Tại Việt Nam, trong thời gian dài, hoạt động kinh doanh vàng như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hóa khác,
Trang 1Tr-ờng đại học ngoại th-ơng Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế CHUYÊN ngành KINH tế đối ngoại
KhóA LUậN TốT NGHIệP
Đề tài:
Quản lý nhà n-ớc đối với hoạt động kinh
doanh vàng tại VIệT NAM
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thúy Nga
Lớp : Anh 15
Giáo viên h-ớng dẫn : TS Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 4
1 Khái quát chung về vàng và thị trường vàng 4
1.1 Giới thiệu về kim loại vàng, đặc điểm và giá trị của vàng 4
1.1.1 Khái niệm về vàng 4
1.1.2 Đặc điểm của vàng 4
1.1.3 Một số ứng dụng của vàng 6
1.2 Sơ lược về thị trường vàng thế giới 7
1.2.1 Sự hình thành thị trường vàng thế giới 8
1.2.2 Tóm tắt biến động của thị trường vàng thế giới qua các thời kì 11
1.2.3 Cơ cấu thị trường vàng thế giới: 12
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới 19
1.3.1 Cung và cầu về vàng 19
1.3.2 Do ảnh hưởng của giá dầu: 20
1.3.3 Do ảnh hưởng của các ngoại tệ mạnh 21
1.3.4 Lạm phát 22
1.3.5 Chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia 22
2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới 23
2.1 Khái niệm và chức năng của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng 23
2.1.1 Khái niệm về quản lý 23
2.1.2 Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng 23
2.1.3 Chức năng của quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng 24
2.2 Cơ quan quản lý 25
2.3 Hệ thống pháp lý và chính sách quản lý 26
2.3.1 Đối với hoạt động cất trữ và kinh doanh vàng 27
2.3.2 Đối với chế độ thuế khoá với các giao dịch về vàng 29
Trang 32.3.3 Đối với hoạt động dự trữ vàng và doanh số bán ra của các
NHTW 30
2.4 Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại một số nước 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 34
1 Quá trình phát triển của thị trường vàng Việt Nam dưới tác động của quản lý Nhà nước 34
1.1 Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước 34
1.1.1 Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (trước giải phóng) 34
1.1.2 Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn sau giải phóng miền Nam: 35
1.2 Giai đoạn 1993 – 2000 36
1.3 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 38
2 Thực trạng thị trường vàng tại Việt Nam trong những năm gần đây 41
2.1 Đặc điểm của thị trường vàng tại Việt Nam 41
2.1.1 Các đặc điểm chung 41
2.1.2 Chủ thể của thị trường vàng Việt Nam 42
2.1.3 Mạng lưới kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện nay 43
2.2 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam 44
2.2.1 Kinh doanh vàng qua tài khoản (sàn giao dịch vàng): 44
2.2.2 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot) 45
2.2.3 Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward) 45
2.2.4 Nghiệp vụ quyền chọn (Option): 45
2.2.5 Tín dụng vàng 46
2.2.6 Mua bán trực tiếp – môi giới 47
2.2.7 Mua bán trạng thái 47
2.2.8 Chốt nguội, mua hộ vàng cho khách hàng 47
2.2.9 Kinh doanh phối hợp 47
3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây 48
Trang 43.1 Cơ quan quản lý 48 3.2 Hệ thống pháp lý 49 3.2.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng 50 3.2.2 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng 53 3.2.3 Điều kiện và phạm vi hoạt động kinh doanh vàng: 54 3.3 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam 55 3.3.1 Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu vàng 55 3.3.2 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản
59
4 Thực trạng hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam dưới tác động của quản
lý Nhà nước từ năm 2000 trở lại đây 63 4.1 Thực trạng hoạt động tích trữ và tiêu thụ vàng tại Việt Nam trong thời gian qua 63 4.1.1 Thực trạng hoạt động cất giữ vàng tại Việt Nam trong thời gian qua
63 4.1.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ vàng nữ trang tại Việt Nam trong
thời gian qua 65 4.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh sàn vàng tại Việt Nam thời gian qua 65 4.3 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại Việt Nam trong thời gian qua 68 4.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu vàng tại Việt Nam 68 4.3.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu vàng tại Việt Nam 69 4.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam trong thời gian qua 70 4.4.1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng 70 4.4.2 Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu vàng 72
5 Đánh giá về chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian qua 74 5.1 Những thành tựu và kết quả đạt được 75 5.2 Những hạn chế còn tồn tại 75
Trang 5CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 77
1 Dự báo về giá vàng trong thời gian tới 77
2 Mục tiêu đổi mới cơ chế hoạt động kinh doanh vàng 78
2.1 Từng bước tự do hoá thị trường vàng 79
2.2 Phát triển sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, hướng tới xuất khẩu 79
2.3 Huy động sử dụng nguồn vốn dưới dạng vàng có hiệu quả để phát triển nền kinh tế 80
3 Một số đề xuất nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam 80
3.1 Đề xuất với chính sách quản lý xuất nhập khẩu vàng 80
3.2 Đề xuất về chính sách tỷ giá 81
3.3 Các đề xuất liên quan đến thị trường vàng nội địa 82
3.3.1 Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vàng nữ trang 82
3.3.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế 82
3.3.3 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng và tăng cường hoạt động của Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam 83
3.3.4 Một số giải pháp với hình thức kinh doanh sàn giao dịch vàng 84
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
ICBC Ngân hàng Thương mại và công nghiệp Trung Hoa
OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa ( Organization of
Petroleum Exporting Countries) PNJ Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
SACOM Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Biến động giá vàng thế giới giai đoạn 2000-2010 11
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu lượng vàng trên thế giới tính đến hết năm 2008 (chỉ
tính lượng vàng đã được khai thác)
13
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu về cầu vàng trên thế giới (2004-2008) 13 Biểu đồ 1.4: Cơ cấu về nguồn cung vàng trên thế giới (2004-2008) 16 Biểu đồ 1.5: Mức biến động vàng khai thác năm 2009 so với năm 1999 tại
một số quốc gia
17
Biểu đồ 1.6: Danh sách các nước có sản lượng vàng tái chế lớn nhất thế giới 17 Biểu đồ 1.7: Phân loại lượng cung vàng theo quốc gia (2009) 18
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu dự trữ ngoại hối của một số quốc gia đứng đầu về
Bảng 1.1: Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng 28
Bảng 3.1: Các kịch bản của giá vàng trong năm 2010 và 2011 77
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài:
Trong lịch sử xã hội loài người, vàng gắn với quá trình hình thành các hình thái tiền tệ và trở thành vật ngang giá – thước đo giá trị, thay thế tiền mặt trong nhiều giao dịch thanh toán và là tiền dự trữ quốc tế Mặt khác, nhờ đặc tính lý hoá của nó, vàng được sử dụng trong một số ngành công nghiệp và trở thành đồ trang sức và trang trí sang trọng Mặc dù, giá trị của vàng tăng dần theo thời gian và nguồn cung vàng ngày càng cạn dần, nhưng giá vàng tăng chậm và có thể coi là ổn định Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã gây ra nhiều xung đột tôn giáo phức tạp và không có hồi kết, vàng được coi là nơi ẩn náu an toàn của nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) và nhà đầu tư, nên giá vàng biến động theo chiều hướng tăng mạnh
