Những lý luận cơ bản về tiền lương trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Khái niệm và bản chất tiền lương
1 Các khái niệm về tiền lương
1 1 Khái niệm chung về tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : chính trị, xã hội, lịch sử Vì vậy trong mỗi thời kì, mỗi giai đoạn người ta có những khái niệm khác nhau về tiền lương Ở Việt Nam hiện nay trong nền kinh tế thị trường tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trên cơ sở thoả thuận trong hợp đồng lao động. Hay “tiền lương cho người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định” (1)
Ngoài các định nghĩa trên ra thì chúng ta còn có một định nghĩa khác nữa đó là : “ tiền công là phần người lao động nhận được, ngoài tiền lương thể hiện bằng tiền, người lao động còn nhận được phần phân phối gián tiếp bằng hiện vật thông qua tem phiếu và một số chính sách phúc lợi như chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh … (2)
Tuy vậy trên thực tế thì người lao động không quan tâm đến khối lượng tiền lớn mà họ nhận được hay không mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương Vấn đề này đề cập đến hai khái niệm của tiền lương là : tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
1 Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trang 166
2 Tập huấn về tiền lương – NXB Tài chính – 1992, trang 165
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, trình độ của người lao động, thâm niên cũng như kinh nghiệm làm việc … của chính người lao động Trên thực tế thì tiền lương danh nghĩa chính là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động sau khi họ đã thực hiện công việc cho người sử dụng lao động Tuy nhiên cùng với một số tiền người lao động dễ dàng mua được khối lượng hàng hoá khác nhau ở các thời kì khác nhau cũng như ở các vùng khác nhau do có sự biến động thường xuyên của giá cả
Tiền lương danh nghĩa trên thực tế nó chỉ cho ta biết được số lượng tiền chứ không thể biết đựơc số lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động có thể mua được Điều này sẽ khó cho thấy được giá của sức lao động của người lao động đã bỏ ra Ngoài lượng tiền lương mà người lao động có thể nhận được ra thì trên thực tế họ còn nhận được một số các dịch vụ khác phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày
Chính vì thế để phản ánh được các lợi ích cũng như khối lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thì chúng ta cần nghiên cứu đến một loại tiền lương khác đó là tiền lương thực tế Bởi vì lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa (lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động ) còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ mà số lượng người lao động sử dụng nó để mua sắm hoặc đóng thuế
“Tiền lương thực tế được hiểu như là số lượng tư liệu sinh hoạt và các loại dịch vụ cần thiết mà người hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ (3)3
3 Tập huấn về tiền lương – NXB Tài chính – 1992, trang 170
Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau đây :
Trong đó : ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế
ILDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IGC : Chỉ số giá cả
Với một mức tiền lương nhất định nếu giá cả hàng hoá thị trường tăng thì chỉ số tiền lương thực tế giảm xuống và ngược lại Trường hợp giá cả thị trường ổn định, tiền lương danh nghĩa tăng lên chỉ số tiền lương thực tế cũng tăng, nếu cùng một lúc, tiền lương danh nghĩa và giá cả hàng hoá thị trường cùng tăng hoặc cùng giảm thì đại lượng nào có tốc độ tăng hoặc giảm lớn hơn sẽ quyết định chỉ số tiền lương thực tế Đối với người lao động, lợi ích cuối cùng của việc cung ứng sức lao động là tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa, vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động, quyết định các lợi ích trực tiếp của họ
Trong nhiều trường hợp chính phủ phải trực tiếp can thiệp bằng các chính sách cụ thể để bảo hộ mức lương thực tế cho người lao động chẳng hạn khống chế giá cả tiêu dùng thiết yếu trong thời kì có lạm phát cao, yêu cầu các doanh nghiệp có biện pháp trợ cấp lương cho công nhân khi giá cả tiêu dùng tăng, quy định mức tăng tối thiểu để làm căn cứ gốc cho chính sách trả lương của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp thì họ rất quan tâm đến vấn đề làm sao để chỉ số tiền lương thực tế có thể phù hợp với tiền lương danh nghĩa vì đây chính là vấn đề của doanh nghiệp trong việc xây dựng một chính sách tiền lương hợp lý cho doanh nghiệp Tiền lương thực tế chỉ phản ánh thực tế người cung ứng lao động có được đáp ứng đúng với sức lao động mà họ bỏ ra hay không hay có nghĩa là cuộc sống của họ có được đảm bảo thông qua lượng tiền lương danh nghĩa hay không ?
