1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội
Tác giả Đặng Sỹ Dũng
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Hoài Dung
Trường học Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 71,07 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội (3)
    • I. Thông tin chung (3)
      • 1. Tên gọi (3)
      • 2. Địa chỉ giao dịch (3)
      • 3. Các hoạt động chính (3)
    • II. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội (5)
      • 1. Giai đoạn 1988-1995 (5)
      • 2. Giai đoạn 1995 đến nay (7)
    • III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội một số năm gần đây (9)
      • 1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (9)
      • 2. Đánh giá (20)
    • Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội (23)
      • I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triên Nông thôn Hà Nội (23)
        • 1. Môi trường kinh doanh (23)
        • 2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy (27)
        • 3. Chính sách huy động vốn (33)
        • 4. Đặc điểm về nhân sự (35)
        • 5. Đặc điểm về ứng dụng công nghệ (36)
        • 6. Uy tín của ngân hàng (37)
      • II. Các hình thức huy động vốn (38)
        • 1. Huy động vốn bằng tiền gửi của khách hàng (38)
        • 2. Huy động vốn bằng kỳ phiếu (39)
        • 3. Huy động bằng tiền gửi của các tổ chưc tín dụng (40)
        • 4. Huy động tiền gửi trái phiếu (41)
      • III. Mạng lưới huy động vốn (41)
        • 1. Khái quát chung (41)
        • 2. Kết quả huy động vốn từ các ngân hàng chi nhánh (42)
      • IV. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2004- 2006 (43)
      • V. Đánh giá về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (45)
        • 1. Những kết quả đạt được (45)
        • 2. Hạn chế (47)
        • 3. Nguyên nhân (48)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (50)
    • I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA (50)
      • 1. Một số thuận lợi và khó khăn (50)
      • 2. Định hướng phát triển (51)
    • II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI (54)
      • 1. Kiến nghị ở tầm vi mô (54)
      • 2. Kiến nghị ở tầm vĩ mô (64)
  • Kết luận (66)

Nội dung

Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội

Thông tin chung

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội là một trong số hơn 2500 chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Nó có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc doanh do Thống đốc Ngân hàng đề ra và đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch : NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Tên giao dich quốc tế : VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE

AND RURAL DEVELOPMENT HANOI BRANCH

Trụ sở chính: Số 77 Phố Lạc Trung – Quận Hai Bà Trưng – Thành phố

Website: www.agribankhanoi.com.vn

Từ khi thành lập NHNN & PTNT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ là huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế sản xuất Nông- Lâm- Nghiệp,diêm nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế khác trên địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội. a Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, tổ chức tin dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước, ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và giấy tờ khác để huy động vốn các tổ chức, các cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

- Tiếp nhận các nguồn tài trợ và uỷ tác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

- Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam cho phép bằng văn bản

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam b Cho vay

- Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

- Cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tỏ chức kinh tế và cá nhân nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống c Kinh doanh ngoại hối

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính quản lý ngoại hối của chính phí, Ngân hàng và của NHNo&PTNT Việt Nam. d Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán nước cho khách hàng

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam e Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác :

Bao gồm thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, trả lương qua tài khoản, phát tiện các đại lý chấp nhận thẻ, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính f Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp cho khách hàng g Đầu tư dưới các hình thức : góp vốn, mua cổ phần h Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội

và phát triển Nông thôn Hà Nội Được thành lập theo quyết dịnh số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Thành Phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp đươc điều động từ ngân hàng Công- Nông-Thương thành phố Hà Nội và từ 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

NHNN & PTNT có 12 chi nhánh huyện trực thuộc

- Chi nhánh NHNN huyện Đông Anh

- Chi nhánh NHNN huyện Thanh Trì

- Chi nhánh NHNN huyện Từ Liêm

- Chi nhánh NHNN huyện Gia Lâm

- Chi nhánh NHNN huyện Mê Linh

- Chi nhánh NHNN huyện Sóc Sơn

- Chi nhánh NHNN huyện Hoài Đức

- Chi nhánh NHNN huyện Đan Phượng

- Chi nhánh NHNN huyện Thạch Thất

- Chi nhánh NHNN huyện Phúc Thọ

- Chi nhánh NHNN huyện Sơn Tây

- Chi nhánh NHNN huyện Ba Vì

Vào tháng 9/1991 tách 7 ngân hàng huyện về 2 chi nhánh tỉnh Hà tây và Vĩnh Phúc.

Chi nhánh tỉnh Hà Tây bao gồm:

Hoài Đức Ba Vì Đan Phượng

Thạch Thất Sơn Tây Phúc Thọ

Chi nhánh huyện Mê Linh về công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 1994 thành lập thêm chi nhánh chợ Hôm sau này chuyển thành chi nhánh quận Hai Bà Trưng.

