1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế châu giang

83 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Hợp Đồng Vận Tải Quốc Tế Tại Công Ty Vận Tải Quốc Tế Châu Giang
Tác giả Cấn Hữu Hùng
Người hướng dẫn Thầy Giáo Hoàng Xuân Trường
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 111,84 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Khái quát chung về hợp đồng vận tải và hợp đồng vận tải quốc tế (3)
    • I. Những vấn đề chung về hợp đồng vận tải (3)
      • 1. Khái quát chung về vận tải và hợp đồng vận tải (3)
        • 1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải (3)
        • 1.2. Hợp đồng vận tải (5)
          • 1.2.1. Khái niệm về hợp đồng vận tải (5)
      • 2. Giao kết hợp đồng vận tải (6)
        • 2.1 Nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng (6)
        • 2.2. Những nguyên tắc cần quán triệt khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá (11)
          • 2.2.1. Nguyên tác thuê chở, nhận chở (11)
          • 2.2.3. Nguyên tắc xếp dỡ hàng hoá (16)
      • 3. Thực hiện hợp đồng vận tải (16)
        • 3.1. Nguyên tắc chung khi thực hiện hợp đồng (16)
          • 3.1.1. Giao hàng (16)
          • 3.1.2 Thanh toán (18)
          • 3.1.3 Chuyển rủi ro (18)
          • 3.1.4 Chuyển quyền sở hữu (19)
        • 3.2. Các nguyên tắc khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá (19)
      • 4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng vận tải (20)
        • 4.1 Trách nhiệm pháp lý chung khi vi phạm hợp đồng kinh tế (20)
        • 4.2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng vận tải (21)
      • 5. Giải quyết tranh chấp (23)
    • II. Quy chế pháp lý trong hợp đồng vận tải quốc tế (23)
      • 1. Khái quát chung về hợp đồng vận tải quốc tế (26)
      • 2. Các loại hợp đồng vận tải quốc tế (26)
        • 2.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (27)
          • 2.1.1. Khái niệm và luật điều chỉnh (28)
          • 2.1.2. Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (30)
            • 2.1.2.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ - thuê tàu chợ (30)
            • 2.1.2.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến - thuê tàu chuyến (32)
        • 2.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không (33)
          • 2.2.1 Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không (33)
          • 2.2.2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế (34)
        • 2.3. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế (35)
        • 2.4. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt (36)
          • 2.4.1. Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF) (36)
        • 2.5. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế (38)
          • 2.5.1. Khái niệm chung về vận tải đa phương thức (38)
          • 2.5.2. Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức (39)
          • 2.5.3. Hợp đồng vận tải đa phương thức (40)
          • 2.5.4 Việc cấp và hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức (40)
      • 3. Đặc điểm của hợp đồng vận tải quốc tế (41)
      • 4. Nội dung của hợp đồng vận tải quốc tế (42)
        • 4.1 Hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường biển (42)
          • 4.1.1. Vận đơn đường biển (42)
          • 4.1.2. Hóa đơn thương mại (43)
          • 4.1.3. Chứng từ bảo hiểm (44)
          • 4.1.4. Giấy chứng nhận và giấy phép (44)
          • 4.1.5. Hối phiếu (44)
        • 4.2. Nội dung của hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường không (45)
        • 4.3. Hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường bộ (47)
        • 4.4 Hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường sắt (48)
        • 4.5. Nội dung của hợp đồng vận tải đa phương thức (49)
  • Chương II: Thực tiễn áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang (51)
    • I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế Châu Giang (51)
      • 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế Châu Giang (51)
      • 2. Tổng quan về Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang (53)
    • II. Thực tiễn việc áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang (60)
      • 1. Thực hiện các nguyên tắc trong hợp đồng (60)
      • 2. Các đối tượng của hợp đồng (62)
      • 3. Hình thức hợp đồng (63)
    • Phần 3 Một số kiến nghị trong việc áp dụng hợp đồng vận tại quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO (69)
      • I. Một số kiến nghị về phía nhà nước (69)
        • 1. Chi phí làm hàng tại cảng (THC) (69)
      • II. Một số kiến nghị về phía công ty (73)
  • Kết luận (76)

Nội dung

Khái quát chung về hợp đồng vận tải và hợp đồng vận tải quốc tế

Những vấn đề chung về hợp đồng vận tải

1 Khái quát chung về vận tải và hợp đồng vận tải

1.1 Sự ra đời và phát triển của vận tải

1.1.1 Đặc điểm của vận tải

Theo nghĩa rộng vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của vật phẩm và con người Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa hẹp), vận tải chỉ bao gồm chúng di chuyển của vật phẩm và con người khi thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập

Khi nói đến ngành sản xuất vận tải chúng ta có thể thấy nó có một số đặc điểm chủ yếu như sau:

Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian, chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật nào đối tượng lao động, tức là đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và hành khách Con người thông qua công cụ vận tải (tư liệu lao động) tác động vào đối tượng chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí về không gian và thời gian của chúng

Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt gọi là sản phẩm vận tải Sản phẩm là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở Tuy vậy, sản phẩm này cũng có hai thuộc tính của hàng hoá đó là: Giá trị sử dụng và giá trị Bản chất và hiệu quả

4 mong muốn của sản xuất trong ngành vận tải là thay đổi vị trí, chứ không phải làm thay đổi hình dạng, tính chất lý hoá của đối tượng chuyên chở

Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm này không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng Khi quá trình sản xuất trong vận tải kết thúc, thì đồngthời sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay

Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được Để đáp ứng nhu cầu chuyên chợ tăng lên đột biết trong xã hội, ngành vận tải chỉ có thể dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải như dự trũ toa xe, đầu máy, ô tô, tăng tần suất phục vụ….

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận: vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Kết luận này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn.

1.1 2 Sự ra đời và phát triển

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau Nói một cách khách, vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra phạm vi biên giới lãnh thổ của một nước.

Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phát triển của vận tải quốc tế Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hoặc từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới Vận tải quốc tế ngoại thương có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45

Trước đây, vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển V.Lênin nói ‘‘ vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài’’ Khi buôn bán quốc tế mở rộng và phát triển lại tạo ra những yêu cầu để thúc đẩy vận tải quốc tế ngày càng phát triển hoàn thiện.

Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế, trong đó vận tải đường biển đóng vai trò chủ đạo

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng vận tải

- Khái niệm về hợp đồng: hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên bình đẳng với nhau, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ pháp luật nhất định

Hợp đồng vận tải bản chất của nó chính là những điều khoản trong việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Giao nhận hàng hoa xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốc gia và quốc tế.

Hợp đồng vận tải được ký trước lúc nhập hàng về Tuy nhiên có khi hợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với hợp đồng mua bán Nói chung, hai hợp đồng này phải song hành với nhau

Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải và hợp đồng vận tải phản ánh ý chí mua bán các bên

2 Giao kết hợp đồng vận tải.

2.1 Nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng a Khái niệm

- Mua bán hàng hoá trong kinh doanh phải dựa vào nguyên tắc chung.

- Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

- Có thể được áp dụng những thói quen và tập quán trong hoạt động thương mại.

- Khi ký kết hợp đòng, các bên phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

- Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp và dữ liệu điện tử, tức là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử. b Chủ thể giao kết hợp đồng.

* Thương nhân: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

+ Hoạt động thương mại như một nghề nào đó thực hiện thường xuyên. + Có đăng ký kinh doanh:

Quy chế pháp lý trong hợp đồng vận tải quốc tế

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình

2 4 vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau Nói cách khác vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt qua ngoài phạm vi biên giới của một nước Vận tải quốc tế có hai hình thức: vận tải quốc tế trực tiếp là hình thức chuyên chở được tiến hành giữa hai nước có chung biên giới Vận tải quốc tế quá cảnh là hình thức chuyên chở được tiến hành qua lãnh thổ của ít nhất một nước thứ ba, gọi là nước quá cảnh Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động quốc tế và sự phát triển của buôn bán quốc tế Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới Vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển

* Vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày một tăng trong thương mại quốc tế.

Hiện nay, tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quóc tế đạt tới khoảng 7 tỷ tấn/năm, trong đó trên 3/4 được chuyên chở bằng đường biển Khối lượng hàng hoá buôn bán giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố vận tải William nhà nghiên cứu kinh tế người Anh đã mô tả như sau: “ khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tích số của tiềm năng của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách chuyên chở giữa hai quốc gia đó”

* Vận tải quốc tế phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế.

