1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Khu Vực Đống Đa.docx

61 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Khu Vực Đống Đa
Trường học Trường Đại Học Công Thương
Chuyên ngành Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu
Thể loại chuyên đề
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 87,31 KB

Cấu trúc

  • Chơng I: Một số vấn đề cơ bản về (3)
    • 1.1. tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu (3)
      • 1.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu (3)
      • 1.1.2. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu (7)
      • 1.1.3. Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu (8)
    • 1.2. Chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu (14)
      • 1.2.1. Khái niệm chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu (14)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thơng mại (15)
      • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hởng đến chất lợng tín dụng xuất nhập khÈu (18)
  • chơng II: Thực trạng chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thơng khu vực đống đa (23)
    • 2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng công thơng đống đa (0)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng (0)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (24)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng CÔNG THƯƠNG khu vực ĐốNG ĐA (27)
      • 2.2.1. Đặc điểm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực Đống Đa (27)
      • 2.2.2. Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực Đống Đa (28)
      • 2.3.2. Hạn chế (41)
  • Chơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thơng (43)
    • 3.1. Phơng hớng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thơng Đống Đa (43)
      • 3.1.1. Mục tiêu (43)
      • 3.1.2. Các mặt hoạt động cụ thể (43)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thơng Đống Đa (44)
      • 3.2.1. Đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn vốn cho xuất nhập khẩu (45)
      • 3.2.2. Tăng cờng công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng (46)
      • 3.2.3. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dông xuÊt nhËp khÈu (46)
      • 3.2.4. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn (47)
      • 3.2.6. Đẩy mạnh các nghiệp vụ dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nh: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tÕ (49)
      • 3.2.7. Ban hành qui định cụ thể cho hoạt động tín dụng xuất nhập khÈu (50)
      • 3.2.8. Triển khai Marketing ngân hàng trong hoạt động tín dụng xuÊt nhËp khÈu (51)
      • 3.3.2. Đối với Ngân hàng Công thơng Việt Nam (NHCTVN) (55)
  • Tài liệu tham khảo (59)

Nội dung

Are You suprised ? Lêi nãi ®Çu C«ng cuéc ®æi míi cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam díi sù chØ ®¹o cña §¶ng vµ Nhµ níc nh÷ng n¨m qua ® thu ®îc nh÷ng thµnh tùu ®¸ng kÓ (møc t¨ng trëng GDP b×nh qu©n ®¹t 7 9%, kiÒ[.]

Một số vấn đề cơ bản về

tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu

1.1.1 Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu

1.1.1.1 Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nớc mà còn phải quan hệ với các nớc bên ngoài Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên nh tài nguyên, khí hậu mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định Để đạt đợc hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng đợc nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng ở trong nớc, các quốc gia đều mong muốn có đợc những sản phẩm chất lợng cao với giá rẻ hơn từ các nớc khác đồng thời mở rộng đợc thị trờng tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán trao đổi quốc tế (hay thơng mại quốc tÕ).

Hoạt động thơng mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vợt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nớc với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới.

Thơng mại quốc tế đợc cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập khẩu Do vậy, xác định đợc vai trò quan trọng cũng nh có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thơng mại quốc tÕ Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công đang rất cần đợc đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhng cha đợc khai thác hiệu quả Tất cả những điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đối với nớc ta càng quan trọng hơn.

Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế đợc thể hiện qua một số khía cạnh cơ bản sau:

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nớc tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nớc.

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nớc sẽ khuyến khích các ngành, nghề phát triển bởi họ phần nào có đợc thị trờng tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trờng quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới công nghệ cũng nh nâng cao chất lợng của sản phẩm.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn nhờ nguồn ngoại tệ thu đợc và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.

Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Cụ thể:

- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nớc và thay thế những sản phẩm trong nớc không sản xuất đợc hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nớc và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.

- Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng nh góp phần định hớng sản phẩm, định hớng thị trờng.

Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.

1.1.1.2 Nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu

Do hoạt động thơng mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũng hết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ nh: thơng mại giữa các nớc phát triển, giữa các nớc đang phát triển, giữa các nớc phát triển và đang phát triển ) nên để phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng nh với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt động thơng mại quốc tế giữa các nớc phát triển và đang phát triển.

