1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh
Tác giả Nguyễn Duy Minh
Người hướng dẫn Nguyễn Ái Liên
Trường học Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 96,08 KB

Cấu trúc

  • Chương I. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng (3)
    • 1.1 Khái quát chung (3)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức (4)
    • 1.3 Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn (6)
    • 1.4 Tình hình hoạt động của Ngân hàng (8)
      • 1.4.1. Hoạt động huy động vốn (8)
      • 1.4.2. Hoạt động tín dụng (11)
      • 1.4.3 Các hoạt động đầu tư khác (13)
    • 2. Công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh (16)
      • 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh (16)
      • 2.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh (18)
        • 2.2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự (18)
        • 2.2.2. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư (19)
      • 2.3. Nội dung thẩm định (20)
        • 2.3.1 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn (20)
          • 2.3.1.1 Thẩm định về năng lực pháp lý, lịch sử phát triển (20)
          • 2.3.1.2 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp (20)
          • 2.3.1.3 Nhận xét (24)
        • 2.3.2 Thẩm định dự án đầu tư (25)
          • 2.3.2.1. Một số khái niệm cơ bản (25)
          • 2.3.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư (26)
        • 2.3.3 Thẩm định tài sản đảm bảo (31)
          • 2.3.3.1 Các hình thức bảo đảm tiền vay (31)
          • 2.3.3.2 Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (31)
          • 2.3.3.3 Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay (33)
    • 3. Thẩm định dự án đầu tư (34)
      • 3.1. Thẩm định về khách hàng vay vốn (34)
      • 3.2 Thẩm định dự án đầu tư (36)
    • 4. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Vinh (53)
      • 4.1 Kết quả đạt được (53)
      • 4.2 Một số hạn chế (55)
      • 4.3 Nguyên nhân (57)
        • 4.3.1 Nguyên nhân chủ quan (57)
        • 4.3.2 Những nguyên nhân khách quan (58)
  • Chương II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh (61)
  • KẾT LUẬN (49)
  • Tài liệu tham khảo (78)

Nội dung

Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng

Khái quát chung

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh – Nghệ An, tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinhđược thành lập theo quyết định 15/NH-QD ngày 25/1/1989 của Tổng giám đốc ( nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà Nước , chuyển phòng Ngoại hối Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Nghệ Tĩnh thành chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinhthuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại , thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh là một trong những chi nhánh hành đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại , cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao như dịch vụ tài khoản thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền, huy động vốn cho vay, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24, hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tài 85 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng Đặc biệt trong chính sách phát triển , Ngân hàng luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động , nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ

Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh là luôn phấn đấu thành một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa hoạt động, đi đầu về ứng dụng công nghệ nâng cao cho mọi thành phần kinh tế, giữ vững niềm tin của đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước.

Cơ cấu tổ chức

Khi mới thành lập, bộ máy tổ chức của Chi nhánh bao gồm có Ban Giám đốc và 3 phòng chức năng: Phòng Tín dụng, phòng Kế toán thanh toán , phòng Hành chính – Nhân sự - Ngân quỹ

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển , đến nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã hoàn thiện , bao gồm có Ban Giám đốc và 10 phòng ban chức năng.

Ban Giám đốc Chi nhánh gồm có 1 Giám đốc do chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bổ nhiệm và 2 phó giám đốc do Tống Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bổ nhiệm

Các phòng ban chức năng của chi nhánh bao gồm:

- Phòng Kế toán tài chính

- Phòng Thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ

- Phòng Kiểm tra nội bộ

- Phòng Hành chính nhân sự

- Các phòng giao dịch : số 1, số 2 , số 3

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

Phòng Thanh Toán Quốc Tế và KD – Dịch Vụ

Phòng Kế Toán Tài Chính

Phòng Quản Lý Nợ Phòng Khách Hàng

Phòng Kiểm Tra Nội Bộ

Phòng Hành Chính Nhân Sự

Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinhlà một trong những chi nhánh ngân hàng ngoại thương Việt Nam có đầy đủ chức năng , nhiệm vụ quyền hạn như một ngân hàng thương mại:

- Trung gian tài chính: Với nghiệp vụ chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức kinh tế