Tại Việt Nam, trong thời gian dài, hoạt động kinh doanh vàng như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hóa khác, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh vàng là mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Nhìn chung, hoạt động kinh doanh vàng diễn ra khá ổn định và hầu như không ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, giá vàng thế giới biến động theo xu hướng ngày càng tăng và vàng trở thành hàng hóa đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng và hấp thụ một lượng tiền khổng lồ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) Ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống, giá vàng tăng mạnh đã thúc đẩy sự hình thành các loại hình kinh doanh vàng với qui mô ngày càng lớn, điển hình là các sàn giao dịch vàng
Cùng với sự phát triển và biến đổi không ngừng của thị trường vàng, thực tiễn quá trình hoạt động kinh doanh của thị trường vàng hiện nay tại Việt Nam đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý đồng bộ, nhất quán và đầy đủ từ phía Nhà nước Đây là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống Chính vì vậy,
Trang 9em đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam” làm để tài khoá luận của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hoá lại các quy định và chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với thị trường vàng trong thời gian vừa qua, đồng thời nêu lên thực trạng của hoạt động kinh doanh vàng dưới tác động của những chính sách này, từ đó đề xuất những giải pháp cho công tác quản lý vĩ mô nhằm phát triển bền vững thị trường vàng Việt Nam đang trong quá trình phát triển, đồng thời theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước phát triển
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Bài khoá luận nghiên cứu chi tiết về công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam bao gồm hệ thống pháp lý và cơ chế quản
lý, từ đó nêu lên tác động của hệ thống chính sách này đối với thị trường vàng Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây Số liệu trong bài được trích dẫn từ các báo cáo tổng kết theo quý của Hiệp hội vàng thế giới, NHNN Việt Nam, một số báo và tạp chí trong và ngoài nước
4 Phương pháp nghiên cứu:
Bài khoá luận có sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu,
so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn nhằm rút ra những vấn đề có tính khái quát và phổ biến
5 Kết cấu đề tài:
Ngoài Lời mở đầu, Danh mục viết tắt, Danh mục bảng biểu sơ đồ, Kết luận,
Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về thị trường vàng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt nam
Trang 10Đề tài là một vấn đề mới, phức tạp đặc biệt với một sinh viên nhƣ em, vì trình
độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm bản thân chƣa có, việc thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ và còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và các bạn về nội dung cũng nhƣ cách trình bày
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Thu Thuỷ đã dành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cũng nhƣ chỉnh lý nội dung
và hình thức giúp em hoàn thành khoá luận
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM
1 Khái quát chung về vàng và thị trường vàng
1.1 Giới thiệu về kim loại vàng, đặc điểm và giá trị của vàng
1.1.1 Khái niệm về vàng
Theo bách khoa toàn thư mở: “Vàng là tên một nguyên tố hoá học có kí hiệu
Au và số nguyên tử 79 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học Vàng là một kim loại quí được tìm kiếm trên diện rộng để dùng trong hệ thống tiền tệ, làm đồ trang sức hoặc trong các lĩnh vực nghệ thuật khác từ những kỉ nguyên đầu tiên của nhân loại Kim loại này xuất hiện dưới dạng quặng, hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số các kim loại đúc tiền
Vàng được loài người tìm thấy trong thiên nhiên đã từ rất lâu Trong tự vị Ấn
Độ cổ từ 6.000 năm trước đây đã có ghi từ “vàng” Vàng tồn tại trong tự nhiên như một thành phần cấu tạo nên vỏ Trái đất chiếm tỷ lệ 4,3 x 10-7% [29], trong nước biển cũng chứa một lượng vàng trung bình khoảng 0,05mg/m3 Người ta khai thác vàng chủ yếu từ các mỏ dưới dạng vàng gốc và vàng sa khoáng (tức là đào đất đá, cát sỏi)
Vàng là những kim loại chuyển tiếp (có hoá trị 3 và 1) dễ uốn, dễ dát mỏng, mềm, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axit cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch cyanua của các kim loại kiềm
1.1.2 Đặc điểm của vàng
Vàng luôn là một kim loại phổ biến và rất có giá trị trong đời sống hàng ngày của chúng ta Trong quá khứ, vàng luôn được coi là “kim loại vua và vua của các kim loại” bởi nó biểu trưng cho sự giàu có, quyền uy và có giá trị lâu dài Những miếng vàng đầu tiên được tìm thấy bởi con người cách đây vài nghìn năm Vào thời điểm
đó, vàng thường được dùng để làm đồ trang sức hoặc xây dựng các lăng mộ hoàng gia, ví dụ như lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen thế kỉ 19 trước Công nguyên với 110kg vàng, việc xây chùa vàng của Thái Lan cách đây 50 năm tốn đến 5,5 tấn vàng Cùng với sự phát triển thương mại giữa các nước và các khu vực, những đồng tiền
Trang 12vàng đầu tiên dã được tạo ra tại Lydia cách đây 2000 năm để làm phương tiện trao đổi Sau đó, chúng trở nên phổ biến hơn ở các nước Trung Đông Tại thời điểm đó, những người Châu Á thường sử dụng vàng thỏi để trao đổi và mua bán thương mại
1.1.2.1 Vàng là kim loại quý
Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn và là kim loại dễ uốn dát nhất trên thực tế: 1g vàng có thể được dập thành tấm 1m2, hoặc 1 ounce thành 300 feet2 [29] Với đặc tính là một kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm tăng độ cứng trong kết cấu: hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt tạo ra màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen Đồ trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu bán cho du khách ở miền Tây nước Mỹ được gọi là “vàng Black Hills”
Vàng có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn) Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền và kim loại trang sức Các halogen có tác dụng hoá học với vàng còn nước cường toan thì hoà tan nó
Trong đời sống, từ xa xưa, vàng đã là một kim loại cao giá, được nhiều người hâm mộ, ước mơ Nguyên nhân chủ yếu, có lẽ do vàng là một kim loại khan hiếm, lại
có nhiều thuộc tính lý hoá và ngày càng nhiều công dụng mới được phát hiện Ai cũng biết rằng từ xa xưa, vàng đã được sử dụng để chế tạo các loại vật dụng, đồ trang sức, trang trí sang trọng Màu vàng tượng trưng cho sự phồn thịnh, cao sang Tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam, vàng lại càng được ưa chuộng hơn
Từ những đặc điểm trên ta có thể nhận thấy rằng vàng là một kim loại quý với rất nhiều ứng dụng thực tế
1.1.2.2 Vàng là một kim loại tương đối hiếm
Từ khởi thuỷ xa xưa, khi con người phát hiện ra sự có mặt của vàng trong tự nhiên, người ta đã tìm đủ mọi cách nhằm khai thác được vàng Về cơ bản tất cả vàng trong lịch sử đều tồn tại trên mặt đất tuy nhiên vàng vẫn rất hiếm Toàn bộ lượng vàng này ước lượng khoảng 155.000 tấn Nếu đem tất cả bỏ vào cùng một chiếc
Trang 13thùng lớn thì kích thước của nó sẽ khoảng 8.000 m3, khối lượng này tương đương 1/5 đáy của tượng đài Washington hay 3,25 lần kích thước của một hồ bơi Olympic Do
đó, có thể nói vàng là kim loại hiếm
