TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Vốn đầu tư phát triển
1.1.1 Khái niệm Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằn làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng , tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Về nguồn lực: Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư phát triển cần tính toán đầy đủ các nguồn lực tham gia.
Về đối tượng: Là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Về kết quả đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất , tài sản trí tuệ và tài sản vô hình Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Hiệu quả đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được và chi phí chi ra để đạt được kết quả đó
Mục đích của đầu tư phát triển là sự phát triển bền vững , vì lợi ích quốc gia , cộng đồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận ….
Hoạt động đầu tư là một quá trình diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” Đầu tư thời hiện tại nhưng kết quả đâu tư thuờng thu được trong tương lai Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi đánh giá kết qủa, chi phí và hiêu quả hoạt động đầu tư phát triển.
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển
- Qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn Vốn đầu tư lớn khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Qui mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng điểm
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia Do đó công tác tuyển chọn , đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhâtd nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án”…
-Thời kì đầu tư kéo dài Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công cho hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động.
-Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi công trình được đưa vào sử dụng cho đến khi hết thời gian sử dụng và đào thải công trình Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các kim tự tháp AI CẬP….Trong suốt quá trình vận hành kết quả đầu tư chịu tác động hai mặt cả tích cực và tiêu cực, và nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế ,xã hội….
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về kinh tế, xã hội, vùng.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Do qui mô vốn đầu tư lớn , thời kì đầu tư kéo dài và thời kì vận kết quả cũng kéo dài … nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao Rủi ro có nhiều nuyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan đó là do quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng…
1.1.2 PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
+ Theo bản chất của các đối tuợng đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc ,thiết bị ) và đầu tư cho các đối tưọng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học…
+Theo cấp quản lý, đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.
Tuỳ theo tính chất và quy mô đầu tư dự án mà phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, trong đó dự án nhóm A do Thủ tướng Chính Phủ quyết định, dự án B và C do Bộ truởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua tiêu chí về dự án quan trọng quốc gia bao gồm: (1) Qui mô vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ trở lên đối với dự áncó sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên (2) dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường và tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như nhà máy điện hạt nhân, dự án sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200 ha trở lên…(3) Dự án phải di dân tái định cư từ 20000 người trở lên ở miền núi, từ 50000 người trở lên ở các vùng khác (4) dự án đầu tư tại đại bàn đặ biệt quan trọng đối với quốc phòng an ninh hoặc có di tích lịch sử quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử văn hoá…(5) Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng, cơ chế chính sách đặc biệt cần được Quốc hội duyệt.
+ Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư, có phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tuơng hỗ với nhau Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật , cơ sở hạ tầng và các hoạt đầu tư khác.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm) Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô, tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc gia trị Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc bình quân trên đầu người.
Bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao.
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ vho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Với cách tiếp cận từ những biểu hiện, Kuznet- một nhà kinh tế học cho rằng: tăng trưởng kinh tế là khả năng cung cấp ngày càng tăng và lâu dài các hàng hoá đa dạng cho nhân dân Ông nêu ra 6 đặc điểm của tăng trưởng kinh tế hiện đại: tỷ lệ tăng trưởng cao của sản lượng bình quân đầu người; tốc độ tăng năng suất lao động; tốc độ chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế cao; sự chuyển biến của tư tưởng, thái độ xã hội; công nghệ được tăng cường và sự lan rộng của tăng trưởng kinh tế có giới hạn.
Phát triển kinhh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được coi như quá trình biến đổi cả lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đi sâu xem xét đến khía cạnh tăng trưởng của nền kinh tế
1.2.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng ta có thể phân chia thành: nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.
1.2.2.1 Nhân tố kinh tế Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế Đầu tiên ta xem xét hàm sản xuất tổng quát:
Y= F (X i ) Trong đó: Y là giá trị đầu ra
X i là giá trị các biến số đầu vào
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp.
+ Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung
Chúng ta xem xét một hàm sản xuất đơn giản:
Y= F(K,L,R,T)Các nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên- đất đai (R) và công nghệ kỹ thuật (T).
Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trrực tiếp liên quan đến tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy thiết bị nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Lao động (L): là một yếu tố đầu vào của sản xuất Trước đây ta chỉ xem xét đó là số lượng nguồn lao động mỗi quốc gia nhưng theo những mô hình tăng trưởng hiện đại gần đây thì lao động gọi là vốn nhân lực đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động cá khả năng vận hành được máy móc kỹ thuật phức tạp, những lao động có sáng kiến phương pháp mới trong hoạt động kinh tế.
Tài nguyên, đất đai (R) được coi là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện bố trí các cơ quan kinh tế thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, không khí, và biển đượ chia thành: tài nguyên có thể thay thế và tài nguyên vô hạn, tài nguyên có thể tái tạo và tài ngyuên không thể tái tạo Hiện nay con người đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên và đất đai trong quá trình tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên và đất đai vẫn là nhân tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất nhất là đối với các nước đang phát triển.
Công nghệ kỹ thuật (T) là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế hiện đại Yếu tố này cần dược hiểu đầy đủ theo hai dạng: đó là những kiến thức và sự áp dụng phổ biến những kết quả nghiên cứu vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Ngày nay, các nhà kinh tế hiện đại không nói đến nhân tố tài nguyên là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác Vì vậy 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế là: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp(TFP) TFP được coi là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu.
+ Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Như chúng ta đã biết có 4 nhân tố tác động đến tổng cầu :
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến.
Chi tiêu của Chính Phủ: bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của Chính Phủ Nguồn chi của Chính Phủ phụ thuộc vào khẳ năng thu ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu từ lệ phí và thuế.
Chi cho đầu tư (I): gồm chi cho đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưư động.
Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX= X-M)
1.2.2.2 Nhân tố phi kinh tế
Khác với các yếu tố kinh tế, các nhân tố chính trị - xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác nhau Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng trưởng và phát triển đất nước.
CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG
Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, đã có rất nhiều nhà kinh tế học nghên cứu các mô hình tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư cới quá trình tăng trưởng kinh tế Mỗi học thuyết đều đóng góp to lớn của các tác giả vào kho tàng nghiên cứu của nhân loại Tuy nhiên, không phỉ mô hình nào cũng hoàn hảo mà đều ẩn chứa trong nó những hạn chế và tồn tại Để có được cái nhìn tổng quát quá trình hoàn thiện của các lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, chúng ta xem xét một số mô hình kinh tế sau:
1.4.1 Lý thuyết về tái sản xuất mở rộng của Các Mác- lý thuyết thể hiện bản chất và vai trò của đầu tư đối tăng trưởng kinh tế
Lý luận về tái sản xuất mở rộng của Các Mác đã khẳng định về cơ bản và lâu dài, phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là điều kiện của quá trình tái sản xuất mở rộng, tức là quá trình tăng trưởng kinh tế.
Học thuyết kinh tế chính trị của C Mác đã phản ánh bản chất các yếu tố tăng trưởng kinh tế như quá trình tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, cơ cấu kỹ thuật của tư bản, tái sản xuất xã hội Trong học thuyết của mình, C.Mác đã đề cập đến quá trình hình thành cơ sở vật chất cho nền kinh tế phát triển qua các giai đoạn cụ thể Hiệp tác và công trường thủ công là quá trình chuyển sang chuyên môn hoá lao động, góp phần làm tăng sức sản xuất; quá trình công nghiệp hoá, thay đổi cơ cấu sản xuất là tác nhân tăng năng suất lao động và làm tăng hiệu quả của nền sản xuất xã hội, mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế Do đó, tăng tích luỹ, đầu tư vốn, thay đổi cơ cấu kỹ thuật của sản xuất chính là cơ sở của tăng trưởng.
Vào những năm 40, dựa vào lý thuyết kinh tế của J M Keynes, hai nhà kinh tế học Roy Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ nghiên cứu độc lập và đưa ra mô hình giải quyết giữa tăng trưởng và việc làm ở các nước phát triển.Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở cá nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu sử dụng vốn đầu tư.
Mô hình này coi đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc vào vốn đầu tư cho nó Nếu gọi đầu ra này là Y, g là tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra thì: g ΔYY
Với Y t là sản lượng năm t ΔYY là mức gia tăng sản lượng năm t so với năm t-1 Gọi S là mức tích luỹ của năm t và tỷ lệ tích luỹ là s thì: s S t
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên It= St (It là vốn đầu của năm t) và: s I t
Y t Đầu tư để tạo ra vốn tài sản, nên It= ΔY Kt ( ΔY Kt là mức tăng vốn tài sản )
Nếu gọi k là tỷ số giữa gia tăng vốn tài sản và đầu ra thì: k ΔYK t ΔYY t Suy ra k=
I t ΔYY Nên g= s k (2) Ở đây k được gọi hệ số ICOR,tức là hệ số thể hiện quan hệ giữa vốn đầu tư và mức gia tăng sản lượng đầu ra Hệ số này cho biết, vốn được tạo ra trong quá trình đầu tư là yếu tố cơ bản, có quan hệ trực tiếp đến tăng trưởng, đồng thời phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất như: công nghệ sử dụng nhiều lao động hay vốn Trên giác độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn và đầu ra là mức tăng trưởng, hệ số này phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Mô hình Harrod- Domar đã chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng nhưng đã đơn giản hoá mối quan hệ giữa chúng Đầu tư là điều kiện cần cho tăng trưởng kinh tế nhưng chưa phải là điều kiện đủ Tác giả đã bỏ qua việc xem xét vấn đề cách thức hay hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Vì vậy, mô hình này chưa giải thích được vì sao các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập như nhau nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau.
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư với sản lượng Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Công thức tính: k ΔYY ΔYI
Trong đó: ∆Y là mức gia tăng sản lượng
∆I là mức gia tăng đầu tư k số nhân đầu tư
Từ công thức trên ta có: ΔYY = k * ΔYI
Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1 Vì khiI= S có thể biến đổi công thức trên thành: k ΔYY ΔYI = ΔYY ΔYS = ΔYY ΔYY −ΔYS = 1
MPC: khuynh hướng tiêu dùng biên.
MPS: khuynh hướng tiết kiệm biên.
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn.Sản lượng càng tăng , công ăn việc làm gia tăng.
Thực tế, gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất và qui mô lao động Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế.
1.4.4 Lý thuyết gia tốc đầu tư
Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cầnphảicó một lượng vốn đầu tư nhất định Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau: x K
Trong đó: K: Vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cưu
Y: Sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu x: Hệ số gia tóc đầu tư
Như vậy, nếu x không đổi thì qui mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại Sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kì trước.
K t − K t −1 : đầu tư ròng và bằng (I t -D) với D là khấu hao.
Như vậy theo lý thuyết này, đầu tư ròng là hàm của sự gia tăng sản lượng đầu ra Nếu sản lượng tăng đầu tư ròng tăng, nếu sản lượng giảm đầu tư thuần sẽ âm.
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐTPT TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VN GIAI ĐOẠN 2000- 2007
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ
Như chúng ta đã biết vốn đầu tư có vai trò quan trọng việc tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế, do vậy việc huy động vồn đầu tư sao cho hiệu quả đảm bảo cả về số lượng và chất lượng là vấn đề vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế.