- Tạo phương tiện thanh toán

- Trung gian thanh toán o Chi nhánh có trách nhiệm giúp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nghiên cứu , tổng hợp những vấn đề kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối tại thành phố Vinh và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An nghiên cứu tổng hợp và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước về chủ trương chính sách , kế hoạch và biện pháp phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại ngoại thương và ngoại hối của tỉnh Nghệ An Trên cơ sở đó tăng cường các hoạt động nghiệp vu ngân hàng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ đối ngoại, tăng thu ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế địa phương. o Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước của ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối tại địa phương , xem xét và xử lý các vụ việc vi phạm điều lệ quản lý ngoại hối phát sinh tại tỉnh Nghệ An trong phạm vi quyền hạn trách nhiệm được giao và thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở địa phưng và các chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước tại tỉnh Nghệ An. o Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu, đổi ngoại tệ phục vụ khách nước ngoài ra vào tỉnh Nghệ An theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN o Thực hiện quan hệ giao dịch và mở tài khoàn” không cư trú” cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài thường trú tại tỉnh Nghệ An, thuộc đối tượng ‘ người không cư trú” theo sự phân công của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam o Thực hiện thanh toán quốc tế trong quan hệ giao dịch trực tiếp với các ngân hàng đại lý nước ngoài, khi có điều kiện, theo sự ủy nhiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về các mặt nghiệm vụ

 Thanh toán về xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc kim ngạch mậu dịch của trung ương và địa phương

 Thực hiện các nghiệp vụ cấp bảo lãnh tín dụng thương mại đối với các đơn vị kinh tế địa phương theo quy chế về bảo lãnh tín dụng do ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố

 Thanh toán về kiều hối và xuất nhập khẩu lao động chuyên gia kỹ thuật trong nước đi các nước khác

 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác về phi mậu dịch phục vụ việc chi tiêu của các cơ quan đại diện nước ta và các đoàn Việt Nam ở nước ngoài

 Thực hiện các quan hệ tài khoản với một số ngân hàng đại lý nước ngoài trong việc điều hành và quản lý vốn ngoại tệ

○ Theo sự phân công của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,thực hiện phục vụ và quản lý các tổ chức, các đơn vị sản suất, kinh doanh xuất nhập hàng hóa và dịch vụ đối ngoại hoạt động trên địa bản tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán đối ngoại Đồng thời thực hiện việc phân tích cấp quyền sử dụng ngoại tệ của cá đơn vị sản suất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế trung ương và địa phương, quản lý tài khoản ngoại tệ của cá đơn vị này theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

○ Theo dõi tổng hợp và kiểm tra việc thanh toán kiều hối tại các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Nghệ An theo quy định của giám đốc Ngân hàng Nhà nước

○ Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiên một số công việc khác do chủ tịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao phó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh là đơn vị hạch toán phụ thuộc chịu sự quản lý và phân cấp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và qua các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng quy định, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà Nước và các quy định khác của pháp luật

Các dịch vụ cung cấp:

Dịch vụ phi mậu dịch Thanh toán Nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu Chiết khấu chứng từ Chuyển tiền điện

Chuyển tiền Nhờ thu trơn Mua bán ngoại tệNgoài ra , Ngân hàng còn có một số khách sạn chuyên thực hiện kinh doanh dịch vụ khách sạn

Tình hình hoạt động của Ngân hàng

1.4.1.Hoạt động huy động vốn:

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn, tạo nguồn vốn là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là sống còn của kinh doanh dịch vụ ngân hàng , đặc biệt trong tình hình thanh khoản của các ngân hàng trong những năm trở lại đây khá căng thẳng Ban giám đốc đã bố trí những cán bộ có năng lực và chuyên môn , liên tục cải tiến lề lối làm việc đổi mới tác phong và thái độ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, da dạng hóa các hình thức huy động tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư

Cùng với sự góp mặt ngày càng nhiều ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh phải đương đầu với nhiều sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Ngoài các sản phẩm ngày càng phòng phú mà Trung ương đưa ra, tại chinh nhánh còn tung ra đợt khuyến mại nhân dịp khai trương trụ sở mới và kỷ niệm 20 năm thành lập; phát động phong trào cán bộ Vietcombank và người thân sử dụng sản phẩm dịch vụ Vietcombank, trao giải thưởng cho những cán bộ huy động được nguồn vốn lớn.

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn năm 2007 – 2008 – 2009

Tổng nguồn vốn huy động

- Huy động từ khách hàng

- Tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi có kỳ hạn

Trong đó từ 12 tháng trở lên

- Tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi có kỳ hạn

Trong đó từ 12 tháng trở lên

(Đơn vị: Triệu đồng, 1000USD)

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2007 – 2008 – 2009 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh)

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 ước đạt 3.479 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, nguồn vốn huy động từ khách hàng ước đạt 3.012 tỷ đồng, tăng 29,2% so với năm 2008 Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn vốn huy động ĐVN dài hạn năm nay có giảm, thay vào đó vốn gửi ngắn hạn tăng mạnh so với năm trước Cơ cấu huy động vốn tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn VNĐ và giảm tỉ trọng nguồn vốn USD.

Trong công tác huy động vốn, chi nhánh không chỉ chú trọng đến tăng trưởng về quy mô mà thường xuyên quan tâm đến việc quản trị rủi ro lãi suất, quản trị thanh khoản nên chất lượng nguồn vốn luôn được ổn định và nâng cao.

Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng năm 2007 – 2008 – 2009

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007, 2008, 2009 tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Vinh)

Theo định hướng chiến lược và chính sách đầu tư của Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam là “ Tăng trưởng thận trọng – Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng “ , Chi nhánh đã triển khai đồng bộ hàng loạt các biện pháp quản trị

1 2 rủi ro như: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện triệt để hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại doanh nghiệp cho hầu hết khách hàng , quản trị lãi suất nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Năm 2009, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế cả nước nói chung và trên địa bàn nói riêng, hoạt động tín dụng của chi nhánh có nhiều biến động Sáu tháng đầu năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn giảm mạnh nên hoạt động tín dụng của chi nhánh bị giảm sút Những tháng cuối năm khi nền kinh tế vượt qua được giai đoạn khó khăn và từng bước phục hồi thì hoạt động tín dụng của chi nhánh lại có chiều hướng tăng trưởng trở lại Tuy nhiên, quán triệt chỉ đạo của Trung ương, chi nhánh đã chủ động điều chỉnh chính sách tín dụng của chi nhánh và tích cực đẩy mạnh huy động vốn, nhờ đó mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh vẫn nằm trong giới hạn cho phép Kết quả, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2009 ước đạt 1.740 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2008.

Thực hiện chủ trương hỗ trợ lãi suất của chính phủ theo các quyết định số

131 và 443, chi nhánh đã tích cực triển khai việc cho vay khách hàng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ước tính đến 31/12/2009 chi nhánh đã cho vay hỗ trợ lãi suất đối với 170 khách hàng với doanh số cho vay ước đạt 1.660 tỷ đồng, doanh số thu nợ ước đạt 1.1160 tỷ đồng Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2009 ước đạt 500 tỷ đồng, chiếm 28.7% tổng dư nợ.

Cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng năm 2009 chi nhánh đã tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của chinh nhánh Kết quả ước tính đến 31/12/2009 chi nhánh đã thu hồi được 60 tỷ đồng nợ xấu( chiếm gần 30% tổng nợ xấu) Bên cạnh đó, cùng với việc xử lý một số khoản nợ bằng dự phòng rủi ro chi nhánh đã đưa tỷ lệ nợ xấu xử lý một số khoản nợ bằng dự phòng rủi ri chi nhánh đã đưa tỷ lệ nợ xấu đến thời điểm 31/12/2009 xuống còn 8,6% tổng dư nợ.

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

Tuy nhiên tiến độ thu hồi nợ còn chậm mặc dù Chi nhánh đã có nhiều biện pháp Với khởi kiệm tại tòa án nhân dân các cấp chưa thu được kết quả do cơ quan pháp luật thực thi việc xét xử và thi hành án không triệt để và còn nhiều vướng mắc.

Cơ cấu đầu tư ( tính đến 31/12/2009)

- Phân theo loại tiền: o Dư nợ cho vay bằng Đồng Việt Nam đến 31/12/2009 ước đạt 1.235 tỷ đồng, chiếm 71% tổng dư nợ o Dư nợ cho vay bằng Ngoại tệ quy USD đến 31/12/2009 ước đạt 28 triệu USD, chiếm 28% tổng dư nợ

- Phân theo thời hạn: o Dư nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2009 ước đạt 1.560 tỷ đồng chiếm 89.6% tổng dư nợ o Dư nợ cho vay trung dài hạn đến 31/12/2009 ước đạt 180 tỷ đồng chiếm 10,4% tổng dư nợ Tỷ trọng dự nợ cho vay trung dài hạn trong năm 2009 đã giảm xuống đáng kể.

- Phân theo đối tượng khách hàng: o Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn: 600 tỷ đồng chiếm 34,5 % tổng dư nợ. o Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: 990 tỷ đồng , chiếm 56,9% tổng dư nợ. o Dư nợ cho vay khách hàng thể nhân: 150 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. o Công tác thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ

1.4.3 Các hoạt động đầu tư khác

▪ Thanh toán XNK và chuyển tiền:

Tổng doanh số thanh toán XNK và chuyển tiền năm 2007 ước đạt 51 triệuUSD tăng 24% so với năm 2006, trong đó thanh toán nhập khẩu đạt 40 triệu USD

1 4 tăng 7,2 triệu USD(+22%) so với năm 2006 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông, lâm, thuỷ hải sản như dầu nhựa, chè, mực, Chuyển tiền đi nước ngoài TTR 4,85 triệu USD tăng 46% so với cùng kỳ năm 2006 chuyển tiền đến 41,977 USD tăng 98% so với năm 2006 Về chi trả kiều hối năm 2007 đạt trên 16 triệu USD tăng 8,2 triệu USD so với năm 2006, nguyên nhận chủ yếu do số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh tăng nhiều hơn năm 2006, ngoài ra còn do cán bộ Chi nhánh đã có cố gắng trong việc tư vấn chuyển tiền, cải tiến quy trình nghiệp vụ, quản lý hồ sơ và chi trả an toàn nên đã thu hút được nhiều khách hàng chuyển tiền về qua Chi nhánh.