Vận tải quốc tế phát triển và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc mở rộng chủng loại các mặt hàng trong buôn bán quốc tế nói chung và thay đổi cơ cấu từng nhóm mặt hàng nói riêng Khối lượng và cơ cấu hàng hoá chuyên

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45 chở bằng đường biển quốc tế được trình bày trong bảng sau Hệ thống vận tải quốc tế mở rộng, giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ Do đó, vận tải quốc tế góp phần làm thay đổi cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế

Bảng : Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế

56 ,9 Nguồn: Compilled by the UNCTAD Secretariat on basis of annex II and supplied by specialled source

* Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán

Vận tải quốc tế có hai chức năng: phục vụ và kinh doanh Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế bảo đảm phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi nước Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, nhất là sản phẩm vận tải đường biển Xuất nhập khẩu vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trong Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các dịch vụ

2 6 liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân thanh toán xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. Tóm lại, vận tải quốc tế là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế: “ Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải Buôn bán quốc tế có nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu Còn vận tải làm cho hàng hoá đó thay đổi vị trí”

1 Khái quát chung về hợp đồng vận tải quốc tế

Nói đến thương mại quốc tế người ta thường đề cập đến buôn bán hàng hóa và dịch vụ Trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế, việc chuyên chở hàng hóa đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hóa được coi là một giai đoạn để hàng hóa từ người bán đến được với người mua.

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm ở nước khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận.

2 Các loại hợp đồng vận tải quốc tế

Do đặc điểm của hàng hóa quốc tế có thể được chuyển chở bằng nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng, nhìn chung có thể chia thành năm loại hợp đồng chuyên chở tương ứng với năm phương thức vận chuyển:

+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường không.

+ Hợp đồng chuyển chở hàng hóa bằng đường bộ.

+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt.

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45

+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức.

2.1 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

Vận tải biển được coi là một phương thức vận tải chủ yếu và hiện nay chuyên chở hơn 80% khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế Chuyên chở hàng hóa bằng đường biển liên quan đến nhiều bên cũng như nhiều thủ tục chứng từ, do đó các quan hệ về thương mại và pháp lý có phạm vi rộng rãi và quan trọng Sản lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm đạt 6.000tỷ tấn và khối lương luân chuyển đạt khoảng 25.000 tấn /hải lý Năm 2003, khối lượng hàng hoá buôn bán bằng đường biển đạt 5.840 triệu tấn, trong đó có dầu thô chiểm 28%, hàng bách hoá 20%, hàng khô khác 16%, than đá 11%, quặng sắt

9%, sản phẩm dầu mỏ 7%, ngũ cốc 4% gas hoá chất 2% Khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 24.589 tỷ tấn/ hải lý

Bảng: Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường biển trên thế giới

(Đơn vị: tỷ tấn/ hải lý)

Sả n ph ẩm dầ u mỏ

Hàng khô khối lượng lớn

Tổn g cộng toàn thế giới

2.1.1 Khái niệm và luật điều chỉnh

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự cam kết (thỏa thuận ý chí) của người thuê chở và người chuyên chở về việc dùng tàu biển để chuyên chở hàng hóa đến địa điểm được các bên thỏa thuận.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường biển gồm có các điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán hàng hải. Điều ước quốc tế gồm có:

+ Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển (The International Convention for the Unification of certain rules of law relating to bills of lading), Công ước này được Hiệp hội Luật quốc tế đưa ra tại Hague và do đại diện của 26 nước ký tại Brucxen (Bỉ) ngày 25/8/1924, có hiệu lực ngày 2/6/1931 nên thường được gọi là Công ước Brucxen hay Quy tắc Hague.

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45

+ Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển Nghị định thư này được đưa ra thảo luận ban đầu tại Visby và được ký ngày 23/2/1968 tại Brucxen, có hiệu lực ngày 23/6/1977 nên thường được gọi là Nghị định thư 1968 hay qui tắc Visby.

Thực tiễn áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang

Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế Châu Giang

1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế Châu Giang

Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang với tên giao dịch C&G FREIGHT INT’L., JSC, với chức năng chính là giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng nhân viên chuyên nghiệp, Công ty Châu Giang luôn cung cấp tất cả các dich vụ vận tải và xuất nhập khẩu Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang được thành lập vào năm 1996 tại Hà Nội

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là bắt đầu thời kì Việt Nam mở cửa Nền kinh tế mở cửa làm cho nhu cầu trong xã hội tăng lên rất mạnh, do vậy đòi hỏi cần có một doanh nghiệp đứng ra hoạt động trong lĩnh vực vận tải Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang đã được thành lập trong giai đoạn này, ban giám đốc của Công ty đã nắm bắt được điều này và đã phát triển công ty Công ty đã đứng vững trong hơn mười năm nay Và trong công việc, việc làm ngày càng phát triển

* Giới thiệu chung về công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Tên giao dịch: CHAU GIANG FREIGHT INTERNATIONAL AND TRADING JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: C&G.JSC Địa chỉ trụ sở chính: 12 Bích Câu, Phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội

* Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế được thành lập thep giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103001102 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà nội cấp ngày 04/06/2002

-Đại lý vận tải tàu biển và hàng không;

- Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, hàng không trong nước và quốc tế;

- Dịch vụ làm thủ tục hải quan, khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi;

- Vận tải hàng hoá; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

- Uỷ thác mua bán hàng hoá;

- Mua bán hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy, hải sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống, rượu, bia, thuốc lá;

- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng./

Vốn điều lệ của Công ty: 2.000.0000.000 đồng ( hai tỷ đồng Việt Nam)

+ Cổ phần ưu đãi : Không

- Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng VN

* Cơ cấu và phương thức huy động vốn

- Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sang lập Công ty

+ Góp 1.400.000.000 đồng tương ứng 14.000 cổ phần chiếm 70% tổng vốn điều lệ.

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45

+ Góp 300.000.000 đồng tương ứng 3000 cổ phần chiếm 15% tổng vốn điều lệ.

+ Góp 300.000.000 đồng tương ứng 3000 cổ phần chiếm 15% tổng vốn điều lệ.

-Ngay sau khi mua bản thoả thuận góp vốn, toàn bộ số tiền mà các cổ đông sáng lập góp để mua cổ phiếu, tiền góp vốn của các cổ đông sẽ được chuyển vào tài khoản tại một Ngân hàng do đại diện cổ đông sáng lập chỉ định Số tiền bảo đảm chỉ được lấy ra khi Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc theo quyết định khác của các cổ đông sáng lập.

- Cổ đông sáng lập Công ty:

+ Ông : Nguyễn Châu Thành Sinh năm: 1962

Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: P305, C6 Giảng Võ - Phường Giảng

Võ - Quận Ba Đình – Hà Nội

Số SMND: 011492150 Do công an Hà Nội cấp ngày 24/09/1997

+ Ông: Dương Tuấn Cường Sinh năm: 1979

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : 106B Ngõ xã đàn 2 Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa- Hà Nội

Số CMND: 011902150 do công an Hà Nội cấp ngày 08/09/1995

+Bà Nguyễn Hạnh Phúc Sinh năm 1963

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 12 Bích Câu -Phường Quốc Tử Giám- Quận Đống Đa – Hà Nội

2 Tổng quan về Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu

* Chức năng của công ty

- Vận chuyển hàng hoá quốc tế

- Vận chuyển hàng hoá trong nước

Trưởng phòng kinh doanhTrưởng phòng nhân sự Kế toán trưởng

- Thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu.

- Thực hiện chế độ thu chi hoá đơn chứng từ theo chế độ hoạch toán của Nhà Nước

- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp trong sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng đường lối chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường

Hoạt động trong nên kinh tế thị trường xây dựng mô hình quản lý gọn nhẹ phải có hiệu quả với phục vụ tốt cho chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường, cũng như tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của công ty phát huy hết năng lực để giúp cho công ty ngày càng phát triển. Theo đó công ty đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45

*Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

+ Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty thông qua phó giám đốc và các trưởng phòng chức năng đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Phó Giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành công ty Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm cụ thể hơn so với giám đốc là người điều hành trực tiếp tới nhân viên của công ty Và chịu trách nhiệm trước giám đốc

- Các trưởng phòng chức năng: là người trực tiếp điều hành nhân viên của phòng mình và chịu trách nhiệm trước giám đốc

- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cùng với giám đốc về tính minh bạch của toàn bộ sổ sách kế toán của công ty trước pháp luật và công ty.

3 Thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang

Là công ty thương mại và vận tải,nhưng công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải là chủ yếu Vận tải trong những năm qua rất đang phát triển ở Việt nam, nhất là ở các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang có không gian hoạt động khá lớn. Không những phát triển ở trong thị trường trong nước mà còn phát triển lớn mạnh ra thị trường thế giới Công ty đã có rất nhiều đại lý ở rất nhiều quốc gia trên thế giới Các đại lý làm cầu nối giữa hàng hóa trong nước và hàng hoá nước ngoài, giúp hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn Ngành nghề vận tải quốc tế còn khá mới với chúng ta Nhưng trên thế giới thì vận tải quốc tế đã phát triển trên thế giới rất lớn mạnh.