Năm 1995 thành lập thêm 2 chi nhánh là chi nhánh quận Tây Hồ và chi nhánh Giảng Võ sau này là chi nhánh quận Ba Đình

Ngay từ ngày đầu thành lập (tháng 6/1998) với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, nguồn vốn nhỏ (18 tỷ VNĐ) trình độ cán bộ nhân viên còn bất cập, công nghệ lạc hậu.v.v chi nhánh đã phải đương đầu với những khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt với nhiều ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài trên địa bàn Thủ đô.

Trong giai đoạn này thực hiện chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam,chi nhánh đã chủ động phối kết hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để đầu tư cho các hộ sản xuất kinh doanh trồng dâu, nuôi tằm,chăn nuôi bò sữa, khôi phục ngành nghề truyền thống, phát triển vùng chuyên chanh rau, hoa, quả góp phần tích cực vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân Đối với nền kinh tế nông nghiệp: những năm 1988-1995 chỉ đạo các chi nhánh ngoại thành cho vay phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, giúp nông dân thực hiện các dự án nhỏ theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt mục tiêu 50 triệu đồng/ha canh tác, xoá bỏ độc canh, thuần nông, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuốc lá, chè ở Sóc Sơn, vùng rau, hoa quả ở Từ Liêm, Thanh Trì, lợn hướng nạc, vịt siêu trứng, gà siêu thịt, bò sữa, cá chim trắng, tôm càng xanh ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, tạo nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp cho thành phố, cho vay khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống, thực hiện nghiệp vụ uỷ thác cho vay từ nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Năm 1997 thành lập thêm chi nhánh quận Cầu Giấy

Năm 1999 thành lập thêm chi nhánh quận Đống Đa

Năm 2002 thành lập thêm chi nhánh Tràng Tiền và chi nhánh Chương Dương

Năm 2003 thành lập thêm chi nhánh Hàng Đào, chi nhánh Nghĩa Đô và chi nhánh chợ Hôm

Tháng 12/2004 bàn giao 2 chi nhánh là chi nhánh Chương dương về trực thuộc chi nhánh quận Long Biên và chi nhánh Tây Hồ về trực thuộc chi nhánh Quảng An

Tháng 5/2005 thành lập thêm chi nhánh Trần Duy Hưng

Tháng 3/2006 bàn giao chi nhánh Cầu Giấy về Trung Ương

Nhận rõ được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng cộng với sự giúp đỡ hết sức to lớn của Thành Uỷ, UBND thành phố, NHNN, NHNo&PTNT ViệtNam, các cơ quan tổ chức đoàn thể, tập thể cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh đã đồng tâm hiệp lực đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã trãi qua 18 năm từng bước đưa chi nhánh vựot qua khó khăn thách thức để từng bước ổn định phát triển và đến nay trở thành một NHTM có vị thế và uy tín trên địa bàn thủ đô, đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trong nước cũng như quốc tế Với chính sách khách hàng thông thoáng, với nhiều giải pháp điều hành sáng tạo đặc biệt chú trọng công tác đầu tư chất xám, thay đổi một cách căn bản phong cách giao dịch với khách hàng, đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị kinh doanh đồng thời tranh thủ thời cơ mở rộng màng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch

Giai đoạn 1995-2002 với chức năng kiêm nhiệm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo, Chi nhánh đã góp phần tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo của Thành phố đã tạo điều kiện giúp đỡ cho hàng ngàn hộ thoát nghèo, do vậy đã được Thành uỷ, UBND Thành phố đánh giá cao về công tác xoá đói giảm nghèo.

Với nguồn vốn huy động được Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời đầy đủ mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Thủ đô.

Từ năm 1995 đến nay, với địa bàn thu hẹp chỉ hoạt động kinh doanh tại quận nội thành Chi nhánh đã nhanh chóng thay đổi cách suy nghĩ, cách làm, mạnh dạn mở rộng màng lưới và đầu tư cho các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, mà trọng tâm là thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng từ chỗ chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn, đã mở rộng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Công tyTNHH, các Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân để phát triển sản xuất kinh doanh thay đổi máy móc thiết bị công nghệ thực hiện CNH-HĐH góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô theo hướngDịch vụ- Công nghiệp và Nông nghiệp Bên cạnh đó chi nhánh còn mở rộng cho vay tư nhân cá thể, hộ sản xuât, đặc biệt là các lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, trường học, bệnh viện và dân cư để thiện đời sống, mua sắm thiết bị sinh hoạt cũng như mua sắm nhà cửa.v.v

Cùng với hoạt động kinh doanh nội tệ, từ năm 1995 NHNo&PTNT Hà Nội phát triển thêm dịch vụ kinh doanh đối ngoại, thực hiện huy động vốn, cho vay bằng ngoại tệ, thanh toán quốc tế, mở L/C phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đến nay đã có quan hệ giao dịch và làm đại lý cho các tổ chức tín dụng với 800 ngân hàng tại các quốc gia trên 5 châu lục, doanh số thanh toán quốc tế lên tới 200-300 triệu USD/năm, khai thác được hàng trăm triệu ngoại tệ các loại đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế , phát hành thẻ ghi nợ, trả lương cho cán bộ nhân viên các doanh nghiệp qua thẻ ghi nợ ATM thực hiện dịch vụ chiết khấu từ có giá, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm Các dịch vụ này mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng và ít rủi ro.