Năm 2008 tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 40,92 triệu quy USD, giảm 25,38% so với năm 2007 trong đó thanh toán nhập khẩu đạt 34,97 triệu USD giảm 5,03 triệu USD so với năm 2007.Thanh toán xuất khẩu đạt 5,95 triệu USD, giảm 4.35 triệu USD so với năm 2007 Về nhận và chi trả kiều hối, năm 2008 tiền chuyển đến và chi trả kiều hối đạt 18,5 triêu USD, tăng 2,5 triệu USD so với năm

2007 với tổng số món thực hiện trên 13500 món.

Công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh

2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ 1.2 Với các bước chính như sau:

- Bước 1: Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng từ phòng khách hàng

Nếu hồ sơ chưa đủ cơ sở để thẩm định thì cán bộ thẩm định gửi lại phòng khách hàng để hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn chỉnh.

Nếu hồ sơ đã đủ cơ sở để thẩm định thì tiến hành ký giao nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi và trao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

- Bước 2: Cán bộ thẩm định sau khi nhận hồ sơ từ phòng khách hàng và trên cơ sở đối chiếu các thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc là tham

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN khảo) theo quy định của các hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư Trong quá trình thẩm định nếu có nội dung nào chưa rõ hay cần bổ sung có thể yêu cầu cán bộ tín dụng hay khách hàng bổ sung, giải thích, làm rõ.

- Bước 3: Sau đó cán bộ thẩm định lập “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư” và trình lên trưởng phòng thẩm định xem xét, đánh giá.

- Bước 4: Trưởng phòng thẩm định tiến hành kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, nếu báo cáo chưa đủ thì yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung trong “Báo cáo thẩm định” Hay có thể thông qua khi báo cáo đã đạt yêu cầu.

- Bước 5: Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành hoàn chỉnh các nội dung trong “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư”, và trình báo cáo để trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thết có liên quan đến dự án và gửi trả hồ sơ kèm theo “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư” cho phòng khách hàng:

Phòng Khánh hàng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Nhận hồ sơ để thẩm định

Chưa đạt yêu cầu Đạt

2.2 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và sát với thực tế khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn của cán bộ thẩm định và các nguồn thông tin đáng tin cậy Có nhiều phương pháp để tiến hành phân tích, thẩm định dự án đầu tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án Từ khi BIDV ban hành quy trình thẩm định thống nhất trong toàn hệ thống thì tại Chi nhánh BIDV Hà Thành, khi thẩm định dự án đầu tư phòng thẩm định thường áp dụng Phương pháp thẩm định theo trình tự đồng thời kết hợp với Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhậy của dự án

2.2.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự.

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định

Lập báo cáo thẩm định

Lưu hồ sơ , tài liệu liên quan

Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. a Thẩm định tổng quát.

Thẩm định tổng quát là việc xem xét, đánh giá một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính hợp lý, tính phù hợp của một dự án.

Thẩm định tổng quát có thể cho phép hình dung một cách khái quát dự án. Đồng thời hiểu rõ về quy mô cũng như tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung. b Thẩm định chi tiết

Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, kinh tế Tuy nhiên vẫn phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.

Trong giai đoạn thẩm định chi tiết từng nội dung, cán bộ thẩm định cần phải đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc cần phải bác bỏ Tuy nhiên mức độ chi tiết cho những nội dung cơ bản đó có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.

Trong khi tiến hành thẩm định chi tiết, có thể sẽ phát hiện được các sai sót. Nếu như kết luận rút ra từ nội dung cơ bản trước là điều kiện để tiếp tục phân tích, đánh giá các nội dung cơ bản sau, thì có thể bác bỏ dự án mà không cần di vào thẩm dịnh các nội dung còn lại khi một số nội dung cơ bản của dự án không thể chấp nhận được.

2.2.2 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư.

Phương pháp thẩm định này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Cơ sở thực hiện của phương pháp này là dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như giá bán sản phẩm có thể giảm, có thể mức chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát các tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án đầu tư

Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án này trong trường hợp có những biến động, căn cứ vào mức độ sai lệch so với dự kiến, tuỳ vào điều kiện cụ thể của dự án để có thể lựa chọn được dự án đầu tư Nếu dự án vẫn đảm bảo có hiệu quả trong trường hợp xảy ra những tình huống đó thì đó là dự án có tính vững chắc về hiệu quả tài chính, có độ an toàn cao Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng phát sinh các tình huống bất trắc để có thể đưa ra các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

2.3.1Thẩm định doanh nghiệp vay vốn.