Qua hai bảng số liệu ở dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tê, thể hiện mức độ phát triển của công ty trong những năm qua là khá cao

Báo cáo kết quả kinh doanh:

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.397.53

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 17.909.0

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.201.37

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 50.689.3 20.296.3

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50.689.2

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.334.94

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 41.354.3

12 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2005 Qua bản báo cáo kết quả kinh doanh cho ta thấy, công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang đã có những bước phát triển nhảy vọt Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng gần ba lấn. Doanh thu là hơn 6 tỷ đồng, hơn so với năm trước là hơn 2 tỷ đồng Lợi nhuận của công ty đã tăng lên rất mạnh, lợi nhuận gộp của công ty là 1,2 tỷ đồng hơn gần 2 lần so với năm trước là 500triệu đồng Cùng với đó là sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí này đã tăng 2 lần từ 400 triệu lến đến 1,2 tỷ đồng Cho thấy quy mô của doanh nghiệp đã được mở rộng lên rất nhiều so với năm trước Và công ty đã đạt được lợi nhuận sau thuế là 41 triệu lớn hơn so với năm trước là 14triệu Hoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả.

Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1 Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ

3 Tiền chi trả cho người lao động 870.327.000

4 Tiền chi trả lãi vay 3.450.000

5 Tiền cho nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 10.040.000

7 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 558.849

8 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 111.598.778

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 562.580.047

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 83.666.667

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chỉnh

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 85.000.000

Tiền chi trả nợ gốc vay 49.200.000

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 35.800.000

Lưu chuyển tiền thuần trong năm/kỳ 514.713.380

Tiền và tương đương tiền đầu năm 295.932.768

Tiền và tương đương tiền cuối năm/kỳ 810.646.148

Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta thấy luồng tiền ra vào công ty. Lượng tiền thu được từ hoạt động bán hàng và các doanh thu khác là hơn 6tỷ đồng Lượng tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ là 4,5 tỷ đồng Một lượng ra và lượng vào là khá lớn Chênh lệch giữa hai luồng tiền này là 1,5 tỷ đồng Sau khi trừ đi các luồng tiền khác như tiền chi trả cho người lao động, tiền lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản khác thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là hơn 500 triệu đồng Công ty cũng đầu từ vào việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn Luồng tiền lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính công ty nhận được 35,8 triệu đồng, thông qua các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản chi trả nợ gốc

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45 vay Trong năm nay công ty đã lưu chuyển một lượng tiền là 514 triệu đồng.

Và số tiền và tương đương tiền cuối năm là 810 triệu đồng.

Bảng cân đối kế toán

Tài sản Số cuối năm Số đầu năm

I Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Các khoản tương đương tiền 2.436.359 13.553.832

II Các khoản phải thu 800.328.394 228.455.388

1 Các khoản phải thu khách hàng 768.508.678 223.775.388

2 Các khoản phải thu khác 31.819.716 4.680.000

IV Tài sản ngắn hạn khác 370.394.717 690.904.340

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 370.394.717 676.515.451

2 Các khoản thuế phải thu 14.388.889

1 Tài sản cố định hữu hình 189.069.596 151.917.350

Giá trị hao mòn luỹ kế 131.160.421 84.646.000

II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

763.623.000 763.623.000 Đầu tư dài hạn khác 763.623.000 763.623.000

Nguồn vốn Số cuối năm Số đầu năm

1 Vay và nợ ngắn hạn 295.270.786 100.751.648

2 Phải trả cho người bán 556.402.757 18.644.270

3 Thuế và các khoản phải nộp cho

4 Các khoản phải trả phải nộp khác 46.226.040

B Nguồn vốn chủ sở hữu 2.029.665.069 2.028.310.718

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000.000.000 2.000.000.000

2 Lợi nhuận chưa phân phối 29.665.069 28.310.718

Qua bảng cân đối kế toán năm 2005 của công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang cho ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên hơn 60% một con số rất tốt Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng gần ba lần từ 295 triệu lên 810 triệu, khả năng thanh toán của công ty đã được nâng cao một cách nhanh chóng Các khoản phải thu cũng như vậy đã tăng từ 282 triệu lên đến 808 triệu Khoản đầu từ ngắn hạn công ty đã giảm đi từ 691 triệu xuống còn 370 triệu Các khoản nợ phải trả của công ty đã tăng nhanh chóng từ 112 triệu lên tới 904 triệu, do trong quá trình kinh doanh thì cũng như cho đối tác nợ thì công ty cũng là đối tác của một công ty khác do đó khoản nợ này tăng lên cũng tình huống dễ hiểu.Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn giư nguyên Tổng cộng nguồn vốn của công ty đã tăng lên từ 2141 triệu lên 2934 triêu cho thấy nguồn vốn của công ty đã tăng lên tốt Qua bảng cân đối kế toán của công ty cho ta thấy trong giai đoạn này tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là tốt

