thu nhận protease từ đầu tôm tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...
PHẦN I: TỔNG QUAN I.Giới thiệu về tôm: Tôm sú hay còn gọi là tôm cỏ, tôm nương, tôm sú rằn, thuộc lớp giáp xác, bộ mười chân, họ tôm he, giống tôm he, loài tôm sú, có tên khoa học là Penaeus monodon, tên thương mại là Black Tiger Shrimp. Tôm sú được đánh bắt và nuôi trồng hàng đầu thế giới. Theo thống kê của tổ chức Lương Thực Nông Nghiệp thế giới (Food Agriculture Organization- FAO), sản lượng tôm sú năm 1997 chiếm 52% sản lượng tôm nuôi trồng toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 2% năm. Trong các vùng nuôi tôm chủ yếu trên thế giới, Đông Nam Á là vùng dẫn đầu chiếm 53,7% tổng sản lượng tôm toàn thế giới trong tổng số 54 quốc gia có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển (thống kê của FAO năm 1997). Hiện nay, ở Việt Nam tôm sú là một trong năm loại tôm được nuôi trồng phổ biến và quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Tôm sú (Black Tiger Shrimp) – Penaeus monodon. Tôm thẻ (Banana Shrimp) – Penaeus merguiensis. Tôm chân trắng (White Leg Shrimp) – Penaeus vannamei. Tôm Nhật Bản (Kuruma Shrimp) – Penaeus japonicus. Tôm càng xanh (Giant Fresh Water Prawn). Nuôi tôm đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, trở thành ngành kinh tế quan trọng. Năm 2004, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm 47%. Năm 2004, xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 2,4 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước trong đó tôm đông lạnh chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Hiện nay, tôm sú vẫn là đối tượng chủ lực, thu hút sự chú ý lớn của người dân, chính quyền và cung cấp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ven biển. II.Khái quát protease: II.1:Định nghĩa protease: Protease là những esterase thủy phân protein, chúng xúc tác cho quá trình thủy phân liên kết peptid (-CO-NH-) của phân tử protein và cắt liên kết peptid giữa các L- acid amin thành các acid amin tự do, một ít peptid ngắn, pepton. Và chúng thường tác động lên các ester đơn giản. II.2:Phân loại protease: Dựa vào sự phân bố có thể chia protease làm hai nhóm: -Protease nội bào. -Protease ngoại bào. Dựa vào tính đặc hiệu cơ chất: -Endopeptidase: Enzyme thủy phân peptid ở giữa mạch. -Enxopeptidase: Enzyme phân cắt các liên kết peptid ở đầu mạch. Dựa vào pH hoạt động: -Protease acid tính. -Protease kiềm tính. -Protease trung tính. Dựa vào nguồn thu nhận enzyme: -Protease động vật. -Protease thực vật. -Protease vi sinh vật. Dựa vào các nhóm chức trong trung tâm hoạt động của enzyme: -Serine protease (OH): Trypesine, chymotrypsine, substilopeptidase, milk alkaline protase (MAP), Thrombin… -Thiol protease (SH): Papain, bromeline… -Aspartic protease (COOH): Pepsin, rennin… -Metallo protease: Carboxylpeptidase A, collagenase (cần trung tâm hoạt động là Zn 2+ hoặc Mg 2+ ). III.Protease của tôm: III.1: Khái quát: Sự tiêu hóa và trao đổi chất protein và các hợp chất nitơ khác giữa các loài giáp xác khác nhau rất nhiều. Hầu hết các cơ chế tiêu hóa và hấp thụ khác với động vật có xương sống. Các enzyme tiêu hóa, đặc biệt các enzyme tiêu