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nớc phát triển sang các nớc đang phát triển chủ yếu là hàng hoá t liệu sản xuất nh máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ Đây là những hàng hoá mà để hoàn thành hoạt động xuất khẩu cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ phân tích nhu cầu, kí kết hợp đồng, sản xuất cung ứng, lắp ráp chạy thử đến thanh toán tiền hàng Nhu cầu tài trợ thờng để đáp ứng các chi phí cho quảng cáo, thiết kế mẫu mã, sản xuất và cung cấp công trình.

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nớc đang phát triển sang các nớc phát triển chủ yếu là các mặt nh nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơ chế Và nhu cầu tài trợ thờng là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời. Để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hình thành trong cùng một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ.

 Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu

Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thờng kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thờng nhu cầu tài trợ thờng nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau Cụ thể:

+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các bớc sau của cả hoạt động xuất khẩu Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trng bày, giới thiệu Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đồng Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp

+ Giai đoạn đa ra đề nghị chào hàng: Các đề nghị chào hàng trong khuôn khổ đấu thầu quốc tế thờng đợc để kèm theo bản bảo đảm đấu thầu của một ngân hàng có uy tín trong giao dịch quốc tế Do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần đợc sự giúp đỡ của ngân hàng.

+ Giai doạn kí kết hợp đồng: Trong trờng hợp nhà xuất khẩu cha có uy tín cao ở nớc ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc bảo đảm hoàn thành công trình Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn thành công trình không đúng nh thoả thuận

Chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu

Tín dụng xuất nhập khẩu ngoài vai trò là một hình thức tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nó còn là một loại sản phẩm dịch vụ và vì thế để hiểu đợc chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu ta cần phải hiểu đợc khái niệm về chất lợng sản phẩm Chất lợng sản phẩm theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp là: năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của ngời sử dụng.

Từ đó, chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu đợc hiểu là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung Nói cách khác, một khoản tín dụng xuất nhập khẩu có chất lợng phải đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của ba bên Ngân hàng, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và của xã hội. Để đánh giá chất lợng của các khoản tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng một cách hoàn toàn chính xác là một công việc không dễ bởi nó đòi hỏi phải xem xét trên nhiều mặt, thông qua sự tổng hợp kết quả phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau nh đã nói trên Do vậy, vấn đề đặt ra là cần xem xét những chỉ tiêu nào, và xem xét ra sao Dới đây là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thơng mại.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thơng mại

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung chất lợng tín dụng

 Tổng nguồn vốn huy động : Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hút và cung ứng vốn của Ngân hàng cho khách hàng Ngoài ra, nó còn cho thấy uy tín và qui mô của Ngân hàng trên thị trờng Nguồn vốn huy động lớn thờng gắn với những ngân hàng có uy tín cao.

 Tổng d nợ tín dụng : chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay đợc nhiều hay ít Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, cho các tổ chức tín dụng hay khách hàng vay nhiều cho thấy Ngân hàng đã tạo đợc uy tín với các bạn hàng, cung cấp nhiều hình thức dịch vụ đa dạng, phong phú, tham gia nhiều nghiệp vụ thanh toán

 Hiệu suất sử dụng vốn vay =

Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng cũng nh so sánh giữa các ngân hàng với nhau trong việc sử dụng vốn vay Hiệu suất sử dụng vốn vay cao cha hẳn đã tốt bởi nó còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn. Chẳng hạn, trong cơ cấu nguồn vốn tỉ trọng vốn vay thơng mại lớn thì cho vay nhiều cha hẳn là đa đến chất lọng tín dụng cao vì lãi suất với các khoản vốn vay thơng mại thờng lớn trong khi ngân hàng khó có thể cho vay với lãi suất quá cao hơn do phải cạnh tranh lãi suất để thu hút khách hàng.

Doanh sè cho vay trong k×

 Vòng quay vốn tín dụng =

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lí vốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lợng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng và đáp ứng nhu cầu khách hàng Để có thể đánh giá chính xác chất lợng tín dụng, các tiêu chuẩn tính toán cần phải đồng nhất trong việc áp dụng đối với từng loại cho vay cụ thể.

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng d nợ : Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến hạn thanh toán nhng khách hàng cha trả đợc Ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng d nợ càng thấp khả năng gặp rủi ro càng thấp chất lợng tín dụng càng cao Chỉ tiêu này lại chia ra hai chỉ tiêu cụ thể hơn:

Nợ quá hạn từ 6-12 tháng

 Tỉ lệ nợ quá hạn khê đọng =

Tổng d nợ Đây là một trong những chỉ tiêu định lợng quan trọng nhất phản ánh chất lợng tín dụng của khoản tín dụng Nếu tỉ lệ này càng cao mà ngân hàng không có biện pháp xử lí kịp thời thì khả năng tổn thất của ngân hàng càng lớn.

Nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên

 Nợ quá hạn khó đòi =

Nếu tỉ lệ này cao có nghĩa là ngân hàng không những phải chịu rủi ro tín dụng cao, chất lợng tín dụng kém mà còn có nguy cơ mất khả năng thanh toán bởi việc đòi nợ các khoản vay này là rất khó khăn.

1.2.2.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu Đối với tín dụng xuất nhập khẩu để đánh giá chất lợng của nó thông thờng ta cũng xem xét trên các chỉ tiêu nh trên Tuy nhiên, tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản sau:

D nợ tín dụng xuất nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho thấy vị trí của tín dụng xuất nhập khẩu trong hoạt động tín dụng chung của ngân hàng Ngoài ra, nó còn đợc sử dụng để xem xét sự biến động trong cơ cấu tín dụng thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau Tỉ lệ này càng cao cho thấy mức độ phát triển nghiệp vụ này càng lớn, tín dụng xuất nhập khẩu đóng góp càng nhiều cho các doanh nghiệp và đợc khách hàng tín nhiệm.

Nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu

 Chỉ tiêu nợ quá hạn =

Tổng d nợ tín dụng xuất nhập khẩu

Nợ khê đọng tín dụng xuất nhập khẩu

 Nợ quá hạn khê đọng =

Tổng d nợ tín dụng xuất nhập khẩu

Nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu

 Nợ quá hạn khó đòi =

Tổng d nợ tín dụng xuất nhập khẩu

Lợi nhuận từ tín dụng xuất nhập khẩu

Tổng d nợ tín dụng xuất nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng xuất nhập khẩu Nó cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận đợc sinh ra từ một đồng d nợ Chất lợng tín dụng tốt phải gồm cả lợi nhuận mà tín dụng đó mang lại cho ngân hàng.

Với những chỉ tiêu trên đây ta mới chỉ có thể xem xét đợc khoản tín dụng xuất nhập khẩu có chất lợng tốt hay không Nhng vấn đề đặt ra không phải chỉ dừng lại ở đó mà là phải tìm ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế và phát huy những mặt mạnh nhằm nâng cao chất lợng tín dụng cho hoạt động sau này Tức là ta cần phải nắm bắt đợc các nhân tố tác động đến chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu

1.2.3 Các nhân tố ảnh hởng đến chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu

1.2.3.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

Các nhân tố từ phía ngân hàng đợc xem là các nhân tố chủ quan, bởi nó là yếu tố nội tại trong ngân hàng và có tác động một cách trực tiếp đến chất lợng hoạt động ngân hàng nói chung và chất lợng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng Các nhân tố này bao gồm: cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách tín dụng, công tác huy dộng vốn, công tác tổ chức của ngân hàng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, qui trình nghiệp vụ tín dụng, hoạt động, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trang thiết bị và sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan

- Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu : máy móc thiết bị, phân bón, nguyên vật liệu có ảnh hởng lớn đến chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu

- Chính sách tín dụng : Bao gồm các chủ trơng, đờng lối đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng mục tiêu của ngân hàng đồng thời tuân thủ tốt qui định của Chính phủ, NHNN, nó có liên qua đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, thay đổi cơ cấu tín dụng trong từng thời kỳ và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của một ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở mở rộng và nâng cao đợc chất lợng tín dụng Bất cứ một ngân hàng nào muốn có đợc chất lợng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng, phải căn cứ vào đòi hỏi của thị trờng.