Tuy vậy để doanh nghiệp có thể xây dựng một chính sách tiền lương thực tế thì còn phụ thuộc vào một loại tiền lương khác mà rất quan trọng đối với người lao động đó là tiền lương tối thiểu Đây là tiền lương do nhà nước quy định, doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng lượng tiền lương này để quy định mức lương cho doanh nghiệp mình
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức tiền lương tối thiểu, mức tiền lương tối thiểu được xem như là cái ngưỡng cuối cùng để xây dựng các mức lương khác nhau để tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó, hoặc hệ thống tiền lương chung của một nước, là căn cứ để xác định chính sách tiền lương
Nghị Định 197/CP của Chính Phủ ngày 31/12/1994 về việc thi hành bộ luật lao động đã ghi : “mức tiền lương tối thiểu là mức lương để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường” (4)
Với quan niệm như vậy, mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 loại yếu tố : mức sống trung bình của dân cư một nước, chỉ số giá sinh hoạt, loại lao động và điều kiện lao động
Mục tiêu căn bản của hệ thống lương tối thiểu nhằm tránh bóc lột sức lao động và giảm đói nghèo Những cuộc thoả thuận liên quan đến việc chống bóc lột sức lao động thì lương tối thiểu được xem như quyền cơ bản cho những người lao động, họ sẽ giành được một khoản tiền khi họ bỏ sức lực của mình ra để làm những thành tích mà họ đạt được Mức lương tối thiểu cũng phần nào giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói Tuy nhiên trong thực tế
Những nguyên tắc của tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay: ()
1 Các nguyên tắc trả lương
Quản lý tiền lương là cách thức tổng hợp các biện pháp nhằm bảo đảm tiền lương cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của họ trên cơ sở tạo nên sự quan tâm vật chất của người lao động đối với kết
8 Tham khảo sách tập huấn về tiền lương – NXB Tài chính 1992 quả lao động của mình Để tổ chức tiền lương đạt hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Thực hiện phân phối theo lao động Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận.
Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thì phải trả lương cao, có thể cao hơn lương giám đốc
+ Chống phân phối bình quân, hệ số giãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất do doanh nghiệp lựa chọn, quyết định, nhưng tối đa không quá hai lần so với hệ số mức lương cao nhất áp dụng trong doanh nghiệp theo quy định tại nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ và thấp nhất bằng hệ số mức lương quy định tại Nghị định 26/CP nói trên
+ Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác
+ Tiền lương và thu nhập hang tháng của người lao động được ghi vào
Sổ lương của doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động- Thương binh xã hội
+ Lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp trực tiếp với tổ chức công đoàn cùng cấp xây dựng quy chế trả lương Quy chế trả lương được phân phối phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp và đăng kí với cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương
1 2 Nguyên tắc trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau: Đây là nguyên tắc cơ bản rất khó có thể xác định một cách chính xác Nguyên tắc này thể hiện nguyên tắc phân phối theo lao động một cách công bằng cho người lao động Người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và đối với công việc như nhau, hoàn thành trong thời gian như nhau, hiệu quả như nhau thì được hưởng lương như nhau, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ… Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng, đảm bảo sự bình đẳng trong trả lương Điều này sẽ có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động Nguyên tắc này được thể hiện trong các thang lương, bảng lương và các hình thức trả lương, trong cơ chế và phương thức trả lương trong chính sách về tiền lương
1 3 Nguyên tắc : Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân
Là một nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền lương vì có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành, giảm giá cả và tích luỹ Đây là nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động và phát triển nền kinh tế Tăng tiền lương và tăng NSLĐ có liên quan chặt chẽ với nhau Tăng NSLĐ là cơ sở để tăng tiền lương và ngược lại tăng tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích con người hăng say làm việc để tăng NSLĐ Trong các doanh nghiệp thương nghiệp tăng tiền lương dẫn đến tăng chí phí sản xuất kinh doanh còn tăng NSLĐ lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm Một doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí cho một sản phẩm được hạ thấp, tức là mức giảm chi phí do tăng NSLĐ phải lớn hơn mức tăng chi phí do tiền lương tăng
1 4 Nguyên tắc : Đảm bảo tính hợp lý tiền lương giữa các ngành và các vùng là khác nhau
Mỗi một vị trí công việc khác nhau, ở các ngành khác nhau, các vùng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về kỹ năng thực hiện công việc,yêu cầu vè khả năng trí óc, thể lực, trách nhiệm trong công việc …Sự khác nhau này cần thiết phải được phân biệt trong trả lương, có như vậy mới khuyến khích được người lao động nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm vịêc trong các ngành nghề khác nhau nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương người lao động Thực sự nguyên tắc này là cần thiết và dựa trên những cơ sở sau đây :
Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành
Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân
Sự phân bổ theo khu vực sản xuất
2 Các hình thức trả lương (9)
Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện hai hình thức trả lương phổ biến đó là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm Nhìn chung các doanh nghiệp đã xây dựng và thực hiện chưa tốt quy chế trả lương, lung túng trong việc xây dựng quy chế trả lương hoặc quy chế trả lương chưa gắn bó với năng suất, chất lượng hiệu quả của từng người lao động Để khắc phục tình trạng phân phối bình quân không gắn với kết quả lao động Nhà nước đã có những hướng dẫn cụ thể trong việc xây dựng quy chế trả lương gắn với kết quả lao động, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc trong các doanh nghiệp