Giai đoạn này là thời gian NHNo&PTNT Hà Nội mạnh dạn tiến công vào thành trì khoa học kỹ thuất và công nghệ ngân hàng hiện đại của thế giới,trong đó phải kể đến “cuộc cách mạng” tin học thay thế hoàn toàn phương tiện tính toán, phương pháp thông tin, thống kê, kế toán, thanh toán lạc hậu bằng một hệ thống thiết bị tin học hiện đại, hoạt động đa chức năng trên mạng thông tin cục bộ, truyền tải số liệu hoạt động ngay trong ngày từ các điểm giao dịch về trung tâm, vì vậy, thực hiện thanh toán giao dịch dứt điểm trong ngày, rút ngắn thời gian thanh toán vốn từ 3-4 ngày còn vài giờ , có ý nghĩa cực kỳ tolớn trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn xã hội, tiết kiệm vốn.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội một số năm gần đây

1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng a Công tác huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Bởi nét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn

0 kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng và quy mô huy động Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ có lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tín dụng mà còn có lợi nhuận thu được từ nguồn vốn thừa được điều chuyển theo lệnh của tổng Giám đốc NHNo&PTNTViệt Nam với mức phí quy định hiện nay là 0,65% chung cho tất cả các nguồn vốn Có thể nói, NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao và đều đặn.

Bảng 1 :Cơ cấu nguồn vốn huy đông theo thành phần kinh tế và theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng

2 Nguồn vốn theo thành phần kinh tế

- Tiền gửi của khách hàng 6.718 46,9

3 Nguồn vốn huy động theo thời gian

- Tiền gửi không kỳ hạn 6.586 49,9

(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ)

Tổng nguồn vốn đạt 13.187 tỷ VNĐ, tăng 1899 tỷ so với năm 2005

- Tiền gửi của khách hàng: 6.718 chiếm 46,9% tỷ giảm 449 tỷ so với năm 2005.

- Tiền gửi TCTD: 1.874 tỷ chiếm 14,2% tăng 1471 tỷ so với năm 2005.

- Tiền gửi Kho bạc: 3.485 tỷ chiếm 26,4% tăng 251 tỷ so với năm 2005.

- Tiền gửi khác: 1650 chiếm 12,5 % tăng 1166 tỷ so với năm 2005.

Cơ cấu huy động nguồn vốn:

- Tiền gửi không kỳ hạn: 6.586 tỷ chiếm 49,9% tổng nguồn vốn.

- Tiền gửi < 12 tháng: 1.037 tỷ chiếm 7,9% tổng nguồn vốn.

- Tiền gửi > 12 tháng: 4.414 tỷ chiếm 33,5% tổng nguồn vốn

- Tiền gửi khác: 1.150 tỷ chiếm 8,7% tổng nguồn vốn.

Trong năm 2006 công tác huy động vốn nói chung đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư gặp nhiều khó khăn mặc dù lãi suất huy động luôn được điều chỉnh ngang bằng các NHTM trên địa bàn đã có cùng mức lãi suất, nhưng do các NHTM CP huy động với lãi suất cao hơn đã ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn Nhưng với uy tín, phong cách phục vụ và việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn dân cư đặc biệt đã giữ vững được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn.

Mặt khác NHNo Hà Nội đã thực hiện các hình thức huy động như huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 01 đến 60 tháng với nhiều hình thức trả lãi bậc thang, tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng có khuyến mại

BH con người. b Dư nợ

Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Nội là hoạt động cho vay Vì nguồn vốn huy động được tập trung chủ yếu cho các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội; phần vốn không sử dụng hết được ngân hàng điều chuyển về NHNo&PTNT Việt Nam để điều hoà cho các ngân hàng thiếu vốn Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao gần 90%, ngoài ra còn có lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán thừa vốn.

Sau đây là kết quả công tác cho vay trong 3 năm 2004, 2005, 2006 củaNHNo & PTNT Hà Nội.

Bảng 2: Cơ cấu dư nợ thành phần kinh tế và theo thời gian của

NHNo&PTNT Hà Nội qua các năm 2004 – 2006 Đơn vị: Triệu đồng

2 Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Hộ gia đình, cá nhân 430.530 560.625 344.000

3 Dư nợ theo thời hạn cho vay

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ)

Trong năm 2005, tổng dư nợ đạt 2.690 tỷ, đạt 99,6% chỉ tiêu kế hoạchNHNo Việt Nam giao, đây là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng đã tích cực thu hút khách hàng, tìm kiếm dự án để mở rộng đầu tư tín dụng.