Thực trạng chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thơng khu vực đống đa

Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng CÔNG THƯƠNG khu vực ĐốNG ĐA

2.2.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực Đống Đa

Sự chuyển đổi nền kinh tế theo xu hớng mở cửa đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt nam phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực Lĩnh vực công thơng nghiệp mà Ngân hàng Công thơng Đống Đa đang phục vụ cũng nảy sinh những nhu cầu nhập khẩu cấp thiết về vật t, hàng hoá, máy móc, thiết bị và nhu cầu hỗ trợ cho xuất khẩu của các tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn để thu mua, sản xuất , chế biến, kinh doanh hàng hoá trong danh mục đợc phép xuất nhập khẩu theo qui định.Sớm nhận thấy vấn đề đó Ngân hàng Công thơng Đống Đa đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài trợ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Về đặc điểm chung tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh cũng giống các ngân hàng khác Tuy nhiên nó có một số điểm khác biệt đó là:

- Mặc dù đã tiến hành đa dạng hoá khách hàng, song do luôn phải bám sát nhiệm vụ chính là phục vụ lĩnh vực công thơng nghiệp nên khách hàng chủ yếu vẫn là các Doanh nghiệp Nhà nớc.

- Trong tổng doanh số cho vay thì tỉ trọng tín dụng cho nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn Điều này xuất phát từ các lí do nh nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, nhu cầu về máy móc công nghệ lớn mặt khác tại chi nhánh nhận thức về cho vay xuất khẩu còn nhiều hạn chế dẫn đến nắm bắt nhu cầu và triển khai cho vay khó khăn Đây chính là một trong những vấn đề mà chi nhánh cần xem xét giải quyết để có thể đẩy mạnh đợc hoạt động tín dụng xuất khẩu và tạo đợc cơ cấu tín dụng phù hợp cho giai đoạn phát triển sau này.

- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh đợc thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa nhiều phòng ban khác nhau gồm: các phòng tín dụng, phòng nguồn vốn Điều này một mặt tạo điệu kiện cho việc cung cấp tín dụng đợc diễn ra thuận lợi chính xác hơn song mặt khác cũng gây những khó khăn trong việc điều hành quản lí điều hành hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng.

2.2.2 Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực Đống Đa

Do tín dụng xuất nhập khẩu còn nhiều mới mẻ và do một số hạn chế riêng nên tại các ngân hàng thơng mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thơng Đống Đa nói riêng mới chỉ áp dụng một số ít các hình thức cho xuất khẩu cũng nh nhập khẩu Tuy nhiên, về qui trình chung của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ICBV cũng tơng tự các ngân hàng khác và có thể sơ lợc nh sau:

Bớc 1: Tìm kiếm dự án Đây là giai đoạn cần thiết phải có sự phối hợp giữa các phòng ban và các chi nhánh để tiếp cận với các dự án có hiệu quả Thông qua mối quan hệ của các phòng ban nói trên Ngân hàng sẽ nắm đợc tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực và các đơn vị cụ thể cũng nh nhu cầu vốn của họ qua đó tìm kiếm các dự án có hiệu quả và xem xét đáp ứng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

Với tình hình cạnh tranh trong ngành ngân hàng nh hiện nay thì đây có thể coi là hoạt động mang tính sống còn đối với không chỉ Ngân hàng Công thơng Đống §a.

Bớc 2: Tiến hành thẩm định và xét duyệt dự án :

Sau khi tìm đợc dự án, các cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tín dụng trên các mặt: Phân tích đánh giá dự án, phân tích đánh giá doanh nghiệp, dự báo khả năng hoàn trả.

Bớc 3: Hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn

Sau khi đợc chấp nhận cán bộ tín dụng hớng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:

+ Các văn bản pháp lý về quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trởng

+ Hồ sơ kinh tế và quản lí khách hàng gồm : Luận chứng kinh tế kĩ thuật của dự án đã đợc phê duyệt, đơn xin vay vốn, hợp đồng xuất nhập khẩu, tờ trình, hợp đồng tín dụng , bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm liền, số hiệu tài khoản đã mở và các tài liệu liên quan khác nh hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, các hình thức đảm bảo nợ vay

Bớc 4: Thực hiện giải ngân

Sau khi các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ vay vốn và các thủ tục cần thiết thì ngân hàng bắt đầu giải ngân Số lợng mỗi lần giải ngân và thời gian giải ngân nh trong hợp đồng tín dụng.

Bớc 5: Kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay Định kì cán bộ tín dụng xuống chi nhánh và cơ sở để kiểm tra cà xem xét tình hình sử dụng vốn vay xem có thực hiện đúng nh hợp đồng hay không và qua đó tìm ra những thiếu sót để xử lí.