hóa ở protein ở giáp xác nói chung và ở tôm nói riêng khá giống với enzyme có trong dạ dày của cá. Protease của tôm không có dạng pepsin, chủ yếu ở dạng trypsin hoặc protease serin dạng trypsin và có khả năng hoạt động rất cao. Ngoài ra còn có enzyme chymotrypsin, astacine, collagenase… Protease của tôm cũng như các loài động vật thủy sinh khác là các protease nội bào, nó tập trung nhiều nhất ở cơ quan tiêu hóa, sau đó đến nội tạng và cơ thịt. Đặc biệt ở tôm do đặc điểm hệ tiêu hóa nội tạng nằm ở phần đầu nên hệ enzyme sẽ tập trung nhiều nhất ở phần đầu sau đó đến các cơ quan khác. Có nhiều cách phân loại protase, tùy vào khả năng thủy phân khác nhau mà các protease có đặc tính khác nhau. Nhóm enzyme này có tác dụng thủy phân protein, có tính đặc hiệu rộng rãi, chúng không chỉ thủy phân liên kết peptid mà còn có thể thủy phân các liên kết ester và cũng có thể xúc tác cho chuyển về gốc acid amin. Tuy nhiên mức độ tác dụng khác nhau. III.2: Tính chất: Phần lớn các nhóm enzyme thuộc protease của tôm thường có tính chất chung của một enzyme: -Hòa tan được trong nước, dung dịch nước muối sinh lý đệm phosphate trung tính, đệm Tris-HCl và một số dung môi hữu cơ khác, nên dựa vào những đặc tính này để tách chiết chúng. -Bị kết tủa thuận nghịch bởi một số muối trung hòa (sulfate amonium), ethanol, acetone…để thu nhận chế phẩm enzyme. -Hoạt tính của enzyme có thể tăng hoặc giảm dưới tác dụng của các chất hoạt hóa hay ức chế. -Độ hoạt động của enzyme chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố: Nhiệt độ, pH môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Trân Châu cùng cộng tác viên về protease đầu tôm biển và Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang về protease đầu tôm bạc nghệ cho thấy các enzyme tiêu hóa protein là các enzyme hoạt động mạnh trong môi trường kiềm. Theo Nguyễn Việt Dũng thì protease của tôm sú lại thể hiện hoạt tính cao ở môi trường gần trung tính. Khả năng hoạt động của các enzyme tiêu hóa protein khác nhau tùy theo loài. Chuang (1985) nhận thấy khả năng hoạt động của protease thô được xác định như khả năng hoạt động phân giải casein của tôm càng xanh và tôm đất thấp hơn ở tôm sú, tôm Nhật Bản… IV.Ứng dụng của enzyme protease: Các protease nói chung được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. IV.1:Trong công nghiệp: -Trong sản xuất nước chấm: Nước mắm, tương, chao… -Trong công nghệ thực phẩm: Làm mềm thịt, tăng hương vị thịt sau khi chế biến… -Trong công nghệ thuộc da: Làm mềm lông, sạch lông, bóng da… -Trong công nghệ tơ tằm: Làm bóng và tách rời các sợi tơ. -Xà bông, kem giặt có enzyme sẽ tẩy dễ dàng các vết bẩn. Đặc biệt ứng dụng giặt sạch vết máu, sữa trên vải. -Trong công nghiệp sữa, các protease như renine, pepsine được dùng trong sản xuất formate, sữa đông tụ. IV.2:Trong nông nghiệp: Protease được dùng để sản xuất dịch thủy phân làm giàu đạm bổ sung vào thức ăn của lợn và gia cầm. IV.3:Trong mỹ phẩm: -Người ta trộn một lượng nhỏ protease vào kem xoa, kem cạo râu, dầu gội, dầu bôi tóc, kem mặt,…để làm da mềm mại, tẩy bỏ dễ dàng lớp tế bào già. IV.4:Trong y học: -Protease được dùng để sản xuất môi trường dinh dưỡng nuôi