Bảng 1: Nguồn vốn đầu tư xã hội theo thành phần kinh tế giai đoạn
(Giá hiện hành ) Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
185.1 208.1Kinh tế ngoài 34.59 38.51 50.61 74.38 109.7 130.3 154 184.3 nhà nước 5 9
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)
Biểu đồ 1: Xu hướng tăng của nguồn vốn đầu tư xã hội theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2007 Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
Bảng 2: Tốc độ gia tăng định gốc của vốn đầu tư xã hội phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2007 Đơn vị: %
Tổng số Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nước 6 4 5 2 Kinh tế ngoài nhà nước 100 11.33 46.31
1 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển qua các năm là khá lớn: năm 2000 là 151.2 nghìn tỷ đồng, năm 2003 là 239.24 nghìn tỷ đồng tăng 32.37%, năm 2005 là 343.13 nghìn tỷ đồng tăng 126.94%, năm 2007 là 521.7 nghìn tỷ đồng tăng 245.04% so với năm 2000 như vậy ta có thể thấy tốc độ tăng của vốn đầu tư là khá lớn phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu của quá trình CNH- HĐH đất nước.
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy: khu kinh tế nhà nước trong giai đoạn này được chú trọng đầu tư nhiều với tốc độ gia tăng khá cao, năm
2000 là 89.42 nghìn tỷ đồng, năm 2003 là 126.56 nghìn tỷ đồng tăng 41.53%, năm 2005 là 161.64 nghìn tỷ đồng tăng 80.75% , năm 2007 là 208.1 nghìn tỷ đồng tăng 132.72% so với năm 2000 Khu vực kinh tế này được coi là khu vực kinh tế đầu tầu có tác dụng định hướng cho toàn bộ nền kinh tế đi tới thắng lợi trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước được coi là khu vực có tốc độ thu hút vốn đầu tư khá cao, nếu lấy năm 2000 làm gốc thì năm 2003 có tổng số vốn đầu tư tăng 115.03% với số vốn là 74.38 nghìn tỷ đồng, từ năm 2004 trở đi tốc độ này còn tăng nhanh hơn: năm 2005 tăng 276.96% so với năm
2000 với tổng số vốn là 130.39 nghìn tỷ đồng, đặc biệt tới năm 2007 tăng432.81% với số vốn là 184.3 nghìn tỷ đồng Từ đó có thể thấy được sự phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong những năm gần đây dần xoá bỏ sự bao cấp, độc quyền của khu vực kinh tế nhà nước thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Trong những năm gần đây cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thì tốc độ thu hút vốn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên, đặc biệt từ năm 2005 tăng khá nhanh từ 51.01 nghìn tỷ đồng lên tới 65.6 nghìn tỷ đồng năm 2006 và tới năm 2007 là 129.3 nghìn tỷ đồng tăng 375.89 % so với năm 2000 Sở dĩ có sự tưng nhanh như vậy là do từ năm
2007 chúng ta bắt đầu ra nhập WTO từ đó có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và hứa hện trong những năm tới đây tốc độ này còn tăng cao.
Tăng trưởng kinh tế
Để đánh giá sự tăng trưởng của nền kinh tế ta thường hay sử dụng chỉ tiêu GDP để đánh giá sự tăng trưởng của một nền kinh tế Trong giai đoạn này nền kinh tế đã có sự tăng trưởng vượt bậc từ 441.65 nghìn tỷ đồng năm 2000 tới năm 2003 đã tăng lên tới 613.44 nghìn tỷ đồng, năm
2005 là 839.21 nghìn tỷ đồng và tới năm 2007 là 1144.015 nghìn tỷ đồng (giá thực tế) Để xem xét sâu hơn nữa ta sẽ xem sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế.
2.2.1 Tăng trưởng của các ngành kinh tế
Sự gia tăng quy mô vốn đầu tư đều đặn qua hàng năm có tác động mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta Đầu tư góp phần làm tăng năng lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ từ đó kéo theo sự tăng trưởng của các ngành kinh tế làm cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm Đặc biệt hai ngành kinh tế trọng điểm là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ được ưu tiên vào với tỷ trọng lớn nên có giá trị đóng góp vào GDP lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh trong các năm gần đây.
Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo nghành kinh tế giai đoạn 2000- 2007.
(Giá hiện hành ) Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số Nghìn tỷ đồng
1144. 02 Công nghiệp và xây dựng
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
Dich vụ Nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)
Biểu đồ 2: Tổng số sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế giai đoạn
2000- 2007 Đơn vị : nghìn tỷ đồng
Công nghiệp và xây dựng
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
Ngành công nghiệp và xây dựng: là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình CNH-HĐH đất nước Do vậy ngành này đã có tốc độ tăng trưởng nhanh và theo hướng hiện đại Vượt lên những đòi hỏi khắc nghiệt của thị trường, vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu đầu tư và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đóng góp vào GDP ngày càng tăng, năm 2000 là 162.22 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 206.19 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 287.62 nghìn tỷ đồng và năm 2007 là 475.68 nghìn tỷ đồng Chính đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng đã có tác dụng trong việc tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực này.
Bảng 4: Giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2006
(Giá hiện hành ) Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
SX điện khí đốt và nước 18.606 22.668 26.759 31.663 48.028 55.582 63.143
(Nguồn: Niên giám thốn kê và Viện Khoa học tài chính)
Bảng 5: Tốc độ gia tăng định gốc của giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp giai đoạn 2000- 2006.
