cả tỉnh đã lựa chọn và giới thiệu cho 6.850 lao động đi làm việc ở các doanh nghiệp ngoại tỉnh, tăng 148,2% so với năm 2005 (2.760 lao động) Trên thực tế lao động di cư đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vấn đề nhà ở, sinh hoạt, an toàn xã hội trong điều kiện tiền lương không cao, thậm chí còn rất thấp

Trong 4 năm từ năm 2001-2004 toàn tỉnh mới có 1.125 lao động đi xuất khẩu, nhưng những năm qua Tuyên Quang đã xác định công tác xuất khẩu lao động là một chương trình mục tiêu kinh tế-xã hội của địa phương, là giải pháp xoá đói giảm nghèo nên các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng và UBND các huyện, thị xã phối hợp, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt Trong giai đoạn 2005–

2007, bình quân mỗi năm cả tỉnh đưa được khoảng 2,4 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài với số tiền lao động gửi về nước khá lớn (96 tỷ đồng) Tuy nhiên đến năm 2008, 2009, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh đã sụt giảm đáng kểt chỉ còn khoảng 700-800 người mỗi năm

Mặc dù vậy, xét từ góc độ người lao động đi xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh trong thời gian qua cũng gặp những khó khăn nhất định, cụ thể là trong 2 năm qua, đã có 77 lao động vi phạm kỷ luật, 5 lao động nữ có thai, 4 lao động bỏ trốn Những lao động này về nước đã tuyên truyền không đúng với thực tế. Một số khác không tiết kiệm, chi tiêu hoang phí, vì vậy không có tiền gửi cho gia đình Tất cả những vấn đề trên đã làm giảm uy tín của chính sách xuất khẩu lao động cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lao động của tỉnh.

2 Đánh giá chung về thực trạng giải quyết việc làm.

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân hàng năm cao và khá ổn định, bình quân mỗi năm số việc làm mới tăng thêm đạt trên 12 ngàn, tốc độ tăng trưởng việc làm đạt khoảng 3,3%/năm (cao hơn so với tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước và khu vực miền núi phía Bắc).

- Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 762 doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về số lượng doanh nghiệp khá cao (16,7%/năm thời kỳ 2005-2009 và 35,2%/năm thời kỳ 2000-2009) Xét về mặt số lượng thì khu vực doanh nghiệp đã vượt chỉ tiêu trước 1 năm theo như kế hoạch đề ra trong đề án

“Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” Sự phát triển mạnh của khu vực doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với triển vọng về khả năng tạo mở thêm việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng và triển vọng tạo việc làm của khu vực doanh nghiệp (nơi có năng suất, hiệu quả và mức độ ổn định việc làm tốt), đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân, khá ổn định.

- Tiềm năng và triển vọng tạo việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình/cá thể/tiểu thủ công nghiệp/dịch vụ còn rất lớn.

- Phát triển mô hình kinh tế trang trại và ngành nghề phụ đang và sẽ là một trong những kênh quan trọng không chỉ đối với vấn đề tạo việc làm mà còn đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu việc làm, nâng cao năng suất/hiệu quả/thu nhập cho người lao động.

- Công tác giải quyết việc làm thông qua chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, xuất khẩu lao động và cung ứng lao động nội địa (cho các khu công nghiệp tại tỉnh khác) đã đạt nhiều thành công và trong tương lai công tác này vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

- Tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh khá thấp (2,6% năm 2008-thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước-4,65% năm 2008) và có xu hướng giảm liên tục trong thời gian qua

- Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong các ngành kinh tế diễn ra tích cực Theo đó, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực Công nghiệp-Dịch vụ tăng khá nhanh, đồng thời tỷ trọng lao động làm việc trong những ngành sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao (chăn nuôi, thủy sản) với phương thức sản xuát tiên tiến hơn (sản xuất hàng hóa) cũng có xu hướng tăng dần.

- Thị trường lao động đã bắt đầu hình thành và phát triển, tạo điều kiện cho việc tăng tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực có quan hệ lao động (làm công ăn lương).