Vàng là một loại hàng hoá đặc biệt vì nó được sản xuất ra để tích luỹ trong khi các loại hàng hoá khác được sản xuất để tiêu dùng Vàng khác với các kim loại quý hiếm khác như bạch kim, plađi, bạc bởi vì nhu cầu với kim loại quý hiếm này tăng lên chủ yếu do các ứng dụng công nghiệp Tuy nhiên giá trị của vàng không sinh ra
do tính hữu dụng của nó trong công nghiệp hay tiêu dùng, mà nó sinh ra từ việc cả thế giới chấp nhận giá trị của nó Vì vậy, vàng chính là tiền
Vì vàng được tích luỹ và không được tiêu dùng nên nguồn cung của vàng là nguồn cung từ phía trên mặt đất Thực tế này đã làm thay đổi mọi thuật ngữ trong việc phân tích vàng Giá vàng vẫn hoạt động thông qua cung cầu nhưng nguồn cung thi lại không chỉ là những gì được khai thác hàng năm mà còn có cả sự gia tăng trong nguồn hàng phía trên mặt đất, trung bình hàng năm xấp xỉ 1,7% Nguồn cung vàng trong ngắn hạn về cơ bản là không đổi vì sản lượng khai thác mới không thể thay đổi nhanh được Do đó, giá vàng hiện nay được xác định chủ yếu dựa trên lượng cầu, điều này càng làm tăng đặc tính “kim loại hiếm” của vàng
1.1.3 Một số ứng dụng của vàng
Đầu tiên cùng với sự phát hiện ra vàng, con người đã thông qua lao động làm cho vàng trở thành hữu ích dưới dạng các trang sức cho bản thân Ngoài ra vàng còn được sử dụng rộng rãi làm các đồ tế tự, đúc các bức tượng thần linh Dần dần, nghề thủ công mỹ nghệ kim hoàn đã hình thành và phát triển, phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, tôn giáo và biểu thị quyền lực của con người như đồ dùng hàng ngày, đồ trang sức, các công trình mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc
Bên cạnh những ứng dụng trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước , vàng còn nổi bật vào cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu bởi tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác Một số ứng dụng khác có thể kể đến là:
Trang 14+Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu
+Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác
+Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp
+Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả
+Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học, v.v Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung
+Chlorauric acid được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc
+Disodium aurothiomalate dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp
+Đồng vị vàng Au-198, (bán huỷ: 2,7 ngày) được dùng điều trị ung thư và một
số bệnh khác
+Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét
1.2 Sơ lược về thị trường vàng thế giới
Trong nền kinh tế, vàng là một loại hàng hoá đặc biệt nên thị trường vàng cũng là một thị trường đặc biệt Nó mang một sắc thái riêng biệt, chịu tác động của nhiều nhân tố và ngược lại nó cũng tác động sâu rộng tới các lĩnh vực hoạt động kinh
tế khác Giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong nước thường được xem như một loại phong vũ biểu kinh tế Những vấn đề phức tạp xung quanh giá vàng luôn là một
ẩn số với những người đã từng có mối quan tâm đến nó Vì thế, có một nhận thức đúng đắn về vàng là cần thiết khi thực hiện bất kì một hành vi kinh tế nào
Trang 151.2.1 Sự hình thành thị trường vàng thế giới
1.2.1.1 Bản vị vàng
Nói đến sự hình thành của thị trường vàng chúng ta có thể bắt đầu từ chế độ bản vị vàng Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thoi và hối đoái vàng
Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu Các Chính phủ
sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi )
Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được
sự bành trướng tín dụng và nợ nần Khác với chế độ tiền luật định (không có vàng đảm bảo), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tuỳ tiện
in tiền giấy Cản trở này ngăn hiện tượng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ Nó được tin rằng giúp loại bỏ được sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát hành tiền tiện và khuyến khích hoạt động cho vay Ở những nước không áp dụng bản vị vàng một cách triệt để như tuyên bố bảo đảm hàm lượng vàng nhưng phát hành tiền giấy nhiều hơn, hầu như đều trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế điển hình là sự hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816
Ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng Thay vào đó, tiền luật định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền
do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng
1.2.1.2 Bản vị vàng thoi
Chế độ bản vị vàng thoi còn được gọi là chế độ kim định bản vị (gold bullion standard), theo chế độ này tiền giấy không được tự do đổi ra tiền vàng mà phải có một khối lượng tiền giấy nhất định mới đổi được một thoi vàng Chế độ bản vị vàng
Trang 16thoi thi hành ở Anh năm 1925, muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất 1500 Bảng Anh, ở Pháp năm 1928 con số tối thiểu này là 225.000 Franc
1.2.1.3 Bản vị hối đoái
Chế độ bản vị vàng hối đoái hay còn gọi là chế độ kim hoàn bản vị (gold exchange standard) Đây là chế độ mà tiền giấy không được đổi trực tiếp ra vàng, muốn chuyển đổi ra vàng phải thông qua một đồng tiền trung gian khác Thông thường đồng tiền trung gian là đổng tiền có quan hệ chuyển đổi ra vàng, thường là Bảng Anh hoặc Dollar Mỹ Vì đây là chế độ không cho phép đổi trực tiếp tiền giấy sang vàng nên nó cũng có tên gọi là chế độ Bản vị vàng gián tiếp
Theo các nhà nghiên cứu thì đây là bước lùi của hệ thống tiền tệ tư bản chủ nghĩa: sự liên kết giữa vàng và tiền giấy đã trở nên lỏng lẻo, trong chế độ bản vị vàng gián tiếp đã bắt đầu có sự xuất hiện của hiện tượng lạm phát
1.2.1.4 Bản vị Dollar Mỹ
Chế độ bản vị Dollar Mỹ được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II ở Bretton Wood Tại hội nghị tháng 7/1944, 44 nước tham dự (có cả Liên Xô cũ) đã thống nhất thông qua hệ thống tiền tệ Bretton Wood dùng đồng Dollar Mỹ làm tiêu chuẩn tiền tệ của thế giới Cũng tại hội nghị nàyQuỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đã được thành lập Từ đó trở đi đồng USD được coi là cầu nối giữa vàng và toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới
Trên thực tế, chế độ Bản vị Dollar Mỹ thực chất cũng là bản vị vàng gián tiếp,
vì chỉ có các ngân hàng trung ương của các nước mới có quyền đổi trực tiếp từ tiền giấy sang vàng, và chỉ cho phép đổi tiền thuộc lĩnh vực ngoại thương Tuy nhiên vì cũng có bản chất là bản vị vàng gián tiếp nên hiện tượng lạm phát trong chế độ này
đã bắt đầu xuất hiện, do đó, để giữ giá vàng ổn định Mỹ đã nỗ lực rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận phá giá đồng Dollar vào tháng 8 năm 1971 và ngừng không cho quy đổi trực tiếp sang vàng nữa Từ đó, hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã sụp đổ
Trang 171.2.1.5 Bản vị SDR (tiền vàng)
Chế độ bản vị SDR là sáng kiến đặc biệt của tổ chức IMF vào năm 1970 gọi là quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right) nhằm giúp các nước hội viên của IMF có thêm một phương tiện thanh toán quốc tế mà không cần dùng đến dự trữ vàng hay ngoại hối
SDR không phải là tiền mặt mà thực chất là sổ kế toán ghi các khoản nợ có của mỗi quốc gia hội viên 1SDR – 0,8888671g vàng nhưng chỉ tồn tại trên sổ sách nên gọi là bản vị tiền vàng Cứ 5 năm IMF lại họp một lần để quyết định phần trăm đóng góp quỹ của các nước hội viên
Nguyên tắc hoạt động của sổ SDR: Một quốc gia A thâm hụt cán cân thương mại với quốc gia B Nếu A và B đều là thành viên của IMF thì A không phải trả tiền trực tiếp cho B mà tài khoản SDR của A sẽ bị trừ đi khoản thâm hụt đó (ghi bên có)
và sẽ chuyển sang sổ SDR của B (ghi bên nợ) tại IMF