2.3.1.1 Thẩm định về năng lực pháp lý, lịch sử phát triển.

Cán bộ tín dụng phải xác định khách hàng vay vốn thuộc loại đối tượng nào ( doanh ngiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã…) Xác định năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của các cá nhân vay vốn, chủ doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề của họ.

Về lịch sử phát triển phải xem xét ngày thành lập, quy mô vốn, tài sản, các giai đoạn phát triển, sự thay đổi mặt hàng kinh doanh.

Thẩm định dự án đầu tư

.Ví dụ thẩm định dự án đầu tư: Dự án xây nhà đô thị tại khu C7,LêNin , Tp

3.1 Thẩm định về khách hàng vay vốn.

 Giới thiệu về khách hàng vay vốn: o Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Naconex Nghệ An o Địa chỉ theo Đăng kí kinh doanh (ĐKKD): 38 Phan Đình Phùng - phường Cửa Nam - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An. o Địa chỉ hiện tại: 38 Phan Đình Phùng - phường Cửa Nam - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An o Tel./Fax: 038.3837157/ 038.3848579 o ĐKKD số: 2703000038 đăng kí lần đầu ngày 20/11/1995, đăng kí thay đổi lần thứ 02 vào ngày 4/11/2006 Sở KH&ĐT Tỉnh Nghệ An. o Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Xây dựng các công trình giao thông , thủy lợi, cơ sở hạ tầng.

- Tư vấn thiết kế công trình dân dụng chuyên nghiệp.

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh chế biến gỗ xuất khẩu.

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

- Kinh doanh vận tải, xăng dầu, khách sạn.

- Sản xuất khung nhà thép & thép hình các loại. o Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Minh Quân o Giám đốc điều hành: Ông Võ Minh Quân o Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ đồng) o Quan hệ với các Ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng: chưa có quan hệ về vay vốn.

Thẩm định chi tiết khách hàng:

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty số 2703000038 cấp ngày 20/11/1995 bởi Sở KH&ĐT Nghệ An.

- Giấy chứng nhận đăng kí thuế công ty số 0102073938 cấp ngày 02/01/1996 bởi Cục thuế tỉnh Nghệ An.

- Điều lệ hoạt động số 2000 ngày 09/11/2001995 do các cổ đông sáng lập

- Bổ nhiệm giám đốc số 01/HĐQT ngày 20/11/1995 do Chủ tịch HĐQT cấp.

- Bổ nhiệm kế toán trưởng số 002/HĐQT03 ngày 03/12/1995 do Chủ tịch HĐQT cấp.

- Uỷ quyền vay vốn số 47/DAP ngày 20/06/1995 do các cổ đông sáng lập cấp.

Nhận xét: Hồ sơ pháp lí của Công ty đầy đủ thể hiện được tư cách pháp nhân trong quan hệ tín dụng

 Cơ cấu tổ chức và sở hữu: doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Sau khi nghiên cứu cơ cấu tổ chức, sở hữu của doanh nghiệp, phân tích năng lực quản lí của các thành viên ban lãnh đạo và xem xét hoạt động kinh doanh của công ty, CBTD đã đưa ra nhận định:

Nhìn chung, công ty có một ban điều hành có uy tín, kinh nghiệm trong ngành Các thành viên trong HĐQT quyết tâm chinh phục một lĩnh vực có tỉ suất lợi nhuận cao và xây dựng một thương hiệu sơn mới trên thị trường Hệ thống phân phối và cách thức phát triển dựa trên một thương hiệu nổi tiếng là một bước đi chiến lược và là một nhân tố quan trọng cho sự đi lên của công ty.

Tình hình tài chính của công ty:

Ngân hàng đã dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, lợi nhuận, doanh thu, các chỉ tiêu về tài sản lưu động, nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhằm đánh giá tình hình vay nợ, tính thanh khoản và khả năng trả nợ của công ty.

Qua phân tích báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, CBTD đã đưa ra những nhận định khả quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đều phản ánh doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, tính thanh khoản và khả năng trả nợ khá cao.

Nhận xét: Quá trình thẩm định khách hàng vay vốn là Công ty cổ phần Naconex Nghệ An được CBTD tiến hành rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết Vì đây là khách hàng mới, lần đầu tiên đến vay vốn tại VCB – TP Vinh nên việc thẩm định kĩ lưỡng về khách hàng vay vốn là rất cần thiết CBTD đã xem xét một cách toàn diện các nội dung như hồ sơ pháp lí, hồ sơ tài chính để quyết định về tư cách vay vốn của doanh nghiệp Phương pháp thẩm định theo trình tự được sử dụng triệt để, đồng thời với đó là phương pháp dự báo (trong phần phân tích về triển vọng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường sơn trong thời gian tới)

3.2 Thẩm định dự án đầu tư:

- Căn cứ đơn xin vay ngày 08/11/2007.