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Quan điểm, mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm

Tận dụng tốt nguồn vốn quốc gia về hỗ trợ việc làm, với nguồn vốn ít nhưng số lao động cần giải quyết việc làm tương đối lớn nên các địa phương ưu tiên cho những dự án giải quyết việc làm được nhiều nhất, nhất là đối với lao động nông thôn, tập trung vào các cơ sở sản xuất có quy mô và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất Các lãnh đạo của tỉnh của các ban ngành tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động được tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng nhất, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ tín dụng, các ngành liên quan của tỉnh cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn này để xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện

Tiếp tục tập trung phát triển các chương trình đào tạo nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động Chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức nhiều các chương trình đào tạo nghề cho người lao động với nhiều loại nghề hơn, chi phí thấp hơn Cơ cấu về chi ngân sách, tăng tỷ trọng chi ngân sách của tỉnh cho đào tạo nghề đặc biệt quan tâm đến đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất canh tác Chú trọng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề dài hạn thay vì đầu tư chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn vì hiệu quả đầu tư cho đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân Trong thời gian tới, chính quyền địa phương thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề theo hướng khuyến khích việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập được quản lý như một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, hỗ trợ về thuế, đất đai và các chính sách hỗ trợ khác Tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thành lập các cơ sở đào tạo nghề, liên kết đào tạo Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao hơn nữa vai trò của các đơn vị đoàn, hội tại các địa phương nhằm phổ biến chính sách ưu đãi của chính quyền tỉnh về hỗ trợ người dân học nghề, hiểu được công tác đào tạo nghề nhằm chuyển đổi nghề nghiệp. Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, hướng nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho mỗi đối tượng một cách hợp lý và tận dụng tốt khả năng của người lao động như chương trình tín dụng, xuất khẩu lao động….

Gắn lợi ích người lao động và doanh nghiệp một cách chặt chẽ , tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp và người lao động có thể tiếp cận và chia sẻ cơ hội việc làm Xem doanh nghiệp là nhân tố tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lao động, và doanh nghiệp là người có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động.

Người lao động cũng cần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm, tích cực tham gia các chương trình, hội chợ, rèn luyện tay nghề nhằm tìm được công việc phù hợp.

Quan trọng nhất giải quyết việc làm cần thực hiện nhanh và đẩy mạnh phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với quy hoạch tổng thể về chiến lược phát triển kinh tế tỉnh theo hướng CNH-HĐH.

Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng hiệu quả, tác động tích cực đến đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã định Phải tạo được một cơ cấu lao động có tính chất ổn định và lâu dài và đủ sức thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Đông Bắc.

Trên phạm vi toàn tỉnh:

- Về quy mô và chất lượng lực lượng lao động:

+ Duy trì và ổn định mức tăng bình quân hàng năm của LLLĐ trong khoảng 10-11 ngàn Mục tiêu đến năm 2020, quy mô lực lượng lao động của tỉnh vào khoảng 559 ngàn.

+ Tỷ lệ lực lượng lao động thành thị đạt khoảng 20%-23% tổng lực lượng lao động tỉnh; tỷ lệ lao động nữ đạt 45% trong tổng lực lượng lao động.

+ Tăng tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học từ 77% năm 2010 lên 79% năm 2015 và đạt 81% vào năm 2020.

+ Tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo, mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 50% với khoảng 32% tổng lực lượng lao động qua đào tạo nghề (tập trung phần lớn vào cấp trình độ có thời gian đào tạo trung và dài hạn).

- Về giải quyết việc làm:

+ Tổng số việc làm mới được tạo ra do phát triển kinh tế trong giai đoạn 2010-

2020 đạt trên 97 ngàn (9,7 ngàn/năm) Trong đó giảm quy mô số tuyệt đối lao động làm việc trong ngành Nông nghiệp xuống khoảng 4,9 ngàn và tổng số việc làm tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp đạt khoảng 102 ngàn.

+ Tổng số việc làm mới được giải quyết thông qua các chương trình mục tiêu về việc làm và xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2010-2020 khoảng 32-35 ngàn, trong đó giai đoạn 2010-2015 khoảng 12-13 ngàn và giai đoạn 2015-2020 khoảng 20-22 ngàn.

+ Nâng tỷ trọng lao động làm việc theo hình thức làm công ăn lương từ

20,63% năm 2010 lên 27,82% năm 2015 và đạt 35% vào năm 2020.

+ Nâng tỷ trọng lao động có việc làm của khu vực thành thị trong tổng số người có việc làm toàn tỉnh từ mức 13,95% năm 2010 lên 18,47% năm 2015 và đạt 23% vào năm 2020.

+ Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong suốt thời kỳ 2010-2020 của khu vực doanh nghiệp đạt mức 11,5%-12%/năm Quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1460 doanh nghiệp vào năm 2015 và đạt khoảng 2500 doanh nghiệp vào năm 2020.

Trong khu vực nông thôn:

- Về quy mô và chất lượng lực lượng lao động:

+ Duy trì và ổn định mức tăng bình quân hàng năm của LLLĐ khoảng 6,2 ngàn Mục tiêu đến năm 2020, tổng số LLLĐ khu vực nông thôn của tỉnh đạt khoảng 451 ngàn.

+ Duy trì tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học luôn chiếm khoảng 76% tổng lực lượng lao động trong suốt thời kỳ.

Dự báo biến động việc làm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Với mục đích xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động trên địa bàn tỉnh, đi so sánh giữa cung lao động (lao động có việc làm) và cầu lao động chính là việc làm.

Dự báo dân số: Quy mô dân số được dự báo trên cơ sở phương pháp thành phần có dạng:

P(t) = P (o) + P (o)ms - P (o)ch + P (o)nc - P (o)xc (1) trong đó : P(t): Qui mô dân số năm dự báo

P (o): Qui mô dân số năm liền kề trước

P (o)ms: Tổng số mới sinh ra trong năm liền kề trước

P (o)ch: Tổng số chết trong năm liền kề trước

P (o)nc: Tổng số nhập cư trong năm liền kề trước

P (o)xc: Tổng số xuất cư trong năm liền kề trước

Dự báo cung lao động, dự báo dân số trên 15 tuổi rồi nhân với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

Công thức dự báo như sau:

Trong đó : LF(t) : Qui mô lực lượng lao động năm dự báo

P(15+t) : Tổng dân số từ đủ 15 tuổi trở lên năm dự báoLFPR(t) : Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm dự báo

Chú ý : Trong dự báo dân số đã có tính đến tăng giảm dân số tự nhiên, cơ học

Bước 2 : Dự báo việc làm dựa trên năng suất lao động và GDP của tỉnh.

Công thức dự báo có dạng như sau:

VLt: Tổng số việc làm của năm dự báo GDPt: Tổng giá trị sản phẩm nội tỉnh năm dự báo NSLD: Năng suất lao động chung nội tỉnh

Dự báo năng suất lao động, sử dụng công thức sau:

Ln (NSLD)= a0 + a1*Ln(K/L) + a2*Ln(Lao động) + a3LN (TFP) + ui

K: Vốn đầu tư K/L: Mức trang bị vốn trên một lao động TFP: Năng suất các nhân tố tổng hợp ui: Nhiễu ngẫu nhiên a0: Hệ số chặn theo thời gian a1, a2, a3: các hệ số cần ước lượng, hệ số này cho biết khi việc làm và vốn thay đổi thì năng suất lao động có xu hướng thay đổi như thế nào.

2 Các giả thuyết. Để thực hiện dự báo lao động-việc làm trong đề tài này, một số giả thiết và căn cứ đầu vào chủ yếu được đưa ra bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 2000-2009 của Tuyên Quang khá cao (khoảng 9%) Trong giai đoạn tới năm 2020 nên tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh trong thời kỳ 2011-2020 dự kiến đạt khoảng 14%/năm.

- Tốc độ tăng năng suất lao động chung bình quân hàng năm giai đoạn 2011-

2020 đạt 8,7% (cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chung của cả nước).

3 Nguồn số liệu đầu vào

Các số liệu được sử dụng trong tính toán, dự báo lao động-việc làm trong đề tài được lấy từ các nguồn sau:

- Niên giám thống kê Kinh tế-Xã hội hàng năm, Cục thống kê Tuyên Quang (thu thập các chỉ tiêu GDP, vốn đầu tư, năng suất lao động…)

- Số liệu thống kê Lao động-Việc làm-Dạy nghề-Giới thiệu việc làm hàng năm, Sở Lao động TBXH Tuyên Quang (thu thập các chỉ tiêu quy mô, cơ cấu lực lượng lao động, lao động có việc làm, thất nghiệp…theo các tiêu chí phân tổ).