(Giá hiện hành ) Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
SX điện khí đốt và nước 100 21.83 43.82 70.18 58.13 198.7
7 (Nguồn: Niên giám thốn kê và Viện Khoa học tài chính)
Trong ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến và sản xuất điện, khí đốt và nước dp được đầu tư đúng mức nên giá trị tăng thêm luôn giữ ở mức cao so với năm 2000 làm gốc Giá trị ngành CN chế biến tăng từ 264.46 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 1017.733 nghìn tỷ đồng năm
2006, tăng 284.84% Tăng cường đầu tư vào công nghiệp chế biến là biện pháp tốt, không chỉ phát triển ngành này mà tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế, bởi lẽ hầu hết các ngành công nghiệp này đều có tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Bên cạnh, ngành sản xuất điện có mức độ tăng trưởng vượt bậc vào năm 2005 và 2006, tăng 198.73% và 239.37% so với năm 2000
Ngành nông lâm ngư nghiệp: Sự tăng lên về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực này đã đem lại cho bản thân ngành những bước phát triển đáng kích lệ Giá trị khu vực này đóng góp vào GDP ngày càng tăng Năm 2000 là 108.35 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 155.99 nghìn tỷ đồng, năm 2007 là 232.19 nghìn tỷ đồng
Bảng 6:Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn
(Giá hiện hành) Đơn vị nghìn tỷ đồng
8 (Nguồn: Niên giám thốn kê và Viện Khoa học tài chính)
Bảng 7: Tốc độ gia tăng định gốc của giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2000- 2007 Đơn vị: %
Trong nông nghiệp: giá trị sản xuất đóng góp vào GDP ngày càng tăng lên rõ rệt từ 87.54 nghìn tỷ đồng năm 2000, 96.542 nghìn tỷ đồng năm
2002 lên tới 174.07 nghìn tỷ đồng năm 2007, với tốc độ tăng lên hoàn năm
2003 là 36.065, năm 2005 là 70.967 và đến năm 2007 là 98.86 so với năm2000.
Bảng 8: Giá trị sản xuất một số ngành nông nghiệp giai đoạn 2000- 2007
Giá thực tế Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)
Giá trị sản xuất vủa ngành trồng trọt năm 2000 là 101.04 nghìn tỷ đồng, năm 2005 tăng lên là 134.75 nhìn tỷ đồng và đến năm 2007 là 174.38 nghìn tỷ đồng Chăn nuôi cũng phát triển với qui mô thích hợp từng vùng, giá trị của ngành tăng từ 24.96 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 57.74 nghìn tỷ đồng năm 2007 Ngành dịch vụ do chưa được đầu tư thích hợp nên trong giai đoạn này chưa có sự phát triển mạnh, năm 2000 là 2.14 nghìn tỷ đồng đến năm 2007 mới chỉ đạt 4.38 nhìn tỷ đồng tăng 39.5% trong vòng 8 năm.
Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng là lĩnh vực có nhiều khó khăn nhưng trong giai đoạn này cũng có nhiều bước chuyển biến rõ rệt Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tăng dần từ 5.91 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 12.06 nghìn tỷ đồng năm 2007 tăng 104.07%.
Thuỷ sản cũng đạt nhiều thắng lợi, giá trị sản xuất đạt 14.9 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 46.045 nghìn tỷ đồng năm 2007, tăng 208.9% so với năm 2000 Sản xuất thuỷ sản góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và của nền kinh tế nói riêng.
Ngành dịch vụ: là lĩnh vực đặc trưng của nền kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ nước ta phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân cư Cùng với ngành công nghiệp và xây dựng là hai ngành có giá trị đóng góp vào GDP rất lớn, năm 2000 là
171.07 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 271.69 nghìn tỷ đồng, năm 2007 là 436.13 nghìn tỷ đồng với tốc độ gia tăng là 155% so với năm 2000.
Trong nội bộ ngành dịch vụ, thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại hoạt động mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường và có tỷ trọng giá trị gia tăng cao như: các hoạt đoọng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…Các hoạt động dịch vụ này hiện đang đúng gúp ắ vào mức tăng trưởng của dịch vụ núi chung và đũi hỏi cú sự đầu tư thích đáng trong thời gian tới.
2.2.2 Tăng trưởng của các thành phần kinh tế Đầu tư phát triển không chỉ khiến cho các ngành tăng trưởng cao và liên tục mà còn tác động mạnh mễ đến sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây, nhờ đầu tư hợp lý, các thành phần kinh tế đều tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, trong đó kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng cùng sự gia tăng của các thành phần kinh tế khác.
Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000- 2007
(Đơn vị nghìn tỷ đồng)
6 525.14 Kinh tế tập thể 37.91 38.78 42.8 45.96 50.72 57.19 63.62 70.81 Kinh tế tư nhân 32.26 38.24 44.49 50.5 60.7 74.61 91.71 115.64 Kinh tế cá thể 142.7
KT có vốn đầu tư nước ngoài 58.63 66.22 73.69 88.74
(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000- 2007 Đơn vị: %
Bảng 10: Tốc độ tăng định gốc tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000- 2007 Đơn vị: %
Kinh tế nhà nước 100 8.64 20.87 40.9 64.4 89.4 114.09 144.97 Kinh tế tập thể 100 8.16 20.45 33.86 53.77 79.82 108.83 146.69 Kinh tế tư nhân 100 2.31 12.91 21.26 33.8 50.88 67.837 86.81 Kinh tế cá thể 100 18.5 37.88 56.51 88.13 131.2 184.22 258.38
KT có vốn đầu tư nước ngoài 100 7.37 18.51 32.09 51.31 75.89 102.67 137.33
(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)
Dựa vào bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy khu vực kinh tế Nhà nước có giá trị đóng góp vào GDP là lớn nhất trong cácthành phần kinh tế, khoảng bình quân 38% hàng năm trong tổng số GDP của toàn bộ nền kinh tế, từ 170.14 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 239.74 nghìn tỷ đồng năm
2003 và tăng lên tới 416.79 nghìn tỷ đồng năm 2007, tăng 40.9% và 144.97% so với năm 2000 Điều này cho thấy vốn đầu tư phát triển khu cơ cấu sp trong nước
Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vực kinh tế nhà nước đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này Tăng trưởng trong khu vực kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế bởi lễ đây là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, có tính chất định hướng cho các thành phần kinh tế khác.
Mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Chuỗi số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu GDP và TDT theo quý từ năm 1990 đến năm 2006( theo giá theca tế)
Tổng số vốn đầu tư 2822774 tỷ đồng, trung bình từng quý là 41511.38 tỷ đồng và quý nhiều nhất là 189264.8 tỷ đồng
+ Kiểm định tính dừng của chuỗi TDT
Ta sẽ sử dụng tiêu chuẩn ADF để kiểm định tính dừng của chuỗi( với mức ý nghĩa 5%)
> |t α | thì bác bỏ H 0 ta có kết luận chuỗi dừng.
Bảng 2.3.1a: Bảng kết quả kiểm định tính dừng
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Dựa vào bảng kết quả trên ta có |t qs |
= 3.492 > |t α | với mức ý nghĩa 5% như vậy là chuỗi dừng.
Dựa vào bảng trên ta thấy tổng số vốn đầu tư cả giai đoạn là
6722599 tỷ đồng, với trung bình là 98861.75 tỷ đồng, cao nhất là có quý lên tới 298956 tỷ đồng.
Sau đây ta đi kiểm tra tính dừng của chuỗi số liệu với tiêu chuẩn kiểm định như trên.
Ta có bảng kết quả sau:
Bảng 2.3.1b: Bảng kết quả kiểm định tính dừng
ADF Test Statistic 2.164727 1% Critical Value* -3.5328
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
< |t α | với mọi mức ý nghĩa Do vậy chuỗi là không dừng.
Ta xét xem chuỗi có dừng ở sai phân bậc 1 không?
Ta có bảng kết quả sau:
Bảng 2.3.1c: : Bảng kết quả kiểm định tính dừng
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Như vậy ta thấy chuỗi dừng ở sai phân bậc 1 ở mọi mức ý nghĩa.
2.3.2 Mô hình kinh tế lượng
Khi hồi qui chuỗi thời gian điều kiện đầu tiên đó là chuỗi ta hồi qui phải dừng Nếu chuỗi thời gian không dừng, có thể dẫn tới hồi qui giả mạo, các ước lượng là không đáng tin cậy, do vậy em đã sử dụng phương trình sai phân bậc 1 với các biến độc lập và biến giải thích để diễn tả mối quan hệ giữa GDP và vốn đầu tư.
Ta có hàm sản xuất Cobb- Douglas dạng đơn giản:
L : lao độngTuyến tính hoá hàm sản xuất ta có:
Vì nội dung của đề tài là xem xét tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế do vậy em sẽ sử dụng mô hình:
D(log(gdp))= α 0 + α 1 * d(log(tdt)) + u t D(log(gdp)): sai phân bậc 1 của log chuỗi GDP
D(log(tdt)) : sai phân bậc 1 của log chuỗi TDT u: là hạng sai số ngẫu nhiên
Ta có bảng kết quả sau:
Bảng 2.3.2a: Bảng kết quả kiểm định mô hình
Included observations: 67 after adjusting endpoints
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob D(LOG(TDT)) 0.722101 0.060338 11.96754 0.0000
R-squared 0.694193 Mean dependent var 0.052149 Adjusted R-squared 0.684636 S.D dependent var 0.182774 S.E of regression 0.102641 Akaike info criterion -1.671424 Sum squared resid 0.674246 Schwarz criterion -1.572707 Log likelihood 58.99271 F-statistic 72.64112 Durbin-Watson stat 2.744182 Prob(F-statistic) 0.000000
Kiểm định T về sự bằng không của hệ số của biến xu thế(T):
Giá trị thống kê t= -0.000653, p_value= 0.9554
Do đó không có cơ sở bác bỏ giả thiết hệ số của biến T là bằng không hay biến này có ý nghĩa thống kê hay không Bỏ biến T ra khỏi mô hình, ta ước lượng lại mô hình:
Bảng 2.3.2b: Bảng kết quả kiểm định mô hình
Included observations: 67 after adjusting endpoints
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob D(LOG(TDT)) 0.722488 0.059480 12.14668 0.0000
R-squared 0.694178 Mean dependent var 0.052149 Adjusted R-squared 0.689473 S.D dependent var 0.182774 S.E of regression 0.101850 Akaike info criterion -1.701226 Sum squared resid 0.674279 Schwarz criterion -1.635414 Log likelihood 58.99107 F-statistic 147.5418 Durbin-Watson stat 2.743467 Prob(F-statistic) 0.000000
Kiểm định T về sự bằng không của hệ số của biến:
Hệ số của biến d(log(gdp)): t= 12.146, p-value= 0.000
Như vậy giả thiết bằng 0 bị bác bỏ Hay các biến có ý nghĩa thống kê.
Dựa vào d= 2.743 và R 2 = 0.6942 như vậy mô hình không có hiện tượng hồi quy giả mạo
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi: Đầu tiên ta xem xét tính dừng của chuỗi phần dư.
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Dựa vào bảng trên ta thấy chuỗi phần dư là dừng suy ra nhiễu trắng.
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
D(LOG(TDT)) 0.020222 0.019375 1.043706 0.3005 (D(LOG(TDT)))^2 0.010017 0.092861 0.107871 0.9144 Kiểm định giả thiết:
H 0 : phương sai của sai số không đổi
H 1 : phương sai của sai số thay đổi
Giá trị thống kê F= 0.645; p-value= 0.528 >0.05
Do đó không có cơ sở để bác bỏ H 0 Hay phương sai của sai số là không đổi.