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

- Số tiền xin vay: 19.000.000.000 VNĐ

- Mục đích: Mua khu đất C7, đường LêNin Tp Vinh thuộc quyền sở hửu của Cty sản xuất dịch vụ XNK Thủ công Mỹ nghệ Nghệ An

- Tổng nguồn vốn thực hiện: 28.874.000.000 VNĐ trong đó:

+ Nguồn vốn tự thu xếp: 9.874.000.000VNĐ

+ Nguồn vốn vay VCB: 19.000.000.000 VNĐ.

+ Quyền sử dụng đất ở tại phường Hà Huy Tập – Nghệ An: 112m²

+ Quyền sử dụng đất ở tại phường Cửa Nam : 1021,6 m²

 Tổng giá trị khách hàng đánh giá là 17.000.000.000 VNĐ.

- Lãi suất đề nghị: 13%/năm (gồm thu về quản lí tín dụng).

 Hồ sơ phương án vay vốn:

- Đơn đề nghị vay vốn;

- Phương án vay vốn đầu tư dự án;

- Biên bản họp HĐQT quyết định về việc vay vốn tại VCB;

- Biên bản họp HĐQT quyết định phương án mua khu đất C7 của Cty SXDV XNK Thủ công Mỹ Nghệ Nghệ An

- Các hợp đồng đã, đang và sẽ thực hiện chứng minh khả năng sản xuất kinh doanh.

 Hồ sơ tài sản đảm bảo:

- Hợp đồng uỷ quyền thế chấp 2 quyền sử dụng đất tại Tp Vinh – Nghệ An.

- Hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tp Vinh – Nghệ An.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại C7 LêNin - Tp Vinh - Nghệ An.

- Quyết định cấp quyền sử dụng đất tại C7 LêNin cho công ty SXDV XNK Thủ công Mỹ Nghệ Nghệ An.

- Bản vẽ thiết kế quy hoạch tổng thể khu đất C7 LêNin - Tp Vinh - Nghệ An

- Biên bản bàn giao mốc giới lô đất.

 Một số nét cơ bản về dự án: o Cơ sở hình thành dự án:

- Công ty Cổ phần Naconex Nghệ An với người chủ thực sự là ông Võ Minh Quân – người điều hành và đồng sở hữu nhiều công ty như: Thép Thần Châu , Xăng dầu Cửa Nam, Xây dựng dân dụng Công ty có nhiều mối quan hệ và biết được khu đất của công ty SXDV XNK Thủ công Mỹ Nghệ Nghệ An đang định rao bán để trả nợ.

- Trong vài tháng trở lại đây, rất nhiều biến động trên thị trường vàng, dầu mỏ, ngoại tệ, tài chính, lạm phát, bất động sản… cho thấy đồng tiền đang bị trượt giá một cách nhanh chóng Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước cũng như thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội ở Tp Vinh tăng lên đáng kể Từ đó kéo theo nhu cầu tích trữ của cải, bảo toàn và tăng giá trị tài sản, nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống… Từ những nguyên nhân trên, nhiều người chọn giải pháp đổ ròng vốn của vào bất động sản- một kênh đầu tư tương đối an toàn (xét về dài hạn) và mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư Và đây cũng là một trong những lí do để Công ty

Cổ phần Naconex Nghệ An quyết định đầu tư cho dự án này.

- Bản chất dự án này là: ông Võ Minh Quân và ông Đỗ Như Quang (Việt kiều Đức

- bạn ông Quân, đã cùng góp vốn với ông Quân trong nhiều dự án, nhà máy) cùng một số cá nhân khác mua lô đất C7 này với giá 15.000.000 đ/m² của công ty SXDV XNK Thủ công Mỹ Nghệ Nghệ để chia lô từ 110 m² đến 220 m² bán với giá

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN

25.000.000 đ/m² cho các cá nhân là bạn bè và các mối quan hệ Tổng giá trị thương vụ là 38.600.000.000 VNĐ, trong đó:

+ Giá mua theo hợp đồng với công ty SXDV XNK Thủ công Mỹ Nghệ Nghệ An: 28.874.000.000 VNĐ.

 Thẩm định khía cạnh thị trường:

Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện dẫn tới nhu cầu về nhà ở cũng ngày càng gia tăng Đồng thời, tâm lí muốn có một căn nhà do mình sở hữu ngày càng phổ biến hơn

Thống kê của Cục quản lý nhà Bộ Xây Dựng cho thấy tại Nghệ An, nguồn cung nhà ở đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu Đến 2010 nhu cầu về nhà ở tại Nghệ An sẽ lên xấp xỉ 30.000 căn hộ trong khi đó nguồn cung chỉ đáp ứng được khoảng 10.000 Vì vậy, tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà chung cư đang ngày càng trầm trọng.