vi sinh vật, sản xuất huyết thanh miễn dịch. -Sử dụng enzyme collagenase trong điều trị cơ gân, mạch máu…bị sơ cứng. -Dùng để phân hủy các cục máu đông trong cơ thể, chữa bệnh nghẽn tĩnh mạch… -Sử dụng các chất hoạt hóa và kìm hãm protease để điều trị các bệnh đặc trưng. -Sản xuất thuốc làm tăng khả năng tiêu hóa protein của những người bị tiêu hóa kém… Dùng cho các bệnh về thận Dùng trong các ngành công nghiệp(acid protease) IV.5:Trong kỹ nghệ phim ảnh: -Protease từ vi khuẩn được dùng để tái sinh các nguyên liệu như phim điện ảnh, phim Rơnghen…Protease phân giải và hòa tan lớp nhũ tương gelatin trên phim và giấy ảnh, do đó có thể làm sạch và sử dụng trở lại các loại phim và giấy ảnh quý. PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT VÀ THU NHẬN PROTEASE: I. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ: Đầu Tôm Sú Ly tâm thu chế phẩm thô Ly tâm thu dịch chiết Nghiền mịn Kết tủa enzyme protease Chiết dịch enzyme thô Chế phẩm enzyme thô Cồn 96 0 (1/6) Aceton 65% (NH 4 ) 2 SO 4 70% Nước(1/4) Muối(1/3) Đệm P(1/7) Tris-HCl(1/7) Tinh sạch bằng sắc ký lọc gel Xác định trọng lượng phân tử bằng điện di SDS- PAGE II.GIẢI THÍCH QUI TRÌNH: II.1:Nghiền mịn: Xay đầu tôm trên cối xay thịt,nghiền nhuyễn bằng cối inox với cát thạch anh đã xử lý và làm sạch II.2:Chiết dịch enzyme thô: Để chiết rút enzyme ta có thể dung các dung môi:nước cất,dung dịch muối sinh lý, đệm phosphate, đệm tris-HCl.Thực nghiệm cho thấy dd Tris-HCl 0,05M pH=7,5 cho kết quả hoạt tính protease tốt nhất với tỉ lệ mẫu\Tris-HCl=1\7(w\v).Khuấy đảo liên tục ở nhiệt độ 0- 4ºC trong 40 phút để chiết rút enzyme,ly tâm lạnh ở 4ºC,tốc độ 6.000 vòng\phút trong 15 phút để loại bỏ phần cặn,thu dịch chiết. II.2.1: Xác định dung môi và chế độ tách chiết thích hợp: Dung môi chiết có ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme,tách protease đầu tôm bằng các dung môi:nước cất,muối sinh lý, đệm phosphates 0.1M pH=7.0, đệm Tris-HCl 0.05M pH=7.5 cùng với các tỉ lệ mẫu \dung môi khác nhau,rồi tiến hành các bước như trên để tìm ra tỷ lệ thích hợp và loại dung môi thích hợp nhất. Sau khi khảo sát khả năng tách chiết của các dung môi ( nước cất, nước muối sinh lý, đệm phosphate, đệm Tris- HCl) ở các tỷ lệ khác nhau, tiến hành so sánh khả năng tách chiết của từng loại dung môi ở tỷ lệ thích hợp để chọn ra dung môi chiết enzyme protease thích hợp. Bảng 1 : Hàm lượng protein và hoạt tính protease từ Dịch chiết của các dung môi của đầu Tôm sú Dung môi chiết Hàm lượng protein(mg/g) Hoạt tính protease(U/g Nước (1/4) 36,77 56,02 Muối (1/3) 19,61 79,10 Đệm P (1/7) 19,61 79,10 Tris- HCl (1/7) 20,04 121,53 Từ bảng số liệu trên ta thấy khả năng chiết của dung môi khác nhau và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt tính protease,hàm lượng protein của dịch chiết. Ở dung môi nước cất cho kết quả hàm lượng protein tốt nhất,còn dung môi Tris-HCl cho kết quả hoạt tính protease tốt nhất,ta sẽ chọn đệm Tris-HCl điều ta cần quan tâm là hoạt tính protease.Thu được kết quả trên có thể là do dung môi đệm Tris-HCl đảm bảo được điều kiện pH của môi trường phù hợp khả năng khuếch tán protein của protease vào dịch chiết,hiệu suất thu