F-statistic 0.258436 Probability 0.612945 Log likelihood ratio 0.270005 Probability 0.603328
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob D(LOG(TDT)) 0.731497 0.062392 11.72423 0.0000
Dựa vào bảng trên ta có p-value= 0.6129 > 0.05 do đó chưa có sơ sở bác bỏ giả thiết dạng hàm sai Như vậy dạng hàm ta vừa xay dựng là đúng với lý thuyết
Kiểm định tương quan chuỗi
Bảng kết quả kiểm định Breusch- Godfrrey
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 11.60736 Probability 0.001140 Obs*R-squared 10.28595 Probability 0.001340
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
H 0 : không tồn tại tự tương quan
H 1 : tồn tại tự tương quan Giá trị của thống kê: F= 11.607 p-value= 0.00011
Kết quả kiểm định cho thấy phần dư của mô hình trên có dấu hiệu tự tương quan, do đó các kết quả ước lượng từ mô hình chưa phải là tôta nhất.Khắc phục tự tương quan bằng thủ tục lặp Corchrane-Ocrcutt, ta thu dược kết quả sau:
Bảng kết quả khắc phục tự tương quan
Included observations: 66 after adjusting endpoints
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
R-squared 0.753659 Mean dependent var 0.049229 Adjusted R-squared 0.745839 S.D dependent var 0.182592 S.E of regression 0.092053 Akaike info criterion -1.888522 Sum squared resid 0.533843 Schwarz criterion -1.788992 Log likelihood 65.32123 F-statistic 96.37167 Durbin-Watson stat 1.986831 Prob(F-statistic) 0.000000
2.3.3 Kết luận rút ra từ mô hình
Qua phân tích trên, ta thấy rằng giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ khăng khít, mang tính định lượng cao thể hiện qua các giá trị tham số của mô hình.
Vốn đầu tư phát triển có tác động dương GDP từ đó tác động tăng trưởng kinh tế Trong mô hình trên ta thấy R 2 = 0.6942 như vậy biến giảiđã giải thích được 69.42% biến độc lập Do đ, hoàn toàn có căn cứ để nói rằng vốn đầu tư phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến khă năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Dự báo
Do chuỗi số liệu ta sử dụng là chuỗi thờigian nên ta sẽ dùng phương pháp thông dụng là dùng trong dự báo chuỗi thời gian: mô hình ARIMA.
Mô hình phân tích thốn kê các giá trị quan sát của một chuỗi nhằm dự báo giá trị của chuỗi này trong tương lai.
Do ta sử dụng chuỗi GDP là chuỗi thời gian theo quý, có chứa yếu tố thời vụ cao , vì vậy em sẽ loại bỏ yếu tố mùa v.
Bảng kết quả san mũ Holt-Winterns
Method: Holt-Winters Additive Seasonal
End of Period Levels: Mean 257279.0
Dựa vào bảng trên ta thấy yếu tố xu thế là 10655.20 tức là theo xu thế GDP của quí sau sẽ tăng thêm so với quí trước là 10655.2 tỷ đồng và yếu tố mùa vụ từng quí là:
Quí I Quí II Quí III Quí IV
Sau đây ta sẽ kiểm tra tính dừng của chuỗi GDPSM:
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Dựa vào bảng trên ta thấy chuỗi không dừng ở mức ý nghĩa 5% nhưng dừng ở mức ý nghĩa 10% Như vậy ta có thể đi đến kết luận là chuỗi dừng Do vậy ta sẽ sử dụng chuỗi GDPSM để xây dựng mô hình ARIMA dùng mô hình để dự báo cho các thời kì sau.
Dựa vào lược đồ tự tương quan ta xây dựng được mô hình sau:
Bảng 2.3.2.c Bảng ước lượng mô hình ARMA
Included observations: 67 after adjusting endpoints
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
R-squared 0.974073 Mean dependent var 99588.64 Adjusted R-squared 0.973263 S.D dependent var 65767.00 S.E of regression 10753.84 Akaike info criterion 21.44766 Sum squared resid 7.40E+09 Schwarz criterion 21.54637 Log likelihood -715.4965 F-statistic 1202.249 Durbin-Watson stat 3.318691 Prob(F-statistic) 0.000000
Ta xem xét tính dừng phần dư của mô hình:
ADF Test Statistic -8.649046 1% Critical Value* -3.5345
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Dựa vào tiêu chuẩn ADF ta thấy phần dư là dừng , ngoài ra các hệ số của AR(1) và AM(4) đều có ý nghĩa thống kê.
Từ kết quả thu được từ mô hình trên ta có: gdp t = α 0 + α 1 ∗gdp t−1 +θ 1 ∗ε t −3 + ε t gdp t = -438520.6 + u t ; u t = 1.006 u t−1 + 0.91 + ε t gdp t = -219260.3 + 1.006 gdp t−1 + 0.91 + ε t
Ta có bảng kết quả dự báo chưa có yếu tố mùa vụ và xu thế.