Các nước hội viên thanh toán trên sổ sách của IMF Thêm vào đó, IMF ngoài vai trò là trung tâm thanh toán quốc tế còn đóng vai trò là trung tâm tín dụng quốc tế bằng cách làm chủ nợ của những nước thiếu hụt và làm con nợ của những nước dư thừa trong cán cân thanh toán
1.2.1.6 Bản vị tiền giấy
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chế độ bản vị tiền giấy (bao gồm cả Việt Nam), đây là chế độ phát hành và lưu thông tiền giấy theo Pháp luật của mỗi nước (tiền giấy ở đây bao hàm tiền làm bằng kim loại và tiền làm bằng giấy)
Trong chế độ bản vị tiền giấy, tiền không đổi trực tiếp ra vàng được nên có thể nói tiền giấy và vàng không có mối quan hệ gì, tiền tệ không còn là dấu hiệu của vàng nữa Trong trường hợp này vàng chỉ còn là một loại hàng hoá đắt tiền
Trang 181.2.2 Tóm tắt biến động của thị trường vàng thế giới qua các thời kì Biểu đồ 1.1: Biến động giá vàng thế giới giai đoạn 2000-2010
Trong giai đoạn này giá vàng thế giới dịch chuyển theo xu hướng tăng đều và ít biến động qua các năm Trong 2 năm đầu giá vàng ổn định ở mức khoảng 300 USD/Ounce, giai đoạn 3 năm tiếp theo giá vàng đã bắt đầu có nhiều biến động hơn với xu hướng tăng dần đều tới mức quanh 400 USD/Ounce
Thời kì này giá vàng đã bắt đầu thể hiện những biến động thất thường, tăng giảm bất ngờ, nhưng xu hướng chính của thời điểm này vẫn là tăng đột biến (từ 400 USD/Ounce tới mốc 1000 USD/Ounce, tương đương 1,5 lần) Giai đoạn này khởi đầu với một phiên tăng mạnh của giá vàng từ mốc 400 USD/Ounce tới xấp xỉ 700USD/Ounce chỉ trong 1 khoảng thời gian là một năm Thời điểm tiếp sau đó ghi
Trang 19của giá vàng trong lúc này chủ yếu là từ 590 USD/Ounce đến 710 USD/Ounce, một mức chênh lệch đáng kể so với thời kì ổn định của giá vàng giai đoạn trước đó Kết thúc giai đoạn, giá vàng được chốt ở khoảng 1000 USD/Ounce, một cột mốc rất đáng ghi nhớ và gây sửng sốt cho tất cả những người quan tâm tới giá vàng Lý do của những biến động thất thường này chính là do cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế Mỹ, kèm theo sự phá sản của hàng loạt các Ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín, đồng thời dẫn tới sự mất giá của đồng Đô la Mỹ
Có thể nhận thấy từ biểu đồ trên một điểm rõ rệt là trong giai đoạn này giá vàng đã có một mức biến động lớn nhất từ trước tới nay thể hiện qua biên độ dao động gần 500 USD/Ounce (mức giá thấp nhất trong thời kì này khoảng 720 USD/Ounce trong khi đó có thời điểm mức giá cao nhất lên tới trên 1200 USD/Ounce) Năm 2008 giá vàng biến động liên tục với chiều hướng đi xuống (trái ngược lại với những phiên tăng mạnh mẽ trước đó) và đạt mức thấp nhất là 720 USD/Ounce vào khoảng cuối năm, có thể nói đây là năm ghi nhận những biến đổi khốc liệt nhất của giá vàng – liên tục và khó dự đoán Bước sang năm 2009, xu hướng giá lại là tăng mạnh và đạt cực điểm là trên 1200 USD/Ounce vào đầu năm 2010
Nhìn chung, trong vòng 5 năm trở lại đây, giá vàng và những biến động xung quanh nó đã trở thành một đề tài được bàn luận sôi nổi trên khắp các mặt báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng Giá vàng đã liên tiếp lập những kỉ lục mới cùng với những đợt sóng tăng giảm liên tục và thật khó để dự đoán được đâu mới là một cột mốc cuối cùng cho các biến động giá này Hiện nay vàng đã trở thành một kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn hơn bao giờ hết đặc biệt là trong dài hạn Tuy nhiên đối với những nhà đầu tư mạo hiểm trong ngắn hạn, những rủi ro mà biến động giá vàng đem lại cũng đã trở nên rất phổ biến
1.2.3 Cơ cấu thị trường vàng thế giới:
Thị trường vàng thế giới được cơ cấu bởi một hệ thống cung và cầu nhiều biến động, và điều này cũng là một nhân tố góp phần củng cố thêm cho sức hút của kim loại quý này, bao gồm cả đặc tính là phương tiện cất trữ giá trị
Trang 20Biểu đồ 1.2: Cơ cấu lượng vàng trên thế giới tính đến hết năm 2008 (chỉ
tính lượng vàng đã được khai thác)
Nguồn:Hiệp hội vàng Thế giới (WGC) - Trích “Gold Market Knowledge”
Theo thống kê của Hiệp hội Vàng Thế giới, trên thế giới hiện có 163.000 [28] tấn vàng dự trữ Trong đó, vàng trang sức chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt 83.600 tấn (chiếm 51%); xếp sau đó là tỷ trọng dự trữ vàng của các nước đạt 29.700 tấn (tương đương 18%); tỷ trọng cá nhân đầu tư vàng đạt 27.300 tấn (chiếm 17%); vàng sử dụng trong công nghiệp và các lĩnh vực khác đạt 19.700 tấn (đạt 12%) Hàng ngàn tấn còn lại (chiếm 2%) không rõ tung tích chẳng hạn như bị chìm xuống đáy biển cùng các vụ chìm tàu Ngoài ra, thế giới còn khoảng 26.000 tấn vàng dưới đất chưa khai thác và với tốc độ khai thác vàng như hiện nay, số vàng trên sẽ được khai thác hết trong vòng
10 năm tới
1.2.3.1 Cơ cấu về cầu vàng trên thế giới
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu về cầu vàng trên thế giới (2004-2008)
Nguồn:Hiệp hội vàng Thế giới (WGC) - Trích “Gold Market Knowledge”
Dự trữ các nước Khác
Trang 21Qua biểu đồ trên nhận thấy, nhu cầu về vàng giai đoạn 2004-2008 trên thế giới chủ yếu thuộc ngành chế tác đồ trang sức (68%) trong khi 18% lượng cầu này là về đầu tư còn 14% được phân bổ vào trong ngành công nghiệp khác
Nhu cầu về vàng luôn tồn tại ở mọi nơi trên thế giới Tuy vậy, Đông Á, Ấn Độ
và Trung Đông luôn là những khu vực có nhu cầu về vàng cao nhất thế giới, chiếm tới 70% lượng cầu về vàng trên toàn thế giới năm 2008 Ước tính 55% lượng cầu vàng được phân bổ cho 5 quốc gia chính bao gồm: Ấn Độ, Italy, Thổ Nhĩ Kì, Mỹ và Trung Quốc Mỗi thị trường kể trên thì được điều tiết bởi hệ thống các nhân tố văn hoá và kinh tế xã hội khác nhau, do đó, khi có những thay đổi nhanh chóng về dân số hoặc thể chế kinh tế xã hội tại các quốc gia với sức tiêu thụ lớn này, thì việc hình thành nên những khu vực cầu mới là điều tất yếu [32]
a Nhu cầu về vàng trang sức:
Vàng trang sức là khu vực chiếm đến hơn hai phần ba nhu cầu về vàng Trong năm 2008, tỷ trọng vàng được dùng làm trang sức ước tính khoảng 61 tỷ USD, góp phần đẩy trang sức lên vị trí dẫn đầu trong danh sách những hàng hoá được tiêu thụ nhiều nhất Nếu như so sánh về doanh số bán ra mặt hàng vàng bạc trang sức trong thị trường bán lẻ, Mỹ luôn là người đi đầu Tuy nhiên, nếu xét về khối lượng bán ra thì Ấn Độ luôn là thị trường tiêu thụ số một, chiếm hơn 24% lượng cầu về vàng trong năm 2008 Nhu cầu lớn về vàng trang sức của người Ấn Độ có thể được giải thích phần nào qua những truyền thống văn hoá và tôn giáo của họ - những vấn đề hầu như không có liên hệ gì trực tiếp tới xu hướng kinh tế toàn cầu
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những hệ luỵ của nó vào năm 2007-2008 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới hành vi người tiêu dùng, và một hậu quả tất yếu đó là sự sụt giảm trong doanh số bán ra của mặt hàng vàng trang sức, đặc biệt là tại các thị trường phương Tây [32]
Trang 22b Nhu cầu về đầu tư:
Để ước lượng được chính xác nhu cầu về đầu tư vàng là một việc không hề dễ, bởi một phần lớn tỷ lệ về đầu tư vàng được thực hiện thông qua các thị trường tự do Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng nhu cầu về đầu tư vàng đã tăng lên đáng kể trong nhứng năm gần đây Từ năm 2003, nhu cầu về đầu tư vàng là nhu cầu tăng mạnh nhất trong cơ cấu về cầu vàng với một tỷ lệ về doanh số xấp xỉ 412% Có rất nhiều lý do giải thích cho việc các cá nhân và tổ chức đầu tư vào kim loại quý này Đầu tiên phải