hồi proein enzyme mong muốn tốt hơn. Như vậy,chọn dung môi chiết đệm Tris-HCl 0.05M pH=7.5 với tỷ lệ mẫu\dung dịch đệm Tris-HCl =1\7 (w\v) để thu dịch chiết sử dụng trong các bước tiếp theo. II.3: Ly tâm thu dịch chiết: Ly tâm lạnh ở 4 0 C, tốc độ 6000 vòng/phút trong 15 phút để loại bỏ phần cặn, thu dịch chiết. II.4: Kết tủa dịch chiết thu hồi chế phẩm protease thô: Dung môi hữu cơ thường để kết tủa thuận nghịch protease trong dịch chiết mà không làm giảm hoạt tính của chúng là ethanol và acetone.Hóa chất thường dùng để kết tủa thuận nghịch protease trong dịch chiết mà không làm giảm hoạt tính protease của chúng là muối (NH 4 ) 2 SO 4 . Tiến hành tủa dịch chiết bằng các tác nhân trên ở điều kiện 0- 4ºC,thời gian tủa 60 phút,ly tâm lạnh ở 4ºC với tốc độ 6.000 vòng\phút trong 15 phút,thu cặn là chế phẩm enzyme thô.sau đây ta sẽ đi tìm tỷ lệ hay nồng độ của tác nhân tủa và điều kiện tủa thích hợp nhất. Bảng 2: Ảnh hưởng của tác nhân tủa đến hoạt tính protease và hàm lượng protease của Chế phẩm thô. Tác nhân tủa Hàm lượng protein (mg/g) Hoạt tính protease (U/g) Hoạt tính riêng (U/mg) Cồn 1:6 18,40 121,98 6,63 Aceton 65% 17,00 106,00 6,24 (NH 4 ) 2 SO 4 70% 23,00 122,73 5,34 Kết quả khảo sát cho thấy khả năng tủa của các tác nhân ảnh hưởng lớn đến hoạt tính và hàm lượng protein của Chế phẩm thô. Tủa bằng Amoni sunfat 70% cho kết quả hoạt tính protease và hàm lượng protein của Chế phẩm thô tốt hơn tủa bằng Cồn và Aceton nhưng hoạt tính riêng khi tủa bằng Cồn lại cho kết quả tốt hơn Tóm lại, sử dụng cồn làm tác nhân tủa thì giá thành rẻ, quá trình thu Chế phẩm thô đơn giản, nhanh( chỉ cần đưa bột nhão thu được sau khi ly tâm vào tủ chân không), sau khi làm khô hoạt tính enzyme không giảm. Tiến hành thu hồi lượng cồn trong khối dịch sau khi thu kết tủa để sử dụng lại nhiều lần, sẽ giảm đáng kể chi phí sản xuất, vệ sinh và an toàn môi trường cũng hoàn toàn đảm bảo. Với tác nhân sulfat amon, ưu điểm không làm giảm hoạt độ enzyme, không gây mùi khó chịu như cồn và aceton nhưng có nhược điểm: trong Chế phẩm thô có muối sunfat amon, phải tinh sạch loại muối tiếp. Phương pháp tinh sạch loại muối thường dùng là dùng màng thẩm tích hay sắc ký lọc gel. Hai quá trình này rất tốn thời gian. Mặt khác, sulfat amon có tính ăn mòn cao, làm rỉ sắt thép, các thiết bị, vì thế, dụng cụ tiếp xúc với nó phải được làm từ hợp kim đặc biệt. Căn cứ vào hoạt tính riêng, sự phân tích về hiệu quả kinh tế của quá trình tủa, ta nên chọn cồn 96 0 với tỷ lệ 1/6 để làm tác nhân tủa protease trong dịch chiết đầu Tôm để thu chế phẩm Enzyme thô là hợp lý nhất. II.5: Ly tâm thu Chế phẩm thô: Ly tâm lạnh ở 4 0 C, tốc độ 6000 vòng/phút trong 15 phút thu tủa là Chế phẩm enzyme thô Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính Protease của Chế phẩm thô: i. Ảnh hưởng nhiệt độ đến hoạt tính enzyme protease của Chế phẩm thô - Xác định hoạt tính protease trong Chế phẩm thô tủa cồn của dịch chiết mẫu theo phương pháp Amano. Ủ enzyme của Chế phẩm thô với casein 1%, pH 7,0 trong 60 phút và nhiệt độ ủ thay đổi lần lượt: 30 0 C, 37 0 C, 47 0 C, 57 0 C,67 0 C, 77 0 C. Bảng 3: Nhiệt độ 30 37 47 57 67 77 Hoạt tính(U/g) 357,28 497,15 