2 1 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ hoàn thành Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm Lương sản phẩm tính theo công thức :
Trong đó : TLsp : Tiền lương sản phẩm được nhận ĐG : Đơn giá sản phẩm
9 Chính sách tiền lương mới tập 1 – NXB Tài chính – Hà Nội 2004, trang 5-14
2 1 1 Ý nghĩa, điều kiện và phạm vi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm Điều kiện để thực hiện lương sản phẩm
- Tổ chức được liên tục
- Có định mức đánh giá trả lương hợp lý
- Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ, chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra Ưu điểm
Quán triệt tốt trả lương theo lao động, vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành, điều này có tác dụng làm tăng năng suất lao động của người lao động
Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sang tạo…
Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việc của người lao động
Phạm vi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm
Căn cứ vào hình thức sản xuất : Sản xuất hàng loạt
Căn cứ vào trình độ sản xuất : Sản xuất bán tự động và thủ công
Căn cứ vào tính chất sản xuất : Sản xuất theo chu kỳ, gián đoạn
2 1 2 Các chế độ trả lương theo sản phẩm
2 1 2 1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ này được áp dụng khi người lao động làm việc mang tính chất độc lập, có thể định mức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt Tiền lương của người lao động nhận được tính theo công thức :
Trong đó : L1: Tiền lương thực tế mà người lao động nhận được Đg : Đơn giá tiền lương trả cho một snr phẩm
Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Đơn giá được tính như sau : ĐG =
Q Đơn giá tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn bị sản phẩm hay công việc, công thức tính : ĐG = L0 * T
Trong đó : L0 : Lương cấp bậc của người lao động trong kỳ
T : Mức thời gian hoàn thành một đơn bị sản phẩm
2 1 2 2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện các hình thức trả lương
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sức lao động được coi là một loại hàng hoá đặc biệt, giá cả của loại hang hoá đặc biệt đó chính là tiền lương, doanh nghiệp chịu sự tác động của thị trường lao động, chịu sự chi phối bởi các quy luật của thị trường Vì vậy để có được nguồn lao động có chất lượng cao, đông đảo đòi hỏi doanh nghiệp phải chi phí theo giá trị thị trường căn cứ theo quy luật cung cầu và các quy luật khác của cơ chế thị trường Khi xây dựng hệ thống các hình thức trả lương doanh nghiệp phải căn cứ vào các hình thức trả lương mà trên thị trường áp dụng Chi phí sinh hoạt trên thị trường doanh nghiệp cũng cần nắm được nhằm đảm bảo khi tổ chức các công tác trả lương hợp lý cho người lao động theo đúng yêu cầu của tiền lương Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu tác động của nền kinh tế, luật pháp của quốc gia trong công tác tiền lương của doanh nghiệp.
Mức độ hoàn thành công việc, thâm niên kinh nghiệm, khả năng chuyên môn … của người lao động là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trả lương trong doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các hình thức trả lương tiên tiến còn không thì ngược lại
Tóm lại, tất cả các yếu tố trên dù ít hay nhiều đều tác động đến công tác xây dựng các hình thức trả lương của doanh nghiệp chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải tính đến và nghiên cứu kỹ để xây dựng cho mình một hệ thống các hình thức trả lương hợp lý
Sau những căn cứ vào thị trường bên ngoài thì trong công tác trả lương đặc biệt là xây dựng các hình thức trả lương doanh nghiệp phải xuất phát từ bản thân công việc, tính chất đặc thù quy trình sản xuất … của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá công việc một cách đầy đủ chính xác trong công việc xây dựng các hình thức trả lương Để đánh giá công việc trước hết có thể dựa theo bốn nhóm nhân tố sau :
Các đòi hỏi về trí lực, thể lực và khả năng chuyên môn
Những cần thiết về trí lực và thể lực để hoàn thành công việc
Trách nhiệm phải gánh vác
Các điều kiện lao động
Khi phân tích định tính của công việc phải thực hiện đồng thời cả hai bước là vừa phân tích tổng hợp vừa phân tích chi tiết Đánh giá công việc có thể theo hai phương pháp là phương pháp tổng hợp và phương pháp chi tiết Sau khi đã hoàn thành đánh giá được mức độ phức tạp của công việc công ty cần lấy đó làm căn cứ cho việc xây dựng các hình thức trả lương và xác định đơn giá tiền lương cho từng loại công việc nhằm đảm bảo trả lương theo nguyên tắc phân phối theo lao động
Môi trường công ty cũng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến các hình thức trả lương của công ty Các chế độ, chính sách của công ty đặt ra cũng như cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty, bầu không khí văn hoá trong công ty…Tất cả đều có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay.
Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
1 1 Các vai trò cơ bản: (13)
Trong cơ chế thị trường hiện nay, tiền lương luôn được coi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được đối với công việc được giao
Tiền lương làm cho con người say mê với công việc, sức sang tạo trong công việc tăng và từ đó người lao động luôn có trách nhiệm đối với công việc được giao
Vai trò điều phối lao động tiền lương:
Với số tiền lương thoả đáng người lao động luôn sẵn sàng làm mọi công việc được giao trong điều kiện và sức lực cho phép
Vai trò quản lý lao động:
Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ tiền lương để kiểm tra theo dõi giám sát người lao động làm việc có hiệu quả hay không để từ đó có kế hoạch về năng suất lao động cũng như có kế hoạch, định hướng cho tương lai
1 2 Vai trò tiền lương đối với cá nhân người lao động
Trong bất kì một nền kinh tế nào, đồng tiền đều có sức mạnh của nó.