kể đến quan điểm tích cực về mức tăng giá vàng trong tương lai, và điều này càng được củng cố hơn nữa bằng những mong đợi rằng cầu về vàng sẽ tiếp tục tăng vượt mức cung vàng-cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư vàng có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức, và rất nhiều nhà đầu tư có thể lựa chọn kết hợp nhiều hình thức khác nhau một cách linh hoạt Sự khác biệt giữa việc đầu tư vào vàng vật chất hay chỉ dựa trên những thay đổi của giá vàng để thu lợi nhuận thì thường không rõ ràng, đặc biệt là khi mà hiện nay, việc đầu tư vào vàng miếng có thể được thực hện mà không cần phải giao hàng trực tiếp (chỉ dựa trên hoạt động bù trừ) [32]
c Nhu cầu sử dụng trong công nghiệp:
Những ứng dụng của vàng trong các ngành công nghiệp, y tế và nha khoa chiếm khoảng 11% lượng cầu về vàng (mức trung bình khoảng trên 440 tấn/năm giai đoạn 2004-2008) Nhờ có những đặc tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt và ít bị ăn mòn, hơn một nửa cầu về vàng trong ngành công nghiệp xuất phát từ những ứng dụng của nó
để cấu tạo nên các thành phần dẫn điện Ứng dụng của vàng trong y học là cả một lịch sử lâu đời, và ngày nay rất nhiều ứng dụng trong công nghệ y sinh dựa trên đặc điểm thích hợp sinh học, ít ăn mòn và ít bị tác động của các vi sinh vật của kim loại quý này Những nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra một số ứng dụng thực tiễn mới của vàng như là chất xúc tác trong các tế bào năng lượng, kiểm soát sự ô nhiễm [32]
Trang 231.2.3.2 Nguồn cung vàng trên thế giới
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu về nguồn cung vàng trên thế giới (2004-2008)
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
Nhìn từ biểu đổ ta thấy có 3 nguồn cung vàng chủ yếu trên thế giới bao gồm: nguồn cung từ khai thác các mỏ vàng, doanh số bán ra của các ngân hàng trung ương
và định chế tài chính, vàng tái chế Nguồn cung từ khai thác chiếm tới 60% nguồn cung vàng trên toàn thế giới (2009) Trong khi đó, nguồn cung vàng từ doanh số bán
ra của các ngân hàng trung ương chỉ chiếm 12% (2007) và giảm xuống chỉ còn khoảng 5% và 2% trong năm 2008 và 2009, nguồn vàng với xuất phát điểm là vàng tái chế tăng mạnh trong những năm gần đây: 28% năm 2008 và 34% năm 2009 [17]
a Nguồn cung từ khai thác
Vàng được tìm thấy và cung cấp từ các mỏ trên khắp các châu lục trừ Nam Cực (châu lục này cấm hoạt động đào vàng) Trên thế giới có hàng trăm mỏ vàng đang hoạt động với quy mô đa dạng từ nhỏ tới lớn (chưa kể đến những mỏ với khối lượng rất nhỏ và không thường xuyên) Hiện nay, tổng sản lượng vàng thế giới thu được từ các hầm mỏ khá ổn định, trung bình khoảng 2.485 tấn/năm trong vòng 5 năm vừa qua Những mỏ vàng mới tìm thấy và đang được khai quật thì hầu hết là để thay thế bù đắp cho những mỏ đã dần cạn kiệt, và rất khó để tạo ra một mức tăng đột phá trong tổng sản lượng toàn cầu [32]
Trang 24Biểu đồ 1.5: Mức biến động vàng khai thác năm 2009 so với năm
1999 tại một số quốc gia
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
b Nguồn cung từ vàng tái chế
Trong khi nguồn cung vàng từ khai thác là khá ổn định và ít co giãn, thì vàng tái chế luôn đảm bảo một nguồn cung thương mại tiềm năng và đây chính là nhân tố giúp bình ổn giá vàng Giá trị của vàng luôn đồng nghĩa với việc tái chế lại nó từ bất
cứ ứng dụng nào trước đó là hoàn toàn khả thi và trong khoảng thời gian 2004-2008, vàng tái chế đã chiếm tới xấp xỉ 28% trong tổng nguồn cung vàng trên thế giới [17]
Biểu đồ 1.6: Danh sách các nước có sản lượng vàng tái chế lớn nhất thế giới
năm 2008
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
Trang 25Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn là nhà cung cấp vàng tái chế lớn nhất thế giới Quốc gia này đóng góp khoảng 199 tấn (chiếm 16%) trong tổng số lượng vàng tái chế năm
2008 Mỹ và Ấn Độ là hai quốc gia đứng thứ nhì và thứ ba với sản lượng vàng tái chế năm 2008 lần lượt xấp xỉ 88 tấn và 85 tấn [17]
c Lượng bán ra từ các Ngân hàng Trung ương và định chế tài chính:
Ngân hàng Trung ương các quốc gia cùng các tổ chức siêu quốc gia khác (như Quỹ tiền tệ quốc tế) hiện tại chỉ nắm giữ khoảng một phần năm nguồn vàng dự trữ trên mặt đất dưới hình thức là một phương tiện cất trữ giá trị (khoảng 29.600 tấn phân
bố rải rác trong 110 tổ chức) Chính phủ các quốc gia thường dành khoảng trung bình 10% lượng dự trữ chính thức để cất trữ vàng và mức độ này dao động nhiều hay ít hơn thi tuỳ thuộc vào chính sách của từng quốc gia [16]
Mặc dù một số ngân hàng trung ương đã tăng tỷ lệ dự trữ vàng trong những năm gần đây, và với tư cách như một nguồn cung cấp chính thức từ năm 1980 (bán ra ngoài thị trường), khu vực các ngân hàng này đã đóng góp khoảng 447 tấn vào tổng nguồn cung hàng năm trên toàn thế giới Kể từ năm 1999, số lượng vàng bán ra của các ngân hàng trung ương này đã được quy định chính thức bởi Hiệp định về vàng giữa các Ngân hàng trung ương (CBGAs) (quy định về số lượng vàng bán ra của 15 quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới) Tuy vây, trong thời gian gần đây, lượng vàng cung cấp ra thị trường từ khu vực này đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 246 tấn vào năm 2008 [32]
Biểu đồ 1.7: Phân loại lượng cung vàng theo quốc gia (2009)
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
Trang 26Năm 2007 Trung Quốc đã vượt Nam Phi để trở thành quốc gia có lượng cung vàng lớn nhất thế giới Đồng thời với sản lượng liên tục tăng trong vòng 10 năm liên tiếp, Trung Quốc đã đạt kỉ lục mới với lượng cung 300 tấn năm 2009 Ngược lại với Trung Quốc, nguồn cung vàng từ Nam Phi trong những năm gần đây liên tục giảm, lượng cung của Nam Phi năm 2009 là 210 tấn, giảm 3 tấn so với năm 2008 [17]
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới
1.3.1 Cung và cầu về vàng
Giống như bất kì một loại hàng hoá nào khác, giá vàng cũng phụ thuộc trực tiếp vào lượng cung và lượng cầu trên thị trường Nhưng không giống như gạo hay bột mỳ là những hàng hoá mà lượng cung thực tế dựa trên mùa màng từng năm, vàng
là một loại hàng hoá có thể tích trữ và hầu hết lượng cung xuất phát từ quá trình khai thác vàng trong quá khứ rồi dần dần tích luỹ qua nhiều thế kỉ Trên thực tế tổng lượng vàng dự trữ trên trái đất vượt xa so với lượng khai thác hàng năm: trong tổng lượng cung của thế giới khoảng 125.000 tấn vàng, tỷ lệ vàng khai thác hàng năm chỉ dao động trong khoảng 2.400 tấn Điều này có nghĩa rằng, sản lượng vàng hàng năm khai thác được ảnh hưởng rất ít tới giá vàng, trai ngược hẳn lại với những đặc tính của các hàng hoá thông thường như đậu nành, ngô hay thịt bò Qua những phân tích này, có thể nhận thấy được rằng vàng không phải một loại hàng hoá thông thường mà nó thể hiện nhiều hơn những tính chất của một loại tài sản dài hạn như cổ phiếu hoặc trái phiếu Đặc điểm này của vàng càng làm rõ nét sự phụ thuộc của giá vàng chủ yếu vào
kỳ vọng từ các nhà đầu tư, tương tự như thị trường chứng khoán, giá vàng là những
dự đoán kì hạn và giá của ngày hôm nay phụ thuộc chủ yếu vào lượng cung và cầu trong tương lai [32]
Tuy vậy sản lượng cung và nhu cầu tiêu thụ vàng vẫn có ảnh hưởng ít nhiều đến giá vàng Thông thường tháng 8 là vào mùa lễ hội tại Ấn Độ, nhu cầu mua nữ trang tăng đáng kể khiến lượng nhập khẩu tăng làm giá vàng tăng theo, Nhu cầu ở Trung Đông và Châu Á cũng tác động mạnh đến giá vàng, trong thời gian qua đã có thời điểm USD mất giá mạnh mẽ, giá dầu tăng đột biến khiến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới tăng cường mua vàng vào để bảo toàn tài sản thay thế cho dự trữ bằng USD
Trang 27Những dấu hiệu tăng giá cũng đã được hình thành khi các chuyên gia cho rằng sản lượng đang thiếu hụt tại các mỏ ở Nam Phi và Australia Các mỏ vàng mới có trữ lượng không đáng kể nhưng nhu cầu thế gới đang gia tăng, có thể thấy qua doanh số bán vàng tính theo số lượng tăng 300%/năm và giá trị của doanh số tăng 200% chỉ trong tháng 8/2008 [13]