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ thành phần kinh tế và theo thời gian của

NHNo&PTNT Hà Nội năm 2005 Đơn vị: Triệu đồng

2 Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.159.864 43,1

- Hộ gia đình, cá nhân 560.625 20,9

3 Dư nợ theo thời hạn cho vay

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ)

* Kết cấu dư nợ theo thời gian như sau:

- Dư nợ ngắn hạn: 1.631 tỷ, chếm 60,6% tổng dư nợ.

- Dư nợ trung và dài hạn: 1.059 tỷ, chiếm 39,4% tổng dư nợ.

* Chia theo loại dư nợ:

- Dư nợ nội tệ: 1.961 tỷ, chiếm 92,9% tổng dư nợ.

- Dư nợ ngoại tệ: 729 tỷ chiếm 21,2% tổng dư nợ.

* Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

- Doanh nghiệp Nhà nước: 970 tỷ chiếm 36% tổng dư nợ, giảm 646 tỷ so với năm 2004 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.160 tỷ chiếm 43,1% tổng dư nợ tăng 67 tỷ so với năm 2004 Cá nhân hộ sản xuất và tiêu dùng: 560 tỷ chiếm 20,9% tổng dư nợ, tăng 130 tỷ so với năm 2004.

Trong năm 2005 Chi nhánh đã đầu tư tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả nâng cao khả năng cạn tranh hàng hoá và sản phẩm của mình trong cơ chế thị trường và chuẩn bị hội nhập AFTA Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế chiếm 39,4% tổng dư nợ.

4 Đặc biệt trong năm 2005 Chi nhánh đã mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ với các NHTM trên địa bàn với những dự án lớn có hiệu quả. Không những thế Chi nhánh còn triển khai mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ tư nhân cá thể làm ăn thực sự có hiệu quả, thực hiện đầy đủ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Cùng với viêc đầu tư tín dụng trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự đồng thời còn làm nhiệm vụ tư vấn giúp khách hàng các mặt nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng. Đến năm 2006 tổng dư nợ đạt 2.457 tỷ (thấp hơn năm 2005 do đã tiến hành bàn giao chi nhánh Cầu Giấy) đạt kế hoạch Trung ương giao, dư nợ nội tệ đạt 2.043 tỷ, dư nợ ngoại tệ đạt 414 tỷ (Quy đổi)

Bảng 4: Cơ cấu dư nợ thành phần kinh tế và theo thời gian của

NHNo&PTNT Hà Nội năm 2006 Đơn vị: Triệu đồng

2 Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.293.000 53,06

- Hộ gia đình, cá nhân 344.000 16,94

3 Dư nợ theo thời hạn cho vay

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ)

* Kết cấu dư nợ như sau:

- Dư nợ ngắn hạn: 1.336 tỷ, chếm 54,3% tổng dư nợ.

- Dư nợ trung: 432 tỷ, chiếm 17,6% tổng dư nợ.

- Dư nợ dài hạn: 689 tỷ chiếm 28,1% trong tổng dư nợ

* Chia theo loại dư nợ:

- Dư nợ nội tệ: 2.043 tỷ, chiếm 83.15% tổng dư nợ.

- Dư nợ ngoại tệ: 414 tỷ chiếm 16,85% tổng dư nợ.

- Doanh nghiệp Nhà nước: 818 tỷ chiếm 33% tổng dư nợ, giảm 152,12 tỷ so với năm 2005 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.293 tỷ chiếm 53,06% tổng dư nợ tăng 133.1 tỷ so với năm 2005 Cá nhân hộ sản xuất và tiêu dùng:

344 tỷ chiếm 13,94% tổng dư nợ, giảm 216.6 tỷ so với năm 2005.

Năm 2006 Chi nhánh đã thực hiên chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tỷ lệ đầu tư doanh nghiệp nhà nước chiếm 33% giảm 3%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hộ sản xuất chiếm 67% tăng 3% so với năm 2005. Đánh giá về công tác tín dụng:

Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm lựa cọn các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế để cho vay, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 45% so với tổng dư nợ, nhờ đổi mới phong cách giao dịch, với mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ tín dụng, ngoài ra có têm một số doanh nghiệp mới về vay vốn song thực tế việc mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn nên bình quân dư nợ đầu người năm 2006 vẫn thấp hơn năm 2005.

Nhìn cung các ngân hàng đã thực sự quan tâm đến chất lượng tín dụng đã nhậ thức được vai trò của chất lượng tín dụng đối với kết quả hoạt động kinh doanh, công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên kịp thời nên hoạt động tín dụng một số Ngân hàng quận thực sự đi vào nền nếp, khắc phục được những tồn tại Một số ngân hàng đã tích cực thu hồi nợ quá hạn đã xử lý rủi ro như Trung tâm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, nhưng còn hạn chế…

Việc thu lãi cho vay trong năm 2006 đã được quan tâm hơn, tỷ lệ thu lãi bình quân toàn thành phố đạt từ 95 đến 98%.

Tuy vậy dư nợ cho vay DNNN tuy giảm nhiều so với năm 2005 song vẫn còn lớn, cần tiếp tục mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh àm ăn hiệu quả kinh

6 doanh hạn chế rủi ro trong đầu tư tín dụng.

Một số tồn tại trong công tác tín dụng:

- Một số cán bộ tín dụng chưa tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng, vẫn ngồi chờ có khách thì cho vay hoặc có khách hàng có nhu cầu xin vay cán bộ tín dụng hướng dẫn không chu đáo…

Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội

I Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triên Nông thôn Hà Nội

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có liên quan biện chứng tác động ràng buộc lẫn nhau Sự biến động của một hoạt động kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại Hoạt động kinh doanh của các NHTM được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế Do vậy, sự tác động ổn định hay bất ổn định, tăng nhanh hay chậm chạp của nền kinh tế đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng Rõ ràng, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng luôn gắn với môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh bao gồm: a Môi trường pháp lý

Hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Cụ thể việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát Chính vì lẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ gắt gao hơn so với các doanh nghiệp khác Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các tổ chúc tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự,hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ,hạn mức Do sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn

4 cũng bị tác động Cụ thể, chính sách của Nhà nước, của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM

Khi cơ chế chính sách thay đổi sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy đông vốn Đây là những rủi ro bất khả kháng, không chỉ đối với các ngân hàng mà ngay cả đối với đối với khách hàng của ngân hàng Điều này đã từng xảy ra và tương khó tránh khỏi Biểu hiện của nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến vốn theo khía cạnh sau đây: Do chính sách của chính phủ, của bộ ngành chủ quản yêu cầu sử dụng vốn vào những mục đích có ý nghĩa kinh tế- xã hội nào đó, buộc các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn tại các ngân hàng thương mại phải thực hiện, như mua trái phiếu chính phủ, đầu tư vào các công trình quốc kế dân sinh… b Môi trường chính trị

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Nước ta có một nền chính trị ổn định, đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng, nhất là các nguồn vốn từ các tổ chức và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Bên cạnh đó, với một nền chính trị ổn định, chúng ta có nhiều lợi thế trong việc thu hút những nguồn vốn từ bên ngoài, mở rộng quan hệ với các tổ chức cung ứng vốn lớn từ bên ngoài. c Môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đối với công tác huy động vốn của NHTM Môi trường kinh tế hàm chứa: tình trạng nền kinh tế, yếu tố cạnh tranh.

Nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội cao và ổn định thì tất yếu công việc huy động vốn của ngân hàng sẽ diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn Ngược lại nếu nền kinh tế đang

5 trong giai đoạn suy thoái thì khả năng khai thác vốn đưa vào nền kinh tế ắt hẳn sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn.

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh không phải lúc nào cũng tốt vì cạnh tranh có thể dẫn đến rất nhiều những tiêu cực, hạn chế Vì vậy, cạnh tranh là một thách với sự phát triển vừa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển Để công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đạt được hiệu quả, ngân hàng phải quan tâm đến vấn đề cạnh tranh Cụ thể ngân hàng phải xác định rõ trong địa bàn hoạt động của mình có bao nhiêu ngân hàng, các đối thủ khác cũng cung cấp các dịch vụ tương như ngân hàng, có bao nhiêu cơ hội để đầu tư kinh doanh Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ tính toán đưa ra loại hình dịch vụ nào có hiệu quả nhất, ấn định một mức lãi suất phù hợp không chỉ với thị trường mà còn tiết kiệm được chi phí huy động.

Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh ở nước ta Sự sôi động của thị trường chứng khoán đã khiến cho các dịch vụ thẻ, mở toàn khoản của các cá nhân và tổ chức nhộn nhịp hơn Điều này cùng với một số dịch vụ khác về quản lý tài chính doanh nghiệp và cá nhân đã mang lại những nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng Đồng thời nó cũng khiến cho việc huy động vốn của các ngân hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Sức nóng của thị trường chứng khoán , tỷ lệ chia cổ tức được các ngân hàng công bố ở mức cao, cùng với sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào lợi nhuận dài hạn của các ngân hàng đã khiến việc phát hành cổ phiếu tăng vốn trở nên quá thuận lợi Tuy nhiên sự phát triển của thị trường chứng khoán đã làm cho dòng vốn nhàn rỗi trong dân đang ngày càng đổ dồn vào thị trường chứng khoán, thay thế cho thói quen gửi tiét kiệm tại ngân hàng, đặt ngành ngân hàng trước sức ép cạnh tranh mới.Sức ép cạnh tranh đã khiến gần như đồng loạt các ngân hàng công bố tăng lãi suất huy động vốn, điều này dẫn đến tình trạng lãi suất đang va chạm với giới hạn sinh lãi, khả năng an toàn và tác động tới tăng trưởng kinh tế.

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc: tập quán, thói quen, tâm lý Đối với hoạt động ngân hàng, trong đó công tác huy động vốn là yếu tố chịu ảnh hưởng của môi trường văn hoá Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi; và trong tiềm thức của họ ngân hàng là một cái gì đó không thể thiếu được trong cuộc sống Do vậy, ngân hàng không mấy khó khăn trong vấn đề huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội Ngược lại, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thói quen thanh toán không sử dụng tiền mặt (theo thống kê có đến 50% giao dịch vẫn sử dụng tiền mặt)

Là một NHTM nên NHNo&PTNT Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các nhân tố trên Tuy nhiên nhờ sự ổn định của môi trường chính trị,văn hoá, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và hệ thống pháp lý ngày càng được hoàn thiện nên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng càng ngày càng phát huy được hiệu quả, đóng góp nhiều vào thành công chung của Ngân hàng

Phòng tổ chức cán bộ Phòng hành chính Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng KD ngoại tệ và TTQT Phòng vi tính Phòng kế toán ngân quỹ Phòng nguồn vốn và KHTH Tổ tiếp thị Tổ thẻ Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ

2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy

Tại trụ sở chính có 11 phòng và tố nghiệp vụ:

- Phòng tổ chức cán bộ

- Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Phòng kế toán ngân quỹ

- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

- Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ Các phòng, tổ chức trực thuộc chi nhánh có những nhiệm vụ như: a Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNN & PTNT Việt Nam

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. b Phòng tín dụng

Phòng Tín dụng có nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khách và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

1 Một số thuận lợi và khó khăn. a Thận lợi:

Cùng với toàn ngành, NHNo&PTNT Hà Nội bước vào kế hoạch năm 2006-2010 với những thuận lợi cơ bản:

Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, một số doanh nghiệp đã dần khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới Một số chính sách kinh tế Nhà Nước và ngành thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.

NHNo&PTNT Hà Nội được NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt, được sự hỗ trợ tích cực của ban ngành TW và Hà Nội, sự cộng tác tích cực trên nguyên tắc cùng có lợi ở mọi thành phần kinh tế.

Sự đoàn kết thống nhất từ ban chấp hành Đảng uỷ, ban giám đóc và sự nhận thức đầy đủ kịp thời tình hình chính trị, kinh tế xã hội của cả nước cũng như của Thủ đô Hà Nội, được những thành tích kinh oanh trong nhiều năm qua cổ vũ động viên luôn tạo thành sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm 2001 và những năm tiếp theo. b Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên NHNo&PTNT Hà Nội cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:

Nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp Nhà Nước từ những năm 1993-

1994 dồn lại đến nay chưa giải quyết được thực sự là gánh nặng cho năm

2006 và một số năm sau này đối với NHNo&PTNT Hà Nội Một số doanh nghiệp NHà Nước vẫn chưa thực sự tìm được chỗ đứng trong cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh vẫn bấp bênh, nhất kà các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, không có mặt hàng chủ chốt.

Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh không những tạo điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn là trở ngại không nhỏ trong việc khai thác và cung ứng ngoại tệ thanh toán với nước ngoài.

Sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng, trở nên khốc liệt hơn, một số ngân hàng nhất là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh thiếu lành mạnh như nâng lãi suất thu hút vốn nội tệ có khi cao hơn lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNH Việt Nam quy định nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn mặt bằng lãi suất chung đã gây khó khăn không đáng có cho các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy chế tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam mà thực chất làm rối loạn không đáng có về hoạt động tín dụng ngân hàng.

Cơ sở vật chất và kỹ thuật của NHNo&PTNT Hà Nội còn thấp kém so với nhu cầu hiện đại hoá và hội nhập của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới trong tương lai.

2 Định hướng phát triển a Mục tiêu:

- Tổng nguồn vốn tăng 10% - 12% so với năm 2005

- Tổng dư nợ đạt tăng 10% đến 12% so với năm 2005.

- Phấn đấu có đủ Quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo thông báo và quy định của NHNo Việt Nam.

- Triển khai nghiêm túc có hiệu quả các loại hình dịch vụ, thu dịch vụ đạt từ 12% đến 15%.

- Trích và xử lý rủi ro số nợ còn tồn đọng đúng quy định của ngành, hạn chế tới mức tối đa nợ tồn đọng phát sinh mới Kiên quyết thu hồi các khoản nợ đến hạn cả gốc và lãi, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Tập trung thu hồi nợ đã xử lý rủi ro của các thành phần kinh tế, đặc biệt nợ của các đối tượng vay tiêu dùng.

- Tiếp tục thực hiện đại hoá Ngân hàng để có điều kiện phát triển, cạnh tranh và chuẩn bị cho hội nhập.

- Mục tiêu huy động vốn Đến hết năm 2007 NHNo&PTNT Hà Nội huy động đạt tăng 10% đến 15% so với năm 2006.

Bảng 11: Kế hoạch huy động vốn năm 2007 Đơn vị: tỷ đồng

Số tuyệt đối Số tương đối (%)

1 Tiền gửi của khách hàng 5704 7594 1890 33

- TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 895 1125 230 25.7

- TG có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 3680 5250 570 12

2 NV – UTĐT tại địa phương 1 1 - -

- TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 178 200 22 12,3

- TG có kỳ hạn từ12 tháng trở lên 734 795 61 8,3

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ)

Năm 2007 NHNo Hà Nội phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cơ bản theo thông báo kế hoạch kinh doanh năm 2006 của NHNo&PTNT Việt Nam và định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội đề ra đó là:

Một là: Tập trung huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các TCKT và TCXH khác Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.

Hai là: Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro

Ba là: tập trung triển khai các loại hình dich vụ, sản phẩm ịc vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường.

Bốn là: Tập trung triển khai toàn diện có chất lượng cao công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung.

- Định hướng huy động vốn năm 2007:

Năm 2007 nguồn vốn đạt 14.900 tỷ VND, trong đó tiền gửi nội tệ là 12.970 tỷ chiếm 87% tổng nguồn vốn; tiền gửi ngoại tệ chiếm 1930 tỷ chiếm 13% tổng nguồn vốn.

Kết cấu nguồn nội tệ:

- Tiền gửi không kỳ hạn là 1.219 tỷ, giảm 90 tỷ so với năm 2006

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.125 tỷ tăng 230 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5.250 tỷ tăng 570 tỷ so với năm 2006.

- Nguồn vốn – UTĐT tại địa phương là 1 tỷ.

- Tiền gửi của các TCTD là 1.530 tỷ giảm 12 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi khác là 3.845 tỷ giảm 404 tỷ so với năm 2006.

Kết cấu nguồn ngoại tệ:

- Tiền gửi không kỳ hạn là 125 tỷ tăng 26 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 200 tỷ tăng 22 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 795 tỷ tăng 61 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi ngoại tệ khác là 810 tỷ tăng 130 ty so với năm 2006

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI

1 Kiến nghị ở tầm vi mô a Mở rộng màng lưới kinh doanh. Đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, giải pháp này phải thực sự được coi là giải trọng tâm, cấp bách hàng đầu Thực tế khi mở rộng màng lưới kinh doanh đã tạo điều kiện giúp công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội đạt được những kết quả Do đó, trong những năm tiếp theo, để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm được khách hàng mới, ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch mở rộng màng lưới kinh doanh Để làm tốt được vấn đề này cần phải có sự tìm hiểu kỹ, xác định chính xác nhu cầu vốn

Trong năm tới thành lập thêm từ 2 đến 4 phòng giao dịch tại các khu dân cư tập trung nhất nhất là các khu chung cư và khu đô thị mới, đồng thời nâng cấp từ 1-2 Phòng giao dịch hoạt động có hiệu quả lên Ngân hàng cấp 2. Đồng thời mở rộng thêm chức năng của các Phòng giao dịch cho vay ngắn hạn thế chấp bằng các giấy tờ có giá (từ 15 đến 20 phòng giao dịch triển khai thực hiện), thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ và làm các đại lý cho các tổ choc và cá nhân khác Đặc biệt tập trung nâng cấp toàn diện,thay đổi địa điểm một số chi nhánh, Phòng giao dịch thuận tiện và khang

5 trang hơn đáp ứng tốt hơn công tác phục vụ khách hàng trong giao dich và vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội Đây là vấn đề tối cấp thiết đối với ngân hàng khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt Vì thế ban lãnh đạo ngân hàng cần đề ra kế hoạch cụ thể về việc phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm có thể thu hút được tốt nhất nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tạo được thuận lợi trong cạnh tranh huy động vốn với các NHTM khác trên địa bàn nhờ tiếp cận tôt hơn với những nguồn vốn này. b Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng.

- Đối với tiền gửi dân cư: bao gồm tiết kiệm và kỳ phiếu.

Trong số tất cả các nguồn vốn huy động được của ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư được coi là nguồn có tính ổn định và vững chắc Đối với NHTM việc tìm giải pháp để huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng luôn là vấn đề bức xúc và nan giải NHNo&PTNT Hà Nội cần phải xuất phát từ cái gốc của người gửi tiền: mong muốn kiếm lợi thông qua nhận lãi tiền gửi, hoặc được đảm bảo an toàn, hay nhận được sự thuận lợi trong thanh toán, giao dịch Do đó cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động thu hút tiền gửi từ dân cư như trả lãi trước, trả lãi định kỳ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD… áp dụng nhiều kỳ hạn gửi tiền để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng Vì vậy các phòng ban cần đề ra những kế hoạch cụ thể nhằm thu hút được nguồn vốn như các hình thức huy động vốn thích hợp, những hình thức khuyến mại thích hợp như những lợi ích thu được từ việc gửi tiết kiệm, chuyển tiền…

Phát triển mạnh dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ để thu hút tiền gửi cá nhân, tập trung vào khối các trường đại học, các cơ quan, xí nghiệp… Mặt khác chủ động triển khai làm tốt dịch vụ chuyển tiền của khách hàng, nhất là chuyển tiền cho sinh viên Đây là loại hình dich vụ mới và có tốc độ phát triển nhanh chóng bởi những lợi ích của nó mang lại, và doanh thu từ loại hình dịch vụ này ngày càng tăng lên Do đó, tổ tiếp vụ thẻ cần xác định được nhu

6 cầu về thẻ và vó những kế hoạch cụ thể đẻ phát triển loại hình dịch vụ này, đồng thời tham mưu cho giám đốc chi nhánh pháp triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế.

Mục tiêu lớn nhất của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào ngân hàng là hưởng những tiện ích trong thanh toán Đối với ngân hàng, đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động và tính ổn dịnh thấp nhất Do vậy, ngoài nguồn vốn huy động được từ dân cư ngân hàng cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả cao của nguồn vốn này Theo định hướng của NHNo Hà Nội đặt ra cho năm 2007 thì ngân hàng cần phải triển khai thực hiện những giải pháp sau:

- Tiếp tục duy trì phong cách và phương thức cũng như kỹ thuật giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm ổn định khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới mà tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, các chi nhánh điện nội thành, các dự án kinh tế Để làm tốt được công việc này, ngân hàng cần tạo được mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, tạo đựoc niềm tin đối với các doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch ở ngân hàng.

- Tiếp tục mở rộng diện thu tiền mặt đối với các doanh nghiệp, các cửa hàng xăng dầu, các đại lý bán hàng đóng trên địa bàn, các điểm vui chơi giải chí tại các công viên, trung tâm thương mại siêu thị Cần có một kế hoạch cụ thể để tiếp cận với bộ phận này nhằm thu hút thêm những khách hàng mới, phòng tiếp thị cũng như các phòng ban khác lên những kế hoạch cụ thể để tiếp cận với nguồn vốn mới Thông thương tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của một NHTM, chính vì vậy ngân hàng cần sớm có nhiều biên pháp khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tới mở tài khoản, tạo điều kiện về thời gian và thủ tục, có thể ưu tiên cho vay vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp có số dư tài khoản lớn thường xuyên tại ngân hàng, cung ứng cho họ các dịch vụ thuận tiện như chi trả lương cho cán bộ qua ngân hàng.

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

Năm 2007, NHNo Hà Nội tiếp tục phục vụ các nhu cầu của Kho bạc tốt hơn nữa nhằm tạo lòng tin và thu hút thêm các Chi nhánh Kho bạc Quận khác, đồng thời giữ tốt mối quan hệ với Kho bạc để có số dư tiền gửi 3700 đến 4000 tỷ đồng, chiếm 22% đến 25% nguồn vốn kinh doanh.

- Tiền gửi của các tổ chức khác.

NHNo&PTNT Hà Nội là chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, một địa bàn có tính cạnh tranh cao, tập trung rất nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức đoàn thể, do vậy để thu hút vốn đòi hỏi ngân hàng phải thực sự chủ động trong công tác huy động vốn Hiện nay, tuy số dư còn nhỏ, năm

2007 NHNo Hà Nội sẽ tiếp cận thêm các trường Đại học có nguồn thu lớn nhất là các trường đại học dân lập, các cơ quan bảo hiểm, để nâng nguồn vốn này lên.

- Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng.

Trong tất cả nguồn vốn huy động của ngân hàng, nguồn tiền gửi của các

Tổ chức tín dụng rất không ổn định và lãi suất cao Vì vậy, nếu nguồn này huy động nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Năm 2007 NHNo Hà Nội giữ nguồn vốn này ở mức 8% đến 10% tổng nguồn vốn (Đây là nguồn vốn không ỳ hạn của NHCS XH hoặc theo chỉ đạo của Trung ương để xử lý nguồn tiền gửi của các TCTD cho phù hợp và có hiệu quả đảm bảo thực hiện kế hoach kinh doanh năm 2007 TW giao).

- Các loại hình dịch vụ khác.

Xu thế cạnh tranh hiện đại là xu thế cạnh tranh trên lĩnh vực chất lượng dịch vụ Dịch vụ chính là sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng quan tâm nhiều hơn đến loại hình này.Thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn nói riêng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh nói chung.Trong năm 200, thiết nghĩ NHNo&PTNT Hà Nội cần tiến hành những công

Tiếp tục làm tốt và mở rộng diện thu - chi tiền mặt miễn phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thu- chi tiền mặt hàng ngày.

Nâng cao hơn nữa dịch vụ tư vấn NHNo&PTNT Hà Nội nên mở rộng dịch vụ này thông qua việc phân loại khách hàng Nếu khách hàng gửi tiền, ngân hàng nên tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình gửi tiền nào, lãi suất và thời gian huy động sao cho vùa đáp ứng dược nhu cầu rút tiền vừa giúp khách hàng có thu nhập cao nhất Nếu khách hàng có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giúp khách hàng xây dựng dự án, lựa chọn sản xuất sản phẩm, các án kỹ thuật với lãi suất tiền vay có lợi nhất. c Về công tác tổ chức, đào tạo cán bộ.

Ngày đăng: 20/06/2023, 21:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w