Do vậy tiền lương của người lao động có vai trò rất lớn đến sự phát triển chung của toàn xã hội Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ, giúp cho người lao động và gia đình họ trang trải các chi tiêu sinh hoạt và dich vụ của cá nhân và gia đình họ Ngoài ra tiền lương của người lao động kiếm được hàng tháng ảnh hưởng tới địa vị trong gia đình, thể hiện giá trị lao động của họ đối với đồng nghiệp, tiền lương là động lực để động viên, khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng lao động và nâng cao đóng
13 Kinh tế chính trị Mác Lê nin – NXB Chính trị Quốc gia – 2004, trang 432-452 góp sức lao động của họ đối với công việc Nói tóm lại, tiền lương là đòn bẩy kinh tế
1 3 Vai trò tiền lương đối với tổ chức
Trong sản xuất kinh doanh tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và có quan hệ nhân quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tiền lương là một phạm trù kinh tế - xã hội có tác dụng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với tổ chức, tiền lương là công cụ để cho các tổ chức, các doanh nghiệp quản lý người lao động Ngoài ra, tiền lương cũng là một khoản chi to lớn với các doanh nghiệp do vậy nó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
1 4 Đối với xã hội Đối với toàn xã hội, thu nhập quốc dân của mỗi quốc gia có vai trò quyết định tới sự tăng trưởng, tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia đó nhưng sự đóng góp một phần thù lao lao động thong qua thuế thu nhập sẽ làm tăng ngân sách nhà nước Ngoài ra, thuế thu nhập tạo điều kiện để điều tiết tốt thu nhập dân cư Do vậy tiền lương tác động tới sự phát triển của đất nước thông qua thuế thu nhập
2 Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương
Cơ chế thị trường mở ra động lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, nó tạo ra sự năng động trong suy nghĩ, hành động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, các thuộc tính của kinh tế thị trường như : quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị …tác động vào nền kinh tế khiến các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy sự biến động, cạnh tranh thì doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc phát triển theo chiều rộng mà còn phải tập trung phát triển theo chiều sâu Công tác tổ chức tiền lương là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm đầu tư theo chiều sâu, bởi vì xét trên giác độ là người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để tái sản xuất sức lao động và một phần tích luỹ, còn trên giác độ doanh nghiệp thì tiền lương là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Do đó người lao động thì muốn được trả lương cao còn doanh nghiệp muốn trả lương thấp Việc xây dựng các hình thức trả lương phù hợp thoả mãn cả hai bên (người lao động và doanh nghiệp )trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm nhất trong doanh nghiệp
Thực tế cho thấy việc tính toán xác định hình thức trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay là còn thiếu xót Các hệ thống định mức lao động đã lạc hậu không còn phù hợp, việc tính toán xác định đơn giá tiền lương còn thiếu chính xác Có những khâu đoạn có thể xây dựng các định mức để tiến hành trả lương theo sản phẩm nhưng lại tiến hành trả lương theo thời gian Từ những nguyên nhân trên tạo nên sự bất hợp lý trong công tác trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay, chỗ thì trả lương cao hơn thực tế chỗ thì trả lương thấp hơn thực tế gây ra tâm lý xao trộn cho người lao động và không những không tăng được năng suất lao động mà còn làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra sự lãng phí không hiệu quả Đại đa số các doanh nghiệp hiện nay chủ yế dựa trên những hình thức phương pháp, quy chế trả lương cuả nhà nước (chủ yếu dựa vào nghị định 25/
CP và nghị định 26/CP của Thủ tướng Chính Phủ quy định tạm thời về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp) mà chưa có sự nghiên cứu áp dụng với thực tế tình hình đặc biệt tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp nên không phát huy được hết vai trò đòn bẩy của công tác trả lương xảy ra tình trạng lãng phí bất cập, người làm nhiều lương thấp người làm ít lương cao Chủ nghĩa phân phối bình quân không gắn liền với kế quả sản xuất kinh doanh còn tồn tại khá phổ biến mà hiện nay Bộ Thương Binh Lao Động và Xã Hội đã phải có nhiều công văn hướng dẫn những nội dung chủ yếu về nghiệp vụ để các doanh nghiệp xây dựng đổi mới các hình thức trả lương Đặc biệt là kể từ khi chính sách tiền lương của Nhà nước có sự thay đổi tiền lương cơ bản, mức lương tối thiểu được nâng lên cao (tháng 1/1997 : 144 000đ/tháng; tháng 1/2000 :180 000đ/tháng; năm 2001 là 210 000đ/tháng tiếp đến năm 2002 là
290 000đ/ tháng và năm 2004 đến nay là 350 000đ/ tháng )thì sự yếu kém trong công tác trả lương của nhiều công ty bắt đầu bộc lộ, quỹ lương thực tế hiện nay lên quá cao các định mức cũng không còn phù hợp …Từ những thực trạng đó đòi hỏi cần có sự đổi mới hoàn thiện công tác trả lương trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Thực trạng về hình thức trả lương tại Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ
Giới thiệu chung về Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ
1 Giới thiệu chung về quá trình thành lập của Tổng Công Ty
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ được quyết định thành lập theo quyết định số 4986/QĐ-TCCB-LĐ ngày 02-12-1995 của Bộ Giao Thông Vận Tải Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ là công ty trực thuộc sự quản lý của Bộ Giao Thông Vận Tải Trụ sở chính được đặt tại số 40 phố Phùng Hưng Quận Hoàn Kiếm Hà Nội được bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định thành lập các ngành nghề được phép kinh doanh: (14)
Xây dựng các công trình giao thông đường thuỷ trong và ngoài nước
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, tư vấn đầu tư phát triển đường thuỷ, vận tải đường thuỷ, sản xuất vật liệu xây dựng, đại lý và môi giới vận tải (thuỷ, bộ), đóng mới và sủa chữa các phương tiện đường thuỷ, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị đường thuỷ phục vụ cho Tổng công ty, nạo vét xây dựng các công trình khác (bao gồm:thuỷ lợi, quốc phòng, đường bộ, công nghiệp )
Nổ mìn phá đá để làm đường, sản xuất vật liệu xây dựng
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và hàng nông sảng
Nhập khẩu máy xây dựng, vật liệu xây dựng kỹ thuật cao, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng
Xây dựng và lắp đặt hệ thống đường dây và trạm biến áp điện đến
Đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình dân dụng(nhà ở, văn phòng, khách sạn)
Xây dựng đường hầm, hầm kĩ thuật ngầm dưới đất, qua sông
14 Giấy phép kinh doanh của Tổng Công ty XDĐT ngày 29/01/1996 - Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
Xây dựng lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa, hoá chất, vật tư, thiết bị, phụ tùng
Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ chịu sự quản lý của nhà nước của bộ Giao Thông Vận Tải và của các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Pháp luật được quan hệ với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương và các địa phương để thực hiện nhiệm vụ của mình Do đó Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ có con dấu được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của nhà nước được tự chủ kinh doanh, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập phần Tổng Công Ty trực tiếp sản xuất kinh doanh, hoạch toán tổng hợp phần các đơn vị thành viên hoạch toán độc lập
Với số vốn được cấp do ngân sách nhà nước cũng như của Bộ Giao Thông Vận Tải là :
Trong đó vốn : Vốn cố định : 93 031 814 565 đồng
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ được áp dụng điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo nghị định số: 39/
CP ngày 27-6-1995 của thủ tướng chính phủ Tổng công ty dựa vào Diều lệ mẫu, Luật doanh nghiệp Nhà Nước, xây dựng thành điều lệ tổ chức và hoạt động riêng của mình để Bộ ban hành chính thức Với bản chất là Tổng công ty do đó nó có rất nhiều các thành viên anh em: (15)
1-Công ty nạo vét đường sông 1 Trụ sở:Hải Phòng
2-Công ty nạo vét đường sông 2 Trụ sở:Tp Hồ Chí Minh
3-Công ty nạo vét biển 1 Trụ sở: Hải Phòng
4-Công ty nạo vét biển 2 Trụ sở: Tp Hồ Chí Minh
5-Công ty công trình đường thuỷ Trụ sở: Hà Nội
15 Quyết định số 4986/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ Giao thông Vận tải ngày 02/12/1995
6-Công ty công trình đường thuỷ Miền Bắc Trụ sở: Hà Nội
7-Công ty công trình đường thuỷ Miền Trung Trụ sở: Đà Nẵng
8-Công ty công trình đường thuỷ Miền Nam Trụ sở:Tp Hồ Chí Minh 9-Công ty công trình 86 Trụ sở: Tp Hồ Chí Minh
10-Công ty xây dựng công trình đường thuỷ 2 Trụ sở: Hải Phòng
11-Công ty tư vấn đầu tư đường thuỷ Trụ sở: Hà Nội
12-Xí nghiệp vận tải thuỷ Trụ sở:Hải Phòng
13-Trung tâm chuyển giao công nghệ đường thuỷ
2 Quá trình phát triển của Tổng Công Ty Đường Thuỷ trong thời gian qua
Cùng với sự phát triển chung của đất nước qua nhiều lần sắp xếp lại tổ chức, sát nhập thêm đơn vị thành viên và bổ xung chứcnăng, nhiệm vụ Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ được thành lập trên cơ sở tập hợp các đơn vị sản xuất chuyên ngành trong lĩnh vực nạo vét xây dựng công trình giao thông đường thuỷ, duy tu bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ, đồng thời được đặt những tên gọi khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển như sau :
LHCXN Nạo vét sông biển (năm 1982)
LHCXN Giao thông đường thuỷ 1 (năm 1984)
LHCXN Quản lý giao thông đường thuỷ (năm 1988)
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ (năm 1992)
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ được thành lập lại theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 bằng quyết định số 4986/QĐ-TCCB-LĐ ngày 02/12/1995 của bộ Giao thông vận tải Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nạo vét và xây dựng các công trình giao thông vận tải đường thuỷ Khi thành lập Tổng công ty có 11 doanh nghiệp độc lập được thành lập lại theo Nghị Định 388/NĐ-CP và 2 đơn vị phụ thuộc gồm:
+ 4 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nạo vét
+ 6 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình đường thuỷ + 3 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, vận tải và dịch vụ