1.3.2 Do ảnh hưởng của giá dầu:
Biểu đồ 1.8: Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
Biểu đồ trên thể hiện mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng tính theo đơn vị Đô
la Mỹ từ năm 1987 Qua biểu đồ, tương quan giữa giá vàng và giá dầu thể hiện khi giá dầu tăng 1$/bbl, thì giá vàng sẽ tăng khoảng 65$/oz [17]
Dầu và vàng thường có mối quan hệ tương quan hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là trong hầu hết các hoạt động đầu cơ giá lên Điều này có nghĩa là, giá dầu tăng thì thường dẫn tới giá vàng tăng và ngược lại sự sụt giảm của giá vàng thường là hệ luỵ
từ sự xuống dốc của giá dầu Nguyên nhân là do khi giá năng lượng tăng, có thể đẩy các ngành sản xuất dịch vụ nhất là vận chuyển rơi vào khó khăn, vì vậy khi giá dầu tăng quá mắc thường gây ra tác động xấu đến nền kinh tế điển hình là tình trạng lạm phát, kém tăng trưởng khiến giá cả các loại hàng hoá sản xuất ra trở nên đắt đỏ từ đó
Trang 28giá vàng cũng biến động cùng chiều với giá dầu do nhu cầu đầu tư tránh rủi ro Trong thời gian vừa qua có những thời điểm giá dầu tăng quá cao từ 100 USD/thùng hồi đầu năm, liên tiếp sau đó giá dầu chinh phục các đỉnh cao mới là 147,24 USD/thùng tương đương với mức kỉ lục của giá vàng là 1032 USD/Ounce (năm 2008) Một nguyên nhân khác chính là do khi giá dầu tăng cao vì cầu vượt quá cung thì các nước trong khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu đều thu được nhiều ngoại tê, lúc đó họ
có xu hướng chuyển sang mua vàng dự trữ khiến cho giá vàng bị đẩy lên theo
Tuy nhiên trong thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9/2008, do ảnh hưởng tình hình kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Châu Âu suy thoái khiến dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm dẫn tới giá dầu tụt dốc chỉ còn khoảng 92,21 USD/thùng Tuy nhiên lúc này giá vàng lại không giảm theo giá dầu mà lại phục hồi từ mức xấp xỉ 737 USD/Ounce lên khoảng 782 USD/Ounce Điều này có thể giải thích bở lí do khi nền kinh tế suy thoái và tăng trưởng chậm khiến giá dầu giảm thì vàng vẫn là loại hàng hoá các nhà đầu tư vẫn phải nắm giữ trong danh mục của mình bởi tình hình tài chính của nền kinh tế số một thế giới đang trong tình trạng báo động khi hàng loạt các Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, các quỹ đầu tư lâm vào tình trạng phá sản [13]
Như vậy nếu như trước đó giá dầu và giá vàng thường đi cùng chiều do đều là nguồn tài nguyên không phục hồi được thì trong tình hình hiện nay giá vàng đôi khi tách khỏi ẳnh hưởng và biến động ngược chiều rất khó dự đoán với giá dầu
1.3.3 Do ảnh hưởng của các ngoại tệ mạnh
Một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá vàng là đồng đôla Mỹ Theo tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới, đồng đô la Mỹ được sử dụng như là một phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu Vì vậy, tất cả những ngoại tệ khác, sử dụng trong thương mại đều được định giá theo giá đô la Mỹ, kể cả vàng Do đó tất cả những thay đổi trong giá trị của đồng đô la Mỹ cũng có ảnh hưởng tới giá vàng
Đồng đô la đang giảm giá mạnh so với các tiền tệ khác như Euro và Yen Nhật là những yếu tố hàng đầu làm giá vàng tăng Ví dụ, việc Mỹ cắt giảm lãi suất đồng USD 0,75% , làm cho USD mất giá, khi đó vàng sẽ tăng giá và đóng vai trò như
là một công cụ đầu tư chống lạm phát
Trang 29Những người nắm giữ đồng USD có thể sẽ quyết định đa dạng hoá tài sản USD hơn nữa trong thời gian qua Hơn nữa, số lượng các công ty đứng trên bờ vực phá sản tăng cao sẽ có nhu cầu chuyển dịch vốn sang vàng - một kênh đầu tư an toàn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoàng [13]
1.3.4 Lạm phát
Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng Nếu lạm phát thấp dưới một con số thì sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội, ngược lại khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kiềm hãm tiêu dùng, khiến giá cả hàng hoá tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền Có rất nhiều lí do dẫn tới lạm phát, thứ nhất có thể kể đến những bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ (nới lỏng quá mức), hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hoá tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp Trong trường hợp này sẽ có phát sinh thêm cả những biện pháp giải quyết sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền cộng thêm những lo ngại về tình trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả hàng hoá, các nhà đầu tư sẽ tìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng biến động tăng
1.3.5 Chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia
Chính sách tài chính - tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của Chính phủ đối với nền kinh tế của đất nước đó Trong thời gian qua, kể từ tháng 9/2007 đến 2008, FED đã tám lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn 2% như hiện nay Mỗi lần cắt giảm lãi suất đều có những mục đích nhất định, thời điểm cuối 2007
là do tình hình suy thoái của Mỹ bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, do
đó FED buộc phải có những biện pháp để kích thích tiêu dùng và đầu tư cho tăng trưởng, mỗi lần cắt giảm lãi suất thì giá vàng lại biến động tăng cao, do xuất hiện những lo ngại về tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát nên các nhà đầu tư đổ vào vàng như một giải pháp cuối cùng
Giá vàng từ tháng 9/2007 đến thời điểm 2008 tăng theo từng đợt cắt giảm lãi suất của FED, tháng 9/2007 giá vàng tăng lên mức 700 USD/Ounce khi FED cắt giảm 50 điểm %, tháng 10 giá vàng tăng lên mức 750 USD/Ounce khi lãi suất giảm 0,25%, tháng 11 xoay quanh mức 800 USD/Ounce Tháng 1-2/ 2008 vàng tăng lên mức cao mới là 850-900 USD/Ounce khi lãi suất chỉ còn 3% Ngày 18/3, đợt cắt
Trang 30giảm lãi suất xuống còn 2,25%, giá vàng tăng lên đến mức gần 10330 USD/Ounce rồi mới chịu hạ nhiệt sau đó
Tuy nhiên vấn đề chủ yếu ở đây bắt nguồn từ việc mở rộng cung tiền quá mức trong thời điểm đó khiến nguy cơ lạm phát đang rình rập nền kinh tế Mỹ do cung tiền không dành cho nhà đầu tư mà chủ yếu giải quyết tình trạng sụp đổ của các tổ chức tài chính đang trong tình trạng chờ phá sản [13]
2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới
2.1 Khái niệm và chức năng của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng
2.1.1 Khái niệm về quản lý
Khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành Trình độ quản lý phát triển theo sự phát triển của xã hội qua các phương thức sản xuất khác nhau Trong thời đại ngày nay, trong ba yếu tố cơ bản quyết định tới sự phát triển của
xã hội là sức lao động, trí thức và trình độ quản lý thì quản lý được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu
Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng bị quản lý) trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và tạo điều kiện cho sự phát triển của đối tượng bị quản lý
Quy mô của quản lý có thể khác nhau: toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị Quy mô khác nhau thì tính chất của quản lý cũng khác nhau Quản lý ở phạm vi quốc gia được coi là quản lý Nhà nước, quản lý ở một đơn vị kinh doanh được coi là quản lý kinh doanh
2.1.2 Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng
Thị trường vàng là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia
Do đó: “Quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng của một quốc gia là sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, vận hành và phát triển của thị trường vàng.”