Thực tiễn việc áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang

1 Thực hiện các nguyên tắc trong hợp đồng

Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải quốc tế vì vậy khi công ty tham gia thực hiện việc vận chuyển hàng hoá quốc tế thì cần tuân theo các nguyên tắc của hợp đồng vận tải quốc tế Ngoài những nguyên tắc chung ra thì cần

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45 phải có những nguyên tắc riêng biệt tuỳ thuộc vào loại hình vận tải Nguyên tắc chung là dựa theo nguyên tắc chung của hợp đồng kinh tế :

- - Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Trong hoạt động kinh doanh cần phải nắm rõ các nguyên tắc khi tham gia vào hoạt động kinh doanh Công ty Châu giang khi tham gia vào hoạt động vận tải quốc tế cần nắm rõ các nguyên tắc này Vì đối tác của công ty là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế vì thế để có thể tồn tại lâu dài thì cần có sự tin tưởng và hợp tác Để có những điều này cần tuân thủ các nguyên tắc

Sau khi hợp đồng kinh tế về giao nhận vận chuyển hàng hoá được ký kết và có giá trị pháp lý Công ty cùng đối tác phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng theo nguyên tắc nhất định Đó là:

+ Nguyên tắc chấp hành thực hiện: theo nguyên tắc này công ty phải thực hiện đúng điều khoản đối tượng của hợp đồng Công ty không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó Nguyên tắc này đòi hỏi công ty thoả thuận vấn đề gì thì thực hiện đúng vấn đề đó

+ Nguyên tắc chấp hành đúng: đây là nguyên tắc đòi hỏi công ty và đối tác phải thực hiện đúng và đầy đủ tấtcả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá, tức là tất các các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá phải được thực

6 2 hiện đầy đủ Cụ thể là công ty phải thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian, số lượng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đúng phương thức thanh toán và các thoả thuận khác trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá Nguyên tắc này có phạm vị rộng hơn, bao trùm cả việc thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng và nhìn chung Công ty luôn thực hiện nguyên tắc này một cách đầy đủ, đúng đắn và chính xác

+ Nguyên tắc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá, Công ty thường xuyên hợp tác chặt chẽ với đối tác để theo dõi, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết.

Thực tiễn cho thất Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang luôn tuân thủ các nguyên tác thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng theo đúng pháp luật Chính điều này đã giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá của công ty được thuận lợi và làm tăng uy tín của công ty trên thị trường

2 Các đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng là người nếu đó là vận tải hành khách và là hàng hoá nếu đó là vận tải hàng hoá Ở mỗi loại vận tải hành khách hay vận tải hàng hoá thì đối tượng hợp đồng sẽ có những đặc điểm riêng biệt so với đối tượng khác Đối với vận tải hành khách thì đòi hòi yêu cầu cao cho chất lượng của cuộc hành trình trong vận tải Còn đối với vận tải hàng hoá thì cũng có yêu cầu riêng biệt Đối với từng loại hàng hoá được vận chuyển thì có những yêu cầu yêu đối với việc bảo quản và giao nhận hàng.

Trong các hợp đồng của công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang thì đối tượng hợp đồng là các loại hàng hoá có yêu cầu theo hợp

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45 đồng Các loại đối tượng này là mặt hàng mà bên thuê công ty Châu Giang vận chuyển thường là các mặt hàng gia dụng, vật liệu, sản phẩm đồ gỗ, vải, trang thiết bị, gốm sứ Một số đối tác chính của công ty là:

- Về gốm sứ là: + công ty gốm sứ Minh Hải

+ Công ty gốm sư Quang Minh

+ Công ty gốm sư Thủy Toan

- Về lụa: + Cửa hàng Xuân Thịnh Silk

+ Của hàng xuất nhập khẩu dệt lụa tơ tằm Hà Đông

- Một số Công ty khác: + Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị 198 + Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Rạng Đông

Hình thức của hợp đồng vận tải quốc tế thường là thông qua vận đơn và các hình thức khác.

- Đối với vận tải đường biển thì đó là vận đơn, hoá đơn thương mại.

- Đối với vận tải hàng không thì đó là vận đơn hàng không (AWB – airwaybill) AWB là một chứng từ vận chuyển hàng hoá và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện hợp đồng và việc đã tiếp nhập hàng hoá để vận chuyển.