577,01 362,46 126,29 29,13 -Từ bảng kết quả cho thấy: Khi nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ tối ưu la 47 0 C, hoạt tính protease giảm rất nhanh và hầu như mất hoạt tính hoàn toàn ở nhiệt độ lớn hơn 77 0 C. -Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng protease động vật hoạt động tối ưu ở 37 0 C và khoảng nhiệt độ tối ưu từ 35- 45 0 C, thực nghiệm cho thấy enzyme của Tôm có nhiệt độ thích hợp ở 47 0 C.Tuy nhiên, kết quả này lại có sự khác biệt với kết quả của một số tác giả trước đó, so sánh giữa các kết quả ta thấy nhiệt độ của môi trường sống có ảnh hưởng đến nhiệt độ hoạt động của enzyme. Mặt khác, trong Chế phẩm thô này, ngoài protease còn protein và các tạp chất khác, chính các tạp chất này có thể làm ảnh hưởng đến nhiệt độ hoạt động của protease trong Chế phẩm thô. Để làm rõ thì ta cần phải nghiên cứu sâu thêm. ii. Ảnh hưởng pH đến hoạt tính protease của Chế phẩm thô: -Xác định hoạt tính protease trong Chế phẩm thô tủa cồn của dịch chiết mẫu theo phương pháp Amano. Ủ enzyme của Chế phẩm thô với Casein 1% thay đổi theo pH lần lượt: 5, 6, 7, 8, 9 trong 60 phút ở 47 0 C. Bảng 4: pH 5 6 7 8 9 Hoạt tính(U/g) 378,68 430,40 552,49 414,09 349,27 -Qua các thí nghiệm trên cho thấy protease Chế phẩm thô mẫu hoạt động mạnh nhất tương ứng tại pH 7. Kết quả này tương tự như kết quả của các nghiên cứu khác, vì vậy có thể kết luận sơ bộ rằng hệ protease trong đầu Tôm hoạt động tối ưu ở khoảng pH trung tính. iii. Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến hoạt tính protease của Chế phẩm thô từ mẫu: Bảng 5: Nồng độ muối ăn(%) Hoạt tính protease(U/g) 0 449,16 1 457,80 3 552,49 5 442,23 7 423,62 9 394,34 11 373,11 13 324,54 15 298,13 17 235,67 19 213,57 -Kết quả cho thấy nồng độ muối ăn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính protease của Chế phẩm thô. Nồng độ muối ăn 3% cho hoạt tính protease đạt cực đại. Điều này có thể lý giải là do muối ăn phân li thành Na + và Cl - , nồng độ muối thấp, lớp vỏ hydrate của phân tử protein cũng chưa bị biến đổi, chưa gây biến tính protein. Mặt khác, các ion này cũng liên kết với các phần mang điện trong phân tử enzyme, làm tăng điện tích của trung tâm hoạt động này. Kết quả những biến đổi trên làm tăng cường sự tương tác giữa phân tử enzyme và phân tử protein, làm thay đổi chiều hướng và sự phân bố electron trong phân tử protein, điểm tương tác giữa các phân tử protein dễ bị cắt đứt hơn. Ở nồng độ muối ăn tăng lên trên 3% thì hoạt tính protease của Chế phẩm thô giảm rất nhanh, khi nồng độ muối tăng lên trên 5% thì hoạt tính protease giảm chậm lại. Do muối ăn có tính phân li mạnh nên khi nồng độ cao, các ion đã liên kết mạnh với các phân tử nước, tạo áp suất thẩm thấu lớn, kéo các phân tử nước khỏi liên kết với phân tử protein, làm cấu trúc không gian bậc cao của phân tử mất đi, phân tử protein duỗi ra, bị biến tính, kết tủa, làm hoạt tính enzyme giảm và protein của cơ chất cũng bị biến tính, khó bị thuỷ phân. II.6: Tinh sạch protease Chế phẩm thô bằng sắc ký lọc gel: Chế phẩm thô với các tác nhân tủa: cồn 96 0 (1/6), aceton (65%), và muối sulfate amon(70%) tủa dịch chiết từb mẫu đầu Tôm được tinh sâch bằng sắc ký lọc Gel [...]