Theo dự báo, đầu cơ ở thị trường này có xu hướng giảm, nguồn cung trong ngắn hạn vẫn khan hiếm, nhu cầu thực tế vẫn chưa được đáp ứng vì cung thực tế chưa cao như kỳ vọng ban đầu

Bởi vậy, ý tưởng đầu tư của dự án này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khách hàng mục tiêu mà dự án nhắm tới là các cá nhân có thu nhập từ khá trở lên Đó hầu hết là người thân, bạn bè, đối tác của chủ dự án Hiện tại, cơ bản các lô đất đã được đăng kí đặt cọc Do đó, khả năng tiêu thụ của dự án đã được xác định khá chắc chắn.

Thẩm định khía cạnh kĩ thuật: o Địa điểm xây dựng:

Dự án nằm trong khuôn viên khu đô thị mới thuộc phường Hà Huy Tập, , cách đường cao tốc 3/2 50m Đi sâu vào 100m là khu trung tâm khu đô thị được bao bọc bởi 4 con đường: Nguyễn Sỹ Sách- Nguyễn Phong Sắc và quốc lộ 46 đi Cửa Lò o Kế hoạch triển khai, thi công:

Đánh giá chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Vinh

Bảng 3: Kết quả công tác thẩm định trong những năm qua của Ngân hàng

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

3 Tổng số tiền đề nghị vay ( tỷ đồng)

Theo định hướng chiến lược và chính sách đầu tư của Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương là “tăng trưởng thận trọng – tập trung nâng cao chất lượng tín dụng” nên các nguyên tắc, quy trình về cho vay và thẩm định được cán bộ ngân hàng thực hiện rất đúng đắn với tinh thần trách nhiệm cao Công tác thẩm đinh tín dụng rất được chú trọng khi xét duyệt cho vay Quy trình thẩm định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh nói riêng và của hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung là một quy trình chặt chẽ và có tính khoa học cao Cán bộ tín dụng không chỉ phải thẩm định về dự án đầu tư mà còn phải thẩm định doanh nghiệp vay vốn khi doanh nghiệp có dự án xin vay vốn Ngân hàng Do công tác thẩm định được tiến hành nghiêm túc nên mặc dù có nợ quá hạn nhưng không có nợ khó đòi.

Ngân hàng cho vay khi cảm thấy dự án có hiệu quả, phương án vay rõ ràng, doanh nghiệp có khả năng trả nợ, không chạy theo tăng trưởng doanh số tín dụng thuần tuý mà đặt yếu tố an toàn tín dụng lên hàng đầu, do vậy từ khâu đào tạo cán bộ, ban hành quy trình đến khâu kiểm tra, kiểm soát, đều được quan tâm rất sát sao.

Năng lực của người vay vốn đặc biệt là khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh đã được Ngân hàng chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt đối với những khách hàng có đủ năng lực và uy tín.

Ngân hàng cũng đã chú ý đến phân tích ngành mà các doanh nghiệp đang hoạt động và cạnh tranh Tại Ngân hàng, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một số doanh nghiệp nhất định Chính nhờ đó cán bộ tín dụng am hiểu về một số chỉ tiêu chung của ngành để so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu đó ở doanh nghiệp.

Công tác thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kỳ đã giúp Ngân hàng nắm được những thông tin mang tính cập nhật về tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định cho phù hợp.

Khi cho vay Ngân hàng luôn chú trọng nguyên tắc: vốn vay phải có vật tư hàng hoá và tài sản thế chấp đảm bảo nếu đơn vị vay vốn không phải là doanh nghiệp nhà nước Mặc dù trong việc cho vay thì điều quan trọng là tình hình tài chính của công ty và tính khả thi của dự án, kế hoạch vay vốn nhưng tài sản thế chấp lại là yếu tố đảm bảo cho khoản vay khi có rủi ro xảy ra và đồng thời khi người vay nhận được món vay họ sẽ phải có trách nhiệm hơn đối với các món vay của mình Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố định và giấy tờ có giá trị đều được xem xét một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp và đúng đắn của nó thì Ngân hàng mới chấp nhận.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư đã giúp Ngân hàng lựa chọn được những dự án đầu tư có hiệu quả tài chính để cho vay Các báo cáo về nguồn khả năng trả nợ của dự án, lịch trình cho vay, thu nợ, các biện pháp bảo đảm đã phục vụ đắc lực cho hoạt động cho vay của Ngân hàng tạo điều kiện cho việc thu lãi, thu gốc của Ngân hàng và bảo đảm phục vụ khách hàng tốt nhất Qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, tạo ra nhiều thuận lợi cho Ngân hàng và tạo được uy tín với khách hàng. Đối với các chủ dự án, các kết quả thẩm định dự án đầu tư với các ý kiến tư vấn đóng góp đã giúp chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước Hơn nữa, nó còn giúp cho chủ dự án tiết kiệm vốn đầu tư, tính