Tổ chức của Tổng công ty được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức sáp nhập các đơn vị chuyên ngành nhằm tập trung chuyên môn hoá tích tụ nguồn lực từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ Có những đơn vị thành viên đã được thành lập vào những năm đầu giải phóng từ các cơ sở sản xuất được tiếp quản của chính quyền cũ Trong chiến tranh các đơn vị dã là lực lượng thường trực tham gia rà phá thuỷ lôi, bom nổ chậm và nạo vét đảm bảo giao thông đường thuỷ trên khắp các dòng sông cửa biển Trong suốt thời kì xây dựng phát triển kinh tế của đất nước các đơn vị của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ là lực lượng duy nhất tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao trong lĩnh vực xây dựng các công trình cảng đường thuỷ nạo vét duy tu tuyến luồng đường thuỷ đảm bảo an toàn giao thông phục vụ ngành vận tải sông biển quốc gia thực hiên san lấp mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp cảng biển Với các thành tích trong quá trình xây dựng và trưởng thành Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2và 3 Một tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân một tập thể được tặng huân chương Độc lập, hàng chục tập thể khác các ca nhân được tặng thưởng Huân Chương Lao động và nhiều danh hiệu cao quý khác
2 1Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ
2 1 1Về cơ cấu tổ chức của tổng công ty
Hội đồng tquản trị gồm : 4 thành viên
Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
+ 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc
+ Chi nhánh Tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Các đơn vị thành viên
Hiện tại Tổng công ty có 18 đơn vị thành viên gồm :
+ 12 đơn vị hoạch toán độc lập
+ 2 đơn vị đã có cổ phần hoá hoạch toán độc lập
+ 4 đơn vị hoạch toán phụ thuộc
Phân loại các đơn vị thànhviên theo nghành sản xuất kinh doanh gồm: Khối nạo vét : 6 đơn vị
Khối xây lắp : 10 đơn vị
Khối Tư vấn dịch vụ : 2 đơn vị
Sơ đồ tổ chức của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ hiện nay
(Nguồn : Báo cáo về quá trình xây dựng, phát triển của Tổng Công Ty)
Hội Đồng Quản Trị Ban Tổng Giám Đốc
Phòng kinh tế đối ngoại
Phòng quản lý dự án
Phòng quản lý dự án 2
Phòng kỹ thuật công trình
Phòng kỹ thuật cơ khí
Các ban điều hành dự án
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức lao động
Khối nạo vét Khối xây lắp Khối Tư Vấn
Công ty thi công cơ giới
Công ty nạo vét đường biển 2
Công ty nạo vét đường biển 1
Công ty nạo vét đường thuỷ 2
Công ty cổ phần công trình vận tải
Công ty công trình đường thuỷ
Xí nghiệp xây dựng công trình
Công ty xây dựng công trình đường thuỷ 2
Công ty công trình đường thuỷ Miền Nam
Công ty tư vấn xây dựng công trình thuỷ 1
Công ty cung ứng lao động
Chi nhánh tổng công ty
Xí nghiệp xây dựng công trình 2
Công ty công trình giao thông miền trung
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1
Công ty đầu tư xây dựng và thương mại
2 2Lực lượng sản xuất của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ
2 2 1 Số cán bộ công nhân viên chức :6532 người trong đó :
Số người trên Đại học :19 người Đại học Cao đẳng :1440 người Trung cấp : 1260 người
Công nhân kỹ thuật : 3813 người
Số cán bộ nhân viên nữ : 1073 người
2 2 2 Về thiết bị thi công
Tổng công ty có một lực lượng thiết bị thi công khá hùng hậu hiện tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau :
Nạo vét có đủ chủng loại gồm 45 tàu với công suất hơn 75000 mã lực và 82 thiết bị phụ trợ với tổng công suất trên 6000 mã lực, trình độ cơ giới hoá cao một số tàu hiện đại vào bậc nhất hiện nay do nhiều nước sản xuất Năng lực sản xuất đạt trên 30 triệu m3/năm
Xây dựng cầu cảng : đủ thiết bị thi công hầu hết các cảng biển cảng sông có quy mô lớn và kết cấu cọc ống thép hoặc bê tông cốt thép đường kính từ 500mm đến 1500mm cọc dài không kết nối đến 48m
Có lực lượng và thiết bị phá đá ngầm dưới nước mạnh hàng đầu Việt Nam
Có lực lượng thi công cầu đường bộ đáp ứng yêu cầu kĩ thuật tiên tiến và cơ giới hoá
2 3 Tình hình tài chính của Tổng Công Ty :(1997-2004)
Từ năm 1997-2004 thì Tổng Công ty hoạt động khá tốt điều này được thể hiện khá rõ trong bảng sau :
Các chỉ tiêu ĐV Tính
Sản lượng(tỷ đồng) Tỷ đồng 495.36 850.561 570.071 627.973 849.046 1,100.68 1,178.09 1,018.18Doanh thu(tỷ Tỷ đồng 480.896 833.534 527.412 580.308 701.115 969.646 1,086.09 926.856 đồng)
Nộp ngân sách Tỷ đồng 17.658 38.319 32.915 33.303 38.596 40 42.1 76,9
Tài sản cố định Tỷ đồng 635.682 730.021 778.233 853.044 932.903 958.497 1,158.098 1,194.697 Tăng trưởng doanh thu % 30 71 -33 10 35 30 12 -15
Thu nhập BQ của người LD đ/tháng 680.000 805.548 825.200 885.400 1.169.000 1.201.000 1.524.700 1.654.300
Nguồn : báo cáo tài chính của TCT Xây Dựng Đường Thuỷ từ năm 1997-2004
3 Hoạt động mang tính đặc thù của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ
Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ là đơn vị chuyên ngành duy nhất trong cả nước hoạt động trong lĩnh vực nạo vét đảm bảo an toàn giao thông đường thủy Mỗi năm tổng công ty đã nạo vét gần 20 triệu m 3 khơi thông tất cả các tuyến luồng phục vụ giao thông đường sông biển, thúc đẩy giao thông đường thuỷ phục vụ chiến lược ngành hàng hải, góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực vận tải hàng hoá phục vụ an ninh và quốc phòng (được thể hiện ở bản dưới đây):