Trang 31Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên các khách thể chịu sự quản lý làm cho các khách thể vận động theo hướng mà chủ thể mong muốn Bản chất của hoạt động quản lý là quá trình đề ra các luật lệ, quy tắc, quy định và thực hiện giám sát, cưỡng chế thực thi các luật lệ, quy tắc, quy định đó nhằm kích thích và phát triển các yếu tố tích cực, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực không mong muốn Hoạt động có sự quản lý là hoạt động phải tuân thủ các luật lệ, quy tắc do con người là chủ thể quản lý đặt ra
Lịch sử hình thành và phát triển thị trường vàng ở các nước cho thấy thị trường vàng ở những nước phát triển ra đời và hoạt động tự do nhiều năm trước khi
có sự quản lý về lĩnh vực này Việc quản lý thị trường vàng xuất hiện với mục đích chống lại những hành vi thao túng, lừa đảo, chống lại sự lạm dụng trong hoạt động kinh doanh vàng Cùng với sự phát triển với quy mô ngày càng rộng lớn và đa dạng, phức tạp của thị trường vàng thì phương thức, nội dung, chức năng của việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng phải ngày càng được hoàn thiện và phát triển Nếu như trước đây, chức năng chủ yếu của các chủ thể quản lý là duy trì sự ổn định kỷ luật của thị trường thì ngày nay, ngoài các chức năng đó, các chủ thể quản lý còn phải thực hiện chức năng phát triển thị trường và ngăn ngừa những rủi ro lây lan của toàn bộ hệ thống
2.1.3 Chức năng của quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng và
hoạt động kinh doanh vàng
Quản lý là một hình thức đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc quản lý Ở hầu hết các nước đang phát triển các chủ thể quản lý luôn có hai chức năng chính: duy trì sự hoạt động
ổn định của thị trường; tạo điều kiện để phát triển thị trường, làm cho thị trường có thể cạnh tranh và thích ứng với mọi thay đổi trong xã hội
Với chức năng ổn định thị trường tức là phải tạo lập được một thị trường có kỷ luật, an toàn, trật tự, ít rủi ro thì các nhà quản lý phải xác định được nên cho phép đối tượng nào tham gia thị trường, tiêu chuẩn tham gia gồm những yếu tố gì, mục tiêu là quản lý và giám sát cái gì Với chức năng phát triển thì các nhà quản lý phải tạo động lực để thúc đẩy thị trường Các chức năng này được sử dụng vào hoàn cảnh khác
Trang 32nhau, tuy nhiên trong hoạt động quản lý Nhà nước thì các chức năng này thường được áp dụng một cách đồng bộ
Đối với thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động quản lý được cụ thể hoá ở một số lĩnh vực sau:
Xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển thị trường vàng với từng bước đi
cụ thể và thích hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế chính trị, xã hội, dân trí và các điều kiện khác
Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của thị trường vàng như: cơ quan quản lý, Sàn giao dịch vàng, Trung tâm giao dịch vàng, Công ty kinh doanh vàng bạc
2.2 Cơ quan quản lý
Trải qua nhiều thế kỉ, các Ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn luôn được coi như là tổ chức nắm giữ vàng nhiều nhất bởi vàng đảm bảo cho sự phát hành tiền tệ, nguồn dự trữ và đồng thời cũng đóng vai trò là phương tiện thanh toán ở các quốc gia Đối với các nước, mà ở đó vàng đóng vai trò là phương tiện cất trữ, thanh
toán như Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar… thì Ngân hàng trung ương có vai trò
quản lý, kiểm soát, khống chế lượng vàng vào, ra Còn đối với các nước sử dụng vàng chủ yếu cho mục đích sản xuất nữ trang và khuyến khích tiềm năng xuất khẩu hàng
trang sức như Thái Lan, Indonesia, Philippines… thì Bộ tài chính hoặc Bộ thương
mại quản lý thị trường vàng bằng các chính sách thuế xuất nhập khẩu
Điểm chung nhất về chính sách quản lý vàng của các nước đang phát triển là mức độ quản lý vàng tương ứng với mức độ quản lý ngoại hối vì vài trò tiền tệ của
Trang 33vàng trong lịch sử, và hiện tại vàng là tài sản có, tài sản dự trữ quốc gia và nó không
là tài sản nợ của bất cứ quốc gia nào [12]
Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hoạt động với vai trò cung cấp và giám sát hoạt động của Trung tâm giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE) – sàn giao dịch buôn bán Vàng, Bạch kim và Bạc Ngoài ra, Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) cũng là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp vàng tại đất nước này CGA hoạt động chủ yếu với vai trò làm cầu nối giữa chính phủ Trung Quốc và các nhà sản xuất vàng trong việc bảo vệ quyền lợi kinh doanh của họ
và cung cấp thông tin, các dịch vụ tư vấn, trung gian hoà giải
Ngân hàng Thương mại Và Công nghiệp Trung Hoa (ICBC) và những NHTM khác đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho công cuộc thiết lập một thị trường vàng với đầy đủ chức năng Theo Trung tâm thông tin mạng Trung Hoa (www.china.org.cn), ICBC đã đóng góp rất nhiều vào việc thành lập Trung tâm giao dịch Vàng Thượng Hải đồng thời cung cấp một số dịch vụ bao gồm thanh toán, cất trữ, thương mại, cho thuê vàng, kiểm định dự án vàng, thực hiện các dự án mua vàng, đầu tư vàng, xuất nhập khẩu vàng và giao dịch mua bán vàng cá nhân [17]
2.3 Hệ thống pháp lý và chính sách quản lý
Thị trường vàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và ngược lại nó cũng tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế xã hội Đối với những nước đang phát triển, các phương tiện thanh toán, đầu tư còn nghèo nàn, giá trị đồng bản tệ kém ổn định, tầng lớp nông dân thu nhập thấp chiếm tỷ lệ lớn thì việc dùng vàng làm phương tiện cất giữ giá trị, tự bảo hiểm chống lạm phát còn rất phổ biến Khi đó vàng phát huy vai trò là công cụ phục vụ chính sách ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ Ngược lại khi nền kinh tế đã từng bước ổn định, lạm phát được kiềm chế thì vai trò hàng hoá được nâng cao Chính vì vậy mà mỗi quốc gia xuất phát từ thực tế tình hình phát triển của nền kinh tế, mức độ hoàn thiện của hệ thống tài chính ngân hàng, sự ổn định của đồng nội tệ và thói quen ưa chuộng vàng mà đề ra chính sách quản lý vàng phù hợp với hoàn cảnh của mình
Trang 34Thông thường, Nhà nước quản lý vàng thông qua chính sách thuế, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu… Nhìn chung cơ sở để phân tích và đưa ra các chính sách quản lý vàng đều dựa vào mức độ ảnh hưởng của vàng đến:
Sự ổn định của giá trị đồng bản tệ và tỉ giá hối đoái của đồng bản tệ so với các loại ngoại tệ mạnh khác Nếu nước nào có một nền tài chính ổn định, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, sự biến động của giá vàng sẽ không ảnh hưởng đến giá trị đồng bản tệ thì chính sách quản lý vàng sẽ được tự do hoá, không có cản trở trong các giao dịch vàng
Mức độ phát triển của ngành sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động Nếu ngành sản xuất vàng trang sức phát triển, doanh thu xuất khẩu lớn (như Thái Lan chính sách quản lý), vàng sẽ tạo điều kiện để ngành này phát triển thuận lợi
Sự ổn định kinh tế xã hội Nếu chế độ chính trị không ổn định, nền kinh
tế không được kiểm soát chặt chẽ, đồng nội tệ mất giá thì vai trò của vàng sẽ tăng và chi phối mạnh đến việc ổn định nền kinh tế, ổn định tiền tệ và như vậy, chính sách quản lý vàng sẽ phải quy định chặt chẽ hơn nhằm hỗ trợ chính sách tiền tệ
Như vậy, chính sách quản lý vàng của các nước rất khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ mở cửa, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính và còn phụ thuộc nhiều vào thói quen tập quán tiêu dùng truyền thống của người dân với vàng [12]