Bảng kết quả dự báo
Dự báo chưa có yếu tố xu thế và thời vụ
Dự báo có yếu tố mùa vụ và xu thế
CHƯƠNG 3MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Một số hạn chế trong công tác đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998-2007
Như chúng ta đã biết đầu tư là nhân tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhưng để đáp ứng nhu cầu của sự ngiệp CNH- HĐH thì tác động của đầu tư tới tăng trưởng ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế:
+ Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn thấp nhiều so với các nước đang thời kì phát triển như Việt Nam, bình quân trong vòng 9 năm tỷ lệ tiết kiệm nội địa mới chỉ đạt khoảng 31.4% GDP.Tiềm lực trong nhân dân còn lớn nhưng huy động cho đầu tư không được nhiều(hàng năm mới chỉ đạt khoảng 65% nguồn vốn huy động trong nhân dân)
So với một số nước đã và đang tiến hành CNH- HĐH như Việt Nam thì tỷ lệ đầu tư trên GDP của nước ta tuy tăng dần nhưng chưa cao Một số nước ,như Hàn Quốc, Trung Quốc… tuy đã hoàn thành công cuộc CNH- HĐH song vẫn duy trì tyr lệ đầu tư trên GDP tương đối cao Chẳng hạn như ở Trung Quốc, mặc dù đã hoàn thành quá trình CNH-HĐH kha lâu song vẫn duy trì tỷ lệ vốn đầu tư khá cao như năm 2003 là 44.4% và đến năm 2007 khoảng 46.8% Ở nước ta tỷ lệ này chỉ đạt 35.1% vào năm 2003 và năm 2007 là khoảng 47.5% Bên cạnh đó việc bố trí đầu tư lại thiếu tập trung, không đồng bộ, bị dàn trải nhiều nhu cầu bức bách nên hiệu quả sử vốn đầu tư không được cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm hơn so với khả năng có thể.
+Cơ cấu đầu tư theo ngành chưa thực sự hợp lý, chưa có khả năng khai thác hết các thế mạnh trong từng ngành
Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho khu vực nông lâm ngư nghiệp đã tăng đáng kể song tỷ trọng đầu tư cho nội bộ ngành chưa thực sự hợp lý Trong nông nghiệp còn nặng vào các công trình thuỷ lợi, chủ yếu là phục vụ cây lúa (chiếm khoảng 68% vốn đầu tư nghành), việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các cây công nghiệp còn ít , còn coi nhẹ đầu tư cho thuỷ lợi cho công nghiệp và dân sinh Do vậy hàng năm vào vụ mùa khô tình trạng thiếu nước trầm trọng thường diễn ra ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của các loại cây công nghiệp.Vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học , chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông , khuyến ngư chưa được quan tâm thoả đáng, chỉ chiếm khoảng 9% vốn đầu tư cho toàn bộ ngành nông lâm ngư nghiệp Bên cạnh đó, trong toàn ngành chỉ chủ trọng quan tâm cho việc đầu tư làm tăng năng suất sản xuất mà không quan tâm tới đầu ra của sản phẩm, cho công tác lưu thông hàng hoá, công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch,…Chính vì vậy một số hàng hoá nông sản làm ra nhưng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường do chất lượng không cao, mẫu mã kém, gía thành còn cao, các loại hàng nông sản sau khi thu hoạch thường vẫn để ở dạng thô tỷ qua chế biến là không cao
Trong công nghiệp, vốn đầu tư mới chỉ tập trung để tăng năng suất mà vẫn chưa chú ý năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi tiêu thụ, tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túmg trong việc tạo ra một hệ thống chính sách phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường Một số ngành công nghiệp trọng điểm vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức đặc biệt là một số ngành như sản xuất điện, khí đốt và nước Do đó vẫn chưa đảm bảo sản xuất nước và điện cho công nghiệp và sinh hoạt làm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của các ngành công nghiệp từ đó dẫn tới tình trạng giá trị gia tăng trong công nghiệp còn thấp và tốc độ tăng trưởng chậm.
Tương tự như trong ngành công nghiệp, ngành dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ chưa hợp lý Các hoạt động du lịch là hoạt động mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhưng chưa được đầu tư hợp lý cho công tác tuyên tryền quảng cáo hình ảnh du lịch, cải thiện môi trường…nên vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt cho khách du lịch, chưa khai thác hết tiềm lực du lịch của đất nước.
+ Công tác quản lý đầu tư còn yếu kém.
Công tác quy hoạch chưa cao, chưa theca sự làm cơ sở cho việc hình thành cơ cấu kinh tế, quy hoạch các kế hoạch phát triển các vùng kinh tế. Bên cạnh công tác quy hoạch của các vùng còn yếu kém chưa khai thác tốt các thế mạnh của vùng cho đầu tư phát triển Trước tình hình trên Nhà nước lại thiếu các công cụ quản lý hữu hiệu nên hiệu quả của các kế hoạch đầu tư chưa theca sự cao, một số dự án còn đem lại hậu quả không tốt cho môi trường,
Công tác thanh tra, kiểm tra về đầu tư chưa theca hiện thường xuyên trong tất cả các ngành, các cấp gây ra hiện tượng đầu tư kéo dài, hiệu quả không cao.
+ Còn nhiều công trình đầu tư dàn trải , kéo dài, lãng phí vẫn chưa khắc phục một cách triệt để.
Tình trạng này còn tồn tại đã từ nhiều năm gây lãng phí lớn dẫn tới hiệu quả đâu tư thấp Số lượng các dự án tồn đọng lớn, vượt quá khẳ năng cân đối của ngân sách của nhà nước và nền kinh tế Tổng số dự án năm
2003 là 10.596 dự án, tăng 2.982 dự án so với năm 2002 Trong năm 2004 là 12.355 dự án tăng 1.756 so với năm 2003 Việc bố trí quy mô vốn bình quân cho một dự án giảm dần: năm 2002 là 5,03 tỷ đồng/1 dự án, năm 2003 là 4,43 tỷ đồng/ 1dự án và năm 2004 là 4,33 tỷ đồng/1 dự án và đến năm
Bên cạnh còn nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, làm chậm tiến độ đưa các dự án vào hoạt động khiến khả năng phát huy tác dụng đối với nền kinh tế còn thấp.
+ Nguồn vốn đầu tư có hiệu quả đầu tư chưa cao, đặc biệt là vốn từ ngân sách Nhà nước.
Hiện tượng sử dụng vốn ngân sách tràn lan, cấp phát vốn không đúng mục đích, quy hoạch và những tiêu cực trong trong công tác quản lý, phân cấp vốn khá phổ biến gây thất thoát vốn ngân sách Nhà nước.