Năm Khối lượng nạo vét Lượng hàng qua các cảng biển
Khối lượng tấn/năm
Nguồn : Báo cáo về quá trình xây dựng, phát triển của Tổng Công Ty
Dự kiến trong vòng 5 năm tới thị trường nạo vét có sự tăng trưởng lớn. Căn cứ quy hoạch phát triển của các bộ, ngành, từ nay đến năm 2010 sẽ quy hoạch lại hệ thống cảng sông nâng cấp đường thuỷ nội địa để đạt được nhu cầu 70 triệu tấn/năm
Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 2002/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng Việt Nam đến năm 2010 gồm có 114 cảng biển các loại phân chia làm 8 nhóm cảng Dự kiến đến năm 2010 công suất các cảng sẽ tăng từ 215 đến 254 triệu tấn/năm Đặc điểm của hoạt động nạo vét: hiện nay hầu hết các nước trên thế giới hoạt động nạo vét đều do nhà nước quản lý vì các lý do sau: Đầu tư cho hạ tầng giao thông đường thuỷ xây dựng bảo trì các tuyến luồng chạy tàu chính là đầu tư các thiết bị nạo vét Đầu tư thiết bị nạo vét đòi hỏi nguồn kinh phí lớn ví dụ để đầu tư cho 1 tàu hút bụng sức chứa từ 1500-3000 m 3 thì giá từ 10-20 triệu USD Trong khi đó để nạo vét 1 tuyến luồng ví dụ như luồng Hải Phòng – Nam Triệu đòi hỏi cùng lúc có nhiều loại tàu cùng tham gia như tàu hút bụng công suất lớn, tàu hút bụng cống suất nhỏ, tàu hút xén thổi Vì cần nguồn vốn đầu tư lớn không một doanh nghiệp nào tự mình có thể đầu tư được
Mặc dù đầu tư như vậy nhưng sản lượng nạo vét hàng năm không lớn do nguồn vốn nhà nước hạn chế hoạt động nạo vét lại mang tính thời vụ do vậy nếu kinh doanh đơn thuần không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào thiết bị nạo vét
Biểu đồ sẽ chỉ rõ tỷ lệ % giữa giá trị sản lượng do các tàu làm ra hàng năm trên tổng số vốn đầu tư thiết bị: Đơn vị tính:tỷ đồng
Giá trị đầu tư thiết bị ở thời điểm hiện nay
Sản lượng các năm
Tình hình trả lương tại Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ
1 Quỹ lương và các nhân tố làm ảnh hưởng đến quỹ lương của Tổng Công Ty:
1 1 Sự hình thành quỹ lương của Tổng Công Ty
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp Nhà Nước khác thì quỹ tiền lương của Tổng Công Ty được hình thành từ lợi nhuận hoạt động của sản xuất kinh doanh còn lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của Tổng Công Ty Phương pháp xác định quỹ tiền lương là phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu, tổng thu trừ tổng chi không có lương và theo lợi nhuận, phương pháp quỹ lương được thay đổi theo tình hình kinh tế và các chính sách xã hội của nhà nước
Từ chính vấn đề này Tổng Công Ty cần xây dựng một đơn giá tiền lương phù hợp Hiện tại Tổng Công Ty chọn hình thức tính đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu : kh dg kh
Trong đó : V đg : Đơn giá tiền lương tính trên 1000đ
Vkh : Tổng quỹ lương kế hoạch
Tkh : Tổng doanh thu kế hoạch
Với doanh thu chưa nộp ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2006 là : 1.108 tỷ đồng
Với hệ số điều chỉnh mức lương tối thiểu là 1,5 thì lương tối thiểu củaTổng Công Ty hiện nay là : 875.000đ/tháng Với mức lương tối thiểu này thìTổng Công Ty đã tạo ra một mức lương tối thiểu rất tốt cho công nhân viên. Điều này thấy rõ nhất so với các Tổng Công Ty khác thì đây là mức tiền lương tối thiểu cao nhất có thể áp dụng
Xác định quỹ tiền lương kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo công thức sau :
Vkh= Ldb * TLminTCT * (Hcb + Hpc)*12tháng Trong đó : Vkh : Tổng lương kế hoạch
Ldb : Lao động định mức
TLminTCT : Mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp
Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp
Với công thức trên cho ta thấy được quỹ tiền lương kế hoạch của các nhân viên trực thuộc Tổng Công Ty năm 2006 là :
Khi đó quỹ tiền lương kế hoạch của Tổng Công Ty sẽ là :
Vkh : 2,596 tỷ đồng Như vậy với doanh thu của Tổng Công Ty là : 93 tỷ đồng thì chúng ta sẽ tính được đơn giá của Tổng Công Ty hiện nay sẽ là : 36đ/1000đ Tuy vậy đây chỉ là đơn giá tiền lương trên Tổng Công Ty nhưng do là một Tổng Công
Ty rất lớn số lượng nhân viên trong Tổng Công Ty là nhiều thêm vào đó là Tổng Công Ty kinh doanh theo nhiều loại hình công việc đa dạng nên sẽ có cách tính đơn giá tiền lương cho các công ty con như sau :
Như thế này cho ta thấy được với cơ bản công việc của Tổng Công Ty là xây dựng công trình và nạo vét thì tỷ trọng của đơn giá tiền lương là thấp so với dịch vụ là công việc không trực tiếp sản xuất của Tổng Công Ty Chính vì thế cần điều chỉnh lại đơn giá tiền lương cho xây dựng công trình và nạo vét vì Tổng Công Ty là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nên đơn giá cho xây dựng công trình cần rất cao Đây là một trong những khiếm khuyết lớn của Tổng Công Ty hiện nay Điều này cần có sự điều chỉnh trong các công ty con của Tổng Công Ty
1 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương của Tổng Công Ty :
Số lượng lao động : Điều này thấy rõ rang khi có sự thay đổi trong cách quản lý của Tổng Công Ty Việc áp dụng giảm biên chế của Tổng Công Ty đã rút lượng cán bộ trong Tổng Công Ty từ số lượng hơn 100 nhân viên hiện nay chỉ còn lại 74 người Khi đó quỹ tiền lương của Tổng Công Ty sẽ sụt giảm tuy vậy với mức lương tối thiểu của Nhà Nước ngày càng tăng thì quỹ lương kế hoạch có sự gia tăng đáng kể