2.3.1 Đối với hoạt động cất trữ và kinh doanh vàng
Lịch sử cho thấy ở đa số các nước, Nhà nước luôn tìm cách ngăn chặn người dân mua bán và cất trữ vàng vì các lý do kinh tế, chính trị, đạo đức và tôn giáo, nhằm chuyển vàng vào công quỹ Cho tới nay, mọi biện pháp thả lỏng hay thắt chặt với vàng đều đã được các nước áp dụng, từ những quy định tương đối thoáng, chỉ ở mức
độ kiểm soát việc kinh doanh vàng khi xuất - nhập vào lãnh thổ cho đến biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất trữ vàng dưới bất kì dạng nào khác ngoài nữ trang, đồ mỹ nghệ và Nhà nước nắm giữ độc quyền ngoại thương về vàng
Hậu quả của chính sách kiềm toả đều giống nhau ở khắp mọi nơi: mức cung không đủ cho mức cầu về vàng của tư nhân, mức chênh lệch giữa giá vàng nội địa và
Trang 35giá vàng thế giới đủ sức hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu phát triển Vì thế, hiện nay các nước dù không còn sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng cũng đều đặt vàng trong tầm kiểm soát của Nhà nước với những mức độ quản lý khác nhay phù hợp với điều kiện kinh tế và quan điểm của chính quyền sở tại Nhìn chung, đa số các nước đều chọn giải pháp cho tư nhân tự do cất trữ và kinh doanh vàng, nhưng không được xuất - nhập khẩu vàng, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát hối đoái [9]
Bảng 1.1: Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng
Trang 36Nguồn: Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur
2.3.2 Đối với chế độ thuế khoá với các giao dịch về vàng
Một khi vàng đã trở về vị trí là một loại hàng hoá, việc kinh doanh vàng đều phải chịu thuế như kinh doanh những hàng hoá khác
Chính sách thuế ở một số nước cho thấy mức thuế suất trên các giao dịch về vàng cũng khác biệt nhau Có những nước không dành cho kinh doanh vàng một sự
ưu đãi về thuế như ở Ý: 35%, Tây Ban Nha: 30% Trái lại, Luxembourg không đánh thuế trên các giao dịch về vàng và nhờ đó họ đã được khoản lãi đáng kể trong kinh doanh vàng [9]
Trang 37Pháp 7 Thuỵ Sĩ 0
Nguồn: Kinh doanh vàng: Chính sách và giải pháp
2.3.3 Đối với hoạt động dự trữ vàng và doanh số bán ra của các
NHTW
Vàng là một trong những tài sản thuộc danh mục dữ trữ ngoại hối của các quốc gia Thông thường, các nước thường dự trữ bằng đồng USD, tuy nhiên trong trường hợp USD có xu hướng mất giá, thì các NHTW sẽ có động thái xem xét khả năng nâng
dự trữ vàng bằng cách bán USD để chuyển sang vàng
Theo tính toán của các chuyên gia, trong quỹ dự trữ ngoại hối của NHTW các nước công nghiệp phát triển hiện có khoảng 30.000 tấn vàng đang lưu hành Chỉ riêng 3.443 tấn vàng dự trữ của Đức cũng đã lớn hơn sản lượng vàng hàng năm của toàn thế giới [17]
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu dự trữ ngoại hối của một số quốc gia đứng đầu về lượng
Trang 38trong cơ cấu dự trữ quốc gia Tuy nhiên kể từ quý 2 của năm 2009, một số NHTW đã trở thành những tổ chức có nhu cầu mua vàng lớn, và đương nhiên họ đã chuyển vị thế từ người bán sang người mua Một điều đáng lưu ý nhất ở đây là theo báo cáo của Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc thì lượng vàng dự trữ tại NHTW Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 600 tấn lên 1054 tấn Trong khi đó, các NHTW Châu Âu, hiện vẫn đang nắm giữ một khối lượng lớn dự trữ quốc gia bằng vàng, đang tiếp tục có xu hướng giảm tỷ trọng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia Họ là những người bán vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia lớn nhất theo thoả thuận về vàng lần 2 – Central Bank Gold Agreement 2 – CBGA2 của 15 NHTW lớn nhất trên thế giới, sản lượng vàng tối
đa các NHTW này bán ra trung bình mỗi năm không quá 500 tấn và trong vòng 5 năm
Biểu đồ 1.10: Top 20 quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới (1/2010)
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger
Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy Mỹ luôn là quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới với 8.133 tấn vàng dự trữ, xấp xỉ gần 2,5 lần lượng dự trữ của Đức - quốc gia theo ngay sau Mỹ Đứng thứ 3 là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF với hơn 3.000 tấn, theo sau
đó là một loạt các cường quốc như Pháp, Italy (cùng ở vị tri thứ 4 với trữ lượng gần 2.500 tấn), Trung Quốc, Thuỵ Điển (với xấp xỉ 1.000 tấn) [17]
Trang 39Biểu đồ 1.11: Khối lượng ròng bán ra của các NHTW và định chế tài chính
(2006-2009)
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “The evolutionin central
bank attitudes toward gold”
Trong suốt năm 2009 các NHTW và các định chế tài chính hầu như đã trở thành những người mua, thay vì vai trò trước đây là những người bán vàng ra thị trường Khối lượng vàng bán ra trong năm 2009 là 44 tấn, chỉ là một tỉ lệ nhỏ so với khối lượng bán ra của những năm trước đó [17]
2.4 Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại một số nước
Chính sách quản lý vàng của Trung Quốc
Chinh sách quản lý vàng của Trung Quốc được xếp vào loại chặt chẽ nhất thế giới Ngân hàng Trung ương kiếm soát thị trường vàng từ khâu khai thác đến khâu cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất nữ trang Việc xuất nhập khẩu vàng phải có giấy phép của Ngân hàng Trung ương Giá vàng được ấn định cho các mức từ vàng khai thác đến bán lẻ, việc kinh doanh vàng chỉ được phép đối với doanh nghiệp nhà nước Mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương vẫn tạo điều kiện để ngành sản xuất vàng trang sức phát triển Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh vàng được tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức tái xuất Có chế độ bảo hộ
Trang 40ngành sản xuất nữ trang trong nước, không cho phép các Xí nghiệp liên doanh sản xuất nữ trang bán sản phẩm ở thị trường nội địa, định thuế suất rất cao đối với vàng trang sức nhập khẩu
Chính sách quản lý vàng của Philippin
Vàng khai thác phải bán cho Ngân hàng Trung ương Khi các đơn vị sản xuất
nữ trang có nhu cầu thì Ngân hàng trung ương bán các loại vàng hạt, vàng miếng… Nhưng với điều kiện là đơn vị sản xuất nữ trang đó phải có giấy phép “Người sản xuất nữ trang được uỷ quyền” của Hiệp hội sản xuất nữ trang Philippin và Liên hiệp ngành nữ trang
Chính sách quản lý vàng của Thái Lan
Theo xu hướng mở cửa của thị trường tài chính, lưu thông vàng được từng bước tự do hoá, song việc quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu vàng vẫn phải tuân theo các qui chế ngặt nghèo, hạn chế bằng các mức thuế nhập khẩu và có chính sách khuyến khích các đơn vị sản xuất vàng trang sức xuất khẩu
Chính sách khuyến khích xuất khẩu vàng trang sức của Thái Lan đã thu được thành công lớn Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để có thể vận dụng kinh nghiệm tốt của bạn cũng như những bài học thất bại của Thái Lan để chọn lựa cách tốt nhất, hướng
đi đúng nhất cho Việt Nam, nhằm đưa ngành kim hoàn phát triển vượt bậc, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD vào những năm tới
Thái Lan là một trong những trung tâm sản xuất nữ trang lớn trên thế giới, hàng năm chế tác 70-80 tấn vàng và xuất khẩu vàng trang sức lên tới gần 2 tỷ đô la
Mỹ Ngành nữ trang sử dụng hơn 500.000 lao động, tính riêng Hiệp hội các nhà sản xuất nữ trang và đá, Thái Lan đã có hơn 1000 thành viên
Các nhà máy hiện đại thường tuyển dụng từ 200-300 lao động và sử dụng những trang thiết bị mới nhất Vàng trang sức xuất khẩu thường là nữ trang vàng 10,
14, 18 karat có gắn đá quý Vàng sử dung cho sản xuất được nhập khẩu thông qua các hợp đồng do chính phủ cấp giấy phép [12]