4.1 Kết quả dự báo về cung lao động

Bảng 3.1 Kết quả dự báo dân số tỉnh giai đoạn đến năm 2020

II Dân số từ 15 tuổi trở lên

Bảng 3.2 Kết quả dự báo lực lượng lao động của tỉnh đến năm 2020

4.2 Kết quả dự báo về cầu lao động (việc làm)

Bảng 3.3 Kết quả dự báo nhu cầu việc làm của tỉnh giai đoạn 2010-2020

4.3.So sánh và đánh giá

Theo kết quả dự báo trên cho thấy: Tổng cầu lao động (tổng số việc làm) của tỉnh sẽ tăng từ mức 439 ngàn tại năm 2011 lên khoảng 537 ngàn vào năm 2020. Bình quân mỗi năm số việc làm được tạo ra thêm do phát triển kinh tế sẽ vào khoảng 9,7 ngàn (tăng 2,21%).

Trong khi đó, quy mô LLLĐ toàn tỉnh các năm 2011; 2015; 2020 lần lượt là

450 ngàn, 506 ngàn và 559 ngàn Bình quân mỗi năm LLLĐ tăng thêm khoảng 10,8 ngàn (2,4%/năm).

So sánh 2 kết quả thấy rõ lực lượng lao động tăng với tốc độ nhanh hơn việc làm và số việc làm sẽ không đủ đáp ứng sự gia tăng về lực lượng lao động

Lao động thiếu việc làm ở nông thôn năm 2011 là 8980 người; 2015 là 16001 người; năm 2020 là 22588 người; bình quân mỗi năm có hơn 2 ngàn lao động thiếu việc làm và có xu hướng tăng nhanh.

Khu vực thành thị, năm 2011 có 1855 người; năm 2015 có 933 người thiếu việc làm, xu hướng đang giảm.

Hiện tượng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xảy ra rất nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng nhanh Cần có những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết việc làm, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Giải pháp chủ yếu và những kiến nghị thúc đẩy giải quyết việc làm

1.1 Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lực lượng lao động.

Chất lượng lao động là mặt quan trọng của lực lượng lao động, quyết định tới chất lượng công việc và năng suất lao động Với thực trạng chất lượng lực lượng lao động hiện tại và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới năm 2020 (phát triển tốc độ nhanh theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và năng suất lao động cao), có thể nhận định rằng nhóm giải pháp liên quan đến đào tạo đóng vai trò then chốt chiến lược trong việc thực hiện thắng lợi các định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới Những giải pháp bao gồm:

1.1.1 Tăng cường tuyên truyền đổi mới nhận thức của xã hội/người lao động đối với lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt chú trọng tới nhóm lao động thanh niên, lao động nông thôn:

- Tăng cường sự tham gia phối hợp của các đối tác xã hội, đoàn thể và đặc biệt là Đoàn thanh niên (huyện đoàn), Liên đoàn lao động tỉnh, hội Phụ nữ, doanh nghiệp trong các chương trình giảng dạy, buổi giao lưu về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

- Tăng cường hoạt động định hướng nghề nghiệp ngoài nhà trường như: hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại các trung tâm DVVL, dạy nghề; tư vấn hướng nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các bậc cha mẹ/người bảo trợ và các tổ chức xã hội.

- Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh tại trường học, từng bước thay đổi xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông nhằm giảm tỷ trọng học sinh lựa chọn học Cao đẳng/đại học không phù hợp với khả năng của mình và tăng tỷ trọng học sinh lựa chọn vào học các trường dạy nghề.

1.1.2 Nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở/hệ thống đào tạo nghề.

- Rà soát và đánh giá lại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hiện có; xây dựng các chương trình hỗ trợ khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập (các trường/cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoặc có vốn đầu tư nước ngoài) để góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh là các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo nghề của tỉnh, đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nghề (theo dự báo) Thành lập và đầu tư phát triển một trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh trên cơ sở phát triển từ trường trung cấp nghề Tuyên Quang chuyên đào tạo hệ công nhân kỹ thuật dài hạn các nghề: Điện công nghiệp, điện tử, sửa chữa thiết bị cơ khí, hàn, cắt gọt kim loại, vận hành máy xúc đào, nghề may, sửa chữa ô tô và lái xe phục vụ cho các doanh nghiệp trong cụm/khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu lao động (trong và ngoài nước).