Bớc 6: Thu nợ gốc, lãi vay và xử lí nợ

Ngân hàng thực hiện thu nợ gốc và lãi vay theo thoả thuận trong hợp đồng. Đến ngày trả nợ các doanh nghiệp phải chủ động chi trả nếu không ngân hàng sẽ có quyền trích thu từ tài khoản của doanh nghiệp Nếu hết hạn doanh nghiệp không trả đợc nợ ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi phạt Nếu vì một lí do nào đó đợc ngân hàng chấp nhận doanh nghiệp có thể xin gia hạn nợ theo qui định tín dông.

Bớc 7: Kết thúc hợp đồng

Sau khi doanh nghiệp đã trả hết nợ gốc và lãi ngân hàng sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện tất toán hợp đồng

Trên đây là qui trình chung tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công th- ơng Đống Đa, còn đối với mỗi hình thức tín dụng khác nhau chi nhánh lại có những qui trình cụ thể hơn mà ta sẽ xem xét ở phần sau.

+ Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu cụ thể §èi víi xuÊt khÈu

Chi nhánh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn ngắn hạn để thu mua, sản xuất chế biến kinh doanh hàng hoá trong danh mục đ- ợc phép xuất khẩu theo qui định.

Các doanh nghiệp muốn đợc vay vốn theo hình thức này phải thoả mãn một số ®iÒu:

 Doanh nghiệp đó phải là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc thu mua sản xuất, chế biến để uỷ thác xuất khẩu.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thơng

Phơng hớng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thơng Đống Đa

- Từng bớc đẩy mạnh hoạt động cho vay xuất khẩu, coi đây là hoạt động mũi nhọn trong năm 2002 và những năm tiếp theo, với nguyên tắc hoạt động phải mang tính khoa học, thận trọng, bài bản và có hiệu quả Lựa chọn điểm đột phá là ngành hàng, gắn ngành hàng với các Tổng công ty có tiềm năng xuất khẩu.

- Tích cực tìm hiểu (gắn xuất khẩu với nhập khẩu) có chọn lọc kỹ lỡng các dự án đầu t có hiệu quả của các doanh nghiệp làm ăn có uy tín để cho vay bằng nguồn vốn trong nớc để tiếp tục hạn chế nợ quá hạn, đa nợ quá hạn xuống dới 2% tránh tình trạng không thu hồi đợc nợ theo kế hoạch.

- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng khác phục vụ cho việc tài trợ xuất khẩu trực tiếp nh hàng xuất khẩu để trả nợ của Chính phủ, hàng đổi hàng, nghiệp vụ mua bán nợ.

- Duy trì phát triển tốt mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng nớc ngoài để thu xếp nguồn vốn tài trợ, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng và học hỏi kinh nghiệm về các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

- Đảm bảo đủ nội lực để tạo đà cho bớc nhảy vọt của hoạt động tín dụng xuất khẩu bên cạnh việc duy trì và phát triển hoạt động tài trợ nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng quốc tế.

3.1.2 Các mặt hoạt động cụ thể

 Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu

- Rà soát lại các Bộ, Tổng công ty đã và cha có quan hệ tín dụng với Chi nhánh xem xét mức độ quan hệ tín dụng của từng Tổng công ty hiện nay (với Chi nhánh và các NHTM khác) để phát triển và thiết lập quan hệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng Đặc biệt chú trọng các Tổng công ty có tiềm năng về xuất khẩu.

- Mở rộng tiếp thị, làm việc trực tiếp với các Tổng công ty có tiềm năng về xuất khẩu nh TCT than, TCT chè, TCT cà phê, TCT lơng thực, TCT dệt may, TCT da giầy, TCT cao su, TCT thuỷ tinh gốm sứ, TCT rau quả, TCT lâm nghiệp, TCT chăn nuôi, TCT xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, TCT máy và phụ tùng,

TCT thiết bị ytế, TCT dợc, các TCT của Bộ thuỷ sản) Cố gắng tối đa để phục vụ nhu cầu vay vốn và các dịch vụ ngân hàng của các Tổng công ty này.

Trên cơ sở ban hành Quy chế tạm thời về cho vay tài trợ hàng xuất, trớc mắt tập trung triển khai tại một số chi nhánh, địa bàn trọng điểm kết hợp với Tổng công ty có tiềm năng xuất khẩu, trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo an toàn về vốn, mua lại đợc ngoại tệ, tăng số lợng giao dịch xuất khẩu qua Ngân hàng Công thơng Đống Đa, nhằm nâng cao uy tín Ngân hàng Công thơng Đống Đa trên thị trờng quốc tế. Phấn đấu năm 2002 Tổng doanh số cho vay xuất khẩu của toàn hệ thống tập trung vào 8 nhóm mặt hàng chính là cà phê, gạo, hạt có dầu, hải sản, may mặc, giầy dép, chÌ, cao su…

 Đối với hoạt động tín dụng nhập khẩu:

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này bằng việc tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, dự án đầu t có hiệu quả thông qua các kênh thông tin nh các ngân hàng nớc ngoài có quan hệ, các chi nhánh, các Bộ, các Tổng công ty; gắn tín dụng nhập khÈu víi tÝn dông xuÊt khÈu.

- Nghiên cứu để triển khai thí điểm việc cho vay bằng đồng EURO đối với một vài dự án.

- Đối với số d nợ năm 2001, với phơng châm tích cực phối hợp với các chi nhánh để đảm bảo thu nợ đầy đủ, đúng hạn, giải quyết kịp thời các phát sinh, cố gắng hạn chế tối đa nợ quá hạn Đồng thời thực hiện rút vốn theo đúng tiến độ của dự án và trả nợ đối với các ngân hàng nớc ngòi theo đúng các hợp đồng đã kí.

- Nghiên cứu nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp để có cơ sở làm việc với các ngân hàng nớc ngoài, chủ động tìm kiếm khách hàng trong nớc có hoạt động sản xuất kinh doanh với nớc ngoài để giới thiệu và hợp tác với Ngân hàng liên doanh nhằm mở rộng và nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực Đống Đa.

Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thơng Đống Đa

§èng §a Để tiếp tục phát triển một cách vững chắc và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nớc, Ngân hàng Công thơng Đống Đa còn rất nhiều việc cần phải làm Và một mục tiêu quan trọng mà Ngân hàng Công thơng Đống Đa cần phải đạt đợc là nâng cao hơn nữa chất lợng tín dụng nói chung và chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng của toàn hệ thống Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thơng Đống Đa với những hiểu biết về thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động này nh phân tích ở trên, tôi xin mạnh dạn đa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng trong những năm tới Các giải pháp đó bao gồm:

3.2.1 Đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn vốn cho xuất nhập khẩu

Trong những năm qua mặc dù Ngân hàng Công thơng Đống Đa đã thực hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên, đối với hoạt động xuất nhập khẩu còn có một số hình thức huy động mà Ngân hàng cha thực sự quan tâm khai thác nh:

- Tham gia đồng tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu với các ngân hàng nớc ngoài để khai thác những nguồn vốn với chi phí thấp.

- Sử dụng hình thức tái tài trợ bằng đồng EURO của các nớc theo cơ chế Ngân hàng Công thơng Đống Đa vay ngắn hạn 3 tháng hoặc 6 tháng dới hình thức quay vòng của các Ngân hàng nớc ngoài với lãi suất ngắn hạn sau đó cho vay lại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nớc với lãi suất chênh lệch.

- Sử dụng nguồn vốn ODA tạm thời nhàn rỗi để cho vay ngắn hạn xuất nhập khÈu. Đây là những nguồn vốn nớc ngoài rất có ý nghhĩa đối với hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu bởi nó gắn với hoạt động ngân hàng quốc tế và quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài trợ cho xuất nhập khẩu của Ngân hàng Để khai thác đợc các nguồn vốn này thì Ngân hàng cần phải:

+ Không ngừng nâng cao uy tín trong quan hệ vay trả với nớc ngoài, trả lãi và gốc đúng hạn.

+ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế trên cơ sở phát triển các mối quan hệ cũ và xúc tiến những mối quan hệ mới.

Bên cạnh khai thác các nguồn mới nói trên ngân hàng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các hình thức huy động truyền thống trong và ngoài nớc nh : nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, phát hành kì phiếu và trái phiếu,

Ngân hàng cần bố trí một lợng vốn phù hợp cho hoạt động tín dụng xuất nhập khÈu.

3.2.2.Tăng cờng công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu gắn thuộc nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế nên khá phức tạp và đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn Thực tế ở Ngân hàng Công thơng Đống Đa cho thấy thờng thì một cán bộ phải mất tối thiểu hơn một năm mới có khả năng nắm và triển khai công việc của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu Để các cán bộ có thể vừa nghiên cứu vừa triển khai công việc thì ngoài sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các kiến thức kinh tế liên quan họ còn phải thông thạo ngoại ngữ, vi tính Để nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu, việc tăng cờng đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết Cụ thể là Ngân hàng Công thơng Đống Đa cần tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chơng trình đào tạo về những mặt sau:

- Ngoại ngữ ngoại thơng, các chơng trình sử dụng vi tính liên quan đến công việc.