... tủa thu Chế phẩm thô protease từ dịch chiết mẫu đầu Tôm Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế và qui mô sản xuất công nghiệp thì tác nhân tủa cồn vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn II.7:Xác định trọng lượng phân tử bằng điện di SDS- PAGE: Trọng lượng phân tử của protease chiết tách và tinh sạch dao động trong khoảng từ 37.775 Da đến 69.257 Da III.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHẾ PHẨM ENZYME: Xác định hoạt tính protease. .. sạch và hiệu suất tinh sạch của protease sau sắc ký lọc gel Enzyme tinh sạch từ Chế phẩm thô Hoạt tính riêng Độ tinh sạch Hiệu suất(%) CPT tủa cồn 32,43 4,89 56,90 CPT tủa acetone 38,94 6,24 72,75 CPT tủa sunfate amon 46,35 8,68 76,67 (U/mg) Kết quả cho thấy, khi tủa protein bằng tác nhân cồn, acetone hay muối sunfate amon, hoạt tính riêng của protease từ mẫu đầu Tôm sú qua bước tinh sạch đều tăng... vị hoạt tính (ĐVHT) protease được xác định là lượng enzyme để tạo ra lượng amino acid tương đương với 100 µg tyrosine trong 1 ml dịch lọc dưới điều kiện thí nghiệm Ký hiệu:U - Hoạt tính protease (ĐVHT/ml)= (Am –A0)F1/100n - Hoạt tính protease( ĐVHT/g)= (Am –A0)F1/100nV m -Am: độ hấp thu của mẫu -A0: độ hấp thu của ống đối chứng -F: hệ số tương quan giữa hàm lượng tyrosine và độ hấp thu ở bước sóng 660nm... kể Sau quá trình tủa, hoạt tính riêng protease của Chế phẩm thô tăng lên rất nhiều so với Dịch chiết ví quá trình tủa đã loại bớt được một số tạp chất và enzyme không thể hiên hoạt tính protease. Các protein lạ này sẽ bị loại bỏ tiếp tục qua quá trình sắc ký Kết quả tinh sạch bằng sắc ký lọc gel cho thấy enzyme thu được nhờ tác nhân tủa sunfate amon của mẫu đầu Tôm cho hoạt tính riêng, độ tinh sạch... hay còn gọi là phương pháp Anson cải tiến dựa trên cơ sở thu phân casein( hoặc Hemoglobin) bởi enzyme có trong dịch chế phẩm nghiên cứu Định lượng acid amin được tạo thành trong phản ứng thu phân bằng phản ứng màu với thu c thử Folin Dựa vào đồ thị chuẩn của Tyrozin để tính lượng sản phẩm tương ứng do enzyme xúc tác tạo nên -Đơn vị hoạt độ protease là lượng enzyme chuyển hoá được một lượng caseinat... đường chuẩn -n: Hệ số pha loãng của enzyme -1/100:Hệ số chuyển đổi -V: thể tích của dung dịch enzyme -m: khối lượng chế phẩm enzyme thô Tính toán hoạt tính riêng (HTR) của protease: từ kết quả hàm lượng protein (mg/ml) và hoạt tính protease (U/ml), tính hoạt tính riêng của enzyme HTR(U/mg) =Số đơn vị hoạt tính mg protein enzyme . mạch. Dựa vào pH hoạt động: -Protease acid tính. -Protease kiềm tính. -Protease trung tính. Dựa vào nguồn thu nhận enzyme: -Protease động vật. -Protease thực vật. -Protease vi sinh vật. Dựa. quý. PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT VÀ THU NHẬN PROTEASE: I. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ: Đầu Tôm Sú Ly tâm thu chế phẩm thô Ly tâm thu dịch chiết Nghiền mịn Kết tủa enzyme protease Chiết dịch enzyme thô Chế. đối tượng chủ lực, thu hút sự chú ý lớn của người dân, chính quyền và cung cấp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ven biển. II.Khái quát protease: II.1:Định nghĩa protease: Protease là những esterase