- Đối với vận tải đường sắt đó l và v ận đơn đường sắt Vận đơn đường sắt, Theo Hiệp định SMGS, vận đơn đường sắt bao gồm các chứng từ (5 tờ) có nội dung như nhau.Tờ 1: Bản chính giấy gửi hàng: Bản chính giấy gửi hành đi theo hàng tới ga đến và được giao cho người nhận cùng với hàng hóa;Tờ 2: Giấy theo hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và lưu ở đường sắt nước đến;Tờ 3: Bản giấy sao gửi hàng: Bản này được giao cho người gửi sau khi xếp hàng lên toa xe;Tờ 4: Giấy giao hàng: Giấy này đi theo hàng tới

6 4 ga đến và được lưu ở ga đến;;Tờ 5: Giấy báo tin hàng đến: Giấy này theo hàng đến ga đến và được giao cho người nhận

- Đối với vận chuyển đường bộ và vận tải thỡ đú là giấy gửi hàng (consignment Note)

-Đối với vận tải đa phương thức là chứng từ vận tải đa phương thức. Chứng từ Vận tải đa phương thức là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức. Đối với các hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá do công ty thiết lập là các văn bản được thiết lập theo quy định chung của hợp đồng về hợp đồng dịch vụ

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - hạnh phúc

Một số kiến nghị trong việc áp dụng hợp đồng vận tại quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO

vận tại quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO

I Một số kiến nghị về phía nhà nước

1 Chi phí làm hàng tại cảng (THC)

Theo một số tin Việt Nam có thể thống nhất với các hãng tàu thuộc Hiệp hội Hiệp thương chủ tàu châu á (IADA) về việc sẽ áp dụng chi phí làm hàng tại cảng (THC) theo hướng có lộ trình cụ thể Vì vậy, bản thân công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế cũng cần có kiến nghị về phía Nhà nước để được bảo vệ quyền lợi

*Về khái niệm, chi phí làm hàng tại cảng còn chưa thống nhất

Theo hiệp hội Hiệp thương chủ tàu châu Á (IADA), THC là một bộ phận không thể tách rời của cước vận tải biển bao gồm các khoản chi phí để dịch chuyển đưa container từ kho bãi cảng xếp xuống tàu hoặc ngược lại và việc tách THC là nhằm minh bạch hóa các loại cước trong vận chuyển container quốc tế, không ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp Việt Nam lại cho rằng THC là khoản thu do các hãng tàu áp đặt ngòai cước vận chuyển container quốc tế và việc áp dụng THC tại Việt Nam sẽ khiến họ phải trả thêm một khoản chi phí mới. Tập quán thương mại hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là mua CIF, bán FOB, người mua/bán hàng Việt Nam không có trách nhiệm thuê tàu và chỉ phải chịu trách nhiệm với hàng hóa tại kho bãi cảng đến (đối với người mua CIF) và cảng đi (đối với người bán FOB) Theo tập quán này, người mua CIF ViệtNam đã thanh toán hoàn toàn tiền hàng cho người bán nước ngoài, trong đó

7 0 đã bao gồm các loại cước liên quan đến vận tải và người bán FOB Việt Nam đã thu tiền hàng của người mua nước ngoài, trong đó, không bao gồm các loại cước liên quan đến vận tải Nghĩa là, đối với việc vận chuyển container, người mua CIF/bán FOB Việt Nam không có trách nhiệm phải thanh toán trực tiếp cước vận chuyển cho chủ tàu Như vậy, việc các hãng tàu đòi thu THC đối với mỗi container từ các chủ hàng Việt Nam là hòan tòan không đúng và thực chất là thu thêm của nhà XNK Việt Nam một khỏan chi phí

Cũng đồng tình với quan điểm của các doanh nghiệp Việt nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho rằng, IADA thu THC của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam là để nhằm bù đắp cho khoản chi phí mà hãng tàu phải trả tại cảng biển Việt Nam, và do các yếu tố thiếu minh bạch trong chi phí THC nên thực chất, đây là một việc làm nhằm tăng lợi nhuận vận tải của các hãng tàu. THC không phải là chi phí làm hàng trực tiếp tại các cảng mà chỉ là khỏan thu từ cước vận tải do hiệp hội các hãng tàu ấn định cho các hãng tàu thu của chủ hàng theo phương thức liên kết định giá và áp đặt cho một thị trường cụ thể.

“Việc tách chi phí làm hàng tại cảng (THC) ra khỏi cước vận tải có nghĩa là chọn vận tải containerấtheo điều kiện Free-In-Out (FIO) như hàng bách hóa là không đúng và mâu thuẫn với tập quán vận tải container hóa Bản thân các hàng tàu cũng không lý giải được điều này”.