- Các khoá học về qui chế, yêu cầu và hớng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng quèc tÕ.

- Các khoá học về thẩm định dự án, phân tích tín dụng, ứng dụng Marketing vào hoạt động Ngân hàng.

- Các khoá học về qui chế tổ chức và các vấn đề liên quan đến hoạt động thơng mại, kinh tế quốc tế.

- Các vấn đề có liên quan đến đồng tài trợ, tài trợ cho dự án bằng đồng EURO

- Tham gia trao đổi hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu với các chuyên gia trong lĩnh vực này của các Ngân hàng trong nớc và quốc tế có quan hệ với Ngân hàng Công thơng Đống Đa Nếu có điều kiện thì nên cử một số cán bộ sang đào tạo ở nớc ngoài.

3.2.3 Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dụng xuÊt nhËp khÈu

Trong cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thơng Đống Đa, cho vay đối với các Doanh nghiệp Nhà nớc vẫn chiếm tỉ trọng cao Để nâng cao đ- ợc chất lợng thì Ngân hàng cần thiết phải đa dạng hoá khách hàng bởi vì đây là việc làm có liên quan chặt chẽ đến khả năng phòng chống rủi ro tín dụng Hơn thế, đa dạng hoá khách hàng sẽ đem lại cho Ngân hàng Công thơng Đống Đa một thị trờng rộng hơn trong hoạt động tín dụng và qua đó tăng trởng đợc tín dụng, nâng cao đợc lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các cơ sở thu mua xuất khẩu nhỏ. Đối với Ngân hàng Công thơng Đống Đa việc đa dạng hoá khách hàng theo thành phần kinh tế phải gắn liền với đa dạng khách hàng theo ngành hàng Chẳng hạn với các ngành hàng nh điện tử, xe máy, ôtô Đây là những ngành hàng có nhiều triển vọng mà chi nhánh còn bỏ ngỏ Trong thời gian tới chi nhánh nên tiến hành tham gia vào các ngành hàng này.

Cùng với việc đa dạng hoá khách hàng chi nhánh cũng cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu.

Những năm qua hoạt động tín dụng nhập khẩu của ngân hàng đã phát triển khá mạnh Tuy nhiên, về hình thức còn đơn điệu, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó hoạt động tài trợ xuất khẩu lại cha đợc quan tâm đúng mức dẫn đến doanh số thấp, hình thức cổ điển Vì vậy với phơng hớng lấy tín dụng xuất khẩu làm trọng tâm và kết hợp giữa tín dụng xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm nâng cao chất lợng tín dụng xuất nhập khẩu thì trong giai đoạn tới việc xem xét mở rộng các hình thức tín dụng cho xuất khẩu cũng nh nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết đối với Ngân hàng Công thơng Đống Đa

3.2.4 Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn

Công việc đầu tiên để thực hiện ngăn ngừa rủi ro là Ngân hàng phải củng cố mạng lới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao đợc chất lợng của công tác thẩm định dự án Ngân hàng cần liên hệ thờng xuyên với khách cũng nh các cơ quan quản lí khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty ) để có đợc những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả năng phát triển trong tơng lai của họ lấy đó là một cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dông.

Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lí của ngời vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tơng đơng trên thị trờng và xu hớng biến động của chúng trong tơng lai Ngoài ra, với những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan chủ quản( Tổng công ty, Bộ ) hay sử dụng tài sản cầm cố Tuy nhiên, không quá coi trọng vào tài sản thế chấp.

Tiếp đến Ngân hàng phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu nh hiện nay.

Về quản lí thu nợ và xử lí nợ quá hạn: Ngân hàng và khách hàng phải xác định lịch trả nợ phù hợp với lịch thu đợc lợi nhuận từ hoạt động của khách, tránh gây căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó cần qui định chặt chẽ về việc yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng để thuận lợi thu nợ.

Ngân hàng cần phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ thông qua các dấu hiệu nh: Doanh nghiệp chậm chễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo các kết quả hoạt động kinh doanh; có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra của Ngân hàng

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w