Sinh viên: Nguyễn Duy Minh – KTDT D K48 - QN đúng tính đủ các chi phí giúp dự án thực hiện thuận lợi, có kế hoạch bảo đảm nguồn, kế hoạch đầu tư, bỏ vốn phù hợp với các điều kiện hiện có của doanh nghiệp, của thị trường cũng như tiến độ đầu tư và có kế hoạch vay vốn, hoàn trả vốn và lãi Ngân hàng hợp lý.

Các chỉ tiêu thẩm định tài chính đang được Ngân hàng Ngoại Thương sử dụng là tương đối hiện đại ở Việt Nam cũng như trên thế giới Các phương pháp tính toán, hệ thống các chỉ tiêu phân tích đa dạng, khoa hoạ, chính xác và phù hợp với các quy định của Nhà nước, với đặc thù hoạt động của Ngân hàng.

Về trang thiết bị, thông tin: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng, thẩm định nói chung đã được sự quan tâm đầu tư thích đáng Chi nhánh đã trang bị các máy tính hiện đại cho từng cán bộ thẩm định, một số phần mềm ứng dụng hco soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã được đưa vào sử dụng, hỗ trợ cho các hoạt động thẩm định làm tăng đáng kể tốc độ và tính chính xác của các chỉ tiêu thẩm định tài chính.

Thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định tài hcính dược lưu trữ, thông tin được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: từ các nguồn nội bộ trong Ngân hàng đến các nguồn bên ngoài qua báo chí, các văn bản, tài liệu của các cơ quan liên quan.

Hàng tuần, cán bộ tín dụng lại tổ chức họp để xem xét tình hình hoạt động trong tuần, từ đó nêu ra những hạn chế khuyết điểm và những ưu điểm đã đạt được. Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của Chi nhánh trong công tác tín dụng vì qua đó cán bộ tín dụng tự nhìn lại mình và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

Trên đây là những mặt đã làm được trong thẩm định dự án Tuy nhiên, tất cả không ngừng ở đó mà đòi hỏi sự không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay trung, dài hạn, góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng kinh doanh của Ngân hàng.

Qua thực trạng thẩm định dự án được tiến hành ở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh đồng thời căn cứ vào những cơ chế, chính sách hiện nay đang áp dụng thì công tác thẩm định còn một số vấn đề cần xem xét, đó là:

- Cán bộ thẩm định chưa được phân theo một chuyên sâu cụ thể để tạo nên những chuyên môn hoá trong việc thẩm định dự án, kiến thức hiểu biết pháp luật chưa sâu, Chính vì vậy, cho dù học hỏi nhiều nhưng chưa chuyên sâu nên khả năng hiểu biết về các vấn đề đặc trưng của từng ngành, từng nghề xin vay vốn còn bị hạn chế và đối với nhữnh dự án lớn kỷ thuật phức tạp Ngân hàng chưa mạnh dạn thuê các tổ chức tư vấn nên gây khó khăn trong việc thẩm định.

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức: - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Sơ đồ t ổ chức: (Trang 5)
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn năm 2007 – 2008 – 2009 - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn năm 2007 – 2008 – 2009 (Trang 10)
Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng năm 2007 – 2008 – 2009 - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 1.2 Hoạt động tín dụng năm 2007 – 2008 – 2009 (Trang 11)
Bảng 1.3: Công tác kinh doanh ngoại tệ các năm 2007-2009. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 1.3 Công tác kinh doanh ngoại tệ các năm 2007-2009 (Trang 15)
Bảng 2.1: Dự toán đầu tư xây dựng nhà và hạ tầng. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 2.1 Dự toán đầu tư xây dựng nhà và hạ tầng (Trang 40)
Bảng 2.2: Kế hoạch bán nhà, thu tiền. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 2.2 Kế hoạch bán nhà, thu tiền (Trang 41)
Bảng 2.3: Nguồn vốn thực hiện - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 2.3 Nguồn vốn thực hiện (Trang 42)
Bảng 2.4: Hiệu quả tài chính dự kiến. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 2.4 Hiệu quả tài chính dự kiến (Trang 43)
Bảng 2.5: Kế hoạch trả nợ VCB - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 2.5 Kế hoạch trả nợ VCB (Trang 44)
Bảng 3: Kết quả công tác thẩm định trong những năm qua của Ngân hàng - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh
Bảng 3 Kết quả công tác thẩm định trong những năm qua của Ngân hàng (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w