Như vậy, theo các cách hiểu trên thì với tập quán thương mại hiện nay tại Việt Nam, đối với việc vận chuyển container, nếu bị các hãng tàu thu thêm THC thì các nhà XNK Việt Nam sẽ phải trả 2 lần khỏan chi phí này, tính ra, hằng năm, họ sẽ phải mất đi từ 40 đến 80 triệu USD

Tóm lại, cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước khác, các nhà xuất nhập khẩu và các hãng tàu vẫn chưa có sự đồng thuận về khái niệm THC Hơn nữa, tại Việt Nam, giá dịch vụ cảng biển do các doanh

Cấn hữu Hùng Lớp: Luật kinh doanh 45 nghiệp cung ứng dịch vụ cảng biển quy định nên mức giá tại các cảng có khác nhau, do đó, việc chấp nhận hay không chấp nhận ấn định mức THC bao nhiêu là hợp lý thì chưa đủ cơ sở

*Các doanh nghiệp Việt Nam nên định hướng thế nào về vấn đề THC?

Theo chúng tôi, trong thời điểm hiện nay chưa nên áp dụng THC tại Việt Nam Việc áp dụng THC chỉ nên thực hiện khi việc đó không ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia nói chung và quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và phải hội đủ một số điều kiện sau: (1) phải thay đổi tập quán thương mại từ mua CIF bán FOB sang mua FOB bán CIF; (2) phải ký lại hợp đồng thương mại; (3) phải có sự đồng thuận giữa các bên (người bán, người mua, chủ tàu); (4) bản thân các nhà XNK Việt Nam phải có ý kiến chính thức về vấn đề này vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Trong trường hợp các bên có liên quan (gồm các chủ hàng Việt Nam, những người mua, người bán nước ngoài và các hãng tàu) thống nhất sẽ tách THC tại Việt Nam thì cần phải nghiên cứu đưa ra một lộ trình cụ thể, cân nhắc tách vào thời điểm nào cho phù hợp với điều kiện, tình hình và thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam và phải bảo đảm việc tách THC ra khỏi cước vận tải không làm tăng chi phí đối với các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam

Trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước thay đổi tập quán thương mại quốc tế trước đây chủ yếu là mua CIF, bán FOB. Để tránh phải trả hai lần chi phí trên bờ tại cảng thì các chủ hàng ViệtNam có thể thỏa thuận với người mua/ bán nước ngoài để hoặc là thanh tóan trực tiếp THC cho các nhà cung ứng dịch vụ tại cảng chứ không phải trả thông qua các Hãng tàu hoặc là phải thỏa thuận lại về giá mua và giá bán hàng hóa với đối tác nước ngoài để trừ đi khỏan THC ra khỏi cước vận tải

7 2 container theo điều kiện CY-CY (từ bãi đến bãi) và điều chỉnh giảm giá mua hoặc tăng giá bán hàng hóa.

*Một số đề xuất, kiến nghị

Về thẩm quyền quyết định việc áp dụng THC: THC là vấn đề mới nảy sinh trong giao dịch thương mại và vận chuyển container quốc tế, vì vậy, tùy theo hợp đồng mua bán và điều kiện vận chuyển container, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các chủ hàng, người nhận hàng, trả hàng sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng có áp dụng hay không áp dụng THC theo yêu cầu của các hãng tàu Trong việc này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải chủ động đàm phán với các hãng tàu

Do tập quán thương mại hiện nay tại Việt Nam là mua CIF, bán FOB, nên để tránh tranh chấp, chủ động đối phó với việc này, các doanh nghiệp cần thực hiện ngay việc ghi rõ điều khỏan ràng buộc về trách nhiệm người phải thanh toán THC khi ký hợp đồng mua/ bán hàng hóa, hợp đồng giao nhận, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, trong đó cần ghi rõ người mua, người bán nước ngoài phải trả khỏan tiền THC Đây sẽ là một trong những cơ sở pháp lý để các chủ hàng Việt Nam đấu tranh không phải trả khoản chi phí này cho các hãng tàu khi các vấn đề liên quan đến THC còn chưa được quyết.

Về việc tách THC ra khỏi giá cước vận tải, thời điểm áp dụng THC và mức thu THC tại Việt Nam: Chúng tôi cho rằng đến khi nào chưa thống nhất được cách lý giải về nội dung THC, tách THC ra khỏi giá cướcvận tải hay cộng thêm một khoản gọi là THC vào cước CY- CY hiện nay, thì chưa thể áp dụng THC tại Việt Nam.

Ngày đăng: 19/06/2023, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w