Tổng doanh thu : Tổng doanh thu ảnh hưởng rất nhiều đến quỹ tiền lương kế hoạch cuả Tổng Công Ty Chúng ta thấy rõ ràng với mức quy định của Nhà Nước thì quỹ tiền lương được xác định thông qua ngay doanh thu của Tổng Công Ty Chính vì thế khi xem kết quả kinh doanh của Tổng Công Ty trong 5 năm gần đây chúng ta thấy được rõ ràng doanh thu của Tổng Công Ty ngày càng giảm điều này cho thấy nếu khi chuyển đổi mô hình cơ cấu của Tổng Công Ty cần phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh của Tổng Công Ty trong thơi gian sắp tới
2 Quy chế trả lương và hình thức trả luơng tại tại Tổng Công Ty
2 1 Phương pháp trả lương tháng :
Quy chế trả lương được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công Văn số 4320/LĐTBXH-TL về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước
Tổng tiền lương tháng = Tiền lương tháng + Tiền lương hiệu quả SXKD
2 2 Nguyên tắc và tiêu chuẩn để xác định mức tiền lương của cán bộ công nhân viên :
Thực hiện phân phối theo lao động, làm công việc gì thì hưởng lương theo công việc đó và phụ thuộc vào tính chất, hiệu quả công tác của từng người, từng bộ phận
Chống phân phối bình quân Những người có trình độ chuyên môn, kiến thức, tay nghề cao… được khuyến khích trả lương cao
Đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nếp sống văn hoá của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty
2 3 Các tiêu chuẩn đánh giá phân loại và cách chia lương Đối với lao động trả lương theo thời gian (gồm: viên chức quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm, lương khoán) Doanh nghiệp thực hiện trả lương theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Thực hiện việc trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế, không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ
Hệ số hi (hệ số tiền lương của nhân viên Tổng Công Ty) do Tổng Công
Ty xác định theo công thức sau:
- K là hệ số mức độ hoàn thành được chia làm 3 mức: hoàn thành tốt, hệ số bằng 1,2; hoàn thành, hệ số 1,0; chưa hoàn thành, hệ số 0,7
- dli: là số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận
- d2i:là số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận
Tổng số điểm cao nhất của 2 nhóm yếu tố mức độ phức tạp và trách nhiệm của công việc (dli, d2i) là 100 điểm (tỷ trọng 100%) thì số điểm của dli cao nhất là 70 điểm (chiếm tỷ trọng 70%) và d2i cao nhất là 30 điểm (chiếm tỷ trọng 30%) dli và d2i được xác định theo bảng điểm sau:
Công việc đòi hỏi cấp trình độ dli D2i
-Từ đại học trở lên
-Cao đẳng và trung cấp
Nguồn : Sổ lương của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ Đối với dli: căn cứ vào tính tư duy, chủ động, sáng tạo, mức độ hợp tác và thâm niên công việc đòi hỏi, doanh nghiệp phân chia số điểm trong khung theo cấp trình độ và đánh giá cho điểm cụ thể Việc xác định điểm yếu tố phức tạp của từng người được xác định như sau:
Chia yếu tố phức tạp thành 3 yếu tố thành phần, trong mỗi yếu tố lại chia thành từng mức chi tiết và mỗi mức có điểm cụ thể:
Yếu tố độ phức tạp công việc
Công việc đòi hỏi cấp trình độ Đại học trở lên
Cao đẳng và trung cấp
Sơ cấp Không cần đạo tạo
Nguồn : Sổ lương của Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thuỷ Đối với d2i: căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, với tài sản, tính mạng con người, quan hệ công tác … doanh nghiệp phân chia số điểm trong khung theo cấp trình độ và đánh giá cho điểm cụ thể.Việc xác định của yếu tố trách nhiệm công việc được xác định như sau:
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Tổng Công Ty
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hình thức trả lương tại Tổng công
Tiền lương lao động là hình thức phân phối một phần thu nhập quốc dân cho người lao động để bù đắp sức lao động đã bỏ ra, đồng thời thực hiện tái sản xuất sức lao động, nhằm đảm bảo khả năng cung cấp lao động và nghỉ ngơi của người lao động Điều đó rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả làm việc và nâng cao mức sống ổn định Vì vậy Tổng Công Ty đã xác định và coi tiền lương là cơ sở cho việc phát triển sản xuất của Tổng Công Ty Việc hoàn thiện các hình thức trả lương là một trong những công việc quan trọng nhưng hết sức phức tạp đòi hỏi Tổng Công Ty phải nghiên cứu phù hợp với định hướng phát triển của mình
Trong quá trình nghiên cứu em thấy rằng công tác trả lương của Tổng Công Ty đã khuyến khích được người lao động có hiệu quả, tiền lương ngày một được nâng cao vì thế mà đã cải thiện đáng kể đời sống của cán bộ công nhân viên Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số điểm tồn tại cần phải khắc phục như trong đề tài mà em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại Tổng Công Ty
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm làm rõ vai trò của tiền lương và đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm cải tiến các hình thức trả lương tại TổngCông Ty góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của Tổng Công Ty nhưng hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mông được sự chỉ đạo và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để viết bài được hoàn thiện hơn