Thêm vào đó, vốn ngân sách cồn dàn trải nhiều công trình chưa tập trung vào những công trình trọng điểm, các mục tiêu lớn làm hiệu quả đầu tư không cao Việc thẩm định các dự án đầu tư là khá quan trọng song ở nhiều dự án chưa được coi trọng làm thất thoát một lượng vốn lớn gây ra hiệu quả đầu tư không cao.
+ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.
Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, chưa hướng mạnh vào đầu tư chiều sâu, vào các ngành có giá trị tăng thêm cao và tạo nhiều việc làm Đầu tư từ ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn dàn trải, thất thoát, hiệu quả thấp Một số công trình lớn, quan trọng cấp quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch Năng lực sản xuất của một số ngành và sản phẩm quan trọng, thiết yếu tăng chậm.
Công tác qui hoạch chất lượng thấp, quản lý còn kém và chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
Mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Đầu tư phát triển các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế phải nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển các lĩnh vực này nói riêng và mục tiêu phát triển nền kinh tế nói chung.
3.2.1 Đầu tư phát triển các nghành kinh tế
+Đối với ngành công nghiệp:
Cần tập trung đầu tưát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn có hiệu quả cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước như ngành xây dựng, sản xuất thép, công nghiệp dệt may thúc đầy sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp chế biêns nông, lâm thuỷ sản nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển; đầu tư nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu và năng lực chế biến sản phẩm cây công nghiệp, khi thác các thế mạnh về hải sản thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành thuỷ sản như các nhà máy đông lạnh, cản cá
Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thuỷ điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt của dân cư và giảm nhẹ thiên tai.
Bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch, tiếp tục tổ chức thực hiện các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, hình thành hệ thống đô thị phù hợp trên địa bàn cả nước; đặc biệt chú trọng phát triển các đô thị vừa và nhỏ, hạn chế tập trung dân cư vào một số ít thành phố lớn; xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch và giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện qui hoạch và các qui chế về đô thị.
Nhà nước tăng tỉ trọng đầu tư ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, nhất là cho giáo dục, y tế. Đầu tư nhiều hơn vào các khu công nghiệp,khu chế xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cong nghiệp xuất khẩu thông qua công nghệ sản xuất tiên tiến.
Tăng cường đầu tư vào phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là ngành điện vì điện là nhân tố cốt lõi cho quá trình CNH- HĐH đất nước.
Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường về giá bán điện, đồng thời có chính sách trợ giúp hợp lý đối với các hộ nghèo.
+Đối với ngành nông lâm ngư nghiệp;
Bên cạnh việc thực hiện CNH- HĐH đất nước song vẫn phải chú trọng tới đầu tư đúng mức cho nông nghiệp và khu vực nông thôn Như chúng ta đã biết nước ta đi lên từ nền nông nghiệp và nông nghiệp là cơ sở cho phát triển công nghiệp Hơn thế nữa, do điều kiẹn địa lý và tự nhiên nên đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và quý giá cần phải được quan tâm khai thác sử dụng đúng mức Đầu tư vào nông nghiệp trong giai đoạn tới có nhiều điểm cần chú ý: Đầu tư mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc gia cầm, Chú trọng đầu tư phát triển kinh tế biển, kinh tế rừng, khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có trong nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có hiệu quả thông qua đầu tư phát rtiển các ngành nghề truyền thống, hình thành ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở những vùng có khả năng về đất đai Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước cần chủ trọng hỗ trợ vốn, kỹ thuật để xây dựng, hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng đường giao thông, đường thuỷ, đường bộ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư Chú trọng đầu tư phát triển kinh tế biển, kinh tế rừng, khai thác hiệu quả những tiềm năng của nông nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm, ngư nghiệp Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kể cả giống thuỷ, hải sản đến cơ sở; chuyển giao nhanh và đồng bộ công nghệ tiên tiến trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản và công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản; chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm và thuỷ sản Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi, nhất là đối với lương thực.
+ Đối với ngành dịch vụ: Đầu tư phát triển ngành dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo khả năng phát triển của ngành trong thời gian tới, nâng cao tỷ trọng khu vực dịch vụ trong thời gian tới Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Trong sự phát triển nhanh hơn của dịch vụ vận tải, cần tạo lập và phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải Tiếp tục phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng nhanh xuất khẩu Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch Hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển các dịch vụ pháp luật, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao; tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, an sinh xã hội.
Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng là khâu đột phá quan trọng để đưa tiến trình xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội lên một bước phát triển mới.
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời, không xem nhẹ việc đáp ứng những nhu cầu của bộ phận ngày càng đông dân cư có thu nhập cao hơn Nhà nước tăng thêm ngân sách tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ sở dịch vụ tư nhân và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo để xây dựng nguồn nhân lựcViệt Nam đủ năng lực đưa nền kinh tế Viết Nâm hướng tới nền “kinh tế tri thức Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập cung ứng dịch vụ công cộng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán thu
- chi không vì lợi nhuận; Nhà nước không bao cấp tràn lan.
Dịch vụ công cộng là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội; vì vậy, việc chuyển đổi phương thức cung ứng các loại dịch vụ này cần được thực hiện một cách kiên định và tích cực, nhưng phải theo một kế hoạch đồng bộ và một lộ trình phù hợp.
3.2.2 Đầu tư phát triển các vùng kinh tế Đầu tư phát triển các vùng kinh tế là đảm bảo sự phát triển kinh tế trong một không gian hợp lý hơn, khắc phục hiện tượng chên lệch khá lớn giữa các vùng đồng thời tận dụng được lợi thế vốn có của các vùng
Trong giai đoạn tới đầu tư phát triển vùng kinh tế ở nước ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: