1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương (vietcombank) vn

22 781 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 298,5 KB

Nội dung

Khái quát chung về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam * Lịch sử hình thành Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Theo nghị định115/CP, ngày 01-04-1963 trên cơ sở bộ máy của Cụcquản lý ngoại hối

Trang 1

1 Khái quát chung về Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1.1 Khái quát chung về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

* Lịch sử hình thành Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Theo nghị định115/CP, ngày 01-04-1963 trên cơ sở bộ máy của Cụcquản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ngoại thươngViệt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, với tư cách pháp nhân Ngânhàng thương mại giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế Kể từ

đó, thương hiệu Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chính thức ra đời, với têngọi tiếng Anh là: Bank Foreign Trade of Vietnam, tên quen thuộc làVIETCOMBANK

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được Nhà nước xếp hạng là mộttrong 23 doanh nghiệp đặc biệt được tổ chức theo mô hình tổng công ty 90,

91 Ngay từ ngày thành lập, hướng kinh doanh chính của Ngân hàng ngoạithương Việt Nam là kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế,cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ vàtài sản Nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóavới nước ngoài

Là ngân hàng phục vụ đối ngoại lâu đời nhất Việt Nam, là Ngân hàngđầu tiên ở Việt Nam quản lý vốn tập trung, là một trung tâm thanh toán ngoại

tệ liên Ngân hàng của hơn 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh Ngânhàng nước ngoài tại Việt Nam

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, từ một Ngân hàngthương mại hoạt động trong cơ chế độc quyền, được Nhà nước bao cấp đếnnay Ngân hàng ngoại thương đã trở thành một hệ thống phát triển theo địnhhướng hình thành tập đoàn tài chính: Ngân hàng mạnh và đa năng Với bề dày

Trang 2

kinh nghiệm hơn 40 năm, trên con đường xây dựng và trưởng thành đội ngũcán bộ, công nhân viên nhiệt tình sáng tạo, Vietcombank luôn giữ vị thế hàngđầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng ngoạithương vẫn là Ngân hàng có thế mạnh nhất trong các Ngân hàng thương mạiViệt Nam về lĩnh vực thanh toán và áp dụng công nghệ mới Vietcombank làmột trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng khác như Hiệphội Ngân hàng châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, Tổ chức thẻ quốc

tế Visa, Master Card Vốn điều lệ của Vietcombank là 15 nghìn tỷ đồng vàtổng tài sản là hơn 166.952 tỉ đồng Giữ vững và đẩy mạnh các lợi thế truyềnthống như thị phần thanh toán quốc tế luôn chiếm khoảng 30%, cho ra đời cácsản phẩm cơ cấu đặc biệt Nguồn huy động tiền gửi ngoại tệ luôn chiếm tỷtrọng lớn- đạt gần 7,6 tỷ USD

Ngoài ra Ngân hàng cũng luôn chú trọng đến việc phát triển nhiều sảnphẩm, đa dạng hóa kênh phân phối trên nền tảng công nghệ tiên tiến như: Sảnphẩm quản lý vốn tập trung (Sweep); Đầu tư tự động ( Auto Invest); Ngânhàng điện tử (Ebank); mạng lưới ATM và POS được đánh giá lớn nhất vàhiệu quả nhất

Để nâng cao năng lực quản trị và điều hành, Ngân hàng ngoại thương

đã tiến hành xây dựng mô hình hướng tới khách hàng, phân tách rõ Quan hệkhách hàng/Quản lý rủi ro/Tác nghiệp, đồng thời cũng sử dụng các phươngpháp quản lý rủi ro hiện đại như: Hệ thống xếp hạng tín nhiệm Quản lý danhmục đầu tư theo nghành, khu vực địa lý; Hệ thống phân quyền, ủy quyền vàgiao hạn mức; Quản lý tài sản có tài sản nợ…

Năm 2007 được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hốicho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn, Ngânhàng ngoại thương đã tạo được uy tín vững chắc không những đối với khách

2

Trang 3

hàng trong nước mà còn được ghi nhận bởi đối tác nước ngoài điều này sẽ đặtnền tảng vững chắc cho tiến trình cổ phần hóa sẽ diễn ra vào năm 2008 thànhcông.

* Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Về tổ chức, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được quản lý bởi môhình hội đồng quản trị( HĐQT) và được điều hành bởi tổng giám đốc

HĐQT thực hiện chức năng quản lý Ngân hàng ngoại thương, chịutrách nhiệm về sự phát triển của Ngân hàng theo nhiệm vụ Nhà nước giao.Hội đồng quản trị thành lập ban kiểm soát nhằm giúp HĐQT chấp hành phápluật của Nhà nước Ở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay HĐQT cómột chủ tịch Hội đồng quản trị và bốn thành viên

Tổng giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động của Ngân hàng dưới sựgiúp việc của bộ máy các phòng ban và chịu trách nhiệm trước HĐQT Hiệnnay ban giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam gồm một tổng giám đốc

và sáu phó tổng giám đốc

Về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàng ngoại thươngViệt Nam được quy định theo quyết định số 102/TCCB-ĐT ngày 10/10/1998của tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương

Tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo

mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giaodịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người Ngoài ra,NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong vàngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảohiểm, bất động sản, quỹ đầu tư

Trang 4

Cho đến nay, mạng lưới của Ngân hàng Ngoại thương đã vươn rộng ranhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm:

- 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc;

- 4 Công ty con ở trong nước:

+ Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing)

+ Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

+ Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC)+ Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)

- 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – VinaficoHongkong

- 2 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris

- 3 Công ty liên doanh:

+ Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)

+ Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina

+ Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến ThànhHoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lướigiao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ

* Chức năng và nhiệm vụ.

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay cung cấp các dịch vụ:

- Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm VND và ngoại tệ

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu VND và ngoại tệ

4

Trang 5

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ

- Chuyển tiền trong và ngoài nước

- Thanh toán xuất nhập khẩu ( L/C- D/A- D/P)

- Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh

- Bảo lãnh và tái bảo lãnh

- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái và đổi séc du lịch, nhờ thu trơn…

- Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank-Visa Card, Vietcombank- MasterCard, Vietcombank- American Express ( sử dụng trong và ngoài nước, rúttiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 9 sử dụng trongnước)

- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế như: Visa, Master Card,American Express, JCB và Diners Club

- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, MoneyGram…

- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính

- Dịch vụ E-banking, Home banking

Trang 7

1.2 Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

* Quá trình hình thành và phát triển

Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mới được tách ra từ Hội

sở vào cuối năm 2005 Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàngVietcombank, việc Hội sở vừa thực hiện chức năng kinh doanh và chức năngquản lý không còn phù hợp Hệ thống Vietcombank đã liên tục phát triển số chinhánh mở ra trên cả nước ngày càng lớn, lượng vốn huy động được và cho vaytăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước, nhiệm vụ quản lý là rất lớn và quantrọng, đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên nghiệp phụ trách công việc này Đồngthời công việc kinh doanh ở Hội sở có một vai trò rất lớn đối với toàn hệ thống,các chỉ tiêu hoạt động của Hội sở luôn chiếm khoảng 20-25% toàn hệ thống

Để phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới, Ngân hàng ngoạithương Việt Nam đã quyết định tách bộ phận kinh doanh của Hội sở để thành lập

Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, với chức năng kinh doanh nhưcác chi nhánh cấp 1 khác

Sở giao dịch hiện đang có địa chỉ tại 33 Ngô Quyền Sở giao dịch tuykhông có các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc nhưng phạm vi hoạt độngrất lớn, không chỉ trong phạm vi thành phố Hà Nội mà còn mở rộng sang phạm

vi các tỉnh lân cận Các khách hàng của Sở giao dịch chủ yếu là những kháchhàng lớn có được từ quá trình kinh doanh trước đây Khi tách ra từ Hội sở chính,

Sở giao dịch đã rất cố gắng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, chủ động tìmkiếm khách hàng và đã thu được nhiều thành công

Trang 8

* Cơ cấu tổ chức hoạt động

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch có những điểm rất đặc biệt Do mới đượctách ra từ Hội sở chính nên các phòng ban giữa Hội sở chính và Sở giao dịch vẫn

có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện ở mặt nhân sự và khách hàng.Trước đây thì chỉ duy trì một phòng Tín dụng ngắn hạn thì nay tách ra thành haiphòng: Phòng Tín dụng ngắn hạn TW ( Trung ương) và Phòng Tín dụng ngắnhạn Sở giao dịch Đối tượng phục vụ của hai phòng này có đôi chút khác biệt,trên phòng tín dụng ngắn hạn TW và Phòng tín dụng ngắn hạn Sở giao dịch Đốitượng phục vụ của hai phòng này có đôi chút khác biệt, trên phòng tín dụng ngắnhạn TW thì đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớnnhư tổng công ty lương thực miền Bắc- Vinafood 1, Công ty Than, Xí nghiệpđóng tàu … còn ở Phòng Tín dụng Sở giao dịch là các khách hàng doanh nghiệpvừa và nhỏ Hiện nay thì sự trùng lặp về hoạt động đang được Ban lãnh đạo xemxét và điều chỉnh lại cho phù hợp với hoạt động của Hội sở và Sở giao dịch

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban như sau:

- Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với

khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của Ngânhàng ngoại thương Việt Nam

- Phòng tín dụng ngắn hạn Sở giao dịch: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ có nhu cầu vốn ngắn hạnđầu tư từ Ngân hàng, với chức năng khai thác và sử dụng vốn tối ưu nhằm mụctiêu lợi nhuận

- Phòng đầu tư dự án Sở giao dịch: Là phòng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu vay

vốn trung và dài hạn của khách hàng Nhiệm vụ là nghiên cứu tiền khả thi, khả

8

Trang 9

thi và xem xét cho vay các dự án kinh doanh của doanh nghiệp có thời hạn từ 1năm trở lên.

- Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Phụ trách việc quan hệ với khách hàng

vay vốn là các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng hànghóa và dịch vụ có chất lượng cao, cải thiện đời sống Hiện nay phòng đang thựchiện một số dịch vụ chính như sau: cho vay mua nhà, ô tô trả góp, cho vay cán

bộ công nhân viên và cho vay du học

- Phòng tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ, tổ chức thực hiện các nghiệp

vụ về tài trợ thương mại: thực hiện thanh toán L/C xuất nhập khẩu, các nghiệp

vụ nhờ th, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh thanh toán… Phòng còn có chức năngnghiệp vụ mua bán và thu đổi ngoại tệ Do số lượng giao dịch được thực hiện ở

Sở giao dịch là rất lớn nên đã lập ra hai phòng chuyên biệt cho từng nghiệp vụlà: Phòng thanh toán nhập khẩu và Phòng thanh toán xuất khẩu

- Phòng bảo lãnh Sở giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện nghiệp vụ bảo

lãnh cho các khách hàng có nhu cầu bảo lãnh Các nghiệp vụ bảo lãnh mà Sởgiao dịch đang tiến hành là bảo lãnh vay vốn, bão lãnh đảm bảo tham gia dựthầu, bảo lãnh đảm bảo khả năng thanh toán ( thường dùng trong thanh toán xuấtnhập khẩu)

-Phòng vay viện trợ Sở giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản

lý các khoản vay nợ có tính viện trợ từ nước ngoài, được các tổ chức quốc tếviện trợ cho Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện môi trường…Ngân hàng ngoại thương được chỉ định làm nhiệm vụ thay chủ đầu tư để quản lýnguồn vốn này sao cho có lợi nhất

Trang 10

- Phòng quản lý thẻ Sở giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện việc quản lý

quá trình thanh toán thẻ của Vietcombank, kiểm soát các giao dịch, các nghiệp

vụ chuyển tiền, rút tiền, mua hàng

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý

quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank, tổ chứcđiều chuyển tiêng giữa quỹ nghiệp vụ của Sở giao dịch với Ngân hàng Nhànước, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm,các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn

- Phòng quan hệ khách hàng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng quản lý tất cả

các khách hàng của Sở giao dịch không tính đến họ thực hiện nghiệp vụ nào.Nhiệm vụ của phòng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với quá trình chấm điểmtín dụng cho khách hàng, và đây là cơ sở để thực hiện việc xem xét cho vay đốivới một khách hàng

Ngoài ra còn có các phòng khác thực hiện chức năng được phân công như:Phòng Hối đoái Sở giao dịch, Phòng dịch vụ tài khoản khách hàng, Phòng Hànhchính- tổng hợp…

1.3 Tình hình hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động với những cơ hội

và thách thức, Ngân hàng ngoại thương vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởngcao và ổn định Trong những năm qua Ngân hàng ngoại thương luôn phát huy

10

Trang 11

vai trò là một Ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài chính, Ngân hàngquốc tế giữ vững thị phần cao và ổn định trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

Với vai trò đầu tàu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ở khu vực phíaBắc, Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong năm qua đã thựchiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, luôn đạt mức ăng trưởng cao và ổn định.Năm 2006 là năm đầu tiên Sở giao dịch tách ra hoạt động độc lập, bên cạnhnhững thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của Sở giao dịch trước đây, Sở giaodịch cũng đã gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức nhiều mới được đưa vàothực hiện, khách hàng lớn chuyển lên TW quản lý khiến cho xuất phát điểm của

Sở giao dịch đến cuối năm 2005 là thấp Tuy vậy với nỗ lực cố gắng của bangiám đốc và cán bộ nhân viên năm 2007, Sở giao dịch đã đạt được các kết quảsau:

- Nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức, bắt nhịp ngay với hoạt động kinhdoanh của toàn hệ thống Vietcombank

- Kế thừa lợi thừa lợi thế về huy động vốn trước đây nên Sở giao dịch đãhoàn thành chỉ tiêu huy động vốn mà TW giao từ đầu năm 2006

- Các mảng dịch vụ bán lẻ, thanh toán, tài trợ thương mại vẫn duy trì ổnđịnh

- Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của Sở giao dịch trong năm 2006 chưathực sự hiệu quả nên kết quả chưa như mong muốn, tỷ lệ giữa tín dụng trên tổngnguồn vốn còn thấp ( chiếm 6,96%)

Tổng nguồn vốn quy ra VND của Sở giao dịch đến 31/12/2007 đạt42.111,522 tỷ VND tăng 6.015,932 tỷ VND so với cuối năm 2006

Trang 12

1.3.1 Về huy động vốn.

Để nâng cao nguồn vốn, Ngân hàng ngoại thương một mặt vẫn tiếp tụccác giải pháp đa dạng hóa hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suấtlinh hoạt, cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng Là một chi nhánhcủa Ngân hàng ngoại thương việc tách ra hoạt động độc lập không làm cho hoạtđộng huy động của Sở giao dịch kém hiệu quả Công tác huy động vốn của Sởgiao dịch vẫn duy trì kết quả tốt Đến cuối năm 2006, nguồn vốn huy động từnền kinh tế của Sở giao dịch quy VND đạt 40.555,445 tỷ tăng 5793.635 tỷ VND

so với năm 2006 và hoàn thành kế hoạch huy động vốn TW đã giao Thị phầnvốn huy động tại Sở giao dịch so với địa bàn Hà nội là 15,58% trong đó thị phầnvốn huy động là 10,01% và ngoại tệ quy ra USD là 27,885 tổng vốn huy độngtrên địa bàn

- Về huy động vốn VND: Vốn huy động từ khách hàng đến 31/12/2007 đạt

17438.167 tỷ VND tăng 2491.167 tỷ VND so với cuối năm 2006 Tiền gửi kháchhàng của tổ chức kinh tế đạt 12.979,038 tỷ đồng tăng 1854,148 tỷ đồng so vớinăm 2006 là do Sở giao dịch đã tăng cường việc tiếp xúc khách hàng để thu húttiền gửi Các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn duy trì ổn định quan hệtiền gửi với Sở giao dịch về sử dụng nhiều dịch vụ giao dịch tài khoản thanhtoán Tiền gửi của dân cư đạt 4.459,245 tỷ đồng tăng 637,035 tỷ đồng so vớinăm 2006 Sở giao dịch vẫn là chi nhánh có ưu thế về huy động từ khách hàng làdân cư do mạng lưới các phòng giao dịch ở khắp các địa bàn, uy tín và thươnghiệu Sở giao dịch vẫn mạnh, lãi suất luôn ở mức tương đương với các Ngân hàngkhác Riêng tiền gửi của các TCTD khác tại Sở giao dịch chưa phát sinh do toàn

bộ khách hàng là TCTD sau ngày 31/12/2005 đã chuyển lên TW

12

Ngày đăng: 24/05/2014, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w