- Thành lập mới các cơ sở dạy nghề tại những huyện, thị chưa có cơ sở dạy nghề (hiện tại mới chỉ có trung tâm dạy nghề cấp huyện tại Sơn Dương và Yên Sơn), phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện (trước mắt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thành lập trung tâm Dạy nghề cấp huyện tại Hàm Yên), hình thành thêm một số cơ sở dạy nghề đa ngành đa nghề tại những vùng có tốc độ đô thị hóa và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - cơ cấu lao động nhanh, chú trọng phát triển các trung tâm dạy nghề ở vùng nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho hai huyện Chiêm Hóa và Na Hang, với mục tiêu trọng tâm là đào tạo nghề ngắn hạn (thuộc các nhóm nghề mây tre đan, dệt mành cọ, làm chổi, chế biến hàng thủ công/tiêu dùng trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương) cho nhóm lao động nông thôn (lao động nữ, lao động thanh niên Gắn kết hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo này với hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm (đặc biệt là trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội) với các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị-xã hội khác có liên quan trong lĩnh vực đào tạo-phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng cán bộ giáo viên dạy nghề, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng chuẩn hoá và gửi giáo viên dạy nghề đi kèm cặp, đào tạo bồi dưỡng tại các trường sư phạm kỹ thuật, các khoa sư phạm kỹ thuật tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật Theo đó, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề hiện đang có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và những đối tượng khác có đủ khả năng, phẩm chất, kiến thức nghề nghiệp để làm giáo viên dạy nghề.

- Đẩy mạnh hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh Tập trung vào các nhóm nghề gia công cắt gọt kim loại; cơ khí lắp ráp linh kiện điện tử; công nghệ khai khoáng/luyện kim Đối với các doanh nghiệp (thuộc diện chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư của tỉnh theo Quyết định số 56/2005/QĐ-UBND) trong các cụm/khu công nghiệp tập trung nếu phải tự đào tạo cho số lao động tuyển mới là lao động địa phương (theo như quy định của chính sách) thì bên cạnh những ưu đãi liên quan đến đào tạo và tuyển dụng lao động đã được hưởng, cần phải hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp về giáo trình, trang thiết bị/phương tiện nhà xưởng phục vụ giảng dạy, đội ngũ giáo viên làm công tác đào tạo.

- Huy động các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp phải là nguồn chủ yếu, khai thác nguồn kinh phí từ các dự án về dạy nghề Mục tiêu là tổng kinh phí đầu tư cho dạy nghề bình quân hàng năm đạt khoảng 45 tỷ đồng (cao gấp 1,5 lần so với mức tổng kinh phí như hiện nay), trong đó tỷ trọng kinh phí dạy nghề chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước nhưng sẽ giảm dần qua từng năm theo hướng tranh thủ các nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi của các tổ chức quốc tế và nước ngoài; huy động nguồn lực từ xã hội.

- Xây dựng cơ chế qui định các cơ sở dạy nghề hàng năm cần dành một khoản kinh phí hợp lý từ các khoản kinh phí đào tạo cũng như từ các nguồn thu khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa trong dạy nghề thông qua việc nghiên cứu và ban hành chính sách riêng của tỉnh về khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập với các nội dung chính: ưu đãi về vốn, đất đai, hỗ trợ thủ tục hành chính thành lập cơ sở dạy nghề tư nhân, liên doanh liên kết, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy nghề trong đó đối với những cơ sở dạy nghề ngoài công lập được thành lập trên địa bàn các huyện vùng phía Bắc tỉnh thuộc địa bàn huyện Chiêm Hóa và Na Hang cần có cơ chế và chính sách ưu đãi riêng

- Tiếp tục phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực Dạy nghề của các tổ chức đoàn thể xã hội khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vai trò của các tổ chức như: Trung tâm khuyến công; hội Nông dân tỉnh; Đoàn Thanh niên; Liên đoàn lao động trong việc tổ chức các chương trình dạy nghề cho đối tượng đặc thù.

- Huy động sự đóng góp của doanh nghiệp về kinh phí cũng như các hỗ trợ vật chất khác Khuyến khích động viên các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện thuận lợi, miễn phí cho giáo viên dạy nghề khi đến tham quan, nghiên cứu, tiếp cận công nghệ mới, thực tập nâng cao trình độ.

- Nâng cấp, chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo nghề theo hướng tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước Trong giai đoạn từ nay đến 2015, nguồn kinh phí từ ngân sách cấp sẽ chủ yếu dành cho việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị và nâng cao năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề trọng điểm của tỉnh (được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp nghề Tuyên Quang)

Ngày đăng: 23/06/2023, 12:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w